HHT


May 7, 2019

Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (5): Tạ Thu Thâu (I)

Ngày 7 tháng Năm như hôm nay là ngày của Điện Biên Phủ. Tôi đã quyết định bắt đầu câu chuyện về Đông Dương Indochine bằng chính điểm kết thúc.

Trong lúc tiếp tục thăm dò câu chuyện ấy (thêm một lần nữa: đó là một vùng vẫn còn được biết đến quá ít, và thêm một lần nữa, điều đó bắt nguồn - như trong rất nhiều (phần lớn) chuyện khác - từ trình độ của nghiên cứu nói chung, xét trên diện rộng nhất) - nhân tiện, đã kết thúc bài về "Hội Trí Tri", đó là nơi tôi bắt đầu thử tái lập lịch sử của một dạng thiết chế tưởng chừng không còn gì bí mật nữa - tôi quay lại với câu chuyện Hồ Hữu Tường trên báo Hòa đồng.

Lần này là Hồ Hữu Tường viết về Tạ Thu Thâu. Như vậy cũng đồng nghĩa với trả Hồ Hữu Tường về cho môi trường gần gũi nhất, môi trường của những con người thân thiết với Hồ Hữu Tường, những con người sau thế hệ Nguyễn An Ninh làm nên một tinh thần miền Nam, nói một cách ngắn gọn, bộ ba Hồ Hữu Tường, Tạ Thu Thâu và Phan Văn Hùm.

Không ai đủ thẩm quyền viết cuộc đời Tạ Thu Thâu hơn so với Hồ Hữu Tường. Như vậy, về Tạ Thu Thâu, đã có cuốn sách của Phương Lan Bùi Thế Mỹ, cùng một cuốn sách của Nguyễn Văn Đính (Từ quốc gia tới quốc tế, Éditions Sáng). Loạt bài về Tạ Thu Thâu đăng trên tờ Hòa đồng dường như rất ít được biết tới.

Kỳ đầu tiên, trên số 44, ngày 13 tháng Mười một năm 1965:






kỳ 2, số 45




kỳ 3, số 46





(lát bình luận thêm)




Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (4): Để phụng sự
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (3): "Phiếm luận về văn chương Việt Nam"

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư