Viết mỗi ngày

Viết mỗi ngày


Bảo Ninh: Gặp lại người Mỹ (ANTG 11-10-17) -  Hình như một phiên bản của bài này là bài đăng trên New York Times: The First Time I Met Americans (NYT 5-9-17) 

 
Cuộc chiến tranh kết thúc cách nay đã hơn 40 năm, bởi vậy những tấn thảm kịch mà nó gây ra cần phải được quên đi, hoặc không thể quên thì cũng cần tránh đi, như người ta nói "gác lại quá khứ". 
Tôi cũng như mọi người lính còn sống sau chiến tranh luôn tự nhủ và luôn nói với nhau như vậy. Và như tôi thấy thì hầu hết các cựu chiến binh Việt Nam, cả những người nguyên là đồng đội của tôi lẫn những người nguyên là kẻ địch của tôi, theo dần năm tháng, tuổi tác, đã thực sự "gác lại quá khứ". Nhưng, "quên đi" và "gác lại" không có nghĩa là quan niệm khác đi về quá khứ.
Chẳng hạn như tôi và ông bạn cựu binh Sư đoàn 23, nay là họa sĩ, cũng có những góc nhìn và quan điểm không thể đồng nhất.
Tuy nhiên, dù không đồng quan điểm về toàn bộ mọi vấn đề nhưng chúng tôi cũng vẫn đồng ý được với nhau rằng: Việc tôi và ông ấy cùng là người Việt Nam, cùng ngôn ngữ, cùng văn hóa, cùng một lứa tuổi trẻ học trò trung học, chỉ khác là người thì được cha mẹ sinh ra ở Sài Gòn, người thì được cha mẹ sinh ra ở Hà Nội, vậy mà đã dữ dội chĩa súng vào nhau, quyết giết nhau.
"Tôi không bắn anh thì anh bắn tôi", đó là một trong những nỗi bất hạnh sâu sắc và đau đớn nhất mà người Việt đã phải chịu đựng.
Và chính nhờ không bao giờ quên nỗi đau đớn ấy của bản thân mình và đất nước mình trong quá khứ chiến tranh, mà ngày này chúng tôi mới có thể bỏ qua mọi bất đồng trong quan niệm về cuộc chiến đó để sống bên nhau, hòa thuận, bạn hữu với nhau.


Note: Nhảm.

O, vị bằng hữu của trang Tin Văn, vẫn thường phán, mi lãng mạn quá, cứ chờ mong 1 cú ngoạn mục, từ lũ Bắc Kít, trong có cả mi!
Vấn đề là, chính cái quá khứ khốn nạn, với hai cuộc chiến thần thánh của lũ Vẹm, đẩy xứ Mít vô tình trạng mấp mé bờ địa ngục như bây giờ!
Vậy mà khép lại quá khứ?
Phải có 1 cú ngoạn mục, thí dụ như tên già NN, tay đầy máu Ngụy, cởi trần cởi truồng, bắt chước 1 vị nguyên thủ của nước Pháp, bò ra Mả Ngụy, sám hối, cầu xin Thượng Đế tha thứ, thì may ra mới có tí hy vọng cứu vớt.
Bạn chỉ có thể quên quá khứ, một khi hiện tại cho phép bạn, quên được nó.
Cái gì làm cho hai cuộc chiến thần thánh biến xứ Mít mấp mé bờ địa ngục như hiện nay?
D.M. Thomas, khi viết cuốn tiểu sử của Solz, dựa vô viễn ảnh khủng khiếp, Thượng Đế và Quỉ Sứ đổi chỗ cho nhau.
Một cách nào đó, xứ Mít gặp đúng tình trạng này



D.M. Thomas cho rằng sự chuyển hoá từ Christ qua Demon, [ông viết, Christ và Devil đổi chỗ cho nhau], Kẻ Cứu Rỗi thành Quỉ Sứ, đã xẩy ra vào thời kỳ đầu Cách Mạng Vô Sản ở Nga, và được khắc họa, bằng những tác phẩm văn học, như "Demons" của Pushkin, "Twelve" của Blok (1), và Bài Thơ Không Có Anh Hùng, "Poem Without a Hero", của Akhmatova.
Trong khi tại Việt Nam, vào lúc kết thúc cuộc chiến.
Sau một đêm 30 Tháng Tư, ngủ dậy, thay vì thấy một cái nhà Việt Nam to đẹp hơn, một con người Việt Nam hạnh phúc hơn, thanh thản hơn, thì chỉ có một con bọ.
Nguyễn Huy Thiệp đã nhìn thấy sự chuyển hóa này qua con quỉ chuồng heo [cũng một hình tượng văn học khác, từ Kafka, trong Y Sĩ Đồng Quê], biến thành con bọ phố phường.

Bạn cũng có thể coi 30 Tháng Tư 1975, như 1 ngày....  Giáng Sinh, Chúa trở lại với thế gian, nhưng thay vì dưới hình dạng người, thì là 1 con bọ!
Đây là 1 trong những cách đọc, truyện ngắn Hóa Thân của Kafka, như 1 cas "Chúa Sẩy Thai".

Hoá Thân

Một trong những cách đọc Kafka, là coi ông là một nhà văn tôn giáo. Theo cách đó, Weinberg coi hiện tượng Samsa sáng ngủ dậy thấy biến thành con bọ, là hiện tượng "Chúa Sẩy Thai" (1). Thay vì Chúa Giáng Sinh, Chúa đầu thai làm người để cứu độ nhân loại, thì lại có một... con bọ!
Vào những ngày kỷ niệm 30 năm Lò Cải Tạo, Gấu tui hơi bị liên tưởng tới một giấc mơ khác của nhân loại: Sáng ngủ dậy thấy biến thành một người Việt Nam.
Liệu có thể coi đây là hai giấc mơ, một trước, và một sau, Lò Cải Tạo? Và vẫn chỉ là một? [Như D.M. Thomas, trong cuốn tiểu sử Solzhenitsyn, đã coi Quỉ và Kẻ Cứu Rỗi, chỉ là một? Xin coi Tuổi Bụi ]
Ông Hồ chẳng đã từng mơ tưởng: Thắng trận giặc này, sẽ làm một cái nhà Việt Nam to lớn hơn đàng hoàng hơn.
Rút cục, chỉ có một con bọ "VC Đỏ"! hay "VC Đen", tức Mafia Việt Nam.
Đỏ hay Đen, thì cũng một thứ!

(1) Weinberg khai triển biểu tượng tôn giáo ngầm chứa trong câu chuyện, đã coi  đây là một chuyển hoá tiêu cực, a negative transfiguration, một nghịch đảo hiện tượng Chuá nhập thân làm người phàm, một Khổ nạn Giê-xu sẩy thai [the Passion of an abortive Christ figure]
[Hoá Thân của Kafka, bản tiếng Anh, Bantam Books; phần phụ lục, Explanatory Notes To The Text].
Người độc nhất, nhìn ra cuộc chiến Mít, và cắt nghĩa nó, đúng nhất, là Dương Thu Hương, khi, đúng vào ngày 30 Tháng Tư, bà ngộ ra liền sự thực; Đây là mọi rợ thắng văn minh.
Còn lại, những tên như NN, BN... toàn đồ bỏ!
NQT
Bà DTH, lần đầu nhìn thấy tù binh Ngụy, gần như té ngửa, vì trong thâm tâm, Bà cứ nghĩ cả nước Mít đánh thằng Mỹ xâm lược. Cũng thế, là nhạc sĩ Tô Hải. Đẩy lên 1 mức nữa, hay nhìn ngược lại, chưa 1 tên Vẹm nào nhận ra cái phần tội lỗi của nó, trong cuộc chiến Mít: Tên nào cũng có mùi máu, cứt, của cải…  Ngụy, như là phần thưởng của cuộc giết người.
Đây là ý của Hirsche, thi sĩ Mẽo, tác giả cuốn Làm thế nào đọc 1 bài thơ và tương tư thơ, “How to read a Poem and Fall in Love with Poetry”, trong bài viết "Thơ và Lịch sử: Thơ Ba Lan sau Tận Thế".

Mít chúng ta, khi nhìn lại cuộc chiến, là phải nhìn như thế: Sau Tận Thế.

Làm đếch gì có chuyện quên quá khứ như đấng BN này phán!

Kít!



HCM by Karnow

KILLING GOLIATH
When General Vo Nguyen Giap assembled his army from North Vietnam's poorest villages, Westerners watched with contempt. But Giap's tactical genius turned the guerrillas into a sharp anti-imperialist weapon. His mastery of jungle tactics and battlefield psychology terrified and eventually defeated the French and Americans. Western scorn was replaced with horror and, as time passed, respect. 
France undervalued ... the power [Ho] wielded. There's no doubt that he aspired ... to become the Gandhi of Indochina. 
JEAN SAINTENY, De Gaulle's special emissary to Vietnam, 1953
*
"Of course, he was a formidable adversary.... By his own admission, by early 1969, I think, he had lost, what, a half million soldiers? He reported this. Now such a disregard for human life may make a formidable adversary, but it does not make a military genius...".
William Childs Westmoreland
Đúng rồi ông ta là 1 địch thủ khủng khiếp... Như chính ông ta thừa nhận, vào đầu năm 1969, ông ta nướng nửa triệu tên VC. Một cái sự coi mạng người rẻ như bèo như thế, có thể làm nên 1 địch thủ khủng khiếp, nhưng đéo phải 1 thiên tài quân sự!
Hà, hà!
The Sinister Spirit sneered: 'It had to be!'
And again the Spirit of Pity whispered, 'Why?'
 
Trước khi xẩy ra cú tấn công
[Điện Biên Phủ]
5 Tháng Giêng [1954]
Tôi luôn cảm thấy mình có tí ti tội lỗi, khi làm một nhà du lịch dân sự, ở những vùng thần chết ngự trị: nói cho cùng, một cái gã còn được gọi là một người, không nên đi tham quan một thảm họa, ngoại trừ là nhân viên cứu trợ - một con người cảm thấy mình là 1 nhà “thấu thị”, a “voyeur”, trước bạo lực, như tôi cảm thấy, trong một cú tấn công [của VC] ở Phát Diệm, hai năm trước đây. Ở đó, bạo lực đã có mặt rồi: một ngôi chợ cháy, những căn nhà bị tàn phá, con phố dài vắng hoe không người qua lại, hay bén mảng, vì sợ bị bắn xẻ. Nó cũng hiện diện trên con kênh đầy xác người đến nỗi nước không thể chảy được, với một cái thuyền lính nhẩy dù ở mép kênh. Nó cũng tới thăm tận nhà, qua những chuyến hành quân kiểm tra, khi một bà mẹ và đứa con trai còn nhỏ của bà, mất mạng, khi bị kẹt giữa hai luồng đạn đối nghịch,

Họ để lại cơn hốt hoảng nào, cho đám dân làng sống giữa hai lằn đạn như thế?
Tôi đã từng cảm thấy cơn hốt hoảng này, lần bị lọt vào giữa, một bên Việt Minh, và một bên là lực lượng Lê Dương.
Tôi tự bảo mình, tôi thù ghét chiến tranh, tuy nhiên, tôi lại mò tới đây – làm một kẻ 'thấu thị' với những mánh mung của mình .
Graham Greene
Còn 1 hồi nhớ khác nữa mà tôi cảm thấy thật khó mà vờ đi được, là 24 tiếng đồng hồ sặc mùi tận thế là đây, mà tôi trải qua ở Điện Biên Phủ, vào tháng Giêng 1954. Chín năm sau, tôi được tờ Sunday Times đi 1 đường hỏi thăm, và đề nghị viết, về 1 “trận đánh quyết định”, tùy tôi chọn, tôi bèn nghĩ ngay tới DBP.
Mười lăm trận quyết định trên thế giới, là cái tít thật là cổ điển mà Edward Creasy đã ban cho cuốn sách của Sir, vào năm 1851. Nhưng thật đáng ngờ, là trong 15 trận đó, có một, bảnh, “quyết định”, như là “Điên Biên Phủ”, vào năm 1954. 
Điện Biên Phủ không chỉ là hồi chuông báo tử cho quân đội Pháp, mà hơn thế nhiều! Nó đánh dấu chấm hết mọi hy vọng ăn cướp của Tây Phương đối với Đông Phương! Chín năm sau trận đánh, khi tờ Thời Báo Chủ Nhật gợi ý, tôi nghĩ liền đến trận đánh thần sầu này.
Võ tướng quân đọc mà chẳng sướng mê tơi sao? (1)

My Old Saigon

Cao Bồi

The assault began on 13 March 1954, and Dien Bien Phu fell on 7 May, the day before the delegates turned at last from the question of Korea to the question of Indo-China.
But General Giap could not be confident that the politicians of the West, who showed a certain guilt towards the defenders of Dien Bien Phu while they were discussing at such length the problem of Korea, would have continued to talk long enough to give him time to reduce Dien Bien Phu by artillery alone.
So the battle had to be fought with the maximum of human suffering and loss. M. Mendes-France, who had succeeded M; Laniel, needed his excuse for surrendering the north of Vietnam just as General Giap needed his spectacular victory by frontal assault before the forum of the Powers to commit Britain and America to a division of the country.

The Sinister Spirit sneered: 'It had to be!'
And again the Spirit of Pity whispered, 'Why?'
Cuộc tấn công bắt đầu này 13 Tháng Ba 1954, và DBP thất thủ ngày 7 Tháng Năm, trước khi các phái đoàn, sau cùng rời vấn đề Korea qua số phận Đông Dương.
Nhưng Tướng Giáp không thể yên trí, chính trị gia Tây Phương - vốn cảm thấy có tí tội đối với những người chống giữ DBP, khi họ lèm bèm quá lâu về Korea - bi giờ kéo dài cuộc cò cưa, đủ thời giờ cho ông, chỉ dùng pháo, đủ san thành bình địa lòng chảo DBP.
Và thế là trận DBP đi vào cuộc nướng người....  Thủ Tướng Tẩy cần xin lỗi, về cái sự đầu hàng VC Bắc Kít, còn Tướng Giáp, cần chiến thắng huy hoàng, trước khi những thế lực Tây Phương kéo Mẽo và Anh vô bàn hội, để xẻ thịt xứ Mít.
Con ma nham hiểm Bắc Kít, Con Quỉ Chuồng Lợn của Kafka, bèn cười khinh bỉ: Phải thế thôi!
Và Linh Hồn Trắc Ẩn của một miền đất, bèn thì thầm, Tại sao?
Graham Greene: Ways of Escape













Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư