Dịch là cướp


“Ngôn ngữ duy nhất của tôi là tiếng Việt cho đến năm 12 tuổi. Khi sang Mỹ, đời sống trong ngôn ngữ tiếng Việt bị gián đọan trong nhiều mặt của đời sống. Thay vào đó là tiếng Mỹ, một thứ tiếng tôi phải học trong tương quan bị định vị là người ngọai quốc, thua kém người bản xứ trong kết hợp chặt chẽ giữa tiếng Mỹ và một văn hóa chuyên chở trật tự hàng dọc giữa da trắng và da màu. Tôi đã phải cố học thật nhanh để chạy thoát thân thế, và dấu đi cái tiếng Việt như một ký hiệu chỉ cái nghèo, cái kém văn minh, cái không trắng. Từ từ, tôi phản ứng lại áp lực đồng hóa trong định vị của tiếng Mỹ bằng cách tìm đọc một số sách tiếng Việt lúc đó đã được một cộng đồng tiếng Việt đang hình thành tại Mỹ in ấn. Tiếng Việt biến thành cái bóng bám theo tiếng Mỹ trong cương vị vừa là ngôn ngữ nội tâm vừa là ngôn ngữ công cộng.”
.. ..
“Khi tôi bắt đầu viết truyện, cái thứ tiếng bị dấu vào bóng tối lại là thứ tiếng bung ra đòi nhìn nhận, trong hình hài bị gián đọan, mảnh còn mảnh mất phải được lấp đầy bằng một tưởng tượng về ngôn ngữ mẹ đẻ. Viết bằng tiếng Việt vừa cho phép tôi bỏ chạy ra khỏi chỗ bị định vị trong tiếng Mỹ, vừa là cách tôi chống lại địa vị độc tôn của tiếng Mỹ trong xã hội đang sống và địa vị độc tôn của tiếng Anh trong thế giới toàn cầu. Tôi tưởng tượng rằng đây là phản ứng nhỏ nhoi trước trật tự to lớn vận hành trên số mệnh cá nhân.”

Trích Nguyễn Hương trả lời “bàn tròn văn xuôi” của litviet (Phan Nhiên Hạo)
----
“Là một người viết tị nạn - chứ không phải là một sinh viên du học trước 1975 - tôi hoàn toàn không có sự lựa chọn về nơi mà tôi đã lớn lên và hấp thụ một sinh ngữ, văn hoá khác. Tôi chỉ là một nữ sinh 13 tuổi khi Saigon mất. Học hỏi, duy trì tiếng Việt và văn chương Việt ở một xứ sở hoàn toàn xa lạ, như ông biết, là một đam mê vô vị lợi. Có lẽ sự đam mê này cũng xuất phát từ tâm trạng bất an ("không chính thức", illegitimate) của một người bị giằng co giữa hai, hay nhiều ảnh hưởng văn hóa.
”Trích thư điện tử của Đinh Từ Bích Thuý gửi nhà văn Nguyễn Quốc Trụ (tin văn)
Câu trả lời của DTBT, đúng ra là để giải thích: "Tôi là người viết tị nạn, không phải sinh viên du học trước 1975".

GCC lầm DTBT là du học sinh Miền Nam trước 1975.

GCC viết:
Sở dĩ đám tinh anh Miền Nam, được đi du học, không tên nào ra hồn, là vì chẳng tên nào rành tiếng Mít, và chính điều này, ảnh hưởng đến khả năng chinh phục tiếng nước người, và thành người, nghĩa là hội nhập nơi quê người, và nếu có dịp trở về quê hương, trở thành Mít thực thụ.
DTBT nói, tôi không phải thứ đó.

Rusddie chẳng từng phán, chinh phục tiếng Anh, là hoàn tất tiến trình giải phóng của chúng ta. Ông ta sinh ở nước ngoài.

Và nếu như thế, thì với 1 người Việt ra đi từ Miền Nam, “nếu muốn hoàn tất...” cái con mẹ gì đó, thì điều kiện tiên quyết, là phải rành…  tiếng Việt.
Đám sinh viên Miền Nam, trước 1975, chúng cố học ngoại ngữ, để chuồn, thành thử không có 1 tên nào thực sự mê tiếng Mít.
Đó là cái chết của chúng.

Theo tôi, dịch là cướp. Nếu không cướp được thì ăn cắp, như trường hợp một ông trạng đi xứ nhét hột ngô Tầu vào bìu khi qua ải Nam Quan, đem về Việt Nam làm giống.
Vào cái thời chủ nghĩa thực dân đang cực thịnh, chuyện học tiếng Tây tiếng U chỉ là để "tồn tại", theo nghĩa của câu "bây giờ ông đổi lông ra sắt, cách kiếm ăn đời có nhọn không?" Nhìn rộng ra, cả một nền văn chương dịch thuật, hoặc "bảnh" hơn, viết văn bằng tiếng Tây tiếng U, trước đây, đều qui vào chuyện "cách kiếm ăn đời có nhọn không". Thời Tây thuộc còn khá, vì còn có những bậc tiền bối dám mầy mò tới cõi văn Tây. Thời Mỹ thuộc thì thật quá tệ. Nhưng đây là do quan thầy chứ không phải do đầy tớ: Người Mẽo chỉ muốn có những thằng đầy tớ biết nghe răm rắp lời của chủ: tao là thằng chi tiền! Tây thì còn muốn "làm bạn" với một tên cô lô nhần nào sáng sủa một chút.
Ngay cả những bậc tiền bối viết văn bằng tiếng Tây đúng mẹo văn phạm hơn cả Phú Lãng Sa, dưới mắt một độc giả mẫu quốc, những tác phẩm như "Cổ tích về những miền đất thanh thản" [tạm dịch cái tựa "Légendes des terres sereines"  của nhà văn Phạm Duy Khiêm] cũng chỉ được coi như là một thứ hương xa cỏ lạ.
Hiện hữu có trước yếu tính. Tồn tại trước đã, kỳ dư là văn chương (tout le reste est littérature), như người Tây nói. Thành thử công đầu lại vẫn ở những bậc tiền bối như Trương Vĩnh Ký, hay những thầy thông, vào cái thời chữ Nho mới là chữ của nước. Vả chăng, quyền uy của chủ nghĩa thực dân lúc đó ghê gớm quá, dễ gì mà làm một thằng ăn cướp!
Phải đợi đến những nhà văn di dân thời kỳ hậu thuộc địa, người ta mới hiểu được, chuyện viết văn bằng tiếng nước ngoài, không phải là mất gốc, mà là ngược lại: nói rõ hơn, muốn không mất gốc, là phải viết văn bằng tiếng nước ngoài! Theo nghĩa đó, Kazuo Ishiguro, nhà văn gốc Nhật viết văn bằng tiếng Anh, tác giả Tàn Ngày (The remains of the day), được coi là "một người Anh hơn cả người Anh", un Anglais plus british que les autres, theo Sean James Rose, tác giả một bài viết trên tờ báo Pháp, Đọc (Lire), số tháng Chín 2001.
Salman Rushdie, một trong những đứa con của giờ Tý thì cho rằng, muốn giải phóng ra khỏi giấc mơ (muội) vong thân trong ngôn ngữ là phải viết văn bằng tiếng Anh. Trong bài viết "Quê hương tưởng tượng", ông viết: Chinh phục tiếng Anh có lẽ là hoàn tất tiến trình giải phóng của chúng ta.
Vả chăng, vẫn theo ông, những nhà văn Anh gốc Ấn khó mà từ bỏ tiếng Anh. Con cái của họ lại càng khó hơn nữa, vì đây là ngôn ngữ thứ nhất của chúng. Phải chấp nhận, đối với tất cả và chống với tất cả. Theo từ nguyên học, "dịch", traduire, là từ tiếng La tinh "traducere", "mener au de-là", dẫn (đi) đằng đó. Bị đá văng ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn, chúng ta đều là những con người "bị dịch" (nous sommes des hommes "traduits"). Cho dù ‘dịch là chết ở trong hồn một tí’, ông vẫn khăng khăng với ý nghĩ, rằng có một chút chiến lợi phẩm, mỗi khi đi ăn hàng!
Chuyện cũng chẳng mới mẻ gì. Cổ đại La tinh đã coi dịch là cướp, giống như mấy trò chém giết (đàn ông), hãm hiếp (đàn bà), cướp bóc vàng bạc của cải, đất đai.
Nói ngắn gọn, đây chính là sự thành lập đế quốc.
Thành thử hủy diệt ngôn ngữ một đất nước đã bị xâm lăng, là nhiệm vụ hàng đầu của kẻ thắng trận, là vậy.
talawas: ta là gì? Ta là thằng dịch thuật. Và dịch thuật với người Việt ở trong lẫn ở ngoài, là vấn đề sinh tử; nếu cần, hãy vờ đi chuyện sáng tác trong một thời gian; đổ công, đổ của, đổ sức vào việc dịch.
Nghĩa là cướp. Không cướp ngày thì cướp đêm. Thành thử những "nhà dịch thuật" chính là những tên biệt kích văn hóa, vậy.
NQT
[Bài viết cho diễn đàn talawas, khi mới xuất hiện trên net]
Viết một lịch sử nhỏ từ một vô tưởng vĩ đại: Phỏng vấn nhà văn Svetlana Alexievich của Belarus 2015
« Ecrire la petite histoire d’une grande utopie »

Note: Theo GCC, utopie nên dịch là "hoang tưởng", hay "không tưởng", như thường vẫn được dịch.
Lịch sử nhỏ, dùng ở đây, cũng là ý của Prospero, khi coi nhà văn Nobel người Belarus, đem tiếng nói đến cho những người không có tiếng nói, giving voice to the voiceless.
“Không tưởng lớn”, là chủ nghĩa CS.
Người dịch không quen dùng tiếng Việt, theo GCC.
La petite histoire, mạo từ xác định, “la”, theo GCC, nên bỏ đi, khi dịch, vì nếu dịch là “một”, sẽ biến thành “une”, mất cái nghĩa “mạnh”, của nguyên tác tiếng Tây, LA petite histoire d’UNE grande utopie. Cái lịch sử nhỏ của một không tưởng lớn.
Dịch mà không rành, giỏi tiếng Mít, căng lắm!

Tiếng Mít không có dễ, và có thể quá khó, đối với những ai không yêu nó.
Sở dĩ đám tinh anh Miền Nam, được đi du học, không tên nào ra hồn, là vì chẳng tên nào rành tiếng Mít, và chính điều này, ảnh hưởng đến khả năng chinh phục tiếng nước người, và thành người, nghĩa là hội nhập nơi quê người, và nếu có dịp trở về quê hương, trở thành Mít thực thụ.


Thu Cam On
Thuy Dinh
To
quocoai_sontay@yahoo.com
Today at 1:05 PM

Kính chào nhà văn Nguyễn Quốc Trụ,

Chân thành cám ơn ông đã đề nghị sửa tựa bản dịch "Viết lịch sử nhỏ về một không tưởng lớn" bằng cách bỏ mạo từ xác định "la" cho câu văn dịch sang tiếng Việt được mạnh hơn. Ông chỉ rất đúng.
Cũng cám ơn ông đã góp ý trên Tin Văn cho bản dịch Lưu Hiểu Ba cách đây bốn năm. Tôi có nhớ mình đã sửa lại một vài chỗ vì cách dịch của ông đã làm câu văn gọn, và mạnh hơn.
Mong ông nhận lời cám ơn (có thể bị ông coi là hơi trễ). Là một người viết tị nạn - chứ không phải là một sinh viên du học trước 1975 - tôi hoàn toàn không có sự lựa chọn về nơi mà tôi đã lớn lên và hấp thụ một sinh ngữ, văn hoá khác. Tôi chỉ là một nữ sinh 13 tuổi khi Saigon mất. Học hỏi, duy trì tiếng Việt và văn chương Việt ở một xứ sở hoàn toàn xa lạ, như ông biết, là một đam mê vô vị lợi. Có lẽ sự đam mê này cũng xuất phát từ tâm trạng bất an ("không chính thức", illegitimate) của một người bị giằng co giữa hai, hay nhiều ảnh hưởng văn hóa. Dù sao thì cũng rất mong có được sự ủng hộ và khuyến khích từ những người đi trước, như ông. 
Tôi rất thích đọc những tài liệu của báo Văn, và những bài phê bình đăng trước 75 của ông, như bài viết về Nguyễn Xuân Hoàng và Thanh Tâm Tuyền. Những tài liệu đặc sắc này đã giúp tôi kiếm đọc lại những tác phẩm của các nhà văn này. (Hiện tôi đang đọc Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền và hy vọng sẽ có dịp chia sẻ với ông ở vị trí một người đọc tác phẩm khoảng 60 năm sau lần xuất bản đầu tiên).
Một lần nữa, cám ơn ông. Kính chúc ông mạnh khoẻ.
Trân trọng,

Đinh Từ Bích Thuý

Ui chao, nhận cái mail mà thực là xấu hổ vì cái tính cà chớn của GCC.

You’re welcome
NQT

V/v Đang đọc Bếp Lửa. Tuyệt quá. I'm looking forward to reading it

Tks
Best Regards
NQT

Đọc lại cái mail, tâm trạng bất an ("không chính thức", illegitimate) của một người bị giằng co giữa hai, hay nhiều văn hóa.
Tuyệt quá.
Xin rút lại cái ý “không rành tiếng Việt".
Chưa ai phán nổi 1 câu về sự bất an này, lạ thường như thế.
Kể cả những nhà văn di dân nổi tiếng của thế giới.
Tks
NQT

Nhớ ra rồi. Chắc là do đang đọc Bếp Lửa?
TTT đã từng dùng từ này, để nói về ông, đứa con tư sinh của 1 miền đất?
NQT

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư