Old Tinvan





En attendant SN

*

*
*

Waiting For SN

Bác «lãng mạn» quá, cứ mong chờ có một cú ngoạn mục của các nhân tài.

O.

Lãng mạn phải là chúng mày mới đúng. Đau khổ cho nhiều vào, đọc sách cho nhiều vào, xót thương mình chưa đủ rồi xót thương người… để mơ mộng: cách mạng. Ôi chao cách mạng! Cách mạng để làm gì? Những con ngựa bị hành hạ đau quá thì lồng lên hất thằng dô kề ngã mà chạy. Chạy đi đâu? Thằng dô kề nó sẽ túm được, nó đánh đập tàn nhẫn hơn và lại sỏ cương trèo lên.

Bếp Lửa [TTT]


En attendant SN

*

Âm nhạc của trái cầu

Chúng ta chẳng bao giờ trưởng thành, nhưng cứ thêm tuổi mãi ra, già mãi ra, rồi già.

Fourteen


She is still mine—for another year or so—
but she’s already looking past me
through the funeral-home door
to where the boys have gathered in their dark suits.

Mười bốn

Em vưỡn là của GCC - một năm nữa, cỡ đó
Nhưng Em đã nhìn quá GCC
Qua cái cửa nhà đòn
Tới cái chỗ
đám nhóc trong những bộ đồ tang tụ tập.


Nếu như thế, cuộc đời của Em chỉ có, khi có GCC trong đời Em.
Chỉ đến khi, vào những ngày Sài Gòn đầy biến động, khi làm tờ TSVC, khi có
cái số phôn của tòa soạn, và cũng là số phôn của gia đình, bèn nhờ Cô Nga, 1 nữ điện thoại viên trên Đài gọi giùm, và khi hỏi thăm boyfriend, Em cho biết, anh ấy được lòng Bố em lắm, cứ nghe rục rịch đảo chánh, là bèn vác mấy bao gao đến nhà cho Bố của em rồi.
Ngưng một lúc thật lâu, rồi Em nói tiếp
:
-Gấu không làm được việc đó đâu!
ừng bao giờ nói, mi không xứng đáng!
-Đừng bao giờ nói, mi làm hư
tuổi thơ của ta!


*


Khi tôi gặp chàng lần đầu tiên, tôi mười một tuổi.
Khi chàng đăm đăm nhìn tôi, bỗng nhiên tôi nghĩ tới những chữ kỳ lạ như tình yêu, tình yêu, yêu... và tôi bỗng bàng hoàng run sợ...
Không, trăm lần không, ngàn lần không, đừng bao giờ nói như vậy, đừng bao giờ nói anh không xứng đáng, cũng đừng bao giờ nói anh làm cho tuổi thơ của Hương bị xáo trộn

Khi GCC nằm nhà thương Đô Thành, BHD không dám vô thăm. Đọc báo Chính Luận, thấy GCC thuộc loại bị thương nặng, khóc, mà không dám dụi mắt, sợ mắt sẽ đỏ, mọi người trong nhà sẽ biết. Khi Gấu chuyển vô Grall, ghé thăm đâu cũng được một, hai lần; một lần, trên đường đi, ghé 1 tiệm sách ở Lê Lợi, mua 1 cuốn của J.H. Chase, Un beau matin d’été, Một sáng đẹp mùa hè. Hỏi, đọc chưa. Gấu ngu quá, nói đọc rồi, em, mặt xịu xuống, H. cũng nghĩ là anh đọc rồi.
Khi về nhà dưỡng thương, ở hẻm Nguyễn Huỳnh Đức, Phú Nhuận, có ghé, rồi, khi về Đài làm việc, với cái tay băng bột, cũng ghé.
Khi tháo băng bột, là mối tình chấm dứt.

Cái đoạn, chạy theo em, nơi cổng trường Đại Học Khoa Học, Đại lộ Cộng Hòa, xẩy ra đúng như vậy. Gấu không thêm bớt, tưởng tượng.
Sau này, nghe qua Vy, cô em họ, em nói, học Y Khoa mấy năm dài, làm sao bắt anh Gấu đợi. Mà đợi, thì cũng chắc gì đã nên vợ, nên chồng. Hơn nữa, anh Gấu, có bằng cấp, công chức chánh ngạch Bưu Điện, có nhà nhà nước cấp, lại viết văn nữa, thiếu gì người lo cho anh ấy…
Em tính toán y hệt 1 cô gái Bắc Kít. Thật là chu đáo. Nhưng lý do chính, là, em không muốn Gấu phải gọi ông bố của em là bố!
Nhớ, lần đi chơi trong Chợ Lớn, về, ghé hình như cũng đường Lê Lợi, để em đi bộ về nhà. Ra khỏi xe, có một bà và 1 cô gái, đứng bên hè đường đợi tắc xi, hóa ra là cô bạn cùng lớp, và bà mẹ của cô. Cả hai cùng trố mắt nhìn. Gấu hoảng quá. Em tỉnh bơ, như người Hà Nội, chào, và giới thiệu Gấu, không phải bạn trai, mà là bạn của ông anh.
Thật là chững chạc.
Ui chao, sau đọc MCNK, cũng có 1 cảnh y chang. Nhưng thê lương hơn nhiều.


Và tôi nhớ ra rằng thì là Giorgio Agamben đã từng giải thích, với mỗi một thằng cu Gấu ở trong chúng ta, sẽ xẩy ra một cái ngày, mà vào ngày đó, Bông Hồng Đen từ bỏ nó.
“Y hệt như là, bất thình lình, trong đêm khuya, do tiếng động của một băng con nít đi qua cửa sổ của căn phòng của bạn, và bạn cảm thấy, chẳng hiểu tại ra làm sao, vì nguyên cớ nào, vị nữ thần, người nữ muôn đời của bạn, từ bỏ bạn”.

Và nàng nói, “Bây giờ H. hết lãng mạn rồi!”

Hình như, luôn luôn là, đối với Gấu tôi, khi đến cõi đời này, là để tìm kiếm trong giây lát, vị nữ thần của riêng Gấu tôi, vị nữ thần của một đứa con nít, một thằng bé nhà quê Bắc Kỳ, thằng bé đó chơi trò chơi phù thuỷ thứ thiệt của giấc mơ.


*

Tựa hồn những năm xưa

"Entends, la douce Nuit qui marche" [Hear, my darling, hear, the sweet Night who walks]. The silent walking of the night should not be heard.
Baudelaire 
She walks in beauty, like the night
Byron: Hebrew Melodies (1815):

She walks in beauty, like the night
Byron: Hebrew Melodies (1815):
Nàng bước trong cái đẹp, như đêm 
Borges phán:
Để chấp nhận dòng trên, người đọc phải tưởng tượng ra một em, cao, tối, tall, dark, bước đi như Đêm, và Đêm, đến lượt nó, là 1 người đàn bà cao, tối, và cứ thế, cứ thế.
Tưởng tượng đẩy tưởng tượng, câu "hót" BHD, thần sầu, "không phải của GNV", làm nhớ đến lời nhạc thần sầu của TCS, trong Phôi Pha:
Từ vườn khuya bước về
Bàn chân ai rất nhẹ
Tựa hồn những năm xưa. 
BHD ở ngoài đời, cao, đen, nhập vào với đêm, y chang lời nhạc của TCS mô tả, những lần "bàn chân ai rất nhẹ, tựa hồn những năm xưa!"



-Nghiêm… Nghiêm… Happy Birthday!

=

http://www.tanvien.net/sangtac/st03_lan_cuoi_sg.html
1965. Những ngày viết "Những ngày ở Sài-gòn". Thời gian xa cách làm những giọt nước chín mùi, biến thành những chữ. Cô bé đã lớn, đã bước vào những năm cuối cùng của bậc Trung Học. Đã có lần tham gia biểu tình, bãi khóa. Đã có người yêu đón đưa những lần tới lớp, những giờ tan trường. Đã bị bà Giám Hiệu ra thông báo cấm những trò có hại cho thanh danh nhà trường như vậy. Đã bãi học không phải để tham gia biểu tình, nhưng để đi chơi với người yêu. Lợi dụng thành phố đang trong cơn nhốn nháo, cả hai theo chiếc xe lên nghĩa trang Bắc Việt để thì thầm những lời yêu đương giữa những nấm mồ và lắng nghe những người đã chết kể về từng gốc cây ngọn cỏ. Cô bé đã quên những buổi chiều đùa nghịch ngày xưa, có thể vì vậy mà phông tên nước cũng chẳng còn, có thể vì cô biết rằng chẳng còn ai mỗi lần tan sở vội vàng đạp xe tới cho kịp nụ cười của cô, nhưng vẫn giữ thói quen bọc những cuốn tập bằng những tờ giấy xanh có một cái tên rất đỗi trớ trêu là những tờ giấy dầu, kèm thói quen cất giấu những lá thư ở giữa hai lần bìa, như thể những bài học lạnh lùng, những công thức khó nhớ sẽ che chở giùm cho cô những tình cảm bồng bột, trước con mắt tò mò, soi mói của người khác, như thể những dòng chữ nóng bỏng trong thư nếu không làm cho cô học bài dễ dàng, ít ra nó cũng làm cho cô bớt cô đơn, trống trải. Cô viết: "Làm sao có thể quên được một người đã nói yêu mình, lần đầu tiên trong đời. Cái lần anh đón H. trên đường tới trường Gia Long, ngay lối vào vườn Tao Đàn, buổi sáng sớm sau bao năm trời xa cách, H. đã tự nhiên ngồi lên xe. Vậy là anh đã hiểu." Lần khác cô viết: "Có những đêm H. giật mình thức giấc, có thể vì nước mắt đầm đìa trên gối. H. thường khóc trong khi ngủ, mỗi lần quá cô đơn và nghĩ đến anh." 
1965. Những ngày cuộc chiến tuy chưa dữ dội nhưng đã hứa hẹn những điều khủng khiếp. Người Mỹ đổ quân xuống bãi biển Đà Nẵng, liền sau đó là lần chết hụt của tôi tại nhà hàng Mỹ Cảnh. Tất cả những sự kiện đó, mỉa mai thay, chỉ làm cho bóng ma chiến tranh thêm độc, đẹp, thêm quyến rũ và trở thành những nét duyên dáng không thể thiếu của cô bé. Của Sài-gòn. 

TTT 10 years Tribute


&

Note: Cuốn này, cũng tuyệt. Trong 1 bài viết ngắn, Reader's Block, Dyer, cảnh cáo thú đọc sách, và cho biết, càng ngày ông càng bớt đọc, và trích 1 câu của Nietzsche:
Sáng sớm, vớ cuốn sách đọc, tôi coi đó, là, bửn.
'Early in the morning, at break of day, in all the freshness and dawn of one's strength, to read a book - I call that vicious!'
Nietzsche: Ecce Homo

Cái kinh nghiệm đọc, đọc sách nào, về già, nhìn lại, với riêng GCC, là 1 thử thách của ông Trời, đối với 1 độc giả, và sau khi thử thách rồi, thì là món quà của Xừ Luỷ!

TV xin post lại, kinh nghiệm của Kafka, và đây là 1 dẫn nhập tuyệt hảo cho cái việc đọc:

Cuộc Xét Nghiệm [The Test]

Tôi là một người hầu, nhưng không có việc làm. Nhút nhát, lại ít khi tỏ ra hết mình, thực ra tôi chẳng chịu sắp hàng, chen lấn với người khác; nhưng đây chỉ là một lý do khiến tôi thất nghiệp; cũng có thể chẳng có chi liên can tới chuyện thất nghiệp của tôi, trong bất cứ trường hợp nào, chuyện là thế này: chẳng bao giờ người ta gọi tôi đi hầu; những người khác được gọi, tuy họ chẳng cố gắng gì hơn tôi, mà thực ra có khi họ còn chẳng cảm thấy cái ao ước được gọi, trong khi tôi, ít ra đôi lúc cảm thấy điều này một cách thật dữ dội.
Vậy là tôi nằm dài trong khu sảnh dành cho người hầu, ngó lên chùm ánh sáng trên trần, mơ mơ màng màng, chợt thức, và lại rơi vào giấc ngủ. Đôi khi, tôi bước vào quán, nơi người ta bán bia đắng, đôi khi tôi cũng nốc nó một cách ghê tởm, nhưng những lần khác, tôi uống nó…
Một lần tôi vô quán, một người khách ngồi ở chỗ tôi hay ngồi quan sát mọi người. Tôi không dám nhìn ông ta thật gần, và quay mình tính bỏ đi. Nhưng người khách gọi giật lại; hóa ra cũng là một người hầu, tôi có gặp trước đó, nhưng chưa từng nói chuyện với anh ta.
-Tại sao anh bỏ chạy? Hãy ngồi đây làm một ly. Tôi trả tiền.
Vậy là tôi ngồi xuống. Anh hỏi tôi đôi điều, nhưng tôi không thể trả lời, thực ra là tôi không hiểu ngay cả những câu hỏi của anh ta. Thế là tôi nói: "Có lẽ anh buồn vì anh đã mời tôi, như vậy tôi nên đi thì hơn", và tôi tính đứng dậy. Nhưng anh ta vươn tay qua bàn đẩy tôi ngồi xuống. "Hãy ở lại", anh ta nói, "đây chỉ là một cuộc xét nghiệm. Kẻ nào không trả lời những câu hỏi, là qua được cuộc xét nghiệm".

Nên nhớ, Kafka đã từng phán, Ông Trời năn nỉ tôi, đừng viết, NO!
Đọc, với ông, chắc
cũng rứa.
Nhưng căng nhất, là đọc cái gì?
Một anh Tẫu chẳng đã phán, thứ nhà văn bảnh nhất trên đời, là thứ, đếch thích viết!
Vưỡn cũ
ng thế, thứ độc giả bảnh, đếch thích đọc!

Có thể nói, tất cả cái đọc của GCC, là 1 thử thách, của Ông Trời, nhắm trả lời cuộc xét nghiệm, liệu mi chịu nổ
i... Lò Thiêu?
Hà, hà!
Phách lối thật
Chọc chúng chửi!


*
   
Kiệt và Thuỳ gặp nhau ở Âu Châu trong năm học cuối cùng của Thùy. Thùy bị gia đình gọi về khi bà mẹ ngã bệnh nặng hấp hối. Bà cụ qua khỏi nhưng lại bị bán thân bất toại và giữ Thùy ở nhà. Thùy gọi Kiệt về. Kiệt chần chừ: về để làm gì? Làm gì ở đấy? Em nhìn chung quanh em xem? Sang với anh. Thùy đáp: Em không thể bỏ má; anh không thể bỏ em; không phải anh chọn lý tưởng hay tổ quốc hay bất cứ thứ gì, anh chỉ chọn em, một mình em và đứa con sắp chào đời của chúng ta. Anh không nghe tiếng kêu xốn xang của em sao?

Kiệt nghe tiếng kêu xốn xang của Thùy. Chàng trở về.

Hình như có lần Fitz than với Hemingway [trong Paris là 1 ngày hội?], anh nổi tiếng vì thành công, còn tôi, thất bại.
Nếu đúng thế, thì đây là 1 tự hào.
Hemingway không thể viết được Tender.
Khi cố viết, bèn tự đòm mình 1 phát!
Vừa xem lại "The Road Home" của Trương Nghệ Mưu , vẫn thấy đây là phim Tầu hay nhất, dù không vĩ đại . Chỉ có tình là vĩ đại thôi.
K
Tay Beigbeder đọc Anh Môn, của Alain-Fournier, cuốn đứng hàng thứ 9 trong Bảng Phong Thần Cuối Cùng, đã nhắc tới Gatsby của Fitz, và tự hỏi, liệu Fitz đã từng đọc Le Grand Meaulnes (1913) trước khi viết Gatsby, bởi sự giống nhau của hai tác phẩm: đều là hai người kể chuyện, ở bên ngoài, kể về một mối tình bất khả của một kẻ thứ ba, và hơn thế nữa, xuyên qua những bữa tiệc đốt đuốc chơi đêm, những hội hè đình đám của thế giới ‘đại gia’.
Đọc Một Chủ Nhật Khác của TTT thì Gấu lại nhớ tới Dịu Dàng Như Đêm, tức Cuộc Tình Bỏ Đi, Tender Is The Night của Fitz. Kết cục của Một Chủ Nhật Khác thê lương hơn nhiều, và cái danh hiệu đỉnh cao chói lọi mà nhân loại ban cho Fitz, một Orpheus hiện đại, “a modern Orpheus” đúng ra là phải thuộc về Trung Uý Kiệt của Quân Lực VNCH, bởi vì Kiệt đã từng xuống địa ngục, [hay l
ên
thiên đường] khi đưa Hiền tới đó.

Lục Mạch Thần Kiếm, Kiều Phong loạn đả quần hùng tại Tụ Hiền Trang, chỉ vì muốn cứu nàng hầu của Mộ Dung Công Tử, là A Châu, trúng đòn Thiếu Lâm khi vô chùa chôm Dịch Cân Kinh, sói cô đơn Khiết Đan bị đàn chó Trung Nguyên xúm lại làm thịt, may được vị đại hán mặc áo đen cứu thoát. Trước khi bỏ đi, vị đại hán bợp cho Kiều Phong một cái, mắng, tại sao chỉ vì một đứa con gái bá vơ mà liều cái mạng quí báu của mình?
Một độc giả mắt xanh của Kim Dung nhìn ra liền tù tì: tất cả là chỉ để sửa soạn cho cái cú sét đánh ở ngoài quan ải, khi Kiều Phong ôm một nửa linh hồn của mình tung lên trời, chờ rớt xuống ôm chặt vào tim vào lòng, giữa gió tuyết Nhạn Môn Quan, và biểu rằng, hai ta ra bên ngoài quan ngoại sống cuộc đời chăn dê chăn cừu, từ bỏ chốn giang hồ gió tanh mưa máu...
Độc giả Một Chủ Nhật Khác sẽ tự hỏi, cớ làm sao, trong lần gặp cuối cùng, trước khi đường Thầy, Thầy đi, đường Oanh, Oanh đi, khi Oanh nói với ông  thầy Kiệt, Thầy coi thường Em quá, ông thầy điên lên, vặc lại:
-Nên để cho người ta coi thường mình. Mình là cái quái gì?
[Thai đố này, xin để hậu hồi phân giải]
*
Anh còn nhớ có lần em nhờ anh mua giùm một đôi guốc. Mua được rồi, anh nhét kỹ trong người, đi qua trạm gác phân chia hai khu vực.
Bây giờ ở đây, khi gió, tuyết, và nỗi cô đơn lạnh cứng người, anh vẫn cảm thấy chút ấm áp của đôi guốc ngày nào. Và anh thèm sống lại cảm giác hoang mang, lo sợ khi đi ngang trạm gác.
Bụi
*
Không quay lại, chàng trông thấy toàn thể quang cảnh doanh trại sau lưng, lặng lẽ và thê lương. Một bóng người đứng thật xa, nhỏ xíu trong tầm mắt Nghiêm - bấy giờ chàng nhìn thấy lại - đứng giữa con đường hoang vắng, bên những toà nhà như lún thấp dần theo độ dốc, cất tiếng kêu:
-Nghiêm… Nghiêm… Happy Birthday!
Giờ Nghiêm mới thực sự nghe tiếng gọi của Kiệt, chỉ còn là tiếng vang dội sau bao giờ khắc qua trong tưởng tượng và tiếng vang ấy hiển lộng, rền rĩ, quái gở khiến chàng rùng mình. Chàng cũng thấy lại cảnh tượng trong gian phòng khách ở nhà với những khúc nhạc baroque, niềm vui sướng bất chợt thái quá đến muốn ứa lệ, buổi tối đã qua. Lúc này Nghiêm ngó thấy Duy đầy mầu mè, khôi hài. Còn Kiệt cuống rối, kỳ dị, Nghiêm không ưa. 
Đọc đoạn trên, Hai Lúa bỗng dưng nhớ tới một truyện ngắn của Khái Hưng, Bóng Người Trong Sương Mù [?], câu chuyện một anh chàng lái xe lửa, thoát chết nhờ một con bướm - mà ông tin rằng linh hồn người vợ đang đau nặng nằm nhà và đã mất, rồi nhập vào - vỗ đôi cánh ra hiệu cho đoàn tầu dừng lại, vì phía trước có nguy hiểm.
Truyện này Khái Hưng "thuổng" của tay nhà văn kinh dị nổi tiếng Georges Langelan. Ông này còn truyện ngắn Con Ruồi, được coi là một trong những truyện kinh dị nhất thế kỷ, đã được quay thành phim, tờ Bách Khoa trước đây có đăng bản dịch tiếng Việt.
Cảnh trên đây, là lập lại một cảnh trước đó. Cụm từ "bấy giờ chàng nhìn thấy lại" thực sự là để đánh lừa người đọc.
Lần thứ nhất, Nghiêm không hề nghe thấy tiếng của Kiệt.
Tương tự đoạn, Duy nằm chết vì say rượu, nghe tiếng gió hú trên từng ngọn đồi Đà Lạt.
Đây là đòn "phục bút" mà Thánh Thán đã từng nói tới. (1) 
Mỗi lần Gấu nhớ đến Một chủ nhật khác, là cùng lúc, nhớ đến Dịu dàng như đêm, Tender is the Night, của Fitzgerald. 
Quả có một liên hệ tình cảm giữa hai cuốn, thật.
Đoạn sau đây, mà chẳng đúng là câu thơ ‘Ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới’ ư?
Chàng nhớ bữa đó cỏ thì ướt. Nàng chạy tới chàng, và đôi dép của nàng ướt đẫm sương. Nàng ôm lấy chàng, tựa trên đôi giầy của chàng, và khuôn mặt nàng mở ra như một trang sách.
"Hãy nghĩ anh yêu em đến là chừng nào. Em không đòi hỏi anh lúc nào cũng yêu em nhiều như lúc này, nhưng em xin anh một điều, hãy nhớ đến em. Cho dù mai sau có như thế nào, thì em vẫn đinh ninh một điều, em có ở trong em, điều em có chiều hôm nay."
F.S. Fitzgerald: La Fêlure [Vết nứt. Nguyên tác tiếng Anh: The Crack-up]
Nhưng, Fitz không mê gái bằng Gấu:
“Anh không sợ chúng mình không thương nhau, mà chỉ sợ chúng mình thương nhau nhiều quá”
Tứ Tấu Khúc

Cali 2012 With H/A


*
Liệu bạn có thể tưởng tượng cuốn sách khổng lồ, là Bách Khoa Toàn Thư Tin Văn Toàn Tập, và cuộc gặp gỡ trên, là giữa GCC và… độc giả TV, trong 1 buổi ra mắt sách ở Tiểu Sài Gòn?
Yes, sure, why not?

Re: Editing and publishing... 
Today at 4:54 PM 
It's exactly right! Why not? Hooray...
Happy New Year, Gau Nha Van.
H/A

Tks
Take Care
The Moon
for Maria Kodama
There is such loneliness in that gold.
The moon of the nights is not the moon
Whom the first Adam saw. The long centuries
Of human vigil have filled her
With ancient lament. Look at her. She is your mirror.
-W.B.
J.L. Borges
Trăng
Có cái cô đơn khủng khiếp như thế đó ở trong mảnh trăng vàng.
Trăng của đêm không phải trăng Adam đầu tiên nhìn thấy
Những thế kỷ dài của những lời khẩn cầu của con người
Đã tẩm vào nàng lời than van xưa, cũ.
Hãy nhìn nàng kìa.
Nàng là tấm gương của em đó.

Cũng trong cuốn trên, Working The Room, Dyer đi hai đường về Scott Fitzgerald.
Một về cuốn The Beautiful and Damned, và một, về Cuộc Tình Bỏ Đi, tức Dịu dàng Như Đêm, Tender Is The Night.

Cuốn này, như GCC đã từng lèm bèm nhiều lần, ngay lần đầu đọc nó, là Gấu đã ngửi ra có mùi Một Chủ Nhật Khác, hay, ngược lại.
Bạn đọc còn nhớ, có lần Gấu nhắc tới ông bạn học thời trung học NTaVăn.  Anh có lần đưa ra nhận xét, Bếp Lửa của TTT là số 1, còn MCNK, anh không thấy tụi mình ở trong đó.
Làm sao có tụi mình, tức có NTaVăn, có Gấu…  ở trong MCNK được?
Câu chuyện 1 anh du học sinh, chạy thoát cuộc chiến vậy mà bò về để chết vì nó?

Một nhân vật như thế, xứ Mít không thể có!
Nếu có, thì không thể là 1 tên Bắc Kít!
Lại càng không phải 1 tên Bắc Kít Di Cư 1954
Lũ làm trời ở hải ngoại, ở Tiểu Sài Gòn, ngay từ khi có cái gọi là Cuộc Vượt Biển Vĩ Đại, đều là Bắc Kít Di Cư cả!
Hà, hà!

Để phịa ra 1 “cú” giải thích hữu lý, cho cái chuyện ngu ơi là ngu đó, TTT viết, Kiệt nghe ra tiếng gọi của Thuỳ và đứa con sắp ra đời!

Gấu Cà Chớn cũng đã từng phịa ra lý do cho chuyến tính tự làm thịt mình, ở bên ngoài PLT.
Già như mi, mà bày đặt, tự tử vì tình, không... nhục sao? (1)
Thế là bèn đeo cái headphone vô, làm cái điệu vừa nghe nhạc vừa nhún nhảy vừa băng qua đường, bụng nghĩ, Gấu Cái thế nào cũng sẽ phán, khi nghe tin thằng chồng cà chớn bị xe cán, ta đã biểu mi rồi, thế nào cũng có ngày mi bị xe cán vì nghe nhạc!
Chính là trong khi loay hoay “xeo phi” như thế, bà
vợ ông bạn Bạn, ông chủ nhà cho GCC tá túc những ngày ở Tiểu Sài Gòn, nhìn thấy, và đoán ra  - làm sao đoán ra, chắc thấy kỳ cục quá – bèn báo động ông chồng....

Cái sự giống nhau giữa TTT & Fitz còn ở điểm sau đây, như Dyer nhận ra, càng ngày Tender càng át Gatsby, y chang MCNK ngày càng nổi cộm, so với Bếp Lửa.
Đây là điều Gấu nhận ra, ngay từ thoạt đầu. Chứng cớ là, Gấu đếch thèm đọc Gatsby.
Cái sự đếch thèm đọc này, đúng ra
là do không chịu nổi đám nhà giàu.
Đại gia!
TV sẽ đi bài này.

(1)

How shameful it is to grow old -
I don't know why,
after all I never made a vow
I wouldn't die
or slip away, my white hairs shining
to the pitch-dark cellar,
nor did I promise myself
I'd stay a child for ever,
but all the same I'm suddenly uneasy -
my withering is plain.
I know why it hurts so much,
but why, oh why, this sense of shame?

(1994)
Sasha Dugdale

Sống đến già, mà không thấy nhục sao?


En attendant SN 


How Can I Survive Without Your Mail?
Xạo!


Làm sao anh “koa” nổi con trăng này, nếu không có mail của em?

*


Tựa hồn những năm xưa

"Entends, la douce Nuit qui marche" [Hear, my darling, hear, the sweet Night who walks]. The silent walking of the night should not be heard.
Baudelaire 
She walks in beauty, like the night
Byron: Hebrew Melodies (1815):

She walks in beauty, like the night
Byron: Hebrew Melodies (1815):
Nàng bước trong cái đẹp, như đêm 
Borges phán:
Để chấp nhận dòng trên, người đọc phải tưởng tượng ra một em, cao, tối, tall, dark, bước đi như Đêm, và Đêm, đến lượt nó, là 1 người đàn bà cao, tối, và cứ thế, cứ thế.
Tưởng tượng đẩy tưởng tượng, câu "hót" BHD, thần sầu, "không phải của GNV", làm nhớ đến lời nhạc thần sầu của TCS, trong Phôi Pha:
Từ vườn khuya bước về
Bàn chân ai rất nhẹ
Tựa hồn những năm xưa. 
BHD ở ngoài đời, cao, đen, nhập vào với đêm, y chang lời nhạc của TCS mô tả, những lần "bàn chân ai rất nhẹ, tựa hồn những năm xưa!"



En attendant SN
 



How Can I Survive Without Your Mail?
Xạo!


Làm sao anh “koa” nổi con trăng này, nếu không có mail của em?

*

En attendant SN 

http://www.tanvien.net/J_10/62.html

-Ai di truoc, nguoi con lai se phai lo trang TV. How?
-Gau chet la Tin Van chet. Amen.
*
My gift to you will be an abyss, she said,
but it will be so subtle you'll perceive it
only after many years have passed
and you are far from Mexico and me.
You'll find it when you need it most,
and that won't be
the happy ending,
but it will be an instant of emptiness and joy.
And maybe then you'll remember me,
if only just a little.
Roberto Bolano
The Paris Review Summer 2012
Xuống phố, đổi phim, ghé tiệm sách, mua số The Paris Review có bài thơ tuyệt vời của Bolano, tả đúng tâm sự Gấu, đúng cái cảnh tình cờ gặp lại Em, khi Em đi chợ Bến Thành, về, và “kín đáo” nói cho biết, tại làm sao Em vờ Gấu, và chọn một anh bồ, cùng học Y Khoa. (1)
Quà BHD tặng Gấu
Quà ta tặng mi sẽ là 1 vực thẳm, em nói
Nhưng nó "tế vi" đến nỗi mi không thể nào nhận ra
Chỉ sau thật nhiều năm, có khi, chỉ sau khi ta đi xa rồi,
Và cả hai đều chạy ra khỏi cả hai quê hương Bắc Kít và Nam Kít rồi
Thì lúc đó mi mới tìm thấy món quà ta tặng mi
Khi mà mi cực cần đến nó
Và chắc chắn không phải là một kết thúc hạnh phúc
Nhưng sẽ là một thoáng chốc của sự trống rỗng và niềm vui.
Và có thể, chỉ lúc đó mi mới nhớ ta,
Và mới hiểu cái gọi là "mono no aware",
“Nỗi buồn cháy da, cháy thịt khi ta đã đi ra khỏi đời của mi".
Nhưng cũng chỉ được tí tí.

In Praise of Feeling Bad about Yourself

The buzzard never says it is to blame.
The panther wouldn't know what scruples mean.
When the piranha strikes, it feels no shame.
If snakes had hands, they'd claim their hands were clean.

A jackal doesn't understand remorse.
Lions and lice don't waver in their course.
Why should they, when they know they're right?

Though hearts of killer whales may weigh a ton,
in every other way they're light.

On this third planet of the sun
among the signs of bestiality
a clear conscience is number one.
Szymborska: Map


Tự Xoa Đầu Mình, là, Bad Gấu.

Gửi HPNT, of course.
GCC
Con ó không bao giờ phán, bậy quá, bậy quá, tớ có mặt ở Huế bữa đó,
(chẳng bao giờ kêu rằng lỗi tại tôi)
Con báo làm sao biết, đắn đo nghĩa là gì.
Khi con cá ăn thịt người piranha tấn công, nó chẳng thấy xấu hổ
Nếu rắn có tay, nó sẽ nói, sạch như tay HPNT!

Một con chó rừng không hiểu hối hận là gì
Sư tử và chấy rận không lưỡng lự trong cuộc săn của chúng
Tại sao lưỡng lự, khi chúng biết, chúng có lý?

Mặc dù trái tim của những con cá voi giết người nặng cả tấn
Nhìn theo cách khác, chúng nhẹ tênh

Trên hành tinh thứ ba này của mặt trời
Trong những biểu hiện của thú tánh
Lương tâm sáng choang là số 1.

Note: Biết đâu đấy, nhờ bài thơ này, đao phủ Mậu Thân “đi” được
Cũng là 1 cách về chầu Người, như bạn Cà của Gấu, hay như thi sĩ dởm NDT!

Người xưa, đốt Đền Thiêng để được nổi tiếng, đời nay, dựa hơi đao phủ chắc cũng rứa, nhất là thời mà như Kun phán:

« Ce n'était pas seulement le temps de l'horreur, c'était aussi le temps du lyrisme! Le poète régnait avec le bourreau ".

Đâu chỉ là thời của ghê rợn, của CCRD, của Đấu Tố, của Nhân Văn Giai Phẩm, mà còn là thời của thơ ca trữ tình, Mặt Trời Chân Lý Chói Qua Tim, Đường Ra Trận Mùa Này Đẹp Lắm.
Thời Của Văn Cao: Thi sĩ lên ngôi trị vì cùng với đao phủ.
Amen!

Anh Gấu lúc nào cũng là anh Gấu ! Thế nào cũng phải chen vào vài từ trong những bài viết, không có không được .
Bài thơ hay quá .
K

Dịch là phản, mà!
Tks
GCC

*

Displaced persons: Patrick Stewart and Ian McKellen in "Waiting for
Godot"

Thầy của Beckett là Joyce. Nhưng theo GCC, tiền thân, precursor của ông, phải là Kafka.
Và ý nghĩa của “En attendant Godot”, vưỡn theo Gấu, là từ “Trước Pháp Luật”, hay “Tháp Babel”:
Có thể xây được tháp Babel, với điều kiện đừng leo lên nó.
Chiều nay Godot không tới, nhưng thể nào ông cũng tới. 
Cái kiểu cắt nghĩa Godot, của cái tay trên The New Yorker, nào lưu vong, nào đổi dời, nào vô xứ… là đếch hiểu Godot là vậy.
Lưu vong chính là bản chất của cuộc đời, “nói lớn”, và của văn chương, “nói nhỏ”. [Từ này thuổng của Sến]
Brodsky cũng ngộ ra điều này, khi phán đi là…  đi, đếch ngoái lại.




*

*

" Khi em đi vô cổng trường, rồi anh đừng có đứng lại lâu vì em sẽ biết anh đang nhìn em, em phải quay lại mỉm cười nhìn anh, lũ bạn vô lớp lại có chuyện để nói...";

Mùa Hè Miền Nam

Căn nhà gỗ, vách ván, nền tráng xi măng, mái thấp, đứng ở ngoài hiên, hơi kiễng chân có thể lùa tay dọc theo con máng, lùa mớ lá khô, rồi sau đó, lấy rẻ ướt vét sạch lớp bụi cát do những chuyến xe đò chạy trên đường lộ lùa tới, lưu cữu dưới lòng máng sâu, mùi xăng nhớt lẫn trong luồng hơi nóng bị vách ván cùng những cánh cửa sổ đóng kín, ngăn chặn, quanh quẩn trong hiên, đánh thức những giấc ngủ trưa chập chờn, bài hoải trên chiếc ghế bố ở cuối hiên, đánh thức luôn những xúc động nhỏ nhặt, những ước muốn mơ hồ, không rõ rệt... Một lần giở một khúc máng gỉ nát tính sửa chữa, tình cờ tìm lại được cả một tập thư tình viết cho L.H. Những bức thư tình viết đầu tiên trong đời, trong đêm khuya, dưới ánh đèn lén lút chiếu sáng vừa đủ trang giấy, lo sợ, không phải ánh sáng đèn, nhưng mà là những xúc động rồn rập (nhiều lúc làm nghẹt thở), làm mọi người thức giấc; càng về khuya, chữ càng thêm năng nề, nhưng vẫn không thể nói hết, thỉnh thoảng viết được một vài điều thật cảm động, (những kể lể sướt mướt, những lời nói họa hoằn của nàng vẫn còn đọng lại, tiếng cười, cử chỉ của nàng khi vẫy tay từ giã, hẹn kỳ hè tới sẽ gặp lại...), vội vã tắt đèn, ngồi yên lặng trong bóng tối, sợ hãi chính nỗi xúc động của mình, chúng có thể gây nên những tiếng động lịch kịch như tiếng bàn ghế di chuyển, làm ngọn đèn cháy sáng trở lại, nỗi xúc động giống như nỗi cô đợn nhiều khi đột nhiên thái quá, làm ngây ngất, khó chịu. Những bức thư viết nhưng không bao giờ gửi, không phải sự sợ hãi, không phải quá rụt rè khi gặp nàng, nhưng mỗi lần tính đưa, thì một cử chỉ vô tình của nàng làm khựng lại, ngay chính người đưa thư cũng nhận ra sự vô ích, thừa thãi, nhưng tại sao vẫn.... Tưởng tượng nếu nàng đọc những bức thư đó, có cảm giác chết cứng vì tủi hổ, nỗi cô đơn đột nhiên bị tước đoạt, cảm giác trần truồng trước mặt nàng, trước người khác... Những bức thư được giấu kỹ trong đống sách vở, ở dưới đệm giường, ở dưới lòng máng, chỗ an toàn nhất không sợ chị Thu lục lọi ngăn kéo hộc bàn tìm mẩu viết chì, thỏi gôm, lật những cuốn tập, vô tình thấy, tò mò đọc, chắc chắn sẽ cười cợt, chế giễu, nhưng có thể sẽ thương hại; xấp giấy được giấu kỹ như những món quà, bánh được ba má chia đều cho hai chị em, thường để dành, tìm chỗ cất giấu, nhiều khi mải chơi, quên luôn, khi nhớ tìm lại, kiến bu quanh, hoặc chuột đã tha đi đâu mất tích, xấp giấy nay cũng bị gián nhấp tả tơi, chữ thiếu hụt, chỗ còn mất, nước mưa làm nhiều chỗ trở nên trắng bệch, mất cả buổi sáng tìm cách vá víu, chắp nối, nhưng không thể, quá khứ...
Mái lợp ngói nâu, vẻ cũ kỹ, mốc thếch, vườn cây vây quanh nhà, con kinh đào dẫn nước luân lưu khắp vườn, sau cùng đổ những trái dừa, trái cam hư thối ra nhánh sông sau nhà, một chiếc xuồng lập úp, vùi giữa đống lá dưới bóng một thân cây lớn, chủ nhật hay ngày lễ, nhất là vào dịp nghỉ hè, L. H. từ Sài Gòn lên vườn thăm chị Thu, sẽ đưa nàng đi chơi xuồng, cả hai len lỏi giữa những vùng trời nước im lặng, tiếng mái chèo đập nước làm át tiếng tim đập mạnh, giả đò thở hổn hển vì mệt chứ không phải vì quá xúc động... hoặc đậu xuồng dưới đám lá cây dầy đặc che hết ánh nắng (nàng bỏ kính che mắt, trong bóng mát, ánh mắt chợt long lanh, có thể nàng biết... tinh nghịch nhúng tay xuống nước, bóng nàng vỡ ra từng mảnh, chụm dần lại... biết tôi đang đăm đăm, ngơ ngẩn nhìn....), hoặc chìm mất giữa đám sậy nhỏ, những lần đi quá xa, tiếng chị Thu từ trên bờ gọi trở về dùng cơm vọng nước tới làm tắt ngấm những lời dự định nói, cuối cùng vẫn chỉ là những lời vu vơ, những hỏi han về việc học, về thành phố Sài Gòn đã lâu chưa có dịp xuống chơi, về một vài dự tính trong tương lai (nàng nói, sẽ học y khoa, chữa bệnh cho mọi người nhưng không cho riêng ai, tâm sự của mỗi người cũng chỉ là một chứng bệnh, rồi sẽ qua đi, chẳng cần chữa trị...), tất cả những gì còn lại được giấu kín như những bức thư chẳng bao giờ gửi, như những lần tự nhủ, trước khi nhập ngũ, sẽ gặp nàng một lần, và sau đó sẽ bỏ đi, sẽ mất tích trong cuộc chiến, hoặc cũng chẳng cần cuộc chiến, sẽ cố gắng quên hết, cố gắng làm lại từ đầu, giả sử như chưa từng gặp nàng, như những lần lang thang nơi khu phố nàng ở, (gần một ngã sáu, khu trung tâm thành phố, sinh hoạt đông đảo, một cửa tiệm bán sách vở, dụng cụ văn phòng, nàng thường ngồi sau một chiếc bàn lớn ở gần phía bên ngoài, gần cửa ra vào, phóng xe qua thật nhanh, hơi nhìn ngang, có thể thoáng thấy nàng ngồi chăm chú, viết, hoặc lơ đãng nhìn ra bên ngoài, làm sao nàng có thể nhận ra...), hoặc ghé xe bên lề đường, mua tờ báo, bao thuốc, hoặc ngồi uống cà phê ở quán Tầu phía bên kia đường, ngó những đứa trẻ đánh giầy chia nhau tiền bạc, giành giật khách, hay mẩu thuốc, khi ra về thường quá khuya, vòng xe qua con đường phía sau nhà nàng, ngó nhìn lên, có thể bóng dáng nàng sẽ hiện ra nơi khung cửa sổ trên lầu cao, che bớt ánh đèn lạnh toát, thỉnh thoảng bị mưa, ướt sũng, run lập cập, cần nhất là không bao giờ kể lể than khóc với nàng về ba chuyện đó, và nàng cũng chẳng bao giờ biết, hoặc hiểu được, nàng đến từ phía bắc, từ một thành phố có mưa phùn, có gió bấc, có rét mướt, băng giá, và nàng mang theo cùng với nàng chút giá băng, lạnh lùng, một chút tẻ nhạt, nàng đứng ở bên ngoài đời sống cô đơn, rực lửa, quạnh hiu của tôi, ở ngoài những nao nức, những băn khoăn, những mơ mộng của cả một thời niên thiếu, ở ngoài sự kiêu ngạo muốn đạp đổ tất cả, muốn xua đẩy nỗi giá băng, lòng lo lắng sợ sệt, muốn được nàng an ủi, vỗ về, nàng đứng ở đâu đó ở bên ngoài cuộc đời của tôi, như một người đứng ở chỗ sáng ngó vào chỗ tối, nàng không thể thấy, không thể biết, nhưng thôi, thôi, Ngọc, Ngọc, cố gắng quên đi, đừng nói gì cả....


*


En attendant SN



Nhân thể, nhắc anh trong bản dịch Naipaul, khúc cuối, có vài ý dịch sai khi K so bản tiếng Anh .
Sáng sớm hôm sau tôi đi, buổi tối hôm trước má tôi làm bữa tiệc nhỏ mà chẳng khác chi đám tang. Người nào tới mặt cũng buồn xo, và nói, rồi tôi sẽ nhớ họ biết là chừng nào; rồi thì họ quên luôn tôi, bắt qua chuyện quan trọng: ăn nhậu.
Laura ôm hôn tôi, và tặng cái mề đay thánh Christophe. Nàng nói tôi đeo ở cổ. Tôi hứa sẽ làm, và bỏ vào túi. Tôi không biết rồi nàng sẽ ra sao. Bà vợ Bhakcu cho tôi đồng sáu "pence" đã được làm phép, và tôi nghĩ, khó mà không tiêu đồng tiền làm phép đó.
Đúng ra là "họ sẽ nhớ tôi" , và " tôi không biết về sau cái mề đay ấy lạc vào cái chỗ nào" . Và " cái đồng pence làm phép ấy trông chẳng khác gì các đồng pence khác nên tôi nghĩ tôi sẽ tiêu nó".
Không có chi quan trọng . Chỉ tiện thể thì ghi xuống vậy thôi , nhưng dịch đúng thì nét khôi hài rõ hơn .
K
Tks
Khi tôi dịch, chưa có mua bản tiếng Anh. Đọc bản tiếng Pháp, rồi dịch xong, không coi lại. Rồi cũng quên luôn. Làm sao mà K. kiếm thấy nó, cũng tài thật. Đọc lại thì quả là bồi hồi, nhớ những năm trời cực kỳ thê lương, nhưng khi qua được rồi, thì lại thật là tuyệt vời.
Bà Thảo Trần cằn nhằn hoài, sao không viết tiểu thuyết, nhưng khi đọc cái đoạn xém nhảy xuống sông Cai Lậy, tự vận, khi vừa mới cưới, từ Sài Gòn trở về lại Cai Lậy, một mình, thằng chồng bỏ đi Đà Lạt, buồn quá, giận quá, bèn ra lệnh, thôi, đừng viết nữa, đau lòng thêm 1 lần nữa.
Hà, hà!
Tks again
NQT


*
*

Ta đọc đi đọc lại Age of Reason của Sartre, ba lần, Tội Ác và Hình Phạt của Dos, hai lần.
 Mi có nhớ lần mi thèm hôn ta, ở tiệm Kim Sơn, và ta, buồn cười quá, bèn quay mặt đi?

http://www.tanvien.net/sangtac/st__rung_dem.html


Tôi ra Sài Gòn, tìm một quán nước, vừa uống cà phê vừa ngó mưa. Quán này, ngày trước tôi và H. thỉnh thoảng có ghé. Tôi còn nhớ, một lần ngồi đây, cũng tại bàn này, tôi uống bia, và chợt có ý định muốn hôn nàng. Lúc đó buổi trưa, trong quán chỉ có một hai người ngoại quốc đang dùng bữa. Họ vừa ăn vừa cắm cúi đọc báo. Ngày hôm sau, nàng bảo tôi, nàng biết ý định của tôi lúc đó, và phải quay đi, để che giấu nụ cười. 


 
Chào Mừng World Cup
Carnet de lecture
par Enrique Vila-Matas

“Y hệt như là, bất thình lình, trong đêm khuya, do tiếng động của một băng con nít đi qua cửa sổ của căn phòng của bạn, và bạn cảm thấy, chẳng hiểu tại ra làm sao, vì nguyên cớ nào, vị nữ thần, người nữ muôn đời của bạn, từ bỏ bạn”.
Và nàng nói, “Bây giờ H. hết lãng mạn rồi!”
Hình như, luôn luôn là, đối với Gấu tôi, khi đến cõi đời này, là để tìm kiếm trong giây lát, vị nữ thần của riêng Gấu tôi, vị nữ thần của một đứa con nít, một thằng bé nhà quê Bắc Kỳ, thằng bé đó chơi trò chơi phù thuỷ thứ thiệt của giấc mơ.
Giấc Mơ Bông Hồng Đen

http://www.tanvien.net/Ghi_2/giac_mo_bhd.html

Quoc Tru Nguyen's photo.

http://www.tanvien.net/Day_Notes/9.html

Hồi còn nhỏ, có lần, Gấu suýt chết đuối.
Thấy người ta nhảy xuống sông, bơi ào ào, thì bèn cũng nhảy xuống sông, và…   cứ thế chìm xuống đáy.
Một đấng đàn anh đứng kế bên, bèn vội nhảy xuống, lôi lên.
Lạ, là về già, nghĩ lại cú suýt chết, thì lại hiểu ra, cái anh lớn tuổi, không phải vô tư đứng kế bên!
Anh ta có cái nhiệm vụ, theo cái kiểu…  thiên sứ của Sến!

Khủng khiếp nhất, là cái cú chết hụt, ngày còn nhỏ, lại lập lại, lần ở PLT, Tiểu Sài Gòn.
Giả như không có vợ chồng ông bạn Bạn, thì chắc chắn ngỏm.

Bà vợ, ngồi trong xe, chỉ ông chồng, anh coi kìa, ông bạn của anh hình như đang tính lên chuyến tàu suốt, kìa!
Ông chồng phóng vội xe tới.
Kịp!

Sau này, nghĩ lại, Gấu hiểu ra là, vào mỗi cuộc đời của Gấu, đều có 1 vì tiên nữ/thiên sứ/.... tới, an ủi Gấu Cà Chớn!
Không có Cô Bạn, là không làm sao qua nổi cuộc chiến.
Không có nữ thi sĩ, là không làm sao qua được
…  dư âm cơn địa chấn đó.

*
Reflections là những bài viết ngắn, về đủ thứ, những chuyến đi, những bài điểm sách, điểm phim, giới thiệu sách. Trong có hai bài thật thú. Một, về những tiệm bán sách cũ, và một, tưởng niệm Borges, cũng là kỷ niệm lần Greene gặp Borges. TV sẽ chuyển ngữ cả hai.
Bài về những tiệm sách cũ làm Gấu nhớ tới những tiệm sách cũ ở khu Chợ Đũi, cũng một thiên đường tuổi mới lớn của Gấu cùng với Sài Gòn. Thời gian quen HPA. Gấu đã kể về chúng trong một bài viết cũ. Đọc bài viết của Greene còn làm Gấu nhớ tới cái tiệm sách cũ nằm giữa một con hẻm giữa hai bức tường, của hai căn nhà trên con phố Catinat, cũng gần Quán Chùa. Gấu thường ghé đó, cùng với ông Hưng, AP man. Cũng một trong những đền thiêng của VNCH, và cũng bị VC ủi sập, cùng với Givral, Passage Eden, Quán Chùa.
Tôi không biết Freud giải thích thế nào về chúng, nhưng trong hơn ba chục năm, những giấc mơ hạnh phúc nhất của tôi, là về những tiệm bán sách cũ: những tiệm trước đó tôi chẳng hề biết, hoàn toàn vô danh đối với tôi, hay những tiệm quen thuộc, cũ xưa mà tôi đang ghé.
Đó là những tiệm sách quen chẳng hề hiện hữu; tôi thật ngại ngần và đành phải đi đến kết luận như vậy.
Đâu đó, không xa Gare du Nord ở Paris tôi vẫn còn nguyên những kỷ niệm tươi rói về một tiệm sách ở cuối một con phố dài chạy mãi lên một đỉnh đồi, một tiệm sách sâu hun hút, với những quầy, giá sách cao thật cao, và cao như tôi mà cũng phải dùng tới một cái thang, để lục lọi những giá sách gần đụng trần nhà. Trong ít ra là hai lần, tôi đã lục lọi như vậy, và tôi tin rằng, đã vớ được bản dịch một cuốn của Apollinaire, nhà xb Fanny Hill, trong một lần đó.
Nhưng khi chiến tranh chấm dứt tôi cố tìm tiệm sách cũ trên, vô ích, vô phương.
Lẽ dĩ nhiên, tiệm có thể biến mất, nhưng con phố, chính nó, cũng đếch còn. Thế mới quái!
Rồi còn một tiệm sách cũ của London, nó cứ trăn trở, đi đi lại lại hoài, trong những giấc mộng của tôi; tôi có thể nhớ ra thật là rõ ràng mặt tiền của nó, nhưng chịu thua, phía bên trong tiệm. Nó đứng đâu đó trong khu đằng sau Charlotte Street trước khi bạn tới Euston Road. Tôi chưa từng đi vô bên trong tiệm, và bây giờ thì tôi tin chắc là làm đếch gì có cái tiệm quỉ quái đó, và tôi luôn luôn tỉnh giấc mơ với cảm giác, ôi chao, sướng ơi là sướng nếu mình kiếm thấy nó.
Graham Greene
*

Ui chao, không lẽ Sài Gòn, Khu Chợ Đũi, BHD, Quán Chùa..... của Gấu, thì cũng chỉ như một trong những tiệm sách cũ, như trên, của Greene?
Nhưng, giả như thế, thì lại càng tuyệt, tuyệt!
Bởi vì rõ ràng là, khi dịch "Istanbul", Gấu cũng có cảm giác như vậy, không phải về những con phố của Istanbul của Pamuk, nhưng mà là của Sài Gòn. Những đoạn phóng bút, là về Sài Gòn, về BHD của Gấu, không phải về Istanbul, về BHD của Pamuk!
[Bản thảo dịch "Istanbul", dài hơn nhiều, so với bản được in. Và có những đoạn tuyệt vời về Sài Gòn, BHD. Bữa nào rảnh GCC soạn lại, và post lên TV, để bạn đọc so sánh với bản in, và thêm nhớ… cùng với GCC!]
Một vị thân hữu nhận ra điều này, khi viết:
Những mối tình e ấp , sót lại những sợi tơ vương vướng đâu đó trong tâm hồn phần đông trong chúng ta, không giống như vết dao vẫn còn tươm máu mãi trong “Lan Hương” của tác giả Nguyễn Quốc Trụ . Anh có thể lồng bóng mình và người yêu một thời (và một đời) của mình gần như vào bất cứ một mối tình văn chương nào mà anh đọc đến, chỉ cần mối tình ấy là một mối tình lý tưởng, trong trắng và mù quáng đến rũ rượi . Đọc truyện tình của anh, K có cảm tưởng như nếu giả thử cần bắt đầu lại, thì anh cũng sẽ lao vào cuộc tình như thế, không ngần ngại chút nào, chỉ lại để được đau đớn một cách hạnh phúc.
Ui chao Gấu Cái đọc đoạn trên, lắc đầu!
nếu giả thử cần bắt đầu lại, thì anh cũng sẽ lao vào cuộc tình như thế, không ngần ngại chút nào, chỉ lại để được đau đớn một cách hạnh phúc.
Đúng là tình trạng GCC, và mối tình, thê lương tiều tụy, thuần tưởng tượng, với xứ…  Bắc Kít, qua 1 em Bắc Kít, chưa từng gặp mặt! (1) 
Ta đâu còn chút thì giờ nào dành cho mi? Ta bận chồng, bận con, bận đủ thứ, bận “viết” nữa….
Hà, hà! 
.... và tôi luôn luôn tỉnh giấc mơ với cảm giác, ôi chao, sướng ơi là sướng nếu mình kiếm thấy "em"! 
Tuy nhiên, đọc kỹ, thấy mùi vị hiện sinh, Camus, trong Người đàn bà ngoại tình. Truyện ngắn này, hay đúng hơn, toàn cõi văn của Camus là đều chỉ để nói về Lưu đầy và Quê nhà: Quê nhà là cõi đã mất kia. 
Coetzee đọc The Pickkup của Gordimer, coi như được mặc khải từ Người đàn bà ngoại tình của Camus: Câu chuyện một người đàn bà Algeria gốc Pháp, steals away from her husband in the night in order to expose herself to the desert and experience the mystical ecstasy, physical as much as spiritual, that it induces. [Coetzee: Nadine Gordimer]
Cái câu tiếng Hồng Mao, trên đây, của Coetzee, thì thật là quá tuyệt vời, để diễn cái ý, ta đâu có thì giờ dành cho mi, ta bận chồng, bận con…
Ui chao, nhảm, nhảm thực!
 




*  

Thơ Mỗi Ngày


Note: Mừng SN/GCC, 16.8, Robert Hass viết bài này.
Và để đáp lại tấm thịnh tình, Zbigniew Herbert, từ bên kia thế giới, bèn đi một đường về… BHD!
Hà, hà!
AUGUST 16 [1998]
In Memoriam: Zbigniew Herbert
Zbigniew Herbert died a few weeks ago in Warsaw at the age of seventy-three. He is one of the most influential European poets of the last half century, and perhaps-even more than his great contemporaries Czeslaw Milosz and Wladislawa Szymborska-the defining Polish poet of the post-war years.
    It's hard to know how to talk about him, because he requires superlatives and he despised superlatives. He was born in Lvov in 1924. At fifteen, after the German invasion of Poland, he joined an underground military unit. For the ten years after the war when control of literature in the Polish Stalinist regime was most intense, he wrote his poems, as he said, "for the drawer." His first book appeared in 1956. His tactic, as Joseph Brodsky has said, was to turn down the temperature of language until it burned like an iron fence in winter. His verse is spare, supple, clear, ironic. At a time when the imagination was, as he wrote, "like stretcher bearers lost in the fog," this voice seemed especially sane, skeptical, and adamant. He was also a master of the prose poem. Here are some samples:
The Wind and the Rose
Once in a garden there grew a rose. A wind fell in love with her. They were completely different, he-light and fair; she immobile and heavy as blood.
    There came a man in wooden clogs and with his thick hands he plucked the rose. The wind leapt after him, but the man slammed the door in his face.
    -O that I might turn to stone-wept the unlucky one-I  was able to go round the whole world, I was able to stay away for years at a time, but I knew that she was always there waiting.
    The wind understood that, in order really to suffer, one has to be faithful.
Robert Hass: Now & Then. The Poet’s Choice Columns 1997-2000
Zbigniew Herbert mất vài tuần trước đây, ở Warsaw thọ 73 tuổi. Ông là 1 trong những nhà thơ Âu Châu, ảnh hưởng nhất trong nửa thế kỷ, và có lẽ - bảnh hơn nhiều, so với ngay cả hai người vĩ đại, đã từng được Nobel, đồng thời, đồng hương với ông, là Czeslaw Milosz và Wladislawa Szymborska -  nhà thơ định nghĩa thơ Ba Lan hậu chiến.
Thật khó mà biết làm thế nào nói về ông, bởi là vì ông đòi hỏi sự thần sầu, trong khi lại ghét sự thần sầu. Ông sinh tại Lvov năm 1924. Mười lăm tuổi, khi Đức xâm lăng Ba Lan, ông gia nhập đạo quân kháng chiến. Trong 10 năm, sau chiến tranh, khi chế độ Xì Ta Lin Ba Lan kìm kẹp văn chương tới chỉ, ông làm thơ, thứ thơ mà ông nói, “để trong ngăn kéo”.
Cuốn đầu tiên của ông, xb năm 1956. Đòn của ông [his tactic], như Brodsky chỉ cho thấy, là giảm nhiệt độ ngôn ngữ tới khi nó cháy đỏ như một mảnh hàng rào sắt, trong mùa đông. Câu thơ của ông thì thanh đạm, mềm mại, sáng sủa, tếu tếu. Tới cái lúc, khi mà tưởng tượng, như ông viết, “như những người khiêng băng ca – trong khi tản thương, [“sơ tán cái con mẹ gì đó”, hà hà] -  mất tích trong sương mù”, thì tiếng thơ khi đó, mới đặc dị trong lành, mới bi quan, và mới sắt đá làm sao.Ông còn là 1 sư phụ của thơ xuôi. Thí dụ:
Gió và BHD
Ngày xưa, trong một khu vườn, có BHD. Anh Cu Gió bèn tương tư nàng. Chúng mới khác nhau làm sao. Anh Cu Gió, thì bông lơn, cà chớn, lêu ba lêu bêu, nhẹ hều, còn Nàng thì bất động, và nặng, như máu.
Rồi tới 1 ngày, một tên đàn ông, đi guốc mộc, tới vườn. Hắn dùng tay dày ngắt bông hồng. Gió đuổi theo, nhưng gã đàn ông đóng sầm cửa vào mặt nó.
-Ui chao, thế này thì ta biến thành đá mất – Anh Cu Gió bất hạnh khóc. Ta có thể đi khắp đó đây, ta bà thế giới, ta có thể cô đơn 1 một mình, hàng năm trời, ở trong cái xó xỉnh nào, nhưng ta biết, Nàng chẳng bao giờ còn ở đó nữa, để mà đợi ta.
Anh Cu Gió ngộ ra 1 điều là, để thực sự đau khổ, người ta phải thành thực, hết lòng, một lòng một dạ, tin tưởng, trung thuỷ….


Tks.
Have a good trip
Take Care
Anh Cu Gió
En attendant SN



*

"Nous n’étions plus que des âmes sur le bord du monde”
Anna Akhmatova
Tình yêu, tình yêu, anh mơ tưởng hạnh phúc còn em nghĩ hạnh phúc không có, "Je t’aime parce que tu veux l’impossible", và chàng trả lời, "Muốn hưởng hạnh phúc thì ít nhất phải tin hạnh phúc có." Nhưng hạnh phúc ở đâu, ở trên trời, hay ở dưới đất, hay ở địa ngục? Chúng tôi sẽ phải làm một điều thiện vĩ đại để có vé vào thiên đàng, hay một điều ác thật ghê rợn, để chiếm lấy địa ngục, cho chỉ hai đứa?


*

Bài tặng Tứ khúc
                              gửi GNV
Ta lướt nhẹ trên thời gian
và rưng rưng Tứ Khúc
như làn khói mỏng, rất mỏng
nói những lời nhẹ, rất nhẹ
hãy thêm củi vào lò
đốt cho cháy hết những tháng năm này
để mùa đông dài thật dài
và chén đắng cay tưởng không bao giờ cạn
nhưng niềm hân hoan nảy nở
trên những nhánh cành khổ hạnh
những giọt nước lóng lánh
điềm triệu của sự sinh.
D.V, 15/8/2015
ps. K dang gom may bai tho dich cua anh de lam mot bai "Tho Dich Nguyen Quoc Tru" . K cung muon tim nhung bai viet ve "Tho la gi ?" cua cac tac gia anh hay de cap toi ma tim kho qua, vi anh de bai lung tung, ma viet cung lung tung  . K muon thu thap de lam mot thu guidance cho minh ( va gian tiep, cho nguoi khac ...)
Tks. Many Tks
Cái vụ dịch thơ này, thú vị thật.
Đã được 1 bạn văn, thay mặt GCC, chào hàng với 1 nhà xb ở trong nước, nhưng trục trặc vào giờ chót, đành bỏ.
Vả chăng, GCC thực sự cũng không “khứng”! Vì sợ cú kiểm duyệt.
Bây giờ K mà bắt tay vô thì tuyệt quá, vì thể nào trong khi biên tập như thế, cũng ngứa tay nhặt sạn.
Tks again. Tôi sẽ đi 1 đường thu thập những bài viết về thơ của mấy đấng như Simic, Zagajewski…
NQT
Vẫn về thơ dịch. Một vị độc giả TV đang chuyển Bi Khúc Bốn Tháng Sáu, của Liu Xiaobo qua tiếng Việt, từ nguyên tác. Tin Văn "xuất bản", tất nhiên, tuyệt tác này, cùng với 1 số bài giới thiệu. GCC có đề nghị, hay là xb ở trong nước, nhờ…. Mở Miệng chẳng hạn, vị độc giả phán, Trên Đỉnh Non Tản là quá OK rồi!
Tks
*

Thứ tình yêu chỉ gồm có chiêm ngưỡng và kính trọng, thứ amour platonique mà anh nói đó cũng làm Hương sợ.

Mi đâu có thương ta. Mi thương 1 đứa con nít 11 tuổi, là ta, từ đời thuở nào…

Đối với chàng, tôi vẫn chỉ là một cô bé con, chàng vẫn muốn sự vật đừng thay đổi, đời sống đừng thay đổi, chàng muốn tất cả vẫn như xưa, như cũ...
Thứ tình yêu đầy những passion mà anh có đó, em không có, hay thứ tình yêu gồm một phần ba là confiance, một phần ba là respect, một phần ba là "je ne sais quoi" , có lẽ, hình như em đã yêu anh như vậy... Không, trăm lần không, ngàn lần không, đừng bao giờ nói như vậy, đừng bao giờ nói anh không xứng đáng, cũng đừng bao giờ nói anh làm cho tuổi thơ của Hương bị xáo trộn, những ngày đầu tiên quen anh là những ngày sung sướng đối với Hương, anh là người đầu tiên đã trò chuyện với Hương, đã làm cho Hương nghĩ tới một điều gì từa tựa như là tương lai, hạnh phúc, một điều gì từa tựa như tình yêu...




Jackstraws
My shadow and your shadow on the wall
Caught with arms raised
In display of exaggerated alarm,
Now that even a whisper, even a breath
Will upset the remaining straws
Still standing on the table 
In the circle of yellow lamplight,
These few roof-beams and columns
Of what could be a Mogul Emperor's palace.
The Prince chews his long nails,
The Princess lowers her green eyelids.
They both smoke too much,
Never go to bed before daybreak.
Charles Simic: Jackstraws
Jack·straw: Trò chơi rút 1 cọng rơm trong 1 bó, làm sao không đụng tới những cọng còn lại [a game in which a set of straws or thin strips is let fall in a heap with each player in turn trying to remove one at a time without disturbing the rest]
Rút cọng rơm
Bóng của GNV và của BHD thì ở trên tường
Xoắn vào nhau, bốn cánh tay dâng cao
Trong cái thế báo động hơi bị thái quá,
Và bây giờ, chỉ cần một lời thì thầm,
Có khi chỉ một hơi thở thật nhẹ
Cũng đủ làm bực mình cả đám còn lại
Vẫn đứng trên mặt bàn 
Trong cái vòng tròn ánh sáng đèn màu vàng
Vài cây xà, cây cột
Của cái có thể là Cung Ðiện của Hoàng Ðế Mogul.
GNV cắn móng tay dài thòng,
BHD rủ cặp mí mắt xanh.
Cả hai đều hút thuốc lá nhiều quá,
Chẳng bao giờ chịu đi ngủ trước khi đêm qua.
*

Hình trên, [Playboy/May 16 2016] là từ những bức sau đây:

*

*

*

By Modiglani
[Tks K. NQT]


Khi về, cô bé có thói quen để cô em vô nhà, còn cô chạy đến bên phông tên ngay bên đường cách nhà chừng mười bước để rửa chân, thật ra để đùa nghịch cùng những giọt nước. Những cử chỉ, dáng điệu của cô làm tôi sau này vẫn thường băn khoăn tự hỏi, không biết cô bé đi đón em tan trường về, hay ngược lại. Những giọt nước bị đôi bàn tay nhỏ bé ngăn chặn, bắn tung tóe, trầm bổng, trở thành muôn vàn nụ cười trên môi, trên má, trên tóc, càng thêm long lanh nhờ ánh mắt tinh nghịch, nhờ nụ cười, tôi gặp lại hình ảnh tuyệt vời này trong phim "Lần cuối nhìn Paris", như thể chính cô bé của tôi đã khám phá ra, đã tìm lại cho cả Châu Âu, cho cả loài người, một thành phố Paris bị chiếm đóng vừa được giải tỏa, và nữ tài tử Liz Taylor chỉ lập lại những cử chỉ thật đàn bà của một cô bé con-người nữ muôn đời ở trong tôi.





Comments

Popular posts from this blog

Nguyễn Ngọc Tư

30.4.2015

Raymond Chandler by Oates