Dạ Vũ Ký Bắc
(p. 114)
Night Rain, Sent North
You ask when I'll be back but there is no when.
In the hills night rains are flooding autumn pools.
When will we sit and trim the wicks in the west window
and talk about the hills and night and rain?
(p.141)
Night Rains: to my Wife up North
You ask how long before I come. Still no date is set.
The night rains on Mount Pa swell the autumn pool.
When shall we, side by side, trim a candle at the West
window,
And talk back to the time of the night rains on Mount Pal?
Dạ Vũ Ký Bắc
Quân vấn
quy kỳ vị hữu kỳ,
Ba sơn dạ vũ trướng thu trì.
Hà đương cộng tiễn tây song chúc,
Khước thoại Ba Sơn dạ vũ thì.
Lý Thương Ẩn
Ba sơn dạ vũ trướng thu trì.
Hà đương cộng tiễn tây song chúc,
Khước thoại Ba Sơn dạ vũ thì.
Lý Thương Ẩn
Em hỏi
ngày về để tính xem !
Núi Ba ao ngập nước mưa đêm.
Bao giờ mới được cùng chong nến,
Trò chuyện ngoài trời mưa suốt đêm. (1)
Châu Ngọc Bính
Núi Ba ao ngập nước mưa đêm.
Bao giờ mới được cùng chong nến,
Trò chuyện ngoài trời mưa suốt đêm. (1)
Châu Ngọc Bính
Lúc mưa
đêm, làm gửi về bắc
Ngày về
chưa biết bao giờ,
Ba sơn mưa tối, ao thu dâng đầy.
Bao giờ khêu nến song tây,
Cùng nhau kể chuyện mưa bay đêm nào?
Trần Trọng San
Ba sơn mưa tối, ao thu dâng đầy.
Bao giờ khêu nến song tây,
Cùng nhau kể chuyện mưa bay đêm nào?
Trần Trọng San
Đăng Lạc-Du Nguyên
Hướng vãn
ý bất thích,
Khu xa đăng cổ nguyên.
Tịch dương vô hạn hảo,
Chỉ thị cận hoàng hôn.
Khu xa đăng cổ nguyên.
Tịch dương vô hạn hảo,
Chỉ thị cận hoàng hôn.
Lên Lạc-Du nguyên
Chiều tối
lòng buồn bã,
Rong xe lên cổ phần.
Nắng chiều đẹp vô hạn,
Chỉ tiếc sắp hoàng hôn.
Trần Trọng San
Rong xe lên cổ phần.
Nắng chiều đẹp vô hạn,
Chỉ tiếc sắp hoàng hôn.
Trần Trọng San
Lạc-Du nguyên: Tên một khu du lãm nổi tiếng tại Trường An
Ghi Chú:
Hai Lúa đã từng chôm tên Lý Thương Ẩn, khi dịch
truyện ngắn Evelyne, của Joyce, trong Những Cư Dân Dublin, đăng trên
Tập San
Văn Chương, ngày nào còn Sài Gòn. Và, còn thi sĩ Joseph Huỳnh Văn.
Hai Lúa
vẫn còn nhớ, một câu giới thiệu Joyce, của Lý Thương
Ẩn "giả hiệu", mà Huỳnh Văn rất mê, là: Mười lăm truyện ngắn như mười
lăm mảnh đời, xé ra từ thành phố Dublin
nghèo khổ... Thi sĩ HV. mê nhất hình ảnh "xé ra"...
Lạ, không
hiểu có phải hậu quả của việc chôm, nhưng, ý tưởng
"Chỉ tiếc sắp hoàng hôn", của nhà thơ họ Lý đã nhập vào Hai Lúa, và,
bao nhiêu năm sau, đứng trên bờ biển giả, bãi cát giả Wasaga, làm bật
ra hình
ảnh này:
Sóng đẩy
biển lên cao, khi xuống kéo theo mặt trời,
Không gian bỗng đỏ rực rồi đêm tối trùm lên tất cả.
Không gian bỗng đỏ rực rồi đêm tối trùm lên tất cả.
Lạ, bài
thơ trên, được Gió_O mang ra đọc.
Toàn những trùng hợp tuyệt vời!
Cám ơn Gió_O, thêm một lần nữa!
NQT
*
Toàn những trùng hợp tuyệt vời!
Cám ơn Gió_O, thêm một lần nữa!
NQT
*
Trò chuyện
ngoài trời mưa suốt đêm?
Câu thơ
dịch này, của Châu Ngọc Bính, sợ không đúng tinh
thần nguyên tác.
Bởi vì cái
chuyện ngoài trời mưa suốt đêm, là chuyện đã xẩy
ra rồi, ở một nơi khác. Thành thử dịch như thế, là bỏ đi một số từ, làm
câu thơ
trở nên lệch ra khỏi nguyên tác.
Bao giờ mới được cùng chong nến,
Trò chuyện [về cái chuyện] ngoài trời mưa suốt đêm [ở núi Ba Sơn đêm nào một mình không có bạn ở bên cạnh]. Như vậy, bản dịch của TTS giữ được tinh thần nguyên tác hơn, theo Hai Lúa.
Đây là bản tiếng Anh. Cách dùng thì [it was like] cho thấy rất rõ, tinh thần bài thơ.
Bao giờ mới được cùng chong nến,
Trò chuyện [về cái chuyện] ngoài trời mưa suốt đêm [ở núi Ba Sơn đêm nào một mình không có bạn ở bên cạnh]. Như vậy, bản dịch của TTS giữ được tinh thần nguyên tác hơn, theo Hai Lúa.
Đây là bản tiếng Anh. Cách dùng thì [it was like] cho thấy rất rõ, tinh thần bài thơ.
A Letter
Home
You ask when I shall return: there is no knowing
Night rain on Pa-shan floods the autumn pools
Someday we shall trim the wick beneath the west windows
I'll tell you that it was like - the night rain falling
[Edited by Robert Payne]
(1) Dịch
giả Châu Ngọc Bính, đề nghị sửa lại:
Nhắc chuyện Ba Sơn mưa suốt đêm.
Nhắc chuyện Ba Sơn mưa suốt đêm.
Thơ Lý
Thương Ẩn, hay nói chung, thơ Đường, hay ở chỗ kiệm
lời, thơ thật cô đọng, nhờ vậy mà ý thơ, như những ao kia, nước mưa
dâng
đầy. Cách hiểu, và dịch của Châu Ngọc
Bính, thực sự không sai, nhưng mà là hiểu theo cách đổi ngược dòng thời
gian,
lấy cái chuyện tương lai làm chuyện hiện tại, nói rõ hơn, khi viết thư
cho bạn,
trong đêm mưa, là kể như đã có bạn ở ngay bên mình rồi!
Bài thơ
của Lý Thương Ẩn, nó như vầy, theo tôi.
Đêm, nơi
núi Ba Sơn, ngồi đọc thư bạn, tới câu bạn hỏi, khi
nào về, mới trả lời, chưa biết được. Khi đó, ngoài trời mưa, nước ao
dâng đầy,
mơ tưởng cái ngày gặp lại, kể cho bạn về cái cảnh đẹp tuyệt vời của đêm
nay.
Thành thử
cái chuyện "kể chuyện ngoài trời mưa suốt
đêm" đúng là giấc mơ của kẻ ngồi ngắm mưa, "kể như" có bạn mình
ngồi kế bên, vậy.
*
*
Lý Thương
Ẩn [813-858]
Tự là
Nghĩa Sơn, hiệu là Ngọc Khuê sinh. Người huyện Hà Nội,
tỉnh Hà Nam.
Năm 837 (đời Đường Văn-tông), nhờ thế lực của Lệnh Hồ Đào, con của Lệnh
Hồ Sở
mà được chấm đậu tiến sĩ. Rồi được Vương Mậu Nguyên, trấn thủ Hà Dương,
dùng
vào việc thư ký và gả con gái cho. Vì Mậu Nguyên là địch thủ chính trị
của Lệnh
Hồ Sở nên ông bị coi là người vong ân.
Lý Thương
Ẩn nổi tiếng ngang với Ôn Đình Quân và Đỗ Mục, nên
người đương thời gọi là Ôn Lý và Lý Đỗ.
Có ảnh
hưởng rất lớn đối với thi đàn đời Tống. Vương An
Thạch khen thơ ông có cái vẻ tài tình giống thơ Đỗ Phủ.
Hai Lúa
mới lục trong tủ sách, cuốn Thơ Đường, của Trần
Trọng San, có phần tiếng Anh, nhà xb Đại Học Tổng Hợp Thành Phố HCM.
Lạ một
điều, bản tiếng Anh, dịch bài Đăng Lạc-Du nguyên, lại
giống như bài thơ Biển của... Hai Lúa!
Biển
Buổi chiều đứng trên
bãi Wasaga
Nhìn hồ Georgian
Cứ nghĩ thềm bên kia là quê nhà.
Nhìn hồ Georgian
Cứ nghĩ thềm bên kia là quê nhà.
Sóng đẩy
biển lên cao, khi xuống kéo theo mặt trời
Không gian bỗng đỏ rực rồi đêm tối trùm lên tất cả.
Không gian bỗng đỏ rực rồi đêm tối trùm lên tất cả.
Cát ở đây
được con người chở từ đâu tới,
Còn ta bị quê hương ruồng bỏ nên phải đứng ở chốn này.
Số phận còn thua hạt cát.
Còn ta bị quê hương ruồng bỏ nên phải đứng ở chốn này.
Số phận còn thua hạt cát.
Hàng
cây
trong công viên bên đường nhớ rừng,
Cùng thi nhau vươn cao như muốn trút hết nỗi buồn lên trời.
Chỉ còn ta cô đơn lẫn vào đêm
Như con hải âu già
Giấu chút tình sầu
Vào lời thì thầm của biển...
Cùng thi nhau vươn cao như muốn trút hết nỗi buồn lên trời.
Chỉ còn ta cô đơn lẫn vào đêm
Như con hải âu già
Giấu chút tình sầu
Vào lời thì thầm của biển...
Bản dịch
qua tiếng Anh, của Witter Bynner, bài Đăng Lạc-Du
nguyên của Lý Thương Ẩn.
The Lo-Yu
Tombs
With
twilight shadows in my heart
I have driven up among the Lo-Yu Tombs
To see the sun, for all his glory
Buried by the coming night
Buried by the coming night, dịch lại qua tiếng Việt, chẳng là:
Không gian bỗng đỏ rực rồi đêm tối trùm lên tất cả?
Tuyệt cú mèo. Cứ y hệt như Hai Lúa khi làm, sáng tác... bài thơ Biển của mình, là... dịch nó từ tiếng Anh qua!
I have driven up among the Lo-Yu Tombs
To see the sun, for all his glory
Buried by the coming night
Buried by the coming night, dịch lại qua tiếng Việt, chẳng là:
Không gian bỗng đỏ rực rồi đêm tối trùm lên tất cả?
Tuyệt cú mèo. Cứ y hệt như Hai Lúa khi làm, sáng tác... bài thơ Biển của mình, là... dịch nó từ tiếng Anh qua!
Feb 6, 2004
Thơ là
toán thuần tuý, ngược với văn, là toán áp dụng, của
ngôn ngữ. Nó xác thực hơn, có nhiều khả năng tạo những hình thức lý
thuyết, độc
lập không dựa vào nền tảng chất liệu, so với văn.
G.
Steiner: Verse in Tragedy, Thơ trong Bi Kịch.
[... that
verse is the pure mathematics of language. It is
more exact than prose..., and more capable of constructing theoretic
forms
independent of material basis. Prose, on the contrary, is applied
mathematics].
Nhật Ký
Tin Văn
Nhân nói
chuyện dịch thơ, Guardian online kể kinh nghiệm
dịch Antigone của nhà thơ Nobel văn chương, Seamus Heaney. Ông bị bí,
và rồi
cảm hứng đã tới với ông, khi ông nhận ra rằng, đừng coi bản dịch của
mình như
là một cơ hội để phản đối cuộc chiến Iraq. Đây là một vở kịch
thơ, nhưng
bình luận và nghiên cứu đã biến nó trở thành một ẩn dụ chính trị. Tôi
nhắm cái
chiều hướng nhân chủng học của tác phẩm, không muốn bản dịch của mình
biến
thành một lời chỉ trích cuộc chiến Iraq, vì thế mà tôi đổi là The
Burial at
Thebes, thay vì Antigone.
Burial,
chôn cất, là vì, chôn hay không chôn, đó là vấn đề;
một bên, quyền của người chết, và một bên, luật của đất. Nhưng chôn là
một từ
luôn bám rễ vào đất, nghĩa là, chẳng bao giờ mất đi cái thực tại nguyên
thuỷ
của nó. Chôn bảo cho những người còn sống là người chết muốn được quyền
chôn
cất, rằng, hãy tỏ lòng tôn kính, với chiếc quan tài, và cái xác chết ở
trong
đó, cho dù cái quan tài đó phủ cờ gì.
Đi tìm
linh hồn nàng Antigone
Search for
the soul of Antigone
Even Nobel
laureate Seamus Heaney didn't know how to begin
his translation of Sophocles. Then inspiration struck ...
Wednesday
November 2, 2005
The
Guardian
Antigone
is poetic drama, but commentary and analysis had
turned it into political allegory. What I wanted to point up was the
anthropological dimension of Sophocles' work: I didn't want the
production to
end up as just another opportunistic commentary on the Iraq adventure,
and that
was why I changed the title.
I called
my version The Burial at Thebes
partly because "burial"
signals immediately to a new audience what the central concern of the
play is
going to be: a contest involving the rights of the dead and the laws of
the
land. But mainly I changed the title because "burial" is also a word
that has not yet been divorced from primal reality. It still recalls to
us our
destiny as members of a mortal species and reminds us, however
subliminally, of
the need to acknowledge and allow the essential dignity of every human
creature. It implies respect for the coffin, wherever it is being
carried,
whatever flag is draped over it, whatever community is crying out
alongside it.
It emphasises, in other words, what Hegel emphasised about Antigone,
those
"Instinctive Powers of Feeling, Love and Kinship" which authority
must honour and obey if it is not to turn callous.
Hai
Lúa, phải đợi đến lúc sắp ngỏm củ tỏi, phải đợi cơ may độc nhất, do
Ông
Trời thí cho, là gặp lại cô bạn ngày xưa ở nơi tận cùng trái đất, xúc
động quá, "bèn" được "Thần Thơ nhập" [chữ này chôm của thi
sĩ THT], và sáng tác ra được vẻn vẹn một... cục thơ, nằm trong lòng bàn
tay,
trong có Biển, và "nhân đó" nhận ra,
luật thơ, rõ nhất là ở trong Thơ
Đường, chỉ gồm trong sáu chữ, tức lục khoái:
Cứ theo hư
không mà đi.
Thơ là cõi
hư, là mắt bão, ở giữa, đầu tịnh, đầu động, một
chẵn một lẻ, một âm một dương, một hư một thực, một thanh một tục....
Lòng nhà
thơ phải hư... nhưng đừng... hỏng!
Đăng Lạc-Du Nguyên
Hướng vãn
ý bất thích,
Khu xa đăng cổ nguyên.
Tịch dương vô hạn hảo,
Chỉ thị cận hoàng hôn.
Khu xa đăng cổ nguyên.
Tịch dương vô hạn hảo,
Chỉ thị cận hoàng hôn.
Sau đây là
bản dịch, khi chưa chuyển thành thơ, của Trần Trọng San.
Lên Lạc-Du
nguyên
Lúc trời sắp tối, ý không thoả thích, nên rong xe lên khu đất cổ. Nắng chiều đẹp vô hạn, thế nhưng đã sắp hoàng hôn!
Lúc trời sắp tối, ý không thoả thích, nên rong xe lên khu đất cổ. Nắng chiều đẹp vô hạn, thế nhưng đã sắp hoàng hôn!
Bây giờ bạn
đọc lại bài Biển.
Buổi
chiều đứng trên bãi Wasaga
Nhìn hồ Georgian
Cứ nghĩ thềm bên kia là quê nhà.
Cái "air" của bài thơ rất giống cái "air" của bản dịch khi chưa chuyển thành thơ, của bài thơ Đường.
Nói một cách khác, mấy bài thơ của Hai Lúa, một cách nào đó, đều như được dịch từ Đường Thi qua, và còn ở dạng "nháp", chưa được gọt rũa, thành vần, thành điệu.
Và đây là một trong những cái "mánh", trong cái việc tập tành làm thơ:Nhìn hồ Georgian
Cứ nghĩ thềm bên kia là quê nhà.
Cái "air" của bài thơ rất giống cái "air" của bản dịch khi chưa chuyển thành thơ, của bài thơ Đường.
Nói một cách khác, mấy bài thơ của Hai Lúa, một cách nào đó, đều như được dịch từ Đường Thi qua, và còn ở dạng "nháp", chưa được gọt rũa, thành vần, thành điệu.
Hãy thử dịch thơ Đường!
Và đó cũng là câu Alain khuyên ông học trò sau này nổi danh của mình, là André Maurois, mày mê ai, thì cứ dịch người đó (1) và rồi sẽ trở thành văn sĩ, như người đó.
Nhưng thơ Đường không làm sao có những dòng như vầy:
Cát ở đây được con người chở từ đâu tới,
Còn ta bị quê hương ruồng bỏ nên phải đứng ở chốn này.
Số
phận còn
thua hạt cát.
Nó là tâm thức
bi đát về phận
người, về những hoàn cảnh giới hạn của nó, tâm trạng sao xuyến, lưu
đầy, và, lưu vong.Cũng xin được cắt nghĩa một tí về "Cát ở đây..."
Bãi Wasaga không có cát, cát được chở từ nơi khác tới, làm một bãi biển giả, câu du khách từ thành phố tới.
Bài thơ trên, làm đúng vào lần đầu tiên được một người bạn chở tới đây. Ông bạn này nói cho biết về cái vụ "cát ở đây", và, bài thơ được hoàn thành ở trong đầu, khởi từ ý đó.
Cụm từ " bị quê hương ruồng bỏ" lúc ban đầu, đúng như vậy, rồi đuợc sửa là, "không hiểu tại sao", như bản được đọc trên Gió_O, nhưng một ông bạn đọc cả hai, bèn mắng cho, "bị quê hương ruồng bỏ", là đúng rồi, đúng ra phải nói, "bị VC đá văng ra khỏi đất nước", nhưng "bị ruồng bỏ" nghe có vẻ... thơ hơn!
*
Hàng cây trong công viên bên đường nhớ rừng
Cùng thi nhau vươn cao như muốn trút hết nỗi buồn lên trời.
Một lần, nhậu cùng một ông bạn trẻ tuổi hơn, cũng nòi thi sĩ, đã từng có thơ đăng trên Trăm Con. Cũng cùng quê Bắc, và cái ý thơ Đêm Mưa Gửi Bắc, là cũng cùng ngậm ngùi.
Say thơ, say rượu, đọc tới hai câu trên, anh gật gù:
-Thơ không cần làm nhiều. Chỉ hai câu này, là có thể chẳng cần làm thơ nữa, cũng vẫn được, anh ạ!
Đọc lại, bỗng liên tưởng tới cái di chúc của nhà thơ Du Tử Táo:
Khi tôi chết hãy liệng mẹ cái thây tui xuống biển!
Thì trút lên trời hay liệng xuống biển thì cũng mêm xôi, mắm xốt [từ chữ même chose, tiếng Tẩy mà ra]
(1) Đọc lại, Hai Lúa bỗng dưng liên tưởng tới mấy dòng thơ của nữ sĩ LTTV:
Con gái mẹ,
Yêu ai, con cứ
fuck họ
Ghét ai, con
cũng có
thể fuck họ.
Khinh
ai, mẹ để tùy ý con.*
.... Un coup de dés, một bài thơ lạ: hành động viết một bài thơ là chủ đề của nó. Nhưng đây là một bài thơ không hề được toan tính trước: một bài thơ tuyệt đối. Không phải một bài thơ, mà 'thơ' về thơ ('the' poem on the poem). Chủ đề của Sor Jiana Inés de la Crez - bài thơ về tác động hiểu - lại xuất hiện ở đây, được đẩy đến tận cùng. Câu trả lời cũng phủ định như nhau: Thơ (the poem) về thơ, là một bài thơ về thơ. Không có bài thơ khác, ngoài bài tôi đang viết, bằng một ngôn ngữ được sinh ra để mất đi (there is no other poem except the one I am now writing in a language destined to disappear). Từ đó thơ của thơ, của Holderlin và của những nhà thơ Lãng mạn khác đã vươn tới dỉnh cao trong phê bình và phủ nhận của nó: chúng ta bị kết án phải viết cũng vẫn một bài thơ và mỗi ấn bản của bài thơ đại chúng này, thì đặc thù và tương đối. Cái cảm giác mà Mallarmé đã có được khi ông khám phá ra hệ tư tưởng của Hegel vào năm 1866 là một sự kiện được nhiều người biết. Có một sự ưu ái cuốn hút không thể nghi ngờ giữa triết gia và thi sĩ: cả hai đều lấy diểm khởi hành của mình là một phương trình tối hậu về hiện hữu và hư vô (d). Theo Hegel, biện chứng pháp được sinh ra là để làm trung gian giữa những thế cách khác nhau của hiện hữu cho dến khi nó đạt được cõi tự tại viên mãn của nó. Tư tưởng này tương hợp với tham vọng của Mallarmé: giản lược cơ may (ngôn ngữ), về một con số tuyệt đối (bài thơ). Khi tới vị trí đối nghịch thảm hại với vị trí của một Hegel ngạo mạn - và trong thái độ này thì sự khiêm nhường của Mallarmé cũng khôn ngoan chẳng kém - ông đã đành thốt lên một tiếng đại khái như là 'có lẽ'. Cái hộp xúc xắc thi ca không thể loại trừ cơ may: không có con số tuyệt đối. Nếu có thì nó không thể hiểu và cũng không thể diễn tả được. Mỗi bài thơ, mỗi con số là một tuyệt đối tức thời. Một bài học về sự nhã nhặn và về chủ nghĩa anh hùng. Nó là một sự trở về ngầm với Kant, mặc dù Mallarmé có thể không ý thức điều này. Kant kẻ tạo dựng hiện đại tính thực sự, là người đầu tiên cảnh cáo chúng ta trước những cơn mê sảng của biện chứng pháp, mà ông gọi một cách xác đáng là "triết học của ảo tưởng".
Kể và Hát
Dạ Vũ Ký Bắc
Hàng cây trong công viên
bên đường nhớ rừng
Cùng thi nhau vươn cao như muốn trút hết nỗi buồn lên trời.
Biển
Cùng thi nhau vươn cao như muốn trút hết nỗi buồn lên trời.
Biển
Một
lần, nhậu cùng một ông bạn trẻ tuổi hơn, cũng nòi thi sĩ, đã từng
có thơ đăng trên Trăm Con. Cũng cùng quê Bắc, và cái ý thơ Đêm Mưa Gửi
Bắc, là cũng cùng ngậm ngùi.
Say thơ, say rượu, đọc tới hai câu trên, anh gật gù:
-Thơ không cần làm nhiều. Chỉ hai câu này, là có thể chẳng cần làm thơ nữa, cũng vẫn được, anh ạ!
Đọc lại, bỗng liên tưởng tới cái di chúc của nhà thơ Du Tử Táo:
Khi tôi chết hãy liệng mẹ cái thây tui xuống biển!
Thì trút lên trời hay liệng xuống biển thì cũng mêm xôi, mắm xốt [từ chữ même chose, tiếng Tẩy mà ra]
*
Phương Nghi lúc nào cũng vội vội, vàng vàng
Mùa Thu không đâu xa mà ở trong đôi mắt
Hồ Thu và đôi mắt của cô cùng một mầu
Sinh nhật
Mấy câu trên, lấy ý từ Đằng Vương Các Tự, của Vương Bột, một trong tứ trụ, thời Sơ Đường
Lạc dà dữ cô vụ tề phi, thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc.
Trần Trọng San, [trong cuốn Hán Văn, nhà xb Bắc Đẩu, lần in thứ bẩy tại Canada], dịch là: Ráng chiều rơi xuống cùng cái cò đơn chiếc đều bay; làn nước sông thu với bầu trời kéo dài một sắc.
Nguyên tác, động từ bay, phi, chỉ dùng một lần, để tả hai vật cùng bay một lúc, một, từ dưới bay lên, và một từ trên rơi xuống.
Thành thử TTS, tuy đã nhận ra cảnh tuyệt vời này, dịch "ráng chiều rơi xuống", nhưng sau đó, ông lập lại động từ bay một lần nữa, trong "đều bay", hỏng!
Theo Hai Lúa, câu dịch đại khái phải như thế này:
Ráng chiều rơi xuống cùng lúc với cái cò đơn chiếc kia bay lên [bay lên, không phải đều bay!]
Bởi vì, phải cả hai cái bay, mới nối liền một dải, như câu sau cho thấy:
Hồ Thu cùng Trường Thiên - nhờ ráng chiều rớt xuống và cái cò cô đơn bay lên cùng một lúc - nên mới - cộng được cả trời đất - trời đất từ nay xa cách mãi - bỗng chốc được liền lại - kéo dài thành một vạch - là nhất sắc mùa thu!
Câu thơ của Hai Lúa, từ ý thơ trên, nhưng, vì thiếu một cái cò đơn chiếc, mà thành ra dư ra... hai hồ thu.
Bởi vì có tới ba hồ thu, ở đây.
Mùa Thu không ở đâu xa, [đâu cần phải vội vội vàng vàng đi tìm], mà ở ngay trong đôi mắt của cô.
Hồ Thu và Đôi Mắt của cô cùng một mầu.
Cái ý "cộng thành một", nhờ hai vật cùng bay, một xuống, một lên, làm người đọc liên tưởng tới cảnh người đẹp bay lên trời trong Trăm Năm Cô Đơn, và để tả nó, Garcia Marquez đã phải sử dụng những nấc thang vải, hay một cái thang vải kiểu ốc xoắn, như ông kể lại trong bài trả lời phỏng vấn.
Khi viết tới đoạn Người Đẹp Remedios bay lên trời, tôi loay hoay hoài, làm sao cho người đọc tin nổi đây. Bữa đó, tôi ra vườn và thấy người đàn bà vẫn thường tới lo việc lau chùi, quét dọn; lúc đó bà ta đang phơi những tấm khăn trải giường, và đang năn nỉ gió: "mày đừng thổi bay tứ tung những tấm khăn của tao nhe!", thế là tôi vớ ngay lấy, và sử dụng những tấm khăn đang phất phơ trong gió kia, như là cái thang cuốn, nhờ đó Người Đẹp cùng bay lên trời với chúng. Đó là cách tôi làm cho độc giả tin. Đối với bất cứ một nhà văn, vấn đề là, độ khả tín. Bạn có thể viết bất cứ điều gì, chừng nào còn tin được.
Chuyện nghề
Đọc Thơ Đường, sững sờ trước cái đẹp của nó, Hai Lúa lẩn thẩn, cứ nghĩ tới cái đẹp của một thời La Hy, như Lukacs đã từng phán về nó. Thơ Đường, giống như Hùng Ca của Tây Phương, là một Cái Đẹp khép kín, tròn trịa, con người không sao thay đổi chi được, mà chỉ có thể chiêm ngưỡng. Trong Thơ Đường, chưa có cái gọi là tâm thức lưu vong, chỉ xuất hiện sau đó, cùng với tiểu thuyết. Nếu Đỗ Phủ có nói tới cái khổ làm người, ông cũng không hề phát giác ra nỗi cô đơn của nó, một khi những thần thi như Lý Bạch đã nhẩy xuống sông ôm vầng trăng mà... tịch!
Nếu tiểu thuyết là để diễn tả cõi không nhà siêu việt, thì thơ sẽ là căn nhà của một cõi không nhà siêu việt đó!
Trong Lý thuyết về Tiểu thuyết (1916), lưu vong có nghĩa: trục xuất ra khỏi Hy Lạp cổ.
Nếu thế, Thơ Sau Thơ Đường có nghĩa: Bị trục xuất ra khỏi Thơ Đường?
Thơ là một cõi lưu vong khi không còn Thơ Đường?
Say thơ, say rượu, đọc tới hai câu trên, anh gật gù:
-Thơ không cần làm nhiều. Chỉ hai câu này, là có thể chẳng cần làm thơ nữa, cũng vẫn được, anh ạ!
Đọc lại, bỗng liên tưởng tới cái di chúc của nhà thơ Du Tử Táo:
Khi tôi chết hãy liệng mẹ cái thây tui xuống biển!
Thì trút lên trời hay liệng xuống biển thì cũng mêm xôi, mắm xốt [từ chữ même chose, tiếng Tẩy mà ra]
*
Phương Nghi lúc nào cũng vội vội, vàng vàng
Mùa Thu không đâu xa mà ở trong đôi mắt
Hồ Thu và đôi mắt của cô cùng một mầu
Sinh nhật
Mấy câu trên, lấy ý từ Đằng Vương Các Tự, của Vương Bột, một trong tứ trụ, thời Sơ Đường
Lạc dà dữ cô vụ tề phi, thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc.
Trần Trọng San, [trong cuốn Hán Văn, nhà xb Bắc Đẩu, lần in thứ bẩy tại Canada], dịch là: Ráng chiều rơi xuống cùng cái cò đơn chiếc đều bay; làn nước sông thu với bầu trời kéo dài một sắc.
Nguyên tác, động từ bay, phi, chỉ dùng một lần, để tả hai vật cùng bay một lúc, một, từ dưới bay lên, và một từ trên rơi xuống.
Thành thử TTS, tuy đã nhận ra cảnh tuyệt vời này, dịch "ráng chiều rơi xuống", nhưng sau đó, ông lập lại động từ bay một lần nữa, trong "đều bay", hỏng!
Theo Hai Lúa, câu dịch đại khái phải như thế này:
Ráng chiều rơi xuống cùng lúc với cái cò đơn chiếc kia bay lên [bay lên, không phải đều bay!]
Bởi vì, phải cả hai cái bay, mới nối liền một dải, như câu sau cho thấy:
Hồ Thu cùng Trường Thiên - nhờ ráng chiều rớt xuống và cái cò cô đơn bay lên cùng một lúc - nên mới - cộng được cả trời đất - trời đất từ nay xa cách mãi - bỗng chốc được liền lại - kéo dài thành một vạch - là nhất sắc mùa thu!
Câu thơ của Hai Lúa, từ ý thơ trên, nhưng, vì thiếu một cái cò đơn chiếc, mà thành ra dư ra... hai hồ thu.
Bởi vì có tới ba hồ thu, ở đây.
Mùa Thu không ở đâu xa, [đâu cần phải vội vội vàng vàng đi tìm], mà ở ngay trong đôi mắt của cô.
Hồ Thu và Đôi Mắt của cô cùng một mầu.
Cái ý "cộng thành một", nhờ hai vật cùng bay, một xuống, một lên, làm người đọc liên tưởng tới cảnh người đẹp bay lên trời trong Trăm Năm Cô Đơn, và để tả nó, Garcia Marquez đã phải sử dụng những nấc thang vải, hay một cái thang vải kiểu ốc xoắn, như ông kể lại trong bài trả lời phỏng vấn.
Khi viết tới đoạn Người Đẹp Remedios bay lên trời, tôi loay hoay hoài, làm sao cho người đọc tin nổi đây. Bữa đó, tôi ra vườn và thấy người đàn bà vẫn thường tới lo việc lau chùi, quét dọn; lúc đó bà ta đang phơi những tấm khăn trải giường, và đang năn nỉ gió: "mày đừng thổi bay tứ tung những tấm khăn của tao nhe!", thế là tôi vớ ngay lấy, và sử dụng những tấm khăn đang phất phơ trong gió kia, như là cái thang cuốn, nhờ đó Người Đẹp cùng bay lên trời với chúng. Đó là cách tôi làm cho độc giả tin. Đối với bất cứ một nhà văn, vấn đề là, độ khả tín. Bạn có thể viết bất cứ điều gì, chừng nào còn tin được.
Chuyện nghề
Đọc Thơ Đường, sững sờ trước cái đẹp của nó, Hai Lúa lẩn thẩn, cứ nghĩ tới cái đẹp của một thời La Hy, như Lukacs đã từng phán về nó. Thơ Đường, giống như Hùng Ca của Tây Phương, là một Cái Đẹp khép kín, tròn trịa, con người không sao thay đổi chi được, mà chỉ có thể chiêm ngưỡng. Trong Thơ Đường, chưa có cái gọi là tâm thức lưu vong, chỉ xuất hiện sau đó, cùng với tiểu thuyết. Nếu Đỗ Phủ có nói tới cái khổ làm người, ông cũng không hề phát giác ra nỗi cô đơn của nó, một khi những thần thi như Lý Bạch đã nhẩy xuống sông ôm vầng trăng mà... tịch!
Nếu tiểu thuyết là để diễn tả cõi không nhà siêu việt, thì thơ sẽ là căn nhà của một cõi không nhà siêu việt đó!
Trong Lý thuyết về Tiểu thuyết (1916), lưu vong có nghĩa: trục xuất ra khỏi Hy Lạp cổ.
Nếu thế, Thơ Sau Thơ Đường có nghĩa: Bị trục xuất ra khỏi Thơ Đường?
Thơ là một cõi lưu vong khi không còn Thơ Đường?
Lưu Vong và Tiểu Thuyết
Dạ Vũ Ký Bắc
Trong nhà xe Đài Phát Thanh
Người lính Dù dùng làm nơi chất thây những người chết
Bài thơ này, Hai Lúa làm những ngày đầu tới xứ lạnh, gửi cho một "đệ tử" còn kẹt trong trại cấm Sikiew, do hai câu trên, bị giữ lại, mãi mới đến tay người nhận. Còn một ông cũng cùng ở trại, được Úc nhận, đọc bài này, viết thư la to: hào khí ngất trời!
Còn một ông, ra hải ngoại từ những năm 1980, đọc, nói với Hai Lúa, tôi sợ ông hiểu lầm ý nghĩa của từ "halfway house".
Nó có nghĩa là nhà tù đấy!
Người lính Dù dùng làm nơi chất thây những người chết
Bài thơ này, Hai Lúa làm những ngày đầu tới xứ lạnh, gửi cho một "đệ tử" còn kẹt trong trại cấm Sikiew, do hai câu trên, bị giữ lại, mãi mới đến tay người nhận. Còn một ông cũng cùng ở trại, được Úc nhận, đọc bài này, viết thư la to: hào khí ngất trời!
Còn một ông, ra hải ngoại từ những năm 1980, đọc, nói với Hai Lúa, tôi sợ ông hiểu lầm ý nghĩa của từ "halfway house".
Nó có nghĩa là nhà tù đấy!
Hát
ở đâu đâu...
Ngoảnh nhìn lại quãng nửa nhà nửa chợ
Nỗi buồn vạch một nét dài (1)
Không phải tiếc cuộc đời đã sống
Mà một đời bỏ lỡ
Nhớ hoài.
Ngoảnh nhìn lại quãng nửa nhà nửa chợ
Nỗi buồn vạch một nét dài (1)
Không phải tiếc cuộc đời đã sống
Mà một đời bỏ lỡ
Nhớ hoài.
Đêm
mở ra giấc mộng cũ
Chỉ có tôi, tôi, và tôi
Cô bạn thân ơi, nẻo về tuyệt lối
Hồn tôi điên cuồng réo gọi.
Chỉ có tôi, tôi, và tôi
Cô bạn thân ơi, nẻo về tuyệt lối
Hồn tôi điên cuồng réo gọi.
Mùa thu ở
đây đẹp não nùng
Rừng dưng không đỏ rực
Lá rũ rượi
Rủ nhau cùng chết
Sực nhớ chữ: Chiêu như thanh ty
Mộ thành tuyết
Rừng dưng không đỏ rực
Lá rũ rượi
Rủ nhau cùng chết
Sực nhớ chữ: Chiêu như thanh ty
Mộ thành tuyết
Giấc mộng
cũ vậy là giấc mộng cuối
Hát ở đâu đâu...
Hát ở đâu đâu...
Cô bạn thân
ơi, những ngày tháng đó
Chạy xe như điên trên đường phố
Cho kịp giờ giới nghiêm
Suốt Chợlớn-Sàigòn
Chỉ mong kịp chuyện trò cùng những hồn ma Mậu Thân
Trong nhà xe Đài Phát Thanh
Người lính Dù dùng làm nơi chất thây những người chết
Những hồn ma từ đó thức dậy
Quẳng bỏ súng
Vẫy tay cho tôi đi
Chạy xe như điên trên đường phố
Cho kịp giờ giới nghiêm
Suốt Chợlớn-Sàigòn
Chỉ mong kịp chuyện trò cùng những hồn ma Mậu Thân
Trong nhà xe Đài Phát Thanh
Người lính Dù dùng làm nơi chất thây những người chết
Những hồn ma từ đó thức dậy
Quẳng bỏ súng
Vẫy tay cho tôi đi
Trong vương
quốc của những người đã chết
Tôi vẫn thường thơ thẩn đi về...
Tôi vẫn thường thơ thẩn đi về...
Hát ở đâu
đâu giấc mộng cuối (2)
(1)... that lonely halfway house which we call life
André Malraux (Anti-Memoirs)
(2) thơ Thanh Tâm Tuyền
Khi trận đánh đã tàn, HL từ trên Đài hạ san, băng qua đường, ghé tiệm phở 44 ăn sáng, hình ảnh độc nhất còn đọng lại, là một chiếc dép râu, nằm trơ cu lơ ngay giữa mặt đường Phan Đình Phùng.
*
Số là "cô bạn"
của tôi thì ở mãi bên Chợ Lớn. Tôi
thường là chọn ca trực đêm, để dễ bề nói dối bà xã. Khi bớt việc, trao
Đài cho
một nhân viên phụ, thế là "chàng", trong túi thủ thẻ nhà báo quân
đội, giấy chứng nhận hợp lệ tình trạng quân dịch, người và xe cứ thế
phóng
thẳng một mạch qua Chợ Lớn, ngồi cho tới khuya, ỷ y nếu có quá giờ giới
nghiêm,
đã có lá bùa hộ mạng, chứng nhận đây là phóng viên tiền tuyến của báo
quân đội,
đang đi công tác!
Ôi,
làm sao quên được cảm giác, khi về, vắng tanh, phóng xe
như điên trên đường phố Sài Gòn, mà hồn của mình thì vẫn luẩn quẩn ở
một con hẻm
ở đường Nguyễn Trãi, Chợ Lớn, nơi có căn nhà, có "giàn thiên lý, có
người
tôi thương"!...
Nhà tôi ở chân cầu Thị Nghè
*
Nhà tôi ở chân cầu Thị Nghè
*
Nhà
cô bạn lúc này đã dời vô Chợ Lớn. Căn nhà cũ, khu chung cư Nguyễn Thiện
Thuật, tuy không bị thiêu rụi trong biến cố Mậu Thân nhưng cũng không
còn có thể ở được. Phần hồn của nó đã chết theo cả khu, còn chút nào cô
gái đem theo cùng với cô về cuộc đời mới, một buổi tối làm như tình cờ
ghé qua, thấy tất cả đều lạ mặt.
Cõi Khác
Cõi Khác
Comments
Post a Comment