Tribute to Phạm Duy


PD & VC

Mùa Thu Di Dân

Vụ Án


1
2


A POEM BY MIGUEL HERNANDEZ
 
The poet and playwright Miguel Hernandez (1910-1942) was born into a peasant family in the province of Alicante in southeast Spain and died from tuberculosis in a prison hospital there at age thirty-one. For much of his life he worked, like his father, as a shepherd. As a soldier and cultural ambassador for the Republican Army during the Spanish civil war, Hernandez read his poems and plays on the radio and on the front lines. When the war ended in 1939, he was arrested and sentenced to death (commuted to thirty years in prison).
In various jails, Hernandez wrote many poems that were included in letters to his friends and family, particularly his wife, losefina Manresa-a seamstress from his hometown Orihuela, with whom he had two sons. "Everything Is Filled with You" was written during this time of imprisonment and was published in 1958 in his final collection of poems, Cancionero y romancero de ausencias (Songs and Ballads of Absence).
-Jeffrey Yang
Everything is filled with you,
and everything is filled with me:
the towns are full,
just as the cemeteries are full
of you, all the houses
are full of me, all the bodies.
I wander down streets losing
things I gather up again:
parts of my life
that have turned up from far away.
I wing myself toward agony,
I see myself dragging
through a doorway,
through creation's latent depths.
Everything is filled with me:
with something yours and memory
lost, yet found
again, at some other time.
A time left behind
decidedly black,
indelibly red,
golden on your body.
Pierced by your hair,
everything is filled with you,
with something I haven't found,
but look for among your bones.
-Miguel Hernandez
(Translated from the Spanish by Don Share)
NYRB, April 4, 2013
Một bài thơ của Miguel Hernandez
Thi sĩ và nhà soạn kịch Miguel Hernandez (1910-1942) sinh ra trong 1 gia đình nông dân ở 1 tỉnh lỵ thuộc vùng Alicante, phía Nam Tây Ban Nha, và mất vì bịnh phổi trong một bịnh viện nhà tù ở đó, khi 31 tuổi. Cả cuộc đời của ông thì hầu hết làm việc, như ông già của ông, như 1 người chăn cừu. Là 1 người lính và đại sứ văn hóa cho lực lượng cộng hòa, trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha, Hernandez đọc thơ và kịch của ông trên đài phát thanh và ở nơi tiền phương. Khi cuộc chiến chấm dứt vào năm 1939, ông bị bắt và bị kết án tử hình (sau đổi thành 30 tù).
Trong nhiều nhà tù khác nhau, Hernandez viết nhiều thơ và những bức thư gửi cho gia đình, đặc biệt cho người vợ, Josefina Mansera – làm thợ may tại thành phố quê hương của ông Orihuela, họ có hai con trai.
“Mọi điều thì đầy bạn”, “Everything Is Filled with You” được viết khi ông ở trong tù, và được xb năm 1958, trong tập thơ chót của ông, “Những bài ca và ballads của sự vắng mặt”, “Songs and Ballads of Absence”.

 
Mọi thứ thì đầy với bạn
Và mọi thứ thì đầy với tôi:
Thành phố thì đầy,
y chang nghĩa địa thì đầy
với anh, tất cả những căn nhà thì đầy với tôi, tất cả những cơ thể.
Tôi lang thang xuống phố mất những điều mà tôi thu gom trở lại:
những phần đời của tôi
chúng ló ra, từ xa, thật xa.
Tôi xoay mình vào cơn hấp hối
Tôi thấy tôi bị kéo
Qua 1 cái cửa
Qua những vùng sâu âm ỉ của sáng tạo
Mọi thứ thì đầy với tôi:
với một điều gì đó của bạn và hồi ức bị mất
tuy nhiên kiếm thấy lại ở một thời khác.
Một thời bị bỏ lại
Đen thui, hẳn nhiên là thế
đỏ không làm sao tẩy xóa đi được
vàng choé trên cơ thể bạn
Bị chọc thủng bằng tóc của bạn
mọi thứ thì đầy với bạn,
với một điều gì đó mà tôi không kiếm thấy
nhưng tìm kiếm, ở trong những khúc xương của bạn.


Tribute to Phạm Duy


*
NYRB April 4, 2013
Note: Cũng vưỡn là lời khen tặng PD, “sống đầy quá”, của vị thân hữu TV, nữ thi sĩ K.
Nhưng bài thơ mới tuyệt vời làm sao.
TV sẽ đi 1 đường chuyển qua tiếng Mít liền tù tì.



Trường hợp Gấu nghe nhạc PD ở trong tù VC có gì tương tự như thế, thành ra Gấu mới phán, nghe thật ngược ngạo, nhà nhạc sĩ vĩ đại của Mít, sáng tác nhạc, biết bao nhiêu Mít nghe, xuýt xoa, dẫy đành đạch, vỗ đùi, sướng điên lên, hay đổ cả 1 đống nước mắt [khi nghe Bà Mẹ Gio Linh, thí dụ], nhưng, như ông Trời sắp đặt, chỉ là để cho một mình Gấu nghe, ở địa ngục VC!
Phần Hai của bài viết về Phạm Duy, là Gấu Cà Chớn tính vinh danh ông, như chưa ai từng vinh danh ông, như thế, theo cái kiểu của Gấu Cà Chớn.
Số là,

PD chưa từng biết đến "sống sót" nghĩa là gì, nhưng Gấu Cà Chớn, nếu không có những bản nhạc PD - có những bản nhạc chỉ đến khi Gấu vô tù VC thì mới được nghe, lần đầu - thì không biết những ngày tù sẽ khủng khiếp tới cỡ nào.
Như thể PD sáng tác chúng, chỉ để dành riêng cho Gấu Cà Chớn!
Đúng như Kafka phán, có thứ âm nhạc chỉ để tấu lên ở địa ngục.
Nhưng, thê lương, là, khi viết về chúng, thì lại đụng chạm đến những nỗi đau riêng tư, cá nhân, mà Gấu tin rằng, bất cứ 1 gia đình nào có thân nhân đi tù VC, nhất là những gia đình sĩ quan VNCH, chịu đựng…
Thành ra cứ lần lữa hoài….


Nhà Hội
 

Giới phê bình viết về Amis, ở bên trong nhà văn Anh này, có một ông tiểu thuyết Nga cố tìm cách xuất đầu lộ diện.
Amis, ông tri ân những bóng ma Nga, trong có Dos.
Một những dòng thư cuối khép lại cuốn truyện, đúng thứ chân truyền Dos, hồi ký viết dưới hầm.
Chúa Ky Tô ơi, Nga đúng là một xứ sở của ác mộng. Và luôn luôn là một ác mộng lắc. Và luôn luôn là thứ ác mộng lắc bảnh nhất, tài năng nhất
Christ, Russia is the nightmare country. And always the compound nightmare. Always the most talented nightmare.
Gấu Cà Chớn có cảm giác, nếu viết, nếu hoàn tất Tribute to PD II, thì nó sẽ giống như một Nhà  Hội của Amis, và, nếu có đủ tài năng, đủ hứng khởi, biết đâu, nó sẽ trở thành phần 2 của Những Linh Hồn Chết của Gogol, mà chính Gogol cũng phải chịu thua!
Xạo Tổ Cha!
Date: Sun, 23 Jan 2005 11:41:44 -0800 (PST)
From:
Subject:   hey
To: 
Hey ong Gau, ong la cai gi tren doi nay ma viet van phach loi , hay tu kiem diem lai xem minh co xung dang khong?
Mot doc gia
Ui chao, Tết, nhớ Sài Gòn quá!
Một bức hình cũ, lồng trong một cái khung rẻ tiền treo trên tường trong phòng tôi làm việc. Bức hình, chụp năm 1946, một căn nhà khi đó tôi chưa ra đời. Căn nhà trông hơi kỳ kỳ - một căn nhà hai từng, mái ngói.
"Quá khứ là một xứ sở xa lạ,”, câu văn mở ra tác phẩm của L.H. Hartley, Thiên sứ, “ở đây người ta sống khác, làm những chuyện cũng khác”.
Nhưng bức hình bảo tôi, hãy lật ngược lại vấn đề.
Nó nhắc nhở tôi rằng, chính cái hiện tại của tôi mới là một xứ sở xa lạ, và cái quá khứ thì ở trong tôi, cho dù là một "trong tôi" đã mất, trong một thành phố đã mất, trong chập chùng sương khói của một thời gian đã mất.
[Mais la photo me dit de renverser cette idée; elle me rappelle que c’est mon présent qui est un pays étranger et que le passé est chez moi, même s’il s’agit d’un chez-moi perdu, dans une ville perdue dans les brumes du temps perdu].
Salman Rushdie: Quê Hương Tưởng Tượng 
Thuyền Viễn Xứ
Thơ Huyền Chi [lục bát]
Lên khơi sương khói một chiều
Thùy dương rũ [hay rủ ?] bóng tiêu điều ven sông
Lơ thơ rớt nhẹ men lòng
Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang
Có thuyền viễn xứ Đà Giang
Một lần giạt bến qua ngàn lau thưa
Hò ơi tiếng hát ngàn xưa
Ngân lên trong một chiều mưa xứ người
Đường về cố lý xa xôi
Nhịp sầu lỡ bước tiếng đời hoang mang
...
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ lên đường lại đi 
Lời nhạc PD:
Chiều nay sương khói lên khơi
Thùy dương rũ bến tơi bời
Làn mây hồng pha ráng trời
Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người
Thuyền ơi! viễn xứ xa xưa
Một lần qua dạt bến lau thưa
Hò ơi! giọng hát thiên thu
Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn về
Nhìn về đường cô lý
Cô lý xa xôi
Đời nhịp sầu lỡ bước
Bước hoang mang rồi ...!
Quay lại hướng làng
Đà Giang lệ ướt nồng
Mẹ già ngồi im bóng
Mái tóc tuyết sương
Mong con bạc lòng ..
Chiều nay gửi tới quê xưa
Biết là bao thương nhớ cho vừa
Trời cao chìm rơi xuống đời
Biết là bao sầu trên xứ người
Mịt mờ sương khói lên hương
Lũ thùy dương rủ bóng ven sông
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ, nhổ neo lên đường.
[Nguồn net]
*
Kỷ niệm những lần nghe nhạc PD ở nông trường cải tạo Đỗ Hoà của Gấu thật tuyệt vời, và sau này, mỗi lần nhớ lại, là Gấu lại càng hiểu ra câu thơ của Lý Thương Ẩn, nói về cái duyên hạnh ngộ ở trên đời, và đem áp dụng vào mấy trường hợp trên mới thật là tuyệt cú mèo:
Gặp nhau đã khó, xa nhau lại càng khó.
Trước hết, hãy nói về cái chuyện gặp nhau đã khó. Ứng dụng vô trường hợp của Gấu: Không dễ gì mà được nghe nhạc Phạm Duy ở trong tù.
Cái sự sửa soạn để được nghe, là có "ý trời" ở trong đó!
Lần nghe bản Thuyền Viễn Xứ, do một tay trại viên độc tấu Tây Ban Cầm, nó nhiêu khê lắm. Không có ông Trời sắp xếp là trớt qướt! (1)
V/v Schulz.
Trong Inner Workings, Coetzee đưa ra một hình ảnh thật thần kỳ về Schulz, người nghệ sĩ "trưởng thành trong thơ ấu", 'mature into childhood'.
Trên Người Nữu Ước, 8 & 15, June, 2009, có bài viết Giai thoại về Schulz, Bruno Schulz's legend, thật tuyệt, của David Grossman. Tay này là tác giả cuốn Viết trong bóng tối, Tin Văn đã từng giới thiệu. Ông cũng đã từng đăng đàn diễn thuyết chung với DTH tại Nữu Ước.
Cái chết của Schulz, cũng là một giai thoại, nhưng thê lương vô cùng, qua kể lại của Grossman, trong Viết trong bóng tối. Ông đi tù Lò Thiêu, nhờ tài vẽ, được một tay sĩ quan Nazi bảo bọc, khiến một tay sĩ quan Nazi khác ghét, và sau cùng giết ông, rồi kể lại cho tay kia nghe. Tay kia xua tay, chuyện lẻ tẻ, để kiếm đứa khác, thế! (1)
Grossman, trong 1 lần trả lời phỏng vấn, kể là, khi ông xb tác phẩm đầu tay, có 1 độc giả hỏi, sao thấy giống của Schulz, trong khi ông chưa từng đọc ông này.
Thế là, tò mò, ông tìm đọc, và ngộ ra, Schulz chính là Thầy của mình!
Trường hợp Gấu nghe nhạc PD ở trong tù VC có gì tương tự như thế, thành ra Gấu mới phán, nghe thật ngược ngạo, nhà nhạc sĩ vĩ đại của Mít, sáng tác nhạc, biết bao nhiêu Mít nghe, xuýt xoa, dẫy đành đạch, vỗ đùi, sướng điên lên, hay đổ cả 1 đống nước mắt [khi nghe Bà Mẹ Gio Linh, thí dụ], nhưng, như ông Trời sắp đặt, chỉ là để cho một mình Gấu nghe, ở địa ngục VC!



« La musique. Qui est, avec les mathématiques, la seule langue universelle. Signifiante au plus haut point, elle refuse toute paraphrase, toute traduction. Au-delà du bien et du mal, elle incarne un sens du sens autrement indicible et l'indice du transcendant. "Je suis ce que je suis." L'univers cesserait-il, dit Schopenhauer, la musique persisterait. »
Car si la musique en soi est étrangère au bien et au le mal, elle se déploie, indifféremment semble-t-il, dans la sphère du divin comme dans celle de l'infernal. Doktor Faustus, le grand roman musical dans lequel Thomas Mann interroge et dénonce le voisinage entre esthétisme et barbarie, s'inscrit sur le fond apocalyptique du nazisme et de la Seconde Guerre mondiale; de manière éminemment signifiante, Adrian Leverkühn a signé un pacte avec le diable, mais sa musique - exigeante, somptueuse et fouudroyante- se joue du bien et du mal, elle se meut en sa propre sphère.
One final legend, and my chronicle
Is finished: the task ordained by God...
Pushkin, Boris Godunov
Một giai thoại chót, và ký sự tù VC của tôi,
hoàn tất.
Đây là do Ông Trời hành tôi.
D.M. Thomas người viết tiểu sử của Solz, "Solzhenitsyn, thế kỷ ở trong ta", cho biết, ông mê nhất đoạn sau đây, trong lời Tựa của Solz, mở ra Gulag:
Vào năm 1949 tôi và vài người bạn vớ được một ghi chú thật đáng tiền, trong tạp chí Nature, của Viện Hàn Lâm Khoa Học, về một vụ khai quật một vùng băng nằm dưới những tầng đáy ngầm của sông Kolyma River. Trong tầng băng ngầm đó, có một con suối, và trong con suối, họ khám phá ra một thứ sinh vật tiền sử [a prehistoric fauna] cách chúng ta chừng hàng chục ngàn năm. Chúng được bảo quản tuyệt vời đến nỗi, còn tươi rói. Thế là cả đám người bèn đập bể mảng băng ra, và cứ thế nhai sống nuốt tươi sinh vật tiền sử đó!
Solz tiếp tục tưởng tượng ra sự kinh ngạc của độc giả tờ tạp chí, về một thứ sinh vật từ bao nhiêu ngàn năm trước còn tươi rói, nhưng đồng thời, dúm bạn bè của ông cùng hiểu ngầm với nhau, về cái ý nghĩa đích thực và hùng tráng của một 'mẩu tin vô ý vô tứ như thế', ['thiếu cẩn trọng', chữ của Solz.], ấy là nói, về phiá 'nhà nước ta'.
Solz. viết, chúng tôi hiểu, liền lập tức, sự thực của câu chuyện, bởi vì chính chúng tôi, đã từng là đám người đó. "Chúng tôi, cũng như thế, cũng thuộc về cái bộ lạc zeks, độc nhất trên mặt đất này, những con người có thể ăn sống nuốt tươi, sinh vật tiền sử, với hứng thú, with relish".
Hai Lúa cũng đã từng trải qua kinh nghiệm trên đây rồi. Những ngày cải tạo. Và cái sinh vật tiền sử kia, thực sự chỉ là một con tép, tình cờ quơ được trong khi trầm mình dưới lòng kinh.
Đó là lần đầu, Hai Lúa biết cái ngon, cái ngọt, cái tươi, cái mát, của một con tép rẫy  lách nhách ở kẽ răng.
Di cư vào Nam, sống ở Sài Gòn, học hành, tốt nghiệp, làm việc ngay tại Sài Gòn, chỉ tới một ngày trầm mình trong một con kinh ta đào đã có nước chảy qua đó, Hai Lúa mới được thưởng thức một con tép tươi rói, quẫy ở giữa những cơn đói triền miên...
Bao nhiêu năm trời, Hai Lúa vẫn còn nhớ y nguyên những ánh mắt thèm thuồng của chúng bạn, và một thằng trong đó, hét lên:
-Đợp liền nó đi, thằng ngu!
Bài tưởng niệm PD, phần thứ nhì, chưa viết, mới thần sầu: Giai thoại chót, và ký sự tù VC của Gấu, hoàn tất.
.... the task ordained by God:  Đó là do Ông Trời hành Gấu Cà Chớn!

"Làm sao sống để về già không nuối tiếc, mình không lấn sang phần người khác nhưng cũng phải hưởng phần cuộc sống cho mình".
Nguyễn Tuân (1)



Bài này mới thần sầu. GCC khám phá ra tác giả HH, qua bài này.
Trong bài viết, Pleiku là thành phố tưởng tượng, vì đã tới đó bao giờ đâu. Nhưng mấy nơi chốn kia thì có thực, vì đã từng thăm viếng.
Dùng cái thực để dựng lên cái ảo, thế mới tuyệt. 
"Khói củi ướt nhóm trong lò bốc lên màu xám trong buổi chiều đầy hơi nước biển mù mù như sương"
Thực.
Em Pleiku má đỏ môi hồng. Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông. Nên tóc em ướt. Nên mắt em ướt. . . Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy Pleiku trong bài thơ của Vũ Hữu Định, Phạm Duy phổ nhạc.
Ảo 
Được Ông Gấu khen thì đúng là lên thiên đàng!
Tks again
Take care
NQT

Ngay cả bây giờ tôi cũng không rung động nhiều khi nghe câu hát “biết là bao sầu trên xứ người.” Tôi thường ngạc nhiên là ông PD chỉ đi từ Bắc vào Nam, ông Hoàng Dương chưa lần nào ra đến Hà Nội thế mà các ông nhớ về cái xứ Bắc tha thiết quá. Tha thiết đến độ ông PD coi miền Nam vẫn còn chung tiếng nói màu da mà đã là xứ người của ông, trong khi tôi thật tình có những lúc thất bại, khó khăn, nghèo túng ở xứ người tôi vẫn không thấy sầu xa xứ. Với tôi thoát khỏi VN lúc bấy giờ là một cái may mắn vô cùng, như một kẻ thoát ra khỏi tai ương của số phận. Tương lai dẫu khó khăn nhưng đầy ánh sáng, tôi có thể bắt đầu một cuộc sống mới và quên hết những chuyện đã qua. Đã có lúc tôi thề không trở về (vì hận đời hehe), nếu có sầu thì tôi sầu ngay trên xứ mình, chứ chẳng phải xứ người.
Blog HH
Về “Hoàng Dương chưa lần nào ra đến Hà Nội”, sai (1)
Về “Thuyền Viễn Xứ”, thì phải hiểu là PD không phải là tác giả, mà là 1 em Bắc Kít, di cư, bán vải ở Chợ Bến Thành, và vào thời đó, cái cú di cư khủng khiếp lắm.
Không đơn giản như bây giờ, với các thế hệ sau, với biến cố 30 Tháng Tư và 1 giống dân mới toanh ra đời có tên là “Thuyền Nhân”.
Hồi Gấu lấy Gấu Cái, bà nội của Gấu Cái còn than, lấy ai không lấy, lấy 1 tên nước ngoài là 1 thằng Bắc Kít!
Hơn nữa, nghệ thuật luôn có tính tiên tri của nó. Bài TVX là viết cho thế hệ sau, những người già, bị đá văng ra khỏi quê hương, không phải cho lớp trẻ như HH.
Họ cũng không thể trở về như PD.
Và tất nhiên, họ cũng không chửi PD khi bò về!
GCC đã viết về cas này rồi, để coi lại.
T.B: Best Tết to U & Family
NQT
Trong cuốn dvd đúp, Ngày Trở Về, Phạm Duy cho biết, bài Thuyền Viễn Xứ được sáng tác, trong dòng những bài trước đó, của Hoàng Quý, của Đặng Thế Phong... ra đời trước nó 10 năm, tuy nhiên, ông nhấn mạnh, nếu những bài hát kia mang chất Lãng Mạn, biểu hiện một thứ tình cảm cá nhân, thì bài TVX có tính hiện thực, không biểu hiện một cõi tôi cá nhân. Thí dụ như câu:
Sóng Đà giang thuyền qua xứ người.

Theo Gấu, bài Thuyền Viễn Xứ là một bản nhạc không mang tính hiện thực, mà là tính tiên tri. Nó đã được sáng tác ra, cho những người Việt ở hải ngoại, mãi sau này, ngay cả khi PD đã trở về, và họ, không thể trở về, chỉ còn cách hát bản nhạc của ông, cho đỡ nhớ quê hương:
Chiều nay gửi tới quê xưa
Biết là bao thương nhớ cho vừa
Trời cao chìm rơi xuống đời
Biết là bao sầu trên xứ người.
*
Khủng khiếp thật, quyền năng, sức mạnh tiên tri.
Của, chỉ một bản nhạc!

Nói Thuyền Viễn Xứ được sáng tác cho những thính giả mãi sau đó, cho khúc ruột ngàn dặm, thực sự chỉ mới đạt được một nửa lời tiên tri. Nó còn nhắm tới khúc ruột ngàn dặm, ở ngay trong nước, tức những kẻ bị "cái gọi là ẩn dụ lò cải tạo, tinh thần thế giới của Tin Văn" chiếu cố, thôi thì cứ nói đại, cho dù chính tác giả của nó cũng chẳng thể ngờ, vì có khi nào PD đi tù VC đâu, thính giả đích thực của bản nhạc TVX,  là đám tù cải tạo.
Nói, "nó còn nhắm tới", có lẽ không đúng. Tác giả của nó, lại càng không nhắm tới thứ thính giả đó.
Đây là quyền năng huyền bí của âm nhạc, nói theo Steiner, khi ông trích dẫn Lévi-Strauss, sự phát minh ra giai điệu là một "bí mật tối thượng".

Gấu, tên tù cải tạo, vào lúc không ngờ nhất cuộc đời của nó, đột nhiên 'quê hương' xuất hiện, không phải như là một 'kinh nghiệm về thời tiết, kinh nghiệm về khổ đau" (1), mà như một món quà tặng thật là tuyệt vời. (1)
Kafka viết, có thứ âm nhạc chỉ để hát ở địa ngục.
Một cách nào đó, với Gấu Cà Chớn, khi nghe TVX, ở trại tù VC, đúng như Kafka phán.

Đầu năm lại chúc bác mạnh khỏe.
Sáng nay đọc blog HH bác giới thiệu. HH là ai vậy – viết nhiều quá sức, giỏi quá.
Đọc cái này vui ghê..

Posted on April 19, 2011 by Bà Tám

Tôi thỉnh thoảng gửi bài dịch cho Da Màu. Rất nhiều lần Da Màu nhờ tôi dịch bài  này bài kia, tôi vui lòng nhận lời. Có khi tôi dịch cũng sai vì không hiểu hết, vì láu táu không kỹ, không đọc lại. Da Màu chỉnh sửa, edited, thường thường tôi cũng vui lòng không nói gì. Gần đây tôi được nhờ dịch truyện của Angie Châu. Dịch xong tôi có đưa cho ông bố của cô Angie đọc lại. Ông cũng góp ý sửa chữa tôi làm theo, bản dịch tôi thấy hài lòng. Không dám nói là hay nhưng nếu đã được nhờ dịch nhiều lần thì chắc cũng tạm ổn. Ai mà đi nhờ người dịch mình không vừa ý bao giờ. Lần này tôi được bảo là Da Màu sẽ đăng bản dịch vào tuần thứ Hai tháng 4 sau khi soandso xem lại. Hôm nay đi làm về tôi nhận được e-mail bảo tôi như thế này:

“Chị HH,

Em đã dành rất nhiều thời gian để edit cho hoàn hảo. Mỗi ngày em làm khoảng 1 tiếng suốt hơn hai tuần lễ đó chị. Em gởi chị bản đã edit nhé, chị em mình cùng tham khảo nhé.”
Tham khảo cái con mẹ gì. Nghe mà hết hồn. Làm mình nghĩ dịch gì mà dở đến độ người ta phải hoàn hảo hóa nó đến mức tốn thì giờ đến thế. Nghe giống như bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ “nè mụ kia, mụ xấu quá phải sửa cặp mắt, lỗ mũi, bụng mụ mỡ không phải cắt lớp mỡ ấy đi, ngực mụ lép quá phải bơm silicon vào, môi kia phải bơm cho đầy, bàn tay phải bơm cho mất gân, tôi phải mất thì giờ, năm chục ngày trên bàn mổ, và 500 ngàn đô la cho mụ trở nên hoàn hảo trong mắt tôi. Chân mụ ngắn tôi sẽ ghép một khúc xương, đầu mụ méo tôi sẽ niền kim cô cho nó tròn."
Xong rồi chễm chệ ký tên tòa soạn hiệu đính. Chuyện dịch sai sửa cho đúng thì tôi cám ơn, chứ lấy chữ này thay cho chữ kia vì nghĩ là nó hay hơn thì không ổn. Chuyện hay dở là chuyện perception. Cô thấy chữ cô hay nhưng tôi thích chữ tôi dùng. Tôi thích cái khiếm khuyết xấu xí của tôi. Nếu chê tôi xấu thì đừng mời tôi thi hoa hậu. Còn nếu muốn đánh rớt tôi thì cứ đánh rớt. Tôi muốn giữ cái vẻ tự nhiên của tôi. Văn mình vợ người. Mình thấy văn mình hay nhưng người ta không thích thì sao? Nói thật, tôi chưa lần nào đọc những bài thơ hay bản dịch của cô. Cô dựa vào đâu mà nghĩ là bài dịch của cô hay hơn bài dịch của tôi? May mà dịch không ăn tiền. Chảnh gì mà chảnh dữ a. Từ rày tôi sẽ không gửi bài dịch cho Da Màu nữa đâu nhé. Quí vị cứ tha hồ tự biên tự diễn. Hồi đó đến giờ tôi bị một hai lần như thế. Mình cong lưng dịch, thiên hạ sửa rồi tự ý thêm vào nhuận sắc và hiệu đính. Mỗi lần như vậy là tôi phát sùng nhưng nghĩ bụng chuyện chơi mà hơi sức đâu mà giận, nhưng riết rồi cũng phát cáu. Thấy dở thì đừng đăng. Cứ đợi người ta làm cực khổ rồi nhào vô ăn có. Ai cũng biết người đọc sau khi người ta dịch luôn có lợi thế ở chỗ đánh bóng bản dịch. Làm văn chương gì mà cướp sức lao động của người ta trắng trợn thế. Chẳng những ít tốn sức lao động còn được lên giọng là ta đây giỏi hơn. Nói phét thì cũng vừa phải thôi. Tôi dịch trung bình nửa giờ một trang, một đoạn truyện năm sáu trang như thế này tôi chỉ mất hai ba giờ đồng hồ để dịch, thế mà phải sửa đến 14 giờ, bộ vừa đọc vừa đánh vần đấy nhỉ? Tôi đánh vần vẫn còn nhanh hơn thế. Lưu manh!
ĐM!
Xin lỗi độc giả, vì tôi tức quá nên chửi cho hả giận!
Note: Đầu năm chửi thề có khi lại hên đấy!
Forward to HH with best regards from both of us, TV/Reader.   
Cái diễn đàn này, y chang Hậu Vệ, cái tên của nó đã không nên thân, làm sao mà có thứ văn chương không biên giới, đây là thuổng tụi mũi lõ; “phóng viên không biên giới”, OK, văn chương làm sao mà không biên giới? Nội viết bằng chữ Mít là lũ mũi lõ chịu thua rồi!
Rồi Da Màu nữa chứ. Ngay lúc mới xuất hiện là Gấu đã đề nghị coi lại, đếch chịu "hiệu đính", chán thế!
Tếu nhất là có lần có ông ký giả dịch 1 bài Mẽo viết về Bà Aung, “nhà vô địch”, the champion, đến New York gì gì đó, dịch là “nhà dấn thân”...  Gấu ngứa miệng, dịch gì mà ngu thế. Sau, đọc lời tòa soạn, chữ “dấn thân” là của đám ngu chúng tôi, không phải của ông ký giả họ Đinh!
Nghe giải thích mới hỡi ơi, nhà dấn thân đến Mẽo thì có thể dùng cho bất cứ ai, …  Gấu Cà Chớn, thí dụ, cũng nhà...  dấn thân vậy!
Nhân đây xin lỗi ông ký giả họ Đinh.
An Nam có câu làm tà lọt người khôn còn hơn làm thầy lũ ngu, là vậy!
NQT         
Pleiku - Chút Gì Để Nhớ
Đăng ngày: 18:04 21-05-2011
Tôi nhìn thấy Pleiku lần đầu tiên vào một buổi chiều trên đảo Bidong. Tôi ở trong dãy nhà gỗ trải dài trên đồi khu F. Căn nhà đủ để che mưa nhưng không ngăn được gió lùa vì hai mặt trước sau đều chưa lắp gỗ xong. Loại nhà này có chừng ba hay bốn dãy, lâu quá tôi không còn nhớ. Tôi ở dãy cao nhất trên đồi. Đứng trước nhà tôi nhìn thấy rừng cây cao chớn chở bên trái. Ngóng cổ một chút, bên phải, tôi nhìn thấy biển mênh mông. Trước khi thấy biển tôi thấy cái nghĩa địa nhỏ có chừng chục ngôi mộ của người tị nạn. Đứng phía sau nhà, vách gỗ chỉ cao đến bụng, nhìn thấy dãy nhà phía dưới.
Phố núi cao phố núi mù sương. Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn. . .  Tiếng nhạc vọng từ dãy nhà bên dưới, có một người đàn bà vừa nhóm bếp vừa nghe nhạc từ máy cassette. Khói củi ướt nhóm trong lò bốc lên màu xám trong buổi chiều đầy hơi nước biển mù mù như sương. Em Pleiku má đỏ môi hồng. Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông. Nên tóc em ướt. Nên mắt em ướt. . . Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy Pleiku trong bài thơ của Vũ Hữu Định, Phạm Duy phổ nhạc. Thật ra tôi nghe bài hát này đã nhiều lần nhưng không để ý đến Pleiku chỉ để ý đến một mối tình và hai câu thơ còn một chút gì, để nhớ để quên. Đầu óc thơ dại của tôi vào cái tuổi chỉ biết yêu thôi chả hiểu gì nghĩ thầm ông này nói gì kỳ quá, đáng lẽ đi đôi với để nhớ phải là để thương chứ sao lại để quên. Chỉ sau khi lớn lên thêm chút nữa, rời VN tôi mới nghiệm ra, Sài Gòn là nơi tôi có nhiều điều muốn quên. Buổi chiều hôm ấy ở trên đảo Bidong tôi lần đầu hình dung Pleiku, một vùng cao nguyên, núi non, có sương mù, có những cô gái má đỏ môi hồng, tiềng khèn Tây nguyên, đường phố lưa thưa vắng vẻ.
Pulau Bidong, chùm núi mọc giữa biển, có nét của Pleiku trong óc tưởng tượng của tôi. Rừng cây cao với những chiều mù sương. Những buổi chiểu mưa trên biển mây là đà ngay trên ngọn cây, trời như chùng xuống. Chưa lần nào được đến thăm Pleiku nhưng tôi mang hình ảnh Pleiku qua bài thơ Vũ Hữu Định trong lòng từ đó.
Từ San Francisco, tôi đến Mariposa vào một buổi chiều tháng Tám. San Francisco ban ngày chỉ có 68 độ F, trong khi ở Mariposa chỉ cách đấy vài giờ lái xe, buổi trưa lên đến 94 độ F, trời nóng như thiêu. Mariposa là một thị trấn rất nhỏ nằm trên đường CA 140, cách khu rừng Yosemite, địa điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới, chừng non 50 kí lô mét. Thị trấn này nhỏ đến độ lái xe với tốc độ bình thường 65 dặm một giờ người ta sẽ chạy qua khỏi Mariposa trong vòng một hai phút, không kịp nhận ra là mình đã chạy lố. Nằm ngay chân rặng Sierra Nevada, Mariposa  là một phố núi tĩnh lặng. Tôi muốn dành trọn ngày cho Yosemite nên nghỉ đêm ở Mariposa sáng sớm hôm sau sẽ lên đường đến Yosemite. Cửa phòng trọ của tôi mở ra một lan can đầy dây leo có tua loắn xoắn. Trước mắt tôi là rặng núi Sierra Nevada với những ngọn thông với tay lên đến trời. Chúng tôi ăn trưa ở tiệm pizza trên đường Bullion, con đường chính của Mariposa. Cô gái phục vụ là một người da trắng. Hơi nóng làm má cô đỏ rực như hai quả táo chín. Cô có vẻ phốp pháp mũm mĩm của cô nàng rót sữa trong bức tranh của họa sĩ Johannes Vermeer.
Mariposa, tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là bướm. Thành phố mang tên Bướm vì ngày xưa, khi người ta bắt đầu đến đây để khai mỏ, theo cơn sốt vàng chinh phục miền Viễn Tây, loại bướm chúa Monarch, ở đầy tràn thung lũng. Hằng năm chúng quay trở về thung lũng như những người lưu vong, luôn quay về (hay tìm cách quay về) nơi chôn nhau cắt rốn. Dùng bản đồ do khách sạn cung cấp tôi đi tham quan thị trấn. Dọc theo CA 140, một bên đường là núi, còn bên kia là thị trấn. Ở cực Nam của thị trấn là nghĩa địa thánh Joseph. Cực Bắc là viện bảo tàng về thợ mỏ và dụng cụ khai thác mỏ vàng và bạc. Vào năm 1849 người ta đổ xô về Mariposa để săn vàng. Di tích còn lại là một số tòa nhà cổ ngày xưa là tòa soạn báo, nhà in, lữ quán, và một vài ngôi nhà thờ rất đẹp. Ở góc đường thứ 5 có một nhà tù bằng đá xây từ năm 1850 vẫn còn được dùng cho đến năm 1963. Gần cuối con đường Bullion là Tòa án của Mariposa.
HH
Bài này, của HH mới thần sầu. GCC khám phá ra nữ “văn sĩ" HH, qua bài này.
Trong bài viết Pleiku là thành phố tưởng tượng, vì đã tới đó bao giờ đâu. Nhưng mấy nơi chốn kia thì có thực, vì đã từng thăm viếng.
Dùng cái thực để dựng lên cái ảo, thế mới tuyệt. 
"Khói củi ướt nhóm trong lò bốc lên màu xám trong buổi chiều đầy hơi nước biển mù mù như sương"
Thực.
Em Pleiku má đỏ môi hồng. Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông. Nên tóc em ướt. Nên mắt em ướt. . . Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy Pleiku trong bài thơ của Vũ Hữu Định, Phạm Duy phổ nhạc.
Ảo 
Được Ông Gấu khen thì đúng là lên thiên đàng!
HH phán. 
Tks again
Take care
NQT

Thư tín:
Chú Trụ,
Re: Mr. Bean.
Mới xem hôm qua. Và chợt nhận ra rằng, khi Mr Bean không cười khá giống chú Trụ (qua hình trên trang nhà). Không chừng, khi chú Trụ cười, lại giống Mr. Bean.
Re: Câu hỏi về bài thơ của thi sĩ Thanh Tâm Tuyền. Vâng, đã đọc. Chuyện văn thơ của các ngài thi sĩ đó có thể nói hoài chẳng dứt nhưng cũng có thể chung qui được một điều: 19 năm văn chương Miền Nam là một điểm son trong văn chương (toàn cõi) Việt Nam thời cận đại mà ảnh hưởng của nó vẫn còn đến ngày nay. Cháu chỉ sống trong thời đó chừng vài ba năm do sinh sau đẻ muộn. Chỉ biết được những dòng thơ lời hát đó qua người nhà và khi đi khỏi Việt Nam (cũng hơn ½ đời người). Nhưng vẫn ấp ủ nó trong lòng như một hoài niệm về thời hoàng kim nào đó. Điều thú vị là sau nầy về Việt Nam gặp những đứa em bà con, những người bạn mới đều sinh sau 75 và đều có chung một hoài niệm đó.
Re: comments về Nguyễn Ngọc Tư và vài bài nhận định khác: Cháu nghĩ chú đem suy nghĩ và hy vọng của chú vào NNT. Theo cháu nhà văn nầy không có nghĩ đến mức đó đâu.
Lan N
*
Phúc đáp:
Cám ơn rất nhiều.
Thư viết đúng giọng Mr. Bean. Tuyệt vời!
6.2.2013
Best Tết to U
Take Care
NQT








Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư

Raymond Chandler by Oates