Nhà tiên tri bước đi giật lùi: Tạ Chí Đại Trường
Apr 3, 2016
Nhà tiên tri bước đi giật lùi: Tạ Chí Đại Trường
Cuốn sách này của Tạ Chí Đại Trường, chắc hẳn nó chứa đựng điều gì đó
lớn hơn nhiều chứ không chỉ là một thuật truyện thông thường, dẫu cho sự
thuật truyện ấy ở đây có những đối chiếu, so sánh và nhất là những suy luận nhiều
lúc kỳ lạ, không thường gặp. Tôi đọc đi đọc lại tác phẩm thời trẻ của
Tạ Chí Đại Trường, ở trong ba ấn bản, ba phiên bản, ba hóa thân của nó:
Tạ Chí Đại Trường có một cách viết không làm cho độc giả tiến nhanh được, dẫu đó là độc giả rất rành rọt kỹ năng đọc sách lịch sử thông thường, nhìn xuống trang sách nhưng thật ra mắt chỉ tìm để tóm lấy vài ngày tháng, vài cái tên, như thế cũng là đủ, và xét cho cùng đó chính là cách đọc sách sử khôn ngoan nhất - khi có nhiều người viết về cùng một chủ đề, thì về cơ bản nhiều người ấy chỉ lặp đi lặp lại nhau đến phát ngán. Đọc sách của Tạ Chí Đại Trường thì không thể như vậy được, cú pháp Tạ Chí Đại Trường là một cú pháp không tiến lên, nó đứng im, nó chỉ chịu tiến lên khi trí óc độc giả cũng bắt đầu phải thực sự hết lười biếng dần dà thoát khỏi môn thể thao tóm bắt vài chi tiết rồi vứt cái xác quyển sách đi. Nhất là khi người ta biết ở trong sự nhất định không chịu nhúc nhích đó, thường xuyên có một tiếng cười. Khi nào bắt đầu cười được cùng tác giả ở những chỗ nào tác giả thấy buồn cười và thể hiện cái sự buồn cười ấy trong cú pháp và tự vị của mình, thì độc giả cũng bắt đầu thực sự đi vào được thế giới của Tạ Chí Đại Trường. Một tác giả đích thực có cách dùng từ riêng; không phải chỉ một mình Tạ Chí Đại Trường nói "sử sự", nhưng "sử sự" ở Tạ Chí Đại Trường, trong tay Tạ Chí Đại Trường, mới thực sự trở thành một từ, vì nó ở trong một tự vị riêng có không thể lẫn được.
Tạ Chí Đại Trường là một người từ chối. Tôi nói chính xác là "người từ chối", không phải "người chống lại" hay "người phản đối". Người chống lại, ở trong tính chất tiêu cực bề ngoài, cần rất nhiều năng lực và năng lượng, nên bên dưới sự tiêu cực ấy lại là một tầng khác của tích cực dồi dào. Người từ chối không rời khỏi địa hạt của dấu âm, của sự tiêu cực. Tạ Chí Đại Trường không chiến đấu, không bác bỏ, không phản đối, mà từ chối, đôi khi gạt đi cái này cái kia, nhưng thờ ơ và cũng ít vọng động như bản thân cú pháp thể hiện trong Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802, và cũng không chỉ ở trong đó.
Tạ Chí Đại Trường từ chối phân biệt hay xếp loại, định hạng sử liệu. Nhiều đoạn dài chi tiết và chu đáo của chính sử lắm khi không quan trọng bằng những gì mà một đồng tiền cổ nói lên, với ai biết đọc nó. Nhưng nhất là Tạ Chí Đại Trường từ chối đi giải quyết các vấn đề của lịch sử, điều này ngay tức khắc nhấc Tạ Chí Đại Trường ra một chỗ riêng biệt, hoàn toàn thoát khỏi tính chất hung hăng của sử gia khác, hoặc một mực coi Nguyễn Huệ là thảo khấu võ biền thô thiển, hoặc ngược lại, nhất định Nguyễn Huệ phải là một anh hùng kiệt xuất, thậm chí còn tao nhã đầy hiểu biết. "Bố y" cũng có nhiều hàm ý lắm.
Những từ chối ấy nằm ngay bên trong, tương thích suốt mấy chục năm trời cầm bút viết của Tạ Chí Đại Trường, với cú pháp từ chối động đậy, sẵn sàng nằm im đó, như các "nhiên thần" không thấy việc gì phải quá hoạt bát mà làm phá hỏng đi bản tính thiêng của mình, chỉ đến lúc nào, như ông thần Đá ở Bạch Hạc Ngã Ba, cần phải chiến đấu với thần linh ngoại nhập, thì mới có chuyển động, rồi sau đó lúc ngoại nhân đã đi rồi, lại làm chủ vùng đất tiếp, dẫu lúc này thản nhiên nhận lấy cái danh xưng "thành hoàng" đã được bản địa hóa thành công: người Tàu đến nước Nam, thành công lớn nhất lại là khi đã thất bại phải bỏ đi, để lại được vài thứ trên dải đất máu me này.
Trong bài "Đôi lời phân trần" viết năm 1999 để chuẩn bị cho tái bản Thần, người và đất Việt (cuốn sách oái oăm mà Tạ Chí Đại Trường gửi từ trong nước ra ngoài, in năm 1989 mà khi nhận được, đọc nó, có lẽ Tạ Chí Đại Trường thấy chán nản nhiều hơn là vui sướng): “Sách vở cũ thoát cơn mối xông sáu năm, còn lại hai quyển Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái, bản dịch của ông Lê Hữu Mục; bản dịch Toàn thư lần đầu của Hà Nội, mua được hai tập I và II ở chợ trời Đặng Thị Nhu (Hồ Văn Ngà cũ), tập III, IV là của chợ trời Hà Nội, tất cả mất bìa long gáy - nhưng còn chữ là được rồi! Cũng chợ trời, hè phố cung cấp vài tập Khảo cổ học, Nghiên cứu lịch sử. Người nghiêm túc theo trường phái Đại học có thể chê là làm việc theo trường phái Bạ-đâu-vơ-đó, nhưng đây cũng là một cơ hội thoát khỏi sức nặng của kinh điển để cho trí óc được bay bổng.”
Trong vòng nhiều năm, Tạ Chí Đại Trường rèn luyện được một sự thụ động rất đặc biệt. Nhưng nói cho đúng, mười năm quân ngũ trước đó nữa (dường như chúng khiến Tạ Chí Đại Trường chứng kiến tận mắt lối "làm sử" của Phạm Văn Sơn và thấy vô cùng ngao ngán?) cũng đã hình thành sự thụ động của một người tuy là lính nhưng biết mình ở bên lề cuộc chiến, không chung một chút nào lòng hào hứng binh bị, nhưng lại mơ về cuộc binh biến xa xưa.
“Nhưng trong sâu thẳm hẳn là có sự phản kháng với thân phận mình trong cơn lốc lịch sử, với đám học giả núp bóng quyền uy chính trị, ngang ngược trước mắt.”
Từ "phản kháng" hùng mạnh ở đây vẫn không đi ra ngoài một nền tảng thụ động. Tạ Chí Đại Trường rất hay tự giễu cợt mình. Và một sự từ chối nữa, sâu thẳm, làm nên một Tạ Chí Đại Trường của Đại Lãnh Trường Giang:
“Sinh sống ở một vùng ngoại vi trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt chắc cũng giúp chúng tôi thoát khỏi những thành kiến tuy làm nên sức mạnh chung nhưng cũng trì níu nhiều vào quá khứ, để cảm tình che lấp lý trí, nhất là vào một thời đại tràn trề sôi động những khẩu hiệu cao vời không cần suy nghĩ, dưới những áp lực kìm giữ chưa từng thấy, không chừa chỗ cho những đường lối lệch hướng.”
"Vùng ngoại vi" này cho thấy rõ chỗ đứng của Tạ Chí Đại Trường: chỗ đứng của Tạ Chí Đại Trường là ở một vùng đất mới của Đại Việt. Từ vùng đất mới này mà nhìn, trung châu Bắc Bộ hiện lên mới rõ ràng trong sự cố kết, vừa huy hoàng vừa nặng nề, uể oải của nó. Từ chối nhập vào một cái gì đó giống như dòng chủ lưu của mọi thứ, Tạ Chí Đại Trường, từ đầu đến cuối, ở bên lề, một bên lề lui mãi về phương Nam.
-----------
Làm thế nào "viết sử", và làm thế nào để nói về sử gia? Cả hai đều là bất khả, chính vì thế cho nên, chúng hấp dẫn tối đa và tối hậu; đối với Kierkegaard, chuyện không có gì khác: bất khả là thứ duy nhất thực sự quyến rũ, ở đầu Sự lặp lại.
Chẳng hạn, về Tư Mã Tử Trường, biết nói gì? nếu không phải thế mắc kẹt của sử gia, giữa hai hung thần, một bên là hung thần cường quyền thế tục trộn với thiên mệnh, vị hoàng đế, và bên kia, hung thần còn dữ dằn hơn: những câu chuyện đòi xuất hiện trong một hình thức mỗi ngày một thiêng hơn. (xem thêm ở kia)
Một sử gia khác: Jules Michelet, tự nói rõ thế mắc kẹt của mình. Michelet nói đại ý mình sinh ra dưới nền khủng bố của Babeuf (nhân vật mà độc giả Những người khốn khổ của Hugo không thể quên) và chết đi khi một nền khủng bố khác đang áp sát dần: khủng bố của bài hát "Quốc tế ca": cuộc đời sử gia bị mắc kẹt giữa hai kỳ khủng bố. Những sử gia đích thực được giao và bị bắt làm cái công việc làm rối dòng chảy, một dòng chảy nào đó, họ không thể tránh được một số thứ.
Roland Barthes trẻ tuổi có một điểm mốc tác phẩm đặc biệt quan trọng về sau ít khi được để ý: đó là cuốn sách Michelet năm 1954, nơi Barthes phân chia Michelet thành vô vàn mẩu nhỏ (những mẩu nhỏ - không phải "fragment" như sau này hay thông dụng với sự thắng thế của cái gọi là hậu hiện đại - giống như cuốn sách tuyệt đối quan trọng của Kierkegaard, Những mẩu của triết học, trong đó Socrate trở thành một tấm gương soi và điểm đối chiếu cho sự ra đời của một hình ảnh khác: Jesus - hay nói đúng hơn, Thượng đế). Michelet, một số phận kỳ quái, lúc nào cũng kêu than về sức khỏe yếu, năm mươi bảy tuổi mới đi bơi ngoài biển lần đầu tiên, bị chứng đau nửa đầu hành hạ (chứng bệnh mà Barthes đưa vào thành chủ đề cho mẩu đầu tiên). Với Barthes, trước hết Michelet là một người ăn lịch sử ("mangeur d'histoire": có phải là cách gọi thoát thai từ câu chuyện liên quan đến thuốc phiện, mangeur d'opium? xem thêm ở kia). Trong sự miêu tả của Roland Barthes, Michelet đúng là người thực sự ốm yếu, thậm chí lúc nào cũng ở tình trạng hấp hối, nhưng cũng chính vì vậy, sử gia không ngừng hồi sinh, tái sinh, sống lại. Michelet viết về đủ mọi thứ, không chỉ Lịch sử nước Pháp và điểm kịch của nó, Cách mạng (1789 - mốc này đặc biệt quan yếu cho cả câu chuyện mà chúng ta đang bàn ở đây, sẽ nói sau), mà còn là: gió, núi, đàn bà, nữ phù thủy, vân vân và vân vân - đối với Barthes, đây là một biểu hiện của voyage romantique, cách hành trình của chủ nghĩa lãng mạn, ở đó trên đường đi người ta hấp thụ mọi thứ, tức là hoàn toàn khác so với cách di chuyển hiện đại, nơi con người chỉ sử dụng đúng một thứ, là cặp mắt. Trong đời, Michelet sản xuất chừng sáu mươi quyển sách, và Michelet nói: "Tôi đã uống quá nhiều thứ máu đen của người chết". Barthes, dẫu không nói hẳn ra, dường như coi Michelet có khả năng sống với người chết, trong một chứng ái tử thi quái lạ: "đã có một sự cộng sinh đáng kinh ngạc giữa sử gia và Lịch sử".
-----------
Quay trở lại với Tạ sử gia: thế mắc kẹt của Tạ Chí Đại Trường quá dễ thấy. Mắc kẹt trong cuộc chiến, mắc kẹt ngay sau cuộc chiến, và mắc kẹt cả khi cuộc chiến đã tạm coi là xa vời.
Nhưng Tạ Chí Đại Trường còn mắc kẹt, đúng vậy, trong một sự bất khả tuyệt đối: đó là cái tình thế của một sử gia đích thực tại đúng một cái xứ sở chưa bao giờ cần đến sử gia, và không có sử gia.
Ta nên nghĩ gì trong câu chuyện về cơ bản sử liệu cho đến thế kỷ XVII, XVIII coi như không có? Tất nhiên, chiến tranh, loạn lạc, văn hiến thấp etc., mọi thứ đều đã được huy động cho đủ các cách giải thích. Nhưng nhỡ đâu, lý do lại nằm ở chỗ: sử liệu hay mọi thứ gì tương tự đều tự nguyện biến mất, để con người chúng ta ngày nay phải cố mà hiểu: mọi sự chỉ thực sự bắt đầu ở một thời điểm. Chỉ đến hậu bán thế kỷ XVIII một câu chuyện lớn mới xảy ra, đòi hỏi những đầu óc tinh túy nhất tập trung vào đó, cố mà hiểu nó, bởi vì nó sẽ giải thích rất nhiều điều. Cách Tạ Chí Đại Trường nhắc đến Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái, cùng những bình luận đi kèm, khiến tôi biết là sử gia hoàn toàn hiểu điều này. Những câu chuyện khác cũng quan trọng, nhưng không quan trọng bằng, hay nói đúng hơn, không đến mức bất khả. Câu chuyện lớn này lại chứng kiến một điều chưa từng có: nó trở thành câu chuyện được tường thuật lại từ một con mắt thứ ba. Đám giáo sĩ kỳ quặc của thời ấy đã làm được một chuyện còn lớn hơn cả công trình rao giảng cho đức tin của họ ở một cái xứ mông muội trong con mắt họ.
Ở một tình hình như vậy, xứ sở này đâu cần đến sử gia. Sử quan thì có, nhưng sử gia thì không. Đây là xứ sở cần đến một dạng lưu trữ quá khứ khác hẳn. Thần, người và đất Việt cùng Những bài dã sử Việt là nơi để Tạ Chí Đại Trường thể hiện mình thấu hiểu điều này đến như thế nào. Quãng thời gian điêu linh, bị cô lập, bị cắt đứt, lại chính là một cơ hội (cái condition mà Kierkegaard bình luận, trong cú nhảy qua Socrate của Những mẩu của triết học). Chưa kể, Tạ quân còn được lũ mối ở nhà riêng ủng hộ rất nhiều.
Một vài người đã hết sức cố gắng trám vào chỗ khuyết thiếu sử gia tại Việt Nam: Trần Trọng Kim và Lê Thành Khôi. Họ cũng vươn tới sự bất khả. Người nước ngoài chẳng có vai trò gì hết ở câu chuyện này. Thư từ qua lại của các giáo sĩ có tầm quan trọng như thế nào, ta đã biết. Bản thân Tạ Chí Đại Trường, khi bàn đến cái đình của Việt Nam, cũng nói: đình làng nhà người ta, đến người không thuộc làng cũng khó mà tìm hiểu nổi, nói gì đến những ông ngoại quốc. Cõi thiêng được một tâm thức chung nào đó tạo lập, trong cái hoàn cảnh be bét kéo dài của một xứ sở không có chuyện gì khác ngoài chiến tranh, tồn tại lâu hơn rất nhiều so với mọi loại công trình thế tục: lâu đài thành quách có còn gì đâu.
Tạ Chí Đại Trường lâm vào thế kẹt kinh khủng, một bên là những nhân vật do chính ông gọi tên là "tay ngang", những học giả sau biến loạn thoắt một cái trở thành học giả và bàn về đủ mọi điều thuộc "lịch sử", nhưng mảng này chắc đối với Tạ sử gia không đáng quan tâm mấy. Cũng trong bài về cái đình, Tạ Chí Đại Trường nhắc đến, không nhiều, nhưng đầy ý nghĩa: Trần Quốc Vượng.
Noi gương Tạ quân, có nhắc đến cũng chỉ thoáng qua chứ chẳng mất công mà đi chì chiết, nhưng tôi, tất nhiên cũng kẹt, thấy rất khó để không nói lên một điều, rằng Trần Quốc Vượng (và các học trò) có là gì khác đâu ngoài sự nhi nhô nhăng nhít, hay nói đúng hơn là sự tràn vào hoạt động đầu óc của một sự khôn lỏi rất Bắc Hà. Bằng quận công Nguyễn Hữu Chỉnh có phải là mẫu hình cho cả một loạt hậu nhân như vậy không nhỉ?
Nào, có một điều này rất nhỏ thôi, các học trò của Trần Quốc Vượng có trả lời được không: thế rốt cuộc, cái đình của Trần Quốc Vượng đúng, hay cái đình của Tạ Chí Đại Trường đúng? theo luận lý rất thông thường, không thể có chuyện cả hai cùng đúng. Đám học trò Trần Quốc Vượng (rất đông), nhiều người cũng ca ngợi Tạ Chí Đại Trường lắm đấy, nhưng dường như bao giờ cũng lờ đi một số điều. Phản đối thầy hay phụng sự thầy bây giờ? Ta lại quay trở lại một điểm then chốt trong cuốn sách Những mẩu của triết học, trong đó Kierkegaard bàn thế nào là thầy, thế nào là môn đệ, và người thầy vừa tạo ra condition vừa truyền sang một điều gì đó, bất kể là với môn đệ đồng thời hay môn đệ "second hand".
Rất tình cờ, cái đình mà Trần Quốc Vượng cùng cộng sự từng khảo sát rồi viết nghiên cứu, và Tạ Chí Đại Trường nhắc đến, tôi lại biết rất rõ, vì đơn giản nó ở ngay cạnh nhà tôi, hồi bé tôi sang chơi suốt.
-----------
Bộ sách đi xuyên suốt Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 (cái nhan đề này có thể được lược bớt đi cho gọn, thông dụng hơn, nhưng tôi thấy tuyệt đối cần viết đầy đủ, vì hai cái mốc thời gian gắn liền vào đó, tại sao lại thế thì sẽ nói sau):
Bên phải là bản dịch của hai đại nhân, Nguyễn Đức Vân và Kiều Thu Hoạch, ở ấn bản (có lẽ là) gần đây nhất. Bên trái mới là bản mà Tạ Chí Đại Trường sử dụng (tất nhiên không phải chính xác ấn bản trong ảnh, vì đây là ấn bản 1969, còn Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 tuy in năm 1973 nhưng trong sách có nói rõ, nó được viết trong các năm: 1962, 1963, 1964), tức là Tạ Chí Đại Trường đã sử dụng bản dịch của Ngô Tất Tố.
Tranh thủ có dịp tốt :p nhắc lại về khoảng này cần đọc thêm cái này.
-----------
Việt Nam và Trung Hoa
Có một cách rất đơn giản để biết một ai đó không biết suy nghĩ, thậm chí không có đầu óc (và sau đó lẳng lặng đừng quan tâm đến họ nữa) là nhận ra người ấy tin rằng Việt Nam chỉ là sự bắt chước Trung Hoa. Đến bây giờ, trong sự nhí nhép nhung nhăng của trí thức Việt Nam, nhất là Bắc Hà, vẫn có đầy những người như thế.
Thậm chí, nếu có một xứ sở nào thực sự khác Trung Hoa, còn có thể là xứ sở duy nhất như thế, thì đó chính là Việt Nam, là cái xứ nằm ngay bên cạnh sự khổng lồ mà bao nhiêu điều đã minh chứng cho hình ảnh một con quái vật khổng lồ nuốt vào bên trong nó mọi thứ gì rơi vào bên trong tấm mạng do con nhện chúa giăng sẵn ra.
Trong công trình lâu dài của mình, Tạ Chí Đại Trường thể hiện rõ mình quá hiểu điều này. Danh sách dẫn chứng cụ thể sẽ có sau.
Việt Nam phải khác Trung Hoa. Ở đây mạnh dạn sử dụng khái niệm đầy bất trắc trong toàn bộ ý thức về tính chất bất toàn, mù mịt và đầy nguy hiểm của nó: dân tộc.
Một dân tộc, trong sự tồn vong của nó, nếu nó tồn tại thực sự, thì điều gì là quan trọng nhất? Là lòng kiêu hãnh dân tộc, là những quân công chói lọi, là sự tự ý thức vươn lên mãnh liệt? Không hề. Dân tộc nào cũng vậy, ở từng lựa chọn cụ thể thì khác nhau, một dân tộc muốn tồn tại thì trước hết là phải biết chịu nhục. Dân tộc nào càng chịu nhục giỏi, dân tộc ấy càng tồn tại. Trung Hoa cũng vậy, Trường An đã cháy bao nhiêu lần? Sự nhục nhã của dân tộc Nga, Dostoievski đã nói không thể rõ hơn. Trong Thế chiến thứ hai, Tiệp Khắc chấp nhận hết mọi thứ. Một nhà văn người Séc sau này, trong một cuốn tiểu thuyết, nói về công trình duy nhất (dường như là một nhà thờ, hay một tòa thị chính) của Tiệp Khắc bị đổ nát do chiến tranh. Cả một cuộc chiến tranh mà chỉ bị đổ một tòa công trình, trong khi nếu xem bộ phim của Rossellini về "năm số không", sẽ biết đất nước hùng mạnh tan nát như thế nào vào giữa thập niên 40. Tòa công trình đổ ấy của nước Tiệp Khắc sẽ được giữ rất lâu, mà không xây lại; theo nhà văn, mục đích là để dân các nước khác như Hungary hay Ba Lan lỡ đến đây chơi mà nhìn thấy nó thì cũng đỡ thốn mắt mà chạnh lòng cho điêu tàn ở đất nước họ. Đóng góp cho suy tàn chung của một đất nước có thể là một ngôi nhà đổ.
Cùng là một dân tộc ăn bằng đũa, nhưng so với người Trung Hoa, người Hàn Quốc, người Nhật Bản, người Việt Nam giữ lâu nhất (đến tận bây giờ) cái dáng ngồi của nô lệ. Lúc nào đầu cũng vục vào cái bát trước mặt, nếu cho họ ngồi xổm đầu gối vươn quá tai thì phần lớn ai cũng làm được, rất nhiều người theo bản năng nòi giống vẫn vòng tay về phía trước giống như giữ lấy cái bát mình đang ăn (chưa kể tiếng xì xụp rất kinh khiếp và thú vị, không ngớt vang lên trong mọi hàng phở Bắc Việt). Đây là lối ăn của người nô lệ, mà sự sỉ nhục trong dòng máu vẫn được nuôi dưỡng không cách gì phá đi nổi. Ngón chân Giao Chỉ giờ ít tìm thấy, nhưng lối ăn uống thì nói chung vẫn vậy. Đó là cách ăn của những người bị bắt lính, bị mộ phu, có cái ăn đã là may, ăn trong một quãng thời gian ngưng nghỉ tạm bợ đâu đó, nhiều khi là giữa trời, nắng mưa cũng mặc, tay phải ôm vòng giữ lấy miếng ăn trước mặt, đề phòng bất kỳ lúc nào cái bát của mình cũng có thể bị một kẻ ác độc có cấp bậc cao hơn đá văng đi.
Một dân tộc ở trong các hoàn cảnh riêng sẽ có lựa chọn riêng. Người Việt Nam không trọng sử, sử chép vào thẻ tre hay giấy, một mồi lửa là tan tành, mà kinh đô Việt Nam mật độ cháy trong thời gian có lẽ cao nhất so với mọi thủ đô khác. Đây là một dân tộc lưu truyền quá khứ bằng một phương thức riêng. Người ta nói đến nguồn gốc Nam Á và các cung cách, tập quán xuất phát từ đây, như một đối trọng với phương Bắc Trung Hoa. Nhưng nhìn nhận như thế thì vẫn quá phức tạp, tức là quá đơn giản. Tạ Chí Đại Trường từng nhắc đến so sách của Lương Đức Thiệp, cho Nguyễn Huệ giống Napoléon ở điểm phải liên miên giao chiến để dùng chiến thắng bên ngoài củng cố cho một nội bộ không bao giờ yên ổn, thật ra là một nội bộ cực kỳ èo uột, rồi giản dị nói rằng cách nhìn ấy quá cầu kỳ.
Dân tộc nào chiếm Hoa Hạ, điển hình là Mông Cổ và Mãn Châu, đều tự thấy mình dần dần bị diệt vong. Các đạo quân hùng mạnh đánh chiếm Việt Nam, lúc nào cũng thấy chiếm kinh đô rất dễ dàng: mà người Việt Nam nhất định cứ để Thăng Long cách Lạng Sơn chút ít thời gian tiêm kích thần tốc mãi như thế, chẳng khác gì một cái mồi nhử. Hai vua nhà Trần nhảy ngay lên thuyền đi mất, đến tận cái đận 1946 một nhà thơ Việt Nam vẫn thản nhiên: "Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng". Kinh đô thất thủ là chuyện chẳng có gì phải lạ, "Thăng Long phi chiến địa" không phải thực tế, mà là một ước vọng, có lẽ nảy sinh từ tầng lớp buôn bán về sau, chỉ mong yên ổn cho mình làm ăn kiếm tiền. Một thành phố có đổ nát này đè lên đổ nát khác, lớp người chết trước nằm ở tầng mấy không thể rõ bên dưới lớp người chết sau, một thành phố như vậy thì mới xứng đáng là kinh đô của một xứ sở như thế này.
Người Việt Nam chịu lùi ngay cả trong những điều có lẽ không cần phải lùi. Chùa thờ Phật hay thậm chí nhà thờ Chúa cứ thoải mái nguy nga, chiếm những mặt tiền dễ nhìn thấy nhất, đông đảo người vào ra, nhưng tưởng rằng đời sống tín ngưỡng (đây chính là một trong những thứ quan trọng nhất của hình thức lưu giữ quá khứ của người Việt Nam) của xứ sở này nằm ở đó, thì quá nhầm. Thần thánh của người Việt Nam, cũng như người phàm tục trong thế giới của họ, chấp nhận chẳng nề hà địa điểm tồn tại khuất lấp, thậm chí không thể tưởng tượng có thể là một chốn cư ngụ.
-----------
Tạ Chí Đại Trường, ở một sự từ chối khác: đó là sự từ chối ngừng viết; điều này hoàn toàn khác so với những ai thấy mình nhất định phải viết.
----------
Lùi lại và nối dài: Biến Cố Lớn khiến quãng thời gian thoát binh nghiệp không đúng ý chí của Tạ Chí Đại Trường (nhưng thời gian quân ngũ này cũng đem lại một trải nghiệm: sống bên ngoài thời gian, theo ý nghĩa một người lính dần dà tách khỏi những ưu tư của con người dân sự) ngắn đến thảm thương: dạy học ở Tân An, Tạ Chí Đại Trường chứng kiến 30 tháng Tư, lũ trẻ con nhặt được súng, nghịch ngợm không nghĩ là đồ chơi có thể bắn tung óc thằng bạn thân. Viết về đoạn này, Tạ Chí Đại Trường đặt tên: Một khoảnh Việt Nam Cộng Hòa nối dài. Nối dài đây là một sự kéo dài giản dị, giống như một phố nào đó, có thay đổi về sau, thêm một đoạn, đoạn ấy gọi là "XYZ kéo dài". Kéo dài tức là lùi lại, lùi lại nhưng như không hề chuyển động. Trải nghiệm mới này, cùng sáu năm (cơ hội cho lũ mối vắng chủ nhà), sáu lần 365 nhân với "thiên thu tại ngoại" lại là một cách sống qua thời gian mới: một thời gian khác nữa. Đã có lúc, Tạ Chí Đại Trường có ý định đặt tên "hồi ký" này theo tên tác phẩm của Chateaubriand, Mémoires d'outre-tombe, viết từ bên kia nấm mồ (rất giản dị, đây là bằng chứng cho thấy Tạ Chí Đại Trường đã có một ý thức về thời gian khác), nhưng cũng nhận ngay mình chưa đọc tác phẩm ấy. Rất đáng tiếc, nếu đọc nó, Tạ Chí Đại Trường đã có thể còn có thêm một trải nghiệm nữa: thời gian của quãng đầu chủ nghĩa lãng mạn.
Việt Nam Cộng Hòa nối dài cũng tiếp tục cùng "tông" với sự từ chối đầy thụ động ở Tạ Chí Đại Trường. Không có hứng khởi, không nhiều gây hấn (Nguyễn Thế Anh khi viết về Tạ Chí Đại Trường đã nói ngay đến đặc tính "kiệt cùng": chỉ những người ít dục vọng (passion) mới làm được điều này), từ đầu đến cuối Tạ Chí Đại Trường vẫn vậy, chỉ trông chờ vào các biến cố cuộc đời và lớn hơn cuộc đời riêng mở ra các hướng mới, chứ không tự làm gì - Tạ Chí Đại Trường không phải người "mở ra" mà đợi mở ra. Và các biến cố rất ủng hộ sử gia, một người khiến được lũ mối ủng hộ mình lẽ dĩ nhiên bắt được nhiều thứ khác cũng phải ủng hộ theo. Một sự bất động điều khiển nhiều hơn mọi sự hoạt bát. Sử gia đã giữ được sự thụ động nhất thiết, vì có như vậy mới tương ứng được với lịch sử: lịch sử không phải một hoạt náo liên miên của sự kiện. Lịch sử là một khối bất động, một thây ma. Roland Barthes cho là Michelet vòng tay ôm lấy thây ma.
"Một sự cộng sinh đáng kinh ngạc giữa sử gia và Lịch sử" ở trường hợp Michelet cũng đúng trong trường hợp Tạ Chí Đại Trường. Một thây ma cần được ôm ấp, với mục đích gì? Với mục đích, nếu mọi sự ổn thỏa, thì làm cho nó tiêu tán đi. Mọi thây ma đều hướng đến chỉ một điều: được siêu thoát.
Kafka khi viết văn hướng đến một điều với bản thân Kafka là hết sức quan trọng: viết một hình ảnh nào đó là để cho nó tan biến đi, ít nhất là trong sự mong mỏi điều ấy; đây chính là câu chuyện đồng dạng với "trục quỷ".
Một chi tiết nhỏ trong cuộc đời ít chuyển động nhưng qua nhiều biến cố của Tạ Chí Đại Trường: đó là một nhà sưu tầm (tiền cổ). Lựa chọn trở thành nhà sưu tầm, ở con người, là một biểu hiện rất lớn của sự từ chối. Từ chối những gì được coi là giá trị, nhiều ý nghĩa ở ngay trước mặt. Trong cơn biến loạn, một người Đức bỏ chạy sang Paris như Walter Benjamin đã làm gì? Gần như không làm gì, nhưng có sưu tầm sách cũ.
Nhưng đây cũng là một sự từ chối đầy nguy hiểm, vì một nhà sưu tầm rất dễ trở thành một ác nhân hung hăng vơ vét. Và một đặc điểm nho nhỏ: nhìn chung trên chín mươi phần trăm nhà sưu tầm chỉ đơn giản là những người bị đồ vật ám, thực chất là các công cụ thô sơ, mù quáng phụng sự cho các mục đích bí hiểm của lũ đồ cổ, tiền cổ, tem cổ, sách cổ.
Tạ Chí Đại Trường lùi mãi và lùi mãi. Bình Định, Khánh Hòa, Phan Thiết, Sài Gòn, rồi xa nữa. Với điểm mốc quy chiếu là Bắc Việt. Tạ Chí Đại Trường là phép cộng của vô số dấu trừ. Tổng cộng lại, ta có gì? Có một điều gì đó giống như giảm trừ mãi mãi. Giảm trừ đến độ, từ Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802, một lịch sử xét cho cùng vẫn là hoạt bát, từ đầu thập niên 80 trở đi, Tạ Chí Đại Trường trở nên quan tâm đặc biệt (sách vở tài liệu bị tước mất, cộng vai trò với tập đoàn mối) đến một câu chuyện khác. Những bài dã sử Việt và Thần, người và đất Việt: Tạ Chí Đại Trường chuyển sang một thời gian khác. Ta sẽ nói rõ điều này, quan yếu hơn cả.
-----------
Sáng nay tôi vừa ăn phở (lâu lắm rồi, rất lâu rồi tôi không ăn phở - bây giờ người ta toàn cho hành tây vào, rất kinh, mà đứng trong quán phở Hà Nội dõng dạc nói đừng cho hành tây vào nhé thì sẽ bị cả quán quay ra nhìn kỳ quặc, rất xấu hổ), và thấy rằng thật dễ bị hiểu nhầm là nói xấu người Bắc Kỳ (thật ra điều này tôi không ngại mấy): vì có ở quán Phở Bolsa hay phở Hòa góc đại lộ Ivry quận mười ba Paris thì người Việt Nam vẫn ăn như thế mà thôi. Thậm chí ở nước ngoài, người ta lại mất dần thói quen dùng tăm, nên nhiều người khi cười làm ta nghĩ ngay đến hình ảnh Dracula.
-----------
Tạ Chí Đại Trường chỉ là một trong rất nhiều người vừa qua đời. Rất nhiều, trong một quãng thời gian ngắn đến nỗi dường như có một sự thể đang xảy ra: xứ sở này lại đã đến kỳ cần thêm một lớp "nhân thần" mới, thêm vào mạng lưới có sẵn. Chắc lại tới lúc có nhiều việc cần làm: Tạ Chí Đại Trường đã chỉ ra rất rõ, các "nhiên thần" mới chỉ là một khía cạnh của đời sống bên dưới tại đây, vì còn có một loạt "nhân thần" nữa, biến động không ngừng.
-----------
Michelet, đối với Roland Barthes, là người ăn lịch sử. Ta dừng lại ở đây lâu hơn.
Trong cuốn sách viết về Michelet, nhiều lần Barthes nói, không được hiểu một số điều theo khía cạnh hình ảnh (hay ẩn dụ), mà chính xác là như vậy, một cách vật chất, nhất là sự "ăn lịch sử" này ở Michelet. Tất nhiên là, chuyện đã đúng như vậy.
Người ta chỉ có thể làm được một thứ gì đó lớn lao nếu dành toàn bộ con người mình, trước hết là cơ thể, cho việc ấy. Thật ra tinh thần và trí tuệ chưa bao giờ quan trọng như cơ thể hết. Bởi vậy nên sự hiến sinh mới từng quan trọng đến thế.
Ví dụ, Michelet phải ăn lịch sử, dùng chính cơ thể mình chứa lịch sử. Cách làm cho lịch sử siêu thoát của Michelet là chứa nó vào trong mình như một điểm trung gian, trung chuyển.
Tạ Chí Đại Trường không hề khác. Toàn bộ dáng vẻ thụ động bề ngoài là để phục vụ cho công việc bên trong đó.
Ngay bản thân Roland Barthes cũng là một người ăn. Roland Barthes ăn gì? Ăn từ ngữ, hay nói đúng hơn là diễn ngôn. Barthes không phải người ăn ký hiệu, vì người ăn ký hiệu lại là Gilles Deleuze. Người ăn cấu trúc là Claude Lévi-Strauss, còn người ăn trật tự là Michel Foucault. Kafka cũng từng nói đến khía cạnh ăn này của viết.
Nhưng, cũng theo chính Kafka, người ta chỉ ăn được, một cách đích thực, bản thân mình. Ở Kafka có một hình ảnh rất đáng sợ: răng cắm vào da thịt chính mình. Người ta ăn một cái gì đó, nhưng cũng chính là ăn bản thân chính mình. Ăn từ từ, từng miếng một, nhưng cũng có thể là ngấu nghiến, cắn xé.
-----------
Ở cuối bài "Mở đầu" của Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 có cái câu kỳ lạ này (từ đây trở xuống, cuốn sách này được sử dụng ấn bản đầu tiên, 1973):
"Không có người ghi chép con người vẫn mang sử tính - nhưng ta không hiểu được lịch sử nếu nó không xuất hiện trên trang giấy." (Lịch sử nội chiến..., tr.40)
Ba yếu tố của công việc viết sử hiện ra: lịch sử, hay đối tượng, trong đó ghép kèm con người (con người mang sử tính), kết quả của công việc ấy (thể hiện trên trang giấy), và ở giữa, trung gian, là "người ghi chép", tức sử gia.
Sử gia nhận lấy vai trò trung gian đứng giữa, để chuyển lịch sử vào trang giấy. Những gì xảy ra ở đoạn trung gian này, ngay bên trong con người của sử gia, thì ta phải suy đoán.
Nhưng ít nhất, ở bước này, một hình dung tương đối xác thực đã xuất hiện: sử gia dùng con người mình chứa lịch sử, trong đó bao hàm tất tật những con người, trừu tượng hóa thành sử tính của họ; và cũng đã bắt đầu hiện ra tư thế của sử gia: sử gia đựng lịch sử trong mình, đưa nó nằm xuống trang giấy (tức quyển sách), trong sự đi giật lùi: sử gia phải ngoái đầu về đằng sau, không thể khác.
Còn lại một câu hỏi (không hề nhỏ): "hiểu lịch sử" nghĩa là gì? Tức là hiểu quá khứ. Nhưng như vậy nghĩa là gì? Câu hỏi này sẽ được tìm cách trả lời ở cuối bài.
Và một điều quan trọng hơn nữa, điều mà nếu viết về sau này, Tạ Chí Đại Trường hẳn đã hiểu rõ hơn để mà nói rộng hơn: con người mang sử tính, con người ở trong lịch sử và đồng thời lịch sử cũng ở trong con người. Nhưng như thế còn chưa đủ: con người có sử tính, nhưng đồng thời còn có các phần nằm bên ngoài sử tính. Nếu không như vậy, nếu không có phần phi-sử tính, chẳng lịch sử nào tồn tại được hết.
-----------
-----------
Một cặp Hạng Vũ-Lưu Bang Việt Nam
-----------
Các địa danh, và Bắc-Nam
Điểm mốc 1789 có một ý nghĩa không hẳn là khác so với ý nghĩa của huyền thoại, truyện cổ tích đã nói ở trên: nó bất ngờ bộc lộ rằng các khu vực xa nhau dường như cứ thông nhau thế nào đó. Một xóa nhòa không gian không chỉ khả dĩ, mà còn là nhất thiết nếu muốn có một hình dung tổng quát. Tính cách đồng loạt của con người nói chung khiến ta lờ mờ thấy, ngoài con người cá nhân, thậm chí còn ở bên ngoài con người tập thể, con người bộ lạc, xã hội, đương nhiên còn phải tồn tại một con người trừu tượng. Biến động 1789 khiến triều đình Louis XVI đương nhiên không thể thực thi thỏa ước Versailles (ngay vào thời điểm ký kết, triều đình cũng đã ngầm thông báo với De Conway ở Pondichéry rằng đây chỉ là một thứ chẳng ý nghĩa gì). 1789 đưa nước Pháp và châu Âu vào một thời đại mới một cách sắc nét như thế nào thì cùng thời điểm, ở chốn Viễn Đông xa xôi, cái mốc ấy cũng đã đưa Việt Nam (cái tên này sẽ trở thành chính thức chỉ sau đó mười ba năm ngắn ngủi) lững thững đi vào một kỷ nguyên khác.
Dưới mấy miếng dán đè lên là mấy chữ: "tri ngộ cách biệt".
Về sau này, cũng có lúc Tạ Chí Đại Trường đến Hà Nội, nhưng hồi đó tôi quyết định không gặp. Có lẽ mục đích là để đợi tới thời điểm này. Vả lại, một "tri ngộ cách biệt" là cũng đủ rồi.
Tôi nghe một số người kể, Tạ Chí Đại Trường trước khi qua đời hay nói những gì ông ấy viết phải năm mươi năm nữa người ta mới hiểu được. Ở trên, tôi đã nhắc, từng có lúc Tạ Chí Đại Trường định đặt tên Một khoảnh Việt Nam Cộng Hòa nối dài theo tên bộ hồi ký của Chateaubriand; thật ra Tạ Chí Đại Trường là một con người của chủ nghĩa lãng mạn: "năm mươi năm" này chính là Stendhal.
Nhưng "tri ngộ cách biệt", tôi xóa cái năm mươi năm đợi chờ ấy đi luôn, vào thời điểm này.
Quay trở lại với những chuyện từng xảy ra vẫn tiếp tục xảy ra.
Lịch sử con người, chỉ cần gạt đi (thật ra cũng không nhiều) những gì hoạt bát, thậm chí náo động, ở trên bề mặt, sẽ nhanh chóng lộ ra tính chất trơ ì, đơn điệu khủng khiếp. Toàn bộ lịch sử loài người chỉ có vài câu chuyện cứ lặp đi lặp lại.
Dường như, các câu chuyện lặp lại với ý nghĩa sau: chúng lặp lại cho tới chừng nào mọi khả thể mà câu chuyện gốc chứa đựng đã đi đến chỗ kiệt cùng. Những lặp lại có biến tấu là bởi mỗi lần lại có những khả thể mới còn chưa được kích hoạt ở (các) lần trước đó đến bây giờ bắt đầu tác hoạt. Con người không cần nhiều câu chuyện, vì sự tồn tại của nó rất thảm hại, nhiều câu chuyện hơn cũng chẳng ích gì, thậm chí còn vượt quá khả năng (hình dung, tiếp nhận, thực thi, etc.) của nó. Một nhân loại khác đi có lẽ sẽ có nhiều thứ để nói đến hơn, nhưng điều đó thì cũng không cần quan tâm cho lắm, vì khi ấy, ở một câu chuyện khác, một số khả thể (đã có sẵn ở đây) sẽ được hiện thực hóa, và cũng sẽ chỉ có vậy, tức là tiếp tục thảm hại mãi mãi.
Sự lặp lại là điều duy nhất có thể coi là nghiêm túc. Kierkegaard, trong Sự lặp lại, bằng một giọng hết sức thiếu nghiêm túc, nói đến tính chất nghiêm túc của sự lặp lại, nó tự phân biệt với sự nhớ lại (căn bản của triết học Hy Lạp: người ta tự hiểu chính mình bằng đường lối hồi tưởng, để đạt đến một cái toàn thể, thông qua lý trí), tức là không khác gì (theo Kierkegaard) so với vui vầy với một bà cụ già nua, thân thiết nhưng rất là già; và nó cũng tự phân biệt với hy vọng, tức là cứ chạy bổ về phía trước, rất giống chạy theo một cô gái trẻ có thể là xinh đẹp nhưng nhắng nhít.
Đã có câu chuyện Đinh Bộ Lĩnh, rồi lại có câu chuyện phóng to lên của hậu bán thế kỷ XVIII, và về sau này, còn được phóng to thêm nhiều nữa, một câu chuyện rất tương đương. Sự "phóng to" này không muốn nói rằng câu chuyện sau có tầm quan trọng lớn hơn câu chuyện trước, hay phạm vi máu me khủng khiếp hơn, mà chỉ để nói rằng, câu chuyện sau được ghi chép nhiều hơn câu chuyện trước - rất có thể chính vì thế mà ta dễ sa vào những sai lầm về phối cảnh, quang học. Cùng một câu chuyện lặp lại, không có gì khác, vì đó chính là câu chuyện cơ bản của xứ sở này. Dường như đến một thời điểm, khi mọi thứ đã hội tụ đủ, một câu chuyện phải hình thành rồi cứ thế, lại đến chừng nào đủ các điều kiện, tái diễn.
Trước sự lặp lại này, điều nhiều lý tính nhất mà ta có thể nghĩ, là khả năng chẽ làm đôi: hoặc câu chuyện cơ bản ấy còn chưa tự khai thác hết khả thể của nó, để rồi sẽ còn lặp lại (cần phải hình dung điều đó là khách quan, không tùy thuộc vào ý chí của con người), hoặc giả, mọi khả thể có thể có đều đã cạn kiệt, câu chuyện ấy chấm dứt. Nếu vậy, hãy chuẩn bị tinh thần cho một câu chuyện mới, mà không cách nào ta biết trước được. Mà biết trước thì để làm gì?
Sự lặp lại nhiều khi phi lý (nhưng rất có lý, các sử gia thật ra rất hiểu điều này nhưng không tự biết, khi họ so sánh vụ Triệu Khuông Dẫn binh biến Trần Kiều thời Hậu Chu với một sự kiện của lịch sử Việt Nam, chẳng hạn - đừng nhìn thấy ở đây sự áp dụng thô thiển cái nhìn Trung Hoa) có thể nhìn thấy ở phạm vi nhỏ đi: ta lấy ví dụ chính từ Hoàng Lê nhất thống chí; ở Thăng Long bên cạnh chính quyền trung ương luôn luôn tồn tại phủ chúa, "vương phủ"; hoặc giả, "kiêu binh Thanh-Nghệ" ở đất Thăng Long là câu chuyện đã kéo rất dài. Ở chủ đề này, vì nhiều lý do quan hệ nhiều đến một số điều, tôi xin dừng lại ngay lúc mới bắt đầu, chỉ để nêu thêm một nhận xét: cũng vì câu chuyện ấy đã diễn ra, ta hiểu kiêu binh Thanh-Nghệ ở Thăng Long sẽ không còn đất sống khi Nguyễn Huệ xuất hiện (ref. Hoàng Lê nhất thống chí, đoạn "quan huyện béo bụng").
Tạ Chí Đại Trường, khi chỉ ra thực chất của "nhất thống" (hay "thống nhất"), là bành trướng quyền lực, cũng nói đến sự gắn kết của "nhất thống" với "chính thống". Một lực lượng muốn nhất thống thành công thì phải tìm đến sự chính thống. Đây là vai trò của ý hệ. Nguyễn Nhạc ban đầu phò tá Hoàng tôn Dương để đảm bảo một tính chất chính thống hướng về dòng chúa Nguyễn, một thời gian sau thì thấy không cần nữa, giam lỏng Hoàng tôn Dương nhưng lại để nhân vật nhà chúa này trốn thoát qua ngả Thi Ngại để vào Nam, bắt được Duệ Tông nhường ngôi cho mình trước khi bị Nguyễn Huệ vào tiêu diệt (sự lơi lỏng tính chính thống hời hợt này khiến Nguyễn Nhạc chịu thiệt hại lớn là để mất tướng quân Lý Tài, sau phải mất nhiều công sức mới trừ được); rồi Nguyễn Huệ đánh ra Bắc dưới chiêu bài phù Lê; Nguyễn Ánh khi đã diệt gần xong Tây Sơn cũng phải mượn lời quân tướng bảo lấy Bắc Hà thì tức là lấy từ tay Tây Sơn chứ đâu phải cướp của nhà Lê mà lo. Không lúc nào các vị chúa tể nguôi được nỗi lo về tính chính thống, về ý hệ, phần tinh thần bên cạnh lực lượng quân bị. Câu chuyện Nguyễn Huệ-Nguyễn Thiếp là một biểu hiện đỉnh cao của điều này. Không hẹn mà gặp, hai đối thủ bất cộng đái thiên Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh đều tự nguyện chui lại vào cái rọ Khổng giáo (dẫu chỉ là hình thức, và dẫu theo Nguyễn Thiếp, cần học Chu Hy).
Nhưng có hai điều mà Tạ Chí Đại Trường đã không chỉ ra. Thứ nhất, liên quan đến chính cái câu của Tạ sử gia ở cuối Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802: "Chiến tranh hối thúc lịch sử". Từ nhất thống lần một với Đinh Bộ Lĩnh đến nhất thống lần hai với Gia Long, cần đến khoảng 800 năm, còn từ lần hai đến lần ba, quãng thời gian chỉ chưa đầy hai trăm năm, với vô số lặp lại (ví dụ, trong Một khoảnh Việt Nam Cộng Hòa nối dài, chính Tạ Chí Đại Trường nói đến chuyện người miền Nam thời đó kinh hoàng vì không hiểu được nhiều từ Bắc nhập, ví dụ "đăng ký": đây là lặp lại cảm giác khi Quang Trung bắt sử dụng chữ Nôm).
Và điều thứ hai: cuộc nhất thống sau lại sử dụng kết quả của cuộc nhất thống ngay trước đó làm sự chính thống chính. Nguyễn Ánh là sự vương quyền tập trung, còn ở lần thứ ba, đó là "nước non liền một dải", phát xuất từ chính Gia Long.
Có vẻ như là, để quay trở lại với hai khả năng mà trên đây ta đã nhắc đến: khả năng là sau câu chuyện diễn ra ở ba phiên bản trong thời gian, sẽ phải có một câu chuyện khác. Lý do nằm ở một điều tưởng chừng rất phụ: sau hết, rốt cuộc đã không còn ông vua nào nữa. "Không có vua", đó là một cái nhìn thiên tài của Nguyễn Huy Thiệp. Sự chính thống sẽ phải được xây dựng theo một cách khác, ấy là nói giả dụ sự chính thống còn tiếp tục có một ý nghĩa nào đó. Sự không có vua mang một ý nghĩa quan trọng: chẳng còn một biểu tượng trung tâm nào để đứng ra đại diện thương lượng giữa các thế giới nữa (Nguyễn Ánh ở Gia Định căm ghét đồng cốt, phù thủy chắc hẳn vì ông thấy thế giới khác cứ nhăm nhe vượt quá quyền lực của ông). Điều này có thể hình dung theo lời tuyên bố của Nietzsche, rằng Chúa đã bỏ ra đi (điều này cần được hiểu một cách cụ thể, không phải ẩn dụ).
Ở một trong các phần trên, con người cô độc của cả Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh đã được nhắc đến. Sự cô độc ấy còn thể hiện ở chỗ thật ra, họ đều thoát khỏi quan niệm chính thống thông thường. Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh là những người đầu tiên thoát khỏi trường lực hấp dẫn của một truyền thống (vậy là ta đã nói đến đủ ba "thống": "nhất thống", "chính thống" và "truyền thống"). Thật ra họ chẳng tin cái gì cả. Không phải người hoài nghi (người theo chủ nghĩa hoài nghi là gì? là người cái gì cũng nghi ngờ? không, theo Kierkegaard, đó là người muốn hoài nghi, tức là đặt ý chí của mình vào sự hoài nghi), nhưng không nhất nhất tin vào điều gì. Hậu thế thấy rất khó đánh giá được họ một cách chuẩn xác, điều này là đương nhiên: ở bên trong cả Nguyễn Huệ lẫn Nguyễn Ánh tồn tại cùng một lúc rất nhiều điều đối nghịch, không cho phép bất kỳ một khẳng định một chiều nào.
Ta cũng đừng quên, chính trong thời đại này, đã nảy sinh Nguyễn Du. Đó chính là "tam đa" của con người Việt Nam hiện đại: Nguyễn Huệ-Nguyễn Ánh-Nguyễn Du, những người chịu thân phận cô độc, và bước ra ngoài vòng kiểm tỏa của lòng tin. Cùng thời gian ấy, bên châu Âu, cuộc Cách mạng làm nảy sinh một "tam đa" của riêng mình: Napoléon-Joseph de Maistre-Chateaubriand. Rồi về sau, thời Napoléon lại tạo ra một nhân vật: Stendhal.
Để hình dung một số điều (ít thôi, nhưng oái oăm nằm ở chỗ đó lại là những điều cốt yếu nhất), cần tách ra khỏi thời gian thông thường, cần có một hình dung về thời gian hoàn toàn khác.
Kafka, ở châm ngôn số 40 của loạt châm ngôn Zürau (đây là một kinh thánh không có Chúa; trong những điều vĩ đại nhất từng được phát biểu về Kafka, ngoài Borges về các tiền thân của Kafka, còn có câu của Roberto Calasso: Kafka là một sự tồn tại trước Chúa): "Nur unser Zeitbegriff läßt uns das Jüngste Gericht so nennen" (Chỉ vì có quan niệm về thời gian như vậy nên chúng ta mới có thể gọi cái đó là Phán xử Cuối cùng).
Và ở đây, một lần nữa, ta quay trở lại với Kierkegaard: Trong Johannes Climacus, khi bàn về quá khứ, hiện tại và tương lai, Kierkegaard, một người rất hiếm khi trích dẫn người khác, trích lời Daub, một nhà thần học Heidelberg, đại ý người nào hiểu lịch sử chính là một nhà tiên tri bước đi giật lùi.
Viết Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 ngay từ khi còn trẻ, Tạ Chí Đại Trường viết ra ngay từ trước những gì bản thân ông sẽ trải qua, đủ hết các yếu tố có trong đó, "nội chiến", "ở Việt Nam", đến cả quãng thời gian ba mươi năm cũng lặp lại nốt. Đó là vị trí độc nhất, mà chỉ Tạ Chí Đại Trường mới có, trong suốt khoảng năm mươi năm vừa rồi.
Tạ Chí Đại Trường có một cách viết không làm cho độc giả tiến nhanh được, dẫu đó là độc giả rất rành rọt kỹ năng đọc sách lịch sử thông thường, nhìn xuống trang sách nhưng thật ra mắt chỉ tìm để tóm lấy vài ngày tháng, vài cái tên, như thế cũng là đủ, và xét cho cùng đó chính là cách đọc sách sử khôn ngoan nhất - khi có nhiều người viết về cùng một chủ đề, thì về cơ bản nhiều người ấy chỉ lặp đi lặp lại nhau đến phát ngán. Đọc sách của Tạ Chí Đại Trường thì không thể như vậy được, cú pháp Tạ Chí Đại Trường là một cú pháp không tiến lên, nó đứng im, nó chỉ chịu tiến lên khi trí óc độc giả cũng bắt đầu phải thực sự hết lười biếng dần dà thoát khỏi môn thể thao tóm bắt vài chi tiết rồi vứt cái xác quyển sách đi. Nhất là khi người ta biết ở trong sự nhất định không chịu nhúc nhích đó, thường xuyên có một tiếng cười. Khi nào bắt đầu cười được cùng tác giả ở những chỗ nào tác giả thấy buồn cười và thể hiện cái sự buồn cười ấy trong cú pháp và tự vị của mình, thì độc giả cũng bắt đầu thực sự đi vào được thế giới của Tạ Chí Đại Trường. Một tác giả đích thực có cách dùng từ riêng; không phải chỉ một mình Tạ Chí Đại Trường nói "sử sự", nhưng "sử sự" ở Tạ Chí Đại Trường, trong tay Tạ Chí Đại Trường, mới thực sự trở thành một từ, vì nó ở trong một tự vị riêng có không thể lẫn được.
Tạ Chí Đại Trường là một người từ chối. Tôi nói chính xác là "người từ chối", không phải "người chống lại" hay "người phản đối". Người chống lại, ở trong tính chất tiêu cực bề ngoài, cần rất nhiều năng lực và năng lượng, nên bên dưới sự tiêu cực ấy lại là một tầng khác của tích cực dồi dào. Người từ chối không rời khỏi địa hạt của dấu âm, của sự tiêu cực. Tạ Chí Đại Trường không chiến đấu, không bác bỏ, không phản đối, mà từ chối, đôi khi gạt đi cái này cái kia, nhưng thờ ơ và cũng ít vọng động như bản thân cú pháp thể hiện trong Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802, và cũng không chỉ ở trong đó.
Tạ Chí Đại Trường từ chối phân biệt hay xếp loại, định hạng sử liệu. Nhiều đoạn dài chi tiết và chu đáo của chính sử lắm khi không quan trọng bằng những gì mà một đồng tiền cổ nói lên, với ai biết đọc nó. Nhưng nhất là Tạ Chí Đại Trường từ chối đi giải quyết các vấn đề của lịch sử, điều này ngay tức khắc nhấc Tạ Chí Đại Trường ra một chỗ riêng biệt, hoàn toàn thoát khỏi tính chất hung hăng của sử gia khác, hoặc một mực coi Nguyễn Huệ là thảo khấu võ biền thô thiển, hoặc ngược lại, nhất định Nguyễn Huệ phải là một anh hùng kiệt xuất, thậm chí còn tao nhã đầy hiểu biết. "Bố y" cũng có nhiều hàm ý lắm.
Những từ chối ấy nằm ngay bên trong, tương thích suốt mấy chục năm trời cầm bút viết của Tạ Chí Đại Trường, với cú pháp từ chối động đậy, sẵn sàng nằm im đó, như các "nhiên thần" không thấy việc gì phải quá hoạt bát mà làm phá hỏng đi bản tính thiêng của mình, chỉ đến lúc nào, như ông thần Đá ở Bạch Hạc Ngã Ba, cần phải chiến đấu với thần linh ngoại nhập, thì mới có chuyển động, rồi sau đó lúc ngoại nhân đã đi rồi, lại làm chủ vùng đất tiếp, dẫu lúc này thản nhiên nhận lấy cái danh xưng "thành hoàng" đã được bản địa hóa thành công: người Tàu đến nước Nam, thành công lớn nhất lại là khi đã thất bại phải bỏ đi, để lại được vài thứ trên dải đất máu me này.
Trong bài "Đôi lời phân trần" viết năm 1999 để chuẩn bị cho tái bản Thần, người và đất Việt (cuốn sách oái oăm mà Tạ Chí Đại Trường gửi từ trong nước ra ngoài, in năm 1989 mà khi nhận được, đọc nó, có lẽ Tạ Chí Đại Trường thấy chán nản nhiều hơn là vui sướng): “Sách vở cũ thoát cơn mối xông sáu năm, còn lại hai quyển Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái, bản dịch của ông Lê Hữu Mục; bản dịch Toàn thư lần đầu của Hà Nội, mua được hai tập I và II ở chợ trời Đặng Thị Nhu (Hồ Văn Ngà cũ), tập III, IV là của chợ trời Hà Nội, tất cả mất bìa long gáy - nhưng còn chữ là được rồi! Cũng chợ trời, hè phố cung cấp vài tập Khảo cổ học, Nghiên cứu lịch sử. Người nghiêm túc theo trường phái Đại học có thể chê là làm việc theo trường phái Bạ-đâu-vơ-đó, nhưng đây cũng là một cơ hội thoát khỏi sức nặng của kinh điển để cho trí óc được bay bổng.”
Trong vòng nhiều năm, Tạ Chí Đại Trường rèn luyện được một sự thụ động rất đặc biệt. Nhưng nói cho đúng, mười năm quân ngũ trước đó nữa (dường như chúng khiến Tạ Chí Đại Trường chứng kiến tận mắt lối "làm sử" của Phạm Văn Sơn và thấy vô cùng ngao ngán?) cũng đã hình thành sự thụ động của một người tuy là lính nhưng biết mình ở bên lề cuộc chiến, không chung một chút nào lòng hào hứng binh bị, nhưng lại mơ về cuộc binh biến xa xưa.
“Nhưng trong sâu thẳm hẳn là có sự phản kháng với thân phận mình trong cơn lốc lịch sử, với đám học giả núp bóng quyền uy chính trị, ngang ngược trước mắt.”
Từ "phản kháng" hùng mạnh ở đây vẫn không đi ra ngoài một nền tảng thụ động. Tạ Chí Đại Trường rất hay tự giễu cợt mình. Và một sự từ chối nữa, sâu thẳm, làm nên một Tạ Chí Đại Trường của Đại Lãnh Trường Giang:
“Sinh sống ở một vùng ngoại vi trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt chắc cũng giúp chúng tôi thoát khỏi những thành kiến tuy làm nên sức mạnh chung nhưng cũng trì níu nhiều vào quá khứ, để cảm tình che lấp lý trí, nhất là vào một thời đại tràn trề sôi động những khẩu hiệu cao vời không cần suy nghĩ, dưới những áp lực kìm giữ chưa từng thấy, không chừa chỗ cho những đường lối lệch hướng.”
"Vùng ngoại vi" này cho thấy rõ chỗ đứng của Tạ Chí Đại Trường: chỗ đứng của Tạ Chí Đại Trường là ở một vùng đất mới của Đại Việt. Từ vùng đất mới này mà nhìn, trung châu Bắc Bộ hiện lên mới rõ ràng trong sự cố kết, vừa huy hoàng vừa nặng nề, uể oải của nó. Từ chối nhập vào một cái gì đó giống như dòng chủ lưu của mọi thứ, Tạ Chí Đại Trường, từ đầu đến cuối, ở bên lề, một bên lề lui mãi về phương Nam.
-----------
Làm thế nào "viết sử", và làm thế nào để nói về sử gia? Cả hai đều là bất khả, chính vì thế cho nên, chúng hấp dẫn tối đa và tối hậu; đối với Kierkegaard, chuyện không có gì khác: bất khả là thứ duy nhất thực sự quyến rũ, ở đầu Sự lặp lại.
Chẳng hạn, về Tư Mã Tử Trường, biết nói gì? nếu không phải thế mắc kẹt của sử gia, giữa hai hung thần, một bên là hung thần cường quyền thế tục trộn với thiên mệnh, vị hoàng đế, và bên kia, hung thần còn dữ dằn hơn: những câu chuyện đòi xuất hiện trong một hình thức mỗi ngày một thiêng hơn. (xem thêm ở kia)
Một sử gia khác: Jules Michelet, tự nói rõ thế mắc kẹt của mình. Michelet nói đại ý mình sinh ra dưới nền khủng bố của Babeuf (nhân vật mà độc giả Những người khốn khổ của Hugo không thể quên) và chết đi khi một nền khủng bố khác đang áp sát dần: khủng bố của bài hát "Quốc tế ca": cuộc đời sử gia bị mắc kẹt giữa hai kỳ khủng bố. Những sử gia đích thực được giao và bị bắt làm cái công việc làm rối dòng chảy, một dòng chảy nào đó, họ không thể tránh được một số thứ.
Roland Barthes trẻ tuổi có một điểm mốc tác phẩm đặc biệt quan trọng về sau ít khi được để ý: đó là cuốn sách Michelet năm 1954, nơi Barthes phân chia Michelet thành vô vàn mẩu nhỏ (những mẩu nhỏ - không phải "fragment" như sau này hay thông dụng với sự thắng thế của cái gọi là hậu hiện đại - giống như cuốn sách tuyệt đối quan trọng của Kierkegaard, Những mẩu của triết học, trong đó Socrate trở thành một tấm gương soi và điểm đối chiếu cho sự ra đời của một hình ảnh khác: Jesus - hay nói đúng hơn, Thượng đế). Michelet, một số phận kỳ quái, lúc nào cũng kêu than về sức khỏe yếu, năm mươi bảy tuổi mới đi bơi ngoài biển lần đầu tiên, bị chứng đau nửa đầu hành hạ (chứng bệnh mà Barthes đưa vào thành chủ đề cho mẩu đầu tiên). Với Barthes, trước hết Michelet là một người ăn lịch sử ("mangeur d'histoire": có phải là cách gọi thoát thai từ câu chuyện liên quan đến thuốc phiện, mangeur d'opium? xem thêm ở kia). Trong sự miêu tả của Roland Barthes, Michelet đúng là người thực sự ốm yếu, thậm chí lúc nào cũng ở tình trạng hấp hối, nhưng cũng chính vì vậy, sử gia không ngừng hồi sinh, tái sinh, sống lại. Michelet viết về đủ mọi thứ, không chỉ Lịch sử nước Pháp và điểm kịch của nó, Cách mạng (1789 - mốc này đặc biệt quan yếu cho cả câu chuyện mà chúng ta đang bàn ở đây, sẽ nói sau), mà còn là: gió, núi, đàn bà, nữ phù thủy, vân vân và vân vân - đối với Barthes, đây là một biểu hiện của voyage romantique, cách hành trình của chủ nghĩa lãng mạn, ở đó trên đường đi người ta hấp thụ mọi thứ, tức là hoàn toàn khác so với cách di chuyển hiện đại, nơi con người chỉ sử dụng đúng một thứ, là cặp mắt. Trong đời, Michelet sản xuất chừng sáu mươi quyển sách, và Michelet nói: "Tôi đã uống quá nhiều thứ máu đen của người chết". Barthes, dẫu không nói hẳn ra, dường như coi Michelet có khả năng sống với người chết, trong một chứng ái tử thi quái lạ: "đã có một sự cộng sinh đáng kinh ngạc giữa sử gia và Lịch sử".
-----------
Quay trở lại với Tạ sử gia: thế mắc kẹt của Tạ Chí Đại Trường quá dễ thấy. Mắc kẹt trong cuộc chiến, mắc kẹt ngay sau cuộc chiến, và mắc kẹt cả khi cuộc chiến đã tạm coi là xa vời.
Nhưng Tạ Chí Đại Trường còn mắc kẹt, đúng vậy, trong một sự bất khả tuyệt đối: đó là cái tình thế của một sử gia đích thực tại đúng một cái xứ sở chưa bao giờ cần đến sử gia, và không có sử gia.
Ta nên nghĩ gì trong câu chuyện về cơ bản sử liệu cho đến thế kỷ XVII, XVIII coi như không có? Tất nhiên, chiến tranh, loạn lạc, văn hiến thấp etc., mọi thứ đều đã được huy động cho đủ các cách giải thích. Nhưng nhỡ đâu, lý do lại nằm ở chỗ: sử liệu hay mọi thứ gì tương tự đều tự nguyện biến mất, để con người chúng ta ngày nay phải cố mà hiểu: mọi sự chỉ thực sự bắt đầu ở một thời điểm. Chỉ đến hậu bán thế kỷ XVIII một câu chuyện lớn mới xảy ra, đòi hỏi những đầu óc tinh túy nhất tập trung vào đó, cố mà hiểu nó, bởi vì nó sẽ giải thích rất nhiều điều. Cách Tạ Chí Đại Trường nhắc đến Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái, cùng những bình luận đi kèm, khiến tôi biết là sử gia hoàn toàn hiểu điều này. Những câu chuyện khác cũng quan trọng, nhưng không quan trọng bằng, hay nói đúng hơn, không đến mức bất khả. Câu chuyện lớn này lại chứng kiến một điều chưa từng có: nó trở thành câu chuyện được tường thuật lại từ một con mắt thứ ba. Đám giáo sĩ kỳ quặc của thời ấy đã làm được một chuyện còn lớn hơn cả công trình rao giảng cho đức tin của họ ở một cái xứ mông muội trong con mắt họ.
Ở một tình hình như vậy, xứ sở này đâu cần đến sử gia. Sử quan thì có, nhưng sử gia thì không. Đây là xứ sở cần đến một dạng lưu trữ quá khứ khác hẳn. Thần, người và đất Việt cùng Những bài dã sử Việt là nơi để Tạ Chí Đại Trường thể hiện mình thấu hiểu điều này đến như thế nào. Quãng thời gian điêu linh, bị cô lập, bị cắt đứt, lại chính là một cơ hội (cái condition mà Kierkegaard bình luận, trong cú nhảy qua Socrate của Những mẩu của triết học). Chưa kể, Tạ quân còn được lũ mối ở nhà riêng ủng hộ rất nhiều.
Một vài người đã hết sức cố gắng trám vào chỗ khuyết thiếu sử gia tại Việt Nam: Trần Trọng Kim và Lê Thành Khôi. Họ cũng vươn tới sự bất khả. Người nước ngoài chẳng có vai trò gì hết ở câu chuyện này. Thư từ qua lại của các giáo sĩ có tầm quan trọng như thế nào, ta đã biết. Bản thân Tạ Chí Đại Trường, khi bàn đến cái đình của Việt Nam, cũng nói: đình làng nhà người ta, đến người không thuộc làng cũng khó mà tìm hiểu nổi, nói gì đến những ông ngoại quốc. Cõi thiêng được một tâm thức chung nào đó tạo lập, trong cái hoàn cảnh be bét kéo dài của một xứ sở không có chuyện gì khác ngoài chiến tranh, tồn tại lâu hơn rất nhiều so với mọi loại công trình thế tục: lâu đài thành quách có còn gì đâu.
Tạ Chí Đại Trường lâm vào thế kẹt kinh khủng, một bên là những nhân vật do chính ông gọi tên là "tay ngang", những học giả sau biến loạn thoắt một cái trở thành học giả và bàn về đủ mọi điều thuộc "lịch sử", nhưng mảng này chắc đối với Tạ sử gia không đáng quan tâm mấy. Cũng trong bài về cái đình, Tạ Chí Đại Trường nhắc đến, không nhiều, nhưng đầy ý nghĩa: Trần Quốc Vượng.
Noi gương Tạ quân, có nhắc đến cũng chỉ thoáng qua chứ chẳng mất công mà đi chì chiết, nhưng tôi, tất nhiên cũng kẹt, thấy rất khó để không nói lên một điều, rằng Trần Quốc Vượng (và các học trò) có là gì khác đâu ngoài sự nhi nhô nhăng nhít, hay nói đúng hơn là sự tràn vào hoạt động đầu óc của một sự khôn lỏi rất Bắc Hà. Bằng quận công Nguyễn Hữu Chỉnh có phải là mẫu hình cho cả một loạt hậu nhân như vậy không nhỉ?
Nào, có một điều này rất nhỏ thôi, các học trò của Trần Quốc Vượng có trả lời được không: thế rốt cuộc, cái đình của Trần Quốc Vượng đúng, hay cái đình của Tạ Chí Đại Trường đúng? theo luận lý rất thông thường, không thể có chuyện cả hai cùng đúng. Đám học trò Trần Quốc Vượng (rất đông), nhiều người cũng ca ngợi Tạ Chí Đại Trường lắm đấy, nhưng dường như bao giờ cũng lờ đi một số điều. Phản đối thầy hay phụng sự thầy bây giờ? Ta lại quay trở lại một điểm then chốt trong cuốn sách Những mẩu của triết học, trong đó Kierkegaard bàn thế nào là thầy, thế nào là môn đệ, và người thầy vừa tạo ra condition vừa truyền sang một điều gì đó, bất kể là với môn đệ đồng thời hay môn đệ "second hand".
Rất tình cờ, cái đình mà Trần Quốc Vượng cùng cộng sự từng khảo sát rồi viết nghiên cứu, và Tạ Chí Đại Trường nhắc đến, tôi lại biết rất rõ, vì đơn giản nó ở ngay cạnh nhà tôi, hồi bé tôi sang chơi suốt.
-----------
Bộ sách đi xuyên suốt Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 (cái nhan đề này có thể được lược bớt đi cho gọn, thông dụng hơn, nhưng tôi thấy tuyệt đối cần viết đầy đủ, vì hai cái mốc thời gian gắn liền vào đó, tại sao lại thế thì sẽ nói sau):
Bên phải là bản dịch của hai đại nhân, Nguyễn Đức Vân và Kiều Thu Hoạch, ở ấn bản (có lẽ là) gần đây nhất. Bên trái mới là bản mà Tạ Chí Đại Trường sử dụng (tất nhiên không phải chính xác ấn bản trong ảnh, vì đây là ấn bản 1969, còn Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 tuy in năm 1973 nhưng trong sách có nói rõ, nó được viết trong các năm: 1962, 1963, 1964), tức là Tạ Chí Đại Trường đã sử dụng bản dịch của Ngô Tất Tố.
Tranh thủ có dịp tốt :p nhắc lại về khoảng này cần đọc thêm cái này.
-----------
Việt Nam và Trung Hoa
Có một cách rất đơn giản để biết một ai đó không biết suy nghĩ, thậm chí không có đầu óc (và sau đó lẳng lặng đừng quan tâm đến họ nữa) là nhận ra người ấy tin rằng Việt Nam chỉ là sự bắt chước Trung Hoa. Đến bây giờ, trong sự nhí nhép nhung nhăng của trí thức Việt Nam, nhất là Bắc Hà, vẫn có đầy những người như thế.
Thậm chí, nếu có một xứ sở nào thực sự khác Trung Hoa, còn có thể là xứ sở duy nhất như thế, thì đó chính là Việt Nam, là cái xứ nằm ngay bên cạnh sự khổng lồ mà bao nhiêu điều đã minh chứng cho hình ảnh một con quái vật khổng lồ nuốt vào bên trong nó mọi thứ gì rơi vào bên trong tấm mạng do con nhện chúa giăng sẵn ra.
Trong công trình lâu dài của mình, Tạ Chí Đại Trường thể hiện rõ mình quá hiểu điều này. Danh sách dẫn chứng cụ thể sẽ có sau.
Việt Nam phải khác Trung Hoa. Ở đây mạnh dạn sử dụng khái niệm đầy bất trắc trong toàn bộ ý thức về tính chất bất toàn, mù mịt và đầy nguy hiểm của nó: dân tộc.
Một dân tộc, trong sự tồn vong của nó, nếu nó tồn tại thực sự, thì điều gì là quan trọng nhất? Là lòng kiêu hãnh dân tộc, là những quân công chói lọi, là sự tự ý thức vươn lên mãnh liệt? Không hề. Dân tộc nào cũng vậy, ở từng lựa chọn cụ thể thì khác nhau, một dân tộc muốn tồn tại thì trước hết là phải biết chịu nhục. Dân tộc nào càng chịu nhục giỏi, dân tộc ấy càng tồn tại. Trung Hoa cũng vậy, Trường An đã cháy bao nhiêu lần? Sự nhục nhã của dân tộc Nga, Dostoievski đã nói không thể rõ hơn. Trong Thế chiến thứ hai, Tiệp Khắc chấp nhận hết mọi thứ. Một nhà văn người Séc sau này, trong một cuốn tiểu thuyết, nói về công trình duy nhất (dường như là một nhà thờ, hay một tòa thị chính) của Tiệp Khắc bị đổ nát do chiến tranh. Cả một cuộc chiến tranh mà chỉ bị đổ một tòa công trình, trong khi nếu xem bộ phim của Rossellini về "năm số không", sẽ biết đất nước hùng mạnh tan nát như thế nào vào giữa thập niên 40. Tòa công trình đổ ấy của nước Tiệp Khắc sẽ được giữ rất lâu, mà không xây lại; theo nhà văn, mục đích là để dân các nước khác như Hungary hay Ba Lan lỡ đến đây chơi mà nhìn thấy nó thì cũng đỡ thốn mắt mà chạnh lòng cho điêu tàn ở đất nước họ. Đóng góp cho suy tàn chung của một đất nước có thể là một ngôi nhà đổ.
Cùng là một dân tộc ăn bằng đũa, nhưng so với người Trung Hoa, người Hàn Quốc, người Nhật Bản, người Việt Nam giữ lâu nhất (đến tận bây giờ) cái dáng ngồi của nô lệ. Lúc nào đầu cũng vục vào cái bát trước mặt, nếu cho họ ngồi xổm đầu gối vươn quá tai thì phần lớn ai cũng làm được, rất nhiều người theo bản năng nòi giống vẫn vòng tay về phía trước giống như giữ lấy cái bát mình đang ăn (chưa kể tiếng xì xụp rất kinh khiếp và thú vị, không ngớt vang lên trong mọi hàng phở Bắc Việt). Đây là lối ăn của người nô lệ, mà sự sỉ nhục trong dòng máu vẫn được nuôi dưỡng không cách gì phá đi nổi. Ngón chân Giao Chỉ giờ ít tìm thấy, nhưng lối ăn uống thì nói chung vẫn vậy. Đó là cách ăn của những người bị bắt lính, bị mộ phu, có cái ăn đã là may, ăn trong một quãng thời gian ngưng nghỉ tạm bợ đâu đó, nhiều khi là giữa trời, nắng mưa cũng mặc, tay phải ôm vòng giữ lấy miếng ăn trước mặt, đề phòng bất kỳ lúc nào cái bát của mình cũng có thể bị một kẻ ác độc có cấp bậc cao hơn đá văng đi.
Một dân tộc ở trong các hoàn cảnh riêng sẽ có lựa chọn riêng. Người Việt Nam không trọng sử, sử chép vào thẻ tre hay giấy, một mồi lửa là tan tành, mà kinh đô Việt Nam mật độ cháy trong thời gian có lẽ cao nhất so với mọi thủ đô khác. Đây là một dân tộc lưu truyền quá khứ bằng một phương thức riêng. Người ta nói đến nguồn gốc Nam Á và các cung cách, tập quán xuất phát từ đây, như một đối trọng với phương Bắc Trung Hoa. Nhưng nhìn nhận như thế thì vẫn quá phức tạp, tức là quá đơn giản. Tạ Chí Đại Trường từng nhắc đến so sách của Lương Đức Thiệp, cho Nguyễn Huệ giống Napoléon ở điểm phải liên miên giao chiến để dùng chiến thắng bên ngoài củng cố cho một nội bộ không bao giờ yên ổn, thật ra là một nội bộ cực kỳ èo uột, rồi giản dị nói rằng cách nhìn ấy quá cầu kỳ.
Dân tộc nào chiếm Hoa Hạ, điển hình là Mông Cổ và Mãn Châu, đều tự thấy mình dần dần bị diệt vong. Các đạo quân hùng mạnh đánh chiếm Việt Nam, lúc nào cũng thấy chiếm kinh đô rất dễ dàng: mà người Việt Nam nhất định cứ để Thăng Long cách Lạng Sơn chút ít thời gian tiêm kích thần tốc mãi như thế, chẳng khác gì một cái mồi nhử. Hai vua nhà Trần nhảy ngay lên thuyền đi mất, đến tận cái đận 1946 một nhà thơ Việt Nam vẫn thản nhiên: "Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng". Kinh đô thất thủ là chuyện chẳng có gì phải lạ, "Thăng Long phi chiến địa" không phải thực tế, mà là một ước vọng, có lẽ nảy sinh từ tầng lớp buôn bán về sau, chỉ mong yên ổn cho mình làm ăn kiếm tiền. Một thành phố có đổ nát này đè lên đổ nát khác, lớp người chết trước nằm ở tầng mấy không thể rõ bên dưới lớp người chết sau, một thành phố như vậy thì mới xứng đáng là kinh đô của một xứ sở như thế này.
Người Việt Nam chịu lùi ngay cả trong những điều có lẽ không cần phải lùi. Chùa thờ Phật hay thậm chí nhà thờ Chúa cứ thoải mái nguy nga, chiếm những mặt tiền dễ nhìn thấy nhất, đông đảo người vào ra, nhưng tưởng rằng đời sống tín ngưỡng (đây chính là một trong những thứ quan trọng nhất của hình thức lưu giữ quá khứ của người Việt Nam) của xứ sở này nằm ở đó, thì quá nhầm. Thần thánh của người Việt Nam, cũng như người phàm tục trong thế giới của họ, chấp nhận chẳng nề hà địa điểm tồn tại khuất lấp, thậm chí không thể tưởng tượng có thể là một chốn cư ngụ.
-----------
Tạ Chí Đại Trường, ở một sự từ chối khác: đó là sự từ chối ngừng viết; điều này hoàn toàn khác so với những ai thấy mình nhất định phải viết.
----------
Lùi lại và nối dài: Biến Cố Lớn khiến quãng thời gian thoát binh nghiệp không đúng ý chí của Tạ Chí Đại Trường (nhưng thời gian quân ngũ này cũng đem lại một trải nghiệm: sống bên ngoài thời gian, theo ý nghĩa một người lính dần dà tách khỏi những ưu tư của con người dân sự) ngắn đến thảm thương: dạy học ở Tân An, Tạ Chí Đại Trường chứng kiến 30 tháng Tư, lũ trẻ con nhặt được súng, nghịch ngợm không nghĩ là đồ chơi có thể bắn tung óc thằng bạn thân. Viết về đoạn này, Tạ Chí Đại Trường đặt tên: Một khoảnh Việt Nam Cộng Hòa nối dài. Nối dài đây là một sự kéo dài giản dị, giống như một phố nào đó, có thay đổi về sau, thêm một đoạn, đoạn ấy gọi là "XYZ kéo dài". Kéo dài tức là lùi lại, lùi lại nhưng như không hề chuyển động. Trải nghiệm mới này, cùng sáu năm (cơ hội cho lũ mối vắng chủ nhà), sáu lần 365 nhân với "thiên thu tại ngoại" lại là một cách sống qua thời gian mới: một thời gian khác nữa. Đã có lúc, Tạ Chí Đại Trường có ý định đặt tên "hồi ký" này theo tên tác phẩm của Chateaubriand, Mémoires d'outre-tombe, viết từ bên kia nấm mồ (rất giản dị, đây là bằng chứng cho thấy Tạ Chí Đại Trường đã có một ý thức về thời gian khác), nhưng cũng nhận ngay mình chưa đọc tác phẩm ấy. Rất đáng tiếc, nếu đọc nó, Tạ Chí Đại Trường đã có thể còn có thêm một trải nghiệm nữa: thời gian của quãng đầu chủ nghĩa lãng mạn.
Việt Nam Cộng Hòa nối dài cũng tiếp tục cùng "tông" với sự từ chối đầy thụ động ở Tạ Chí Đại Trường. Không có hứng khởi, không nhiều gây hấn (Nguyễn Thế Anh khi viết về Tạ Chí Đại Trường đã nói ngay đến đặc tính "kiệt cùng": chỉ những người ít dục vọng (passion) mới làm được điều này), từ đầu đến cuối Tạ Chí Đại Trường vẫn vậy, chỉ trông chờ vào các biến cố cuộc đời và lớn hơn cuộc đời riêng mở ra các hướng mới, chứ không tự làm gì - Tạ Chí Đại Trường không phải người "mở ra" mà đợi mở ra. Và các biến cố rất ủng hộ sử gia, một người khiến được lũ mối ủng hộ mình lẽ dĩ nhiên bắt được nhiều thứ khác cũng phải ủng hộ theo. Một sự bất động điều khiển nhiều hơn mọi sự hoạt bát. Sử gia đã giữ được sự thụ động nhất thiết, vì có như vậy mới tương ứng được với lịch sử: lịch sử không phải một hoạt náo liên miên của sự kiện. Lịch sử là một khối bất động, một thây ma. Roland Barthes cho là Michelet vòng tay ôm lấy thây ma.
"Một sự cộng sinh đáng kinh ngạc giữa sử gia và Lịch sử" ở trường hợp Michelet cũng đúng trong trường hợp Tạ Chí Đại Trường. Một thây ma cần được ôm ấp, với mục đích gì? Với mục đích, nếu mọi sự ổn thỏa, thì làm cho nó tiêu tán đi. Mọi thây ma đều hướng đến chỉ một điều: được siêu thoát.
Kafka khi viết văn hướng đến một điều với bản thân Kafka là hết sức quan trọng: viết một hình ảnh nào đó là để cho nó tan biến đi, ít nhất là trong sự mong mỏi điều ấy; đây chính là câu chuyện đồng dạng với "trục quỷ".
Một chi tiết nhỏ trong cuộc đời ít chuyển động nhưng qua nhiều biến cố của Tạ Chí Đại Trường: đó là một nhà sưu tầm (tiền cổ). Lựa chọn trở thành nhà sưu tầm, ở con người, là một biểu hiện rất lớn của sự từ chối. Từ chối những gì được coi là giá trị, nhiều ý nghĩa ở ngay trước mặt. Trong cơn biến loạn, một người Đức bỏ chạy sang Paris như Walter Benjamin đã làm gì? Gần như không làm gì, nhưng có sưu tầm sách cũ.
Nhưng đây cũng là một sự từ chối đầy nguy hiểm, vì một nhà sưu tầm rất dễ trở thành một ác nhân hung hăng vơ vét. Và một đặc điểm nho nhỏ: nhìn chung trên chín mươi phần trăm nhà sưu tầm chỉ đơn giản là những người bị đồ vật ám, thực chất là các công cụ thô sơ, mù quáng phụng sự cho các mục đích bí hiểm của lũ đồ cổ, tiền cổ, tem cổ, sách cổ.
Tạ Chí Đại Trường lùi mãi và lùi mãi. Bình Định, Khánh Hòa, Phan Thiết, Sài Gòn, rồi xa nữa. Với điểm mốc quy chiếu là Bắc Việt. Tạ Chí Đại Trường là phép cộng của vô số dấu trừ. Tổng cộng lại, ta có gì? Có một điều gì đó giống như giảm trừ mãi mãi. Giảm trừ đến độ, từ Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802, một lịch sử xét cho cùng vẫn là hoạt bát, từ đầu thập niên 80 trở đi, Tạ Chí Đại Trường trở nên quan tâm đặc biệt (sách vở tài liệu bị tước mất, cộng vai trò với tập đoàn mối) đến một câu chuyện khác. Những bài dã sử Việt và Thần, người và đất Việt: Tạ Chí Đại Trường chuyển sang một thời gian khác. Ta sẽ nói rõ điều này, quan yếu hơn cả.
-----------
Sáng nay tôi vừa ăn phở (lâu lắm rồi, rất lâu rồi tôi không ăn phở - bây giờ người ta toàn cho hành tây vào, rất kinh, mà đứng trong quán phở Hà Nội dõng dạc nói đừng cho hành tây vào nhé thì sẽ bị cả quán quay ra nhìn kỳ quặc, rất xấu hổ), và thấy rằng thật dễ bị hiểu nhầm là nói xấu người Bắc Kỳ (thật ra điều này tôi không ngại mấy): vì có ở quán Phở Bolsa hay phở Hòa góc đại lộ Ivry quận mười ba Paris thì người Việt Nam vẫn ăn như thế mà thôi. Thậm chí ở nước ngoài, người ta lại mất dần thói quen dùng tăm, nên nhiều người khi cười làm ta nghĩ ngay đến hình ảnh Dracula.
-----------
Tạ Chí Đại Trường chỉ là một trong rất nhiều người vừa qua đời. Rất nhiều, trong một quãng thời gian ngắn đến nỗi dường như có một sự thể đang xảy ra: xứ sở này lại đã đến kỳ cần thêm một lớp "nhân thần" mới, thêm vào mạng lưới có sẵn. Chắc lại tới lúc có nhiều việc cần làm: Tạ Chí Đại Trường đã chỉ ra rất rõ, các "nhiên thần" mới chỉ là một khía cạnh của đời sống bên dưới tại đây, vì còn có một loạt "nhân thần" nữa, biến động không ngừng.
-----------
Michelet, đối với Roland Barthes, là người ăn lịch sử. Ta dừng lại ở đây lâu hơn.
Trong cuốn sách viết về Michelet, nhiều lần Barthes nói, không được hiểu một số điều theo khía cạnh hình ảnh (hay ẩn dụ), mà chính xác là như vậy, một cách vật chất, nhất là sự "ăn lịch sử" này ở Michelet. Tất nhiên là, chuyện đã đúng như vậy.
Người ta chỉ có thể làm được một thứ gì đó lớn lao nếu dành toàn bộ con người mình, trước hết là cơ thể, cho việc ấy. Thật ra tinh thần và trí tuệ chưa bao giờ quan trọng như cơ thể hết. Bởi vậy nên sự hiến sinh mới từng quan trọng đến thế.
Ví dụ, Michelet phải ăn lịch sử, dùng chính cơ thể mình chứa lịch sử. Cách làm cho lịch sử siêu thoát của Michelet là chứa nó vào trong mình như một điểm trung gian, trung chuyển.
Tạ Chí Đại Trường không hề khác. Toàn bộ dáng vẻ thụ động bề ngoài là để phục vụ cho công việc bên trong đó.
Ngay bản thân Roland Barthes cũng là một người ăn. Roland Barthes ăn gì? Ăn từ ngữ, hay nói đúng hơn là diễn ngôn. Barthes không phải người ăn ký hiệu, vì người ăn ký hiệu lại là Gilles Deleuze. Người ăn cấu trúc là Claude Lévi-Strauss, còn người ăn trật tự là Michel Foucault. Kafka cũng từng nói đến khía cạnh ăn này của viết.
Nhưng, cũng theo chính Kafka, người ta chỉ ăn được, một cách đích thực, bản thân mình. Ở Kafka có một hình ảnh rất đáng sợ: răng cắm vào da thịt chính mình. Người ta ăn một cái gì đó, nhưng cũng chính là ăn bản thân chính mình. Ăn từ từ, từng miếng một, nhưng cũng có thể là ngấu nghiến, cắn xé.
-----------
Ở cuối bài "Mở đầu" của Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 có cái câu kỳ lạ này (từ đây trở xuống, cuốn sách này được sử dụng ấn bản đầu tiên, 1973):
"Không có người ghi chép con người vẫn mang sử tính - nhưng ta không hiểu được lịch sử nếu nó không xuất hiện trên trang giấy." (Lịch sử nội chiến..., tr.40)
Ba yếu tố của công việc viết sử hiện ra: lịch sử, hay đối tượng, trong đó ghép kèm con người (con người mang sử tính), kết quả của công việc ấy (thể hiện trên trang giấy), và ở giữa, trung gian, là "người ghi chép", tức sử gia.
Sử gia nhận lấy vai trò trung gian đứng giữa, để chuyển lịch sử vào trang giấy. Những gì xảy ra ở đoạn trung gian này, ngay bên trong con người của sử gia, thì ta phải suy đoán.
Nhưng ít nhất, ở bước này, một hình dung tương đối xác thực đã xuất hiện: sử gia dùng con người mình chứa lịch sử, trong đó bao hàm tất tật những con người, trừu tượng hóa thành sử tính của họ; và cũng đã bắt đầu hiện ra tư thế của sử gia: sử gia đựng lịch sử trong mình, đưa nó nằm xuống trang giấy (tức quyển sách), trong sự đi giật lùi: sử gia phải ngoái đầu về đằng sau, không thể khác.
Còn lại một câu hỏi (không hề nhỏ): "hiểu lịch sử" nghĩa là gì? Tức là hiểu quá khứ. Nhưng như vậy nghĩa là gì? Câu hỏi này sẽ được tìm cách trả lời ở cuối bài.
Và một điều quan trọng hơn nữa, điều mà nếu viết về sau này, Tạ Chí Đại Trường hẳn đã hiểu rõ hơn để mà nói rộng hơn: con người mang sử tính, con người ở trong lịch sử và đồng thời lịch sử cũng ở trong con người. Nhưng như thế còn chưa đủ: con người có sử tính, nhưng đồng thời còn có các phần nằm bên ngoài sử tính. Nếu không như vậy, nếu không có phần phi-sử tính, chẳng lịch sử nào tồn tại được hết.
-----------
Alles ist Betrug, và
màn chê trách truyện cổ tích
Tính chất nhôm nhoam nhợt nhạt của trí thức Việt Nam hiện tại
được phết thêm một lớp sơn mới ngoại nhập: - cứ mỗi lần diễn ra sự nhích đi của
xã hội nơi đây, dẫu là hướng về phía nào, là một lần những điều tương tự ào đến
- các trí thức Việt Nam đang hướng đến hình mẫu public intellectual. Tức là muốn có ý kiến về mọi thứ, đặc biệt về
những gì không thuộc vào chuyên môn của mình; muốn có ý kiến về mọi thứ, tất
nhiên phải đủ khả năng lờ đi cái sự thật rằng chẳng một ai được đào tạo để trở
thành nhà chuyên môn trong mọi thứ.
Ngày ngày các nhà trí thức rình đợi, như những con kền kền,
một hay nhiều xác chết mới. Đặc điểm của ý
kiến công cộng là được triển khai trên các xác chết, nên ta không lạ khi biết
một ngày khủng khiếp đối với họ là một ngày không có mùi máu. Tâm lý là của
loài kền kền, và hình thức hoạt động thì giống ruồi, bu lấy những chỗ nào tiếng
vo ve có thể được nghe thấy rõ nhất; vào thời điểm này, địa điểm lý tưởng của họ
dĩ nhiên là báo mạng và Internet, tiện dụng kinh người. Vào thời điểm này, hot nhất trong bữa tiệc chung ấy là vấn đề thực phẩm bẩn và sạch, nơi ta bắt
gặp những đợt phun trào của cảm xúc ngớ ngẩn và những lập luận lệch lạc nhất mà
con người có thể có.
Nhưng cứ thoăn thoắt nhảy từ xác chết mới này sang xác chết
mới khác như vậy, điều dở là chẳng xác chết nào được xử lý cho đến nơi đến chốn.
Và thật ra, các xác chết rất nguy hiểm, không dễ xơi đâu.
Ta lấy một ví dụ: trí thức Việt Nam gần đây rộ lên phong
trào chê trách truyện cổ tích Việt Nam, nhấn mạnh vào sự thiếu tính chất khuyến
thiện của chúng, có những lúc còn đem so sánh với cổ tích của những nơi khác;
bao nhiêu điều tốt đẹp đã được trình bày trong cuộc phản cổ ấy.
Trong câu chuyện này, có thể thấy thấp thoáng cái đích hướng
đến của các trí thức: thật ra, họ có nhu cầu rất lớn trong việc thể hiện mình
là người công chính, thể hiện mình căm ghét cái ác, nhất quyết đứng về phe thiện.
Rất nhiều người đã đạt đến tần suất mỗi ngày ba lần chứng tỏ mình là một người
công chính; trên trang facebook của mình, một ngày họ share ba đường link các
bài báo và liên tiếp bày tỏ lòng phẫn nộ; đến tối, con cái họ rất có khả năng sẽ
may mắn vì ở họ đã vơi bớt năng lượng phẫn nộ nên chẳng đủ sức mắng mỏ chúng nữa.
Nhưng, ngay trong cái địa hạt tưởng chừng chẳng cần có tính
cách chuyên môn này (các trí thức giương oai giễu võ nhiều nhất trong những gì
nhạt nhòa sự chuyên sâu, thế cho nên thật ra họ thích nhất bàn về chính trị,
showbiz, đồ ăn, truyện cổ tích), sự nhôm nhoam hiện ra rất rõ.
Truyện cổ tích tồn tại như vậy không phải là tự vô ý, nội
dung các câu chuyện ấy không vu vơ sướng miệng, và chúng tồn tại lâu đến thế là
có lý do.
Những điều như vậy, tìm chút ít là biết. Bộ sách của Propp
đã tồn tại từ lâu trong tiếng Việt (bộ sách hai tập ấy giờ vẫn ế xưng ế xỉa), trong
đó “hình thái truyện cổ tích” đã được bàn rất kỹ; đó là một kinh điển về nghiên
cứu truyện cổ, và trong những năm vừa rồi, nhiều nhà nghiên cứu đã bắt đầu áp dụng
“mô hình típ truyện” vào lĩnh vực này. Các câu chuyện cổ tích thì du hành, các vùng khác nhau trên thế giới
cũng có những típ giống nhau.
Truyện cổ tích và huyền thoại là sản phẩm của tập thể, từ hữu
thức đến vô thức. Chúng cho biết rất nhiều điều, trong đó có quan điểm vững chắc
về thiện và ác. Sự du hành của chúng còn cho thấy, truyện cổ tích và huyền thoại
chính là kết nối ở bề sâu của tâm thần và tinh thần con người trên diện rộng,
cho thấy con người từ xưa đến nay hiểu thế giới như thế nào.
Chúng ta không tạo ra huyền thoại mà ngược lại, huyền thoại
tạo ra chúng ta.
Một nhà trí thức nghĩ rằng phải tiêu diệt cái phần ác trong
truyện cổ tích Việt Nam là vì họ không hình dung được thế nào là thiện, thế nào
là ác, không có chút ý niệm về đường ranh giới nhạt nhòa giữa thiện và ác. Phần
lớn nhà văn hiện nay không đủ sức thể hiện đường ranh giới tế nhị này giống như
trong các câu chuyện cổ xưa. Mong muốn thể hiện mình là người công chính là một
mong muốn tốt, chỉ có điều trong quá trình thể hiện ấy, về cơ bản họ không chứng
tỏ được một chút nào là mình có đầu óc.
“Alles ist Betrug” (mọi thứ đều là lừa dối), Kafka từng viết
như vậy ở châm ngôn thứ năm mươi mấy trong loạt châm ngôn hơn một trăm câu, gọi
là “châm ngôn Zürau”, khi nói đến con người ở giữa thiện và ác. Trong phạm vi
con người cá nhân, ở mọi trường hợp, con người luôn luôn lừa dối, lừa dối cả
bên thiện lẫn bên ác. Đó chính là thân phận của con người: không có ác và thiện
nào đủ tách bạch để mà họ đỡ sa vào sự lừa dối thô thiển. Trong lúc ra sức thể
hiện mình là người công chính, các trí thức Việt Nam lại đang vô đạo đức nhất (đạo đức ở đây hoàn khác so với quan niệm
của public intellectual Việt Nam thường
xuyên nương nhờ vào một số điều rất mù mờ như “đạo đức xã hội”; nhưng những thứ
hay được đưa ra, chúng hoàn toàn không phải đạo
đức, mà là tập quán; lẫn lộn giữa
đạo đức và tập quán là điều hay thấy ở những ai còn không hiểu nổi truyện cổ
tích nghĩa là gì, và đó là sự vi phạm đạo đức trí tuệ: không hiểu được điều đơn
giản thì mong gì nữa đây, và những gì không giải thích mà không hiểu, thì có giải
thích cũng đâu hiểu nổi).
Về phần mình, ở Diapsalmata, loạt châm ngôn đặt ở đầu Enten-Eller, tức là trước câu chuyện về một người chuyên quyến rũ phụ nữ (xem thêm ở kia), Kierkegaard, khi miêu tả sự ngu xuẩn của con người, nói đại ý, con người ta có quyền tự do suy nghĩ, nhưng lại toàn đi đòi quyền tự do phát ngôn.
Về phần mình, ở Diapsalmata, loạt châm ngôn đặt ở đầu Enten-Eller, tức là trước câu chuyện về một người chuyên quyến rũ phụ nữ (xem thêm ở kia), Kierkegaard, khi miêu tả sự ngu xuẩn của con người, nói đại ý, con người ta có quyền tự do suy nghĩ, nhưng lại toàn đi đòi quyền tự do phát ngôn.
Một sử gia phụng sự lý tính như Tạ Chí Đại Trường hoàn toàn
hiểu đời sống thần linh có ý nghĩa như thế nào; và sự tìm hiểu, đặc biệt quan
tâm đến các vị thần, kể cả các dâm thần, không có gì vi phạm lý tính hết.
Chứ còn, tự nhận là “vô thần” nhưng khi cần miêu tả một cái
gì to lớn, vinh quang và tự hào, người ta lại nói “xyz thần thánh của chúng
ta”, thì nghĩa là gì?
Và đây là điều khó. Tạ Chí Đại Trường: “thật khó tìm xem dân
bản xứ nghĩ gì, ứng xử như thế nào trong cuộc sống tâm linh” (Thần, người và đất Việt, ấn bản gần đây
nhất, tr.25) và ngay tiếp theo: “ta không lấy làm lạ khi thấy các ông vua lưu
tâm đến các thần linh được thờ phụng trong nước và các nho sĩ thì lại thu nhặt
các chuyện truyền kỳ để chép thành sách”. Vấn đề này phức tạp, vì nhiều lý do,
chẳng hạn: “Một ông thần địa phương lớn dần lên theo với sự lớn mạnh của xứ sở,
dù nhận những yếu tố mới đưa vào, vẫn mang tính địa phương trong giai đoạn mới”
(sđd., tr.32), rồi: “Chủ thiêng liêng
của ruộng đất không phải chỉ có ông thổ thần của vua phong mà còn có thần của
dân bại trận nữa” (tr.34).
Những điều như thế, muốn hiểu được, không thể là những người ngày ngày tung tăng đóng vai kền kền mà lại tưởng mình là phượng hoàng. Dáng vẻ bất động trong tồn tại của Tạ Chí Đại Trường là cả một gợi ý lớn.
Những điều như thế, muốn hiểu được, không thể là những người ngày ngày tung tăng đóng vai kền kền mà lại tưởng mình là phượng hoàng. Dáng vẻ bất động trong tồn tại của Tạ Chí Đại Trường là cả một gợi ý lớn.
-----------
Một cặp Hạng Vũ-Lưu Bang Việt Nam
Trong bài “Sex và triều đại”, in trong Sử Việt đọc vài quyển, Văn mới, 2004, Tạ Chí Đại Trường có chút mỉa
mai sử gia đời xưa:
“Họ đã từng ghi chép sử kiện của triều đại dựa theo các biến
động tương tự ở phương Bắc: Chúng ta đã thấy sự tương đồng trong cuộc tranh chấp
giữa Ngô Xương Văn và Đinh Bộ Lĩnh với chuyện giữa Hạng Vũ và Lưu Bang, chuyện
Lê Hoàn cướp ngôi Đinh được diễn tả như cuộc binh biến Trần Kiều của Triệu Khuông
Dẫn lấy ngôi nhà Hậu Chu.”
Ý thức được cái điều rất có thể trở nên dở hơi này rồi, thì
ta cứ để mặc cho mình bị cám dỗ bởi cuộc so sánh cặp Nguyễn Huệ-Nguyễn Ánh với
cặp Hạng Vũ-Lưu Bang.
Nguyễn Huệ tự nhận là “kẻ bố y”, dẫu chỉ chút ít ta cũng nhận
ra một ham muốn đồng hóa ở vị chúa Tây Sơn này với Lưu Bang. Nhà Tần đã diệt rồi,
giữa Hán và Sở mới là cuộc chiến quyết liệt; Bắc Hà đã bị triệt hạ, Trịnh-Lê rồi
đội quân Tôn Sĩ Nghị-Hứa Thế Hanh đã tan tành, cuộc chiến giữa Quang Trung và
Nguyễn Ánh mới thành sinh tử. Với Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc nằm chắn ở giữa,
nơi đất Quy Nhơn, một cách trớ trêu.
Có một điểm ở đoạn hậu bán thế kỷ XVIII này của lịch sử Việt
Nam (dường như điều tương tự cũng xảy ra bên triều Càn Long): kiểu tổ chức
chính quyền và hình thức tranh đấu đã đổi thay nhiều, ta thấy biến mất các mưu
sĩ thần sầu quỷ khốc từng làm các câu chuyện thời Xuân Thu-Chiến Quốc, Tần mạt
hay Hậu Hán hấp dẫn khủng khiếp (Thủy hử
cũng áp dụng mô hình này vào, mặc dù Trí Đa Tinh Ngô Dụng không còn là một hình
ảnh quá đặc biệt nữa). Các câu chuyện dường như càng tiến gần tới “thời hiện đại”
càng uể oải, buông rơi mất phương diện éminence
grise hấp dẫn ấy. Nguyễn Huệ vời Nguyễn Thiếp (La Sơn Phu Tử) ở Nghệ An giống
như một sự bổ khuyết, nhưng kết quả thật ra cũng không đâu vào đâu. Mô hình cũ đã tan biến mất từ lúc nào rồi.
Hoặc giả, khoảng cách còn quá ngắn, người ta còn chưa tìm ra cách nhét vào bên
cạnh các chúa tể vài cố vấn tay phe phẩy quạt lông; hoặc giả cách ghi chép hơi
quá chi tiết (thêm mấy ông cố đạo Tây cái gì cũng chép cũng ghi nữa, càng tai họa
- chính bên Nguyễn Ánh lại có Bá-đa-lộc Pigneau de Béhaine thỉnh thoảng được một
miêu tả này hay một miêu tả khác xếp cho một vị trí to lớn, người đưa ra những
lời khuyên hữu dụng, nhưng dường như không nỗ lực nào đạt đến được mục đích
này) khiến cho chẳng còn kẽ hở nào mà đưa thêm vài bóng hình vào. Sử liệu quá dồi
dào (mặc dù sử gia vẫn kêu thiếu ầm ĩ) cũng có mặt tiêu cực chứ chẳng phải là
không. Thành ra, Hạng Vũ Việt Nam (tức Nguyễn Huệ) bên cạnh chẳng có Phạm Tăng
nào, Lưu Bang Việt Nam (Nguyễn Ánh) bên cạnh không có Trương Lương. Họ cô đơn,
lại thêm cô đơn kiểu khác: năm 1777, ở tuổi 15, 16, chỉ trong vòng mấy tháng,
Nguyễn Ánh chứng kiến hai nhân vật lớn của dòng tộc mình, chạy khỏi Huế phiêu bạt
ở đất Nam Hà, bị Tây Sơn tiêu diệt; Duệ Tông chúa Nguyễn thứ 9 cùng Hoàng tôn
Dương mất đi, vừa là tang tóc cho Nguyễn Ánh, vừa mở ra một cơ hội to lớn cho
hoàng đế tương lai; Nguyễn Huệ, sau chiến thắng đầu tiên của tuổi trẻ, năm 1775
trước quân Gia Định của Tống Phúc Hợp phò tá gia đình chúa, dần dà thấy mình có
một người anh em Nguyễn Lữ tuy mang danh Tiết chế nhưng vô dụng, và ông anh Biện
Nhạc tham vọng hóa ra quá nhỏ nhoi. Hai con người địch thủ của nhau ấy, họ cô
đơn như con người hiện đại, lại không có thần thánh hay thượng đế nào đỡ đần
cho: Nguyễn Ánh cầm quyền ở Gia Định thể hiện rõ mình căm ghét phù thủy, đồng cốt,
và Bá-đa-lộc ở bên cạnh không làm ông nhìn thấy cứu rỗi ở Đức Ki-tô - hoàng tử
Cảnh lúc đầu có chút lây nhiễm, thậm chí còn tuyên bố sẽ sống như người phương
Tây, không lấy nhiều vợ, khiến ông bố và triều thần phải lo lắng, nhưng may
quá, về sau, Cảnh lấy một lúc ba vợ liền; câu chuyện Thiên chúa giáo ở Gia Định
được kết tinh trong Lịch sử nội chiến ở
Việt Nam từ 1771 đến 1802 trong câu chuyện Tống Phúc Đạm; Nguyễn Huệ thì những
khi nào cần đồng làm vũ khí là thu hoạch từ chùa chiền, nhà thờ. Không chỉ là
chúa tể, họ còn là một mẫu người mới. Và nhất là, họ không làm thơ, hoặc có làm
thì cũng chỉ là sơ sảy mà làm, rất ít. Dường như Hạng Vũ-Lưu Bang lặp lại ở
Nguyễn Huệ-Nguyễn Ánh cũng hữu lý lắm, bởi Hạng Vũ có giai nhân bên cạnh lúc suy
tàn, cam tâm biến thành loài cỏ “ngu mỹ nhân thảo” vì người anh hùng, một dấu mốc
không thể quên trong truyền thống “hàm tình ngưng thế tạ quân vương”, mà Nguyễn
Huệ thì được Lê Ngọc Hân (nhan sắc không rõ ra sao, dường như không tệ, vì giáo
sĩ phương Tây có chép khi gặp các con của Quang Trung và Ngọc Hân, thấy khôi
ngô lắm) lưu danh thiên cổ: “Mà nay áo vải cờ đào”, càng làm nổi bật cái sự “bố
y”. Về sau, Hạng Vũ được ưu tiên hơn hẳn so với Lưu Bang trong văn chương; điều
tương tự xảy ra với Nguyễn Huệ-Nguyễn Ánh; anh hùng thất bại gây cảm thương mới
nhiều, và ngay trong thế giới các vị thần, những người thất bại mới linh thiêng
hơn cả.
Mỉa mai và trớ trêu: anh hùng Hạng Vũ Tây Sở Bá Vương, sức địch
vạn người, đánh giặc như đi chơi, lại là người thất bại (nhưng thế nào là thất
bại?). Viên tướng không bao giờ thua Nguyễn Huệ, mà công lực cầm quân cá nhân cộng
với binh lính kỷ luật cao độ chiến thắng quân Thanh sau khi diệt Xiêm (khiến
cho về sau Thái Lan chỉ còn lấp ló trong các cuộc chiến diễn ra tại Việt Nam: địa
điểm các căn cứ cho máy bay B52 vì người Mỹ sợ để loại phi cơ đắt tiền này gần
quá bị Việt cộng yểm kích phá mất - đề tài to lớn để Nguyễn Tuân viết Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi) dễ dàng đến đáng
kinh ngạc, anh hùng cái thế như vậy mà cuối cùng cơ nghiệp đổ sụp chỉ mười năm
sau khi qua đời, về tay Nguyễn Ánh suốt gần hai chục năm trời gần như chỉ có một
cái tài duy nhất là chạy còn nhanh hơn Nguyễn Huệ, thế mà Nguyễn Huệ nổi danh
là tướng quân yểm kích xuất quỷ nhập thần chưa từng có dưới vòm trời này. Nhưng
Lưu Bang cũng vậy, tuyền là xin thua Hạng Vũ đấy chứ. Khí độ đế vương nằm ở khả
năng, cũng giống như ta từng nói đến sự tồn vong của các dân tộc, chịu nhục, đế
vương tức là phải nằm gai nếm mật (nhưng tất nhiên không phải ai nằm gai nếm mật
cũng thành đế vương) để được hưởng về sau, chứ bất bại tướng quân, mọi thứ vinh
quang đã hưởng trước rồi, mai hậu của dòng dõi sẽ bị tổn hại nhiều lắm: những
người như thế là hiện thân quá lớn. Tự
thân một dân tộc đã có thể là một câu chuyện (cái ý này dường như được thể hiện
rõ nhất ở Edward Said), câu chuyện ấy sẽ được nổi bật ở một số nhân vật “mang
triệu chứng thời đại”.
Với Tạ Chí Đại Trường, đây là một ý nghĩa lớn của Tây Sơn:
“Chỉ riêng có anh em Tây sơn truất quyền các triều đại có mặt bằng mưu mô binh
lực, đem vào lịch sử những tên mà bình thường là anh buôn trầu, chị đàn bà giữ
con, ông thầy đồ ở làng và cả những kẻ sống ngoài vòng pháp luật nữa” (Lịch sử nội chiến…, tr.43).
Trong hậu thế, Quang Trung thì được hưởng lợi từ văn chương
(bình dân), Gia Long thì tất nhiên vinh quang ở hình dạng “chính thức” hơn nhiều.
Ngoài sử quan nhiệt liệt tung hô hoàng đế anh minh, đây là miêu tả Nguyễn Ánh
lúc đứng tuổi của John Barrow, được Tạ Chí Đại Trường trích lục: “dáng người
cao trung bình, vẻ mặt đều đặn, nhẹ nhõm”, “màu da đỏ hồng, rám nắng vì dầu
dãi”; đám người phương Tây chạy loăng quăng Đàng Trong, Đàng Ngoài thời điểm
này hết sức quan trọng ở những miêu tả chủ nghĩa hiện thực: ta còn lại hình ảnh
cụ thể chẳng hạn của hoàng tử Cảnh.
Tiếp tục về Nguyễn Ánh, đây là G. Taboulet trong La Geste française: “Người ta tả ông gan
dạ, không thô kệch, dồi dào biến trá trong mọi tình thế. Ý tưởng đúng đắn;
không khi nào khó khăn ngăn chặn được ông và chướng ngại không làm cho ông lùi
bước… Cử chỉ của ông đối với người ngoại quốc thật dễ thương và hòa nhã. Các sĩ
quan dưới quyền ông rất kính phục ông. Ông đối xử với họ rất nhã nhặn, thân mật
và tốt”.
Linh mục Lelabousse viết trong bức thư đề ngày 14/4/1800:
“Ông hoàng này có lẽ là con người nóng nảy, đoản tính nhất trong xứ, nhưng… những
lời rầy la của Giám mục d’Adran [tức là Bá-đa-lộc] đã làm đằm tính bồng bột
đó”. “Ông cương quyết nhưng không hung tàn, ông hay nghiêm trị nhưng theo lệ luật”.
“Ông có đủ đức của tâm hồn cũng như của trí tuệ. Ông có tính biết ơn, bao dung
và tế nhị về điểm danh dự. Lớn lên trong tai ương, ông chịu đựng được nghịch cảnh
một cách can đảm, xứng đáng với nhà thông thái [vẫn là Bá-đa-lộc] đã huấn luyện
cho.” “Lúc trẻ ông ưa rượu, nhưng từ khi phải cầm đầu công việc, ông đã bỏ đi đến
bây giờ không nếm lấy một giọt… Vì vậy, ông mới ra những lệnh rất nghiêm khắc
chống với những ai say sưa”. “Các đức tính trí tuệ không nhường những đức tính
tâm hồn. Hăng hái, thông tuệ, thẳng thắn, ông hiểu ngay từ lúc đầu những việc
phức tạp nhất. Ông nhớ mọi chuyện rất tài và ông bắt chước rất dễ dàng”. “Ông rất
cần mẫn. Ban đêm, ông đọc nhiều. Ông rất tò mò tìm hiểu.” “Đó là vị Hoàng đế vĩ
đại nhất từ xưa đến nay của xứ Cochinchine. Giám mục d’Adran và ông hoàng này
là hai con người vĩ đại mà những vẻ tráng lệ của xứ này sẽ còn giữ lại hình ảnh
oai hùng. Thế kỷ của họ sẽ lưu danh”
Còn đây là miêu tả Nguyễn Ánh của Tạ Chí Đại Trường: “Gia
Long là một Nguyễn Ánh được lập thành trong biến cố. Tuổi trẻ, gặp gia biến quá
sớm, trước một kẻ thù gần như là vô địch, bị rượt đuổi tận hang cùng ngõ hẻm,
ông mang nhiều mặc cảm yếu ớt, hay than thở và bị bắt buộc mong đợi, trông cậy ở
nhiều người. Nhưng tình thế giúp ông tự chủ dần dần. Việc khu trừ Đỗ thanh Nhân
là một ví dụ điển hình” (Lịch sử nội chiến…,
tr.99).
Đặt Nguyễn Ánh vào chung hơn, bên cạnh những “con người mang
triệu chứng thời đại: “Vượt trên hết những kẻ này là những khuôn mặt đã làm nên
lịch sử: Nguyễn Nhạc, Nguyễn hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ và chót hết, vinh dự thay
trong lịch sử tàn nhẫn, Nguyễn phúc Ánh. Nhưng ta cũng đã thấy biến chuyển từ từ
trong con người tạo thành Gia Long khi chung cuộc. Đỗ thanh Nhân ở Sài gòn chống
Tây sơn thì ông đã lánh ra Bến lức, Lê văn Quân chống giữ Ba vác, Ba lai thì
ông lênh đênh ngoài vịnh Xiêm. Thực là khác hẳn khi ông đề xướng kế hoạch đánh
giặc mùa, điều khiển dưới tay một bọn bề tôi hỗn tạp gồm những tôn thất kiêu
hãnh với dòng dõi, tướng tá dũng cảm nhưng thô lỗ, hàng tướng đầy mặc cảm và nhớ
tiếc quá khứ oanh liệt, bọn phiêu lưu Tây phương bừa bãi ngạo nghễ… Ngôi sao
Nguyễn Huệ có chói sáng rực rỡ vì chiến công cũng không che lấp được tính cách
mâu thuẫn bấp bênh của chế độ Tây sơn” (sđd.,
tr.346).
Những người khác nữa: “Nguyễn Nhạc, Châu văn Tiếp rồi bây giờ
Nguyễn hữu Chỉnh, những người khác xứ, lúc bạn lúc thù nhưng đều giống nhau ở
chỗ xuất thân, đó là những bộ mặt nổi loạn
làm khuấy đảo thêm dữ dội xã hội Đại Việt của thế kỷ 18” (sđd., tr.132).
Những con người như thế làm nên một hậu bán thế kỷ XVIII đặc
thù, đó là thời điểm khiến ta cảm thấy, nó ít thuộc về “lịch sử”, tức là một
cái gì xa ngái, mơ hồ, khó tường định, hơn là thuộc về chính cuộc sống của
chúng ta.
Một đặc điểm lớn của giai đoạn này: “Ta thấy trung tâm những
biến động chính trị quy mô của Đại Việt cứ dời dần về phương nam: Nguyễn Kim,
Trịnh Kiểm ở Thanh hóa, con cháu họ Nguyễn ở Phú xuân, Tây sơn ở Qui nhơn, cuối
cùng Nguyễn Ánh ở Gia định” (sđd.,
tr.38).
Gia Định, dưới ngòi bút Trịnh Hoài Đức, một trong các học
trò của Võ Trường Toản, mà Tạ Chí Đại Trường nhấn mạnh vào vai trò (nhóm Bình
Dương) trong quá trình Nguyễn Ánh xây dựng chính quyền riêng của mình:
Dưới đây là cái tôi đã hụt mất vài lần, vẫn chưa kiếm được:
-----------
Bố y anh hùng
Viết Lịch sử nội chiến
ở Việt Nam từ 1771 đến 1802, Tạ Chí Đại Trường đã ngay lập tức kể đến,
ngoài Hoàng Lê nhất thống chí (bản dịch
Ngô Tất Tố), cuốn sách sớm sủa về Quang Trung của Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm, các
nghiên cứu của Nguyễn Phương và cả cuốn sách của Văn Tân in tại miền Bắc năm
1957. Nhưng có lẽ vào thời điểm ấy Tạ Chí Đại Trường không biết năm 1955 Ban
Nghiên cứu Văn Sử Địa (nhà xuất bản in sách của Tạ quân thì tên là Văn Sử Học) ở
Hà Nội đã in một bộ sử, trong đó quãng hậu bán thế kỷ XVIII được trình bày đại
cương như sau:
Ngoài chuyện in sai 1802 thành 1902 ngay trên cùng, ta có thể
thấy với sử gia miền Bắc đang hình thành ý hệ mới, Tây Sơn nghĩa là nông dân,
và người hưởng lợi từ cuộc bạo loạn ấy là nông dân. Trong khi miêu tả của Tạ
Chí Đại Trường là ngược lại (như ta đã thấy ở phần trước: rốt cuộc người được
hưởng lợi lớn nhất từ Quang Trung lại chính là Nguyễn Ánh).
Mấy chục năm về sau, đây là lời than thở của Tạ Chí Đại Trường,
trong bài “An thái - quê hương - niềm hoang tưởng” trước đăng báo rồi in lại
trong Những bài văn sử, Văn học,
1999:
“Ý tưởng nghiên cứu về Tây Sơn bắt đầu từ đấy, cũng có nghĩa
là bắt đầu bằng một chút tinh thần địa phương. Tôi hãnh diện vì Tây Sơn […] Ấy
vậy mà các sử gia ưu việt của phe chiến thắng bây giờ cứ nằng nặc cho là tôi miệt
thị cả một thế hệ - thế hệ Quang Trung” (tr.19).
Trước đó, Tạ Chí Đại Trường nói rõ hơn về quê hương của mình
và sự gắn kết giữa ông với anh em Tây Sơn bằng mảnh đất:
“Phú Lạc, Kiên Mĩ là nơi người cha của anh em Tây Sơn từ An
Khê về ở - và biết đâu chẳng chính là nơi sinh quán của những người này? An
Thái, một địa điểm khác cũng trên dòng sông đó, là nơi anh em họ trưởng thành,
có học vấn. An Thái, quê dòng trưởng của tôi” (tr.17), và:
“Gia phả không nói, nhưng tôi cứ mong rằng mình có một ông tổ
nào đấy đã từng đi chăn trâu chăn bò với Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ, đã
cùng họ bẻ trộm bắp, đào trộm khoai lang rồi lên gò vắng lượm phân khô nhúm lửa
nướng bắp, lùi khoai cười hể hả với nhau” (tr.18).
Dường như chưa bao giờ Tạ Chí Đại Trường đặt chân về An
Thái, quê gốc, cũng là nơi Giáo Hiến chạy khỏi Huế đã đến sau khi Trương Phúc
Loan tiêu diệt bạn ông, nơi ông làm môn khách. Dường như Tạ Chí Đại Trường cũng
là người duy nhất cho rằng Giáo Hiến chỉ có thể là thầy dạy cho Nguyễn Huệ,
Nguyễn Lữ, chứ không phải thầy của Nguyễn Nhạc.
Thêm một chút “tâm sự quê hương” của Tạ Chí Đại Trường trong
cùng sách:
“Đầu năm 1979, chiếc xe tải chở heo bò chuyển bọn cải tạo
chúng tôi gập ghềnh trên quốc lộ 19 ngang qua Phú Phong. Đâu đó bên đường có những
tháp chàm trơ trụi” (tr.19-20), và: “Ông cố tôi theo Mai Xuân Thưởng đánh Tây -
và bị kết tội cùng Bình Tây nguyên soái muốn dựng lại cơ đồ Ngụy Tây (Sơn)”.
Lịch sử, chung quy, chỉ là những câu chuyện mỉa mai; toàn bộ
lịch sử giống một cái cười giễu cợt gửi đến chúng ta. Quang Trung trong mối
quan hệ với Gia Long là một điều mỉa mai, Lịch
sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 đối với Tạ Chí Đại Trường lại là một
điều mỉa mai to lớn nữa.
Quang Trung trở thành đề tài cho sách sử, nhưng cũng cho
không biết bao nhiêu tác phẩm văn chương nữa, chẳng hạn như dưới đây:
Vở kịch in tại Hà Nội năm 1962, tác giả là Trúc Đường Nguyễn
Mạnh Phác (ông anh trai của nhà thơ Nguyễn Bính), một người suýt đã có họ với tôi, may mà sau đó chuyện đã không xảy
ra như thế.
Tột điểm sự mỉa mai của đoạn hậu bán thế kỷ XVIII ở Việt Nam, giờ ta sẽ nói một cách chính xác, nằm ở chỗ: Nguyễn Ánh được nhờ cậy nhiều nhất ở ai? ở Bá-đa-lộc ư? tất nhiên là không, thỏa ước Versailles (ngày 28 tháng Mười một năm 1787, có chữ ký của hầu tước de Montmorin) chỉ là một trò đùa, Bá-đa-lộc mang được tờ giấy vô nghĩa ấy về thì Nguyễn Ánh đã tự lấy lại Gia Định rồi, bằng một sự tự chủ về sau này, năm 1928, còn trở thành đề tài bàn luận trên Đông Pháp thời báo, khi Phan Khôi chế nhạo Trần Huy Liệu đã không hiểu gì lịch sử triều Nguyễn, cho rằng Nguyễn Ánh thắng Tây Sơn nhờ viện binh Tây phương. Nguyễn Ánh nhờ được nhiều nhất vào đối thủ khủng khiếp nhất của ông: Nguyễn Huệ, người đã làm ông chạy bán sống bán chết bao phen, có lượt chỉ may mà thoát nạn vì quân Tây Sơn bắt được thuyền chở hai giáo sĩ mang thư Bá-đa-lộc cầu viện ngoại quốc (quanh quẩn Pondichéry, Macao, Xiêm La), con thuyền lẽ ra Nguyễn Ánh đã lên, rồi não nề ê chề lủi thủi cùng nhúm quân tàn tướng rách đi vào Vọng Các, rồi sau này để về được Gia Định phải trốn chui trốn lủi khỏi tầm giám sát của vua Xiêm. Chính Nguyễn Huệ, cầm binh tiếp trợ Nguyễn Lữ tại Nam Hà, năm 1777, giải phóng cho Nguyễn Ánh khỏi mấy người cùng họ tộc hẳn sẽ gây vướng víu về sau trong tranh đoạt vương quyền. Những chuyện diệt Trịnh, Lê, rồi quân Thanh, không cần nói nữa. Nguyễn Ánh có được mọi thứ, và làm chủ cuộc “nhất thống” (riêng đề tài nhất thống quan trọng này, ta sẽ nói sau, ở phần tiếp theo), nhờ một phần rất lớn ở đối thủ đoản mệnh.
Tột điểm sự mỉa mai của đoạn hậu bán thế kỷ XVIII ở Việt Nam, giờ ta sẽ nói một cách chính xác, nằm ở chỗ: Nguyễn Ánh được nhờ cậy nhiều nhất ở ai? ở Bá-đa-lộc ư? tất nhiên là không, thỏa ước Versailles (ngày 28 tháng Mười một năm 1787, có chữ ký của hầu tước de Montmorin) chỉ là một trò đùa, Bá-đa-lộc mang được tờ giấy vô nghĩa ấy về thì Nguyễn Ánh đã tự lấy lại Gia Định rồi, bằng một sự tự chủ về sau này, năm 1928, còn trở thành đề tài bàn luận trên Đông Pháp thời báo, khi Phan Khôi chế nhạo Trần Huy Liệu đã không hiểu gì lịch sử triều Nguyễn, cho rằng Nguyễn Ánh thắng Tây Sơn nhờ viện binh Tây phương. Nguyễn Ánh nhờ được nhiều nhất vào đối thủ khủng khiếp nhất của ông: Nguyễn Huệ, người đã làm ông chạy bán sống bán chết bao phen, có lượt chỉ may mà thoát nạn vì quân Tây Sơn bắt được thuyền chở hai giáo sĩ mang thư Bá-đa-lộc cầu viện ngoại quốc (quanh quẩn Pondichéry, Macao, Xiêm La), con thuyền lẽ ra Nguyễn Ánh đã lên, rồi não nề ê chề lủi thủi cùng nhúm quân tàn tướng rách đi vào Vọng Các, rồi sau này để về được Gia Định phải trốn chui trốn lủi khỏi tầm giám sát của vua Xiêm. Chính Nguyễn Huệ, cầm binh tiếp trợ Nguyễn Lữ tại Nam Hà, năm 1777, giải phóng cho Nguyễn Ánh khỏi mấy người cùng họ tộc hẳn sẽ gây vướng víu về sau trong tranh đoạt vương quyền. Những chuyện diệt Trịnh, Lê, rồi quân Thanh, không cần nói nữa. Nguyễn Ánh có được mọi thứ, và làm chủ cuộc “nhất thống” (riêng đề tài nhất thống quan trọng này, ta sẽ nói sau, ở phần tiếp theo), nhờ một phần rất lớn ở đối thủ đoản mệnh.
Tất nhiên, nhân vật chính ở quãng thời gian này là Nguyễn Huệ.
Đây là miêu tả tổng quát của Tạ Chí Đại Trường: “Giữa những bộ mặt lịch sử xuất
hiện vào hậu bán thế kỷ 18, Nguyễn Huệ tỏ ra đặc biệt nhất. Nguyễn Ánh bền dai,
kiên trì có lẽ đã làm cho một số người trầm tĩnh thán phục, nhưng lại từng là bại
tướng của “ông Long nhương”, nên có thắng trận cuối cùng cũng bớt một phần oai
vũ đối với người sau. Nguyễn Nhạc thất bại ngay lúc còn sống, hình như đã thừa
đến 6 năm trong thành Chà bàn, kém may mắn hơn Châu văn Tiếp chết trên chiến
trường, Nguyễn hữu Chỉnh bị bêu đầu sau một hồi làm mưa làm gió. Nguyễn Huệ
trái lại, sống giữa hào quang rực rỡ của chiến thắng, chết đi ném trả cho con
cháu trách nhiệm giữ cho dòng họ khỏi bị tru diệt. Nguyễn Huệ thu nhặt được tất
cả những lời khen lao, từ bọn bầy tôi quen tán tụng bất cứ ai là chủ tể cho tới
đám thù nghịch từng chịu điên đảo vì ông” (Lịch
sử nội chiến…, tr.270).
Nhiều năm về sau, đã ra khỏi Việt Nam, Tạ Chí Đại Trường vẫn
rất quan tâm đến Nguyễn Huệ. Tạ sử gia từng thể hiện mình có đọc nhân vật Nguyễn
Huệ trong văn chương, dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp và Trần Vũ (rất quan
tâm đến tình tiết Nguyễn Huệ bóp vú Ngọc Hân), nhưng dường như không nhắc đến Sông Côn mùa lũ (tôi rất nghi ngờ năng lực
định giá văn chương của bất kỳ ai ca ngợi Sông
Côn mùa lũ). Vốn dĩ, Tạ Chí Đại Trường không mấy khi tỏ ra mình có đọc tác
phẩm văn chương; ngay trong Lịch sử nội
chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 Tạ quân từng cố gắng xoay chuyển, không
coi Hoàng Lê nhất thống chí là một
“tiểu thuyết lịch sử”, mà là một “lịch sử ký sự”. Nhưng có một nhân vật mà Tạ
Chí Đại Trường rất quan tâm: Ngô Tất Tố; có lẽ vì đọc Hoàng Lê nhất thống chí qua bản dịch của Ngô Tất Tố mà Tạ Chí Đại
Trường có mở rộng phạm vi quan tâm: Tạ Chí Đại Trường có đọc Tập án cái đình.
Hoàng Lê nhất thống
chí không phải tác phẩm văn chương duy nhất được nhắc đến nhiều trong Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến
1802, mà còn có bài thơ dài mấy trăm câu Hoài Nam khúc của Hoàng Quang.
Tạm tin vào dữ liệu của Internet (https://vi.wikisource.org/wiki/Hoài_Nam_khúc),
ta có thể thấy đây là một tác phẩm than khóc cho các chúa Nguyễn, oán trách
Trương Phúc Loan tàn bạo, giặc Tây Sơn ác độc, khuynh đảo cơ đồ. Có vẻ tác phẩm
được viết vào đoạn 1774-1775, dưới đây là vài khúc:
Ăn cơm mới, nói chuyện cũ
Tưởng cơ đồ chúa Nguyễn thêm thương
Ngùi ngùi nhớ đức Tiên Vương
Công phu chỉ ngõ mở đường vào đây
[…]
Ngậm cơm vỗ bụng đều ca
Nhìn xem Nam Việt ngỡ là Đường Ngu
[…]
Trách vì quốc phó họ Trương
Chánh quân khéo khéo chẳng nhường Y Châu
Của dân muôn một mình thâu
Như sành còn hãy rán dầu cho khô
[…]
Giặc dân nổi dậy xứ Chiêm
Tây Sơn Biện Nhạc nghĩ cầm Võ Thang
“Phù minh diệt ám” tiếng vang
Đã liều búa sắt, gươm vàng quản chi
[…]
Biết ai đã hẳn gian hùng một Trương
[…]
Khi bình tìm tới lao xao
Đến khi loạn lạc thì nào thấy ai
Tạ Chí Đại Trường cũng có tham khảo Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, biết rõ trong
đó có thuật câu chuyện một đứa con lai. Nhưng có vẻ Tạ sử gia bỏ qua Lịch triều tạp kỷ của Ngô Cao Lãng; bản
dịch năm 1975 in ở miền Bắc cũng là công sức một người rất dính dáng đến Quang
Trung, được Tạ Chí Đại Trường nhắc ngay từ đầu Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802: Hoa Bằng Hoàng Thúc
Trâm. Cái tên Hoa Bằng, yếu nhân của nhóm Tri
tân, có lúc tôi từng hình dung đã rất xa xôi, thành thử tương đối sững sờ
khi thấy lời giới thiệu do chính Hoa Bằng viết ngay tháng Ba 1975, trong đó
phàn nàn vu vơ Lịch triều tạp kỷ dịch
xong từ mãi 1962 nhưng vì lý do tế nhị nên giờ [1975] mới in. Lý do tế nhị là
gì? Bộ sách này ghi lại chẳng hạn chuyện Nguyễn Huệ dẫn cưới công chúa Ngọc Hân
năm 1786 gồm: 200 lạng vàng, 2.000 lạng bạc và 20 tấm gấm, lại tiễn chung những
người bên họ nhà gái đi đưa dâu 200 lạng bạc.
Tạ Chí Đại Trường không mấy phân biệt chính sử và dã sử nên
đã mừng rỡ chép vào sách một miêu tả chắc hẳn xuất phát từ dã sử, tư gia: “Tóc
Huệ quăn, mặt mụn đầy, có một con mắt nhỏ, nhưng cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi
không có đèn thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu”.
Mặt nhiều mụn thì cũng dễ giải thích: một người gặp quá lắm
stress, mặt rất hay nổi nhiều mụn. Nhưng nếu miêu tả này chính xác thì Nguyễn
Huệ có mặt to mắt bé, và nhất là tóc xoăn. Nhưng tại sao Nguyễn Huệ lại tóc
xoăn?
Nguyễn Huệ và nói chung Tây Sơn không chơi với đám giáo sĩ
phương Tây, nên rất tiếc ta không có được miêu tả truyền thần bằng ngôn ngữ của
họ, thành thử hình ảnh Nguyễn Huệ về sau đầy tính chất ước lệ. Thương nhân
Chapman khi theo lệnh toàn quyền Anh Warren Hastings sang đây khảo sát thị trường
thì dường như chủ yếu chỉ gặp Nguyễn Nhạc. Nguyễn Huệ là một ẩn số cho mãi đến
tận bây giờ. Cứ mãi “Mà nay áo vải cờ đào” thì cũng chẳng hình dung được gì
thêm.
Bây giờ, ta thử làm một điều: lược bỏ đi tất tật mọi thứ, tạo
một mô hình chỉ duy nhất có một Nguyễn Huệ trên mảnh đất này, và tưởng tượng những
lộ trình của tướng quân tài ba. Ta sẽ thấy những chuyển động có đặc tính nổi trội
là cực kỳ nhanh, thoăn thoắt từ đầu này sang đầu kia, Bắc Nam Trung, như một
con thoi không ngừng nghỉ (chưa kể khả năng chiếm Lưỡng Quảng rồi cả đánh Xiêm).
Nguyễn Huệ chết chính trong khi chuẩn bị đánh vào Gia Định, khi Nguyễn Ánh mới
chỉ gom góp được chút uy lực và quân tướng tổ chức một nền cai trị mới. Cuộc đời
của Nguyễn Huệ là một cuộc đời hoạt động tuyệt đối, và nhanh khủng khiếp. Nhanh
như vậy là tại sao? Câu trả lời của Tạ Chí Đại Trường trong Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến
1802 là lực lượng Tây Sơn thật ra yếu kém, không nhanh thì các nhược điểm
chết người sẽ bộc lộ. Họ cứ phải thắng mãi, như một định mệnh.
Nhưng nhanh, ở một
phương diện khác, phương diện thơ ca,
còn là lối hành động của những ai sợ nỗi đau, họ chạy trốn phía trước, dùng tốc
độ để vượt khỏi sự truy đuổi của đau đớn. Mức độ nhanh cũng nâng lên nhiều lần
mức độ tàn bạo. Phải nhanh và tàn bạo thì mới khiến cho sự yếu đuối bên trong bị
rớt lại phía sau. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà làm phim gần đây hình dung
ra một Alexandre Đại đế là người đồng tính. Ở các nhà thơ, điều này mới rõ: ta
có Rimbaud, và nhất là Lautréamont. Nhanh khủng khiếp, vẽ nên thơ ca bằng vệt
đuôi sao chổi. Nguyễn Huệ, trong sự hoạt động vô cùng của mình, nếu ta thật chú
tâm vào cái mô hình sơ giản với một mình Nguyễn Huệ liên tục di chuyển trên
lãnh thổ Việt Nam vào hậu bán thế kỷ XVIII, vẽ ra những vệt sao chổi, những vụt
qua, những thần tốc, những yểm kích xuất quỷ nhập thần, khiến viên quan Trần
Công Xán được chúa Trịnh cử đi thuyết khách cực kỳ choáng váng, Hoàng Lê nhất thống chí thuật lời một
cung nữ, được Tạ Chí Đại Trường chép lại, tả rất rõ tốc độ kỳ quặc này.
Nhưng các nhà thơ bỏ chạy như cơn gió đồng thời cũng tạo ra
một điều: lập dựng một ý thức. Những di chuyển của Nguyễn Huệ, đã tạo dựng một
ý thức khác hẳn về đất nước Việt Nam. Tầm hoạt động của một nhân vật giờ đây
không bó hẹp ở Giao Chỉ, Cửu Chân nữa, cũng không chỉ ở phía bên dưới sông
Gianh. Một nhân vật kiệt xuất ở hậu bán thế kỷ XVIII phải là người hoạt động từ Thăng Long đến tận Sài Gòn, thậm chí
Long Xuyên, kéo dài hơn nữa, xuống tận các đảo.
Nguyễn Huệ là người đầu tiên đưa đến nhận thức về một Việt
Nam hiện đại. Phương Nam là điều kiện để một ý thức mới mẻ xuất hiện. Không có
chốn xa xôi này, ý thức của trung châu Bắc Bộ không có chỗ để phóng chiếu. Sẽ
không có một cái gì hết, nếu không có một con người thực sự hiện đại như Nguyễn Huệ.
Và cũng không phải ngẫu nhiên khi người đầu tiên viết lại đầy
đủ câu chuyện hậu bán thế kỷ XVIII của Việt Nam là một người phương Nam: Tạ Chí
Đại Trường chính là một hiện thân của ý
thức miền Nam. Phải là một người miền Nam mới tiếp nhận được (đưa vào trong
chính bản thân mình) tầm quan trọng của câu
chuyện này. Miền Nam là cơ hội để miền Bắc hiểu được chính bản thân mình.
Tạ Chí Đại Trường bỏ sót một phương diện quan trọng trong
hành trạng của Nguyễn Huệ: mối quan hệ giữa bố y anh hùng và phương Bắc Trung
Hoa. Người sẽ điền vào chỗ khuyết thiếu này là sử gia Nguyễn Duy Chính.
-----------
Các địa danh, và Bắc-Nam
Điểm mốc 1789 có một ý nghĩa không hẳn là khác so với ý nghĩa của huyền thoại, truyện cổ tích đã nói ở trên: nó bất ngờ bộc lộ rằng các khu vực xa nhau dường như cứ thông nhau thế nào đó. Một xóa nhòa không gian không chỉ khả dĩ, mà còn là nhất thiết nếu muốn có một hình dung tổng quát. Tính cách đồng loạt của con người nói chung khiến ta lờ mờ thấy, ngoài con người cá nhân, thậm chí còn ở bên ngoài con người tập thể, con người bộ lạc, xã hội, đương nhiên còn phải tồn tại một con người trừu tượng. Biến động 1789 khiến triều đình Louis XVI đương nhiên không thể thực thi thỏa ước Versailles (ngay vào thời điểm ký kết, triều đình cũng đã ngầm thông báo với De Conway ở Pondichéry rằng đây chỉ là một thứ chẳng ý nghĩa gì). 1789 đưa nước Pháp và châu Âu vào một thời đại mới một cách sắc nét như thế nào thì cùng thời điểm, ở chốn Viễn Đông xa xôi, cái mốc ấy cũng đã đưa Việt Nam (cái tên này sẽ trở thành chính thức chỉ sau đó mười ba năm ngắn ngủi) lững thững đi vào một kỷ nguyên khác.
Kỷ nguyên này có thể gọi là “nhất thống” (lịch sử chỉ là sự
lặp lại, với một ít sửa chữa nhỏ, thế cho nên về sau, người ta chỉ việc tráo vị
trí của hai yếu tố trong cái từ này). Đây là bình luận của Tạ Chí Đại Trường về
Hoàng Lê nhất thống chí trong Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến
1802:
“Xét theo hơi văn và chủ đích lộ ra, sách chắc phải do 3 tác
giả viết. Ngô thì Chí chắc viết 7 hay 8 hồi đầu với dụng ý hiểu chữ nhất thống
là gồm-một-về-Lê nhân dịp Tây sơn diệt Trịnh. Các hồi sau (đến trang 277 trong
bản Ngô tất Tố) có lẽ của Ngô Du viết trong thời kỳ họ Ngô có Ngô thì Nhậm là
sũng [sic] thần của Quang Trung, giọng
văn đầy tính cách thán phục viên chủ tướng này. Giọng văn từ trang 277 đổi đi,
gọi Quang Trung là vua “Ngụy Tây”, quân Gia định là “quân của Hoàng Triều” khiến
Ngô tất Tố phải chú thêm là “dịch theo nguyên văn”. Tác giả đoạn này rõ là một
kẻ bề tôi Nguyễn viết ra nối bản văn trước để cưỡng ép ý nhất thống do Ngô thì
Chí đề ra, quay về phục vụ cho công cuộc xây dựng sự nghiệp của Nguyễn Ánh”
(tr.13-14).
Trong cùng cuốn sách, về cuối, Tạ Chí Đại Trường bàn thêm
như sau:
“Lịch sử 32 năm chấm dứt phân tranh, lịch sử thống nhất
trong chiến tranh không phải chỉ gồm những chém giết, hằn thù cá nhân. Tôi
trung nhà Nguyễn có thể hậm hực vì “ngụy tặc”, cũng như người có tinh thần chống
đối phải than khóc dùm cho cơ nghiệp Nguyễn Huệ. Nhưng vượt bỏ tính cách phù du
giai đoạn của cuộc sống từng thế hệ, người ta phải thấy có một sự nối tiếp xảy
ra trong lịch sử giữa những người trước, sau, cho dù là thù địch cũng vậy”
(tr.347).
Và nói rõ thêm, sau khi khẳng định, “Chiến tranh hối thúc lịch
sử” (sự hối thúc này thể hiện rất rõ ở con người hoạt bát Nguyễn Huệ, như ta đã
thấy ở cuối phần trên), rằng đã có dấu hiệu báo trước từ đầu thế kỷ 16: “Triều
đại Lê Thánh tông (1460-1497) qua đi là xuôi hẳn một thời thịnh vượng. Có người
đã muốn tìm nguyên nhân trong sự kiệt lực của đất đai đồng bằng Nhĩ hà [Đào duy
Anh - Việt nam Lịch sử Giáo trình, Thời kỳ
tự chủ, quyển hạ, Liên khu IV xuất bản, 1950]. Nhưng lịch sử Việt nam không
chỉ xoay quanh đồng bằng miền bắc cho nên vấn đề có lẽ phức tạp hơn nhiều. Để
giải quyết sinh sống, người nông dân Việt khai triển đất đai với tính cách chiếm
đoạt. Những đồn điền đặt ra dưới triều Thánh Tông là lợi khí mở đường về nam”
(tr.347-348).
Chủ đề này được dừng ở đó. Về sau (tức là sau sáu năm mối
xông sách ở nhà vô chủ, còn chủ nhà thì đi “học tập”, ban đầu tại một nơi trước
chứa quân cụ, có nhiều bao đựng thuốc súng gì đó, khiến các học tập viên sung
sướng vì nấu bếp bằng củi quá dễ, nhưng sau đó có vụ nổ tung làm một người chịu
thiệt hại nặng nề - câu chuyện được kể trong Một khoảnh Việt Nam Cộng Hòa nối dài - và cả sau đó nữa), khi suy
nghĩ của Tạ Chí Đại Trường mở rộng hơn nhiều, trừu tượng hơn nhiều (và cũng hướng
vào sự bất động hơn nhiều, trong sự bất động của bản thân Tạ Chí Đại Trường,
tương ứng với bất động của “lịch sử”, của xã hội: “một sự trì trệ - bất động nữa,
của xã hội Việt Nam, trái ngược với những người chủ trương cứ tưởng là đang
bênh vực cho tính chất tiên tiến của xã hội này” - Những bài dã sử Việt, ấn bản 2014, tr.34), nó trở thành một suy tư
không ngừng nghỉ nơi sử gia.
Lịch sử chẳng qua chỉ là sự lặp lại không ngừng, một cách
phi lý (ở đây, nhớ lại chút ít Kierkegaard cũng không hại gì). Câu chuyện về
“nhất thống” về sau này làm Tạ Chí Đại Trường đi ngược xa hơn. Suy tư này bùng
nổ với nhân vật Đinh Bộ Lĩnh.
Với Tạ Chí Đại Trường thời kỳ về sau, không có chuyện Đinh Bộ
Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân, mà bản thân Đinh Bộ Lĩnh chính là một “sứ quân”,
thậm chí còn là sứ quân đầu tiên, và con số mười hai hoàn toàn có thể chỉ là
sáng tạo của ai đó cho phù hợp với lý thuyết Phật giáo mà thôi. Thuyết này gần
đây dường như đã được nhiều người theo.
Dương Đình Nghệ, Ngô Xương Văn, Dương Tam Kha, Đinh Bộ Lĩnh:
đây có thể coi là câu chuyện được biết sớm nhất trong chủ đề “nhất thống” xuyên
suốt, dĩ nhiên là ở một quy mô mà sau này khi lặp lại nhưng được phóng chiếu
lên ở hậu bán thế kỷ XVIII thì ta mới nhìn rõ hơn được (có thể nghĩ, vì xa quá,
nhỏ quá, nên rất khó nhìn, nhưng về bản chất thì câu chuyện trước cũng chính là
câu chuyện sau). Cũng như không ngẫu nhiên khi một người miền Nam, Tạ Chí Đại
Trường, thuật câu chuyện đầy đủ về sự hình thành miền Nam, kết quả của biến loạn
dẫn tới tột đỉnh vinh quang của Nguyễn Ánh Gia Long, không ngẫu nhiên khi cũng
vẫn chính người ấy quay trở lại với thời điểm nhất thống với Đinh Bộ Lĩnh cờ
lau tập trận.
Ở chủ đề này, Tạ Chí Đại Trường có một bài viết rất quan trọng:
“Các trung tâm quyền lực trong lịch sử Việt”, đặt trong Sử Việt đọc vài quyển (sđd.);
hẳn khi này, sau một lần “nhất thống” nữa, sử gia đã chạm đến được những gì căn
cốt nhất.
“Thống nhất - hay nhất thống theo văn pháp cổ, đã được nhắc
tới ba lần trong sử Việt mà lần cuối vừa qua ít nhiều gì cũng làm đậm nét sôi động
tình cảm không có ở đương thời của hai giai đoạn về trước.
Lần đầu là của thế kỉ X với Đinh Bộ Lĩnh được coi là đã dẹp
tan Thập nhị Sứ quân, dựng nên cơ nghiệp nhà Đinh với tên nước là Đại Cồ Việt.
Nhưng thật ra chữ nhất thống gán cho công tích này cũng rất là muộn. Ngô Sĩ
Liên (1497) cho thời kì độc lập là kể từ Ngô Quyền, nhưng Vũ Quỳnh (1511) đẩy
cho Đinh Bộ Lĩnh mà dấu vết chữ nghĩa còn lại là ở Lê Tung (1314) với lời ca tụng
công “nhất thống bờ cõi”, rồi tiếp tục theo đà tuyên dương mà trở thành công “đại
nhất thống” (Phạm Công Trứ 1665?) trong hình trạng cuối cùng của bộ sử (1697)”
(Sđd., tr.287).
Và, bản chất của ba lần nhất thống này là gì? Đây là giải
thích của Tạ sử gia: “Hiện tượng được cho là thống nhất thật ra là sự bành trướng
quyền lực trải qua nhiều năm tháng, nhiều đời, nhiều triều đại” (Sđd. tr.289).
Nhiều năm về sau, Tạ Chí Đại Trường nhìn lại đoạn hậu bán thế
kỷ XVIII, cái giai đoạn từng mang lại cho ông chủ đề suy tư lớn đầu tiên, hồi
còn trẻ: “Thật ra thì việc xác định Nguyễn Vương thống nhất sơn hà “đem giang
sơn về một mối” như của ông giáo Trần Trọng Kim tuy căn cứ trên sự kiện nhưng
cũng không giấu được tính chất phe phía, bởi vì có triều Nguyễn đang trị vì -
dù chỉ còn hình tượng èo uột nhưng vẫn hiện diện, với người Pháp ủng hộ bên cạnh”,
và:
“Thật ra, “thống nhất” chỉ là cách nói của người sau, khi sự
kiện đã xảy ra trong đó càng lúc càng đậm tính chất phe phái, định kiến thu thập
được. Chẳng ông Nguyễn Huệ Tây Sơn, Nguyễn
Ánh Gia Miêu nào có ý định thống nhất đất nước cả. Bằng vào tuyên bố của
đương thời thì chỉ có chuyện sau năm 1786, Nguyễn Huệ xô đổ chính quyền Trịnh,
trao lại cho nhà Lê “gom về một mối quyền hành” bị Trịnh tước đoạt trước kia,
và được nho thần Lê coi như là ngôi vị chính thống đã phục hồi, sự kiện được
xác nhận nơi tên quyển lịch sử kí sự Hoàng
Lê nhất thống chí. Còn muốn nói đến “phá vỡ phân tranh” thì phải kể đến sự
kiện Hoàng Ngũ Phúc (Trịnh) tràn qua sông Gianh chiếm Phú Xuân năm 1774, một biến
động quan trọng mà người ta dễ bỏ qua, hoặc vì bị chìm lấp dưới những cuộc tiến
quân dữ dội lấn lướt về sau của Tây Sơn, hoặc vì nho thần vướng víu tính trung
quân, không ưa gì Trịnh. Lê thần ghét Trịnh đã đành - nhất là khi họ này đã mất
quyền, mà Nguyễn thần càng không thể nhấn mạnh tới mối nhục mất kinh đô của
mình, chứng cớ là Đặng Trần Thường đã phải chết vì tội không biết lịch sử đương
thời, cứ chép theo giấy tờ Trịnh Lê mà đưa tướng hoạn quan Hoàng Ngũ Phúc vào
danh sách phong thần” (Sđd., tr.291).
Bởi vì, đây là nguyên tắc mà Tạ sử gia khi về già đã nhìn
ra: “Lịch sử chỉ là những tiếp diễn của sự
kiện mà không có cùng đích”.
Sau khi đặt cho “Thăng Long” cái tên “Việt Hoa” và khẳng định
“chiếm quyền thì dễ mà giữ quyền thì khó hơn” (Sđd., tr.317) thì Tạ Chí Đại Trường bắt đầu đặc biệt bàn đến vấn đề
Nam-Bắc, vấn đề then chốt nhất của lịch sử Việt Nam, nếu mà có lịch sử:
“Sử sách Việt nói đến một ông tổ Hùng Vương nhưng không hề
có chữ “nam tiến”. Đối với các vương triều, về phương diện lãnh thổ, chỉ có Nam
và Bắc: Đại Việt và Trung Hoa. Chỉ nơi phần đất li khai của chúa Nguyễn mới có
từ Nam triều và Bắc triều, vạch ra phần đất của họ đối kháng với Trịnh Lê mà
thôi” (Sđd., tr.367).
Điều này làm rõ thêm điều đã nói ở phần trước, rằng hậu bán
thế kỷ XVIII tạo ra Bắc và Nam. Tạ
Chí Đại Trường giải thích - đây là một trong những tóm gọn tốt nhất cho tư tưởng
của một sử gia đã bỏ cả đời trong bất động để suy nghĩ (Cioran từng nói rồi,
người ta chỉ có thể suy nghĩ khi bất động, và ở chiều ngang):
“Không phải người xưa không biết phân biệt đông tây nam bắc,
họ đã vẽ bản đồ, chỉ khác một điều là hướng nam, hướng chính, nằm ở bên trên
mang ý nghĩa Thiên tử ngồi ở phía bắc quán xuyến trông coi cai trị thần dân. Hướng
nhìn đó đã đổi, chi li chính xác hơn, với kiến thức mới, trong các bản đồ ngay
từ đầu óc trẻ thơ, ví dụ ở quyền Địa dư
giáo khoa thư. Thế là Trung Kì, Nam Kì, theo đó Chiêm Thành, Cao Miên nằm ở
phía nam Bắc Kì chứ không ở phía tây nữa. […] Và không thể coi từ Tây tiến đến
Nam tiến chỉ là sự điều chỉnh danh từ. Trong tâm ý cũ, phía tây là rừng thiêng
nước độc, là sự ngại ngùng e sợ. Sự phân biệt có định kiến đó đã lòn vào trong
sự phân biệt “trong” và “ngoài”: trong rừng núi âm u tối tăm và ngoài đồng nội
rộng rãi thênh thang. Danh xưng hai vùng Đàng Trong và Đàng Ngoài xuất phát từ
thành kiến đó. Cho nên, ý niệm Nam tiến khi thay thế ý Tây tiến đã như một sự
giải phóng trí óc to lớn. Tây tiến là khó khăn, gây sợ hãi, ngại ngùng […]
trong khi Nam tiến lại được coi là một nhiệm vụ lịch sử, tự nhiên, suôn sẻ, hợp
đạo lí, không thể chối cãi” (Sđd.,
tr.368-369).
Cũng như vua Hùng trong khả năng cao nhất là sáng tạo muộn về
sau, ngay Bắc và Nam như ta hiểu hiện nay cũng lại là một sáng tạo hậu kỳ, một
điều sẽ là không thể nếu không có những biến động trong nửa cuối thế kỷ XVIII,
với vai trò của Nguyễn Huệ, xô đẩy hết mọi thứ, phá vỡ mọi quan điểm cũng như
thực tế về cát cứ. Được nới ra xong rồi, về sau những câu chuyện khác (rất hao
hao) mới có thể diễn ra được.
Quay trở lại với Tạ Chí Đại Trường hồi trẻ: ngay ở đầu Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến
1802, sử gia trong mắt tôi đã có những suy nghĩ mà tôi không thấy khác mấy
so với Marcel Proust trong À la recherche
du temps perdu; một ý thức rất lớn
về những gì chứa đựng dưới bề sâu của các tên riêng, nhất là địa danh. Tràn từ
tập này sang tập khác, đến mãi tận tập bốn tức là tập trung tâm của À la recherche du temps perdu, Proust
đưa vào cả một dòng thác lũ những suy tư về địa danh. Ta sẽ không thể hiểu gì về
một xứ sở nếu không liên tiếp đặt ra mọi câu hỏi có thể đặt về biến hóa của những
cái tên riêng. Một cái tên che khuất một cái tên trước đó, khảo cổ học địa danh mang lại nhiều điều không kém bộ môn khảo cổ học
với xẻng và cuốc.
Trước tiên, ở địa hạt này, đối với Tạ Chí Đại Trường, là một
điều gì đó rất có ý vị hài hước, khi nói về các giáo sĩ phương Tây:
“Một khuyết điểm nữa cũng do nơi tính cách ngoại quốc của họ.
Họ quan sát, ghi trung thành sự việc - tuy qua lăng kính văn hóa của họ - kiểm
điểm được ngày tháng chính xác mà không làm sao ghi đúng được tên người, tên xứ
nên có khi bỏ luôn không thèm nói tới. May mắn là khi nhắc về một người có
thành tích, họ chỉ tên bằng cách nói vòng quanh đến công việc của những người
này nên ta cũng dễ biết: ví dụ như khi L. Barizy nói đến một ông Giám quân từng
qua Pháp (Phạm văn Nhân), ông tướng thủy quân trước kia theo Tây sơn (Nguyễn
văn Trương). Còn ngoài ra là những tên người kỳ quái: Ou doi be, Hoe Hanh Loie,
Noe Hau Loée, Dou Douc Cane, Bahaa, les Sang leys (lính của Lý Tài), những tên
đất tức cười: Dou hau, Choya, ong Datte, cua Heo…” (Lịch sử nội chiến…, tr.21-22).
Và tiếp nữa, tỉ mỉ hơn nhiều:
“Có những địa danh được phiên âm bằng những chữ Hán đọc gần
cận: Bân thiết là Mang thít, Phan thiết, Xuy miệt là Xoài mút, Trà luật là Trà
lọt, Mỹ thu là Mỹ tho… Có những địa danh phải được dịch ra mới hiểu. Lam kiều
là Cầu chàm (Bình định), Lộ cảnh giang là sông Cổ cò (An xuyên), Tam phụ là Ba
giồng, Giá khê là Rạch giá. Có khi sự ghi nhận địa danh thật bất ngờ: Thán lung
thật vô nghĩa khi ta muốn dịch ra, mà thực không kết quả khi ta muốn dò âm gần
cận. Đó là địa điểm ấp Thang trông do sự kết hợp của một chữ dịch nghĩa theo giọng
miền Nam và một chữ nôm lạ (lung tín
đọc là trông tin).
Khó khăn càng đi sâu càng hiện ra. Một vài chữ là một trường
hợp khác nhau. Âm Hán không có vần R nên Bà rịa phải viết là Bà địa, Hà riêu là
Hà liêu, nhưng Đồng lam nếu không tìm được địa điểm Đồng chàm thì có phải gọi
là Đồng ram như sông Xích ram ở Phước hải bây giờ mà sách viết là Xích lam?
Có những khó khăn gây ra chính vì thói quen không quy định một
chữ có nghĩa đích xác, dùng trong những trường hợp nhất định (có lẽ bất cứ dân
tộc nào cũng vấp phải). Bởi vậy, bắt đầu bằng chữ “hòn” mà các địa điểm Hòn đất,
Hòn chông (Hà tiên), Hòn khói (Khánh hòa) lại ở trên đất liền, trong khi hòn
Tre, hòn Thổ châu (Nam phần), hòn Ngang, hòn Đất (Bình định) lại là những hòn đảo,
làm sao người ta không phân vân trước các tên Điệp thạch dự, Chông dự…? Và trước
một dãy chữ “dự” để dịch chữ “hòn” (chỉ cần sát nghĩa), làm sao người ta hiểu rằng
Yên cương là Hòn khói nếu không tìm được lý lẽ chứng dẫn thêm? Chưa đủ rắc rối,
Phú quý cương (Bình định) lại là một
ngọn đèo ở giữa núi rừng trùng điệp.
Có những khó khăn vì thay đổi duyên cách, địa lý. Tên xứ ở
ta luôn luôn thay đổi vì chính quyền sau tỏ ý không phải kế tục chính quyền trước
nên đổi thay để giữ riêng biệt cho mình. Trường hợp rõ rệt khi Nguyễn Ánh chiếm
lấy Qui nhơn (1799) bèn đổi tên là thành Bình định rồi sau này cất thêm một
thành mới gần đó lại chuyển tên về vị trí mới.”
(Sđd., tr.29-30)
Tạ Chí Đại Trường sau 1975 có những thay đổi về mối quan tâm
(sử sự giờ đây diễn ra trước mắt chứ không phải đọc sách hay suy đoán nữa),
nhưng những gì đã được đặt ra trong Lịch
sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 sẽ vẫn được tiếp tục: sách vở
không có, suy tư được đẩy đi về nhiều hướng, sự xa hơn về thời gian không còn
gây sợ hãi quá mức quá (sống trong một thời
gian khác là một cơ hội rất lớn đối với một sử gia), cũng giống như ta từng
nói phớt qua về khoảng cách không gian dường như có khi chẳng mấy ý nghĩa. Và
nhất là, nhiều khoảng không hơn, sự bất động lớn hơn, đã thúc đẩy (tất nhiên
không hẳn là sự “thúc đẩy” đầy vọng động, nhưng biết dùng từ gì khác đây?) Tạ
Chí Đại Trường đi đến những khoảng trừu tượng lớn hơn nhiều, không chỉ là những
gợi ý mà các hoạt động thực tế của Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh, Nguyễn Nhạc, Nguyễn
Hữu Chỉnh hay Châu Văn Tiếp trên mảnh đất Việt Nam từ Nam xuống Bắc tạo ra như
trước đây nữa.
-----------
Tạ Chí Đại Trường và Đặng
Tiến
Một số người nhận trách nhiệm đối với việc lưu giữ tinh thần
của miền Nam. Tầm vóc của Tạ Chí Đại Trường thể hiện rõ rệt ở đây. Sau những
cơn biến động lớn, Phạm Đình Hổ ra làm quan cho triều Nguyễn nhưng chép chuyện
dưới các triều vua Lê. Đấy là ý nghĩa của một số công việc đặc thù, đặt lên vai
một số cá nhân, không để một số điều tinh túy từng có tan biến đi hết.
Nhà phê bình văn học Đặng Tiến lẽ ra cũng thuộc vào những
người lĩnh lấy công việc này. Đặng Tiến, khi Đinh Hùng qua đời, thậm chí còn là
nhân vật quan trọng nhất nhận ủy thác tinh thần của một quá khứ vừa kết thúc.
Thế nhưng, đặt Đặng Tiến ở trong so sánh với Tạ Chí Đại Trường
(đây chỉ là một cách nhìn) thì thấy rõ ngay: trong thời gian miền Nam còn tồn tại,
cách tồn tại của Đặng Tiến rất giống Chế Lan Viên bất hủ của câu thơ “Ta đã tính
Vàng Sao từ thuở ấy”.
Đặng Tiến còn ở mức độ tinh vi hơn nhiều: ở trong cái sự nhất
định không chịu in sách của một nhà phê bình nổi tiếng (Vũ trụ thơ giống như một lần sơ sảy, Đặng Tiến bị đặt trước sự đã rồi,
và ngay trong đó nhà phê bình cũng thể hiện mình không mong muốn cuốn sách
này), tôi nhìn thấy một ý hướng không để lại dấu vết.
Để tiện lợi trong xoay xở về sau. Và về sau, quả thật Đặng
Tiến nhanh chóng trở nên thân thiết với những Huy Cận, Chế Lan Viên, Tô Hoài
etc., và những bài viết về các nhân vật văn chương miền Nam của Đặng Tiến ngày
càng hời hợt, chiếu lệ. Chỗ đứng chênh vênh như thế, đâu có thể nào giống như
năm 1967 khi Đinh Hùng qua đời được.
Nhất là, khi Đặng Tiến chiêu tuyết cho Tô Hoài và Võ Phiến gần
đây, thì mọi sự đã chạm đáy. Cỡ Đặng Tiến mà không đánh giá đúng được văn nghiệp
của Võ Phiến hay Tô Hoài ư? Chẳng bao giờ tôi tin chuyện đó.
Tư thế như vậy thì dẫn tới nhìn nhận như thế mà thôi. Một
nhà phê bình quan trọng ở chỗ nói đúng những gì mình nghĩ, chứ còn nói những điều
để người khác thích, thì đâu cần đến nhà phê bình. Thật ra điều này đã được
gieo mầm ngay từ bài viết về Đinh Hùng cách đây nửa thế kỷ: hồi ấy ấy, đã được mở cửa cho vào, nhưng rốt cuộc Đặng Tiến,
dường như sợ hãi vào đúng cái khoảnh khắc không được phép sợ hãi, đã nhắm tịt mắt
lại, và cái nhìn về Đinh Hùng năm ấy vẫn chưa hoàn chỉnh. Về sau này, gần đây,
Đặng Tiến rất tích cực quảng bá bài viết của mình về Thanh Tâm Tuyền. Nhưng, Đặng
Tiến, đã chối bỏ tư cách nhà phê bình của mình, đâu có đủ tư cách để bàn về thơ
Thanh Tâm Tuyền?
Tạ Chí Đại Trường, và một số người nữa, đã đi trọn vẹn con
đường của mình. Con đường phải đi thì phải đi thôi, sao mà có chuyện lệch bên
này bên kia được. Khôn ngoan thì lại hay dẫn tới vực thẳm, thế mới oái oăm.
-----------
Tồn tại trong thời
gian và sự tiên tri
Những gì từng xảy ra thì vẫn tiếp tục xảy ra.
Tạ Chí Đại Trường tự tay sửa chữa trong Sử Việt đọc vài quyển:
Năm ấy (chắc hẳn là 2007), khi nhận được qua trung gian (chắc sẽ đến lúc cần kể về những con đường đi của một số cuốn sách, lắm lúc rất kỳ thú) Những bài dã sử Việt, dưới hình dạng dán chằng chịt nhiều trang vào với nhau, thật ra tôi hơi kinh ngạc. Hóa ra Tạ Chí Đại Trường lại muốn tôi lo in sách cho ông ấy.
Không, tôi không có nhiều vai trò trong việc in sách Tạ Chí Đại Trường. Trước Những bài dã sử Việt thì Thần, người và đất Việt cùng Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 (nhan đề đổi khác một chút) cũng đã in rồi. Sau Những bài dã sử Việt, ấn bản khác của hai cuốn vừa kể, cùng cuốn sách về người lính thuộc địa Nam Kỳ, tôi đều không có dính dáng chút nào. Hồi này, Tạ Chí Đại Trường đã hay về Việt Nam, có những mối liên hệ trực tiếp, không cần thông qua tôi nữa.
Sau khi Những bài dã sử Việt in, trong một chuyến ghé Việt Nam, Tạ Chí Đại Trường gửi tặng tôi một quyển sách:
Tạ Chí Đại Trường tự tay sửa chữa trong Sử Việt đọc vài quyển:
Năm ấy (chắc hẳn là 2007), khi nhận được qua trung gian (chắc sẽ đến lúc cần kể về những con đường đi của một số cuốn sách, lắm lúc rất kỳ thú) Những bài dã sử Việt, dưới hình dạng dán chằng chịt nhiều trang vào với nhau, thật ra tôi hơi kinh ngạc. Hóa ra Tạ Chí Đại Trường lại muốn tôi lo in sách cho ông ấy.
Không, tôi không có nhiều vai trò trong việc in sách Tạ Chí Đại Trường. Trước Những bài dã sử Việt thì Thần, người và đất Việt cùng Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 (nhan đề đổi khác một chút) cũng đã in rồi. Sau Những bài dã sử Việt, ấn bản khác của hai cuốn vừa kể, cùng cuốn sách về người lính thuộc địa Nam Kỳ, tôi đều không có dính dáng chút nào. Hồi này, Tạ Chí Đại Trường đã hay về Việt Nam, có những mối liên hệ trực tiếp, không cần thông qua tôi nữa.
Sau khi Những bài dã sử Việt in, trong một chuyến ghé Việt Nam, Tạ Chí Đại Trường gửi tặng tôi một quyển sách:
Về sau này, cũng có lúc Tạ Chí Đại Trường đến Hà Nội, nhưng hồi đó tôi quyết định không gặp. Có lẽ mục đích là để đợi tới thời điểm này. Vả lại, một "tri ngộ cách biệt" là cũng đủ rồi.
Tôi nghe một số người kể, Tạ Chí Đại Trường trước khi qua đời hay nói những gì ông ấy viết phải năm mươi năm nữa người ta mới hiểu được. Ở trên, tôi đã nhắc, từng có lúc Tạ Chí Đại Trường định đặt tên Một khoảnh Việt Nam Cộng Hòa nối dài theo tên bộ hồi ký của Chateaubriand; thật ra Tạ Chí Đại Trường là một con người của chủ nghĩa lãng mạn: "năm mươi năm" này chính là Stendhal.
Nhưng "tri ngộ cách biệt", tôi xóa cái năm mươi năm đợi chờ ấy đi luôn, vào thời điểm này.
Quay trở lại với những chuyện từng xảy ra vẫn tiếp tục xảy ra.
Lịch sử con người, chỉ cần gạt đi (thật ra cũng không nhiều) những gì hoạt bát, thậm chí náo động, ở trên bề mặt, sẽ nhanh chóng lộ ra tính chất trơ ì, đơn điệu khủng khiếp. Toàn bộ lịch sử loài người chỉ có vài câu chuyện cứ lặp đi lặp lại.
Dường như, các câu chuyện lặp lại với ý nghĩa sau: chúng lặp lại cho tới chừng nào mọi khả thể mà câu chuyện gốc chứa đựng đã đi đến chỗ kiệt cùng. Những lặp lại có biến tấu là bởi mỗi lần lại có những khả thể mới còn chưa được kích hoạt ở (các) lần trước đó đến bây giờ bắt đầu tác hoạt. Con người không cần nhiều câu chuyện, vì sự tồn tại của nó rất thảm hại, nhiều câu chuyện hơn cũng chẳng ích gì, thậm chí còn vượt quá khả năng (hình dung, tiếp nhận, thực thi, etc.) của nó. Một nhân loại khác đi có lẽ sẽ có nhiều thứ để nói đến hơn, nhưng điều đó thì cũng không cần quan tâm cho lắm, vì khi ấy, ở một câu chuyện khác, một số khả thể (đã có sẵn ở đây) sẽ được hiện thực hóa, và cũng sẽ chỉ có vậy, tức là tiếp tục thảm hại mãi mãi.
Sự lặp lại là điều duy nhất có thể coi là nghiêm túc. Kierkegaard, trong Sự lặp lại, bằng một giọng hết sức thiếu nghiêm túc, nói đến tính chất nghiêm túc của sự lặp lại, nó tự phân biệt với sự nhớ lại (căn bản của triết học Hy Lạp: người ta tự hiểu chính mình bằng đường lối hồi tưởng, để đạt đến một cái toàn thể, thông qua lý trí), tức là không khác gì (theo Kierkegaard) so với vui vầy với một bà cụ già nua, thân thiết nhưng rất là già; và nó cũng tự phân biệt với hy vọng, tức là cứ chạy bổ về phía trước, rất giống chạy theo một cô gái trẻ có thể là xinh đẹp nhưng nhắng nhít.
Đã có câu chuyện Đinh Bộ Lĩnh, rồi lại có câu chuyện phóng to lên của hậu bán thế kỷ XVIII, và về sau này, còn được phóng to thêm nhiều nữa, một câu chuyện rất tương đương. Sự "phóng to" này không muốn nói rằng câu chuyện sau có tầm quan trọng lớn hơn câu chuyện trước, hay phạm vi máu me khủng khiếp hơn, mà chỉ để nói rằng, câu chuyện sau được ghi chép nhiều hơn câu chuyện trước - rất có thể chính vì thế mà ta dễ sa vào những sai lầm về phối cảnh, quang học. Cùng một câu chuyện lặp lại, không có gì khác, vì đó chính là câu chuyện cơ bản của xứ sở này. Dường như đến một thời điểm, khi mọi thứ đã hội tụ đủ, một câu chuyện phải hình thành rồi cứ thế, lại đến chừng nào đủ các điều kiện, tái diễn.
Trước sự lặp lại này, điều nhiều lý tính nhất mà ta có thể nghĩ, là khả năng chẽ làm đôi: hoặc câu chuyện cơ bản ấy còn chưa tự khai thác hết khả thể của nó, để rồi sẽ còn lặp lại (cần phải hình dung điều đó là khách quan, không tùy thuộc vào ý chí của con người), hoặc giả, mọi khả thể có thể có đều đã cạn kiệt, câu chuyện ấy chấm dứt. Nếu vậy, hãy chuẩn bị tinh thần cho một câu chuyện mới, mà không cách nào ta biết trước được. Mà biết trước thì để làm gì?
Sự lặp lại nhiều khi phi lý (nhưng rất có lý, các sử gia thật ra rất hiểu điều này nhưng không tự biết, khi họ so sánh vụ Triệu Khuông Dẫn binh biến Trần Kiều thời Hậu Chu với một sự kiện của lịch sử Việt Nam, chẳng hạn - đừng nhìn thấy ở đây sự áp dụng thô thiển cái nhìn Trung Hoa) có thể nhìn thấy ở phạm vi nhỏ đi: ta lấy ví dụ chính từ Hoàng Lê nhất thống chí; ở Thăng Long bên cạnh chính quyền trung ương luôn luôn tồn tại phủ chúa, "vương phủ"; hoặc giả, "kiêu binh Thanh-Nghệ" ở đất Thăng Long là câu chuyện đã kéo rất dài. Ở chủ đề này, vì nhiều lý do quan hệ nhiều đến một số điều, tôi xin dừng lại ngay lúc mới bắt đầu, chỉ để nêu thêm một nhận xét: cũng vì câu chuyện ấy đã diễn ra, ta hiểu kiêu binh Thanh-Nghệ ở Thăng Long sẽ không còn đất sống khi Nguyễn Huệ xuất hiện (ref. Hoàng Lê nhất thống chí, đoạn "quan huyện béo bụng").
Tạ Chí Đại Trường, khi chỉ ra thực chất của "nhất thống" (hay "thống nhất"), là bành trướng quyền lực, cũng nói đến sự gắn kết của "nhất thống" với "chính thống". Một lực lượng muốn nhất thống thành công thì phải tìm đến sự chính thống. Đây là vai trò của ý hệ. Nguyễn Nhạc ban đầu phò tá Hoàng tôn Dương để đảm bảo một tính chất chính thống hướng về dòng chúa Nguyễn, một thời gian sau thì thấy không cần nữa, giam lỏng Hoàng tôn Dương nhưng lại để nhân vật nhà chúa này trốn thoát qua ngả Thi Ngại để vào Nam, bắt được Duệ Tông nhường ngôi cho mình trước khi bị Nguyễn Huệ vào tiêu diệt (sự lơi lỏng tính chính thống hời hợt này khiến Nguyễn Nhạc chịu thiệt hại lớn là để mất tướng quân Lý Tài, sau phải mất nhiều công sức mới trừ được); rồi Nguyễn Huệ đánh ra Bắc dưới chiêu bài phù Lê; Nguyễn Ánh khi đã diệt gần xong Tây Sơn cũng phải mượn lời quân tướng bảo lấy Bắc Hà thì tức là lấy từ tay Tây Sơn chứ đâu phải cướp của nhà Lê mà lo. Không lúc nào các vị chúa tể nguôi được nỗi lo về tính chính thống, về ý hệ, phần tinh thần bên cạnh lực lượng quân bị. Câu chuyện Nguyễn Huệ-Nguyễn Thiếp là một biểu hiện đỉnh cao của điều này. Không hẹn mà gặp, hai đối thủ bất cộng đái thiên Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh đều tự nguyện chui lại vào cái rọ Khổng giáo (dẫu chỉ là hình thức, và dẫu theo Nguyễn Thiếp, cần học Chu Hy).
Nhưng có hai điều mà Tạ Chí Đại Trường đã không chỉ ra. Thứ nhất, liên quan đến chính cái câu của Tạ sử gia ở cuối Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802: "Chiến tranh hối thúc lịch sử". Từ nhất thống lần một với Đinh Bộ Lĩnh đến nhất thống lần hai với Gia Long, cần đến khoảng 800 năm, còn từ lần hai đến lần ba, quãng thời gian chỉ chưa đầy hai trăm năm, với vô số lặp lại (ví dụ, trong Một khoảnh Việt Nam Cộng Hòa nối dài, chính Tạ Chí Đại Trường nói đến chuyện người miền Nam thời đó kinh hoàng vì không hiểu được nhiều từ Bắc nhập, ví dụ "đăng ký": đây là lặp lại cảm giác khi Quang Trung bắt sử dụng chữ Nôm).
Và điều thứ hai: cuộc nhất thống sau lại sử dụng kết quả của cuộc nhất thống ngay trước đó làm sự chính thống chính. Nguyễn Ánh là sự vương quyền tập trung, còn ở lần thứ ba, đó là "nước non liền một dải", phát xuất từ chính Gia Long.
Có vẻ như là, để quay trở lại với hai khả năng mà trên đây ta đã nhắc đến: khả năng là sau câu chuyện diễn ra ở ba phiên bản trong thời gian, sẽ phải có một câu chuyện khác. Lý do nằm ở một điều tưởng chừng rất phụ: sau hết, rốt cuộc đã không còn ông vua nào nữa. "Không có vua", đó là một cái nhìn thiên tài của Nguyễn Huy Thiệp. Sự chính thống sẽ phải được xây dựng theo một cách khác, ấy là nói giả dụ sự chính thống còn tiếp tục có một ý nghĩa nào đó. Sự không có vua mang một ý nghĩa quan trọng: chẳng còn một biểu tượng trung tâm nào để đứng ra đại diện thương lượng giữa các thế giới nữa (Nguyễn Ánh ở Gia Định căm ghét đồng cốt, phù thủy chắc hẳn vì ông thấy thế giới khác cứ nhăm nhe vượt quá quyền lực của ông). Điều này có thể hình dung theo lời tuyên bố của Nietzsche, rằng Chúa đã bỏ ra đi (điều này cần được hiểu một cách cụ thể, không phải ẩn dụ).
Ở một trong các phần trên, con người cô độc của cả Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh đã được nhắc đến. Sự cô độc ấy còn thể hiện ở chỗ thật ra, họ đều thoát khỏi quan niệm chính thống thông thường. Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh là những người đầu tiên thoát khỏi trường lực hấp dẫn của một truyền thống (vậy là ta đã nói đến đủ ba "thống": "nhất thống", "chính thống" và "truyền thống"). Thật ra họ chẳng tin cái gì cả. Không phải người hoài nghi (người theo chủ nghĩa hoài nghi là gì? là người cái gì cũng nghi ngờ? không, theo Kierkegaard, đó là người muốn hoài nghi, tức là đặt ý chí của mình vào sự hoài nghi), nhưng không nhất nhất tin vào điều gì. Hậu thế thấy rất khó đánh giá được họ một cách chuẩn xác, điều này là đương nhiên: ở bên trong cả Nguyễn Huệ lẫn Nguyễn Ánh tồn tại cùng một lúc rất nhiều điều đối nghịch, không cho phép bất kỳ một khẳng định một chiều nào.
Ta cũng đừng quên, chính trong thời đại này, đã nảy sinh Nguyễn Du. Đó chính là "tam đa" của con người Việt Nam hiện đại: Nguyễn Huệ-Nguyễn Ánh-Nguyễn Du, những người chịu thân phận cô độc, và bước ra ngoài vòng kiểm tỏa của lòng tin. Cùng thời gian ấy, bên châu Âu, cuộc Cách mạng làm nảy sinh một "tam đa" của riêng mình: Napoléon-Joseph de Maistre-Chateaubriand. Rồi về sau, thời Napoléon lại tạo ra một nhân vật: Stendhal.
Để hình dung một số điều (ít thôi, nhưng oái oăm nằm ở chỗ đó lại là những điều cốt yếu nhất), cần tách ra khỏi thời gian thông thường, cần có một hình dung về thời gian hoàn toàn khác.
Kafka, ở châm ngôn số 40 của loạt châm ngôn Zürau (đây là một kinh thánh không có Chúa; trong những điều vĩ đại nhất từng được phát biểu về Kafka, ngoài Borges về các tiền thân của Kafka, còn có câu của Roberto Calasso: Kafka là một sự tồn tại trước Chúa): "Nur unser Zeitbegriff läßt uns das Jüngste Gericht so nennen" (Chỉ vì có quan niệm về thời gian như vậy nên chúng ta mới có thể gọi cái đó là Phán xử Cuối cùng).
Và ở đây, một lần nữa, ta quay trở lại với Kierkegaard: Trong Johannes Climacus, khi bàn về quá khứ, hiện tại và tương lai, Kierkegaard, một người rất hiếm khi trích dẫn người khác, trích lời Daub, một nhà thần học Heidelberg, đại ý người nào hiểu lịch sử chính là một nhà tiên tri bước đi giật lùi.
Viết Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 ngay từ khi còn trẻ, Tạ Chí Đại Trường viết ra ngay từ trước những gì bản thân ông sẽ trải qua, đủ hết các yếu tố có trong đó, "nội chiến", "ở Việt Nam", đến cả quãng thời gian ba mươi năm cũng lặp lại nốt. Đó là vị trí độc nhất, mà chỉ Tạ Chí Đại Trường mới có, trong suốt khoảng năm mươi năm vừa rồi.
39 comments:
- Hoangphongtuan HoangApr 3, 2016, 2:38:00 PM"Nhưng nhất là Tạ Chí Đại Trường từ chối đi giải quyết các vấn đề của lịch sử, điều này ngay tức khắc nhấc Tạ Chí Đại Trường ra một chỗ riêng biệt, hoàn toàn thoát khỏi tính chất hung hăng của sử gia khác, hoặc một mực coi Nguyễn Huệ là thảo khấu võ biền thô thiển, hoặc ngược lại, nhất định Nguyễn Huệ phải là một anh hùng kiệt xuất, thậm chí còn tao nhã đầy hiểu biết". Rất đúng. Chờ phần tiếp. Bác bàn thêm về lối thông diễn lịch sử của ông này đi.Reply
- Đất phương Nam luôn bị coi là ngoại vi của trung tâm văn hóa chính trị Đại Việt. Mang tâm thức ấy nhìn lại lịch sử Đại Việt hẳn nhiên thấy được nhiều điều nhưng ko hẳn là ko bang bạc một mạc cảm / kiêu hãnh nào đó về thân phận...Reply
... - AnonymousApr 3, 2016, 6:20:00 PMHố hố. Chủ đề này không vướng ngoại ngữ có vẻ dễ nên anh dự là nhiều bình luận dài và sâu sắc.Reply
- hẳn rồi :p và có cả những khéo léo hướng dẫn lối đi nữa cơ hehe hơi kiểu cờ tướng bờ hồReply
- AnonymousApr 4, 2016, 5:12:00 AM"Lịch sử nội chiến bị cho là "hạ thấp Quang Trung, đề cao Gia Long" và bị cấm lưu hành tại Việt Nam trong một thời gian dài và chỉ được in lại trong nước từ cuối thập niên 2000." - Wiki.Reply
Ah... trúng ý cụa tui rồi! Nhớ lại lúc trước khi còn ở Việt Nam có lần được trò chuyện với thầy Nguyễn Văn Xuân, hai thầy trò cũng cùng tâm đắc với ý này, mến Chúa Nguyễn Ánh hơn "người anh hùng áo vại" :-)
Nếu ba anh em nhà Tây Sơn cùng đầu quân Chúa Nguyễn, thì Việt Nam bớt cảnh tương tàn, biết đâu còn có vận lớn. Than ôi...
R.I.P Sir Tạ Chí Đại Trường.
R.I.P Sir Nguyễn Văn Xuân.
Gió - ngày mỗi ngày một chán. - AnonymousApr 5, 2016, 2:08:00 PMHay quá. Mà cái đình ấy nó ở đâu, cuối tuần liều điền dã một phátReply
- xem bài cái đình, trú sở thần linh, đặt ở đầu tiên trong sách "Những bài dã sử Việt"Reply
- AnonymousApr 6, 2016, 4:08:00 AMNhị Linh nói về cách ngồi, cách ăn cuả người Việt là cách ngồi, cách ăn cuả những người nô lệ là sai rồi. Phải nghĩ rằng đó là cách ngồi, cách ăn cuả người nguyên thủy hoặc còn nghèo, chưa trưởng giả chưa trang nhã mà thôi.Reply
- Nghèo vì không có bàn, phải ngồi chồm hỗm hoặc bàn thấp, do chủ quán nghèo, nên phải cúi mình xuống mới ăn được.
- Nghèo nên ăn một bát soup bự all-in-one meal, vì dân tộc giàu thì soup có ngon mấy cũng chỉ ăn một chén nhỏ khai vị, dành bụng ăn món chính.
- Nghèo với nô lệ không cùng nghiã; nguyên thủy với hiện đại dĩ nhiên phải khác nhau, từ từ tiến tới gặp nhau. Có gặp chưa chắc đã muốn giống nhau. Đã hiện đại rồi ăn lại ăn cơm nắm, nhìn cách vắt vắt nắm nắm trong bàn tay trơn mới ghê, lại còn cá thịt sống? Vậy mà mấy nhà hàng Nhật đắt như gì. Chê chê cái gì hử?
- Mà đã ăn bát phở lớn với những cọng dài nhằng thì tiếng xì xụp là khó tránh. Nhị Linh đã nhìn thấy Nhật-Hàn-Hoa ăn mì hay udon chưa mà bảo họ "bảnh" hơn Việt? Cũng y chang nhau mà thôi, khác một chút có chỗ ngồi đẹp nên cách ngồi cũng đẹp ra. Không chỉ xì xụp đâu nhé, có cả mồ hôi ròng ròng, đôi mắt heo may vì quá... steamy and yummy. Sau đó còn bưng cả cái tô bự lên miệng hút một cái ực ngụm nước cuối cùng khỏi thông qua muỗng. Đã quá mà :-) Tôi đã tận mắt chiêm ngưỡng nhiều lần rồi, không dối gạt bạn cũng chẳng biện hộ cho cái xấu cuả người Việt đâu. Dĩ nhiên ngồi và cách ăn trang nhã thì ai cũng thích và học theo mà. Tôi cũng ăn xấu lắm, xin tự hưá sẽ cải cách.
Riêng về cách ngồi chồm hỗm, tuy không đẹp, nhưng rất tốt cho sức khoẻ giúp cho cơ thể more flexible, ít bị táo bón. Mời đọc "Natural Stomach Care cuả Dr. Anil Miocha, OK?
- dân chủ trong văn chương đồng nghĩa với vô giá trị, hình thức hao hao dân chủ duy nhất mà văn chương biết đến là vô chính phủReply
nhân tiện: tiếp tục
- Với Michelet thì Máu (đặc biệt là Kinh nguyệt) là nỗi ám ảnh khủng khiếp ("a cosmic element, a unique and homogeneous substance which traverses all bodies without losing . . . anything of its universality."-Roland Barthes)Reply
Trong cuốn sách nói về Michelet, Roland Barthes chỉ ngay đến Thời gian: Michelet nhìn thấy Kinh nguyệt phụ nữ là nghi lễ của Cõi Thiêng, mà người phụ nữ giao tiếp với Thời gian vũ trụ.
Đúng kiểu của một sử gia: Roland Barthes gọi Michelet là "voyeur". - AnonymousApr 10, 2016, 4:59:00 PMvẫn biết đọc chùa không có quyền đòi hỏi nhưng liệu có thể chờ thêm đoạn nào dài dài rồi hãy đăng lên, từng đoạn ngắn thế này chán vãi :))Reply
- chắc trong ngày mai là post nốt thôi, nhưng đoạn cuối rất dài nên lọc bớt mấy thứ đẩy lên trước heheReply
- gọi chính xác thì phải là viết phơi ơ tông :pReply
điều khó là những lúc viết theo kiểu này, chẳng bao giờ tôi biết trước là sẽ viết cụ thể cái gì, mà cũng chính vì không biết nên mới viết được
và bao giờ cũng thế, tới một khúc nào đó thì toàn bộ tầm vóc vấn đề mới lộ ra, và vậy là phải mở rộng, thắt chặt, chẽ ra, tụ lại, nhìn chung là không bao giờ đúng như hình dung lờ mờ ban đầu - AnonymousApr 14, 2016, 5:07:00 PMBài này hay vãi ra bác ạ, lâu lâu có một bài dài mà phê thế này!Reply
- AnonymousApr 15, 2016, 5:12:00 AMChẳng lẽ Tạ sử gia lại không nhìn ra được nhân vật hiện đại đầu tiên trong vai trò nhất thống nước Việt Nam là Nguyễn Huệ? Nghĩ thế là chưa thấu hết cái tâm khiêm cung, biết tự làm nhỏ mình, cho "cơ đồ" cuả Việt Nam. Bằng chứng, đọc di khảo: vẫn còn lo lắng chuyện Biển Đông.Reply
Dẫu cổ súy "chúng ta là một nhà, là một dấu cộng cuả nào những Mân-Lào-Thái-Chàm-Miên..." song lòng dạ đó vẫn cứ là "Từ thuở mang gươm đi mở cõi" trong âm thầm Nam tiến cuả một Nguyễn Hoàng. Dẫu tung toé với cõi nưả văn nưà sử, hay trầm u trong thân phận nội chiến bại vong, Tạ đại nhân vẫn không bao giờ thấy mình là kẻ bị đánh bại, ông tự lùi, lùi mãi về phương Nam, lùi dần xuống biển, lùi thêm nưã sang California, và bay một lần chót trở về đất cũ. Ông không giống như những giọng ca lớn... tiếng. Hiệu chưa, nghe rọ trạ lời?
- AnonymousApr 15, 2016, 8:56:00 AMOoops... thôi không viết comment nhạy cảm nưã, lo là bạn Nhị Linh sẽ bị làm phiền. Nhân dịp tháng Tư muốn chửi thật sâu cay để cái ác cái xấu cái u ám nó vỡ, tan ra... nhưng chắc chẳng đi đến đâu.Reply
- có một điều không bao giờ cần làm, là nói cho dân Bắc Kỳ phải làm gỉReply
- AnonymousApr 16, 2016, 10:19:00 PMTôi biết bây giờ Hà Nội (ý nói giới lãnh đạo) đang ra sức thu gom tinh hoa cốt lõi, và không chi bằng là chiêu hồi những người tài hoa người Bắc di cư thời 1954 và lưu vong nước ngoài để làm "Bắc mình".Reply
Phải nói, văn chương âm nhạc nghệ thuật cuả VNCH một thời có được nhờ công cuả người Bắc di cư. Người Miền Nam đâu có kỳ thị, đâu có giành giật họ về Nam, chỉ đơn giản là ngưỡng mộ và yêu tài hoa cuả họ. Thay vì chỉ bảo người Nam rằng chúng ông mới là người "khai sáng, sáng tạo ra các người", sao không học hỏi ở những người Bắc Di cư năm xưa. Họ thật dịu dàng, thật đẹp, xâm nhập đồng hoá mà như không. Lúc nhỏ, tôi nhớ cứ thích đi ăn phở, bánh cuốn, bánh mì thịt nguội, không phải chỉ vì mấy món ấy được làm quá ngon, mà bởi vì tôi thích nghe... giọng Bắc cuả họ. Tôi mê cô Thái Thanh, ông Phạm Duy, nàng Khánh Ly, giọng nói thì thầm nhỏ giọt cuả ông Nguyễn Đình Toàn mà sau này già rồi tôi mới thấy ra rằng nó đầy... nhục cảm. Thế mới chết người. Khổ thân tôi.
Bây giờ tôi đang ra sức thâm nhập vào Bắc Kỳ đương đại, nhưng thú thật chưa thể "yêu" được. Thôi ráng đợi ;-) -- nháy nháy theo kiểu ông Trần Hữu Dũng. - AnonymousApr 17, 2016, 11:28:00 AMNhững anh em miền nam ruột thịt mãi vẫn chưa hiểu cái cá tính ngồi quán nước vỉa hè bàn chuyện triết học của kẻ sĩ Bắc hà thì còn hoang mang như bác gì ở trên.Reply
- rất đúng lúc, tôi thấy đã đến thời điểm nói sĩ phu Bắc hà nghĩa là gì rồi đâyReply
à mà Phước Lộc Thọ có gì khác quán nước vỉa hè chăng? có khác thật thì giờ tôi mới biết đấy - Kẻ sĩ Bắc hà vui lòng cho em hỏi cái quyển về chữ Việt Cổ của Lê Trọng Khánh có đáng tin cậy không?Reply
- Bài này được viết theo đúng kiểu tư duy của Tạ Chí Đại Trường, nếu không nắm được mạch, người đọc sẽ bị những cái tạt ngang tạt ngửa giữa chừng mà quên luôn cái mạch ban đầu. :DReply
- hehe mãi rồi cũng có người thấyReply
nói rõ hơn, toàn bộ bài viết bằng giọng của chính TCĐT, cái đó trong lý thuyếtttt gọi là sympathy - AnonymousMar 3, 2017, 8:12:00 PM"Tạ Chí Đại Trường từng nhắc đến so sách của Lương Đức Thiệp", so sánh hay so sách bác? hình như bác gõ nhầmReply
- Anh có thể cho mình biết nơi bán "sử việt đọc vài quyển" & "bài sứ khác cho VN". Tìm nhiều nơi mà ko thấy. Cảm ơnReply