Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (4)

Jul 31, 2018
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (4)
http://nhilinhblog.blogspot.com/…/van-chuong-mien-nam-thanh…
"Những ngày tháng sẽ tới trong thành phố ngợp ngụa lạ hoắc mà khi trở về tôi tự nhận là quê hương của mình." (Thanh Tâm Tuyền - Ung thư)

Ở lần trước (một lần nào đó) tôi đã nói đến phố Hàng Kèn là phố ngày nay không còn tồn tại ở Hà Nội. Các nhân vật của Thanh Tâm Tuyền cũng sẽ còn tụ tập với nhau tại căn nhà trên một cái phố đã mất hút, phố Hàng Đàn. Hàng Đàn nằm ở chỗ nay là Hàng Quạt, tôi cũng không rõ Hàng Quạt thế chỗ hoàn toàn cho Hàng Đàn hay trước đây Hàng Đàn chỉ là một đoạn của Hàng Quạt.

Chi tiết "Thủ hiến" giúp xác định một mốc thời gian (Bắc Kỳ chỉ có thủ hiến khi đã có Quốc gia Việt Nam cùng Bảo Đại, kèm một thứ nay rất ít người còn hiểu là gì, "Hoàng triều cương thổ"); thêm một chi tiết nữa cùng dạng: có một thời điểm các nhân vật nói chuyện với nhau, nhắc đến sự kiện de Lattre (de Tassigny) vừa sang Đông Dương.

Jean de Lattre de Tassigny (với người Pháp, có biệt danh "Roi Jean" tức là "Vua Jean") đặt chân tới Đông Dương tại sân bay Tân Sơn Nhứt. De Lattre thay thế cùng một lúc Pignon và Carpentier, nghĩa là trong phần nối dài câu chuyện thuộc địa lần đầu tiên có một nhân vật Pháp thâu tóm cả quyền lực quân sự lẫn dân sự. De Lattre là một lựa chọn bất ngờ, một lựa chọn phút cuối; lẽ ra Juin mới là người được chọn. De Lattre đã hơi quá già (ngoài sáu mươi tuổi); thời điểm de Lattre sang Đông Dương, khả năng người Pháp thua trận đã bắt đầu hiện ra.

De Lattre sang Đông Dương cùng nhiều nhân vật thân cận, trong đó có những người sẽ đóng vai trò không nhỏ trong đoạn cuối sự hiện diện Pháp tại Đông Dương: Beaufre, Salan, Cogny, etc. Như vậy de Lattre đặt chân tới Indochine sau con trai của chính de Lattre, Bernard, đang đeo lon trung úy trong quân đội viễn chinh Pháp ngoài Bắc Kỳ.

Một mốc khác (lúc nhân vật Liêm đi chuyến xe lửa ngày Tết từ Hải Phòng - tức là "Phòng" - lên Hà Nội, người trên toa tàu nói chuyện với nhau): sự kiện bà Cát Hanh Long vừa xảy ra.

(thêm một địa danh, lần này là của Sài Gòn: một con đường mang tên Mac-Mahon; Thanh Tâm Tuyền sẽ gọi nó một kiểu, nhưng những ai quen thuộc với văn chương Bình Nguyên Lộc sẽ biết cái tên ấy hay được người Sài Gòn gọi là "Mặt Má Hồng"; một cái tên khác chỉ thuộc về Hà Nội xửa xưa: "Cột Đồng hồ": xưa kia trong giới dặt dẹo Hà Nội truyền khẩu một câu, "Một chọi một ra Cột đồng hồ" ý nói hẹn ra đó múc nhau

tất nhiên ai cũng dễ dàng nhận thấy, Thanh Tâm Tuyền dùng nhiều từ phiên âm, trong đó đa phần ngày nay không còn ai hiểu - đấy là chưa kể rất nhiều tiếng Pháp được dùng nguyên xi - chẳng hạn "tô kê" là phiên của "toqué", nghĩa là dở người, hâm hấp, ngẫn; chắc tôi sẽ còn quay trở lại kỹ hơn với từ ngữ trong Ung thư)

8 20.90 MB 8 6


/Viet/TTT_by_NAK.html 1 55.78 KB 1 1


/tap_ghi_5/gach_bac_ho.html 1 20.53 KB 1 1


/Al/Mai_bonsai_Binh_Dinh.html 1 9.63 KB 1 1


/scan/mieu_sinh.html
Note: Đầu tháng, server cho thấy, độc giả đang theo dõi Ung Thư. Nhớ, có lần hỏi ông anh, đám bạn của anh, những nhân vật trong UT, khi anh đi tù ở ngoài Bắc, có ai tới thăm không, ông bật cười làm sánh ly cà phê, sức mấy làm họ dám. Lạ, là Gấu không làm sao nhớ, lần gặp đó, ở đâu, quái thế. Chỉ nhớ 1 lần nhớ không khí những ngày có đầy đủ ba anh em, và cũng đói nữa, sau cữ chích ở Ngã Sáu Sài Gòn, bèn mò tới nhà, ăn chung với mấy đứa nhỏ 1 bữa cơm, rồi về.
Kỷ niệm thì rõ ràng, nhưng không làm sao nhớ ở đâu, lúc nào.
Cũng nhớ thật nhớ, lần, ngay sau 30 Tháng Tư 1975. Gấu nghĩ là đổi đời, bèn quyết định từ giã Cô Ba. Thế là đi cai, ở 1 căn hộ trong 1 xóm nhỏ, của 1 anh y tá, biến nhà mình thành 1 trung tâm cai nghiện. Hết 1 phát, là bèn lấy cái xế máy, chạy đi thăm ông anh. Ông kéo ra 1 quán cà phê, cũng trong khu Xóm Gà, cũng không xa nhà lắm lắm, ký tặng Gấu cuốn Một Chủ Nhật Khác, và đưa ra nhận xét, Miền Bắc sẽ bị chấn thương nặng nề vì chiến thắng này.
Cuốn sách ông tặng, sau được Gấu Cái đưa vô lò, đốt, thay cho củi
TTT thực sự không có bạn văn, ở trong đám Sáng Tạo, theo GCC. Người ông thân nhất, là Ngọc Dũng, thì là họa sĩ. Cái sự kiện, lầm bạn mình với tên thợ sắp chữ, nếu phải cắt nghĩa, thì câu của Torodov quá đúng, cho nó: Hồi nhớ, tưởng niệm là cách adaption quá khứ vào hiện tại, sao cho kẻ hồi nhớ hài lòng nhất!
Commemoration is always the adaptation of memory to the needs of today.
Tưởng nhớ, hoài niệm…  luôn luôn là sự sửa lại hồi ức cho hợp với nhu cầu hiện tại.
Cynthia Ozick trích dẫn, trong bài viết “Who owns Anne Frank?" (1)
Nhưng, thua, câu của Brodsky, sống sót không mắc mớ tới đạo hạnh, mà là tới nhập nhằng, láu cá chó!
Hay, tưởng niệm là hòn đá thử vàng, về đạo hạnh, của kẻ còn sống, đối với người đã chết.
Nhớ, lần Gấu viết về cuốn Bếp Lửa, gây chấn động trong đám viết lách Sài Gòn.
Đó là sự thực. Lê Huy Oanh, nhắc lời 1 ông bạn, nói về GCC, qua bài điểm BL, tay này có thực học!
Còn Joseph Huỳnh Văn mừng ra mặt, nhưng phán 1 câu thật đã, mi viết bài này, là vì ta là tổng thư ký Tập San Văn Chương, không phải vì TTT!
Cũng thế, là lần Gấu đọc Mây Bay Đi của Nguyên Sa.
Bởi thế, chúng, thay vì thù thằng em, thì, thằng anh!
Tình hình văn nghệ Mít, ở hải ngoại, vào lúc này, rất cần 1 tên như Gấu, thời còn Sài Gòn. Bạn ra sách, dù trên net, là rất cần 1 tên thực sự đọc nó, “dám” đọc nó, thay cho cả chính cả tác giả của nó.

Có hai tay, Gấu cực tiếc, Gấu đọc họ, ngay vừa mới ra được hải ngoại, mà sau này, đều hỏng cả - hỏng theo nghĩa, ước vọng, hoài vọng của GCC, về họ - và đó là bạn Khờ của GCC, và Hồ Đình Nghiêm. Ra được 1 phát, là đọc liền họ, hoài vọng họ sẽ thế này, thế nọ, nhưng họ viết, chỉ đường được, không tới được, cái vị trí mà Gấu dành cho họ.
Cái hỏng này, bây giờ, vào lúc sắp đi xa – tí nữa, lát nữa đi - Gấu nhận ra, cả hai đều không dám“risquer”, đời của họ - đời theo nghĩa hạn hẹp, xoáy vào, chỉ cái viết.
Bạn viết văn, là đem cái đời của mình, đánh cược với hiểm nguy.

Đây là 1 hệ luận, từ câu của Holderlin, “Tại sao thi sĩ, trong 1 thời chó má như thế này”.
Muốn nó hết chó má, với nhà văn, nhà thơ, là cái viết của họ.

Cái hỏng của HDN, nếu đọc cuốn mới ra lò của anh, với những truyện ngắn trước đó, (a) theo Gấu, là do chính tác giả kìm cây viết, dòng viết của mình, không dám mạo hiểm. Cũng thế, với bạn Khờ. Khác với lũ bất tài, là cả hai dư sức viết điều mà Gấu hoài vọng ở họ, nhưng cố kìm cái viết của họ, vì không dám rủi ro, đời (cái viết) của mình.
Khác hẳn GCC.
Đó là sự thực.
Rõ ràng nhất, là cái vụ Gấu ghiền xì ke. Chưa bao giờ, chưa hề có, 1 tên dám risk đời mình như Gấu cả, hà, hà!
Đến Gấu Cái mà còn hoảng. Ta chưa từng thấy tên nào liều lĩnh như mi, ngay cả trong chuyện, lấy ta!
Họ hàng, anh em, bà con, bạn bè đều lắc đầu, mi nhất quyết không bỏ ta!
Rồi đến cái chuyện bỏ xì ke, sống lại đời của mi.
Nhân vật chính, trong Under the Volcano, cũng rứa! (1)
Hay Cesar Pavese. Tay viết tiểu sử ông, gọi là, "an absurd vice", cái quỉ ma, đồi bại, Cái Ác...  Bắc Kít... ... phi lý!
Trong “Tại sao đọc những nhà văn cổ điển”, Italo Calvino đi 1 đường thần sầu về ông, “Pavese and Human Sacrifices”

(a)

Ngoại Vực : Truyện và Chuyện của Hồ Đình Nghiêm

“… Văn của anh, nói chung, là một trộn lẫn khá lạ giữa sự nghiêm túc và nét dí dỏm lại đượm mùi chua chát được giấu một cách khá kín đáo qua cách diễn đạt trông rất thành thật, tự nhiên.
Ngoài ra anh viết phóng túng, nhiều liên tưởng… Cái hay của Hồ Đình Nghiêm thường nằm trong những chi tiết, đôi khi, rất dễ bỏ qua ấy, khi đọc. Nhưng mà đọc xong, lại nghe như lòng có muối xát. Đau đau, chua chua, mằn mặn, buồn buồn, tê tê, tái tái…”
Đúng, mà, không đúng. Theo nghĩa của Kafka, cuốn sách phải như cái rìu phá băng bổ 1 phát vô cái biển băng vô hồn, vô cảm, là linh hồn của lũ Mít dửng dưng trước Cái Ác vào thời điểm Tận Thế của xứ sở của chúng 
Khen như trên, là khen cho phải đạo, huề vốn!

Cả 1 băng đảng Mông Nàng Lệ An, chỉ được 1 đấng này. Tếu nhất là đấng chuyên gia về Phén. Toàn đồ xái xảm, viết hoài còn hoài. Lần Gấu post bài của Đại Giáo Sư Vẹm Hoàng Ngọc Hiến, sau khi lãnh tiền Xịa, ở cái ổ VC ở WC cái con mẹ gì đó, phải trả bài, “miễn cho xong một sô” - từ của Phan Nhiên Hạo – trong có xoa đầu nhà văn hải ngoại, là đấng này, bèn mừng húm bệ về Blog, nhưng lại sợ lũ chống Cộng điên cuồng, bèn phân bua, tôi không được hân hạnh quen Ngài HNH, thấy bài đăng trên Việt Báo online nên bệ về. Hắn không dám nhắc tới trang Tin Văn, bẩn thế!

Đâu cần hắn nhắc tới? Nhưng đây là vấn đề thuộc phạm trù đạo hạnh, phải đề nguồn, và hắn biết nguồn là từ Tin Văn, vì thời gian đó, GCC post song song. Sến cô nương, cũng chơi mửng này, bài về thơ Joseph Huỳnh Văn, cũng lấy trên Việt Báo, vờ Tin Văn, ra cái điều ta không thèm biết đến mi. 
Một khi bạn xử sự như thế, là độc giả nhìn ra, tâm địa của bạn như kít.
Bởi thế mà Brodsky mới phán, Mĩ là Mẹ của Đạo Hạnh. (1)
Não toàn phân, mà bày đặt "viết hay" ư? NQT

(1)
“Trong diễn từ Nobel, Brodsky vạch ra một mỹ tín [aesthetic credo] mà cuộc sống đạo đức của dân chúng sẽ được xây dựng trên nền tảng đó. Mỹ học như ông nói, là mẹ của đạo đức, theo nghĩa, con người càng trọng mỹ tới đâu thì sàng lọc ra cái vô đạo tới đó. Và nếu như vậy, nghệ thuật tốt sẽ ở về phía của cái tốt. [Good art is thus on the side of the good]. Cái ác, cái tà ma, về mặt còn lại, ‘đặc biệt là cái ác chính trị, luôn luôn là một thứ văn phong tồi tệ” [Evil, on the other hand, ‘especillay political evil, is always a bad stylist”. On Grief… trang 49].”
Coetzee

HDN có 1 truyện ngắn, Mô Phật, GCC mê lắm, có post và có lèm bèm trên Tin Văn, nhưng kiếm không ra. Có trên art2all. Post lại ở đây. Một trong những truyện ngắn, HDN viết, không kìm cái viết, của anh. Còn 1 truyện ngắn nữa, Gấu chỉ nhớ được mỗi có một chi tiết – chi tiết là Thượng Đế - hay Quỉ, thì cũng thế. Chi tiết thần sầu này, tình cờ đọc trên net, 1 website ở trong nước, dành cho đám trẻ mê văn học, có 1 tay cũng lôi ra để mà trầm trồ. HDN mô tả khẩu súng của 1 đấng thanh niên, nó chỉ như cái van, của 1 cái ruột xe đạp!

Chi tiết này, với riêng Gấu, làm nhớ tới 1 phim võ sĩ đạo thần sầu, Võ Sĩ Hoàng Hôn
[từ từ viết tiếp]
http://www.art2all.net/tho/hodinhnghiem/trang_hodinhnghiem.htm

http://www.art2all.net/tho/hodinhnghiem/mophat.htm


Võ Sĩ Hoàng Hôn
Phim này, đã được bạn Phạm Vũ Thịnh, 1 chuyên gia về văn học Nhật, giới thiệu, trên trang Chim Việt Cành Nam. Gấu tìm thấy ấn bản cũ của nó, tại 1 tiệm sách cũ, nghĩ, chắc là khác bản mời, bèn bệ về, chẳng khác chi bản mới, new release but not remake. Nhưng cái vỏ quả có đẹp hơn nhiều, so với bản mới..

http://chimviet.free.fr/tacgia/phamvuthinh.htm

http://chimviet.free.fr/vannhat/phamvt/pvtd084_vosihoanghon.htm

Cái phim Võ Sĩ Hoàng Hôn, nó mắc mớ tới cái truyện ngắn của HDN, bởi 1 chi tiết - là thượng đế trong văn chương – như sau đây.
Võ sĩ hoàng hôn, thuộc tầng lớp bèo, lấy cô vợ giầu, bị vợ và gia đình vợ khinh khi. Bà vợ chết bịnh, anh chồng phải bán cây gươm quí, để lấy tiền ma chay.
Sau, được bộ lạc phái đi giết 1 tay võ sĩ phản động. Tay này, cả vợ lẫn con gái đều bị chết vì bịnh. Cả hai thông cảm nhau, và võ sĩ hoàng hôn quyết định, làm ngơ, để cho địch thủ trốn chạy qua 1 vùng khác.
Nhưng trong lúc trò chuyện, anh võ sĩ hoàng hôn vô tình xì ra chuyện phải bán cây gươm, tay kia phát điên lên, như vậy, là mi tính đến đấu sinh tử với ta, bằng cây kiếm ngắn, bằng cái van của cái ruột xế đạp ư?
Ui chao, cõi văn của HDN, đọc theo lối ẩn dụ, thì đúng là như thế. Anh kìm văn của anh, nhỏ xíu lại, như cái van của cái ruột xế đạp, trong khi đúng ra, nó hùng vĩ phi thường.
Như cây cột chống Trời, của Tôn Ngộ Không, trong Tây Du Ký, hay, cây thiền trượng, của nhà sư chuyên ăn thịt chó, Lỗ Trí Thâm, trong Thuỷ Hử?
Mô Phật!
NQT

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư