Phung Cung par LMH
Le Bruit Du
Temps
Trong gối vọng
tiếng ru
Lắng tai mới rõ
Tiếng tóc mình chuyển bạc.
Lắng tai mới rõ
Tiếng tóc mình chuyển bạc.
Phùng Cung
En me
privant des mers, de l'élan, de l'envol
Pour donner à mon pied l'appui forcé du sol:
Quel brillant résultat avez-vous obtenu?
Vous ne m'avez pas pris mes lèvres qui remuent!
Pour donner à mon pied l'appui forcé du sol:
Quel brillant résultat avez-vous obtenu?
Vous ne m'avez pas pris mes lèvres qui remuent!
Mandelstam
[Mi lấy của
ta
Biển
Trời
Gió
Cùm chân ta vào đất:
Làm sao mi cấm môi ta run?]
Biển
Trời
Gió
Cùm chân ta vào đất:
Làm sao mi cấm môi ta run?]
Nhà thơ biết
rằng mặc dù sự cô đơn, tủi nhục, tiếng môi run sẽ có một ngày nghe được,
và thơ, như cái chai ném xuống biển, sẽ có ngày vượt biển đợi, tới bờ mong.
Tại Voronej, vùng Crimé, chốn lưu đầy, cảm thấy giờ phút cuối cùng đã điểm,
tiếng môi run chẳng vì thế mà câm nín:
và thơ, như cái chai ném xuống biển, sẽ có ngày vượt biển đợi, tới bờ mong.
Tại Voronej, vùng Crimé, chốn lưu đầy, cảm thấy giờ phút cuối cùng đã điểm,
tiếng môi run chẳng vì thế mà câm nín:
Ta không muốn,
như một cánh bướm trắng kia,
Trả lại mặt đất chút tro than vay mượn.
Ta muốn cái thân xác này
Biến thành ngã tư, ngã năm, ngã bẩy,
Thành phố, thành đường....
Trả lại mặt đất chút tro than vay mượn.
Ta muốn cái thân xác này
Biến thành ngã tư, ngã năm, ngã bẩy,
Thành phố, thành đường....
Hãy học cùng
với Mandelstam, nghệ thuật khó khăn:
Lắng Nghe Tiếng Thời Gian.
[Như học cùng Phùng Cung:
Lắng Nghe Mới Rõ
Tiếng Tóc Mình Chuyển Bạc]
Lắng Nghe Tiếng Thời Gian.
[Như học cùng Phùng Cung:
Lắng Nghe Mới Rõ
Tiếng Tóc Mình Chuyển Bạc]
Nilkiata
Struve
Lời Tựa
"Tiếng Thời Gian"
(tập thơ xuôi của nhà thơ Nga Ossip E. Mandelstam)
(tập thơ xuôi của nhà thơ Nga Ossip E. Mandelstam)
"Pour
moi, pour moi, pour moi dit la révolution"
"Tout seul, tout seul, tout seul répond le monde"
"Tout seul, tout seul, tout seul répond le monde"
On vivait
mieux auparavant,
A vrai dire, on ne peut comparer
Comme le sang bruissait alors
Et comme il bruit maintenant.
A vrai dire, on ne peut comparer
Comme le sang bruissait alors
Et comme il bruit maintenant.
Mandelstam
Phùng Cung - đời
người, đời chữ
Thơ - với ai đấy - trước khi là nghiệp thì đã là nghề.
Dù nhuận bút cho
thơ luôn ít ỏi đến tội nghiệp thì đó vẫn là nhuận bút. Và đôi khi,
nhuận
bút nhỏ nhoi kia vẫn có thể bị coi là nhiều, bởi với người yêu thơ, thơ
không bao giờ được là thế phẩm.
Với Phùng Cung, thơ có lẽ chỉ là nghiệp. Hẳn là thế! Vì
nếu không,
người thơ ấy đã phải răn mình treo bút sau bao nông nỗi mà duyên do là
chữ nghĩa. Mười hai năm ở tù vì vài ba phúng dụ nghệ thuật vượt ra khỏi
khuôn khổ quy phạm của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa - 'Con
ngựa già của chúa
Trịnh'; 'Dạ ký' - ấy là cái giá Phùng Cung đã trả cho những đam mê chữ
nghĩa
của mình, ấy cũng là cái phần đau khổ người thơ đã gánh cùng bạn bè
nghệ
sĩ trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm.
------------
Trong 'Cát bụi chân ai', Tô Hoài đã rất thâm trầm cho
người đọc thấy
những thống khổ mà Phùng Cung đã trải. Chân dung người tù mãn hạn Phùng
Cung
ấy sẽ khiến ta trọng hơn một Phùng Cung khác: làm đinh và làm thơ; làm
đinh
để sống và để vật lộn với chữ nghĩa, khó nhọc và mê mải chẳng khác gì
một
Hàn Dũ, một Giả Đảo thời xưa.
Tài tình ấy của Phùng Cung với thơ đã được thấu hiểu
bằng tài tình của
một người thơ khác - Phùng Quán. Trên một số Diễn Đàn năm ngoái, giới
thiệu
thơ Phùng Cung, Phùng Quán đã cho biết sẽ đi đọc thơ xuyên Việt hòng đủ
tiền
giúp Phùng Cung khai sinh thơ mình. Dưới suối vàng chắc hẳn Phùng Quán
cũng
ngậm cười vì người anh em thơ của mình rốt cục cũng đã ra mắt được tập
thơ
đầu tay. Ở tuổi sáu nhăm. Vâng, đúng, ở tuổi ấy.
Tôi hình dung Xem Đêm của Phùng Cung nằm khiêm nhường
trên giá của một
hiệu sách Hà Nội, lẫn giữa bao nhiêu bìa sách đỏ và xanh khác. Ở cái
thời
loạn sách, một cô sinh viên năm thứ hai cũng có thể được bố mẹ chi tiền
in
một tập thơ, những câu chữ rút ruột mà thành của Phùng Cung sẽ có tác
động
thế nào đến tâm thế con người?
*.
Nếu dừng ở số lượng bài in trong tập Xem Đêm thì ắt phải
giật mình: 200
bài. Hai trăm bài thơ, bài nào cũng buộc ta phải lắng mình lại mà ngẫm
nghĩ. Tự nghĩ, đây không phải là một sự xa xỉ lời ca ngợi. Cũng tự
nghĩ: Dễ mấy người làm được thế trong thơ.
Thơ Phùng Cung là thứ thơ kiệm chữ, phảng phất gợi nhớ
Tanca, Haiku của
Nhật. Thơ ấy buộc mỗi chữ phải ở thế thăng hoa. Xem Đêm đạt tới độ ấy:
tứ không lộ và chữ thì như nhập hồn. Ví dụ mùa nước lụt, với Phùng
Cung, đã
là 'Mùa nước mắt':
Đê tiền triều gãy khúc
Đồng ngập trắng
Con lềnh đềnh cõng - vắng - bơi - suông
Thương em đứng giữa mùa nước mắt.
Ở một bài bất kỳ nào khác, cũng có thể tìm minh chứng
cho điều đã nói,
chẳng hạn 'Gặp em'.
Lâu lắm gặp em
Em chỉ khóc quay đi
Bước - héo
Áo - gầy
Gió - va - nón - cũ
Tôi hiểu em
Tôi chẳng nói được gì.
-----------------
Có thể là do hoàn cảnh sống riêng, Phùng Cung buộc phải
đứng bên lề thế
sự và do thế phải luôn luôn hướng nội, một đặc điểm của Xem Đêm là
không
có bài nào động chạm trực tiếp tới các biến cố lịch sử trong đời sống
dân
tộc suốt mấy chục năm qua. Nhưng trung thành với mình như thế thì đã là
một
bản lĩnh nghệ thuật và bản lĩnh thơ của Phùng Cung ở Xem Đêm là ở chỗ
thơ
ông chứa chở không phải là các biến cố đến rồi đi mà là cái hồn vía của
hiện
thực được soi ngắm qua một đôi mắt thức.
Ấy là những mảng cắt từ một nông thôn Việt Nam khó nghèo:
Như 'Cua đồng'
Phận - lấm
Tối ngày đào khoáy
Lưng nắng - vẽ
Hoa văn tiền sử
Chài chãi đồng chiêm
Mấy kiếp rồi
Hay Vạc
Nắng - đạp cánh đồng
xơ xác
Bước liêu xiêu
Cái vạc ăn ngày.
--------------
Phùng Cung, ở mặt này của hiện thực, đã đạt tới độ sâu
sắc chưa từng
thấy trong thơ ca Việt Nam mấy chục năm đổ lại đây. Thơ ông nói rất
giỏi, rất
giản dị về cái nghèo, cái lam lũ, cái thanh sạch và cam chịu cho đến
giờ
vẫn thống trị nông thôn Việt Nam. Thật khó tìm trong diện mạo thơ hôm
nay
những nét thơ này nếu không phải là chỉ có ở một thơ Phùng Cung. Thơ
ông
có cái kiệm lời của người từng trải:
Bếp
Gió mưa sùi sụt
Lửa mất
Bếp còn
Âu rỗng chuột rình khua khoắng
Ba vua bếp già lo lắng lườm nhau.
Nắng hoa ngâu
Bước em xéo bóng
Đi về hai buổi
Càm cắp queo hông
Nắm rau nón củi
Se sém nỗi ong vàng
Điếng nắng - hoa - ngâu.
----------------
Nếu nói về tài quan sát của Phùng Cung ở đây thì thật
chưa đủ. Có bao
nhiêu hòa nhập, yêu thương, gắn bó trong những câu chữ đó.
Và những yêu thương ấy lại tụ về chất chứa ở một người
thôi - Phùng
Cung. Trọn tập Xem Đêm, không có bài nào nói tới những oan khiên trong
đời nhà
thơ, nhưng lại có rất nhiều bài nói tới những mất mát, thiếu hụt, những
sự
dữ của đời người, ví như một 'Ao hoang', 'Gãi đất', 'Quyên giáo', 'Đậu
mùa'... Xuất hiện với tần suất gần như thế là những bài dường như chỉ
vờn họa lại cái thuần khiết của sáng, chiều, trưa, của nắng mưa...
Nhưng có bao giờ
thơ tả cảnh lại chỉ là tả cảnh thôi đâu, với những tài thơ thực sự? Ví
như
chỉ ở một bài bất kỳ này của Xem Đêm:
Vắng
Dưa héo sào phơi
Em đi đâu
Chĩnh nước gốc cau
Ôm khoanh - trời cũ
Lá bưởi đầu hồi
Loáng thoáng phân chim.
--------------
Có chăng mối liên hệ hữu cơ giữa hiện thực và kẻ nghiền
ngẫm nó ở hiện
tượng làm nên một đặc điểm thi pháp này của Phùng Cung?
*.
Để mới hóa thơ, nhà thơ có thể đưa ra một tuyên ngôn thơ
mang tính bùng
nổ. Và biến tuyên ngôn thành hiện thực bằng những thi phẩm tân kỳ mà
buổi đầu xuất hiện có thể làm người đọc sững sờ, phẫn nộ. Cũng có thể,
người
thơ sẽ lặng lẽ tiến chiếm những tiêu chí trên con đường hiện đại hoá
thơ
ca chỉ bằng những vần thơ nặng những tự tình. Người yêu thơ cuối thế kỷ
này đang được chứng kiến lại một hiện tượng đã xảy ra từ đầu thế kỷ:
thơ
đang quẫy cựa, đang đòi tung phá, đang được mới hóa. Góp phần vào tiến
trình đó của thơ ca là những Lê Đạt với Bóng Chữ; Đặng Đình Hưng với
Bến
Lạ và Ô Mai; là những Đỗ Kh; Hoàng Hưng; Dương Tường; Khế Iêm... Rất
nhiều
tên tuổi nữa. Dường như Phùng Cung không đi chung một con đường với các
nhà
thơ vừa nói, nhưng vẫn là một mục đích ấy. Không thể coi là ngẫu nhiên
hiện
tượng Phùng Cung ưa một lối viết ngắn, súc tích hơn cả thơ Đường, cũng
như
liên tục tạo từ mới hoặc tạo hàm nghĩa mới cho từ... Có không ít bài ở
Xem
Đêm chỉ gồm có một câu.
Nghĩa Trang
Lặng nhịp sương rơi
Chiều - gạo - đổ
Dế gào chân mộ
Trăng lên...
Cây Khế
Này em
Cây khế gãy rồi
Nỗi chua vẫn hỏi thăm
Người trồng cây.
----------------
(Nghiến đứt hình thức thông thường của thơ sáu tám là
hiện tượng thường
thấy ở thơ ca hiện nay song chưa thấy ai ngắt nhịp 5/3 như ở câu tám
bài
trên (? Rất lạ!)
*.
Khó có thể phủ nhận rằng trong văn xuôi đương đại, Tô
Hoài là người đi
dai nhất, xa nhất trong việc khai thác khả năng biểu cảm của tiếng
Việt,
cũng như làm phong phú nó. Dù có là họa sỹ cũng không dễ gì diễn tả cho
hết
các sắc độ của màu vàng qua sự mô tả của Tô Hoài. Phùng Cung chính là
một
người như thế của thơ ca Việt Nam đương đại. Nắng của Phùng Cung là
nắng
- Âu Cơ, nắng - ngả - tương, nắng - non, nắng - phơi - rơm, nắng - đồng
-
trinh, nắng - hàn - vi, nắng - hoa - ngâu, nắng - thừa, nắng - cũ... Và
gió
nữa: gió cỡn, gió quần, gió trong cả hình ảnh váy lộng buồm... Nắng gió
đấy
là nắng gió của thị giác mà trước hết là nắng gió của tiềm thức. Và
những
hình ảnh như thế xô dạt trong suốt Xem Đêm như là sáng tạo riêng của họ
Phùng
thi sĩ.
________
Phùng Cung mang lại cho thơ sự vi diệu khi làm sống dậy
những hình ảnh
của khứu giác. Chưa hề thấy ở đâu sự xuất hiện thường xuyên đến thế của
kiểu
hình ảnh này như ở Xem Đêm: Gió quần lùm ngải cứu - Mùi ngộ cảm đầy
vườn;
mùi cháo - canh; mùi tép rang hàng xóm thơm - nghiêng, trứng nhà ai rán
-
thơm - mùi - thiếu mỡ; Ai đốt rác lá tre bên ngõ - Lối đi đầy mùi -
khói
- cuối - năm, mùi - dòng - giống... Sự cụ thể hóa cái tưởng chừng khó
cụ
thể ấy đã là một nét đặc sắc của không gian nghệ thuật thơ Phùng Cung.
--------------
Phùng Cung tỉ mỉ nhạy cảm trong quan sát, cẩn trọng
trong cấu tạo hình
ảnh. Đó tuyệt nhiên không phải là cái tỉ mỉ của lối tư duy liệt kê. Sau
câu
chữ như họa như khắc kia là những miền tâm cảm của một người ít ngủ.
Hình
ảnh này của chủ thể trữ tình thường hay thấy ở thơ những bậc ưu thời
mẫn
thế thuả xưa. Phùng Cung Xem Đêm, những đêm của họ Phùng là những 'đêm
-
nghiêng - gió - chập - chờn - mưa - gõ - lá; ngọn đèn con đòi - lay -
gió
- cả ao sâu cá quẫy nhắn mưa rào; là 'Đêm xá tội', là những 'Đêm chợt
nghe'
Trong gối vọng tiếng ru
Lắng tai mới rõ
Tiếng tóc mình chuyển bạc.
------------
Phải
đọc những 'Nghe đêm', 'Xem đêm' ấy mới có được hình dung không sai về
gương mặt thơ Phùng Cung. Phùng Cung dồn chứa trong thơ cái tinh tế
trước đời
sống vi mô và cả vĩ mô. Đọc Xem Đêm, thấy mừng vì mình còn biết nhân
hậu,
và đôi lúc thấy rùng mình chắc sẽ là cảm giác của không phải một người,
khi đọc (chẳng hạn) bài này:
Tội nghiệp
Tội nghiệp nhà thơ
Hợm mình
Lầm lạc
Bởi không biết sống
Nên không biết chết
Nửa thế kỷ
Bị lưu đày
Trong cõi tung hô.
---------------
Thơ Phùng Cung là thế, thâm trầm, thấm thía, tan trong
tình và thăng
hoa từ tình.
*.
Rồi có thể sẽ tới một ngày, thơ ca Việt Nam sẽ chuyển
hẳn sang cái mà
hôm nay ta gọi là thơ hiện đại hay hậu hiện đại hay (sẽ gọi là) hậu
bình
phương lập phương hiện đại và đi xa hơn thế. Thơ sẽ có thể chỉ gồm
những
nguyên âm hoặc phụ âm; sẽ xuống dòng nhiều như nhảy cầu thang hoặc sẽ
không
xuống dòng như trôi miên man trên biển, sẽ được cắt dán bằng các vật
liệu
tưởng chừng phi thơ hoặc sẽ được bẻ gãy như những đoạn chiến hào còn
sót
lại ở một góc rừng hoang sau nhiều năm im tiếng súng; Thơ có thể khai
tử
toàn bộ chấm và phẩy và toàn bộ các ký hiệu dấu /; ( ) hoặc đơn giản
chỉ
là một hay nhiều trang giấy trắng hoang tưởng giữa một tập sách... Và
người
yêu thơ sẽ giải mã được toàn bộ các ký hiệu âm thanh ấy. Hoặc không
giải
mã được thì cũng sẽ chấp nhận...
------------
Tôi nhớ tới sự toàn thắng của Thơ Mới năm mươi năm hơn
về trước. Trước
khi tuyên xưng Thơ Mới, Hoài Thanh, Hoài Chân đã 'Cung chiêu anh hồn
Tản
Đà' như là người bắc cầu cho hai thế kỷ thơ. Người ta không thể gọi
Phùng
Cung là một nhà thơ hiện đại hiểu theo nghĩa trên, mà chắc gì nhà thơ
muốn
vậy, nhưng với một phong cách đoạn tuyệt với nền thơ đương thời mà vẫn
chất
chứa cái hồn cốt của thơ Việt Nam muôn thuở, chắc chắn thơ Phùng Cung
sẽ
làm thiên hạ tốn không ít giấy mực và thời gian. Như Tản Đà đã từng.
----------------------
Thơ đang rất cần những kẻ âm thầm sống cho thơ như thế,
và tài như thế.
Tiếc thay, không nhiều!
1996
Lê
Minh Hà
Comments
Post a Comment