Rung La Thap vs Requiem





Nhịp thời gian: Nhạc có lời 

Trên diễn đàn Da Màu, có bài viết của Trần Hữu Thục, về những bản nhạc của Miền Nam trước 1975, về những người lính VNCH, mà ông gọi là nhạc lính, một hình thức nhạc phổ thông, theo ông.
Đây là một đề tài mà tôi ấp ủ, mong có dịp viết về nó, không chỉ một, mà rất nhiều bài, mỗi bài về một bản nhạc lính mà tôi yêu thích, và kỷ niệm của riêng tôi về bản nhạc đó.
Với riêng tôi, rất nhiều bản nhạc lính, chỉ một bài thôi, là cũng đủ để “đi một đường vinh danh, tưởng niệm”, như tôi đã từng có lần viết về nó:
Cái hồn thực sự của văn học Miền Nam, nó nằm ở trong lời nhạc, nhiều hơn là trong văn chương, trong thơ. Nằm trong những bản nhạc vàng, nhạc sến, nhạc lính. Trong những bản thơ phổ nhạc, và nếu không được phổ nhạc, chẳng ai biết tới chúng. Người ta đã làm những công việc thu gom, bảo tồn thơ văn miền nam, giá mà có một ai bỏ công sưu tầm những lời nhạc, rồi đi vài đường “thương nhớ, nâng niu, ấp ủ, tưởng niệm” thì tuyệt vời biết là chừng nào!
Nhạc đỏ Miền Bắc, do mang tính chiến đấu, cho nên không thể có những câu, thí dụ:
Một mai qua cơn mê, xa cuộc đời bềnh bồng, tôi lại về bên em.
Ngày gió mưa không còn nên mùa dài thật dài, ta mặc tình rong chơi.
Cùng nhau ta sẽ đi, sẽ thăm bao nơi xa, xưa một thuở lênh đênh.
Ta sẽ thăm từng người, sẽ đi thăm từng đường, sẽ vô thăm từng nhà.
Tình người qua cơn mê vẫn xanh, dù bao tháng năm đau thương dập vùi, dù quên bóng ta nay ta lại về, cùng theo lũ em học hành như xưa.
Rồi đây qua cơn mê, sông cạn lại thành dòng, xuôi về miền quê hương
[Một mai qua cơn mê] 
Những ánh mắt hỏa châu là hoa đăng ngày cưới
[Những ánh mắt hỏa châu]
Ngoài kia súng nổ, đốt lửa đêm đen, tầm đạn thay tiếng em
[Kẻ ở miền xa]
Lá rừng che kín đường về phồn hoa
Sao không hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua... 
Còn nhiều lắm.
*
Brodsky vinh danh thơ Mandelstam, một thi sĩ Nga, bị Stalin đầy đi tù, và chết tại trại tù ở Sibérie:
"Thời gian qua [thơ] ông, lầu bầu với "khoảng trống câm" của Stalin" [... where the time that utters itself through Mandelstam conftronts the 'mute space' of Stalin].
Tôi nghĩ câu đó có thể áp dụng được, vào trường hợp ở đây, khi, nhạc sến, nhạc vàng, nhạc lính của Miền Nam trực diện, đối đầu, [confront], với thứ nhạc đỏ, “đường ra trận mùa này đẹp lắm”, của Miền Bắc
Tôi thực sự tin rằng, cái gọi là tinh tuý nhất của văn học Miền Nam, trước 1975, không ở trong thơ, văn, mà trong lời nhạc.
*
Để mở đầu loạt bài “Nhịp thời gian”, xin giới thiệu bản nhạc “Rừng lá thấp” của Trần Thiện Thanh. Theo lời giới thiệu bản nhạc này, trên DVD nhạc ASIA, tác giả đã sáng tác để tưởng niệm một người bạn thân của ông, là một sĩ quan VNCH, nằm xuống trong trận Mậu Thân ở Hàng Xanh, thành phố Sài Gòn.
Rừng Lá Thấp
Trần Thiện Thanh.
1.
Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi
Thành phố sau lưng ôm mộng ước gì
Tôi là người đi chinh chiến dài lâu
Nên mộng ước đầu tôi nghe đã chìm sâu
2.
Từ máy thu thanh cô nàng vừa ca:
"Trọn kiếp yêu anh lính khổ xa nhà"
Giữa rừng già vang tiếng hát thật cao
Nhưng giữa rừng già tôi có thấy gì đâu
ĐK:
Sao không hát cho người giết giặc trên cầu
Khi bùn lầy còn pha sắc áo xanh
Trong khói súng xây thành
Mắt quầng thâm mất ngủ
tàn đêm khói lửa,
Giờ chỉ còn hai tiếng "mến anh"
Sao không hát cho những người còn mải mê
Lá rừng che kín đường về phồn hoa
Sao không hát cho những bà mẹ hằng đêm nhớ con xa
Hay hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua
3.
Rừng lá xanh xanh lối mòn chạy quanh.
Đời lính quen yêu gian khổ quân hành
Nghe từ ngày thơ tiếng súng triền miên
Đánh giặc lâu bền cho non nước bình yên
4.
Lời hát xin gây rung động thật sâu
Đừng hát như chim giữa rừng lá sầu
Xin thật lòng qua câu hát đầu môi
Như lính giữa rừng yêu lá thấp mà thôi
[Trích từ net]
Đâu có thua gì Kinh Cầu của Akhmatova, trích đoạn, dưới đây.
Bạn có thể coi Kinh Cầu là “ấn bản thứ nhì” của Rừng Lá Thấp, khi những người lính, sĩ quan VNCH thất trận, đi tù, và thân nhân của họ lặn lội đi thăm nuôi…
Tính nhân bản của cả hai, như nhau.
Sao không hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua?
thì cũng tương tự câu hỏi:
Liệu bà có thể miêu tả cảnh này không?
*
Thay cho một lời mở đầu - Instead of a preface
Trong những năm khủng khiếp dưới thời trùm công an nhân dân N.I. Yezhov, tôi trải qua 17 tháng đứng xếp hàng trước một số nhà tù ở Leningrad. Một bữa, có một người “nhận ra” tôi. Rồi thì một bà, môi tái nhợt vì lạnh, đứng đằng sau tôi, và, người này, lẽ dĩ nhiên, chưa từng bao giờ nghe tên tôi, bỗng như tỉnh ra, hết ngơ ngẩn - đây là tình trạng chung của tất cả chúng tôi -, và thầm thì vào tai tôi [mọi người ở đây chỉ nói với nhau theo kiểu thì thầm]:
-Liệu bà có thể tả cái này? [Can you describe this?]
Và tôi nói:
-Được!
Và thế là có một cái gì đó giống như là một nụ cười, thoáng qua trên một nơi đã có thời là khuôn mặt của bà.
Ngày 1 Tháng Tư, 1957 Leningrad
Anna Akhmatova 
Không phải tôi cầu nguyện chỉ cho tôi,
Nhưng còn cho những người đứng trước và sau tôi
Vào một ngày đông giá băng
hay một ngày nóng tháng Bẩy
Trước bức tường Hoả Lò chói chang làm mù mắt
Not only for myself do I pray,
But for those who stood in front and behind me,
In the bitter cold, on a hot July day
Under the red wall that stared blindly
Kinh Cầu: Lời Cuối
*
Từ:
Trong khói súng xây thành
chuyển qua
Mắt quầng thâm mất ngủ
thì đúng là khủng khiếp, quái chiêu thật!
Hai câu liền sau đó, cũng thật là thần sầu:
Sao không hát cho những người còn mải mê,
Lá rừng che kín đường về phồn hoa
Tôi, do chưa từng đi lính, mê thì quá mê bản nhạc, nhưng có mấy câu, mấy chữ không làm sao hiểu được ý của tác giả.
Thí dụ: Tàn đêm khói lửa, giờ chỉ cần hai tiếng... hai tiếng gì? “Bên anh”, hay “mến anh”?
Đừng hát như chim trên “ngọn lá sầu”, hay, “vùng lá sầu”?
Câu này thật hay, nhưng thật khó hiểu: Ngọn lá sầu? Vùng lá sầu?
Yêu lá thấp là... yêu lá gì?
Càng khó hiểu càng hay!
Nguyễn Quốc Trụ
*
Thứ Tư, 02 tháng 6 2010
Binh
Tôi không đồng ý câu cuối cùng của bài viết. "Càng khó hiểu càng hay"- Khó hiểu nghĩa là chưa hiểu thấu, chưa rõ. Đã mù mờ thì làm sao bảo rằng Hay, có chăng là Khen Hùa. 
Thứ Tư, 02 tháng 6 2010
Thường, đọc nhiều, hiểu nhiều, phải tiêu hóa của hay vật lạ thành cái của riêng mình. Chứ bạ đâu cũng mượn tên ông Nga này, bà Tây nọ nhét vào bài viết, tựa như gái quê khoe của.. Thành ra, dù già khú đế, cái mộng được gọi là nhà văn cũng bị người đời vất đi. Làm đỏm quá đáng.
*
Bài vừa post, là đã có phản hồi liền tù tì, vì vậy, do chưa đọc kỹ bài viết, lại có "tí tị hiềm", nên… nhảm quá!
Thứ nhất, cái ý ‘càng khó hiểu càng hay’, chỉ liên quan tới lời nhạc “như lính giữa rừng yêu lá thấp mà thôi”.
“Lá thấp” là lá gì ở đây?
Gấu khổ vì cái hình ảnh này, đã lâu, nhân một bữa gặp một ông bạn đúng thứ lính chiến, hỏi, ông cũng ngớ ra, xong gật gù, phán, có thể là muốn nói tới cái ‘lá diêu bông’ đây!
Ông giải thích, rừng miền nam thường là rừng tràm, rừng đước, cây lá đều thấp, mới ra cái ý:
“lá rừng che kín đường về phồn hoa”
Từ “phồn hoa”, thì nó nẩy ra cái… lá đa, như ý thơ của NBS, ‘đốt tiền mua lấy một đêm vui”, thế là ra cái ý, “như lính giữa rừng yêu lá thấp mà thôi"!
Tuyệt!
Còn cái chuyện lôi hết ông Tây bà Đầm, thì có thể, nhưng không lẽ những lời nhạc, thí dụ như, ‘sao không hát cho những người vừa nằm xuống’, “trong khói súng xây thành”, “mắt quầng thâm mất ngủ”, lại không được coi là một thứ kinh cầu, như của nữ thi sĩ Nga, Akhmatova?
Bà làm Kinh Cầu cho quê hương của bà, chúng ta hát “Rừng Lá thấp” cho những người lính của chúng ta, không đặng sao? 
Thầy nào trò đó. Thầy dốt, trò dốt.
Gấu này đã từng cảnh báo, Thầy không có hiền đâu, không cần phải đỡ đòn giùm cho Thầy.
Nếu muốn, thì cũng phải cân nhắc, cố đọc cho thủng một đoạn văn.
NQT

Thành ra, dù già khú đế, cái mộng được gọi là nhà văn cũng bị người đời vất đi.
Làm sao mà hay thế? Biết cả ‘cái mộng được gọi là nhà văn’ của Gấu?

Câu trên, có tí mạ lỵ cá nnân, đúng ra không nên có trên VOA.
Gấu vì nể bạn quí mà gửi bài, nay xin bye bye diễn đàn này. NQT



Thường, đọc nhiều, hiểu nhiều, phải tiêu hóa của hay vật lạ thành cái của riêng mình. Chứ bạ đâu cũng mượn tên ông Nga này, bà Tây nọ nhét vào bài viết, tựa như gái quê khoe của.. Thành ra, dù già khú đế, cái mộng được gọi là nhà văn cũng bị người đời vất đi. Làm đỏm quá đáng.
Độc giả VOA
*
V/v “Thành ra, dù già khú đế, cái mộng được gọi là nhà văn cũng bị người đời vất đi”.
"Người đời", ở đây, là những ai?
Nếu độc giả trên, là một trong những đệ tử của “Thầy”, thì như vậy, là chửi bố Thầy rồi.
Vì chính Thầy đã từng xoa đầu Gấu, xác nhận đúng là nhà văn!
Chán thế!
Một, trong những chứng cớ:
Anh NQT kinh,
Toi da doc lai, ky hon, ban dich anh gui. Rat thich. Thich noi dung bai viet va cung thich cach dich rat bay buom cua anh. Doc ban dich, co cam tuong nhu doc van sang tac.
Ban dich ay chac chan se gop phan lam cho Viet so 3, ve Cai Moi trong Van Chuong, phong phu hon. Va cung sau sac hon.
Khi nao dich xong cac title sach tu tieng Tay Ban Nha xong, xin anh gui cho som de toi bat dau lay-out.
Xin cam on anh va kinh chuc anh va gia dinh an manh.
*

Hay cái này:
Truyện ngắn này đã từng được gửi đăng ở diễn đàn Hậu Vệ.
Gấu còn nhớ, nhà phê bình gửi mail, nắc nỏm, gọi là thơ, là truyện, là tản văn, là cái chi cũng được hết.
Tks, anyway.
NQT
*
Hay cái này của PTH, tổng thư ký VB
Subject: Re: Texts
Date: Fri, 8 Dec 2000 10:27:39 -0800
From:
To:
Ca?m o+n anh Tru.
Ba`i Tu+ Tu+o+?ng Gia Ta^n The^' Ky? la` do to^i so't.
DDe^m nay se~ ddi ba`i "Dde^m Tha'nh 3" va` dde^m mai (Thu+' Ba?y) se~ ddi
ba`i Tu+ Tu+o+?ng Gia
To^i phu.c anh kinh khu?ng, ve^` su+' ddo.c, su+'c vie^'t, su+. nha.y be'n
va` lo`ng tho+ mo^.ng.
Sau na`y ddo^.c gia? trong va` ngoa`i nu+o+'c se~ ghi o+n anh (nhu+ to^i
dda~ no'i ho^`i anh ghe' Calif.), nha^'t la` gio+'i sinh vie^n va` dda(.c
bie^.t la` gio+'i nha` va(n nhu+ to^i.
Tha^n a'i
*
V/v
Thường, đọc nhiều, hiểu nhiều, phải tiêu hóa của hay vật lạ thành cái của riêng mình. Chứ bạ đâu cũng mượn tên ông Nga này, bà Tây nọ nhét vào bài viết, tựa như gái quê khoe của..

Đây là do quán tính, do dốt nữa. Cứ thấy nhắc đến ông Tây mũi lõ nào, là bèn dị ứng, và lập tức phản ứng, không cần biết đúng sai.
Bài viết ngắn của Gấu về “nhịp thời gian”, khi nhắc tới câu của Brodsky vinh danh Mandelstam, khi nhắc tới Kinh Cầu của Akhmatova, là để đặt chúng vào hai đỉnh của một tam giác, đỉnh thứ ba là bài Rừng Lá Thấp.
Chẳng có vấn đề tiêu hóa, ăn thức ăn mũi lõ rồi ị ra cứt Mít ở đây.
Cấu trúc bài viết, mô phỏng Walter Benjamin, khi ông mơ, viết được một tác phẩm, gồm toàn trích dẫn, và nếu có gì của ông ở trong đó, thì chúng giống như dàn giáo.
Nhà dựng xong, là tháo gỡ bỏ.
Nói rõ hơn, chẳng có cái chó gì của Gấu ở trong đó!
Nếu có thì đều là những 'câu bất thành cú', toàn là đồ vứt đi, sau khi dựng xong căn nhà!
*

Ở Việt Nam có một điều rất chi thú vị: tôi nhận ra là tuyệt đại đa số người ta rất hãi, rất dị ứng, rất nổi da gà da vịt trước những gì không hiểu được ngay sau một lần đọc. Mọi thứ phải thật là uốn éo dễ hiểu sáng quắc cơ. Thói này tôi gọi thẳng luôn tên là chứng bạo dâm bệnh lý: một người đọc "trí thức" ở Việt Nam luôn luôn có xu hướng đè bẹp tác giả, muốn đọc ai đó viết hay nhưng phải thấp thấp một tí, ẻo ẻo một tí, để mình được ở hơn, ở trên. Thế cho nên ngày nay chính là mảnh đất màu mỡ cho những người như Lê Hoàng hay Nguyễn Quang Lập :d Cách thức này không giúp gì cho việc tiếp cận, đọc thực sự những người như Coetzee. Hic, giải thích khó nhỉ, các bác cứ thử bỏ khoảng mấy tháng để lần mò theo một cuốn sách nào đó của Benjamin thì có thể lờ mờ hiểu tôi muốn nói gì.
Blog NL

Cuốn Thương Xá của Walter Benjamin, khổng lồ, gồm toàn trích dẫn. Nếu độc giả Mít, đọc, thì chắc là đều phát điên lên được.
Tây mũi lõ cũng phát điên chứ đừng nói Mít.
Đọc bài biết của Coetzee về cuốn này, khi đăng trên NYRB,
"Điểm sách New York", số đề ngày 11.1.2001, là Gấu bèn dịch liền tù tì, vốn liếng tiếng Anh ăn đong, phải viện tới NTV. Gấu đã kể kỷ niệm tuyệt vời này rồi, hai thằng ngồi quán cá phê Tầu, Coffee Time, ở Phố Tầu Đông, cãi nhau ỏm tỏi, chủ quán bèn đuổi cổ ra công viên gần đó…
Bài này sau in trong Inner Workings, cuốn sách bạn NL đang giới thiệu

J. M. Coetzee
The Marvels of Walter Benjamin
Những kỳ tích về Walter Benjamin

*
Như lính giữa rừng

Âm thanh của tiếng dội
TMT
Sáng nay tôi ra vườn sau đứng ngắm những con chim sẻ nhỏ ríu rít ca hát trong vườn. Chúng nhảy chuyền từ cành này qua bụi nọ, vừa nhảy vừa kêu chim chíp. Tiếng chim nghe thân mật quá! Thân đến nỗi tôi tin chúng là những con chim của tháng Năm năm ngoái. Chúng dọn đi đâu mấy tháng lạnh, qua thu, đông, rồi quay về vườn cũ ở hết xuân qua hè. Tôi nhìn con chim nào cũng tưởng là đúng con chim năm ngoái, vì âm thanh của nó phát ra thân mật quá nên chính nó bỗng như đã ở đó tự lâu rồi. Con có cái mào nâu nhạt, con có hai cánh nâu đậm, con có cái mình thon thon hay cái mình tròn vo, đều là những con chim cũ trở về. Với tôi chúng chưa từng chết đi hay thất lạc một con nào. Chúng sống và trở về trong vườn nhà tôi vì cái âm thanh đó không phải đàn sẻ nào cũng có. Tôi đã thân quen, đã thuộc lòng những tiếng chim chíp đó, những tiếng động đơn sơ đánh thức dậy cả một khu vườn, làm rung những giọt nắng đầu ngày vừa rơi xuống.
….
Chao ôi! Còn tiếng dội của bom đạn nữa. Một người lính già có thể nghe được tiếng dội của bom đạn khi chạm tay vào bộ quân phục cũ của mình trong đáy tủ, hay khi treo lá cờ quốc gia trong một buổi lễ vào lúc thanh bình. Phải ngưng tại đây thôi, nói bao nhiêu cũng không hết được điều này, vì những tiếng dội của đạn bom sẽ kéo dài vô tận.
Nhưng tiếng dội lại thân yêu nhất của âm thanh vẫn là tiếng nói của con người.
Tiếng nói của người yêu dội lại trong tâm trí theo ta đến góc biển chân trời, theo suốt một kiếp người; tiếng khóc con thơ, tiếng nói mẹ già, tiếng chị cười, tiếng em gọi và tiếng thủ thỉ tâm sự của những người bạn thân thiết. Khi họ đã mất đi, ta không nắm bắt được tiếng nói của họ, nhưng âm thanh dội lại trong tiếng nói của những người này vẫn luôn nắm chặt lấy chúng ta.
*
TO THE MEMORY OF A POET
Like a bird, echo will answer me.
B.P. (Boris Pasternak)
[Như một con chim, tiếng dội sẽ trả lời tôi]
1.
That singular voice has stopped: silence is complete,
And the one who spoke with forests has left us behind.
He turned himself into a life-giving stalk of wheat
Or the fine rain his songs can call to mind.
And all the flowers that hold this world in debt
Have come into bloom, come forward to meet this death.
But everything stood still on the planet
Which bears the unassuming name ... the Earth.
2.
Like the daughter of Oedipus the blind,
Toward death the Muse was leading the seer.
And one linden tree, out of its mind,
Was blooming that mournful May, near
The window where he told me one time
That before him rose a golden hill,
With a winged road that he would climb,
Protected by the highest will.
1960
Akhmatova 
Boris Pasternak: 1890-1960, renowned Russian poet and novelist.
*
It seems that the voice we humans own
Will never sound, never celebrate,
Only a wind from the age of stone
Keeps on knocking at the black gate.
And it seems to me that under the sun
I alone remain-this honor's mine,
Simply because I was the first
Who wanted to drink the deadly wine.
1917
Akhmatova 
Có vẻ như cái thứ tiếng người mà chúng ta có đó
Nó sẽ chẳng bao giờ kêu lên
Chẳng bao giờ ăn mừng
Chỉ là tiếng gió từ thời kỳ đồ đá
Liên tục gõ lên chiếc cổng đen
Và hình như chỉ còn tôi, đơn độc dưới ánh mặt trời
Và đây là niềm vinh quang của tôi
Giản dị, ấy là vì tôi là người đầu tiên
Muốn uống ly rượu độc
Note: Bạn có thể đọc, cùng lúc ba bài trên.
Đây là cách Gấu tính viết về nhạc lính, nhạc vàng, nhạc sến: Tìm cho mỗi bài, một thế chân vạc của nó. Thế chân vạc của thơ, nhạc và thời gian. Thời gian ở đây, như là chốn đồng vọng của thơ và nhạc. Thời để yêu, để hát, và để chết (1)
Bạn chỉ sống hai phùa.[fois: lần]
Một phùa, Bố Mẹ ban cho,
Phùa kia,
Khi bạn nhìn vào tận mắt Thần Chết.
You only live twice
Once when you are born
And once when you look death in the face
Ian Fleming: You only live twice

Coetzee viết về Brodsky: Thi sĩ đòi cho thơ cái quyền giáo dục và cứu rỗi con người. Và nếu như thế, vị trí của ông, về vấn đề này, gần gụi với Cổ Athens, khi họ dậy nam sinh viên [không có nữ], thế chân vạc của âm nhạc [nhạc làm cho tâm hồn nhịp nhàng, hài hòa: to make the soul rythmical and harmonious], thơ, và thể dục.
Plato đạp đổ thế chân vạc, ba còn hai: nhạc nuốt thơ, và trở thành môn học chính về tâm thần và tinh thần [the principal mental/spiritual discipline].
Những quyền năng mà Brodsky phán, thuộc về thơ, có vẻ như thuộc về âm nhạc nhiều hơn, theo Coetzee. Thời gian là chốn đồng vọng, the medium, của nhạc hơn là của thơ: Chúng ta đọc thơ trên trang giấy in, nhanh cỡ nào tùy theo chúng ta thích hay không thích, trong khi chúng ta nghe nhạc, ở trong thời gian của riêng nó.
Thời gian của riêng nó, với nhạc vàng nhạc sến của Miền Nam, đúng là cái thời để yêu, để hát, và để chết!

Gấu này đã kể, về cái lần đầu nghe Tình Nhớ, của TCS, khi nó vừa mới ra lò, trong đêm khuya, khi đối diện với cái giường sắt lạnh lẽo nơi Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, và tưởng tượng ra rằng, có thể đứa em trai đã từng nằm, chính cái giường này, trước khi bỏ đi xa.
*
Bài viết thời để yêu, để hát, và để chết!, không hiểu có phải vì  biến cố 30 Tháng Tư mà đứng đầu liền tù tì hai tháng,  trong số những bài được đọc nhiều nhất.
Thừa thắng xông lên, Gấu bèn viết, về một thời để yêu, để hát, và - vì không chết - để đi tù... VC!

NKTV
*
Bài viết của TMT thật tuyệt, làm Gấu nhớ đến Hemingway. Ông khi đó, bị báo chí Mẽo coi là hết thời rồi, bèn lùi lũi chuồn về một xó ở Cu Ba, đối diện biển, và khi trở về, là cuốn Ngư ông và Biển cả. TMT bị độc giả VOA chê ỏng chê eo bài viết về Quán Chùa, về những đền thiêng VNCH bị tụi VC ngu dốt phá huỷ hết trơn hết trọi để xây Siêu Thị, bèn diện bích, nhập thất, và khi xuất hiện trình làng ‘tiếng dội về những tiếng dội’:
Cánh hồng rơi xuống vực
Tiếng dội vào nơi đâu
Người về nơi thăm thẳm
Tiếng dội trong hồn nhau.
TMT
Hai câu thơ đầu, chắc là từ ý sau đây:
Writing a book of poetry is like dropping a rose petal down the Grand Canyon and waiting for an echo.
Viết một cuốn thơ thì cũng giống như thả một cánh hồng xuống Grand Canyon, rồi đợi tiếng dội của nó.
DON MARQUIS
Cụm từ ‘tiếng dội về những tiếng dội”, Gấu thuổng của Akhmatova. Bà trước tác một chùm thơ, đặt tên chung là “Bài hát về những bài hát”, "Song about Songs" phải nói là thần sầu, trên TV đã post một số bài.
Nay nhân viết về Hoàng Cầm, tưởng cũng là một cách tưởng niệm ông, khi ông hoàng của thơ và của tình yêu, để cứu thơ và tình yêu, đành phải đầu hàng Cái Ác Bắc Kít, TV sẽ post toàn bộ, và cố gắng dịch.
Ý tưởng viết về nhạc sến của Gấu, là do đọc Akhmatova mà có, có thể nói như vậy.
Đúng ra là từ ý của Brodsky, trong bài giới thiệu tập thơ của Bà:
At certain periods of history it is only poetry that is capable of dealing with reality by condensing it into something graspable, something that otherwise couldn't be retained by the mind. In that sense, the whole nation took up the pen name of Akhmatova - which explain her popularity and which, more importantly enable her to speak for the nation as well as to tell it something it didn't know. She was, essentially, a poet of humanities: cherished, strained, severed. She showed these solutions first through the prism of the individual heart then through the prism of history, such as it was. This is about as much as one gets in the way of optics any way.
Ở một vài giai đoạn nào đó của lịch sử, chỉ thơ mới hách xì xằng, mới bảnh tỏng, bởi vì chỉ có nó mới dám đương đầu với thực tại, bằng cách nén nó lại, thành một cái gì được ôm gọn vào trong lòng bàn tay, một điều gì đó mà cái đầu chịu thua không làm sao cất giữ được.
Điều Brodsky nói về thơ, Gấu lại nhận ra, khi áp dụng nó vào nhạc sến, những ngày tù Phạm Văn Cội, [Củ Chi], Đỗ Hòa, [Nhà Bè], và phát giác ra một điều, cái hồn của văn chương Miền Nam là ở trong một vài câu, một vài hình ảnh của nhạc sến! 
Ngoài kia súng nổ đốt lửa đêm đen tầm đạn thay tiếng em!
Tuyệt, tuyệt! 
Khi Gấu viết được những dòng sau đây, nhờ những ngày Mậu Thân và những trái hoả tiễn của VC, đã nghĩ là "tuyệt bút", nhưng thua xa câu nhạc sến trên, vì cách viết của Gấu rõ ra là, "dụng công" quá, "cực" quá [tour de force], trong khi lời nhạc mới đơn giản làm sao.
Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Trong những giờ phút lặng câm nhìn bóng mình run rẩy cùng với những thảm bom B52 rải chung quanh thành phố, trong lúc cảm thấy còn sống sót, vẫn thường tự hỏi, phải yêu thương cô bạn một cách thánh thiện, nghĩa là, một cách bình thường, giản dị như thế nào cho cân xứng với cuộc sống thảm thương như vậy...
Cõi Khác

NKTV
*
We must therefore listen attentively to every whisper of the world, trying to detect the images that have never made their way into poetry, the phantasms that have never reached a waking state. No doubt this is an impossible task in two senses: first because it would force us to reconstitute the dust of those actual sufferings and foolish words that nothing preserves in time; second, and above all, because those sufferings and words exist only in the act of separation.
Michel Foucault, Madness and Civilization.
W.G. Sebald trích dẫn, làm đề từ cho bài viết Strangeness, Integration and Crisis: On Peter Handke's play Kaspar, trong CAMPO SANTO

Walter Bejamin là ai? Một triết gia? Một nhà phê bình? Một sử gia? Hay "chỉ là" một nhà văn?
Câu trả lời hay nhất có lẽ là của Hannah Arendt: ông ta là một "trong số những người không thể xếp loại… là những người có tác phẩm không hợp với trật tự đang có, mà cũng chẳng đưa ra một thể loại mới nào."
Ui chao, cái sự kiện, GNV bị độc giả VOA rũa tơi bời, một phần vì đám đệ tử của Thầy cứ thấy bài của Gấu là chửi, một phần còn là vì lý do, như trên!
“Nhịp thời gian”: một bài viết ‘không phù hợp với trật tự đang có, mà cũng chẳng đưa ra một thể loại mới nào’!
Tuyệt!
*

Lê Tấn Lộc (Canada)
Cảm ơn Tha La đã nói giùm tôi (và có lẽ của rất nhiều thân hữu cũng như văn hữu của NXH). Xin nhắn NXH chớ quá chiều chuộng bạn bè mà bắt thiên hạ trân mình chịu đựng "loạt bài" bắn rafale non-stop nầy, có ngày chúng tôi bị stroke hết!
VOA
LTL, chắc ông anh KT?
Bạn lầm rồi. Gấu chẳng hề ham viết cho VOA.
Đã viết chùa còn bị chúng chửi, gần như suốt đời sống đời ‘đâm thuê chém mướn’, Gấu đâu có ngu đến như thế!
Blog VOA của NXH & Bạn hữu xuất hiện cũng đã lâu, đâu có Gấu trong số những thân hữu, văn hữu?
Mới đây thôi, bạn quí xin số phone, qua một bạn văn ở Cali, nói bịnh quá, đi giùm một, hai đường ‘cứu bồ’.
Loạt bài ‘rafale non stop’, là để đăng trên TV.
Cái sự không ưa Mẽo của Gấu, dài dòng, nhiêu khê lắm. Bữa nào rảnh, kể hầu độc giả TV.

Chửi còn đỡ. Khen mới khổ!
Nathalie Sarraute, kể, nhờ Sartre đọc Chân dung một kẻ lạ, coi đây là một thứ 'phản tiểu thuyết', mà bà nổi tiếng, cám ơn ông ta, làm sao không, nhưng Sartre chẳng hiểu tí chó gì về cuốn sách của tôi!
Được triết gia, giáo chủ giáo phái hiện sinh khen, mà còn khổ như thế, thử tưởng tượng Gấu được Thầy, đệ tử của Thầy, và bây giờ, “You too, Brutus?”xúm lại xoa đầu thì chắc chết đứ đừ như Cesar!
*

Sự kiện trang TV lọt vào Top Ten, đứng chỉ sau Chợ Cá, Băng Đảng Hậu Vệ, thật sự làm Gấu ngạc nhiên, chỉ mãi sau này mới hiểu ra: Độc giả TV, một cách nào đó, đều bị cái rìu phá băng của Kafka choảng cho một cú, hoặc nặng hoặc nhẹ; hay nói cách khác, đều bị thương tổn, nặng nề hoặc không nặng nề, vì Cái Ác Bắc Kít, đều đau lòng vì Con Bọ, Con Ruồi xuất hiện sau cú 30 Tháng Tư 1975, ở cả hai miền đất nước!
Gấu cũng đã từng lầu bầu, Gấu làm trang TV chẳng hề vì mục đích văn chương, làm sao có chuyện khen chê Gấu viết văn, số 1 hay số 10 trong thiên hạ?
Một độc giả TV đã từng than thở, vô TV của anh cu Gấu, ngoại trừ những trang viết về BHD, tất cả còn lại thì đen thui, có khi vô một lần, mà lẩn thẩn mất cả một tuần lễ!
*
Thu, March 18, 2010 1:06:48 PM
From: 
To:    
Cc: 
Trụ ơi,
Thích bài này lắm.
Cám ơn Trụ.
email cua moa la:….
Cậu liên lạc qua email nay nhe!
Xin cậu 1 tấm hình va mấy dòng bio de di kem bai viet nay..
Cậu gửi sơm cho mình nhe!
Mong lam!
H
Trên đây là cái mail, nhận được từ bạn quí của Gấu, kể từ khi Gấu ngưng viết mục Tạp Ghi cho báo Văn, không phải báo Văn Học.
Đành phải phô ra, để ‘thỏ thẻ’, Gấu không hề ham hố viết cho VOA!
Gấu đâu muốn, đã viết chùa, rồi còn bị chửi, đồ già khú đế sắp ngỏm củ tỏi, mà còn mơ được gọi là nhà văn!
Gấu cũng đã từng biết trước, là cả đám sẽ trơ mặt dầy ra, làm như không hề biết đến những lời nhục mạ cộng tác viên của chúng!
Như lính giữa rừng

Lê Tấn Lộc (Canada)
Cảm ơn Tha La đã nói giùm tôi (và có lẽ của rất nhiều thân hữu cũng như văn hữu của NXH). Xin nhắn NXH chớ quá chiều chuộng bạn bè mà bắt thiên hạ trân mình chịu đựng "loạt bài" bắn rafale non-stop nầy, có ngày chúng tôi bị stroke hết!
VOA
LTL, chắc ông anh KT?
Bạn lầm rồi. Gấu chẳng hề ham viết cho VOA.
Đã viết chùa còn bị chúng chửi. Gần như suốt đời sống đời ‘đâm thuê chém mướn’, Gấu đâu có ngu đến như thế!
Blog VOA của NXH & Bạn hữu xuất hiện cũng đã lâu, đâu có Gấu trong số những thân hữu, văn hữu?
Mới đây thôi, bạn quí xin số phone, qua một bạn văn ở Cali, nói bịnh quá, đi giùm một, hai đường ‘cứu bồ’.
Loạt bài ‘rafale non stop’, là để đăng trên TV.
Cái sự không ưa Mẽo của Gấu, dài dòng, nhiêu khê lắm. Bữa nào rảnh, kể hầu độc giả TV.


Thu, March 18, 2010 1:06:48 PM
From: 
To:    
Cc: 
Trụ ơi,
Thích bài này lắm.
Cám ơn Trụ.
email cua moa la:….
Cậu liên lạc qua email nay nhe!
Xin cậu 1 tấm hình va mấy dòng bio de di kem bai viet nay..
Cậu gửi sơm cho mình nhe!
Mong lam!
H
Trên đây là cái mail, nhận được từ bạn quí của Gấu, kể từ khi Gấu ngưng viết mục Tạp Ghi cho báo Văn, không phải báo Văn Học.
Đành phải phô ra, để ‘thỏ thẻ’, Gấu không hề ham hố viết cho VOA!
Gấu đâu muốn, đã viết chùa, rồi còn bị chửi, đồ già khú đế sắp ngỏm củ tỏi, mà còn mơ được gọi là nhà văn!
Gấu cũng đã từng biết trước, là cả đám sẽ trơ mặt dầy ra, làm như không hề biết đến những lời nhục mạ cộng tác viên của chúng!
Sự kiện trang TV lọt vào Top Ten, đứng chỉ sau Chợ Cá, Băng Đảng Hậu Vệ, Da Tàu [Phù] thật sự làm Gấu ngạc nhiên, mãi gần đây mới ngộ ra:
Độc giả TV, một cách nào đó, đều bị cái rìu phá băng của Kafka choảng cho một cú, hoặc nặng hoặc nhẹ; hay nói cách khác, đều bị thương tổn, nặng nề hoặc không nặng nề, vì Cái Ác Bắc Kít; đều đau lòng vì Con Bọ, Con Ruồi xuất hiện sau cú 30 Tháng Tư 1975, ở cả hai miền đất nước!
Gấu cũng đã từng nhiều lần lầu bầu, Gấu làm trang TV chẳng hề vì mục đích văn chương, làm sao có chuyện khen chê Gấu viết văn, số 1 hay số 10 trong thiên hạ?
Một độc giả TV đã từng than thở, vô TV của 'anh cu Gấu', ngoại trừ những trang viết về BHD, tất cả còn lại thì đen thui, có khi vô một lần, mà lẩn thẩn mất cả tuần lễ!
Bài Nhịp thời gian, Gấu hằng ấp ủ, chỉ mong có dịp thuận tiện viết ra. Khi đi tù VC, nghe nhạc sến, nhạc lính, nhạc vàng Gấu ngộ ra là, cái hồn của văn chương Miền Nam chính là ở đó
Từ trước tới nay, cứ nói đến văn chương Nam Bộ, là, trong đầu ai cũng nghĩ ngay tới một ông Sơn Nam, thí dụ, mà ông này, như mọi người đều rõ, đều rành, có một cái đuôi VC thật dài, người thời nào cũng sống được. Nếu coi cái hồn văn chương Miền Nam ở nơi... đuôi chồn của một ông Sơn Nam, VC nằm vùng thì...  nhảm quá!
Cũng không thể ở ở mấy anh Bắc Kít di cư được!
*

Những dòng sau đây, chẳng là viết về nhạc sến, vàng, lính Ngụy, ư? 
Kundera dẫn giải:
Iliade hoàn tất trước khi thành Troie sụp đổ, vào lúc mà cuộc chiến còn chưa ngã ngũ, và con ngựa thần kỳ bằng gỗ chưa hề có ở trong đầu của Ulysse. Bởi vì đây là ý muốn, [“Tao thích như thế đấy”, mô phỏng ông Trùm Hàng Không VC, “Tao đếch thích như thế!”], của bậc thầy vĩ đại, tác giả sử thi vĩ đại đầu tiên của nhân loại:
Mi không được để cho trùng hợp [coincider] thời gian của những số mệnh cá nhân, với thời gian của những biến động lịch sử.
Bài thơ sử thi đầu tiên được tạo nhịp [rythmé] bởi thời gian của những số mệnh cá nhân. 
[Nhìn như thế, bất cứ một bản nhạc vàng, sến, lính nào của Miền Nam, đều được tạo nhịp bởi thời gian của những số mệnh cá nhân:
Anh không chết đâu anh
Cho một người nằm xuống
Rừng lá thấp…]
Trường hợp của Solz, của Kafka, nếu như thế, thì là do, thời của số mệnh của riêng cá nhân họ trùng hợp với thời của biến động lịch sử.
Y như giọt lệ trời, ngàn năm trước, nhờ ‘thời gian được tái sắp xếp’, ngàn năm sau, trở thành giọt lệ người!
Bao thơ tôi, ít nhiều chi, là về cùng một điều - về Thời Gian. Về thời gian làm gì con người. [Brodsky]
NKTV

Trong một bài viết rất ‘xưa rồi Diễm ơi’, cho tờ Vấn Đề của ông thầy họ Vũ, “Đi tìm một tác phẩm sẽ có”, chôm một ý tưởng của tụi mũi lõ, “nhà văn nhớn là kẻ kết hôn với xứ sở của nó’, Gấu bèn đi một đường vinh danh cái xen anh cu Dũng trong Đôi Bạn, vào một buổi trưa hè, ‘ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung’, nhìn sang hàng xóm thấy một áo cánh trắng cộc tay bay phất phơ trong gió, ngạc nhiên tự hỏi, ‘áo ai trắng quá nhìn không ra”, và đúng lúc đó, anh cu Dũng ngộ ra là Loan đi học, nghỉ hè, về quê, và cùng lúc, khám phá ra tình yêu, người yêu của mình!
Từ đó, GNV đi một đường viết về nhà văn Nhất Linh, và cuộc hôn nhân của ông với Đất Bắc Kít, nào là nhặt lá bàng, nào là xóm cầu mới…
V/v Đi tìm một tác phẩm sẽ có này, Gấu cũng có một kỷ niệm thật để đời về nó. Đó là lần đến nhà cô bạn như thường lệ, thấy trên bàn số Vấn Đề, mở ra ở ngay bài viết trên. Cô bạn nhìn thấy Gấu nhìn thấy số báo, mắt như muốn nói, đọc rồi, hay lắm!
Ui chao, làm sao mà GNV hay thế, đọc ra hết, những điều trên?
Thì sau này, chính cô bạn nói, anh đâu phải đàn bà, anh đâu phải tôi, mà sao anh đọc ra hết lòng dạ của tôi như thế?
Nhịp thời gian 
Mũi lõ phân biệt nhạc có lời, chanson, song, khác với nhạc không lời. Làm gì có thứ nhạc phổ thông? Có thể có, nhưng không liên quan mắc mớ đến nhạc lính, nhạc vàng, nhạc sến của Miền Nam.
Nhạc họ Trịnh, tuy ‘phổ thông’ thật đấy, vì có rất nhiều người nghe nó, hát nó, nhưng dễ ai hiểu nổi ý nghĩa của những lời nhạc của ông?
Điều gì khiến ông viết lời bí hiểm, hũ nút như thế?
Nhiều tay viết nhảm, tìm cách ăn theo TCS, phịa ra, nào là thiền, nào là Phật, nào là vô thường… trong lời nhạc của TCS.
Gấu, sau khi giải ra được thai đố của Kafka, mới hiểu ra được, đây là do thiếu 1 ngày lính.
Thiếu một ngày lính, không chịu ở phía cuộc đời trong cuộc đấu tay đôi sinh tử với nó.
Giống Văn Cao sau khi giết người.
Steiner quan niệm âm nhạc vượt lên khỏi xấu và tốt, thiện và ác. Khi mớm lời cho nó, là đẩy nó vào cõi tục lụy. Chẳng thế mà Văn Cao, sau khi làm thịt tay Việt gian DDP, không làm nhạc có lời được nữa, và chỉ ngao du trong cõi vượt ra khỏi thiện và ác của những thanh âm không lời. Chẳng thế mà mỗi lần PD làm nhạc có lời, là phải mượn hứng khởi, ở một nơi chốn ‘âm u và ẩm ướt’, là ‘bướm’ của một em nào đó, hay phổ một bài thơ.
Thơ, thanh cao, thành ra nhạc phổ thơ của ông gần tới cõi thiên thai của nhạc Văn Cao.
Ba thứ nhạc có lời kia của ông, đều thấm đẫm mùi tục lụy, cho rồi đòi lại, nào môi, nào vú, nào bướm!
Liệu, chúng ta có thể coi, mỗi bản nhạc lính, sến, vàng, là một ghi chú, về một giọng nói, của thời của chúng ta?
Và 'typical sentence', của thời của chúng ta, là, thí dụ: Như lính giữa rừng yêu lá thấp mà thôi?
Với Greene, qua NICHOLAS SHAKESPEARE là:
"I believe in the evil of God." Tôi tin vào cái gọi là quỉ ma ở nơi Thượng Đế.
*
CULTURE
NOTES ON A VOICE
No 2 Graham Greene
"Tiger, darling," Graham Greene's wife used to say whenever she found a florid metaphor - and out it would go. His rival and fellow Catholic, Anthony Burgess, said that Greene sought in his writing "a kind of verbal transparency which refuses to allow language to become a character in its own right", His voice is the driest of any great writer, drier than bone.
    His sentences are lean, lucid, free of the "beastly" adverb, as well as of authorial comment and moral judgment. He is hard to quote, not being epigrammatic like his friend and fellow Catholic Evelyn Waugh; nor easy to parody, like their contemporary Ernest Hemingway, But it rarely takes more than three of those sentences to situate you in Greeneland, a place whose moral temperature would wring sweat out of a fridge, He doesn't have a style so much as a humidity.
    Greene's prose has the clarity of a pane of glass, yet it creates an air of menace, almost an airlessness, which intensifies the drama, His simplicity makes him appear modern, and two of his novels, "The End of the Affair" and "The Quiet American", have been re-made for the screen since 2000, Now it's the turn of "Brighton Rock" (first filmed in 1947, with Richard Attenborough), with the tigerish Helen Mirren down to play one of Greene's signature waif-like women.

Golden rule Get on with it. Character comes through dialogue and action. No tiresome philosophy (except about God, generally one of Greene's least successful characters). He believes in "the importance of a human activity truthfully reported".
Key decisions Using Catholic themes for "Brighton Rock" (1938) and his tenth (and best) novel, "The Power and the Glory" (1940). They brought a commercial breakthrough and landed him with the reputation of a Catholic novelist, which resulted in "The Heart of the Matter" (1948) - his most famous book, but one he grew to loathe. ("I hated the hero;' he told me in a BBC interview. When I asked which was his favorite of his own books, he answered without hesitation: "The Honorary Consul" - one of eight novels he set in and around South America.) In an age of diminishing faith, he uses Catholic parables in a way that lend them a power beyond their biblical origins - mining the gospels rather as John Le Carré, his most obvious successor, has mined the cold war.
Strong points Page-turning. Greene doesn't despise the thriller or detective story. Billing his novels as "entertainments", he is not afraid of suspenseful chapter endings, which Virginia Woolf would never have understood. He allies dramatic and comic storytelling with the economy of the age of cinema, drawing on his experience as a film critic for the Spectator. Whereas the great novels of the 19th century went on and on, the power of Greene lies in his concision; he wrote novels of about 80,000 words, which you can read and digest in a sitting, getting back to the unitary power of drama. When he reached his daily target of 500 words, he would stop - even in mid-sentence. Oh, and he wrote the screenplay for one of the best English films, "The Third Man".
Favorite trick Learned from Joseph Conrad, the trick of comparing something abstract to something concrete. If we remember any of his phrases it is likely to be one of these images: "silence like a thin rain", or a brothel madam's kindness mislaid like a pair of spectacles.
Role models At 12, his favorite character was the detective Dixon Brett, his favorite authors John Buchan, Marjorie Bowen and H. Rider Haggard. But his potency is anticipated most clearly in the stories of Robert Louis Stevenson, his idol and distant cousin.
Typical sentence "I believe in the evil of God." - from "The Honorary Consul" –
NICHOLAS SHAKESPEARE
Ở Lò Luyện Ngục đó - ở cuộc chiến Việt Nam đó – Fowler vô trước, sau tới anh chàng thiện nguyện, cố vấn Mẽo, đẹp trai, trẻ măng. Anh này tin vào Thiên Đàng. Anh ta tới, được trang bị bằng cả một tự sự lớn [a great narrative], về Việt Nam. Anh ta sẽ bắt ép Việt Nam phải “thích hợp” với nó – Tiền Đồn Chống Cộng cho cả một trái đất sẽ không còn Cộng Sản nữa, thí dụ vậy. Anh ta có một câu chuyện của anh ta về Fowler, và ngược lại, Fowler cũng có một câu chuyện riêng của mình, về tên thực dân mới ngu si đần độn, cứ tưởng mình sẽ đem tự do dân chủ theo kiểu Mẽo đến cho thuộc địa cũ của Tây, và đây là giọng kể chính của cuốn tiểu thuyết. Cả hai tay này lại có những câu chuyện của riêng của họ về Phượng. Chẳng có một câu chuyện nào tin được. Chúng đều được dựng lên, theo yêu cầu của từng cá nhân, cho hợp với vai trò của mình. Greene hiểu rất rõ, những toan tính vị kỷ, nằm nơi đáy sâu con người, sẽ đẩy con người đi tới đâu. Ở trong Người Mỹ Trầm Lặng, những toan tính cá nhân này được hiện rõ ra, trên cái nền chính trị, và cùng với nó, là một xứ sở. Qua Phượng, người đọc cảm thấy, đây là một người đàn bà thực, đang hít thở không khí, không phải là một ý tưởng về một người đàn bà mà Pyle đang chôm từ Fowler.
Gừng càng già càng cay, càng ngày, tính ngây thơ ngốc ngếch, mù tịt về thế giới của anh chàng cố vấn Mẽo Pyle càng nổi lên cùng với cuốn truyện, kể từ khi được xuất bản, đúng như Fowler cảnh cáo anh ta:
“Tôi cầu mong Chúa làm cho anh hiểu được những gì anh đang làm ở đây. Ôi, tôi hiểu rất rõ, những nguyên nhân, những mục đích, những ý hướng tốt đẹp của anh.  Chúng luôn luôn tốt… Tôi chỉ mong, đôi khi anh có được một vài ý hướng xấu, có lẽ anh sẽ hiểu thêm được một tí, về thế thái nhân tình, về con người. Điều này áp dụng luôn cho cả cái xứ Mẽo của anh đấy, Pyle ạ.”
Nhưng theo Zadie Smith [Guardian], Pyle không chịu học. Sau cùng, anh ta cho rằng, niềm tin quan trọng hơn hoà bình, tư tưởng sống động hơn con người. Sự ngây thơ của anh ta, trên bình diện thế giới, chẳng khác gì một thứ chính thống giáo [fundamentalism]. Đọc lại cuốn truyện càng củng cố thêm lên nỗi sợ của  Zadie Simith, về tất cả những me-xừ Pyle trên toàn thế giới. Họ đâu có muốn làm cho chúng ta bị thương tổn. Chúng tôi tới với bạn là do thiện ý, do niềm tin, cơ mà? Nhưng chính những me-xừ Pyle này làm chúng ta đau khổ, làm thương tổn chúng ta. Thành quả lớn lao của Greene ở trong Người Mỹ Trầm Lặng, là cho tên già đểu giả, Fowler, nhân danh “nghĩa cả”, khi chỉ vào đống xác người mà Pyle coi, đó chỉ là biểu tượng. Fowler, và những người như anh ta, đều lý tưởng quá đủ, để mà chứng minh rằng, trên trái đất này, chẳng có một lý tưởng nào xứng đáng để mà lăn xả vào nhau, chém giết lẫn nhau,  vì nó. Khi Pyle hỏi Fowler, như vậy, anh tin vào điều chi, “Tôi tin, tin chứ. Tôi tin, mình đang tựa lưng vô tường, và có một họng súng ở đằng kia kìa”. Pyle lắc đầu: “Tôi đâu tính hỏi bạn như vậy”.
Nhưng tác phẩm của Greene là đúng như vậy đó. Ông mang tới cho người đọc, một hy vọng, thứ hy vọng mà một người quan sát viên dán mắt vào sự kiện đem lại cho chúng ta. Theo nghĩa đó, Greene là tay ký giả bậc thầy. Ông dâng hiến cho chúng ta những chi tiết, và những chi tiết chính chúng, sẽ chiến đấu, trong một cuộc chiến đấu nhằm chống lại những thùng rỗng kêu to, nói rõ hơn, những ý nghĩ, tư tuởng lớn lao, nhưng vô ngã, vô vị, vô hình, vô ảnh, như của Pyle.
Ruth Franklin trên tờ Người Nữu Ước, tìm ra, Thượng Đế là ở trong những chi tiết, ngược hẳn với Zadie Smith, trên tờ Guardian, bà thấy Ma Quỉ ở trong những chi tiết, khi đọc Greene. Nhưng bà thêm vô, cứu chuộc cũng là từ đó.
Và có thể, đó cũng là của Greene, như ông từng có lần cầu nguyện, “Một vài người trong chúng ta có thiên hướng tin yêu Chúa. Một vài người khác, có thiên hướng tin yêu con người. Cầu xin làm sao thiên hướng của tôi đừng bị phí phạm”.
Cầu sao được vậy.
Nó quả đã không bị phí phạm.
NKTV
Greene thật sướng: mỗi cuốn sách của ông, được một tay phê bình thật bảnh, đọc nó. Coetzee chọn cuốn Brighton Rock, in trong Inner Workings. Trong bài viết, ông cho thấy nối kết giữa Conrad, Greene và Le Carré. Nhưng Coetzee còn cho thấy, Greene thuộc thế hệ mà cái nhìn cuộc sống đô thị hiện đại ảnh hưởng nặng nề ở Hoang Địa của T.S. Eliot:
Graham Greene belonged to a generation whose vision of modern urban life was deeply influenced by T. S. Eliot's The Waste Land. No mean poet himself, Greene brings Brighton to life in imagery of sombre expressionist power: 'The huge darkness pressed a wet mouth against the panes.' (p.252) In later books Greene tended to rein in the poetry when it became obtrusive.
Even more pervasive in his fiction is the influence of cinema. 
Mũi lõ phân biệt nhạc có lời, chanson, song, khác với nhạc không lời. Làm gì có thứ nhạc phổ thông? Có thể có, nhưng không liên quan mắc mớ đến nhạc lính, nhạc vàng, nhạc sến của Miền Nam.
Nhạc họ Trịnh, tuy ‘phổ thông’ thật đấy, vì có rất nhiều người nghe nó, hát nó, nhưng dễ ai hiểu nổi ý nghĩa của những lời nhạc của ông?
Điều gì khiến ông viết lời bí hiểm, hũ nút như thế? 
Nhiều tay viết nhảm, tìm cách ăn theo TCS, phịa ra, nào là thiền, nào là Phật, nào là vô thường… trong lời nhạc của TCS.
Gấu, sau khi giải ra được thai đố của Kafka, mới hiểu ra được, đây là do thiếu 1 ngày lính.
Thiếu một ngày lính, không chịu ở phía cuộc đời trong cuộc đấu tay đôi sinh tử với nó.
Giống Văn Cao sau khi giết người. 
Steiner quan niệm âm nhạc vượt lên khỏi xấu và tốt, thiện và ác. Khi mớm lời cho nó, là đẩy nó vào cõi tục lụy. Chẳng thế mà Văn Cao, sau khi làm thịt tay Việt gian DDP, không làm nhạc có lời được nữa, và chỉ ngao du trong cõi vượt ra khỏi thiện và ác của những thanh âm không lời. Chẳng thế mà mỗi lần PD làm nhạc có lời, là phải mượn hứng khởi, ở một nơi chốn ‘âm u và ẩm ướt’, là ‘bướm’ của một em nào đó, hay phổ một bài thơ.
Thơ, thanh cao, thành ra nhạc phổ thơ của ông gần tới cõi thiên thai của nhạc Văn Cao.
Ba thứ nhạc có lời kia của ông, đều thấm đẫm mùi tục lụy, cho rồi đòi lại, nào môi, nào vú, nào bướm!
Lẽ dĩ nhiên, trong lời nhạc TCS có những trầm tư về một cõi người ‘vô thường’ mang dấu ấn của Phật của Chúa, 'hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi', thí dụ, nhưng đây là phản ứng tất nhiên của một kẻ đã không đứng về phía cuộc đời trong cuộc đấu sinh tử tay đôi với nó. Không phải tự nhiên mà ông ghiền rượu sau 1975 ? Không phải tự nhiên mà các em đẹp bu lấy ông...
Hãy yêu người bằng một thứ tình yêu cũ xì, cằn cỗi vì thương hại, cáu kỉnh và cô đơn.
"Aimer les hommes d'un vieil amour usé par la pitié, la colère, et la solitude".
C. Milosz: Hành Trình qua Tây Phương.
Tuyệt cú!
Trong bài viết về Victor Hugo, in trong Protée et les autres essays, Simon Leys có trích dẫn một câu của Delacroix, trong hội họa, ‘căng nhất là đưa thực tại vô giữa giấc mộng’, en peinture, ‘le plus grand de tous les tours de force, c’est l’introduction de la réalité au milieu d’un songe’.
Câu trên áp dụng vô cõi nhạc sến, vàng, lính, thật tuyệt. Những ánh mắt hỏa châu [thực tại], giữa giấc mộng, [hoa đăng ngày cưới]
Câu này cũng thật tuyệt, Leys trích dẫn, cũng trong bài viết: 
Hugo viết: Nghệ sĩ lớn khi tới đỉnh [vào lúc viên mãn, thành tựu,], làm lại toàn thể nghệ thuật theo như hình ảnh của mình [Tout grand artiste à son avènement refait l’art tout entier à son image]
Nghệ sĩ lớn và toàn nghệ thuật, với nhạc vàng nhạc lính nhạc sến, là… một. Trước đó, ở Miền Nam, toàn nghệ thuật của nó là cải luơng. Cùng với cuộc chiến cải lương nhập dần vào nhạc vàng sến lính, thành thử ‘dòng chủ’ của nó, là điệu bolero, là vậy!
Ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới.
TTT
Nếu trong thơ có tí mùi của ngày sắp tới, nếu thi sĩ là một thứ tiên tri, thì nhạc luôn có mùi của hiện tại, và khi hiện tại qua rồi, thì bản nhạc sẽ cất giữ cho những người đã từng nghe nó, chút kỷ niệm về nơi chốn, nhạc và người cùng gắn bó. Thành thử, vấn đề nghe ở đâu, vào lúc nào, một bản nhạc, là cũng rất ư quan trọng. Những cư dân của Sài Gòn, và nói chung Miền Nam đều giữ riêng cho họ, kỷ niệm lần đầu nghe nhạc Trịnh Công Sơn, thí dụ vậy, và sẽ nhớ ra rằng, bản nhạc đã ra đời, vào thời điểm nào.
Nhưng nhất, vẫn là kỷ niệm những bài nhạc lính. TCS do chưa từng đi lính, nên không thể diễn tả được cái cảm giác, nỗi hoài mong, "Một mai qua cơn mê, qua cuộc đời bình bồng, anh lại về bên em".
Đây là một thiệt thòi của riêng ông, ảnh hưởng tới chúng ta.
Gấu này chẳng đã từng lèm bèm rất nhiều lần, về cái lần nghe bản Tinh Nhớ, khi nó vừa mới ra lò, lần bị gọi đi trình diện nhập ngũ tại Quang Trung, vào những ngày cận Tết, và đêm khuya, nghe một tay tân binh đang chờ kiểm tra sức khoẻ như Gấu, nhớ nhà, nhớ bồ, và cứ thế huýt sáo miệng bản nhạc, khiến Gấu gần như phát khùng, vì nhớ Sài Gòn.
Và nhớ cô bạn.
NKTV 
Đọc câu này "Tôi thực sự tin rằng, cái gọi là tinh tuý nhất của văn học Miền Nam, trước 1975, không ở trong thơ, văn, mà trong lời nhạc" của NQT, tôi phân vân không biết ông có bình thường không? Nó giống như nói: Tinh tuý của xe hơi là nằm ở chiếc bánh xe đạp.
Nhạc thì có dính gì đến văn học? Thật trớt hướt.
Độc giả Blog NXH @ VOA
Tinh tuý của xe hơi là nằm ở chiếc bánh xe đạp.
Nhạc thì có dính gì tới văn học?
Một giả khác, của TV:
Tôi yêu văn chương Miền Nam, âm nhạc Miền Nam, nhưng tôi không nghĩ "Bolero" hay "Cải lương" là linh hồn cuả nó.
*
Viết, cái kiểu tản mạn, nay một tí, mai một tí, cái viết bữa trước cà khịa với cái biết bữa sau… trong khi đó, cái ‘vision’ toàn thể của bài viết chưa hiện ra đầy đủ…
Xin tạ lỗi tất cả. và giải thích tàm tạm thế này:
Chỉ đến khi vô tù VC thì Gấu mới nhận ra, cái gọi là nhạc sến nhạc vàng nhạc lính… là linh hồn của văn chương Miền Nam!
Tại sao thế?
Bởi vì khi vô tù VC chúng ta chẳng mang theo được cái gì khác, ngoài những thứ kể trên, cùng với chúng là những kỷ niệm…
Chúng ta không thể mang theo những TTT, VP, MT…
Tác phẩm của họ đều trở thành tro than cùng với cuộc phần thư 30 Tháng Tư. 
Theo nghĩa đó, Kafka phán, có thứ âm nhạc chỉ để tấu lên ở địa ngục!
*
Lần nghe bản Thuyền Viễn Xứ, do một tay trại viên độc tấu Tây Ban Cầm, nó nhiêu khê lắm. Không có ông Trời sắp xếp là trớt qướt!
Lúc đó là thời gian Gấu đã mua được cái chức Y Tế Đội, không còn ăn ngủ tại lán trại viên, mà là được đưa lên… Đội. Chỉ ở trên Bộ Chỉ Huy của Đội, thì mới có cây Tây Ban Cầm dành cho những buổi sinh hoạt Đội. Gấu tuy không biết đàn TBC, nhưng có thể sử dụng nó như là một cây măng đô lin, bấm nốt tỉ tì ti, thì dư sức.
Thế là, buổi tối hôm đó, khi đi từng lán ghi tên trại viên khai bịnh, ngày mai cho nghỉ lao động đưa qua bệnh xá, xin vài viên Xuyên Tâm Liên, bèn xách cây đàn đi theo. Tới một lán, gặp tiệc trà, dựng cây đàn kế bên, nhập cuộc. Trong đám ngồi dự tiệc trà, có một tay, trong lúc hứng quá, bèn cầm cây đàn lên.
*
Nói Thuyền Viễn Xứ được sáng tác cho những thính giả mãi sau đó, cho khúc ruột ngàn dặm, thực sự chỉ mới đạt được một nửa lời tiên tri. Nó còn nhắm tới khúc ruột ngàn dặm, ở ngay trong nước, tức những kẻ bị "cái gọi là ẩn dụ lò cải tạo, tinh thần thế giới của Tin Văn" chiếu cố, thôi thì cứ nói đại, cho dù chính tác giả của nó cũng chẳng thể ngờ, vì có khi nào PD đi tù VC đâu, thính giả đích thực của bản nhạc Thuyền Viễn Xứ,  là đám tù cải tạo.
Nói, "nó còn nhắm tới", có lẽ không đúng. Tác giả của nó, lại càng không nhắm tới thứ thính giả đó.
Đây là quyền năng huyền bí của âm nhạc, nói theo Steiner, khi ông trích dẫn Lévi-Strauss, sự phát minh ra giai điệu là một "bí mật tối thượng".
Gấu, tên tù cải tạo, vào lúc không ngờ nhất cuộc đời của nó, đột nhiên 'quê hương' xuất hiện, không phải như là một 'kinh nghiệm về thời tiết, kinh nghiệm về khổ đau", mà như một món quà tặng thật là tuyệt vời. 
Trong tù VC, có lần Gấu đã được nghe Hạ Trắng, tấu bằng một cây khẩu cầm, harmonica, giữa trưa nắng gắt, đói, một thằng cha tù nào đó, bất thình lình, như quá nhớ nhà, nhớ Sài Gòn, lôi cây kèn ra mà gào mà rống, đếch thèm để ý đến lệnh cấm nhạc vàng của quản giáo.
Gấu vừa nghe vài đường kèn, là run rẩy như "con thằn lằn đứt đuôi", trưa nắng gắt, đói như thế, mà cảm thấy "nhẹ tênh". Sau này, nhiều lần nghe ông nhạc sĩ Trần Mạnh Tuấn, nổi tiếng chơi saxo, tấu bài này, vậy mà cũng chẳng thể nào cảm thấy "phê" như lần ở trong trại cải tạo Đỗ Hòa, Nhà Bè.
Hạnh phúc nhất, và cũng đau thương nhất, là lần nghe Tình Nhớ, tại Trung Tâm Ba, Quang Trung.
Hạnh phúc này, Gấu đã từng khoe, nhiều lần rồi, nhưng cứ muốn khoe tiếp. Vả chăng, còn rất nhiều chi tiết, vừa hạnh phúc vừa bi thương, chưa từng kể.
Lần này, chơi xả láng!
Cũng là một cách tưởng nhớ ông nhạc sĩ tài ba. NQT
NKTV


Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư