Cô ấy làm thơ


Dương Thu Hương


Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ..., nếu người ta muốn. Ðó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Ðó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Ðó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải.
9.6.2007


Nhận xét như thế, thì chẳng hiểu 1 tí gì về chính cái miền đất đã sản sinh ra DTH.
Anna Akhmatova rành hơn DTH, khi nhận xét về chế độ Liên Xô:
Bạn phải sống ở đó, hàng ngày nghe cái loa ở đầu ngõ ra rả.. thì mới hiểu được CS nghĩa là gì.
Cái gì làm 1 DTH khác 1 AA. Hay tổng quát hơn, giữa 1 người dân Nga bình thường với 1 người Bắc, cũng bình thường?
Niềm tin tôn giáo, nếu chúng ta nghe Brodsky nói về bà chị của ông:
… In conversation with her, or simply drinking tea or vodka with her, you became a Christian, a human being in the Christian sense of that word, faster than by reading the appropriate texts or attending church. The poet's role in society largely comes down to just this.
Volkov: "Trò chuyện với Brodsky"
Cái chết của Bắc Kít, là do chẳng có 1 niềm tin nào cả, cho tới khi bập vô CS!
Khi Sến gọi Phạm Đoan Trang, 1 thi sĩ, có thể có 1 hoài vọng trong đó:
Bắc Kỳ chưa có 1 thứ thơ ca, thi sĩ, theo kiểu 1 Anna Akhmatova, như Brodsky nhìn. Đây là nỗi đau của Bắc Kít, theo Gấu.
Chương “Tưởng nhớ Anna Akhmatova”, "Remembering Anna Akhmatova", trong “Trò chuyện với Brodsky”, cho thấy, dân chúng Nga đã được sửa soạn như thế nào, để đọc… thơ!
Gấu sẽ post toàn bộ chương này, cùng những nhận xét của Roberta Reeder về bài trường thi “The Way of All Earth (1940), trong lần tưởng niệm TTT năm nay.
***
With Hitler's shadow over Europe, Akhmatova also wrote a haunting long poem called “The Way of All Earth” (1940). It is a meditation on death in the midst of the turmoil and chaos of war. The heroine tells her own tale. She is a woman from Kitezh, a medieval city allegedly saved by prayer from the Tatar invasion:
"Some say it [the city] was lifted up to the heavens and its reflection seen on a lake into which the enemy rushed to their death, others that like other legendary cities, it sank deep into the lake where its towers can be seen on days when the water is specially clear. Akmatova said the poet Klyuev had called her "Kitezhanka," or "woman from Kitezh." The image of Kitezh had played an increasingly important role in Klyuev's own works, representing an ancient, "genuine" Rus, which, as Klyuev wished to believe, would rise once again in all its dazzling beauty. Possibly the memory of Klyuev, who died in a Stalinist camp, was a stimulus for Akhmatova's work on "The Way of All Earth". Akhmatova herself describes how the poem came to her:
In the first half of March 1940 on the margins of my manuscripts, dis-connected lines began to appear to me out of nowhere. The meaning of these lines seemed very dark to me at that time and, if you wish, even strange. For a rather long time they did not promise to turn into anything whole and seemed to be ordinary meandering lines, until they beat their way through and reached that refinery from which they emerged as you see them now.
“The Way of All Earth” is a combination of personal biography and allusions to Russian history and culture. The epigraph immediately conjures up mankind's last journey-the journey to death: "Sitting in the sled, setting out on the way of all earth." However, this epigraph not only reflects the poet's own awareness of imminent death but by its allusions elevates this awareness to a universal level. The line is taken from a medieval Russian work, “The Instruction of Vladimir Monomakh for His Children”. Early in the thirteenth century the ruler of the land of Rus, Vladimir Monomakh, left behind his worldly wisdom to his children, as he was about to go "the way of all the earth," to his death. He sits "on the sled," for it was part of Russian tradition to convey the body to the cemetery in a sleigh.
The wisdom incorporated in the “Instruction” became part of the heritage of the Russian people. But the epigraph also recalls the biblical phrase, I Kings, 2:1-2: "Now the days of David drew nigh that he should die; and he charged Solomon his son, saying, I go the way of all the earth; be thou strong therefore, and show thyself a man." In this poem, perhaps Akhmatova is taking on the role of teacher-the older, wiser person handing down her wisdom to future generations.
The apocalyptic atmosphere of the time is emphasized by Akhmatova in a second epigraph, which derives from Revelation 10:6, the actual prophecy of the coming Apocalypse: "And [the angel] sware by him that liveth ... that there should be time no longer." Akhmatova sees the intimations of impending doom and debacle from the period before World War I-the Russian defeat at Tsushima, the Dreyfus Affair, and the Boer War-as stages in an approaching end, when after the Day of Judgment there will be no more time, and life will be eternal.
The poem itself is a lament for Old Europe, of which "only a scrap remains." The heroine has been summoned home across a land filled with soldiers, trenches, bayonets-a world, as in the tales of Hoffmann, where reality turns into the grotesque:
Right in the face of bullets,
Thrusting the years aside,
Through Januarys and Julys,
I will somehow get there . . .
No one will notice my wound,
Nor hear my cry,
Me, the woman of Kitezh,
They have summoned home.
(II, p. 375)
What the heroine recalls of Kitezh is not a fairy-tale landscape with palaces and formal gardens, but simple things-an apple orchard, the groan of an old barrel organ, the sights and sounds of everyday life. But they are elusive, she cannot
ouch them. She cannot go home again. To reach her childhood home, she must first go by way of a crucified capital, Petersburg, the center of pre-Revolutionary
Russia, and if she does succeed in returning, she will find the house deserted, "And in a dark heap/A man with his throat cut sleeps." Here she will not find refuge in the past. Although she has reached the threshold of fame, a voice warns
her:
"You will come back here
You will come back more than once,
And again you will strike
Against unyielding diamond.
You had better pass by,
You had better go back,
Defamed, praised,
To the paternal garden."
(II, p. 379)
The "paternal garden" is not the little house in Tsarskoye Selo where the poet once lived, but heaven itself, where God the Father resides. There is only one way to "get beyond the ancient crossroad," and that is through death. Like Vladimir Monomakh, the poet says, "I will take my place calmly/In a light sled"; she is ready to be laid to rest in' her last dwelling place.
I waited for the great winter
A long time,
Like a white ascetic rite
I take it on.
And I will take my place calmly
In a light sled…
I will return to you before nightfall,
People of Kitezh.
There is one way to get beyond.
(II, p, 383)
The ancient crossroad…
Now no one accompanies
This woman of Kitezh,
Neither brother nor neighbor,
Nor the first bridegroom-
Only a branch of pine,
A sunny rhyme
Dropped by a beggar
And picked up by me . . .
In my last dwelling place
Lay me to rest.
(II, p. 383)
This poem is not about escape from life, but "expresses faith in the most profound sense of the word. Strength here stems from the recognition that the poet has come from God and will one day return to Him, and that she must make her way through time to the place where there will be none."!
Roberta Reeder: "Anna Akhmatova, Poet and Prophet"

 Thiếu Khanh, Tuongvan Nguyen and 6 others


 Quoc Tru Nguyen
Trường hợp PDT: Cô ấy là nhà thơ. Sến phán

Với tôi, hay nhất ở Phạm Duy, vẫn là những bản nhạc tình. Ông không thể, và chẳng bao giờ muốn đến cõi tiên, không đẩy nhạc của ông tới tột đỉnh như Văn Cao, để rồi đòi hỏi "thực hiện" nó, bằng cách giết người. Một cách nào đó, "tinh thần" Văn Cao là không thể thiếu, bắt buộc phải có, đối với "Mùa Thu", khi mà nhà thơ ngự trị cùng với đao phủ. Kundera đã nhìn thấy điều đó ở thiên tài Mayakovsky, cũng cần thiết cho Cách mạng Nga như trùm cảnh sát, mật vụ Dzherzhinsky. (Những Di chúc bị Phản bội). Nhạc không lời, ai cũng đều biết, mấy tướng lãnh Hitler vừa giết người, vừa ngắm danh họa, vừa nghe nhạc cổ điển. Cái đẹp bắt buộc phải "sắt máu", phải "tyranique", (Valéry). Phạm Duy không nuôi những bi kịch lớn. Ông tự nhận, chỉ là "thằng mất dậy" (trong bài phỏng vấn kể trên). Với kháng chiến, Phạm Duy cảm nhận ngay "nỗi đau, cảnh điêu tàn, phía tối, phía khuất", của nó và đành phải từ chối vinh quang, niềm hãnh diện "cũng được chính quyền và nhân dân yêu lắm". Những bài kháng chiến hay nhất của Phạm Duy: khi người thương binh trở về. Ở đây, ngoài nỗi đau còn có sự tủi hổ. Bản chất của văn chương "lưu vong, hải ngoại", và cũng là bản chất của văn chương hiện đại, khởi từ Kafka, là niềm tủi hổ, là sự cảm nhận về thất bại khi muốn đồng nhất với đám đông, với lịch sử, với Mùa Thu đầu tiên của định mệnh lưu vong.
Phạm Duy muốn làm một người tự do tuyệt đối nên đã bỏ vào thành. Nhưng Văn Cao, chỉ vì muốn đồng nhất với tự do tuyệt đối, nên đã cầm súng giết người. Thiên tài Mayakovski cần thiết cho Cách Mạng Nga cũng như trùm công an mật vụ, là vậy.
"Mặt trời chân lý chiếu qua tim". (Tố Hữu). Tính chất trữ tình không thể thiếu, trong thế giới toàn trị (totalitarian world): Tự thân, thế giới đó không là ngục tù, gulag. Nó là ngục tù, khi trên tường nhà giam dán đầy thơ và mọi người nhẩy múa trước những bài thơ đó, (Kundera, sđd).
Mùa Thu, những di dân

http://www.tanvien.net/tg/tg02_mua_thu.html

Sự xuất hiện của 1 Phạm Đoan Trang, làm Gấu nhớ tới câu của Đức Phật, không ta, thì là ai, dám vô… Địa Ngục.
Dân gian nói khác, cũng ý đó, cởi chuông phải là người buộc nó. Đâu phải vô tư mà Gấu cầu mong phép lạ xẩy ra ở trong đám tinh anh Bắc Kít, khiến 1 vị bằng hữu độc giả thương hại.
"Perhaps", writes Nietzsche in the Genealogie der Moral, "there is nothing more terrible and mysterious in the whole prehistory of mankind than our mnemonic technique. We burn something into the mind so that it will remain in the memory; only what still hurts will be retained".
Trong trọn thời kỳ tiền sử, có lẽ không có chi khủng khiếp và bí ẩn hơn, so với kỹ thuật tạo dấu ấn của con người,
Nietzsche viết trong Genealogie der Moral: Chúng ta đánh dấu trái tim của chúng ta bằng lửa, sao cho, chỉ cái đau được giữ lại, [cái sướng bỏ đi].
.. Weiss learned in exile to understand the fate he escaped...... so vital to him, of whether he himself was on the side of the creditors or the debtors. He finds the answer to the question in the course of his own study, as it becomes increasingly clear to him that rulers and ruled, exploiters and exploited, are in fact the same species, so that he, the potential victim, must also range himself with the perpetrators of the crime or at least theirs accomplices
Chỉ tới khi lưu vong thì Weiss mới hiểu ra phần số của mình, ở về phía kẻ ăn cướp hay bị ăn cướp. Ông tìm thấy câu hỏi cho câu trả lời theo dòng nghiên cứu của chính ông, và mọi chuyện càng ngày càng trở nên rõ ràng, đối với ông, là, cai trị hay bị trị, bóc lộc hay bị bóc lột, thì cũng rứa, và, bởi vì ông ta sinh ra là có tướng bị ăn đòn rồi, thành thử bắt buộc phải tự xếp hàng cùng với những kẻ tạo ác, hay chí ít, cũng đồng phạm.
Sebald

… Weiss to attend the Auschwitz trial in Frankfurt. He may also have been motivated before the event by the hope, never quite extinguished, "that every injury has its equivalent somewhere and can be truly compensated for, even if it be through the pain of whoever inflicted the injury." This idea, which Nietzsche thought was the basis of our sense of justice and which, he said, "rests on a contractual relationship between creditor and debtor as old as the concept of law itself”…
W.G. Sebald: The Remorse of the Heart.
On Memory and Cruelty in the Work of Peter Weiss
Weiss tham dự tòa án xử vụ Lò Thiêu ở Frankfurt. Có thể là do ông vẫn còn hy vọng, một niềm hy vọng chẳng hề tàn lụi, rằng, “mọi tổn thương thì có cái phần tương đương của nó, ở đâu đó, và có thể thực sự được đền bù, bù trừ, bồi hoàn, ngay cả, sự bồi hoàn này thông qua nỗi đau của bất cứ kẻ nào gây ra sự tổn thương”. Tư tưởng này Nietzsche nghĩ, nó là cơ sở của cảm quan của chúng ta về công lý, và nó, như ông nói, “nằm trong liên hệ có tính khế ước, giữa chủ nợ và con nợ, và nó cũng cổ xưa, lâu đời như là quan niệm về luật pháp, chính nó”
W.G. Sebald: Sự hối hận của con tim.
… even if it be through the pain of whoever inflicted the injury.
Moi, je traine le fardeau de la faute collective, dis-je, pas eux.
Jean Améry viết, trong Vượt quá tội ác và hình phạt, Par-delà le crime et le châtiment.
Gấu cũng có thể nói như thế:
Ta mang cái gánh nặng của Cái Ác Bắc Kít, đâu phải lũ Bắc Kít?
****
En attendant SN
Cám ơn
01/31/13 at 10:32 PM
Mấy bữa nay bác viết hay ghê – hết viết tục rồi.
Cám ơn nhiều.
08/30/12 at 9:11 PM
Khong sao!
Subject: Re: Tham
Sorry
NQT
Thì ông chồng tôi cũng bắc kỳ vậy… đoạn bác viết về Sến-Ngô Bảo Châu, bác khinh không chừa một ai ngoài Bắc!
Tôi là Bắc Kỳ mà.
All My Best Wishes to U and Family
NQT
Trời ơi, sao bác miệt thị người Bắc dữ vậy, bác thù tới tận xương tủy, bác làm tôi nhớ đến đoạn 18, 19 Sách Sáng Thế (Cựu Ước) ông Abraham mặc cả với Chúa, nếu tìm ra được một người tốt trong thành phố Sodome-Gomorrhe thì xin Chúa tha cho thành phố khỏi bị hủy – nhưng không tìm ra được một ai... nên thành phố phải bị hủy.
Bác «lãng mạn» quá, cứ mong chờ có một cú ngoạn mục của các nhân tài.
Mong bác sức khỏe sống lâu để chờ ngày đó.
http://www.catholic.org.tw/vn…/vnbible/sangthe/sangthe18.htm
http://www.catholic.org.tw/vn…/vnbible/sangthe/sangthe19.htm
[Note: Links broken]
Tks. NQT

Nhờ làm trang TV mà quen được hai vị [O & K], quả là không uổng quãng đời lưu vong.

****
Khi chẳng cần chi,
Tôi bước đi như một đứa trẻ,
Dựa vào bóng, như một người bạn,
mà tôi khao khát.
Gió thổi từ lùm cây, mỗi lúc một mạnh,
Và bàn chân tôi mấp mé mộ phần...
When nothing is needed, I walk like a child,
My shadow serves as a friend I crave.
The wind breezes out of a grove gone wild,
And my foot is on the edge of the grave.
1964
Tin tôi đi, không phải rắn cắn,
Nhưng mà là hồn vọng này,
Đã hút máu trong tôi.
Trong cánh đồng trắng kia, tôi trở thành cô gái trầm lặng,
Với giọng của một con chim, tôi than khóc tình tôi.
[Believe me, not the serpent's sharp sting,
But longing has drunk my blood.
In the white fields I became a quiet girl,
With the voice of a bird I cry out for love]
Akhmatova
... But in the world there is no power more threatening and terrible
Than the prophetic word of the poet.
[... Nhưng trên đời, tiếng thơ tiên tri của nhà thơ mới đáng sợ, mới khủng khiếp làm sao.]
Akhmatova

Rekviem (1935-40)
Requiem
Kinh Cầu
Anna Akhmatova
(Anna Andreevna Gorenko)
(1889-1966)
Ở đỉnh cao của thời Khủng Bố Stalin, nhà thơ Nga Anna Akhmatova - đã là một tiếng nói mãnh liệt của thế hệ của bà - bắt đầu trước tác một vòng thơ tang mà bà gọi là Kinh Cầu. Tuy luôn sống trong nguy hiểm, và bị cấm in thơ, nhưng bà từ chối rời nước Nga. Kinh Cầu được đọc thầm, từ tai người này qua tai người khác, cho tới khi được xb tại Munich vào năm 1963, nhà thơ không biết điều này. Tuy chỉ là kể lại những nỗi đau đớn cá nhân, tiếp theo sau cái chết của chồng, và con trai bị cầm tù, nhưng đây là một trong những bài thơ chứng tích vĩ đại nhất của thế kỷ.
Nhà thơ Joseph Brodsky đã viết về Kinh Cầu: "Ở vào một vài giai đoạn của lịch sử, chỉ có thơ mới có thể chơi ngang ngửa với thực tại, bằng cách nhét chặt nó vào một cái gì mà nhân loại có thể nâng niu, hoặc giấu diếm, ở trong lòng bàn tay, một khi cái đầu chịu thua không thể nắm bắt được. Theo nghĩa đó, cả thế giới nâng niu bút hiệu Anna Akhmatova."
[còn tiếp]
Pix:
Anna Akhmatova qua nét vẽ của
David Levine, NYRB.
Được chụp hình, được họa nhiều nhất, trong các thi sĩ.
Nhìn nghiêng, chỉ cần nhìn cái mũi, là nhận ngay ra Bà.
The word that causes death's defeat.
Cái Từ Khiến Thần Chết Cũng Phải Bỏ Chạy.
Trong số tất cả những thi sĩ lớn lao của Nga bị Stalin bách hại, hơn cả Osip Mandelstam, Boris Pasternak, hay Marina Tsvetaeva, bà nổi tiếng, như là một chống đối và tuẫn nạn [as a resister and martyr].
"Hiển hiện ngay dưới mắt tôi, là một số kiếp, một điều gì lớn lao hơn chính con người của Bà. Cái số kiếp đó, định mệnh đó, như được khắc, đẽo, vạc ra, từ chính con người này, một con người nổi tiếng nhưng chẳng thèm để ý tới, mạnh mẽ nhưng lại gần như hoàn toàn bất lực, không tự bảo vệ được mình, một bức tượng của khổ đau, cô đơn, kiêu ngạo, và can đảm."
Lidia Chukovskaya, nhà văn, bạn và cũng là người ghi lại tất cả những cuộc gặp gỡ giữa cả hai, cho tới khi Bà mất.Pix:
The Gardener, Tuongvan Nguyen and 3 others
Comments
  • Quỳnh Iris de Prelle
    Quỳnh Iris de Prelle dao này nhiều bệnh dịch, ko đủ tâm trí đọc hết các stt của bác

Note: Đọc bài viết thì bỗng dưng Gấu nhớ ra là, Sến chưa từng làm thơ. Nhưng đánh, hoặc biểu lũ đệ tử đánh, thi sĩ, thì đã.
Thú thực, Gấu không đọc nổi Sến, nhất là sau này, thí dụ bài này.
Bởi là vì ngay Phạm Đoan Trang cũng chưa từng nghĩ, ta là 1 thi sĩ!
Một người can đảm, dám sống thật, có thể, chắc chắn có thể, và thứ này cực hiếm ở xứ Bắc Kít.
So với PDT thì Sến tệ hơn nhiều
NQT
Hạnh phúc vì yêu ý nghĩa và vẻ đẹp của công việc mà mình theo đuổi. Tôi đã nói, cô ấy làm thơ.
PTH
Thú thực chẳng thể thơ, cái việc dám đương đầu với Vẹm, vào cái thời mà, nói như Kundera, thi sĩ và đao phủ cùng trị vì xứ Mít.
Văn Cao đã từng đóng cả hai vai rồi!
NQT


http://www.procontra.asia/?p=6193

Cô ấy làm thơ
Th9 26, 2019
Phạm Thị Hoài

Những ngày trước khi Phạm Đoan Trang được trao Giải Tự do Báo chí 2019, tôi đã liên lạc với nhiều người trong cộng đồng Việt ở Berlin, định tổ chức một buổi giới thiệu sách của Trang. Berlin, 30 năm sau ngày bức tường bao bọc tuyến đầu xã hội chủ nghĩa ở châu Âu sụp đổ. Một cái duyên như nụ cười của lịch sử.
Nhưng khi tôi nói về Trang, những người ở đây mà tôi tưởng có chút quan tâm đến thời cuộc ở nhà lắc đầu, họ không nghe nói. “Cô ấy viết sách hả? Tiểu thuyết hay truyện ngắn? Chị thông cảm, tôi bây giờ ngại đọc truyện lắm.” Tôi bảo, không, cô ấy làm thơ.
Khi tôi nói về Trang, những người ở đây mà tôi tưởng nhất định phải biết lắc đầu, họ chỉ nghe loáng thoáng. Họ thường bốt lên mạng những điều tiến bộ văn minh ở nơi đang sống để ngao ngán cho tình cảnh xứ Đông Lào. Họ tự hào, thấy mình cũng dũng cảm. Đám mũ ni che tai, phù phiếm sống ảo nhiều lắm, họ hơn.
Khi tôi nói về Trang, những người biết rõ lắc đầu, họ tôn trọng quan điểm của các nhà bất đồng chính kiến nhưng bản thân không chủ trương đối kháng. Họ theo đuổi con đường khai sáng. Nâng dân trí. Nghiên cứu. Dịch. Văn chương nghệ thuật. Sứ mệnh tri thức. Hợp tác để chuyển hóa. Lấy trí tuệ làm đòn xoay. Nếu đó cũng là chính trị thì chính trị cao cấp đặc tuyển. Họ không đọc Chính trị bình dân.
Khi tôi nói về Trang, những người thực lòng cảm phục cũng lắc đầu, họ có một ngàn lí do để không thể ra mặt. Họ phải giấu con người thật của mình trước dấu nhập cảnh Việt Nam. Thị thực là phiếu bé ngoan. Tôi bảo, cô ấy cũng không sợ gì hơn là cấm trở về nên quyết không ra đi. Nhưng đó là một câu chuyện khác, tôi không xếp hạng những cái giá phải trả.
Khi tôi nói về Trang, những người sốt sắng cũng rất tiếc mà lắc đầu. Tất cả đều bận. Bận là điều rất tốt cho các phong trào hòa bình: Chiến tranh gọi, nhưng không ai rảnh. Song tự do dân chủ cũng gọi, và không ai có thời gian. Cuộc đời ta hiện ra như một chuỗi tràn lan kín mít các sự kiện. Tối mai xem kịch, trước đó còn đi bơi. Ngày kia tiệc sinh nhật của con của con của một người bạn. Cuối tuần đồng nghiệp mời ra vườn nướng thịt. Sang tháng du hí ngắn. Năm sau du lịch dài. Ngày này trả sách thư viện. Ngày này hết hợp đồng thuê một cái nhà kho ngớ ngẩn. Ngày này trực mua vé Rammstein. Ngày này khai thuế. Ngày này thay lốp xe mùa đông. Ngày này đi nội soi đại tràng. Cho đến ngày nhập quan, mây Google không còn khe nào cho ta nhét thêm một cái hẹn trên lịch Google nữa.
Những người khác, tôi không hỏi. Hoặc những người cắm nợ như cắm sẵn bia mộ ở quê cha đất tổ, họ sang Đức làm chui sống giả không phải để phấn đấu cho những giá trị chưa bao giờ nghĩ đến và có lẽ chẳng bao giờ cần dùng. Hoặc những người thành đạt xông xênh, họ kể chuyện đánh gôn còn tôi kể chuyện công an nện nhà báo, tốt nhất hai bên đừng đi chung thang máy. Hoặc những sinh viên cặm cụi cho một tương lai lương cao hãng khủng, hơi sức đâu bận tâm mấy chuyện chính trị lèo nhèo. Hoặc những anh em Việt kiều yêu nước mãn tính, khôn nguôi thương nhớ một Cộng hòa Dân chủ Đức của chúng mình và rình dịp hát ca khúc cách mạng. Hoặc những chị em Việt kiều yêu nước tháo khoán, diện áo dài rồng phượng ra trước sứ quán Tàu chụp ảnh dan tay bảo vệ biển đảo. Hoặc những ông bà Việt kiều yêu nước hội kín, sợ cả nhà nước lẫn phi nhà nước lợi dụng, sợ cả cánh hữu lẫn cánh tả bỏ bom. Hoặc những người chỗ nào cũng hôn, lên Treptow hôn chân sứ quán, lên mạng hôn lưỡi phản động, đi hướng Tây hôn cờ vàng, về hướng Đông hôn cờ đỏ, song say đắm nhất là hôn cái trí khôn rộng háng đáng đồng tiền của chính mình. Tôi cũng không hỏi những nhà văn tị nạn ở Đức để viết sách xuất bản ở Việt Nam, những nhà báo buôn tin láo nháo trôi nổi mà cống hiến ngoài ý muốn lớn nhất là cung cấp một ca điển hình rằng không chỉ riêng chính quyền biết trục lợi từ một đám đông cả tin, thụ động và ít hiểu biết. Mị dân chính thống ắt sinh ra mị dân đối lập.
Buổi giới thiệu sách đã không diễn ra.
Tôi vốn tin mình không có gen nản, lại may mắn được một công việc bất chấp mọi khủng hoảng của thế gian, trơ gan trước bi kịch: với người viết, xét cho cùng tất cả đều tích cực. Ngay cả cái hiện thực mà phần đông người Việt ngao ngán, với người viết cũng là một kho chất liệu và nguồn cảm hứng vô giá. Song sau những cái lắc đầu vừa kể, thặng dư văn chương chưa thấy mà đồ thị tâm trạng tôi thì trườn dần xuống đáy.
Đấy không phải lần đầu tiên. Tất cả những người dấn thân cho tiến trình dân chủ hóa xã hội Việt Nam cho đến nay đều có lí do để ít nhiều ngã lòng và đều né tránh đề cập. Nhưng cứ trước một giờ G nào đó, những thông cáo toàn dân xuống đường lại đều đặn xuất hiện. Ngày tận số của chế độ cộng sản liên tục điểm. Lịch sử thường trực sang trang. Môi trường chính trị đối lập ngập rác của các nhà tiên tri. Cú giãy chết của chủ nghĩa cộng sản cũng trở thành chuyện tếu như đã nghe chán về hành động tương tự của chủ nghĩa tư bản. Tuần tới, nước Trung Hoa cộng sản sẽ kỷ niệm chưa phải thượng thọ nhưng đã là sinh nhật lần thứ bảy mươi. Bất chấp mọi kịch bản suy vong, chính thể độc tài lớn nhất hoàn cầu từ trước tới nay ấy đang tiến đến đỉnh cao của quyền lực và sức mạnh. Chủ nghĩa toàn trị đang trở lại, siêu hiện đại, siêu hiệu quả.
Tôi thường tự hỏi, nếu Việt Nam vẫn là một nhà nước đảng trị và công an trị, thậm chí còn hà khắc, vô nhân hơn, nhưng mọi mặt phát triển thần tốc như Trung Quốc hiện tại, liệu chúng ta có hài lòng với sự lãnh đạo của đảng cộng sản, có tự hào với vị thế của đất nước như phần lớn người Trung Hoa Đại lục hiện nay đang kiêu hãnh? Bạn sẽ chọn thất nghiệp ở một nước tự do hay làm CEO trong một tập đoàn kinh tế do chính phủ bảo trợ ở một quốc gia độc tài? Câu trả lời thực ra đã rõ với tuyệt đại đa số, song mọi bất ngờ của lịch sử đều được chuẩn bị bởi một thiểu số của những con người khác thường. Trang là một người như thế, một may mắn hiếm có của phong trào dân chủ Việt Nam. Nên mỗi lần tâm trạng chuẩn bị rơi vào vùng trũng, tôi lại nhớ đến những lời của Trang, khi cô ấy hỏi giản dị: “Bạn đã chán chưa?” trước những than thở buồn, nản, thất vọng về phong trào dân chủ, và trả lời: “Bạn làm gì thì làm, học gì thì học, nhưng để có thể (may ra) thành công chút ít thì bạn nên cố gắng tìm thấy ở đó sự thú vị và ý nghĩa. Đấu tranh vì tự do, chống độc tài, bảo vệ dân chủ luôn là một sự nghiệp đẹp đẽ và đầy ý nghĩa. Nhưng nếu bạn không còn thấy điều đó nữa, bạn chỉ còn toàn những cảm xúc tiêu cực, thì tốt nhất là bạn nên dừng lại; sẽ chẳng ai trách gì bạn.“
Những cảm xúc tiêu cực của tôi với cộng đồng Việt ở Berlin quả thật chẳng ích gì. Cộng đồng ấy có những lo toan cũng muôn phần bề bộn của nó mà những gì đang xảy ra ở Việt Nam rốt cuộc rất phụ, chỉ như một cước chú có ghi mà quên đọc. Phần mình, tôi có tha thiết cũng chỉ vì là một người viết tiếng Việt. Cuộc đời tôi, hàng ngày, không sứt mẻ mảnh nào vì một bản án nữa, mười mấy năm tù cho một cây bút ở Việt Nam. Lịch sử quả thật đã sang trang, nhưng không phải cho trong nước mà cho cộng đồng Việt hải ngoại. Nó đã thành một cộng đồng rất khác so với khi hình thành. Phần nối dài của Sài Gòn cạnh phần nối dài của Hà Nội, ở giữa là những tồn tại phi chỉ dẫn địa lí. Khoảng trống mà những thế hệ nặng lòng với đất nước để lại chỉ còn được khỏa lấp bằng sự thờ ơ dễ hiểu của các thế hệ sau, những di dân gốc Việt đã mất khái niệm về một nước mẹ mà họ không can dự. Tiếng Việt trở thành ngoại ngữ. Ưu thế một thuở cũng không còn nữa, ở kỉ nguyên internet người Việt hải ngoại không còn là cánh cửa duy nhất mở ra bên ngoài cho một thế giới vốn khép kín. Họ đã hoặc sắp đóng xong vai trò của mình với quê hương để – muốn hay không – trở thành một bộ phận của quê hương mới. Một tiến trình hoàn toàn tự nhiên.
Và cũng hoàn toàn rõ ràng, vai trò chủ động và đi đầu trong công cuộc chuyển hóa Việt Nam nay thuộc hẳn về người Việt trong nước. Với một thế hệ khác, một diện mạo khác. Không còn là những văn nghệ sĩ phải gói kĩ sự thật vào ẩn dụ nghệ thuật rồi đi tìm chỗ nấp. Không còn là lớp lão thành kháng chiến phải lên tiếng bởi di sản cách mạng bị chà đạp. Không còn là những đảng viên phản kháng để bảo vệ sự trong sáng của lí tưởng. Không còn là những cán bộ về hưu liêu xiêu phản tỉnh. Không còn nhập nhằng chính thống bàng thống. Không còn dùng dằng trong luồng ngoài luồng. Không còn ảo tưởng cải lương. Không còn nỗi sợ hãi bị xã hội tẩy chay, gia đình ruồng bỏ. Chưa bao giờ trong lịch sử cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, các hoạt động dân chủ và nhân quyền trong nước, dù chưa thể lan rộng, lại công khai thách thức bộ máy kiểm duyệt và đàn áp như thế.
Trang từng kể, đấu tranh thì dĩ nhiên khổ, nhưng bất hạnh thì không. Vui, buồn, giận dữ, sợ hãi, đau khổ, thất vọng… đủ hết, nhưng trên tất cả là buồn cười và hạnh phúc. Buồn cười vì những trò vừa hèn hạ vừa trẻ ranh, về sự ngu muội tối tăm, về thói dối trá bưng bít và sự lố bịch của guồng máy đàn áp. Hạnh phúc vì được anh chị em trong phong trào dân chủ lo lắng bảo vệ, được biết bao người công khai hay âm thầm giúp đỡ, biết bao độc giả nhiệt thành ủng hộ. Hạnh phúc vì yêu ý nghĩa và vẻ đẹp của công việc mà mình theo đuổi. Tôi đã nói, cô ấy làm thơ.
Berlin, 23/9/2019
Tuần báo Trẻ, 26/9/2019

Những ngày trước khi Phạm Đoan Trang được trao Giải Tự do Báo chí 2019, tôi đã liên lạc với nhiều người trong cộng đồng Việt ở Berlin, định tổ chức một buổi giới thiệu sách của Trang. Berlin, 30 năm sau ngày bức tường bao bọc tuyế...


Comments

Popular posts from this blog

Nguyễn Ngọc Tư

30.4.2015

‘A Lament in Three Voices’