Duyên Nợ Văn Chương
CHUYỂN NGỮ
2 3
English Original
Duyên Nợ Văn Chương
Vào năm 1836, vài tháng trước khi
Pushkin mất vì cuộc đấu súng, tờ báo Telescope của Nga đăng bức thư thứ
nhất
trong tập thư có tên là Thư Triết Học, của nhà trưởng giả và cựu sĩ
quan Nga,
Pyotr Chaadaev. Vài năm trước đó, những thư này, nguyên viết bằng tiếng
Pháp,
đã lén lút lưu truyền trong giới trí thức Nga bị Tây Phương hoá ở
Moscow và St.
Petersburg - một đám tinh anh mất gốc mà Peter Đại Đế đã tạo ra, trong
toan
tính biến nước Nga ngày một Âu Châu hơn. Sự xuất bản lá thư thứ nhất,
bằng
tiếng Nga, như trên, đúng là một cú sét giữa trời quanh mây tạnh, như
lời của
Alexander Herzen. Ông đọc nó, khi đang trong tình trạng lưu vong. Có
thể nói,
đây chính là bước khởi đầu của cuộc sống trí thức Nga, như độc giả sẽ
thấy sau
đây.
Chaadaev tố
cáo sự cô lập về văn hóa và sự tầm thường của nước Nga; ông cũng tố
cáo, sự bất
lực về trí thức của tầng lớp tinh anh Nga, mà chính ông là một thành
viên của
nó. Ông viết:
“Hồi ức của
chúng ta chỉ tới ngày hôm qua, trước hôm nay đúng một ngày, không thể
hơn;
chúng ta đều như thế đấy, nghĩa là đều là những kẻ xa lạ, với chính
mình… Điều
này là hậu quả đương nhiên của một văn hóa nhập và nhái. Không có đồ
lô, chỉ có
đồ ngoại, hoặc nhái đồ ngoại. Chúng ta cứ thế nuốt tất cả những tư
tưởng đã
được làm sẵn. Như chúng ta được biết, sự vận hành của tư tưởng để lại
một dấu
ấn trong trí tuệ của con người. Dấu ấn này đem sức mạnh đến cho, và tạo
nên vóc
dáng của, trí tuệ. Do nuốt đồ làm sẵn, cho nên chẳng có cái gọi là dấu
ấn ở trí
tuệ của chúng ta. Nó cũng chẳng có vóc dáng nào hết. Chúng ta giống như
những
trẻ không được dậy tự suy nghĩ, và khi lớn, mọi tri thức của chúng thì
cứ là là
ở trên mặt không dính gì tới phần hồn của chúng”.
Với những dòng
trên Chaadaev công khai nói lên những ‘rất ư là hồ nghi ngày càng lớn
dần’, về
chính họ, tức tầng lớp tinh anh Nga, có đặc quyền đặc lợi, với
thói quen
đã định hình từ bao đời, là cứ nghển cổ nhìn về một phía trời Tây
Phương, để có
cho họ một đường hướng văn hóa, và cảm thấy ôi đau đớn làm sao, đám tụi
mình cứ
như là một lũ đầu thai lầm thế kỷ, tách rời khỏi đại đa số lầm than, là
dân
chúng Nga. Trong một bài thơ, sớm sủa, từ thuở 1824, Puskhin đã để cho
một nhân
vật của mình lẩn thẩn, ‘nếu sự thực ở bên ngoài mình, biết đâu đấy, nó
có thể ở
một miền đất khác, ở Âu Châu, với trật tự lịch sử vững vàng, với cuộc
sống thật
là bền chắc, về mặt xã hội cũng như về mặt công dân của nó. Gần như
suốt thế kỷ
19, những nhà văn nhà thơ Nga, thí dụ như Turgenev, Tolstoy, và
Dostoevsky,
bằng cách này hoặc cách nọ, cố gắng tìm cho ra một ý nghĩa, về liên hệ
rất ư là
đa đoan rắc rối, của riêng từng cá nhân với Tây Phương, cũng như với xã
hội
‘nửa vời’ của họ.
Một trong những đệ tử của
Pushkin, Gogol, sau trở thành một trong những khuôn mặt ảnh hưởng nhất
trong
cuộc tỉnh thức lớn lao về trí thức và tâm linh của Nga. Ông cho xuất
bản những
câu chuyện đầu tay thời gian 1831-32, bốn năm trước khi xuất hiện thư
đầu tiên
của Chaadaev. Chính những phác thảo bén nhạy, tếu tếu về cuộc sống ở
Ukraine
này, của Gogol, mà V.S. Naipaul đã có lần so sánh với những câu chuyện
về thế
giới người dân quê Ân Độ tại Trinidad, mà tác giả là cha của ông,
Seepersad.
Naipaul thấy và nghe những câu chuyện này, trong mười tám năm đầu đời
ông trải
qua tại Trinidad; rồi, ba năm tiếp theo, từ 1950 cho tới khi ông
già mất,
ông theo dõi diễn biến của chúng, từ Anh Quốc. Chúng ban cho Naipaul
không chỉ
tham vọng viết nhưng luôn cả - vào thời kỳ đói khổ và tuyệt vọng ở Anh,
khi
Naipaul bắt đầu viết và không biết làm sao xoay sở với nó – cái xương
sống cốt
tuỷ của việc viết.
Những câu
chuyện trên, là dựa vào kinh nghiệm của Seepersad khi là một ký giả và
nhân
viên nhà nước tại miền quê Trinidad, nơi gia đình ông cùng dòng dõi
khác của
những người Ấn đầu tiên tới đây như là những học viên lao động, họ tái
tạo [re-created]
ra một làng Ấn Độ theo kiểu ở quê hương ngày xưa của họ. Họ làm điều
này, một
phần là do đầu óc lãng mạn, trong đó, một dúm người tượng trưng cho thế
giới
Hindu của những người dân quê, coi như một toàn thể mang tính thơ mộng,
trong
đó, những tập tục, nghi lễ, huyền thoại giải thích và thực thi tất cả
những ước
muốn của con người. Mặc dù những nhân vật của ông là dựa vào những
người trong
gia đình họ hàng, nhưng Seepersad tránh không đụng đến nỗi thê lương
tiều tuỵ,
hay niềm đau của họ, và luôn cả sự tủi nhục mà chính ông đã từng trải
qua khi
còn là một đứa trẻ bị bỏ rơi. Và như vậy, là, như Naipaul viết, trong
lời tựa
cho một lần xuất bản vào năm 1976, những câu chuyện của Seepersad, "có
một
số điều chẳng bao giờ có thể trở thành chất liệu cho việc viết. Cha
tôi, không
bao giờ, trong đời ông, đụng tới điểm nghỉ, từ đó, ông có thể nhìn lại
quá khứ
của mình” [‘certain things can never become material. My father never
in his
life reached that point of rest, from which he could look back at his
past’].
Theo Naipaul,
sự so sánh với Gogol ngưng tại đây. Seepersad tìm ra tiếng nói của ông,
như là
một nhà văn trong những năm cực nhọc sau cùng của ông tại Port of
Spain; Gogol
kiếm thấy nó ở bước đầu khởi nghiệp viết của ông. Seepersad làm một
cuộc hành
trình dài, từ những nguồn gốc nhà quê của ông, khám phá ra thiên hướng
văn
chương của ông qua nghề ký giả, và cuối cùng thấy, mình có quá ít điều
để mà
viết ra, hay viết về. Ngay ở trong những câu chuyện đầu tay, Gogol đã
vượt qua
được cái điều mà Seepersad coi như là trí thức tủi hổ, và sự ù lỳ văn
chương và
từ đó, nhìn ra, chất liệu mà “Nước Nga trông vào đó và đòi hỏi”.
Như Naipaul
nhận ra, Seepersad thừa hưởng nhiều, ở “xã hội không hình dạng, không
tên gọi
của ông” cũng như những hoàn cảnh cá nhân của mình. Dòng dã ba thế kỷ,
hòn đảo Trinidad ở
vùng Caribean đã là một trại lao động cho những đế quốc ở Âu Châu.
Những nô lệ
và những học viên lao động từ nhiều nơi khác nhau của Phi Châu, và Á
Châu đã
dần dà thay thế thổ dân Da Đỏ. Như là một xã hội thuộc địa, nó có
tính
thủ công, manh mún, và tuỳ thuộc nhiều vào một Tây Phương - thủ phủ
lớn, chính
quốc - hơn là Nga xô, như Chaadaev mô tả. Nó cũng quá nhỏ bé, chẳng có
chút
quan trọng về mặt chính trị, và về mặt địa dư, bị tách ra khỏi cả thế
giới còn
lại. Có gì đâu để mà gặp gỡ, viết ra? Và đây đúng là điều mà Naipaul và
cha ông
cho thấy, cùng những toan tính khởi nghiệp văn của cả hai: có quá ít
điều để mà
viết ra, hay là viết về nó.
Vào lúc thoạt
đầu, có một sự không tương xứng, như Naipaul sau này viết, trong “Đọc
và Viết”
(1998), giữa “tham vọng, đến từ bên ngoài, từ một văn hoá khác, của cha
ông”,
với “cộng đồng của chúng tôi, vốn không có một truyền thống văn học
sống động”.
Như chính Naipaul khám phá ra, đọc văn chương, thứ mà Trinidad nhập
cảng từ Anh Quốc, nó gây rối nhiều hơn là có ích. “Những tiểu thuyết
gia lớn
viết về những xã hội đã được tổ chức rất cao; tôi không thể chia xớt
những giả
định của những nhà văn đó; tôi không thấy thế giới của tôi phản chiếu ở
trong
những cuốn sách của họ.” Daffodil [Thuỷ tiên vàng] của Wordsworth là
‘một bông
hoa đẹp, chẳng chút hồ nghi, nhưng chúng tôi chưa hề nhìn thấy nó.”
Những cuốn
sách ngoại chỉ tốt khi chúng có thể chuyển hóa [adapted] vào trong
những điều
kiện địa phương. Mưa, mưa phùn và sương mù của Dickens phải biến thành
những
trận mưa như trút nước của miền nhiệt đới. “Nhưng chẳng nhà văn, cho dù
tầm
nhìn cá nhân cao xa vời vợi cách mấy, cũng chẳng thể nào tách ra khỏi
xã hội
của người đó”; và những cuốn sách nhập thì vẫn luôn luôn là xa lạ, và
không thể
hiểu được.
Cùng lúc, văn
học từ Âu Châu có một sức quyến rũ không thể nào cưỡng lại nổi, thứ
“quyền lực
mềm như nhung, mượt như lụa” này, chính là của một nền văn minh thành
công,
mang tính đế quốc. Nó làm mờ tầm nhìn trực tiếp về xã hội của chính
mình, của
một người nào đó. Nếu, “là một tên thuộc địa” - như Naipaul viết trong
một tiểu
luận sớm sủa của ông, nhan đề là “Đông Ấn” – “có nghĩa là một tên ngớ
nga ngớ
ngẩn, khó ưa, dưới mắt một người nào đó, đặc biệt hơn, nếu người này
đến từ
chính quốc”; và nếu như vậy, thì, với một tên thuộc địa, ngớ nga ngớ
ngẩn đến
nỗi ôm vào người tham vọng viết văn, tình cảnh này mới nhục làm sao,
tủi làm
sao! Đũa mốc mà lại đòi mâm son! Bởi vì, làm sao mà viết được, về một
xã hội
chẳng có vóc dáng, và chỉ gây bực mình? Thật khó mà cưỡng lại, lòng hồ
nghi,
rằng những đề tài thực sự của văn học, chúng nằm ở Âu Châu, trong cái
“trật tự
bền vững lịch sử, và trong cuộc sống được xây dựng rất ư là tốt đẹp về
mặt xã
hội và công dân của nó."
Chính là nỗi đau nhức trí thức
thuộc địa, chính nỗi chết không rời đó, tẩm thấm mãi vào mình, khiến
cho
Naipaul có được sự can đảm để làm một điều thật là giản dị: “Tôi gọi
tên em cho
đỡ nhớ”. Em ở đây, là đường phố Port of Spain, thủ phủ Trinidad. Khó khăn, ngại ngùng, và bực bội – dám nhắc
đến tên em –
mãi sau này, sau sáu năm chẳng có chút kết quả ở Anh Quốc, vẫn đọng ở
nơi ông,
ngay cả khi Naipaul bắt đầu tìm cách cho mình thoát ra khỏi truyền
thống chính
quốc Âu Châu, và tìm được can đảm để viết về Port of Spain như ông biết
về nó.
Phố Miguel (1959), cuốn sách đầu tiên của ông được xuất bản, là từ
quãng đời
trẻ con của ông ở Port of Spain, nhưng ở trong đó, ông đơn giản và bỏ
qua rất
nhiều kinh nghiệm. Hồi ức của những nhân vật tới “từ một thời nhức
nhối. Nhưng
không phải như là tôi đã nhớ. Những hoàn cảnh của gia đình tôi quá hỗn
độn; tôi
tự nhủ, tốt hơn hết, đừng ngoáy sâu vào đó.”
Nhưng, như thế
là, ông đã làm được một cú khởi đầu. Phố Miguel, giống như một câu thần
chú, đã
mở ra quá khứ Trinidad của ông mà chính ông, trước đó, vẫn chưa coi đây
là
những chất liệu có thể sử dụng được cho việc viết, và thế là ông bắt
đầu phát
triển, khai phá, ngày càng thêm tin tưởng và tự tin về mình. Ba cuốn
sách tiếp
theo bao gồm điều bây giờ được coi là một sử thi về một thế giới hậu
thuộc địa.
Một Căn Nhà Cho Ông Biswas (1961), Biswas, dựa vào những câu chuyện của
cha
ông, về đồng quê Trinidad, Naipaul coi đây là “đầy đủ và giá trị nhất”,
nếu nói
về kinh nghiệm của ông, khi còn là một đứa trẻ ở Trinidad.
Pankaj
Mishra giới
thiệu tập tiểu luận Literary Occasions [nhà xb Vintage Canada, 2003],
của V.S.
Naipaul.
Comments
Post a Comment