“Bác Sĩ Zhivago”,





Ursula K. Le Guin đọc “Bác Sĩ Zhivago”, của Boris Pasternak


Năm chục năm trước đây, Tháng Chín này, cuốn Bá sĩ Zhivago của Boris Pasternak ra mắt độc giả ở đây, bản tiếng Anh. Ông ta không thể xb nó tại xứ sở của riêng ông
Nó là quà sinh nhật của tôi, Tháng Mười, khi tôi 28 tuổi. Nó làm tôi choáng ngợp. Cuộc Chiến Lạnh làm rộn cái đầu của chúng tôi vào thập niên 50’s, và tôi thực sự không hiểu tình hình chính trị phức tạp trong cuốn sách, nhưng đó là 1 cuốn bạn hiểu nó qua xúc động: Nó cực kỳ thông minh, nhưng phải được hiểu bằng trái tim.
Pasternak là 1 nhà hiện thực thần bí, được trang bị, để nói với chúng ta về 1 thời kỳ kỳ lạ trong lịch sử loài người - sống, kinh qua, cuộc Cách Mạng Tháng Mười 1917 thì là như thế nào, từng ngày, đối với những dân Nga bình thường: một cơn chao đảo khổng lồ về ý tưởng, lý tưởng, mọi thứ, mọi điều thay đổi, cái quen thuộc thì trong điêu tàn, trật tự mới được dựng lên 1 cách tàn bạo, và bất thình lình lại bị lật nhào, cuộc chiến phân tán, manh mún thì vô tận, và huỷ diệt – và khả năng phục hồi tâm linh của con người nói chung bằng 1 cách nào đó, vượt qua được, ngày lại ngày, từng ngày.
Và niềm vui lớn khi trở lại với những đoạn lớn, như, chuyến đi bằng xe lửa của Yury Zhivago cùng vợ và đứa bé, chật ních những người di tản, tị nạn trong toa chở hàng, từ Moscow tới Urals. Cuốn sách đầy những hình ảnh không thể nào quên được, như những xe lửa dài, trống rỗng, trên đường ray, trong tuyết ở Siberia, đen, chết; và những câu văn im lặng, khủng khiếp, dễ sợ, nói về những cánh đồng luá chín, dâng lên, rì rào, không phải vì gió, mà vì chuột - người dân làng thì chết, lúa không được gặt, chuột phải hàng triệu triệu con, xực chúng – khi Yury, chân trần cuốc bộ, một mình trên đường trở lại Moscow từ Urals.
Tất cả những chuyến đi, từ giã, tái hợp, chừng trên chục những nhân vật biến mất, và tái xuất hiện, quấn quít trong cuộc tình không làm sao có nhau trong đời, thù hận mắc mớ nhau như tình yêu. Gặp rồi lại mất nhau, và cười cười khóc khóc, tôi không hiểu được. Không phải hỗn độn, mà là 1 tình thế phức tạp, dã man, về giao tiếp, như những con đường xe lửa tại sân ga lớn - tất cả những định mệnh đó gặp gỡ chồng chéo, tất những linh hồn đầy ắp những toan tính, tất cả những con người đó thì đều vô phương chống đỡ, bị đánh gục, biến thành tro bụi trong trận bão lớn là Cách Mạng.
Tôi nhận ra là, tôi ao ước biết bao, làm sao học được từ Pasternak, để viết 1 cuốn tiểu thuyết: Làm thế nào bạn vượt qua hàng ngàn dặm đường, và những năm tháng, dài như thế, khi hạ cánh đúng chỗ của bạn, làm thế nào, chính xác ra sao, cái “chi tiết” nhập thân vào cái “xúc động”, làm sao hoang lieu phiêu bạt đã đời vưỡn có thể xây dựng cơ đồ, trụ lại…
Đúng là 1 cuốn sách bao la. Năm trăm trang không đủ để chứa đựng cả 1 nước Nga, bốn mươi năm lịch sử, một đời người và những giấc mộng của hắn ta. Nhưng nó thì rộng lớn, bao la, như linh hồn con người. Nó giữ muôn vàn đau đớn, bội phản, và tình yêu. Tôi yêu nó, có lẽ là cuốn cuối cùng của những cuốn tiểu thuyết vĩ đại Nga, cái di chúc, chứng thực, đẹp, phong nhã của thế kỷ tàn khốc


Note: To U, my O Huế, as a Christmas “gift”.
U once said: Mi dịch bài đó, cho ta đọc nhe!
Take Care. Both of U

Trong ba bài viết về cuốn Dr Zhivago mà Gấu mê - trước chỉ có hai – bài này, của Ursula K. Le Guin, ngắn thôi, mà cũng quá đỗi thần sầu. Bèn đi liền, dịch liền. Nhưng bài hay nhất, là của Milosz. Gấu nghĩ hoài, không ra lý do, nhưng sau ngộ ra, mi phải có tí độc Á Châu, đẻ ra thứ CS Châu Á với đỉnh cao Gulag, và sau đó, kiềm chế được nó như Milosz, thì mới đọc Pạt tới đỉnh được. Milosz kiềm chế được cái độc CS nhờ Ky Tô giáo.
Bác sĩ Zhivago là mối tình đầu đời của Gấu. Đọc nó vào thời kỳ đẹp nhất trong đời học sinh của Gấu, khi quen bạn Chất, em trai TTT, và được bạn đưa về nhà giới thiệu với bà cụ, ông anh. Gấu đọc cùng với bà cụ, và cả hai đều quá mê Lara. Bài điểm sách đầu tiên, cuốn Sau Cơn Mưa, của Lý Hoàng Phong – anh Quách Thoại – và về 1 Lara của xứ Mít, cô Hà ở trong đó.
On Pasternak's “Doctor Zhivago”
“First written for the National Public Radio segment You Must Read This, May 2008.”
Fifty years ago this September, Boris Pasternak's novel “Doctor Zhivago” came out here in English. He couldn't publish it in his own country.
It was my birthday present that October-I was twenty-eight. It bowled me over. The Cold War muddied our thinking in the fifties, and I didn't really understand the complex political stance of the book-but it's a book you understand emotionally: it is fiercely intelligent, but it must be understood with the heart.
Pasternak was a mystical realist, equipped to tell us about a strange time in human history-what living through the great Revolution of 1917 was like, day by day, for ordinary Russians: a huge chaos of ideas and ideals, everything changed, the familiar in ruins, a new order brutally established and suddenly knocked apart again, endless factional war and destruction-and the spiritual resilience of common people somehow getting through it, day by day.
What a joy to come back to the great passages, like Yury Zhivago's long train trip with his wife and child, crammed with other refugees in a freight car, from Moscow to the Urals. The book's full of unforgettable images, like the long, empty trains standing on the tracks in the snow in Siberia, black, dead; and the quiet, terrifying sentences that tell of ripe grain-fields heaving and rustling, not with wind, but with mice-the villagers are dead, the grain uncut, mice breeding in it by millions-as Yury makes his way on foot, alone, all the way back from the Urals to Moscow.
It's all journeys, partings, and meetings-dozens of characters disappear and reappear, they bond together in passionate love but can't hold on to each other, passionate hatred unites them as closely as love, they meet and part and weep, meet again and don't know it. It's not disorder, but a wild complexity of interconnection, like the tracks in a great train station-all these crisscrossing destinies, all these souls full of earnest intention, all of them helpless as dust blown on the great wind of the Revolution.
I realize now how much I learned about how to write a novel from Pasternak: how you can leap across miles and years so long as you land in the right place; how accuracy of detail embodies emotion; how by leaving more out you can get more in...
It's a huge book. Five hundred pages isn't long to contain all Russia, forty years of history, a man's life and dreams. But it is vast, like a human soul. It holds immensities of pain, betrayal, and love. I love it, this maybe last of the great Russian novels, this beautiful, noble testimony from a terrible century.
Ursula K. Le Guin: “Words Are My Matter”

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư