Steiner



Đầu tháng đi gặp bác sĩ gia đình, ghé tiệm bán sách cũ quen từ ngày đầu tới Toronto, cũng là nơi gặp lại cô bạn trong Kiếp Khác. Vớ được cuốn về Steiner, còn “lộng kiếng” loại đặc biệt. Bèn nhớ tới bạn NL, và câu phán của anh:
Nhưng, là đối thủ cũng đồng nghĩa với luyện tập khả năng công nhận. Công nhận là một điều rất khó: con người sống trong sự không công nhận người khác đồng thời trong nỗi tuyệt vọng được người khác công nhận (dixit XYZ). Tôi phải công nhận là không thể viết hơn đối thủ Mr Tin Văn về Võ Phiến được, chẳng hạn vậy. Thế là cũng tiết kiệm được rất nhiều tài nguyên vật lực.
Hoặc một phần lớn do Mr Tin Văn mà tôi quyết định quay trở lại đọc George Steiner (sợ là giờ Mr Tin Văn không còn là đối thủ của tôi trong riêng địa hạt này nữa; anw trong câu chuyện Dostoievki sắp tới "của tôi" Steiner sẽ là một trong các nhân vật chủ chốt). Tuy nhiên tôi nhất định chế giễu nhân vật mà Mr Tin Văn rất coi trọng, Albert Camus; đối với tôi đó là một thể loại văn chương best-seller avant la lettre. Mr Tin Văn sẽ không chịu nhường li hào nào (cách nói này, tôi thuổng của Nguyễn Văn Vĩnh). Thì kệ thôi.
Trận địa sắp tới, rất có thể, sẽ là Tô Hoài. Về Tô Hoài thì tôi đã viết rồi, xem ởkia. Nhưng tất nhiên còn nhiều điều tôi muốn nói về Tô Hoài. Mr Tin Văn có thể tiếp chiêu luôn: Tô Hoài cần được nhìn nhận trong câu chuyện vô cùng đặc thù của Việt Nam, câu chuyện của sự biện minh. Bởi vì đó là tổ sư của biện minh.

http://www.tinvan.limo/2018/09/mr-tin-van.html


Post đoạn viết về Phép Lạ Hổng


"The Hollow Miracle" (1959)

Written in 1959, while Steiner was a Fulbright scholar at the University of Innsbruck in Austria, "The Hollow Miracle" is his first publication to deal specifically with Germany. The essay unleashed a storm of controversy among German readers at the time, and again in 1966 at a meeting of German writers in the United States, and as Steiner remembers, "understandably... caused much hurt and anger.":" The title refers to the emptiness Steiner saw at the center of Germany's postwar recovery. The country was growing economically and Germans were actively engaged in building a better future, but they were also committed to burying the past without first confronting it. According to Steiner, the message Germans received after the war was: "Forget the past. Work. Get prosperous. The new Germany belongs to the future."28 Steiner worried that this message guaranteed that "'let us forget' [would become] the litany of the new German age.'?"

Of lasting significance here is George Steiner's theory of language. He diagnoses the crisis in postwar German society through his own evaluation of the contemporary condition of the German language: "The thing that has gone dead is the German language. Open the daily papers, the magazines, the flood of popular and learned books pouring off the new printing presses; go to hear a new German play, listen to the language as it is spoken over the radio or in the Bundestag. It is no longer the language of Goethe, Heine, and Nietzsche. It is not even that of Thomas Mann. Something immensely destructive has happened to it. It makes noise. It even communicates, but it creates no sense of communion?

Language is central to Steiner's understanding of culture and humanity. He believes that it is our linguistic capability that makes us uniquely human, and through our creative use of language we relate humanity to that which is humane. According to Steiner, "languages are living organisms. Infinitely complex, but organisms nonetheless. They have in them a certain life-force, and certain powers of absorption and growth. But they can decay and they can die."

Steiner believes the corrosion of German begins with national unification in 1871. Nationalism and the imposition of Prussian authority, represented by militant historians, philologists, and "incomprehensible metaphysicians," "produced that fearful composite of grammatical ingenuity and humorlessness which made the word 'Germanic' an equivalent for dead weight.”

Those writers who carried the poetic genius of German were those who wrote either before unification or outside the new nation: Luther, Goethe, Schiller, Kleist, Heine, Nietzsche, Kafka, and Rilke." In Steiner's estimation, there is a dialectical relationship between language and culture wherein social and historical pressures affect language, which in turn conditions the habits of a culture. For Germany, Steiner argues, this relationship had profound consequences:

For to the academicism and ponderousness of German as it was written by the pillars of learning and society between 1870 and the First World War, the imperial regime added its own gifts of pomp and mystification. The "Potsdam style" practiced in the chancelleries and bureaucracy of the new empire was a mixture of grossness ("the honest speech of soldiers") and high flights of romantic grandeur (the Wagnerian note). Thus university, officialdom, army, and court combined to drill into the German language habits no less dangerous than those they drilled into the German people: a terrible weakness for slogans and pompous clichés (Lebensraum, "the yellow peril," "the Nordic virtues"); an automatic reverence before the long word or the loud voice; a fatal taste for saccharine pathos (Gemutlichkeit) beneath which to conceal any amount of rawness or deception.

Myths and lies are communicated through the vehicle of language. In Germany, they begin to take on a deadly importance after 1918, especially the infamous "stab in the back" mythology used to explain Germany's defeat in World War I. Before the rise of Hitler, there was a window of opportunity for German literature. Unfortunately, the "brilliant, mutinous period" of 1920-30, host to Bertold Brecht, Thomas Mann, Rilke, Kafka, and Robert Musil, was but "a brief noontime" after which Adolf Hitler turned language into one of the most powerful political weapons in history.
Under Nazism, the German language was used to transform human beings into vermin; to secretly orchestrate the destruction of the Jewish people; to chronicle the humiliation, torture, and murder of Germany's "enemies"; and to deceive foreign governments and the domestic population about any number of issues. Referring to the "Horst Wessel Lied," the "fight song" of the S.A. (Stormtroopers), Steiner asks, "how should the word 'spritzen’ recover a sane meaning after having signified to millions the 'spurting' of Jewish blood from knife points?" The point of Steiner's essay is to demonstrate that languages, like institutions and cultural traditions, can be permanently scarred when they are used to facilitate crimes against humanity." Like human beings, languages are resilient but there is a point at which they break:

Use a language to conceive, organize, and justify Belsen; use it to make out specifications for gas ovens; use it to dehumanize man during twelve years of calculated bestiality. Something will happen to it. Make of words what Hitler and Goebbels and the hundred thousand “Untersturmfuhrer” made: conveyers of terror and falsehood. Something will happen to the words. Something of the lies and sadism will settle in the marrow of the language. Imperceptibly at first, like the poisons of radiation sifting silently into the bone. But the cancer will begin, and the deep-set destruction. The language will no longer grow and freshen. It will no longer perform, quite as well as it used to, its two principle functions: the conveyance of humane order which we call law, and the communication of the quick of the human spirit which we call grace.

The essay concludes with Steiner's frustration over the return of mythology and lies to the German language in a postwar period characterized by "dissimulation and deliberate forgetting.?'? Steiner states categorically that the only way to rehabilitate the German language is for Germans to begin speaking the truth about Nazism." At the same time, Steiner's statement acknowledges the very possibility of rehabilitation (even in the extreme case of Nazified German), the resiliency of human beings and language, and the centrality of literature and criticism to this recuperative process. He continues to develop his argument on the importance of literary criticism to the preservation of language and culture in his first book, also published in 1959.

http://www.tanvien.net/cn/cn_phep_la_hong.html



 

Phép Lạ Hổng

G. Steiner

Đồng ý: nước Đức hậu-chiến là một phép lạ. Nhưng một phép lạ rất kỳ cục. Có cuộc sống hối hả rộn ràng ở trên mặt, nhưng ở trái tim, là một sự im lặng kỳ cục. Hãy tới đó: hãy rời ánh mắt, trong một thoáng, ra khỏi sự tuyệt vời của những dẫy sản phẩm, hãy bưng tai chốc lát, với tiếng xe cộ ồn ào.

Cái chết đi, là ngôn ngữ Đức. Hãy mở những tờ báo hàng ngày, những tạp chí, cơn lũ những cuốn sách phổ thông hay trí tuệ, còn thơm mùi mực, ùa ra từ những nhà xuất bản; hãy đi coi một vở kịch Đức mới, hãy lắng nghe ngôn ngữ ở đài, hay ở Bundestag. Đâu còn là thứ ngôn ngữ của Goethe, Heine hay là Nietzsche. Cũng chẳng được, ngay cả của Thomas Mann. Một điều chi mang tính hủy diệt bao la đã xẩy ra cho nó. Nó gây ồn. Truyền thông đấy, nhưng không tạo cảm thông.

Ngôn ngữ là những cơ thể sống. Cực kỳ đa dạng, tuy nhiên vẫn là những cơ thể. Chúng có, ở trong chúng, một sức sống và những quyền năng nào đó, về tiếp thu và nẩy nở. Nhưng chúng có thể phân huỷ, và có thể chết.

Một ngôn ngữ cho thấy, trong nó có cái mầm bại hoại theo một vài cách thức. Những hoạt động của tinh thần, vốn có thời mang tính bộc phát, nay trở thành máy móc, những thói quen đóng băng (những ẩn dụ chết, thói bắt chước được đóng hộp, những khẩu hiệu). Những chữ trở nên dài ngoằng, nhiều tham vọng. Thay vì văn phong, lại là tu từ. Thay vì cách dùng thông thường, chuẩn xác, lại là tiếng lóng. Những gốc gác đến từ tiếng nước ngoài và những vay mượn không còn thấm vào dòng máu chính của ngôn ngữ mẹ. Chúng giản dị được nuốt vô, rồi ỳ ra đó, như một xâm nhập ngoại lai. Tất cả những thất bại mang tính kỹ thuật này tích tụ thành thất bại trọng yếu: ngôn ngữ không còn làm sắc bén tư tưởng nhưng lại làm mờ nó. Thay vì đem hết nghị lực có được, nhắm thẳng vào mọi diễn đạt, ngôn ngữ làm lỏng lẻo, và phân tán cường độ của cảm nghĩ. Ngôn ngữ không còn là phiêu lưu (và một ngôn ngữ còn đang sống là cuộc phiêu lưu cao nhất, mà bộ não con người có thể). Ngắn gọn, ngôn ngữ không sống; nó được nói ra, vậy thôi.

Điều kiện này có thể kéo dài thật lâu; hãy quan sát, bằng cách nào tiếng La Tinh vẫn còn được sử dụng thật lâu, sau khi những mùa xuân cuộc đời, của nền văn minh La Mã đã khô cằn. Nhưng khi chuyện này xẩy ra, một điều gì thiết yếu cho một nền văn minh sẽ không thể phục hồi. Và nó xẩy ra ở Đức. Đó là lý do tại sao, ở ngay tâm phép lạ tái sinh vật chất ở Đức, là một chết chóc sâu xa như thế, của tinh thần; là một cảm quan không thể nào chạy trốn được như thế, về thô tục và giả trá.

Cái gì đã đem cái chết tới ngôn ngữ Đức? Đây là một mẩu lịch sử mê hoặc và rối rắm. Nó bắt đầu bằng một sự kiện trái khoáy, rằng Đức quốc đã sống "thật ra trò, tới nơi tới chốn", trước khi có một quốc gia Đức thống nhất. Thiên tài thi ca của Luther, Goethe, Schiller, Kleist, Heine, và một phần của Nietzsche, báo trước sự tạo thành quốc gia Đức. Những bậc thầy văn xuôi và thi ca Đức là những người không để vướng mình vào tính năng động của ý thức quốc gia Phổ-Đức, như nó được phát triển sau khi nước Đức hiện đại được thành lập vào năm 1870. Như Goethe, họ là những công dân của Âu châu, sống trong những thể chế ông hoàng, quá nhỏ hẹp để mà đòi hỏi những tình cảm, về một chủ nghĩa quốc gia. Hay, như Heine và Nietzsche, họ viết từ bên ngoài nước Đức. Và điều này vẫn đúng, đối với thứ văn chương tuyệt hảo của Đức, trong những thời kỳ gần đây. Kafka viết ở Prague; Rilke, ở Prague, Paris, và Duino.

Ngôn ngữ chính thức và văn chương Đức thời Bismack, đã có trong chúng những phần tử giả trá. Đó là thời đại hoàng kim của những sử gia nhập cuộc (militant), những nhà ngữ văn, và những siêu hình gia không thể hiểu nổi. Những quan viên này, của đế quốc Phổ mới đã sản xuất cái hợp chất đáng sợ là một ngây thơ về văn phạm và một thiếu vắng hài hước, chúng làm cho từ "Germanic" (tính cách Đức) tương đương với "khối chết". Những người chạy trốn việc Phổ hóa ngôn ngữ, là những tên nổi loạn, những kẻ lưu vong, giống như những người Do Thái đã tạo nên truyền thống báo chí sáng chói, hay như Nietzsche, kẻ viết từ hải ngoại.

Đối với giới hàn lâm, và trước sự nặng nề của tiếng Đức, như là nó được viết bởi những trụ cột của tri thức và của xã hội, giữa 1870 và Cuộc Chiến Lớn I, đế chế đã thêm vào đó sự hoa mỹ và bí hiểm như là những quà tặng của riêng nó. "Văn phong Potsdam" được thực thi trong giới quan lại và hành chánh của đế quốc mới là một trộn lẫn giữa thô tục (lối ăn nói chân thật của lính tráng) và âm thanh cao vút mang chất lãng mạn (nốt nhạc Wagner). Cứ như vậy, đại học, chốn quan quyền, quân đội, và triều đình cùng thông đồng với nhau xoáy vào ngôn ngữ Đức những thói quen, cũng chẳng kém nguy hiểm nếu so với những thói quen mà họ xoáy vào dân chúng Đức: sự yếu đuối khủng khiếp, trước những khẩu hiệu, và những sáo ngữ hoa lệ (Lebensraum, "the yellow peril", "the Nordic virtues - Không gian cốt tử, "hiểm họa vàng", "những đức hạnh Bắc Âu"); sự kính nể tự động trước một từ dài, hay một lớn giọng; một khiếu thưởng ngoạn "chết người" trước những tha thiết ngọt ngào, saccharine pathos, (Gemutlichkeit), giấu kín ở bên dưới là mọi hình thái thực tại thô thiển, hay nỗi chán chường. Trong việc khoan xoáy này, trường phái ngữ văn nổi tiếng Đức đúng là đã giữ một vai trò kỳ cục và phức tạp. Ngữ văn đặt để những từ trong bối cảnh những từ xưa hơn, hoặc có liên hệ với nhau, chứ không theo bối cảnh nhằm mục đích đạo đức hoặc cách cư xử. Nó đem đến cho ngôn ngữ nghi thức (formality), chứ không phải hình thức (form). Không phải chuyện ngẫu nhiên, khi mà cơ cấu ngữ văn thiết yếu của nền học vấn Đức đã đào tạo nên những tên hầu trung thành với nước Phổ, và chế độ Nazi Reich. Con đường - một đầu là tiếng hô kỷ luật ở nơi trường lớp, và đầu kia là những hàng rào kẽm gai ở những trại tập trung – được ghi lại ở trong những cuốn tiểu thuyết của Heinrich Mann, đặc biệt là cuốn Der Untertan (Chủ thể, le Sujet).

Khi những người lính tiến vào cuộc chiến 1914, những con chữ cũng vậy. Những binh lính sống sót, trở về, bốn năm sau đó, tả tơi, rơi rụng. Theo một nghĩa thực, những con chữ không trở về. Chúng ở lại chiến trường, và xây dựng bức tường huyền thoại, giữa tinh thần Đức và những sự kiện. Chúng phóng ra, những lời dối trá lớn lao đầu tiên; nước Đức hiện đại, đa số đã được nuôi nấng bằng những lời dối trá này: "đâm sau lưng chiến sĩ". Quân đội oai hùng Đức đã không thất trận; họ đã bị đâm sau lưng bởi những tên "phản bội, bại hoại, Bolsheviks". Hiệp ước Versailles không phải là một toan tính vụng về của một Âu châu rã rời, nhằm thu lượm những mảnh vụn, nhưng là một mưu đồ độc ác giáng lên Đức quốc, của những địch thủ đói khát. Trách nhiệm gây ra cuộc chiến là do Nga, hay Áo, hay những âm mưu thuộc địa của nước "Anh nham hiểm", chứ không do nước Đức thuộc Phổ.

Có rất nhiều người Đức biết, đây là những huyền thoại; họ biết một điều gì đó, về cái phần đóng góp của chủ nghĩa trọng binh Đức và sự ngạo nghễ sắc tộc, trong việc đưa đến Lò Thiêu. Họ nói những điều này, trong những tiệm hát chính trị (political cabarets) của thập niên 1920, trong kịch thể nghiệm của Brecht, trong những bản viết của anh em nhà Mann, trong nghệ thuật họa hình của Kathe Kollwitz và George Grosz. Kể từ khi những Junkers và những nhà ngữ văn nắm lấy nó, [đây là lúc] ngôn ngữ Đức nhẩy vọt vào đời sống, như chưa bao giờ nó làm được như vậy. Một thời kỳ nổi loạn sáng ngời. Brecht đem trả lại cho văn xuôi Đức nét giản dị, và Thomas Mann đưa vào văn phong của mình vẻ duyên dáng dịu dàng, long lanh, của truyền thống cổ điển và Địa Trung Hải. Những năm này, 1920-1930, là những anni mirabiles của tinh thần hiện đại Đức. Rilke soạn Bi khúc Duino (Elegies) và Sonnets to Orpheus (Những bài xonê cho chàng Orphée) năm 1922; chấp cánh cho thơ Đức, và còn đem đến cho nó âm nhạc mà nó chưa từng biết đến, kể từ Holderlin. Núi Huyền diệu (The Magic Mountain, của T. Mann) xuất hiện năm 1924, Lâu Đài của Kafka, năm 1926. Lần trình diễn đầu tiên của vở Hý viện ba xu (The Three-Penny Opera của Brecht), là vào năm 1928, và năm 1930, điện ảnh Đức sản xuất Thiên Thần Xanh (The Blue Angel). Cùng năm xuất hiện bộ thứ nhất, tác phẩm Người Không Phẩm Chất (The Man Without Qualities của Robert Musil), trong đó là suy tưởng, kỳ lạ và bao la, của ông về sự suy đồi của những giá trị Tây phương. Trong thập niên hiển hách này, văn chương và nghệ thuật Đức có phần chia của mình, trong ngọn triều lớn của trí tưởng tượng; nó phủ lên Faulkner, Hemingway, Joyce, Eliot, Proust, D.H. Lawrence, Picasso, Schoenberg, và Stravinsky.

Nhưng đó chỉ là một chút đứng ngọ. Mùi vị tối tăm và hận thù tẩm vào tính khí Đức, từ năm 1870, đã bắt rễ quá sâu. Trong "Thư từ Đức quốc", Lawrence ghi nhận, do đâu mà có cái "tinh thần cổ lỗ, vênh váo, man dại". Ông đã nhìn xứ sở xua bỏ mọi tiếp xúc với Âu châu phía tây, giấm giúi mãi vào những sa mạc phía đông. Brecht, Kafka, và Thomas Mann đã không thành công, trong việc làm chủ văn hoá riêng của họ, trong việc tạo dấu ấn lên văn hoá đó, bằng sự điềm đạm nhân hậu, là tài năng của họ. Họ tự thấy mình, thoạt đầu, là những kẻ lập dị, và sau đó, những kẻ bị săn đuổi. Những nhà tân ngữ học bắt tay ngay vào việc biến ngôn ngữ Đức thành một võ khí chính trị, hoàn toàn hơn, hữu hiệu hơn so với bất cứ một võ khí chính trị nào mà lịch sử đã biết được; và làm cho tiếng nói của con người xuống cấp, biến thành tiếng hú của loài sói.

Bởi vì, chúng ta phải thấy rõ một điều: ngôn ngữ Đức đã không ngây thơ vô tội, trước những ghê gớm tởm lợm của chủ nghĩa Nazi. Đâu có giản dị như vậy, rằng một Hitler, một Goebbels, một Himmler nói tiếng Đức. Chủ nghĩa Nazi tìm thấy trong ngôn ngữ, đúng thứ mà nó cần để nói lên sự man rợ của nó. Hitler nhận ra, bên trong tiếng mẹ đẻ, cơn cuồng loạn ngấm ngầm, sự mập mờ lộn xộn, tính lên đồng mụ mẫm của nó. Ông ta mạnh dạn lặn xuống những tầng sâu của ngôn ngữ, những vùng của tối đen và của tiếng gào thét, chúng là ấu thời của những lời nói [chưa] được nói ra, [chưa] được phát biểu; chúng tới trước, trước khi những từ ngữ trở nên ngọt ngào, êm dịu, sẵn sàng cho cái đầu chạm vô. Ông cảm nhận ra ở trong tiếng Đức, một âm nhạc, khác với âm nhạc của Goethe, của Heine, và của Mann; nhịp điệu the thé, một nửa là những tiếng lóng mơ hồ, một nửa là tục tĩu. Và, thay vì ngoảnh mặt đi, vì tởm lợm, vì không tin tưởng, dân chúng Đức đã cứ thế hò theo, tạo một tiếng dội lớn lao, từ những tiếng rống của người đàn ông này. Nó được hò theo, bằng một triệu cái cổ họng, bằng một triệu đôi giầy bốt. Một Hitler sẽ tìm thấy những kho dự trữ nọc độc và mù chữ về đạo đức, trong bất cứ một ngôn ngữ nào. Do đức hạnh của lịch sử gần đây, chúng chẳng ở đâu xa, nhưng sẵn sàng, sờ sờ ngay trên mặt của lối nói thông dụng. Một ngôn ngữ, mà với nó người ta có thể viết một "Horst Wessel Lied", thì sẵn sàng đem tiếng nói mẹ đẻ dâng cho địa ngục. (Bằng cách nào từ "spritzen" hồi phục nổi, nghĩa lành mạnh của nó, sau khi đối với hàng triệu người Do Thái, nó có nghĩa là "tia máu" Do Thái bắn ra từ những mũi dao?)

Và đó là điều xẩy ra dưới Đệ Tam Reich. Không phải im lặng hay lẩn tránh, nhưng mà là một bao la tràn bờ những từ ngữ chính xác, có thể phục vụ được. Một trong những ghê rợn đặc thù của chủ nghĩa Nazi, đó là, mọi chuyện xẩy ra đều được ghi lại, sắp xếp thành đề mục, theo niên biểu, được chép ra; những từ dấn (committed) vào việc: nói những điều không một mồm miệng con người nào, nói ra, không một tờ giấy nào do con người chế tạo, dính vào. Nhớ lại những gì đã được làm, đã được nói, thì thật là lộn mửa, và gần như không thể chịu đựng nổi, nhưng người ta bắt buộc phải nhớ lại. Trong những phòng giam của Gestapo, những nhân viên tốc ký (thường là đàn bà) đã ghi lại thật tỉ mỉ, tách bạch, những âm thanh của sự sợ hãi và của cơn hấp hối co giật, bị lửa nướng, hay bị đánh đập, ra khỏi tiếng người. Những cuộc tra tấn và những thí nghiệm trên cơ thể con người ở trại tù Belsen và Matthausen đều được ghi chú thật là xác thực. Luật lệ điều hành con số những ngọn roi tại những khu đánh người ở Dachau được ghi trên giấy đàng hoàng. Khi những giáo sĩ Ba Lan bị bắt buộc phải chùi sạch nhà xí bằng tay và miệng, có những sĩ quan Đức chứng kiến, ghi lại sự kiện, chụp hình, và dán nhãn cho những tấm hình đó. Khi những lính gác ưu tú của đội S.S. giằng những đứa bé ra khỏi bà mẹ, ở cổng vào những trại tử thần, chúng không tiến hành trong im lặng. Chúng hô to nỗi ghê rợn sắp xẩy ra: "Heida, heida, juchheisassa, Scheissjuden in den Schornstein!"(Vui! Vui! Ô, vui sao! Đ.M. lũ Do Thái trong những ống khói!"- Gai! Gai! Oh gai! Merde de Juifs dans la cheminée!)

Điều không thể nói đã được nói, nói đi nói lại, trong mười hai năm. Điều không thể nghĩ đã được viết ra, ghi số mục, làm thành hồ sơ để tham khảo. Những con người đổ vôi sống xuống miệng cống ở Varsaw để giết những mạng người sống và bớt mùi hôi của những xác người chết: họ viết cho gia đình, về chuyện đó. Họ nói về chuyện phải ‘trừ khử những con bọ". Trong những lá thư dặn gửi hình gia đình, hay gửi những lời chúc Giáng Sinh. Đêm tĩnh vô cùng, đêm thánh vô cùng, Gemutlichkeit. Một ngôn ngữ được sử dụng để điều hành địa ngục, ngôn ngữ đó sẽ có những thói quen của địa ngục, ở trong cú pháp của nó. Được sử dụng, để huỷ diệt cái phần người của con người, và để tái lập công cuộc điều hành cái phần của con thú. Những từ mất dần nghĩa uyên nguyên của chúng, có những định nghĩa ma quỉ. Jude, Pole, Russe (tên Do Thái, Ba Lan, Nga) nghĩa là loài chấy rận-hai chân, sâu bọ hôi thối mà những người Aryans tốt đẹp phải dẫm bẹp dí, "như những con dán ở trên tường", theo một cẩm nang của đảng chỉ rõ. "Giải pháp chót", endgultige Losung, nghĩa là cái chết của sáu triệu con người trong những lò thiêu.

Ngôn ngữ bị tổn thương không chỉ bởi những trò thú vật lớn lao này. Nó còn được viện dẫn để làm mạnh những điều dối trá không sao đếm xuể, để thuyết phục người dân Đức, rằng cuộc chiến là chính nghĩa, và thắng lợi ở khắp mọi nơi. Khi cuộc thất trận chẳng xa đối với chế độ một-ngàn-năm Reich, những lời dối trá, như tuyết của một trận bão thường trực, cứ thế dầy lên mãi. Ngôn ngữ bị đảo ngược, "sáng" khi là bóng đen, "chiến thắng" khi là thảm họa. Gottfried Benn, một trong số ít những nhà văn đứng đắn bên trong chế độ Nazi ở Đức, đã ghi nhận một số định nghĩa mới, từ cuốn từ điển Đức của Hitler:

Vào tháng Chạp năm 1943, tức là thời kỳ người Nga đã đẩy lùi chúng ta một khoảng cách mặt đối mặt là 1,500km, và đã chọc thủng phòng tuyến ở trên mười nơi, một viên thiếu uý, nhỏ như con chim sâu, dịu dàng như một con chó con, đưa ra nhận xét: "Điều chính là, lũ heo chưa phá ra được." "Phá ra" (break through), "đẩy lùi" "xóa sạch", "chiến tuyến uyển chuyển và trơn tuột" – những từ như thế lấy đâu ra khả năng tích cực và tiêu cực? Chúng [chỉ] có thể lừa bịp hay che giấu. Stalingrad – tai nạn bi đát. Sự thất trận của tầu ngầm U-boats – một khám phá nho nhỏ, tình cờ mang tính kỹ thuật của người Anh. Montgomery đuổi Rommel chạy dài 4,000km từ El Alamein tới Naples – sự bội phản của tụi Badoglio.


Và khi cái vòng tròn của sự trả thù khép lại dần quanh nước Đức, những lời dối trá càng dầy đặc, biến thành một cơn bão khùng điên. Trên đài phát thanh, bị ngắt quãng bởi những báo động có phi cơ địch tấn công, là lời đoan chắc của Goebbels đối với dân chúng Đức, rằng "khí giới bí mật khổng lồ" sắp sửa được phóng ra. Vào một trong những ngày cuối-cuối (the very last days) của Gotterdammerrung, Hitler đi ra ngoài hầm trú ẩn để thị sát một đám con nít chừng mười lăm tuổi mặt đầy tàn nhang, mới tuyển được để phòng thủ Berlin. Nhật lệnh nói tới những "chí nguyện quân" và những đơn vị tinh nhuệ bách chiến bách thắng đã được tụ tập chung quanh Fuhrer. Cơn ác mộng xì hơi, bằng một lời dối trá trơ trẽn: người ta trịnh trọng thông báo cho Herrenvolk, rằng Hitler đang ở trong những chiến hào tiền phương, bảo vệ trái tim của thủ đô, chống lại loài thú Đỏ. Hóa ra là tên hề nằm chết bên cạnh cô nhân tình, ở mãi đáy căn hầm trú ẩn bằng bê tông cốt sắt của anh ta.

Ngôn ngữ có dự trữ lớn lao ở đời sống. Chúng có thể hấp thụ những liều lượng khổng lồ, chuyện khùng điên, thói mù chữ, trò rẻ tiền (George Orwell đã chỉ ra, tiếng Anh đang làm như vậy, những ngày này). Nhưng điểm gẫy xuất hiện. Sử dụng ngôn ngữ để đề ra, tổ chức, và biện minh [trại tù] Belsen; sử dụng nó để đưa ra những chi tiết kỹ thuật cho lò thiêu; sử dụng nó để phi nhân hóa con người, trong mười hai năm thú vật có dự tính. Một điều gì đó sẽ xẩy ra cho nó. Biến thành chữ, những gì mà Hitler và Goebbels và một trăm ngàn Untersturmfuhrer đã làm: những đoàn xe chuyên chở điều tởm lợm và sự giả trá. Một điều gì đó sẽ xẩy ra cho những con chữ. Một điều gì về những dối trá, trò sa đích sẽ "định cư" ở trong tuỷ ngôn ngữ. Thoạt tiên khó nhận ra, như độc chất do phóng sạ cứ ngấm dần vào xương. Nhưng chứng ung thư sẽ bắt đầu, và sự huỷ diệt ở tầng sâu. Ngôn ngữ sẽ chẳng phát triển và sẽ chẳng tươi mát. Nó không còn trình diễn được hai chức năng chính của nó - như nó vốn từng làm điều này: chuyên chở mệnh lệnh mang tính người - chúng ta gọi là luật pháp - và sự truyền thông, tính mau lẹ của tinh thần con người - chúng ta gọi là ân sủng. Trong một ghi chú hết đỗi bàng hoàng, ở nhật ký cho năm 1940, Klaus Mann đưa ra nhận xét, rằng ông không thể đọc những cuốn sách mới viết bằng tiếng Đức: "Chẳng lẽ Hitler đã làm ô nhiễm ngôn ngữ của Nietzsche và Holderlin?" Làm sao không, chuyện có thể xẩy ra.

Nhưng chuyện gì xẩy ra cho những con người bảo vệ ngôn ngữ, những con người gìn giữ lương tâm của nó? Chuyện gì xẩy ra cho những nhà văn Đức? Một số người bị giết trong những trại tập trung; những người khác, như Walter Benjamin, tự kiết liễu đời mình trước khi Gestapo có thể bắt họ từ bỏ một chút xíu hình ảnh của Thượng Đế ở nơi con người. Nhưng đa số nhà văn bỏ đi sống cuộc đời lưu vong. Những nhà viết kịch số một: Brecht và Zuckmayer. Những tiểu thuyết gia quan trọng nhất: Thomas Mann, Werfel, Feuchtwanger, Heinrich Mann, Stefan Zweig, Herman Broch.

Cuộc exodus này thật quá quan trọng nếu chúng ta hiểu, chuyện gì đã xẩy ra cho ngôn ngữ Đức, và cho linh hồn, mà nó là tiếng nói của linh hồn đó. Một số nhà văn chạy trốn quê hương, để cứu mạng sống của họ, vì là Do Thái, hay Mác xít, hay bất kể một thứ "sâu bọ không được ưa chuộng" nào khác. Nhưng rất nhiều người có thể ở lại như là những vị khách Aryans đáng kính trọng của chế độ. Nỗi âu lo số một của chế độ Nazi, là làm sao bảo đảm được vẻ huy hoàng lộng lẫy, là sự hiện diện của Thomas Mann, cùng uy thế mà một hiện diện như vậy sẽ đem lại cho cuộc sống văn hóa của chế độ Reich. Nhưng Mann không thể ở lại. Lý do là ông hiểu rất rõ đã xẩy ra chuyện gì cho ngôn ngữ, và ông cảm thấy chỉ ở trong tình trạng lưu vong, ngôn ngữ mới có thể thoát khỏi cuộc điêu tàn sau cùng. Khi ông di định cư ở nước ngoài, đám hàn lâm nịnh bợ tại Đại học Bonn đã tước học vị tiến sĩ danh dự của ông. Trong lá thư ngỏ nổi tiếng gửi cho khoa trưởng, Mann giải thích, làm sao một con người sử dụng tiếng Đức để truyền thông sự thực hay những giá trị nhân bản, lại không thể ở lại với chế độ Reich của Hitler:

Niềm bí ẩn của ngôn ngữ là một niềm bí ẩn lớn lao; trách nhiệm đối với ngôn ngữ, đối với sự trong sạch của nó, là mang tính biểu tượng và thiêng liêng; trách nhiệm này không chỉ mang ý nghĩa mỹ học. Một cách thiết yếu, trách nhiệm đối với ngôn ngữ là một trách nhiệm nhân bản… Một nhà văn Đức, [chỉ bằng] cách người đó thường ngày sử dụng ngôn ngữ mà trở nên có trách nhiệm, làm sao người đó lại [có thể] lặng thinh, hoàn toàn lặng thinh, khi đối diện với tất cả cái ác vô phương sửa chữa, phạm phải hàng ngày, phạm phải tại xứ sở của tôi, ngược lại thân thể, linh hồn và tinh anh, ngược lại công lý và sự thực, ngược lại những con người và con người?

(The mystery of language is a great one; the responsibility for a language and for its purity is of symbolic and spiritual kind; this responsibility does not have merely an aesthetic sense. The responsibility for a language is, in essence, human responsibility… Should a writer, made responsible through his habitual use of language, remain silent, quite silent, in the face of all the irreparable evil which has been committed daily, and is being committed in my country, against body, soul and spirit, against justice and truth, against men and man?)

Mann đúng, lẽ dĩ nhiên. Nhưng cái giá để trả cho một sự vẹn toàn như thế thật quá nặng, đối với một nhà văn.

Những nhà văn Đức chịu đựng những mức độ khác biệt, của nỗi mất mát, và phản ứng lại bằng nhiều phương thức khác biệt. Rất ít người đủ may mắn và tìm được chốn an thân ở Thụy Sĩ, nơi họ có thể sống trong dòng đời, của ngôn ngữ mẹ đẻ. Những người khác, như Werfel, Feuchtwanger, và Heinrich Mann, định cư gần bên nhau để tạo những ốc đảo tiếng mẹ đẻ, tại quê hương mới của họ. Stefan Zweig, tới được vùng Châu Mỹ La Tinh một cách an toàn, cố gắng tiếp tục viết. Nhưng tuyệt vọng vượt quá sức chịu đựng của ông. Ông tin rằng, đám Nazi sẽ biến tiếng Đức thành một trò chí chóe phi nhân. Ông chẳng thấy tương lai, cho một người dâng hết đời mình cho sự vẹn toàn của văn học Đức, và tự huỷ mình. Những người khác cùng nhau ngưng viết. Chỉ một dúm rất cứng cựa, và dư dả tài năng nhất, mới có thể chuyển hóa điều kiện độc địa đó, thành nghệ thuật.

Bị truy nã từ nơi trú ẩn này tới nơi trú ẩn khác, Brecht đã biến mỗi vở kịch mới ra lò của ông thành một hành động sáng ngời trong cuộc chiến vừa-đánh-vừa-lui. Vở kịch Mẹ Đảm (Mother Courage) lần đầu tiên được trình diễn là ở Zurich, vào mùa xuân đen, năm 1941. Càng truy đuổi, tới đâu, ông càng sáng suốt hơn, mạnh mẽ hơn, tới đó, và trở thành Brecht’s German (tiếng Đức của Brecht). Ngôn ngữ như tìm thấy thời thơ ấu của nó - cuốn tập đọc vỡ lòng đầu tiên - để nói lên sự thực. Không nghi ngờ chi, Brecht còn được sự trợ giúp, từ chính kiến của ông. Là một người Mác xít, ông cảm thấy mình là công dân trong một cộng đồng lớn rộng hơn Đức quốc và là thành viên tham dự cuộc diễn hành tiến về phía trước, của lịch sử. Ông đã kịp sửa soạn để chấp nhận sự báng bổ và cảnh điêu tàn của di sản Đức, như là nỗi bi đát cần thiết, khúc dạo đầu cho việc thành lập một xã hội mới. Trong một tiểu luận ngắn, "Năm nỗi khốn khó, khi viếr ra sự thực" (Five Difficulties Encountered When Writing the Truth), Brecht đã viễn kiến về một ngôn ngữ Đức mới, đủ sức để có một xứng đôi vừa lứa, giữa con chữ và sự kiện, giữa sự kiện và phẩm giá con người.

Một nhà văn khác đã biến lưu vong thành giầu có, là Hermann Broch. Cái Chết của Virgil không chỉ là một trong những cuốn tiểu thuyết quan trọng nhất mà văn học Âu châu đã sản sinh ra được, kể từ Joyce và Proust; nó còn là một chữa trị đặc thù cho thân phận bi đát của con người có chữ nghĩa (man of words), trong một thời đại mà quyền uy thuộc về loài thú. Cuốn tiểu thuyết xoáy vào quyết định của Virgil, vào giờ chết của mình: huỷ bỏ bản thảo [được đặt tên là] Aeneid. Vào lúc đó, anh ta nhận ra rằng cái đẹp và sự thực của ngôn ngữ không làm sao đi đôi với nỗi đau khổ của con người và cái đà tiến lên của chủ nghĩa man rợ. Con người phải tìm ra một [thứ] thi ca tức thời hơn, hữu ích hơn cho con người, so với thứ thi ca bằng từ ngữ: một thi ca của hành động. Hơn thế nữa, Broch đưa văn phạm và lời nói/chữ viết vượt quá những câu thúc mang tính truyền thống, như thể chúng đã trở nên quá nhỏ bé, để có thể chứa đựng được nỗi khổ đau đè nặng, và tia chớp sáng tạo lóe lên, ở nhà văn, khi đối diện với phi nhân, là thời đại của chúng ta. Vào lúc gần chót của cuộc đời khá cô quạnh (ông mất ở New Haven, gần như không ai biết tới), Broch càng cảm thấy rõ một điều, rằng cảm thông có thể nằm ở trong những cách thức (modes), hơn là trong ngôn ngữ, có lẽ là ở trong toán học, một bộ mặt khác của câm lặng.

Trong tất cả những nhà văn lưu vong, "bảnh nhất" là Thomas Mann. Ông luôn luôn là một công dân của thế giới, [luôn sẵn sàng] đón nhận thiên tài, của những ngôn ngữ và những nền văn hóa khác. Trong phần cuối của toàn bộ Joseph, những âm tiết tiếng Anh - thứ ngôn ngữ mà Mann đang sống ở trong nó - hình như đã nhập vào văn phong của ông. Tiếng Đức vẫn là chủ, nhưng ở đây và lại một lần nữa, một ánh sáng ngoại lai loé lên qua ngôn ngữ chủ đó. Trong Bác sĩ (Doctor) Faustus, Mann đích thân nói chuyện thẳng với cảnh điêu tàn, là tinh thần Đức. Cuốn tiểu thuyết tạo nên vóc dáng của nó, qua sự tương phản giữa ngôn ngữ của người kể chuyện và những biến cố mà người đó kể lại. Ngôn ngữ mang tính nhân bản cổ điển, với bút pháp cần mẫn, tuy lỗi thời, nhưng luôn mở ra những giọng nói của lẽ phải, của nỗi bi quan và lòng bao dung. Mặt khác, câu chuyện về cuộc đời Leverkuhn là một dụ ngôn về phi lý (unreason) và thảm họa. Bi kịch cá nhân của Leverkuhn dọn đường cho cơn khùng điên lớn lao của dân tộc Đức. Ngay cả khi người kể chuyện soạn thảo lời chứng của mình – mang tính nhân bản tuy có phần mô phạm – đưa tới cuộc hủy diệt hung bạo của một con người thiên tài: có những dấu hiệu cho thấy chế độ Reich đang ngập vào cơn hỗn mang đẫm máu. Trong Doctor Faustus, cũng là một quan tâm trực tiếp tới những vai trò của ngôn ngữ và âm nhạc ở trong linh hồn Đức. Mann hình như muốn nói, những nội lực sâu thẳm nhất của linh hồn Đức luôn luôn được diễn tả bằng âm nhạc hơn là bằng những con chữ. Và câu chuyện về Adrian Leverkuhn đề nghị một điều: đó là một sự kiện đầy hung hiểm. Rằng, trong âm nhạc có những khả thể, về một chủ nghĩa hoàn toàn phi lý và cơn hớp hồn đưa đến hôn mê. Không có thói quen tìm kiếm, ở trong ngôn ngữ bất cứ một tiêu chuẩn tối hậu nào, về cái nghĩa (meaning), người Đức đã sẵn sàng [chờ đón] những chí choé chưa ra tiếng người (the sub-human jargon), của chủ nghĩa Nazi. Và đằng sau những chí chóe bắng nhắng này, vọng lên những cung bậc u tối của cơn mê ly lịm người: những nốt nhạc Wagner. Trong Kẻ Tội Lỗi Thánh Thiện (The Holy Sinner), một trong những tác phẩm chót, Mann trở lại với vấn đề ngôn ngữ Đức bằng con đường nhạo nhại, và mô phỏng. Câu chuyện được viết ra, bằng cách bắt chước thật tỉ mỉ tiếng Đức thời trung cổ, như muốn tách biệt nó, càng xa bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, với tiếng Đức thời hiện tại.

Nhưng với tất cả những thành tựu, những nhà văn Đức lưu vong đã không thể cứu vớt được gia tài của họ, trước cơn tự huỷ diệt. Bằng cách rời khỏi nước Đức, họ có thể bảo vệ sự vẹn toàn của riêng họ. Họ chứng kiến những khởi đầu của thảm họa, chứ không phải những lớp lang đầy đủ sau đó. Như một người ở lại, nói, "Bạn đã không nhập cuộc, với cái giá là tất cả phẩm cách của mình. Làm sao bạn có thể nói chuyện với những kẻ đã làm [chuyện đó]?" Những cuốn sách Mann, Hesse, và Broch viết ở Thụy Sĩ hay ở California hay ở Princeton, bây giờ được đọc ở Đức, nhưng chủ yếu như là bằng chứng, về một thế giới đặc quyền "nối dài", "ở đâu đó", bên ngoài tầm tay của Hitler.

Còn những nhà văn ở lại, thì sao? Một vài người trở thành những kẻ điếu đóm, trong ổ điếm chính thức, của "văn hoá Aryan", "Reichsschrifttumskammer, (Viện văn chương thuộc về đế chế, Chambre impériale de littérature). Một số khác chơi trò lập lờ, cho tới khi mất luôn khả năng nói rành rọt, về bất cứ một điều gì, ngay đối với chính họ. Klaus Mann đã khái quát về chuyện, làm thế nào mà Gerhart Hauptmann, con sư tử già của chủ nghĩa hiện thực, trở nên "ăn khớp" (in terms), với những thực tại mới:

"Hitler…. sau hết… Các bạn thân mến của tôi ơi!… cũng không nhức nhối lắm đâu, đừng quá cứng rắn như thế chứ!… Hãy cố là… Không đâu, nếu bạn cho phép tôi… khách quan…. Tôi có thể châm thêm rượu cho ly của tôi? Ôi chao, thứ sâm banh này mới tuyệt vời làm sao! Rượu sâm banh hả? Thì cũng vậy thôi, về vấn đề này… Cuộc phát triển khác thường nhất… Tuổi trẻ Đức… Về bẩy triệu lá phiếu… Như tôi thường nói với những bạn bè Do Thái của tôi… Những người Đức này… một quốc gia không thể tính toán được… rất bí hiểm, thực vậy… những xung động vũ trụ… Goethe… Câu chuyện nhiều tập về những Nibelunge (Nibelungen Saga)… Hitler, theo một nghĩa nào đó, diễn tả… Như tôi cố giải thích cho những người bạn Do Thái của tôi… những khuynh hướng năng động…. Mang tính cơ sở, không thể cưỡng chống lại được…"


Một vài người, như Gottfried Benn và Ernst Junger, tìm nơi trú ẩn, trong điều mà Benn gọi là "hình thức quí tộc của [hiện tượng] thiên di" ("the aristocratic form of emigration"). Họ gia nhập Quân đội Đức, nghĩ rằng có thể chạy trốn ngọn triều ô nhiễm, và phục vụ tổ quốc của họ theo "những đường lối cổ xưa, đáng kính trọng" của tầng lớp sĩ quan. Junger đã viết một bản báo cáo về chiến thắng ở mặt trận Pháp. Đây là một cuốn sách nhỏ, mang chất trữ tình, duyên dáng, có tựa là Garten und Strassen (Những vườn cây và Những con đường). Không một ghi nhận cộc cằn nào ở trong đó. Một sĩ quan kiểu cổ (an old-style officer), lo lắng như một người cha, cho những tù binh người Pháp, và giữ những liên hệ "đúng đắn" (correct) và cởi mở với những đối tượng mới mẻ của mình. Đằng sau chiếc xe thuộc bộ chỉ huy hành quân của anh ta, mới từ Warsaw chuyển tới là một dẫy những chiếc xe cam nhông của Gestapo, và những đội quân tinh nhuệ. Junger không để ý tới đám này: ông nói về những khu vườn.

Benn nhìn ra liền, và, trước tiên, rút vào cõi âm u của văn phong, rồi sau đó, vào câm lặng. Nhưng chỉ nội sự kiện, ông có mặt [ở đó], ở nước Đức của Nazi, hình như cũng đủ để tiêu hủy [cái điều gọi là] bám vào thực tại của ông. Sau chiến tranh, ông viết ra một vài hồi tưởng (recollections), về thời kỳ của bóng đêm. Trong đó, chúng ta kiếm thấy một câu thật lạ kỳ. Về sức ép mà chế độ đè lên ông, Benn nói: "Điều tôi diễn tả, không phải là do phẫn nộ đối với Chủ nghĩa Quốc xã. Nó bây giờ đã bị lật đổ, và tôi không phải là người kéo cái xác của Hector vào cát bụi." Chỉ một khi trí tưởng tượng bị chao đảo trước bao điều rối ren mơ hồ, mới khiến cho một nhà văn đàng hoàng (a decent writer) viết ra một câu như vậy. Dùng một hình ảnh mang tính hàn lâm nhưng đã sáo mòn, ông coi chủ nghĩa Nazi tương đương với những nhân vật phong nhã nhất của Homer. Một khi chết, ngôn ngữ quay qua những lời dối trá.

Một dúm nhà văn ở lại Đức nhằm dấy lên cuộc kháng chiến bí mật. Một trong những nhà văn hiếm hoi này là Ernst Wiechert. Ông trải qua một thời gian trong trại tù Buchenwald, rồi sau đó lui vào ẩn dật một phần (partial reclusion), trong suốt cuộc chiến. Viết được tí nào, ông đem chôn tí đó, ở trong vườn nhà. Luôn trong tình trạng hiểm nguy, nhưng bởi vì ông hiểu rằng, không thể để cho nước Đức trầm luân trong nỗi đau câm nghẹn (Germany should not be allowed to perish in voiceless suffering). Ông ở lại, bởi vì cần một con người chân thật như thế, để ghi lại, cho những kẻ đã phải bỏ chạy, và cho những kẻ may ra sống sót, rằng chuyện xẩy ra là như vậy đấy. Trong Khu Rừng của những Người Chết, ông đưa ra một bản báo cáo ngắn gọn, trầm lắng, về những gì ông nhìn thấy ở trong trại tập trung. Trầm lắng, bởi vì ông mong muốn: điều ghê rợn của sự kiện [sẽ] gào lên, cái trần trụi của sự thực. Ông nhìn thấy những người Do Thái bị tra tấn tới chết, dưới sức nặng của những lớp đá hoặc gỗ, (bị quất roi mỗi khi ngưng để thở, cho tới khi họ rũ xuống chết). Khi cánh tay Wiechert bị làm độc, ông được băng bó, và sống sót. Viên quân y sĩ ở trong trại không muốn chạm vô đám Do Thái hay Gypsies, ngay cả bằng bao tay, sợ rằng "mùi da thịt của họ làm độc anh ta." Và cứ thế họ chết, rên la gào thét do cơ thể ung độc sưng tấy, hoại thư, hoặc bị chó săn đuổi. Wiechert nhìn và nhớ. Cuối cuộc chiến, ông đào bản thảo lên, và vào năm 1948, in nó. Nhưng đã quá trễ rôài.

Trong ba năm ngay sau khi cuộc chiến kết thúc, nhiều người Đức cố gắng có được một cái nhìn thực, về những biến cố xẩy ra dưới thời Hitler. Dưới cái bóng của những điêu tàn và của sự khốn cùng về kinh tế, họ xem xét cái ác quỉ ma là chủ nghĩa Nazi đã được tháo cũi xổ lồng, hoành hành trên đầu họï, và trên thế giới. Hàng hàng những đàn ông đàn bà đi qua những đống xương người, trong những trại tử thần. Những binh lính trở về, thừa nhận một điều, ở những vùng bị chiếm đóng như Na Uy, Ba Lan, hay Pháp hay Nam Tư đã xẩy ra những chuyện gì: sử bắn tập thể những con tin, tra tấn, cướp bóc. Nhà thờ lên tiếng. Đây là một giai đoạn nhìn lại mang tính đạo đức, và đau thương nhức nhối. Những lời nói – chưa từng được nói trong mười hai năm – được nói ra. Nhưng thời điểm của sự thực sao mà "khá" ngắn ngủi.

Điểm ngoặt có thể là vào năm 1948. Với sự thành lập đồng Đức Mác mới, nước Đức bắt đầu vươn lên như một phép lạ, trở thành một thế lực kinh tế tái hồi (renewed). Nói theo đúng nghĩa đen, xứ sở tự biến nó thành ghiền, bằng lao động nặng. Đó là những năm tháng người ta ngủ nửa buổi đêm ở nhà máy đang được tái xây cất, bởi vì nhà của họ chưa thể ở được. Cùng với bước nhẩy vọt năng lượng vật chất, một huyền thoại mới xuất hiện. Hàng triệu người Đức bắt đầu nói, với chính họ và với bất kỳ một người ngoại quốc nào có đủ ngây thơ để mà lắng nghe họ, rằng, nói gì thì nói, quá khứ đã không xẩy ra, rằng những điều ghê gớm tởm lợm là cường điệu, do tuyên truyền của Đồng minh và những ký giả khoái tin giật gân. Vâng, có một vài trại tập trung, và theo như báo cáo, có một số người Do Thái và một số những kẻ không may khác bị sát hại. "Nhưng làm gì tới sáu triệu, lieber Freund, (Bạn thân mến), không cách chi tới con số đó. Chỉ là tuyên truyền, bạn biết đấy." Không nghi ngờ chi, có đôi điều tàn bạo do những đơn vị S.S. và S.A. gây ra tại lãnh thổ ngoài. "Nhưng họ đều là những Lumpenhundle, đám trộm cắp thuộc tầng lớp thứ dân. Lính chính qui đâu làm ba chuyện đó. Không đâu, với Quân đội Đức đáng kính. Thực sự, tại Mặt trận phía Đông, những đứa trẻ của chúng ta đâu có đối mặt với những con người bình thường. Tụi Nga đều là những chó điên, Bạn thân mến ơi, những con chó điên! Thế còn chuyện dội bom thành phố Dresden, thì sao?" Đi bất cứ nơi đâu, tại bất cứ xó xỉnh nào thuộc nước Đức, khách du lịch đều được nghe cùng một luận điệu như vậy. Những người Đức bắt đầu tin hết mình về những điều kể trên. Nhưng tiếp theo đó, là những điều tồi tệ hơn.


Người Đức, từ đứa trẻ chập chững biết đi cho tới những ông già lụ khụ (Germans in every walk of life), bắt đầu tuyên bố, rằng họ không biết về những trò ác độc của chế độ Nazi. "Chúng tôi không biết chuyện gì xẩy ra. Chẳng ai nói với chúng tôi về [trại tù] Dachau, Belsen, hay là Auschwitz. Làm sao chúng tôi khám phá ra? Đừng đổ vạ cho chúng tôi." Hiển nhiên, thật khó khăn, khi phản bác một lời biện hộ thật "vô tri" (ignorance) như vậy. Cũng không phải ít ỏi: đã có nhiều người Đức chỉ có một chút xíu quan niệm, về điều có thể xẩy ra, ở bên ngoài sân sau nhà, của riêng họ. Những quận lỵ nhà quê, những cộng đồng nhỏ hơn, ở xa xôi hơn, chỉ ý thức tới thực tại, của những tháng sau cùng của cuộc chiến, khi những trận đánh tới sát bên họ. Nhưng bao la hằng hà, là con số những người đã biết. Wiechert miêu tả chuyến đi dài của ông, tới trại tù Buchenwlad, trong những ngày tương đối thanh bình vào năm 1938. Ông tả quang cảnh, ở những trạm ngưng nghỉ: đân chúng xúm lại, để chế giễu, nhổ nước miếng vào những người Do Thái và những tù nhân chính trị bị xiềng, trong những chiếc xe "van" của Gestapo. Khi những chuyến xe lửa của tử thần bắt đầu băng qua nước Đức trong thời kỳ chiến tranh, không khí đầy ứ âm thanh và mùi vị, của cơn hấp hối. Những chuyến xe lửa tại sân ga Munich, đợi giờ chuyển bánh tới trại tù Dachau, chỉ cách đó một khoảng đường. Bên trong những toa xe được đóng dấu địa ngục, đàn ông, đàn bà, trẻ con phát điên phát khùng, vì sợ và khát. Họ kêu gào không khí và nước uống. Họ kêu gào trọn đêm. Dân chúng ở Munich nghe, và nói cho người khác. Trên đường tới Dachau, chuyến tầu ngưng lại, đâu đó tại phía nam nước Đức. Những tù nhân bị bắt phải chạy lên chạy xuống, ở sân ga, và một tên Gestapo thả chó chạy theo họ, la lên: "Người ơi, hãy tóm lấy lũ chó này!" ("Man, get those dogs!") Một đám đông người Đức đứng coi trận thể thao. Những trường hợp không làm sao đếm được như thế, đều được ghi nhận vào hồ sơ.

Có thể hầu hết người Đức đã không biết những chi tiết cụ thể, về cuộc thanh toán, tiêu diệt. Họ có thể không biết về "cơ chế" những lò thiêu (một sử gia Nazi gọi những lò này là "hậu môn của thế giới" - "the anus of the world"). Nhưng khi căn nhà kế bên, hồi đêm, bị hốt sạch người ở, hay là khi những người Do Thái, với ngôi sao vàng trên áo, bị xô ra khỏi những hầm trú ẩn tránh phi cơ oanh tạc, và đành co rúm lại, giữa đường phố bốc cháy, ngay giữa trời: chỉ một tên vừa ngu vừa mù mới có thể thốt ra, rằng tôi không biết.

Tuy nhiên, huyền thoại vẫn ăn khách! Cũng rất thực, là điều này: những khán thính giả Đức đã xúc động, chẳng lâu la gì trước đó, bởi sự trình diễn [vở kịch] Nhật ký của Anne Frank. Nhưng ngay sự khủng khiếp trong Nhật ký cũng chỉ là một kỷ niệm ngoại lệ. Và nó đâu cho thấy chuyện gì đã xẩy ra cho Anne ở bên trong trại tù. Thị trường chữ nghĩa ở Đức lại tỏ ra rất ư là "hẹp hòi" với mấy thứ này. Hãy quên quá khứ. Hãy làm việc. Hãy giầu có thịnh vượng. Nước Đức mới thuộc về tương lai. Mới gần đây, khi được hỏi cái tên Hitler nghĩa là gì đối với họ: một con số rất đông những học sinh Đức trả lời rằng ông ta là một người xây cất đường cho ô tô chạy (Autobahnen) và đã thanh toán được nạn thất nghiệp. Có khi nào họ được biết, rằng đây là một người đàn ông xấu? Có, nhưng họ thực sự không hiểu tại sao. Thầy cô nào cố nói với học sinh về lịch sử thời kỳ Nazi, họ sẽ được "bên trên" nhắc nhở, rằng những đề tài như vậy không hợp với trẻ con. Một số ít thầy cô cố tình không biết điều, sẽ bị cho về vườn, hay bị cha mẹ con em học sinh, và đồng nghiệp, làm tình làm tội. Tại sao cứ đào bới quá khứ?

Thực sự, những khuôn mặt cũ đã thập thò, ở chỗ này hay chỗ nọ. Trên băng ghế ở pháp đình, bắt đầu xuất hiện một vài ông tòa trước kia đã từng phê chuẩn luật lệ máu của Hitler. Trên rất nhiều ghế giảng sư, là những bộ mặt chuyên gia đã từng được thăng cấp, đúng vào lúc những sư phụ của chính họ, người Do Thái hay theo Chủ nghĩa Xã hội, "được" cho đi gặp tử thần. Trong một số đại học Đức hay Áo, đám côn đồ lại vênh váo với những chiếc nón cát-két, những dải ruy-băng, những vết sẹo đâm chém, và những lý tưởng "thuần chủng Đức" của chúng. "Chúng ta hãy quên đi!", là "kinh cầu nguyện" của thời đại Đức mới. Ngay cả những kẻ không thể quên, vậy mà cũng cố ép buộc những người khác: hãy quên đi! Một trong số ít ỏi, thuộc loại văn chương cao cấp, tự trầm mình vào tất cả nỗi ghê rợn của quá khứ, là vở kịch The Burnt Offering (Đồ Cúng Tế) của Albrecht Goes. Được một viên chức Gestapo cho biết, ở nơi chốn "bà" (she) sẽ tới đó, sẽ chẳng có thì giờ mà dành cho đứa bé đâu, người đàn bà Do Thái đã để lại chiếc xe trẻ con, cho bà vợ một người giữ tiệm tốt bụng, thuộc dòng giống Aryan. Ngày hôm sau, bà bị đưa tới lò thiêu. Chiếc xe trống trơn làm cho người kể chuyện hiểu toàn bộ những gì xẩy ra. Người đàn bà quyết định từ bỏ cuộc sống của riêng bà, như là đồ cúng tế, để hiến dâng cho Thượng Đế. Đây là một câu chuyện tuyệt vời. Nhưng ngay từ đầu chuyện, Goes đã ngần ngại, có nên nói ra hay là không: "Con người quên. Và phải quên thôi, bởi vì làm sao sống, nếu không quên?" (One has forgotten. And there must be forgetting, for how could a man live who had not forgotten?" Tốt hơn thật, biết đâu đấy.

Mọi chuyện quên. Nhưng ngôn ngữ, không. Khi nó bị tiêm tẩm điều giả trá, chỉ mỗi sự thực, thuộc thứ dữ dằn nhất, mới có thể tẩy rửa cho nó được thôi. Thay vì vậy, lịch sử hậu-chiến của ngôn ngữ Đức là một ngôn ngữ giả trá, quên thoải mái. Hồi nhớ quá khứ, về những điều ghê rợn đang được khui quật, khá nhiều. Nhưng với một cái giá thật cao. Và văn chương Đức hiện đang trả giá, cái giá mắc mỏ đó. Có những nhà văn trẻ có tài và một số nhỏ thi sĩ đáng trân trọng. Nhưng phần lớn những gì được xuất bản - như là văn chương nghiêm túc - thì nhạt nhẽo, kém cỏi. Chẳng có ngọn lửa của cuộc sống ở trong đó (1). So sánh thứ tuyệt hảo của văn chương báo chí hiện thời, với thứ "thường thường bậc trung" của tờ Franfurt Zeitung những ngày tiền-Hitler: nhiều lúc thật khó mà hiểu nổi, cả hai đều được viết bằng tiếng Đức.

Như vậy không có nghĩa là thiên tài Đức câm nín. Có một cuộc sống âm nhạc sáng ngời; ngoài nước Đức ra, không ở đâu âm nhạc hiện đại có được một tầng lớp thính giả tốt như vậy. Lại một lần nữa, người ta nhận ra, sự sống động trong toán học, và trong những ngành khoa học tự nhiên. Nhưng âm nhạc và toán học là "những ngôn ngữ" khác, so với ngôn ngữ. Tinh khiết hơn, có lẽ vậy; không bị sói mòn bởi những hàm ý của quá khứ; có khả năng hơn, có thể vậy, để đương đầu với thời đại mới về tự động và kiểm tra điện tử. Nhưng ngôn ngữ: không. Trong lịch sử, cho tới nay, đó là ngôn ngữ: chiếc xe ân sủng của con người, phương tiện chuyên chở số một của văn minh.


Chú thích của tác giả:


Thật cũng dễ hiểu, bài tiểu luận này, được viết năm 1959, đã gây nên nhiều đau thương, và giận dữ. Bàn luận, và trích dẫn sai về nó, đã tiếp tục tại Đức cho tới nay. Báo Sprache im technischen Zeialter đã làm một số đặc biệt về cuộc tranh luận, và nó lại bùng lên ở Mỹ, trong một cuộc gặp gỡ vào mùa xuân năm 1966, giữa những nhà văn Đức, thuộc Nhóm 47 (Gruppe 47). Giới hàn lâm, mà tôi miễn cưỡng là một thành viên, đã có một quan niệm thù nghịch về trường hợp này.

Nếu tôi cho in lại Phép Lạ Hổng trong cuốn sách này (Ngôn ngữ và Câm lặng. CTND), bởi vì tôi tin rằng, liên hệ giữa ngôn ngữ và phi nhân mang tính chính trị, là một vấn đề rất quan trọng; và bởi vì tôi tin rằng, đây là một vấn đề thật cấp bách, do tính đặc thù và bi đát: việc sử dụng tiếng Đức trong thời kỳ Nazi và trong những trò nhào lộn [nhằm đưa đến] lãng quên, tiếp theo sau sự sụp đổ của chủ nghĩa Nazi. De Maistre và George Orwell đã viết về chính trị học của ngôn ngữ, về vấn đề, bằng cách nào, con chữ có thể mất những ý nghĩa nhân bản của nó, dưới sức ép của trò thú vật chính trị và sự giả trá. Chúng ta hình như chưa áp dụng được những soi sáng như vậy, vào lịch sử hiện thời của ngôn ngữ và cảm nghĩ. Ở đây, hầu như mọi chuyện đều còn bỏ ngỏ.

Tôi cho in lại bài tiểu luận này, còn là do tôi tin rằng, nó còn có giá trị, về nét đại cương của vấn đề được bàn luận. Khi viết nó, tôi chưa được biết một cuốn sách rất đáng kể, của Victor Klemperer, Aus dem Notizbuch eines Philologen, xuất bản tại Đông Bá Linh vào năm 1946 (bây giờ được Joseph Melzer Verlag, Darmstadt tái bản dưới tựa đề Die unbewaltigte Sprache). Nhiều chi tiết hơn so với của tôi; Klemperer, một nhà ngữ học chuyên ngành, đã ghi lại dấu vết sự sụp đổ của tiếng Đức, và trở thành một thứ biệt ngữ Nazi (Nazi jargon). Ông còn chỉ ra cái nền mang tính ngữ học-lịch sử đưa đến sự sụp đổ đó. Vào năm 1957 xuất hiện một cuốn từ điển nhỏ, theo kiểu sơ thảo về tiếng Đức Nazi: Aus dem Worterbuch des Unmenschen, những người soạn thảo là Sternberger, Storz, và Suskind. Năm 1954, những đề nghị của tôi về một nghiên cứu chi tiết hơn đã được đưa vô cuốn Vom "Abstammungsnachweis" zum "Zuchtwart" của Cornelia Berning. Dolf Sternberger đã trở lại với trọn câu hỏi, trong một tiểu luận về "Mass/sabe der Sprachkriik" ở trong Kriteren (Frankfurt, 1965). Trong The Deputy của Hochhuth, đặc biệt là những cảnh liên quan tới Eichmann và đám bạn bè làm ăn của ông ta, tiếng Đức của Nazi đã được sử dụng một cách thật chính xác, khiến người đọc như muốn lộn mửa. Cũng như vậy, là tác phẩm Investigation của Peter Weiss, và như trong bài viết Ghi nhận về Gunter Grass, của tôi, in trong cùng cuốn sách, tiếp theo bài viết này.

Hơn thế nữa, trong 10 năm qua, một chương mới đã bắt đầu, trong lịch sử rối rắm và đa dạng, là ngôn ngữ Đức và những âm sắc của nó, trong thực tại chính trị. Lại một lần nữa, Đông Đức phát triển mạnh, thứ văn phạm của những lời rối trá, của những giản lược mang tính toàn trị. Chúng cũng chẳng thua gì đỉnh cao thời đại Nazi. Những bức tường có thể được dựng lên, tách đôi một thành phố. Không chỉ vậy: chúng còn tách đôi, một bên là những con chữ, và một bên là nội dung nhân bản của chúng.

(1) Nhận định này có giá trị vào năm 1959, bây giờ thì không. Chính vì dám nhìn thẳng vào quá khứ, kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn của Đức đã lại có một sức mạnh đời sống, hung bạo, không thể chối bỏ được, tuy còn nhiều chất báo chí.

NQT

























Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư

Raymond Chandler by Oates