Cali Trip 2012, Nov


Album
Cali Trip 2012, Nov
Cali Tháng 11, 2012





Note: Gấu viết hai cái ký, song song, về chuyến đi Cali vừa rồi, kèm cái ký về chuyến trình bày tranh của DC & NDT tại Houston, xưa rồi. Thành ra có sự lủng củng, trồng chéo. Sorry, but
Kết cục thì nó phải như thế đó: Đếch làm sao giải thích được!


*
Nguyễn Đình Thuần & Lê Tài Điển & Nguyễn Xuân Hoàng
Bạn quí rất mừng, rất vui. Bạn phải đi máy bay cho kịp vụ ra mắt sách của Lê Tài Điển. Bạn nói, trưa này tao phải về trên đó rồi. Tất nhiên, cũng bằng máy bay.
Lạ làm sao là Gấu cứ nghĩ Em của Gấu cũng ở trên đó, bèn đi 1 đường, trước khi đi, viết "mail ngỏ", open mail, trên TV, "May I see U there, in SJ".
Thành ra Em mới phải ghé thiền sư gửi tí tiền – tí gì, cũng khá bộn – cho Gấu!

Tks. Take care, my dear Sad Seagull. GNV
Thấy Gấu được Em giúi cho tí tiền, đúng ngày Thứ Bảy thường lệ, đám bạn trên Los xuống, lại thêm Võ Chân Cửu từ trong nước qua chơi, chúng bèn bắt Gấu chi chầu nhậu.
OK.
NDB mãi gần cuối tiệc mới tới, để nhậu, tất nhiên, nhưng còn để đưa Gấu về nhà mới, nhường phòng cho bạn khác.
Và cái bữa tiệc sau đó, ở nhà NBD, giữa GCC và chủ nhà, mới tuyệt cú mèo: chỉ hai thằng chơi gần hết 1 chai cordon bleu, đây mới là chai rượu mà “Em của Gấu” hậu đãi, để mừng tình bạn vong niên, và để trách sự biết nhau muộn quá giữa hai tên già, trong có 1 tên, đi bất cứ lúc nào!
*
*
*

*
Bạn để ý ngày ghi trên hình, là biết ra liền, trọn 1 ngày “Đại Cát”, 9.11.2012, Em dành cho GCC.
*
Lục lọi “phòng văn” của bạn Bạn kiếm thấy số báo trên. Trong có bài DC viết về TT thật tuyệt, nhưng lỗi mo rát nhiều quá. Sẽ post lại trên TV.
Cùng bài giới thiệu Lãng Mạn Năm 2000, tập thơ của Ngô Tịnh Yên. Thơ thì hay, quá hay, nhưng bài giới thiệu thì không xứng với thơ.
Thú là lần này gặp NTY, trong bữa nhậu ở tiệm thuốc lá của NDT. Nhân hơi rượu bèn hứa sẽ đi một bài thật đẹp, về lục bát và về lục bát NTY.
Gấu gặp NTY một lần rồi, khi cô làm cho NV, như là 1 nữ tiếp viên văn phòng, hình như thế. Gấu tới hỏi gặp PPM, cô cho biết, ông không có mặt tại văn phòng.
Trang nhà NTY

NTY bi giờ làm thiện nguyện ở Cambodia, với sự cổ võ, hỗ trợ hết mìmh của hai ông bạn của GCC, mà cô gọi là hai ông anh, cũng có mặt trong cuộc nhậu
*
Phí Ích Bành, ông em DNM
*
Trần Ngọc
Nhắc tới Lãng Mạn năm 2000, bài giới thiệu tập thơ của NS, thì bỗng GCC nhớ ra là, vừa mới đọc được, trong cuốn Ký Ức Sơ Sài của bạn văn, bạn cùng quê, của bạn “Bạn”, có nhắc tới giai thoại, TTT đã từng gọi thơ NS [tác giả không dám nêu đích danh], là thơ mứt kẹo!
Gấu chỉ cho bạn Bạn, và bạn bèn ồ 1 tiếng, ơ rơ ka, đúng quá xá quà xa, không chỉ cho thơ NS, mà gần như trọn 1 cõi thơ Mít: Thơ mứt kẹo, thơ tán gái, thơ ăn mày ăn xin tình yêu, và về già, biến thành thơ nịnh vợ!
Trong kho chuyện cổ dân gian Mít, có một, nói lên hết cõi thơ xứ Mít: Một bà vợ Bắc Kít nói với ông chồng suốt đời chạy theo gái, mi đi khắp thiên hạ, khắp xứ Đồ Sơn, tìm coi có con nào “bốn vú hai… khe hạ”, thì theo nó, nếu không kiếm thấy, thì lại về đây với Đồ Nhà.
*
Bài Ai điếu Bà Vợ Góa nhà thơ Mandelstam của Brodsky, lần đầu ra mắt độc giả, March 5, 1981:
*

Tôi [Brodsky] gặp bà lần chót vào bữa 30 tháng Năm, 1972, tại nhà bếp của bà, tại Moscow. Lúc đó cũng xế chiều, và bà ngồi, hút thuốc, tại một góc bếp, trong bóng tối của cái tủ đựng chén dĩa in đậm lên tường. Đậm đến nỗi, người ta chỉ nhìn thấy đốm đỏ của điếu thuốc, và hai con mắt sáng rực của bà. Cái còn lại - một thân hình mỏng manh, run rẩy dưới chiếc khăn choàng, đôi cánh tay, khuôn mặt bầu dục nhợt nhạt, mái tóc xám mầu tro, tất cả đều bị bóng tối nuốt sạch. Bà giống như chút còn lại của một đám lửa lớn, đốm than hồng làm bạn bỏng tay, nếu đụng vô.
It's the possession of this prism supplied to her by the best Russian poetry of the twentieth century, and not the uniqueness of the size of her grief, that makes Nadezhda Mandelstam's statement about her piece of reality unchallengeable. It's an abominable fallacy that suffering makes for greater art. Suffering blinds deafens, ruins, and often kills. Osip Mandelstam was a great poet before the revolution. So was Anna Akhmatova, so was Marina Tsvetaeva. They would have become what they became even if none of the historical events that befell Russia in this century had taken place: because they were gifted. Basically, talent doesn't need history.
Would Nadezhda Mandelstam have become what she became had it not been for the Revolution and all the rest that followed? Probably not, for she met her future husband in 1919. But the question itself is immaterial; it leads us into the murky domains of the law of probability and of historical determinism. After all, she became what she became not because of what took place in Russia in this century but rather in spite of it. A casuist's finger will surely point out that from the point of view of historical determinism "in spite of is synonymous with '"because." So much then for historical determinism, if it gets so mindful about the semantics of some human "in spite of."  
Chính vì sở hữu một lăng kính như thế – nó đã được trao cho bà, bởi nền thi ca số một của thế kỷ 20 của Nga, chứ không phải do tầm vóc nỗi đau duy nhất mà bà đã chịu đựng -  khiến cho khẳng định của bà về thực tại, là không thể nói ngược lại được.Thật là một giả tưởng quái đản, khi cho rằng có đau khổ mới có nghệ thuật lớn. Đau khổ làm cho người ta mù lòa, điếc lác, tàn hại, và thường khi, sát nhân. Osip Mandelstam là nhà thơ vĩ đại “trước” cách mạng. Cũng vậy, là Akhmatova. Cũng vậy, là Marina Tsvetaeva. Họ sẽ vẫn là họ, đếch cần đến cái cuộc cách mạng đó, đếch cần dù chỉ một biến cố lịch sử đó giáng lên đầu dân Nga: Bởi vì họ là thiên bẩm. Cơ bản mà nói, tài năng đếch cần lịch sử.
Liệu Nadezhda Mandelstam trở thành như là bà bây giờ, là do Cách Mạng, và tất cả những gì tiếp theo sau nó? Có lẽ không phải như vậy, bởi vì bà gặp người chồng của mình vào năm 1910. Nhưng một câu hỏi như thế, tự thân nó, là không thích hợp; nó dẫn chúng ta tới những vùng đất mờ ảo, của trò xác xuất - rằng chuyện như thế có thể xẩy ra - và tới thuyết tất định về lịch sử. Nói cho cùng, bà trở thành như bà ngày nay, không phải bởi vì những gì đã xẩy ra ở Nga, trong thế kỷ này, mà đúng ra là, bất chấp những chuyện đó. Ngón tay trỏ của một tên ngụy biện chắc hẳn sẽ vạch ra rằng, theo quan điểm của thuyết tất định lịch sử, thì "bất chấp" đồng nghĩa với "bởi vì". Rút cục ra, tất định thuyết về lịch sử thì cũng chỉ có vậy, nhưng ví bằng, nó quan tâm một tí, tới “cái gọi là con người”, nằm ở trong ngữ nghĩa của từ 'bất chấp'...".
 
Ai điếu như thế, chứ có đâu như Xứ Mít! (1)
Tuyển tập tiểu luận 30 năm của NYRB, GCC mua ngay ngày hôm sau, khi từ Cali trở về, kịp làm sao, đúng cái hẹn thử “tai nghe”, hearing, của bịnh viện.
Tại tiệm sách cũ quen thuộc, Gấu đã từng lèm bèm nhiều lần, kế cái trung tâm tạm trú đầu tiên, khi vừa tới Xứ Lạnh từ Trại Tị Nạn.
Cũng là nơi gặp lại cô bạn, sau bao nhiêu năm trời xa cách.
Hai trở ngại lớn, hai đại họa đúng hơn, với GCC, lần đi xa dối già này, là tai và răng. Răng còn đúng 1 cái. Lũ bạn khốn nạn cười khả ố, nè, có dám hôn em, với chỉ 1 cái răng không đấy?
(1)
Thanh Tâm Tuyền, căn gác xép ám khói ở toà soạn Dân Chủ, hắn hỏi xin một điếu thuốc và tôi tưởng hắn là thợ sắp chữ.
Khi viết những dòng trên, MT đinh ninh VC đã làm thịt TTT!
Y chang những dòng VP viết về nhóm Sáng Tạo trong VHTQ
Còn đây là ai điếu của TTT, cho bạn mình:
Mai Thảo gửi tới chúng tôi Đêm Giã Từ Hànội.
Tôi nhận được một bao thư dầy cộm, không địa chỉ người gửi, trong đựng xấp bản thảo đánh máy. Bút hiệu Mai Thảo hoàn toàn xa lạ với tôi.
Liếc nhìn dòng chữ đầu tiên của bài gửi, tôi giật mình kinh ngạc:
Phượng nhìn xuống vực thẳm: Hànội ở dưới ấy. 
Câu trích đề của truyện đột ngột khác thường. Nó không trích ra từ một tác phẩm khác đã có. Nó như tự trên trời rớt xuống, hay nói như Mai Thảo là câu “bắt được của trời”. Cái chiều sâu của nó làm chóng mặt.
Tưởng nên nhắc nhớ rằng ẩn dụ “vực thẳm”, cứ theo chỗ tôi biết, cho đến lúc bấy giờ chưa thấy được dùng trong văn chương Việt Nam. Phải đợi vài năm sau, khi Phạm Công Thiện xuất hiện với ảnh hưởng của Nietzsche, văn từ “hố thẳm” mới tràn lan và trở thành sáo ngữ.
Đọc hết truyện thì rõ câu trích đề là một câu ở trong truyện. Phượng là tên nhân vật.
Đây là một truyện không cốt truyện.
Sự hấp dẫn bắt đọc là ở lời, giọng kể, ở ma lực của tiếng nói bắt lắng nghe – theo bước di chuyển của nhân vật giữa thành phố bỏ ngỏ trong đêm, sự vật ẩn hiện nổi chìm trong giấc kín bưng triền miên của chúng - , ở sự dồn đẩy khôn ngưôi của chữ nghĩa tưởng chừng không sao dứt tạo thành những vận tiết mê mải tới chốn nhòa tắt mọi tiếng.
Gọi Đêm Giã Từ Hànội  là truyện hay tùy bút đều được. Cứ theo ký ức cùng cảm thức của riêng tôi, trong và sau khi đọc, thì đó là một bài thơ. Thơ là thứ tiếng nói tàng ẩn trong quên lãng bất chợt vẳng dội, đòi được nghe lại (nghĩa là đọc lại, lập lại). Người ta nghĩ đến một truyện ngắn, một bài tùy bút, một quyển tiểu thuyết đã đọc, nhưng người ta nhớ đồng thời nghe và gặp lại một câu thơ, một bài thơ.
Đêm Giã Từ Hà Nội là một bài thơ thỉnh thoảng vẫn vẳng dội trong tôi mà tôi không thể nhớ toàn vẹn - tỷ như lúc này đang viết đây tôi không cách nào tìm đọc bài thơ ấy trừ cách tưởng tượng dựa vào ý ức và cảm thức còn sót đọng, trừ câu trích đề.
*
Nhớ trong buổi họp kiểm bài vở trước khi chuyển xuống nhà in, tôi đã không thể ngăn nổi mình yêu cầu các anh Hiệp, Sỹ, Tế nghe tôi đọc Đêm Giã Từ Hànội đăng trọn trong một kỳ báo, không cần lời giới thiệu. Và tôi đọc say sưa, hùng hồn liên hồi. Và các anh chịu khó ngồi nghe trên căn gác lửng tối chật của tòa báo. Anh Tế kết thúc buổi họp nói đùa "Anh làm chúng tôi mất cái thú tự mình khám phá".
Năm di cư thứ hai mươi [1974], khi viết bài Tử Địa, nghĩ đến những đứa con tư sinh của đất Bắc ở cả hai miền lúc ấy, tôi đã mở bài bằng câu trích đề của Anh, tuyên xưng nó là câu văn bất hủ. [Người ta có thể nghĩ tôi quá lời, sử dụng "ngoa ngôn". Nabokov còn "ngoa" hơn nhiều khi ông bảo: "Cả sự nghiệp của triều đại Sa Hoàng Đại Đế sánh không bằng nửa vần thơ của Pushkin."]
Khi từ Phú Thọ ra, ghé lại Hànội chờ tầu về Nam, lúc chiều tối đứng trên ga Hàng Cỏ, trông xuống phố Hàng Lọng, phố Trần Hưng Đạo sâu hoắm bóng đêm rét lạnh của một ngày cuối năm, tôi thầm nhắc thành tiếng bên tai "... Nhìn xuống vực thẳm... dưới ấy..", câu của anh vẳng ngân như là một câu thơ. [Câu văn là một câu gắn liền trong mạch văn, tách ra khỏi mạch không ít thì nhiều cũng bất toàn. Câu thơ tách ra khỏi mạch vẫn tự đầy đủ, tự lập trên cái nền thiếu vắng nó gợi nhắc].
*
Đăng bài Anh, tôi viết lời nhắn mời anh đến chơi tòa soạn. Mai Thảo đến.
Chúng tôi thân thiết nhau ngay từ buổi gặp gỡ ấy.
Good Night, Sweet Prince!
Hamlet – Shakespeare.
Chúc Người An Giấc, Công Tử của Lòng Ta.
Thanh Tâm Tuyền
2-98
[Lần đầu đăng trên Tạp Chí Thơ, số Mùa Xuân 1998]

Friday 9, Nov, 2012
Gấu đang ở Cali, gặp bạn vui quá, chẳng thèm viết gì hết, sorry. NQT
Về nhà OK. Tks all there.
9:59 local time, 20, Nov, 2012 NQT
Hàm & Quyên & Văn & GCC & Lãng & Hà. Trừ Văn, tất cả quen nhau những ngày đầu di cư, vì cùng học trường Văn Hóa của Thầy Nguyễn Khắc Kham, chỉ là 1 căn hộ trong 1 con hẻm, đường Ngô Tùng Châu, Ngã Sáu, Sài Gòn.
*
Thêm Nguyễn Hà Trỵ
*
Băng "Tiểu Thuyết Mới" with "Đặc Sản Nam Bộ" Nguyễn Văn Sâm
*

Lê Tài Điển & NQT & Đinh Cường @ “La Pagode” [Factory Bistro] Cali


*


Băng "Họa Sĩ Trẻ" with Viên Linh

*
Avec Võ Chân Cửu
*
Thường Quán & Phạm Phú Minh
*
Cứ như "Những Ngày Ở Sài Gòn" với Quán Chùa!
*

@ NDT's Shop

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư