NLV
Về thôi, Nguyễn Lương Vỵ
NGÔ KHẮC TÀI
Về thôi, Nguyễn Lương Vỵ.
Ngô Khắc Tài
Mặc dù thơ cần có nhiều giọng điệu,
tuy nhiên rượu ngon dù
bất cứ chiếc bình nào vẫn ngon, vẫn nồng thơm. Bình cũ mà rượu mới ấy
là trường
hợp thơ của Nguyễn Lương Vỵ. Bạn đọc khó tính không thể quên Nguyễn
Lương Vỵ
qua ba tập thơ Âm vang và màu sắc, Phương
ý, Ca xang trắng đỏ thuần nhất
hơi cổ phong, ý lại lạ mới. Đặc biệt qua thơ, bạn đọc được thông tin có
một tâm
hồn hào sảng sống và viết như vậy nên thầm xếp Nguyễn Lương Vỵ vào số
ít người
làm thơ hiện đại. Tôi bắt đầu chú ý tới
anh từ khi được đọc bài Âm nhạc
in trong Tập san Văn chương.
Miền Nam
kể cũng rất lạ, nhất là đất Sài Gòn, từng thế giới song song phản chiếu
nhau mà lại hoà hợp, tương thuận. Vào
năm 1974 chiến sự leo thang, đầu óc mọi người căng thẳng, chưa ai đoán
biết
được điều gì. Về mặt văn hoá xã hội, đồng tiền lớn mà giá trị lại nhỏ,
quan
quyền thi nhau vơ vét. Báo chí đưa tin, muốn được trực thăng đến chiến
trường
cứu thương cũng phải chung tiền. Vũ trường mở ra khắp nơi, ở miền Tây
tỉnh lẻ
cũng có vũ trường. Không hiểu sao các quán nước lúc ấy tràn ngập nhạc
Tàu, nhạc
Ấn Độ (bây giờ là Rap và nhạc Thái). Với bầu không khí xô bồ như vậy,
tạp chí
Bách Khoa đứng đắn cũng có bài hướng về thời sự. Ngược lại có nhóm bạn
trẻ lại
họp nhau ra Tập san Văn chương, như là họ đang sống trên mây. Mấy tay
nầy ở đâu
ra, mãi sau này hỏi mới biết số anh em chủ trương có người là thầy Sáu
xuất
thân từ chủng viện, người ở trong chùa ra. Tập San Văn Chương tuy không
tuyên
bố nhưng qua những bài tiểu luận cho thấy các tác giả như muốn tiếp tục
hành
trình của nhóm Xuân Thu Nhã Tập trước đây với tham vọng đổi mới văn
chương và
làm sống lại hồn phương Đông. Thơ khởi thuỷ là lời, kế đó là âm, hoà âm
với
toàn thể. Thơ không vẽ mà thơ là tư tưởng, là cảnh tượng, thiên nhiên
như vật
tự chiếu sáng. Phải nhận các bạn trẻ có trình độ, những điều Tập San
Văn Chương
đưa ra cho thấy các bạn là những người khuynh hướng duy mỹ. Quả nhiên
Tập San Văn
Chương như là một cuộc chơi ra được bốn số. Tuy sống ngắn ngủi nhưng
Tập San
cũng đã gây được một ấn tượng, vẫn có người nhắc nhở và đọc lại. Trong
số có
bài Âm nhạc của Nguyễn Lương Vỵ.
Nhưng ngay từ đoạn mở đầu bạn đọc ngạc nhiên khi đọc Âm
nhập cốt. Âm binh phiêu hốt tiếng tru – Ta tru một tiếng cho mù mắt.
À ơi rượu đỏ hoàng hôn tắt - Ta dắt hồn
ta luý tuý chơi.
Không hiểu tác giả muốn nói gì, nghe ai chơi đàn
cung thương
trầm xuống âm vực rào mà âm nhạc lại hoá ra âm binh, sao không là âm
dương. Cảm
xúc của Nguyễn Lương Vỵ ở đây thật là kỳ dị bất thường. Nhưng dần dần
tôi nhận
thấy rõ đúng là âm nhạc, bản giao hưởng thường có những chỗ rắc rối bí
hiểm để rồi thoát ra ngoài không gian
dìu dặt. Bài thơ cũng vậy, từ chỗ hiểm nước suối ở khe chảy ra bên
ngoài róc
rách, toàn thể bỗng hiện lên.
Vạn kỷ cung thương
còn réo rắt
Còn ta ru mãi quãng đời xanh
À ơi ai hát ngoài phương Bắc
Chờ nhau tinh đẩu sáng lung linh
Núi đá ngân nga chìm giếng lạnh
Sói đầu mây bạc áng thiên tinh
Ô hô quan tái đà xao xuyến
Giọt máu năm xưa bổng hiện hình
Hình ảnh một người
chờ một người ra đi vì đại cuộc, hướng về
ánh sao Bắc Đẩu: Người còn sống hay đã chết chưa biết nhưng giọt máu
người để
lại đã tượng hình, tiếp theo bước chân của người. Tác giả thổi một mạch
cổ
phong, chữ nghĩa cho dù có tượng trưng, qua bề mặt, bề sâu của ngôn từ,
tác giả
coi như đã để lộ tâm tư của mình. Lúc đó viết như vậy có thể gọi đó là
người có
gan. Tôi không biết gì về Nguyễn Lương
Vỵ, qua bài cái tên của tác giả lập tức được tôi ghi vào bộ nhớ. Và
trực giác
mách bảo cho tôi biết Nguyễn Lương Vỵ đích thực là một thi sĩ nhưng vận
mệnh đã
vận vô câu chữ. Tôi vẫn chưa biết mình nhận xét đúng hay sai, từ đó bắt
đầu dõi
theo thơ của anh đăng trên các báo Thanh niên, Tuổi trẻ, Văn nghệ TP.
HCM. Giữa
bao nhiêu tên tuổi ồn ào Nguyễn Lương Vỵ như có một cõi riêng, hơi thở
cổ phong
mà ý lại mới. Tình cờ gặp thêm bài thơ của Vỵ gởi cho đứa em thật cảm
động “E điên ư? Sao người điên còn giọt lệ. Hay
tiếng khóc kia là của đất trời”. Tôi vốn không giao du, xưa nay chỉ
quen
hình dung mọi người qua tác phẩm, dù chữ nghĩa khéo hay là vụng về nhất
định
vẫn để lộ ra cho biết người đã sống và
viết. Nhưng lần này tôi không dằn được tò mò tìm cách hỏi thăm về
Nguyễn Lương
Vỵ. Lúc này mới biết anh là dân Quảng Nam. Cha của anh Huyện Ủy Viên đã
hy sinh.
Có hai anh em mà em lại mắc bệnh điên, sống rất khổ rơi xuống sát đáy
xã hội.
Sau đó Nguyễn Lương Vỵ là Trưởng phòng văn hóa Thông Tin quận Phú
Nhuận, cuộc
sống có khá nhưng nội tâm vẫn khổ. Và câu thơ “Ta tru một
tiếng cho mù mắt” như ứng hiện vào con của Nguyễn Lương
Vỵ, đứa nhỏ bị bệnh đau mắt. Anh trời
mới thật là lạ, muốn được đời nhờ đến thơ nên dồn hết vận xấu vào cho
anh. Năm
95 tôi có dịp lên thành phố Hồ Chí Minh ghé thăm nhà thơ Trần Hữu Dũng.
Hai đứa
ngồi trong quán cóc phường Hưng Phú. Bạn nói để gọi Lương Vỵ tới chơi
cho biết
mặt để thôi văn kỳ thinh lại không gặp nhau. Tôi can vì lúc đó đã 7 giờ
tối,
nghe nói Lương Vỵ cũng ở cách đây khá xa. Trần Hữu Dũng cam đoan nếu Vỵ
không
bận thế nào cũng tới. Quả nhiên gần tám giờ Nguyễn Lương Vỵ chạy chiếc
xe cũ kỹ
đến, cùng đi có nhà thơ Ngô Nguyên Nghiễm. Mới lần đầu gặp nhau anh em
như quen
nhau từ lâu lắm.
Đến đây như tôi đã nói Sài Gòn từng
thế giới song song phản
chiếu mà lại hoà hợp tương thuận nhau. Có những nhà hàng khách sạn 5
sao, những
phòng khách văn nghệ, lại có những nhóm cùng một lứa bên trời lận đận.
Đêm ấy
bên quán cóc anh em tứ xứ gặp nhau. Vỵ dân xứ Quảng, Dũng người miền
Tây gốc kỹ
sư, mê làm văn nghệ mà nghèo. Nghiễm làm thơ chuyển qua hành nghề Đông
Y sĩ,
phòng mạch vắng khách. Nhưng chẳng ai tỏ ra mình lận đận vẫn giữ cốt
cách phong
độ vô tư nuôi dưỡng hồn thơ. Đêm ấy tôi được biết thêm, vợ con của
Nguyễn Lương
Vỵ được người bạn thân còn giúp đỡ đưa sang Pháp chữa trị, hiện anh
đang
sống
một mình với đứa em bệnh hoạn.
Nguyễn Lương Vỵ, tôi
chỉ mới làm quen chưa đủ tình thân để
viết về anh. Có lẽ anh bực bội vì cuộc đời sao có lắm kẻ tò mò. Nhưng
anh chắc
cũng hiểu cuộc sống của nhà thơ nó hoàn toàn khác với người. Nhà thơ
rút ruột
viết ra những câu thơ để cho đời, nếu quên thì thôi, đời đã nhớ thì dù
anh có
đi đâu, về đâu không người này cũng người kia dõi theo bước chân. Có
thể anh
cho đó không được tự do nhưng đó lại là
vinh hạnh. Cũng nhờ bạn bè thông tin nên tôi mới biết anh được vợ bảo
lãnh sang
Pháp, sau đó hai người lục đục nhau anh lại bỏ qua Mỹ. Mới đây một nhà
văn từ
Mỹ về nói đã gặp anh trong tình cảnh
ngồi dựa lưng vào tường, nón che mặt ngủ ngon lành giữa phố đông người
qua. Hỏi
ra mới biết Lương Vỵ giờ rất nghèo, hàng ngày đẩy xe vẽ thư pháp theo
đường rao
bán. Nghe kế tự nhiên tôi nghe có điều gì đó ngậm ngùi, chợt nhớ hình
ảnh ông
đồ trong thơ Vũ Đình Liên, nay hình ảnh đó thật tréo ngoe khi qua đất
Mỹ nền
văn hoá hoàn toàn khác biệt. Vỵ ơi cuộc đời là hư vô, vận số mình là
vậy, cuối
cùng rồi nỗi khổ cũng qua, bôn ba chi nữa. Hiện nay người Việt có mặt
khắp nơi
trên thế giới, nghe nói tận sa mạc Sahara cũng có người Việt. Đi xa tha
phương
cầu thực rồi người cũng quay về, đàng này với trường hợp của Vỵ cũng
nên tìm
đường về, mất một nhà thơ thì sẽ không có người thứ hai, về đi thôi Vỵ
ơi.
NGÔ KHẮC TÀI
Ngày đăng: 21.11.2006 [ĐBSCL]
Note: Bài này đăng trên Văn Nghệ ĐBSCL.
Một độc giả Tin Văn gửi, kèm lời nhắn, nhờ kiểm tra, nếu đúng, thì làm một cái gì đó, cho NLV.
Đa tạ.
Sẽ đi một đường lèm bèm sau.
Đọc sơ đoạn giới thiệu Tập san Văn chương, cũng thấy hơi bị bồi hồi.
*
Kim Mao Sư Vương tru một tiếng, mà võ lâm trở thành điên, thành khùng. Có hai anh mê gái, tuy điên tuy khùng rồi, nhưng suốt ngày lảm nhảm tên nữ ma đầu Hân Tố Tố.
NLV, Ta tru một tiếng cho mù mắt, ấy là muốn được như Borges.
Ông này mù rồi mới ngộ ra đạo mù.
Bạn ta, mù rồi, làm sao đọc Về thôi ?
Mù rồi, về, làm sao sống ?
Vả chăng, những thông tin của bạn về NLV hiện nay, không đúng. Bạn ta cũng cực, nhưng không như bạn nghĩ, và viết. Gấu này mới đây ghé Sài Gòn Nhỏ, cùng cụng ly với NLV. Vẫn hào sảng lắm. Vẫn làm thơ. Và thơ vẫn hay.
Về có khi hết còn làm được thơ.
Không hiểu nhà thơ đã đọc bài này chưa?
NQT
Nguyễn Lương Vỵ & NQT
@ NĐT.
Cái hình này chụp thời gian Gấu
đi Cali rồi đi San Jose, nhân nghe tin ông anh nhà
thơ mất.
From NLV
Kinh anh NQT
Rat cam khai khi doc bai cua NKT viet ve Vy. Thang nay noi trat lat nhung co tinh. Cung vui!!!
*
NGUYỄN LƯƠNG VỴ
VỀ LÀM CHI ?!
gửi Ngô Khắc Tài
*
Kinh anh NQT
Rat cam khai khi doc bai cua NKT viet ve Vy. Thang nay noi trat lat nhung co tinh. Cung vui!!!
*
NGUYỄN LƯƠNG VỴ
VỀ LÀM CHI ?!
gửi Ngô Khắc Tài
*
Xin lỗi, bạn có phải là NKT
không?
Nếu không, xin cho biết, làm sao liên lạc với NKT.
From Tin Văn / NLV
Dạ, không phải. Cháu là…, ở… [US]. Thỉnh thoảng vào website của chú để đọc, và rất thích thơ của các ông Joseph Huỳnh Văn, Nguyễn Lương Vỵ, cùng các bài viết của chú.
Hồi tháng Tư, qua Cali, có ghé nhà sách Tự Lực, tình cờ thấy "ông già”, trông quen quen, mà không nhớ ra. Sau khi rời khỏi tiệm, thì mới nhớ ra là đã thấy hình của ổng trên www.tanvien.net. Đó là chú !
Thật tiếc, nếu không thì đã lại, để nói một lời cám ơn rồi.
Nhưng bây giờ vẫn chưa muộn.
Cám ơn chú.
H.
Đa tạ.
Tin Văn/NLV
Nếu không, xin cho biết, làm sao liên lạc với NKT.
From Tin Văn / NLV
Dạ, không phải. Cháu là…, ở… [US]. Thỉnh thoảng vào website của chú để đọc, và rất thích thơ của các ông Joseph Huỳnh Văn, Nguyễn Lương Vỵ, cùng các bài viết của chú.
Hồi tháng Tư, qua Cali, có ghé nhà sách Tự Lực, tình cờ thấy "ông già”, trông quen quen, mà không nhớ ra. Sau khi rời khỏi tiệm, thì mới nhớ ra là đã thấy hình của ổng trên www.tanvien.net. Đó là chú !
Thật tiếc, nếu không thì đã lại, để nói một lời cám ơn rồi.
Nhưng bây giờ vẫn chưa muộn.
Cám ơn chú.
H.
Đa tạ.
Tin Văn/NLV
Về thôi, Nguyễn Lương Vỵ, nước
nhà độc lập
rồi !
Gấu đọc cái tít bài của bạn NKT viết về NLV, lạ làm sao lại bật ra hai cái kỷ niệm, một về ông bố của Gấu, mà một về ông anh của BHĐ.
Ông Bố Gấu bị cái họa đảng phái làm thịt vào năm 1946. Ông bị một ông học trò làm thịt.
Gấu có thật ít, những kỷ niệm về ông Bố. Một trong số đó, là, một bữa ông đi đâu, bất chợt chạy về nhà la lớn:
Nước nhà độc lập rồi !
Nhà lúc đó hình như chỉ có một mình Gấu, khi đó mới 8, hoặc 9 tuổi, cỡ đó.
Sau này, nhất là mãi sau này, Gấu cứ nghĩ hoài, và đoán [đúng] ra rằng thì là, bữa đó, ông Bố của mình được tin, hoặc được nghe Ông Hồ đọc Tuyên Ngôn Độc Lập ở vườn hoa Ba Đình.
Sau đó chẳng bao lâu thì ông bị ông học trò lùa vô bẫy, đem làm thịt, xác ném xuống sông Hồng, khúc Việt Trì, kèm cục đá to tổ bố, cho đừng nổi lên.
Sau này, mãi về sau này, Gấu ngộ ra là cái chữ độc lập nó cũng độc địa như chữ mồ côi, đối với gia đình Gấu.
Chả là một lần, cũng đúng vào thời gian đó, Gấu đọc ở đâu, thấy chữ mồ côi, nghe lạ quá, thế là áp dụng ngay vào thằng em trai: Mày là một thằng bé mồ côi. Thế là bị người lớn tát cho nẩy đom đóm mắt.
Thế đấy, mồ côi và độc lập, là cùng một nghĩa, đối với mấy anh chị em Gấu.
*
Kỷ niệm thứ nhì,
liên quan ông anh vợ hụt, thú vị, rất ư là thú vị.
Gấu quen ông này, khi đang ở hẻm Đội Có, Phú Nhuận. Ông đến thăm ông bạn là me-xừ U. Cũng là bạn của Gấu, vì vậy mà quen tứ lung tung. Chắc là có ai nói đến tai ông ta, thằng Gấu này nổi tiếng giỏi toán, liền sau đó, ông chìa cho Gấu một bài toán, 'nhờ' giải giùm.
Quả là một bài toán hắc búa.
Ấy là vì, nó là thuộc chương trình lớp Đệ Tam.
Gấu học nhẩy, đậu Trung Học Đệ Nhất Cấp khoá 2, bỏ Đệ Tam, lên Đệ Nhị, học cùng đám bạn NKL, NHH. Mấy ông này đều đậu khóa 1, ba tháng hè học chương trình Đệ Tam sơ sơ với thầy Đoàn Viết Lưu, rồi cả đám cùng lên Đệ Nhị, học, vẫn với thầy Đoàn Viết Lưu, tại một căn hộ ở đường Sương Nguyệt Anh, gần bên vườn Bờ Rô.
Gấu, đậu khoá 2, chẳng lẽ học một mình, bèn theo luôn, mượn mấy cuốn cours Đệ Tam, tự học tại gia, không cần thầy!
Gấu nhớ, là, phải đánh vật mất mấy ngày mới giải được bài toán.
Mang đến nhà, không gặp ông anh vợ hụt, đưa cho bà cụ. Bà trợn mắt, rất ư là ngạc nhiên, không lẽ thằng nhà quê lùn tịt, mắt lé này lại giỏi hơn con trai cưng của ta. Nghe nói, ông anh vợ hụt nổi tiếng là thông minh học giỏi.
Vòng vo Tam Quốc như vậy, chỉ để nói, ông bà thân sinh của Bông Hồng Đen rất ư là tự hào về con cái của họ, và rất ư là hơi bị ngần ngại, về đám bạn bè của con. Lúc nào cũng nơm nớp sợ đám bạn rủ rê, làm hư mấy đấng con trai của ông bà. Con gái thì chưa đáng lo, vì BHĐ lúc đó còn nhỏ, chắc vậy !
Thành thử mới có câu chuyện dzui sau đây, xẩy ra vào những ngày Cách Mạng làm thịt ông Diệm thành công, cả Sài Gòn" ăn mừng", lật đổ độc tài gia đình trị.
Bữa đó, cả đám bạn, họp ăn mừng cách mạng, như thường lệ, ngay cả khi không có cách mạng, tại nhà NTV [không phải Nguyễn Tiến Văn], ở gần nhà thương Bình Dân. Chỉ thiếu ông anh vợ hụt.
NTV thì cũng đã biết thằng Gấu mê BHĐ, bèn, một công đôi ba việc, phán:
- Ê Gấu, mày đến nhà thằng T, đập cửa ầm ầm, rồi hét tướng lên, "Ông bà Đ. ơi, cách mạng thành công, nước nhà độc lập rồi, ông bà cho thằng T. ra chơi với đám tụi tui đi!"
Trong hoàn cảnh ngặt nghèo như thế đó, ông via bà via vợ, hụt, của Gấu, sẽ cảm thấy khủng khiếp như thế nào khi nghe bà cụ C. nói, "Gả con Vy cho thằng Gấu hả? Nó đâu có muốn làm cháu, mà chỉ muốn làm con rể của ông bà thôi !".
*
"Tám năm nữa, có phải một lần anh viết, anh sẽ đợi Hương, anh đợi tình yêu của anh, và anh có cả một đời để chờ đợi..."
"Chuyện về Bé, chắc anh đã đoán trước được rồi, hay hờn dỗi, ích kỷ, và bướng, giận Hương từ hôm qua chỉ vì Hương đi Bình Dương thăm vườn bưởi bắt đầu chín của ba má Thu mà không cho Bé cùng đi."
"Có thể một hôm nào giận Hương quá, nó sẽ nói, và mọi người sẽ biết, nhưng cũng chẳng sao... Hình như có một lần anh nói, "Le Mal n’est jamais dans l’amour," câu nói của ông mục sư với cô bé mù trong Symphonie pastorale. Le Mal n’est jamais dans l’amour, nhiều lúc Hương cũng muốn tin như vậy..."
Lan Hương
Gấu quen ông này, khi đang ở hẻm Đội Có, Phú Nhuận. Ông đến thăm ông bạn là me-xừ U. Cũng là bạn của Gấu, vì vậy mà quen tứ lung tung. Chắc là có ai nói đến tai ông ta, thằng Gấu này nổi tiếng giỏi toán, liền sau đó, ông chìa cho Gấu một bài toán, 'nhờ' giải giùm.
Quả là một bài toán hắc búa.
Ấy là vì, nó là thuộc chương trình lớp Đệ Tam.
Gấu học nhẩy, đậu Trung Học Đệ Nhất Cấp khoá 2, bỏ Đệ Tam, lên Đệ Nhị, học cùng đám bạn NKL, NHH. Mấy ông này đều đậu khóa 1, ba tháng hè học chương trình Đệ Tam sơ sơ với thầy Đoàn Viết Lưu, rồi cả đám cùng lên Đệ Nhị, học, vẫn với thầy Đoàn Viết Lưu, tại một căn hộ ở đường Sương Nguyệt Anh, gần bên vườn Bờ Rô.
Gấu, đậu khoá 2, chẳng lẽ học một mình, bèn theo luôn, mượn mấy cuốn cours Đệ Tam, tự học tại gia, không cần thầy!
Gấu nhớ, là, phải đánh vật mất mấy ngày mới giải được bài toán.
Mang đến nhà, không gặp ông anh vợ hụt, đưa cho bà cụ. Bà trợn mắt, rất ư là ngạc nhiên, không lẽ thằng nhà quê lùn tịt, mắt lé này lại giỏi hơn con trai cưng của ta. Nghe nói, ông anh vợ hụt nổi tiếng là thông minh học giỏi.
Vòng vo Tam Quốc như vậy, chỉ để nói, ông bà thân sinh của Bông Hồng Đen rất ư là tự hào về con cái của họ, và rất ư là hơi bị ngần ngại, về đám bạn bè của con. Lúc nào cũng nơm nớp sợ đám bạn rủ rê, làm hư mấy đấng con trai của ông bà. Con gái thì chưa đáng lo, vì BHĐ lúc đó còn nhỏ, chắc vậy !
Thành thử mới có câu chuyện dzui sau đây, xẩy ra vào những ngày Cách Mạng làm thịt ông Diệm thành công, cả Sài Gòn" ăn mừng", lật đổ độc tài gia đình trị.
Bữa đó, cả đám bạn, họp ăn mừng cách mạng, như thường lệ, ngay cả khi không có cách mạng, tại nhà NTV [không phải Nguyễn Tiến Văn], ở gần nhà thương Bình Dân. Chỉ thiếu ông anh vợ hụt.
NTV thì cũng đã biết thằng Gấu mê BHĐ, bèn, một công đôi ba việc, phán:
- Ê Gấu, mày đến nhà thằng T, đập cửa ầm ầm, rồi hét tướng lên, "Ông bà Đ. ơi, cách mạng thành công, nước nhà độc lập rồi, ông bà cho thằng T. ra chơi với đám tụi tui đi!"
Trong hoàn cảnh ngặt nghèo như thế đó, ông via bà via vợ, hụt, của Gấu, sẽ cảm thấy khủng khiếp như thế nào khi nghe bà cụ C. nói, "Gả con Vy cho thằng Gấu hả? Nó đâu có muốn làm cháu, mà chỉ muốn làm con rể của ông bà thôi !".
*
"Tám năm nữa, có phải một lần anh viết, anh sẽ đợi Hương, anh đợi tình yêu của anh, và anh có cả một đời để chờ đợi..."
"Chuyện về Bé, chắc anh đã đoán trước được rồi, hay hờn dỗi, ích kỷ, và bướng, giận Hương từ hôm qua chỉ vì Hương đi Bình Dương thăm vườn bưởi bắt đầu chín của ba má Thu mà không cho Bé cùng đi."
"Có thể một hôm nào giận Hương quá, nó sẽ nói, và mọi người sẽ biết, nhưng cũng chẳng sao... Hình như có một lần anh nói, "Le Mal n’est jamais dans l’amour," câu nói của ông mục sư với cô bé mù trong Symphonie pastorale. Le Mal n’est jamais dans l’amour, nhiều lúc Hương cũng muốn tin như vậy..."
Lan Hương
Tôi vốn không giao du, xưa nay chỉ quen hình dung mọi người qua tác phẩm, dù chữ nghĩa khéo hay là vụng về nhất định vẫn để lộ ra cho biết người đã sống và viết. Nhưng lần này tôi không dằn được tò mò tìm cách hỏi thăm về Nguyễn Lương Vỵ.
NKT
"Tôi vốn không giao du", vậy mà biết toàn những chuyện Gấu chẳng hề biết, về nhóm Tập San Văn Chương, mà trong đó có Gấu.
"Mấy tay nầy ở đâu ra, mãi sau này hỏi mới biết số anh em chủ trương có người là thầy Sáu xuất thân từ chủng viện, người ở trong chùa ra. Tập San Văn Chương tuy không tuyên bố nhưng qua những bài tiểu luận cho thấy các tác giả như muốn tiếp tục hành trình của nhóm Xuân Thu Nhã Tập trước đây với tham vọng đổi mới văn chương và làm sống lại hồn phương Đông."
Xuất thân chủng viện, ai vậy cà? Ở chùa ra, ai thế nhỉ ?
Tuy không tuyên bố?
Có chứ. Trong lời phi lộ, thay mặt cả nhóm, Gấu viết, viện một ý ngoại, "khi định nghĩa nhà văn, một người được thông tri đầy đủ (những dữ kiện của thời đại anh ta đang sống), chúng tôi đã hoài vọng một điều: hãy đưa ra thật nhiều thông tin, hãy giới thiệu những dòng tư tưởng đang ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại, rồi để cho người đọc tự do chọn lựa, theo khẩu vị của họ. Cho phép tôi dùng chữ khẩu vị, theo nghĩa của Roland Barthes: Chữ viết ở khắp nơi, khi mà những từ có mùi, có vị (tri thức, savoir, và mùi vị, saveur, trong tiếng La-tinh là cùng một nguồn). Vả chăng, việc lập lại một cái tên theo dòng thời gian, vốn vô thường, liệu có liên quan đến lịch sử, vốn ưa lập lại? Hoặc đến huyền thoại Quy Hồi Vĩnh Cửu, vốn rất hàm hồ?"
Tập San Văn Chương là gì ?
Quả nhiên Tập San Văn Chương như là một cuộc chơi ra được bốn số.
NKT
Gấu sự thực không nhớ TSVC ra được mấy số, nhưng nó chết hoàn toàn do anh quản lý tờ báo, Nguyễn Tường Giang, lười đi lấy quảng cáo. Anh là bác sĩ, có nhiều thân chủ, chỉ cần anh đi một vòng, là đủ đến hẹn lại lên.
Ngoài ra TSVC có nhà in nhà, sở phí rất nhẹ.
Comments
Post a Comment