Những ngày ở Sài Gòn (1965)
Note: Gấu viết truyện ngắn “Những Ngày Ở Saigon” đúng thời gian nằm dưỡng thương do xực hai trái mìn Claymore của VC ở nhà hàng nổi Mỹ Cảnh. Do làm cho UPI nên dưỡng thương ngay tại Đài Liên Lạc VTD, số 5 Phan Đình Phùng.
Nhân Trần Công Quốc, 1 trong Thất Hiền đưa vợ đi làm [bà vợ là nữ điện thoại viên ở Đài] bèn nhờ anh đưa bản thảo cho ông anh TTT, khi ghé nhà thăm bà cụ. Ông anh đăng liền trên Nghệ Thuật số 9, và gọi điện thoại, nhắn, khi nào hết dưỡng thương thì xuống tòa soạn lãnh tiền nhuận bút.
Gấu vào làng văn như thế đó.
Viết cho Văn, là do gặp NDT tại tiệm phở số 44 PDP, dưới chân Đài, phía bên kia Đài Phát Thanh Sài Gòn. Anh đến bàn, tự giới thiệu, và đề nghị viết cho Văn. Truyện ngắn đầu tiên viết cho Văn, là Thời Gian, 1 trong Tứ Tấu Khúc. Bà vợ NDT là người đầu tiên đọc nó, trong dạng bản thảo. Lần gặp đầu tiên, khi NDT đưa tới nhà giới thiệu [nhà anh ở ngay dưới chân Đài Liên Lạc VTD, trong 1 chung cư thuộc Bưu Điện, khu Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao], bà nói, anh đúng là văn sĩ mê gái!
Những ngày ở Sài Gòn (1965)
Tặng Phạm Năng
Cẩn
Gấu đứng chống nạnh. Người ngồi quay
lưng lại, là Trần Bảo Thạch,
trưởng đài VTĐ thoại quốc tế, số 5 Phan Đình Phùng, Sài Gòn.
trưởng đài VTĐ thoại quốc tế, số 5 Phan Đình Phùng, Sài Gòn.
Nơi tôi làm việc
là tầng lầu trên cùng một building, bất động sản của người Pháp; tôi là chuyên
viên kỹ thuật lo sửa chữa máy móc, trông coi đường dây liên lạc vô tuyến
điện thoại, viễn ký, viễn ảnh từ Sài Gòn tới những thành phố lớn, thủ đô
các quốc gia trên thế giới. Do hoàn cảnh địa dư, buổi sáng tôi có thể chào
buổi chiều, "Good Evening", với một đồng nghiệp ở California; nếu rảnh rang,
tôi có thể hỏi thăm hoặc bông đùa đôi câu với một nữ điện thoại viên ở Hongkong,
hoặc Tokyo… Buổi chiều, tôi có thể biết thời tiết một Paris buổi sáng; tôi
hỏi thăm những đồng nghiệp không bao giờ gặp mặt, có phải tuyết bắt đầu rơi,
mùa đông ở nơi xa xôi đó có gì tương tự với những ngày giá lạnh của miền
quê hương cũ… Chiến tranh ngăn chặn quá khứ một quê hương phải rời bỏ, ngăn
chặn tương lai, và cùng với nó, tất cả những ước mơ khiến chúng tôi nhìn
rõ nỗi thất vọng của nhau, cùng cách thức mà từng đứa lựa chọn để biểu lộ
nỗi phiền muộn của mình… Lãng tìm cách tự cứu, tập Yoga, ăn cơm gạo lức muối
mè, xa lánh bạn bè, những bức thư của anh thường tận cùng bằng câu, "Bao
giờ thì hoà bường?" Không bao giờ anh dùng từ "hoà bình", như sợ hãi, ghê
tởm… hoà bường, hoà bường, trong trí tưởng tượng của tôi, người bạn những
năm trung học trở thành Rip Van Winkle, nhân vật của Koestler, gã tù nhân
khốn khổ suốt ngày lảm nhảm khẩu hiệu ghê gớm nhất thời đại, "Bebout les
Damnés de la terre!"; "bebout" thay vì "debout", "Vùng lên hỡi những kẻ trầm
luân…" biến thành "Tùng lên, tùng lên…". Còn Vưu đọc đi đọc lại một cuốn
sách cũ nát bấy, khi tôi hỏi tìm gì, anh trả lời, "Les pages érotiques" (Những
trang khiêu dâm). Tường tự tạo cho mình những cơn khoái lạc, tưởng tượng
trên thế gian không còn đàn bà… Chúng tôi không chết vì đã chót sinh ra,
đã chót già, nhưng chết vì cuộc chiến không phải do chúng tôi gây nên, và
không phải chúng tôi muốn tiếp tục, "Tôi năm nay hai mươi tuổi và không cho
phép bất cứ một ai được nói, đó là tuổi đẹp nhất trong đời một người" (1).
Chiến tranh, đó
không phải thứ khổ đau mà có khi con người phải tạo ra như một cái cớ để
đương đầu, để tìm kiếm một thứ hạnh phúc biết đâu ở phía sau, ở phía bên
kia niềm khổ đau. Chiến tranh đó là một thứ khổ đau được nhân lên không biết
bao nhiêu lần, không xây dựng mà là hủy diệt, ngăn cỏ mọc, huỷ những lời
nói yêu thương, hạnh phúc, những tình tự… Mai nói bằng một giọng đều đều,
"Anh Tam vẫn tỏ vẻ ghét chiếc mũ sắt nặng nề. Người ốm nhom, mắt cận thị,
anh mặc áo thung, đội chiếc mũ sắt đứng trước gương ngắm nghía, một lát sau
anh quay nhìn Mai, nói đùa, "Chết như thế này không ổn, nặng quá… không phải
ý nghĩa của cái chết, mà là cái chết trở thành một đồ vật nặng nề…", hôm
đó anh dẫn mấy người lính đi tuần tra quanh vùng đóng quân, một người lính
giẫm phải mìn… Mai lật từng tấm vải trắng phủ mặt những xác chết nhưng không
thể nhận ra một trong những tử thi đó, là anh Tam của Mai ngày xưa. Thần
Chết như chơi trò đố tìm với Mai, và đã xóa hết những dấu vết quen thuộc,
như muốn đánh lừa, hoặc muốn che giấu Mai một ý nghĩa nào đó, hoặc một lời
dặn dò của người đã chết… Phải tưởng tượng xác chết giá lạnh kia, là người
thân thương ngày xưa, phải tưởng tượng khoảng trống kia là cái miệng vẫn tươi
cười, khoảng sâu hoắm cao hơn chút nữa là đôi mắt long lanh nhìn Mai tuần
trước… Phải hiểu rằng chết là như thế đó, và đời sống lúc này phải kết thúc
như vậy, không có cách nào khác. Anh Thụ, người con trai độc nhất của bác
Mai, anh Tam và Mai là bạn từ hồi nhỏ, cả hai người con trai đều luôn luôn
chiều chuộng săn sóc Mai, đứa con gái ốm yếu, gầy còm, vừa cất tiếng khóc
chào đời, mẹ đau nặng, phải tập sống bằng nước cơm, suốt đời không biết mùi
sữa mẹ, thay vào đó là mùi vị căn bệnh phong thấp quái ác, mỗi lần thời tiết
thay đổi, hai chân tê cứng không làm sao cất bước… Anh Thụ đi lính, anh Tam
bắt chước, anh Thụ chết trước độ một năm, anh Tâm theo luôn, hai nấm mồ,
cái hàng trước, cái hàng sau, cùng một hàng dọc… Ngày Mai đậu Tú Tài, anh
Tam được tin liền bảo Mai, "Anh sẽ tặng Mai một món quà thật đặc biệt", món
quà đặc biệt của anh Tam là chiếc nhẫn… Lần đầu tiên anh làm Mai sợ. Mai
yêu anh Tam nhưng không hiểu tình yêu là gì. Mai, đứa con gái biết ý nghĩa
của cái chết trước khi biết ý nghĩa của sự sống, biết mọi người đều phải
chết trước khi biết mọi người có thể sống, có thể yêu thương nhau. Mai có
người yêu trước khi có tình yêu. Bây giờ, những lần đọc tiểu thuyết, đi coi
chiếu bóng, thấy người ta yêu nhau, người ta tình tự, vuốt ve, hôn nhau…
Mai chưa hề có diễm phúc hưởng chúng, chưa hề có tình yêu đó. Mai có một
tình yêu khác, một người yêu khác.
Mai thôi làm việc.
Những dòng chữ cuối cùng nàng viết cho tôi trước khi từ biệt, là trên mẩu
giấy ghi điện đàm mạch Sài Gòn – Hoa Kỳ: một người lính Mỹ đang nói chuyện
với người yêu: "I love you" – "Don’t say anything. Let’s me think good about
you before leaving" (Đừng nói gì hết. Để Mai nghĩ tốt về anh trước khi từ
biệt). Tiếng nói người lính đầy những lệ, người yêu của anh đang nói những
lời vĩnh biệt…
***
Niên học cuối của
Lan Hương ở bậc trung học bắt đầu bằng những buổi sáng sớm giá lạnh xô đẩy
trí nhớ tôi tìm lại Hà Nội, tôi thức giấc sớm, thân thể rét run, bàng hoàng
tưởng như đang run rẩy trong một buổi sáng nào đó trong Hà Nội, tưởng như
chiến tranh đã hết. Những địa danh như Hà Nội, Việt Trì, Sơn Tây, Ba Vì,
Yên Bái, Đồn Vàng… chẳng gây ở nơi Mai một xúc động nhỏ nhặt, nhưng đã trở
thành một phần của thân thể tôi, và tiết trời giá lạnh đã đốt cháy nén hương
làm tất cả sống dậy. Những buổi học trong rừng, trên những căn nhà sàn miền
thượng du Bắc Việt, xen lẫn tiếng thầy giáo giảng bài có tiếng chim kêu kỳ
lạ, tiếng người hú gọi nhau vang âm khắp thung lũng, ngày nào tản cư rời
xóm làng miền quê nội ngoại ven sông Hồng, đi sâu mãi vào vùng núi Tản Viên
Ba Vì, đi bộ suốt đêm, một chiếc chiếu gấp đôi choàng qua vai làm ấm ngực,
đứa trẻ vừa đi vừa ngủ gật, một lần đi qua một khu rừng thông, tiếng thông
reo, và còn reo mãi cho tới bây giờ. Những buổi chiều một mình lang thang
trên những ngọn đồi vùng Phú Thọ, những khóm sim mọc hỗn độn trên những ngọn
đồi chập chùng chạy dài mãi phía xa, lẫn dần vào bóng chiều đã xẫm, (bây
giờ, đôi lần tình cờ đọc câu, "qua những đồi hoa sim, mầu tím hoa sim tím
cả những chiều hoang biền biệt", toàn thân bị dĩ vãng ấu thời chiếm đoạt,
run đến nổi gai ốc…). Những buổi sáng thơ thẩn trong rừng lần theo một tiếng
chim lạ, hoặc loay hoay dò theo một vết nứt tìm giò măng dưới mặt đất… những
năm tản cư trở thành những năm du lịch miền núi đồi thượng du Bắc Việt. Những
giếng nước do những viên đá sắp xếp, buổi sáng hơi nước bốc lên nghi ngút,
nhúng tay sâu, hơi ấm theo bàn tay thấm vào hết người. Mùa hè chợt tới, những
dòng suối trong vắt, nước lạnh buốt, những viên sỏi dưới dòng suối long lanh
như những viên ngọc, đàn gà rừng mầu sắc rực rỡ bay tán loạn khi thấy bóng
người, sườn núi phía trước sương mù che phủ trắng xoá, lấy hai tay để lên
miệng làm loa, cất tiếng hú, âm thanh vang rền, đập đi đập lại, một hồi lâu
sự yên tĩnh mới trở lại, tuổi thơ của tôi không có gì đáng phàn nàn…
***
Gấu & Phạm Năng Cẩn, lần
gặp lại khi trở về Sài Gòn, 2001
Ông con PNC chụp, tại vườn nhà PNC, khu Thanh Ða.
Ui chao mới kiếm thấy, trong “Back Up” File, nhờ Google Desktop.
Ông con PNC chụp, tại vườn nhà PNC, khu Thanh Ða.
Ui chao mới kiếm thấy, trong “Back Up” File, nhờ Google Desktop.
Gấu và Phạm Năng Cẩn tại nhà PNC
tại cư xá Thanh Đa, Sài Gòn.
Hình do con trai PNC chụp, tháng Sáu 2001
Hình do con trai PNC chụp, tháng Sáu 2001
Hà Nội những năm
đầu bậc trung học. Hình bóng một đứa bé vừa đi vừa cúi nhặt những trái sấu
vàng rụng rải rác trên đường từ nhà đến trường. Một bà cô lấy chồng ngoại
quốc. Đứa cháu buổi sáng đi học sớm, bà cô ló đầu ra ngoài khung cửa sổ trên
tầng lầu, vo tròn tờ giấy bạc ném xuống cùng câu dặn dò thường lệ, "Tan học
về đúng giờ, không được la cà dọc đường, nhớ coi chừng xe cộ, không được
ra bờ sông tắm…". Càng về già nụ cười của bà cô càng thêm đằm thắm. Đất nước
chia đôi, bà theo chồng về Pháp, và ôm chặt đứa cháu vào lòng, mắt đẫm lệ,
"Bây giờ cháu phải về quê với họ hàng nhà mình, các chú các bác đều theo
kháng chiến, cháu sẽ không phải khổ…". Đứa nhỏ rời Hà Nội, xách chiếc va
li nhỏ về tới gần làng, đứng cuối bờ đê, nhìn về phía có hai cây cau cao
vút, nhìn thật lâu, khi đêm xuống xóa nhòa cảnh vật, bất giác cất tiếng hú,
âm thanh đập xuống mặt sông, phụ thêm tiếng sóng vỗ vào bờ đê làm ù tai,
rồi dội đi thật xa, đó là những lời từ biệt cuối cùng.
Hà Nội. Những buổi
sáng mùa đông đứng co ro ở một góc đường, miệng mở tròn, nhìn một cách thích
thú làn hơi nóng từ trong người tỏa ra như những đợt khói tròn, rồi trở thành
trắng xóa. Những buổi tối lén bà cô đi xem phim, một lần trở về muộn, bị
mấy đứa trẻ đánh giầy lột hết tiền bạc. Một lần bị Tây say rượu rượt đuổi,
tiếng la hét của gã ngoại nhân phảng phất điều chi thật thê lương, ngậm ngùi.
Tiếng khóc nức nở của một cô gái đi chợ bán rau muống sớm, bị Tây hiếp ở
một ngõ hẻm, buổi sáng đi học nhìn thấy một thân hình rũ rượi, một dòng nước
nhờn lẫn máu chảy dọc theo ống quần, hai tay quờ quạng tìm cách che bộ ngực,
chiếc áo nâu bị xé toạc. Tiếng rên rỉ của một người đàn ông ăn mặc khác thường
bị trúng đạn ở bụng, nằm quằn quại giữa đường phố, đứa bé bật khóc nức nở,
không phải sợ hãi, không phải… thỉnh thoảng trong giấc mơ, nó gặp lại người
đàn ông đã chết, cả hai đều không thể quên con phố cũ…
Mai, Mai, để anh
kể cho em nghe về một thành phố mà anh vừa biết yêu nó thì phải rời bỏ, một
quãng đời của anh, bây giờ nhớ lại thấy đâu đó trong quá khứ những trái sấu
vàng vương vãi, tiếng lá vàng xào xạc, tiếng còi mười giờ chạy dọc theo con
phố Tràng Tiền. Mùa Thu, màu thu Hà Nội, những lá cây vàng úa, hàng cây hai
bên đường hình như cao thêm, thành phố trang nghiêm và buồn rầu như đang
trầm ngâm suy nghĩ, buổi sáng trong suốt không vẩn một hạt bụi, tiết trời
lành lạnh người ta quên đi, rồi đột nhiên nhớ lại, và chút giá lạnh đã len
vào tâm hồn; buổi chiều sẽ bất chợt trở về, những con đường sẽ im lìm và
trầm lặng hơn như giấu giếm một tiếng thở dài; chúng như bị bỏ quên, trừ một
hai cặp tình nhân đi lại, hoặc một hai đứa nhỏ tha thẩn… Để anh kể cho em
nghe về một thành phố mùa thu có những hạt mưa nhỏ như những hạt bụi bay
trong gió, mùa hè vàng nắng đã qua đi từ lâu cùng những buổi tắm sông, nằm
trên cát nóng bỏng, nhìn thẳng vào mặt trời.
Hà Nội, thành phố
có hương thơm và mặt trời ve vuốt, thành phố mà Cẩn nói, được dựng lên cho
những nhớ nhung và mơ tưởng của một thời trẻ dại, "con đường Trường Thi,
hai hàng me bên đường vào khoảng tháng sáu, tháng bẩy như thế này, lá me
bắt đầu rụng để lộ những nhánh cây nhỏ, những đứa trẻ háu ăn đã vô ý tưởng
là những quả me, và ngó lên bằng cặp mắt thèm thuồng. Mùa hè vàng nắng không
còn, nhưng những ngày cuối mùa nóng, người dân Hà Nội có thói quen trước
khi ngủ mở tất cả những cánh cửa sổ để đón gió mát, đột nhiên trong đêm khuya,
có những cơn gió lạ từ đâu chợt tới, thổi thốc những chiếc lá khô bay phấp
phới, và người lớn vội vàng trở dậy đóng bớt cửa sổ, "đó là những dấu hiệu
đầu tiên báo hiệu mùa thu trở về."
Mùa Thu, những
đứa trẻ xâu những đôi guốc, dép vào một mẩu dây, rồi một tay cầm cặp, một
tay xách xâu guốc dép, chúng đi thành từng đàn, tranh nhau cười nói, vung
tay múa chân, khi đi qua nhà một đứa trong bọn, bọn trẻ đứng từ phía ngoài,
lăng xâu guốc dép, ném chiếc cặp thật mạnh vào tận trong nhà, rồi sau đó
thảnh thơi, hớn hở chạy theo bè bạn, mùa hè: những xe phun nước chạy chầm
chậm, những tia nước bắn tung toé lên mặt đường nóng bỏng, lũ trẻ chạy theo
sau ngửa mặt hứng; mùa lạnh: những người cảnh binh mặc áo dạ tím, những đứa
trẻ không còn dám tháo bỏ giầy dép ra khỏi chân, sợ những lần vô ý vấp ngã,
những ngón chân sẽ tê điếng có khi cả giờ đồng hồ. Hoặc là tôi phải quên,
hoặc bắt buộc phải nhớ: sống tức là sống trong nỗi nhớ Hà Nội. Chúng tôi:
những đứa trẻ rời bỏ Hà Nội và trở thành những con bệnh, mỗi lần thời tiết
thay đổi, trở nên lạnh, hoặc những đêm đi chơi về muộn trong một Sài Gòn
đã thuộc về chúng tôi, lúc bấy giờ gió nhiều, những hơi thuốc nhỏ nhoi chẳng
đủ ấm, thế là tiếng lá cây xôn xao, không gian, thời gian, cảnh vật… tất
cả biến thành những sợi dây trói, kéo lũ chúng tôi trở lại Hà Nội, chúng
tôi trở thành những kẻ mộng du, đêm đêm trở dậy đi đi lại lại trong Hà Nội…
Mười một năm đã
qua, những đứa trẻ đã lớn, chiến tranh tiếp tục và ngày càng khủng khiếp,
ghê rợn, có những đứa trẻ đã chết (đã trở về Hà Nội). Trong tập Notes của
Tuấn, xen lẫn những ghi chú về Sartre và Heidegger, Cẩn tình cờ đọc thấy
câu: Hà Nội, pole positif de la douleur (Hà Nội: cực dương của nỗi đau):
Lãng sống đời khổ hạnh, tập không yêu không ghét đời sống, thật vậy không,
hả Lãng: Ta là kẻ đã đạt…? Có phải mày đã đạt, và nhìn bạn bè bằng cặp mắt
bao dung, hiền từ pha chút thương hại. Những đứa bạn lúc nào làm ra vẻ sắp
sửa ra đi, sắp sửa lên đường, lưng còng xuống vì gánh nặng lịch sử, lịch sử:
nơi chốn tự nhiên của sự hung bạo (lieu naturel de la violence). Vưu làm thơ,
tôi còn nhớ được hai câu: Xin lấy máu làm dầu soi sáng/Cho con cháu mình soi
tỏ mặt nhau. Vưu, kẻ phóng đãng… còn tôi kẻ mơ ước viết một cuốn sách nối
liền hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn…
Mai, Mai… để anh
kể cho em nghe về một thành phố thỉnh thoảng buổi sáng có sương mù…
Mai thôi làm việc.
Khi chúng tôi chia tay nhau tại cầu thang, trong khi chờ thang máy, đột nhiên
nàng nói: "Tôi sợ, tôi sợ lắm", nàng nói câu đó bằng tiếng Pháp. Tôi mở cửa
thang máy cho nàng và bỗng chợt nhớ câu tôi hỏi vị bác sĩ người Pháp chữa
trị cho tôi, khi còn nằm trong nhà thương Grall: Như vậy là chiến tranh đã
chấm dứt đối với tôi? (Est-ce que la guerre est finie pour moi?).
Tôi chờ đợi khi
ra khỏi nhà thương, khi đứng ở trước cổng nhà thương Grall nhìn ra ngoài
đời và khi đó chiến tranh đã hết.
Nguyễn Quốc Trụ.
Ghi chú 1: Năm
1965, sau khi quân đội Mỹ đổ bộ xuống bãi biển Đà Nẵng, biệt động thành cho
nổ hai trái mìn claymore tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, ở bờ sông Sài Gòn. Theo
tin tức báo chí hồi đó, con số chết và bị thương là trên hai trăm người,
trong đó có tác giả truyện ngắn trên đây.
Truyện được viết
tại nhà thương Grall, Sài Gòn trong khi chờ đợi, hoặc sống hoặc chết.
Nay đăng lại, như
một kỷ niệm những ngày ở Sài Gòn.
(1) Paul Nizan.
Ghi chú 2: Mới
đây, sau khi truyện ngắn trên đây xuất hiện, tác giả có sưu tập thêm được
một số dữ kiện liên quan tới vụ Mỹ Cảnh, trên Soc.culture.vietnamese. Xin
"dán" vô đây để tiện đường dư luận:
hi all!
Tra^.n nha` ha`ng
My~ Ca?nh xa?y ra va`o nga`y 26-06-1965.
Co' 17 Vie^.t thie^.t ma.ng, My~ bi. gie^'t 18 ngu+o+`i. The^m 30 ngu+o+`i
bi. thu+o+ng trong
ddo' co' 5 ca?nh sa't Vie^.t Nam
bi. thu+o+ng. Cha^'t no^? cu?a 2 tra'i mi`n do co^ng binh xu+o+?ng VC tu+.
ta.o (kho^ng pha?i mi`n Claymore cu?a My~. Mi`n Claymore cu?a My~ kho^ng
co' ddo^`ng ho^` he.n gio+`) la` loa.i nitroglycerine (kho^ng pha?i C4-la`
loa.i cha^'t de?o tra('ng-thuo^'c no^? cu?a VNCH va` My~ xa`i). Vu. a'n Ho^`
Con Ru`a do Huy`nh Ba' Tha`nh (tu+'c ho.a si~ O+'t) va` Tru+o+ng Thi`n (dda.i
u'y ba'c si~ y khoa-na(`m vu`ng trong QLVNCH-lu'c ddo' la`m pho' so+? Va(n
Ho'a Tho^ng Tin-TP) chu? tru+o+ng. Ke^'t qua? la` Tra^`n Da. Tu+`, Nha~ Ca,
Ha` Trie^`u-Hoa Phu+o+.ng, Duye^n Anh, De^ Hu'c Ca`n (Du+o+ng Hu`ng Cu+o+`ng),
Duye^n Anh, Hoa`ng Ha?i Thu?y,...etc... ddde^`u bi. ba('t. Ca'c vi. na`y
thi` kho^ng co' dda(.t bom pha' ru`a gi` he^'t. Ca'c vi. na`y chi? vie^'t
ba`i ro^`i go+?i le'n ra nu+o+'c ngoa`i. Con ru`a ddo^`ng na`y na(.ng 199
Ki'lo^. Ta.i sao cho.n 199 kilo^? Ddo' la` ta.i vi` 99 la` "cu+?u tru`ng".
Co`n cho.n la`m 99 ki'lo^ thi` con
ru`a qua' nho?!;-)))
Theo lo+`i ba`n cu?a tha^`y ddi.a ly' Ta? Ao va` 1 o^ng tha^`y Hong Kong
thi` dda^`u ro^`ng o+? Dinh Ddo^.c La^.p.
Dduo^i ro^`ng ta.i
ho^` con Ru`a. Con ro^`ng ddang va^~y la`m nu+o+'c Vie^.t Nam sa('p ma^'t!
Quy Long ra^'t ho+.p nhau ne^n dda(.t con Ru`a ta.i ho^` na`y hy vo.ng la`
con ro^`ng bo+'t va^~y vu`ng. Dda^`u con ru`a thi` hu+o+'ng vo^ Vie^.n Dda.i
Ho.c; y' nghi~a la` con
ru`a na`y ra^'t
to^n su+, tro.ng dda.o, tro.ng tri' thu+'c. DDa^y co^.t xi ma(ng
dda^m tha(?ng xuo^'ng ho^` tu+o+.ng tru+ng cho thanh kie^'m ca('m va`o dduo^i
cu?a con ro^`ng cho no' kho?i va^~y vu`ng. Tha^.t su+. ma^'y te^n tha^`y
ta`o lao na`y dde^'ch bie^'t gi` ca? ve^` phong thu?y. Chi? ve~ chuye^.n
kie^'m tie^`n vo+'i chi'nh phu? VNCH. Nu+o+'c Vie^.t Nam CH bi. ma^'t (theo
ca'i nhi`n cu?a phong thu?y) la`
do Dinh Ddo^.c
La^.p la`m qua' do+? ve^` phong thu?y. Ngay tru+o+'c ma(.t Dinh Ddo^.c La^.p
la` so+? thu'. Ma(.t tie^`n ma` dda^`y thu'
va^.t cha.y rong
thi` la`m sao ma` kha' no^?i. Lu'c ddo', cha(?ng ai bie^'t gi` ca? ne^n kho^ng
dde^? y' dde^'n Minh Ddu+o+`ng cu?a Dinh
Ddo^.c La^.p. Nga`y
nay, khi bi. Lie^n So^ cu'p vie^.n tro+.+"Asia crisis", bo.n VC lie^`n ra
li.nh ddem de.p so+? thu' ddi cho^? kha'c dde^? may ra ma` kha' le^n.
Qua'ch Ti?nh ta^n tho+`i...xin kie^'u!
Comments
Post a Comment