DEEP SOUTH
.
Un « écrit non écrit », l'ombre de
l'inconscient
Si Duras a toujours
revendiqué son indépendance face à la psychanalyse, elle peut décrire
le processus d'écriture en des termes évoquant les pensées freudienne
ou lacanienne.
Par Florence de Chalonge
Par Florence de Chalonge
Viết như không viết.
Khi sử dụng cụm từ này, để
miêu tả cách viết của Thảo Trần, qua cảm nhận của Thảo Trường và Nhật
Tiến, khi đọc Nơi Dòng Sông Chảy Về Phía Nam; một vị độc giả của TV còn
khen TT viết tự nhiên hơn Cô Tư, và Tara của TT mới đúng là Tara, của
Cô Tư có mùi Cách Mạng, [nhân tiện đây, xin cám ơn], GCC không nghĩ là
lại có người chôm của Gấu, để gọi cách viết của em Đầm thực dân đã từng
sống ở Sa Đéc.
Nhưng với Florence de Chalonge, tác giả bài viết, "viết không viết" của Duras là viết dưới bóng của vô thức. Còn với TT, là sự tự nhiên của đời sống thực chuyển vào ngòi viết.
Khác nhau.
Nhưng với Florence de Chalonge, tác giả bài viết, "viết không viết" của Duras là viết dưới bóng của vô thức. Còn với TT, là sự tự nhiên của đời sống thực chuyển vào ngòi viết.
Khác nhau.
Ngày, tháng, năm
Má,
Má, xin má hãy tha thứ cho
con. Khi còn nhỏ dại con đã nhiều lần xúc phạm đến má. Tuổi trẻ vô tri
tàn nhẫn, thậm chí con còn trả lời bạn bè: tao mồ côi cả cha lẫn mẹ, bà
đó khùng, tao đâu phải con bà. Con còn làm nhiều điều đại nghịch, bất
hiếu bất nghĩa với má mà giờ đây mỗi khi nghĩ lại con đau khổ vô cùng.
Ngay từ khi bắt đầu bước
chân ra đời, con đã nhận ra ngay lầm lỗi của con đối với má, nhưng bản
tánh ngoan cố con đã ngụy biện đổ thừa cho hoàn cảnh này, hoàn cảnh nọ.
Điều con nhận ra trước hết là khi sanh con ra, má mới 21 tuổi đời,
chồng thì chết, nhà ngoại lại nằm trong vùng Việt Minh kiểm soát, Tây
ruồng bố mỗi ngày lại thêm bọn cường hào ác bá dựa hơi tác oai tác
phúc, mà má lại trẻ đẹp thì làm sao có thể ở vậy nuôi con. Lầm lỗi thứ
hai của con là oán trách má đã không nhìn nhận con khi ngoại dẫn con đi
thăm má sau 12 năm con sống với ba má nuôi, với người dưng nước lã, dù
ba má nuôi con rất thương yêu con, nhưng những kẻ ác mồm ác miệng họ
gọi con là đồ trôi sông lạc chợ. Lúc đó mọi chuyện đã an bài. Má không
thể nhìn con để bỗng chốc đổ vỡ cái hạnh phúc mong manh của má và của
mấy đứa em cùng mẹ khác cha với con. Lúc đó con nghĩ là má hạnh phúc
trong cảnh nhà cao cửa rộng, lắm bạc nhiều tiền nên đã không ngó ngàng
gì đến đứa con côi cút mà chính mình đã rứt ruột đẻ ra rồi bỏ rơi nó từ
khi hai tuổi. Con nào hiểu được là ngoại đã đưa con đi thăm má không
đúng lúc, ngoại cũng đâu biết gì, thấy con vừa thi đậu trung học đệ
nhứt cấp, ngoại mừng quá nên muốn chia sẻ với má.
Người chồng sau của má,
con trai thừa tự của một gia đình thế gia vọng tộc, đã có một người đàn
bà khác, và sẵn sàng kiếm cớ để bỏ má. Vì phải bảo vệ quyền lợi của mấy
đứa con, nên má đã ngậm đắng cay sống nhịn nhục, khổ đau và buộc lòng
từ chối không nhìn nhận đứa con tội nghiệp mà mình đã bỏ nó hơn 12 năm
trời.
Khi má ly dị xong xuôi,
được hưởng phân nửa gia tài, lúc này má mới yên lòng và tìm cách đi
thăm con, con còn nhớ năm đó con đã học xong trung học và đang học sư
phạm, con đã từ chối không gặp má, không nhận bất cứ thứ gì má mua cho
con dù con rất cần, vì ba má nuôi con nghèo, không thể cho con đủ những
thứ cần thiết, mà một thiếu nữ ở tuổi con thời đó cần, con không thể
quên được lần cuối cùng má đến trường thăm, con đã giận dữ đuổi má ra
khỏi cổng trường, ném theo sau quà bánh vật dụng mà má đã mang cho con.
Má bước đi chan hòa nước mắt, con đã làm cho má hết sức bẽ bàng với bạn
bè con… Má ơi mỗi lần nhớ đến đoạn này là con nghe
tim mình đau buốt.
Ngày cưới con má cũng
không về, năm đó nước lụt ngập tràn quốc lộ, phải rước dâu bằng thuyền,
con sắp bước vào cuộc đời làm vợ, làm mẹ mà không hề nghe được một lời
dặn dò thân thiết nào của ngay chính người đã sanh đẻ ra mình. Sau này
con mới biết là ba má nuôi con không cho má hay, khi má hay thì con đã
theo chồng. Ba má nuôi con đã yêu thương con như ruột thịt đã nuôi nấng
cho con ăn học nên người, họ cũng không muốn mất con và cũng có nói xấu
má, những điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức con, rồi khi lớn lên thêm ba
mớ chữ nghĩa lại làm cho con hợm mình và tưởng đâu chính mình mới là
người có quyền tha thứ cho đấng sanh thành.
"Đập
Ngăn Thái Bình Dương" được coi là
tuyệt tác thế giới (Obs). GCC cũng chỉ mê có cuốn này của Duras. Vấn đề
là, liệu
có 1 sợi chỉ Adriane, nối kết Duras, với một Cô Tư, một Thảo Trần,
một…. Mai
Ninh? TT viết, “nơi dòng sông chảy về phía
Nam”, Duras thú nhận, "Quê hương tôi là một xứ nước, Mon pays, c’est
une patrie
d’eau". Cô Tư thì khỏi nói, văn của cô là cả 1 miền sông nước.
Nguyễn Ngọc Tư và Mai Ninh
Woolf vs
Duras
abt Death
abt Death
Note: Woolf,
GCC cực mê. Còn Duras, chỉ mê “Đập ngăn TBD”.
Tuy nhiên Duras Sadec làm nhớ tới Cô Tư Camau.
Và "bấn loạn [vấn nạn]", liệu hai nữ văn sĩ này đều là đặc sản Nam Bộ, hoặc, có gì mắc mớ?
Một bà là sex và chế độ thực dân thuộc địa.
Một bà là “Cánh đồng bất tận”, bướm nhiều hơn muỗi rừng U Minh!
Tuy nhiên Duras Sadec làm nhớ tới Cô Tư Camau.
Và "bấn loạn [vấn nạn]", liệu hai nữ văn sĩ này đều là đặc sản Nam Bộ, hoặc, có gì mắc mớ?
Một bà là sex và chế độ thực dân thuộc địa.
Một bà là “Cánh đồng bất tận”, bướm nhiều hơn muỗi rừng U Minh!
Đây là 1
khiá cạnh khác nữa, của "vấn nạn" “Oẳn Tà Roằn": Sắc dân và Sex,
vào cái thời còn mẫu quốc.
Cắm Faulkner
vô 1 vùng đất, Miền Nam Sâu Thẳm, thì không có nghĩa giản trừ, hoặc
khoanh vùng
- theo kiểu của 1 tên ngu khi gọi NNT là
"đặc sản Nam Bộ", thí dụ. Ngược hẳn lại... kẻ sáng tạo khủng khiếp
những
huyền
thoại, được chuyển động, múa may quay
cuồng,
từ luồng hơi thở sử thi, tác giả “Giáo Đường” - với NNT là “Cánh Đồng
Bất Tận”,
theo GCC, chẳng thua gì "Giáo Đường" - đã biến nó thành 1 vũ trụ tâm
thần.
"Nghệ sĩ là kẻ
sáng tạo bị kiềm chế bởi những con quỉ của người đó", Faulkner phán,
trước khi
chết ít lâu. "Nghệ thuật thì đếch mắc mớ gì tới hài lòng, bình an".
Comments
Post a Comment