Gấu, nhà văn



*


Chuyến đi từ Tiểu Sài Gòn lên San Jose thăm gia đình bạn C, năm ngoái, khi nghe tin ông anh mất, không ngờ làm nhớ tới một chuyến đi, ngảy nào ngày nào, từ Sài Gòn về Vĩnh Long
Lần đó, Gấu Cái đang học trường nữ sư phạm. Kêu Gấu xuống đóng học phí nội trú, hình như vậy.
Thường, Gấu chạy xe tới nhà HPA, ở khu Chợ Đũi. Gửi xe tại đó, lấy xích lô ra bến xe đò Miền Tây.
Lần về, ngồi cạnh một em nhà quê lên thành phố. Hỏi, cô nói, muốn lên khu Xóm Dệt Hoà Hưng, để tìm cô bạn.
Trên đường, cô để cái nón lên che đùi, và khi Gấu ‘vô tình’ đưa tay xuống bên dưới cái nón, thì cô lại để yên, thế là Gấu hiểu liền, cô để cái nón, để cho Gấu dễ bề làm ăn!
Tới bến xe, cô biểu, chiều rồi, lên Hoà Hưng chắc cũng không đủ thì giờ tìm địa chỉ người bạn, hay là anh cho về nhà anh ngủ đỡ một đêm, sáng mai anh đưa em lên trên đó.
Thế thì còn gì bằng. Thế là Gấu dặn cô đứng chờ ngay tại bến xe, rồi lấy cái xích lô, tới nhà HPA, lôi xe Honda ra, chạy ra bến xe đò lấy hàng, đưa về nhà, ở chung cư Bưu Điện số 29 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn.
Sáng hôm sau, cô nói, thôi, anh cho em ở đây thêm vài bữa nữa.
Nhưng anh phải đi làm.
Thì anh cứ đi làm. Anh khóa cửa lại, nhốt em ở trong nhà, trưa về nhớ mang cho em cái gì ăn nhé!
Chuyến đi San Jose, Gấu cũng gặp một cô gái như vậy.
Chán nhất, là, tới bến xe gặp bạn C đứng đợi, Gấu chẳng làm ăn gì được.
Hơn nữa, cô gái có cô em đem xe tới rước. Gấu chỉ hỏi vội được số phôn.
Wrong number, sorry.
*
Những ngày khởi đầu “nghiệp văn” của Gấu liên can tới DNM và TTT.
Và cái cú hích đầu tiên, là truyện ngắn nổi đình nổi đám của DNM, "Rượu chưa đủ".
Sau này, khi nhắc tới DNM, người ta thường nhắc tới "Cũng Đành" của ông, nhưng theo Gấu, như cái cảm giác bao nhiêu năm còn đọng lại, “Rượu chưa đủ” thú hơn nhiều, tuy rằng bây giờ, Gấu chẳng còn nhớ một tí gì về nó.
Nó còn liên can tới lời phán đầu tiên về tác phẩm đầu tiên của bạn. Nhất là những lời phán đầu tiên đó, lại từ một bậc đàn anh trong giới.
Nó “kinh khủng” lắm.
Đây là vấn đề mắt xanh, mắt trắng, tri âm, tri kỷ. Nhưng khủng khiếp hơn nữa, vẫn là thái độ, sự đón nhận, của chính bạn, nhà văn mầm non, trước những lời phán, khen, nhất là khen, đó.
Chê, dễ đón nhận hơn.
Khen, mới nguy hiểm chết người.
TTNgh. theo Gấu, một cách nào đó, đã bị nhận chìm, vì lời khen tới chỉ của VP.
*
Bỗng dưng, Gấu nhớ tới, Solz, khi ông yết kiến nữ thần thi ca Nga, Akhmatova, và bị gặng hỏi, này, liệu có chịu nổi danh vọng không đấy, nhất là thứ danh vọng đến vào lúc cuối đời, một chân đã bước xuống huyệt.
Solz nhớ tới một câu cách ngôn Nga, ông học được ở trong tù:
Đừng để cái may làm mi khùng, nhưng cũng đừng để cái rủi làm mi co rúm người lại.
[Don't let good luck fool you or bad luck frighten you]
*
Viết đến đây, Gấu bỗng thèm được lạc đề, đi một đường lăng ba vi bộ, nhớ về một kỷ niệm, lần đầu diện kiến một nữ văn sĩ, ra đi từ Miền Bắc, mà Gấu này, là người đầu tiên viết những dòng đầu tiên về bà, những dòng hồ hởi đón nhận, một nhà văn, và cùng lúc, một dòng văn, trong lúc phải gượng gạo ăn nằm với chủ nghĩa xã hội, vẫn cố giữ cho được cái bản chất Bắc từ xửa từ xưa, khi chưa hề có cái gọi là chủ nghĩa xã hội.
Bà ta nói, những gì ông viết về tui, khen đấy, thích đấy, (làm sao không?), nhưng quái dị nhất, là, ông lôi ra một câu của tui, câu này, tôi không hề tin rằng, sẽ có một người nào đó, nhận ra, và lôi ra, để mà trầm trồ!
Cái nhan sắc riêng đó, của tui, không dễ gì có người nhận ra, vậy mà làm sao ông nhận ra, thật khó hiểu quá!
Nhưng, chỉ có Gấu Cái, là nhanh nhất, bà nhận ra, ngay lần đầu gặp, bà này giống y chang "cô bạn”, của cả hai, cô phù dâu trong đám cưới, lênh đênh trên thuyền, giữa lòng đồng bằng Nam Bộ, một mùa lũ lụt ngày nào, ngày nào….
*
Thành thử có một sự hiểu lầm. Nhiều điều Gấu viết về bà nhà văn Bắc này, sau đó, là lấy ra từ trong ký ức, từ cái kho lưu trữ, và là những dòng viết về cô bạn. Do hai người quá giống nhau, thành thử khi viết về bà này, thì cũng như viết về bà kia, tiện lợi cả hai ba đường.
Nay xin đính chính.

Bà ta nói, những gì ông viết về tui, khen đấy, thích đấy, (làm sao không?), nhưng quái dị nhất, là, ông lôi ra một câu của tui, câu này, tôi không hề tin rằng, sẽ có một người nào đó, nhận ra, và lôi ra, để mà trầm trồ!
Cái nhan sắc riêng đó, của tui, không dễ gì có người nhận ra, vậy mà làm sao ông nhận ra, thật khó hiểu quá!
*

Sư phụ tôi phán về tôi: “Mi đúng là một nhà thơ khủng khiếp, nhưng nên làm một điều gì có ích, trở thành nhà xuất bản, một nghề không cần tài năng, mà chỉ một tí thông minh” (1)
[Ezra] Pound “said I was such a terrible poet, I’d better do something useful, and become a publisher, a profession which [he] inferred required no talent and only limited intelligence."
Và tay đệ tử đã nghe theo lời khuyên của ông thầy, và bởi vì con tỉ phú, anh ta bèn dựng bảng hiệu, nhà xb New Directions, nơi cho ra lò cơ man thiên tài văn chương.
Ân hận duy nhất của James Laughin, là đã không nhìn ra thiên tài Beckett.
(1) Một trùng hợp lý thú: Gấu đã dùng, đúng từ này, khủng khiếp, để đọc văn chương Nguyễn Thị Hoàng.
*
Cuốn truyện quá tệ, nhưng chưa tệ hại bằng bài điểm sách. Sau khi tóm tắt nội dung phần đầu, tôi kết luận: phần đầu cuốn sách, theo tôi, thật là khủng khiếp! (Chấm xuống dòng đàng hoàng!).
Và sự khủng khiếp cứ thế kéo dài cho đến hết cuốn truyện.
Chưa hết, người phụ trách trang báo, TTT, lại tỏ ra rất thích từ "khủng khiếp".
Ông cho đăng, dưới cái tít: Văn Chương Khủng Khiếp.
Một chuyến đi
*
Dưới chân đại sư Ezra Pound, là bài của Eliot Weinberger, trên tờ NYRB, March 1, 2007, điểm cuốn tiểu sử mới ra lò của tay đệ tử Pound, The Way It Wasn’t: From the Files of James Laughlin [Barbara Epler và Daniel Javitch biên tập, New Directions, 342 trang, US. 25.00, bìa mỏng].
*
Với JL, là cả một núi giai thoại về các nhà văn.
Về Henry Miller: Một nửa, những "em đã biết tay anh chưa" của ông này, là tưởng tượng. Người thực, việc thực, phải là Errol Flynn.
[I wager that half the exploits in Henry Miller's Tropics books [sic] were imaginary. He was not Errol Flynn].
Thư trả lời Willam Saroyan: Viết lách thứ chi chi, thì cũng nên coi lại bản thảo, lỗi chính tả, nguồn trích dẫn...  chúng tôi, những nhà xb nhỏ, có thể in sách của ông, nhưng không thể diễu cợt ông [we small publishers can print you but can't humor you].
*
James Laughlin, đến cuối đời, cũng cho ra đời một tí thơ, không dở. Cuốn tiểu sử của ông, theo tay điểm sách trên NYRB, có thể đọc như là một bài thơ, về cuộc đời JL.
*
Trên tờ Paris Review, Fall, 1983, có bài phỏng vấn JL, về nghệ thuật xb. Bức hình trên, chi tiết hơn: JL và Ezra Pound. Nghỉ ăn trưa tại Dolomites vào năm 1935, trên đường từ Venice đi Salzburg. Hình: Olga Rudge.
*
Học Harvard, bỏ ngang, có thời gian làm bồi cho Gertrude Stein, bị bà chủ đuổi, vì lén đọc Proust. "Bà chủ tôi hết sức bực bội, vì bị xúc phạm". 'J,' bà hỏi tui, 'Sao mi lại đọc thứ rác rưởi đó? Mi không biết là Proust và Joyce đã viết những cuốn sách của chúng, bằng cách thuổng "Making of Americans" của ta?'
JL nghe lời thầy, trở lại Harvard, nhờ vậy, không bị gia đình từ. Vào thời kỳ Suy Thoái kinh tế, ông già phát cho thằng con một cái cheque, trị giá 100 ngàn, bằng mấy chục triệu bi giờ, này, đi mà làm nhà xb, cho thoả cái chí của mày!
Suốt đời, JL nói, mình tốt nghiệp đại học Ezuversity [tức đại học Ezra Pound].
*
Nhưng, giai thoại văn chương, cái này mà chẳng đại thú à?
Phùng Quán làm bài thơ ‘Lời mẹ dặn’, Trần Dần, Văn Cao kéo Quán đi khao chả cá. Văn Cao khen: ‘Phùng Quán viết khá, không đánh vào hiện tượng mà đả thẳng vào bản chất....'
'Nhưng việc chọn bài thơ “Lời mẹ dặn” của Phùng Quán là một trong những “bài thơ Việt hay nhất thế kỷ XX”, theo tôi là hoàn toàn chính xác'.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Nguồn: talawas
Thơ như thế thì đúng là thơ thần rồi còn gì nữa: Thơ là phần mặt của đời sống, theo nghĩa, những thắc mắc, băn khoăn, siêu hình, những ảnh tượng, ẩn dụ... đều phải ngoi lên đó.
Để mà thở!
Thế nào là thơ thần?
Theo Gấu, một câu thơ được gọi là thơ thần, khi nó tự nhiên như một lời nói.

- Vous écrivez des poèmes et vous ne les publiez pas. Mais dans les deux ou trois poèmes qui ont paru, on voit que la mort n'est pas, pour vous, la fin de tout, qu'il y a  quelque chose après.
Alterman a écrit : 'Il n'y a pas de maison sans morst ni de mort qui oublie sa maison.'"
Ông làm thơ nhưng không in. Nhưng trong mấy bài lỡ có đó, có vẻ như cái chết, với ông, không phải là chết tận chết tiệt. Rằng có một điều gì, sau đó.
Alterman viết: "Chẳng có nấm nhà nào không có những người đã ra đi, và chẳng có người nào đã ra đi quên nấm nhà của mình."
Amos Oz
Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn.
Phạm Duy: Trở về mái nhà. Xưa
*
Kỷ niệm về cô gái - làm quen trên xe đò, trên đường về Sài Gòn, lần xuống Vĩnh Long, gặp Gấu Cái, khi đó đang học sư phạm, chờ ra làm cô giáo, rồi do có chồng, bỏ ngang - chỉ là một câu nói.
Cô lầu bầu, khi bị đánh thức, vào lúc còn sáng sớm tinh sương, còn mệt nhoài vì chuyến đi:
-Nữa hả?
Thế rồi cô ngủ tiếp, kệ thằng chả mầy mò, nghịch ngợm.
Muốn edit gì thì edit!
Ấy là vì, Gấu cứ nghĩ, sáng ra, phải chở hàng đi giao!
*
Nhưng, cô gái, thương Gấu, mến Gấu, cảm thấy ấm cúng khi thui thủi ở trong nhà, bèn quyết định ở lại thêm vài ngày. Sáng, Gấu chạy ra phiá ngã tư Phan Đình Phùng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, nơi có mấy tiệm ăn, mua, khi bánh mì xíu mại, khi bánh bao. Ăn sáng xong, Gấu khóa cửa phía bên ngoài, đi làm, tới trưa, về, 'thăm em xong' là lại đi, tối về, ngủ lại luôn ở nhà mình. Cứ thế, cứ thế, cho tới khi, Gấu cảm thấy mấy ông bà hàng xóm, nhất là mấy cô gái, không hiểu tại sao, nhìn Gấu ra vẻ kỳ kỳ.
Có thể bữa đem hàng về, có người nhìn thấy.
Lại thêm nỗi sợ, cô ở lỳ, thế là Gấu, vào một buổi sáng đẹp trời, lấy xe Honda chở cô lên Hoà Hưng.
Khốn nạn thật: Gấu cũng chẳng cần biết cô có kiếm ra người bạn hay là không, vừa đến khu xóm dệt, là bỏ hàng xuống, rú ga, chạy có cờ, chẳng dám ngoái lại.
Khốn nạn thật!
Nữa hả!
Thảo Trần lại là dân miệt vườn thứ thiệt, sinh quán Cai Lậy, Mỹ Tho, và là bà xã của NQT. Đây tuy là tập truyện đầu tiên của bà, nhưng đã mang đầy sức mạnh riêng tư, trong một dòng văn cũng rất là Nam Bộ trong kiểu rất là Sài Gòn.
Phan Tấn Hải đọc NDSCVPN
Thú thật, hách, phách, lối, và hỗn như Gấu, không viết nổi một câu bảnh, và đúng, và thật galant, như trên, về Gấu Cái.
Cám ơn bạn hiền PTH.
*
Ôi chao, Gấu lại nhớ, một lần Gấu Cái than, anh coi những người đàn bà khác, như trời, như thánh nữ, tại sao lại lấy một người 'xấu' như tui?
Và Gấu, cà cuống chết đến đít vẫn còn cay, đã trả lời, có thể, anh thiếu, và cần ba cái xấu, của em!

The past beats inside me like a second heart
All works of art are scar tissue.
Tác phẩm 'nghệ thuật' nào [của Gấu]  thì cũng như vết sẹo [ở trên tay cô bạn],
và quá khứ những ngày ở Sài Gòn là trái tim thứ nhì [ở trong Gấu].
Nó đập còn dữ dằn hơn trái tim thứ nhất.
Càng đập càng nhớ... vết sẹo!
John Banville
Về vết sẹo này, của cô bạn, tuy có thật, nhưng Gấu chỉ có thể tưởng tượng khi nằm mơ, vì chưa từng được chính mắt nhìn thấy.
Gấu cũng đã có kể, cái lần Gấu Cái giận điên người, vì thằng chồng nằm mơ, cầm tay vợ, lại tưởng cầm tay người khác, đến khi sờ không thấy, bỗng bật lên lời, vết sẹo đâu rồi, và tỉnh giấc, và biết trong đời mình đã gây nên một mối đại thương tâm.
Ôi chao, có thằng chồng nào khốn nạn như thế chăng, mặt dầy như thế chăng?
*
Cái thằng cha học trò nghèo, tương tư người đẹp đến liệt giường liệt chiếu, trước khi đi tầu suốt, chỉ mong được hửi tay người đẹp một lần, kiếp sau, được thoả nguyện, thằng cha đó chính là... Gấu.
Cái chuyện được cầm tay người đẹp đó, cũng không thể nào thực hiện được, nếu không có sự tiếp tay của con quỉ chiến tranh.
Gấu đã từng tả cái lần đầu được cầm tay người đẹp trước khi từ giã Sài Gòn, lừng lững khốc liệt bước vô Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ.
Ba muơi năm sau, gặp lại, để giải thích cái lý do chỉ được cầm tay, cố cưỡng là mang họa, người xưa giản dị nói:
-You are not available !
*
Lần đầu tiên anh cầm tay em, là bữa đi ciné. Lần đầu, vì hôm sau anh phải đi Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ Quang Trung. Em như miễn cưỡng "chiều" anh. Ở trong rạp, anh cầm tay em, em giật ra. Bực mình, anh giữ chặt lại. Nghĩ sao, em để yên. Anh như nghe em nói: thôi được rồi, tui thương ông đó. Được chưa?
Cầm Dương Xanh

The past beats inside me like a second heart
All works of art are scar tissue.
Tác phẩm 'nghệ thuật' nào [của Gấu]  thì cũng như vết sẹo [ở trên tay cô bạn],
và quá khứ những ngày ở Sài Gòn là trái tim thứ nhì [ở trong Gấu].
Nó đập còn dữ dằn hơn trái tim thứ nhất.
Càng đập càng nhớ... vết sẹo!
John Banville
Banville, tác giả Biển, còn là cây viết thường trực của NYRB, 'chuyên trị' món điểm sách, điểm thơ... ông điểm cuốn Nhà Hội của Amis, và khuyên, nên đọc song song với Koba The Dread, cũng của Amis. Một thực, một giả. Nhờ thực có giả.
Amis cho biết nhớ đọc The Nazi Doctors  [thực] của bạn ông, Robert Jay Lifton mà ông viết được cuốn Time's Arrow.
Banville phán, Time's Arrow is a risk, but it succeeded, nguy quá, nhưng may quá, thành công.
Cuốn Nhà Hội cũng từ những cuốn thực khác, của Conquest, của Amis.
Cả hai cuốn Koba Nhà Hội, là đều có Stalin trụ trì.
Anne Applebaum, tác giả cuốn 'chung quyết', definitive, Gulag: A History cho rằng Amis, là nhà văn Tây Phương đầu tiên viết về Gulag, về cuộc đời ông Trùm Đỏ Koba, tức Stalin
*
*
Bộ trưởng giáo dục VNCH, Trần Hữu Thế,
phát bằng Cán Sự Kỹ Thuật Bưu Điện cho Gấu [1960]
Vậy mà dám nói, không thuộc giới khoa bảng! Láo quá!
[Ôi chao Gấu sao hồi đó đẹp trai thế, trẻ thế!]
Gấu học Bưu Điện là cũng do 'gợi ý' của TTT.
Đậu xong Tú Tài  II, thấy khó tiếp tục quá, thời gian này Gấu ăn nhờ ở đậu Bà Trẻ. Bà thì không sao, nhưng Dì Nhật, con bà cả, mặt lúc nào cũng một đống, Gấu cứ phải trốn sang bên bà cụ C.
Vấn kế ông anh, ông biểu, thì đi làm, vừa làm vừa học.
*
Khi TTT đọc truyện đầu tay của Gấu, Những con dã tràng - không đưa cho ông coi, mà gửi thẳng xuống tòa soạn báo Sáng Tạo, ở đường Ký Con, với một bút hiệu lạ hoắc, Sơ Dạ Hương - phản ứng của ông, theo như kể lại của bà cụ C, nó mừng lắm, nó nói với tao, thằng Trụ nó viết văn, được lắm, mẹ ạ, nó sẽ đi xa hơn Dương Nghiễm Mậu.
Nhận xét của ông, về già, ngẫm lại, Gấu mới hiểu đầy đủ ý nghĩa.
Nó liên can đến kinh nghiệm Nguyễn Đình Thi.
Ông anh không khen thằng Gấu viết hay hơn DNM, mà là, sẽ đi xa hơn DNM.
*
Nhận xét của ông, ngay hồi đó, sau khi sướng đến điên lên, Gấu đã manh nha ra, một trong những lời cảnh cáo của nó:
Không thể viết như DNM, nếu muốn đi xa hơn DNM.
Xa, ở đây, còn có nghĩa, khác.
Nếu có cách nào viết ‘khác’ DNM, thì sẽ đi xa hơn DNM.
*
Cô H. - con gái ông chú của Gấu, ông Th, mà Gấu đã từng nhắc tới, nhiều lần, thí dụ trong bài viết Tên của cuộc chiến - học y khoa, cũng mê văn chương, đọc Gấu ngay khi bắt đầu viết văn, nhận xét, anh viết thì chắc sẽ hơn mấy người kia, rồi cô nói thêm, chẳng có ai có được mảnh bằng trung học, thì làm sao viết hoài được.
Trước đây, Gấu vẫn nghĩ như thế, nhưng sau này, Gấu nghi ngờ, hình như không phải như thế.
*
Đọc liên can đến phần tâm linh của con người, và khi đọc người khác, là để tìm ra tâm linh của mình, đã sẵn có ở trong mình, nhờ đọc, mà nó được nhớ ra, theo ý niệm ‘réminiscence’, hay ‘répétition’, của Kierkegaard.
Cái câu đề từ, của Kierkegaard, trên đầu truyện Cõi Khác viết từ thập niên 1960, là theo nghĩa đó.
[Celui qui veut la répétition a muri dans le sérieux: Kẻ nào muốn lập lại là đã ngộ, Kẻ muốn sự lập lại, là đã chín mùi trong thần thái nghiêm túc.]
Bạn gặp người yêu của bạn, bị tiếng sét đánh bổ nhào, nhưng gặp như thế đó, chỉ là gặp lại.
Đây cũng là ý nghĩa câu thơ Đinh Hùng:
Chưa gặp em anh đã nghĩ rằng…
*
Gặp, là gặp lại, vậy mà cũng rất nhiều khi hơi bị lỡ hẹn, nhỡ tầu..
Hay ngay khi gặp lần đầu nhưng tất cả đều đã muộn, đã không thể sửa chữa được, và đó là ý nghĩa của thảm kịch, thần thánh cũng phải cúi đầu khuất phục.
Cõi Khác
*

I Am a Strange Loop (Basic Books; 412 pages)
Kinh nghiệm gặp lại tâm linh của mình, có khi ở trong một người thân yêu từ tiền kiếp, trong cái vòng luân hồi lạ thường [a trange loop] có một tay diễn tả thật là tuyệt vời, trong cuốn, nhan đề trên.
*
How can something be both true and unprovable? This idea, loosely known as "incompleteness," came as a logical bombshell to all right-thinking mathematical philosophers--you could compare it in its impact (a little glibly) to Heisenberg's famous uncertainty principle. It turns out that mathematics isn't a neat straight line; it's a loop, and a deeply strange one at that.
Làm sao một điều vừa đúng, vừa không đúng.... Toán học không phải là một đường thẳng, mà là đường vòng khép kín.
Kiếp trước lỡ không được hửi tay người đẹp, thì kiếp này được hửi! (1)
Cái vòng tròn đứt quãng được nối lại.
Nhưng cố... hửi là mang họa!
(1) Thôi thì thôi nhé, có ngần ấy thôi!
Thơ Phạm Thiên Thư phổ nhạc: Đưa em tìm động hoa vàng.
Nhưng câu này, thật khó hiểu: Chim ơi, chết dưới cội hoa.
*
In 1993 Hofstadter's beloved wife Carol died suddenly of a brain tumor at only 42, leaving him with two young children to care for. Hofstadter was overwhelmed by grief, and much of I Am a Strange Loop flows from his sense that Carol lives on in him - that the strange loop of her mind persists in his, a faint but real copy of her software running on his neural hardware, her tune played on his instrument. "It was that sense that the same thing was being felt inside her and inside me - that it wasn't two different feelings, it was the same feeling,"


*
Nắng vẫn chang chang, khung trời vẫn xanh ngắt mà lòng kẻ tha hương khi trở về cố quận nghe quặn đau như người thiếu nữ dậy thì mới ngày nào nhìn giòng nước mầu hồng chẩy xuống đùi, biết rằng mình vừa mới ra khỏi tuổi thơ, và bây giờ, về có nghĩa trở về với cát bụi.
Cát bụi thì ở đâu cũng là cát bụi, thì cớ sao mà không mong, là cát bụi ở nơi quê nhà?
Những Dòng Sông




Tạp Ghi


Phần 1
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10 11 12

Phần 2
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10


Phần Ba
1 3 4 5 6 7 8 9
10

Oanh kích vs Pháo kích


































Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư

Raymond Chandler by Oates