Đi tìm phê bình gia Mít

 Beckett Portrait
*
Cuốn tiểu sử Beckett, 800 trang, toàn chữ, trừ cái hình độc nhất, trên, Gấu mua lâu lắm rồi, tính đọc, nhưng sợ quá, bây giờ mới lôi ra, cùng 1 số cuốn khác nữa, của ông, hoặc viết về ông.
Cũng là 1 cách viết về bạn Bạn, và chuyến đi vừa rồi, nhờ đó gặp Sad Seagull.
Giả như gặp Sad Seagull, mà không gặp lại bạn Bạn, thì có thể đã đi luôn, bữa buổi chiều hôm đó ở bên ngoài Phước Lộc Thọ.
Trong đời Gấu, gặp nhiều lần “quái đản” như thế.


Về cái chuyện sống, Sam đặt cho mình 1 kỷ luật nghiêm ngặt. Một tối, hai đứa chúng tôi có hẹn nhậu, liền sau khi Gill và tôi lấy nhau, em lần đầu, còn tôi, một, hai, ba, lần thứ ba.
Một vợ là đủ rồi. Ông gật gù, lèm bèm. Đó là tất cả những gì mà 1 người đàn ông cần có. Yeats một, và chỉ một mà thôi, như thằng cha GCC. Joyce thì cũng thế. – Tôi cũng sẽ chỉ có thế.
Sam có những người hùng của ông… và tôi nghĩ tôi chẳng bao giờ được kể như 1 trong số đó.
Những hồi ức quan trọng nhất của tôi về Beckett thì không phải về 1 nhà văn thần sầu, số dách, tuyệt cú mèo nhưng mà là một người bạn thần sầu. Tôi biết đến ông, là qua những gì ông viết, nhưng liền đó, với tôi, ông trở thành một trong số ít ỏi, mà chúng ta cẩn thận chọn, ngược hẳn ý bà mẹ, để phục vụ, như là ông via của mình.
Lần gặp chót, cách đây chừng vài tháng, thì ông mỏng và trong suốt như...  1 anh VC nằm dưới hố được tụi Ngụy lôi lên!
Ông sống trong 1 phòng của 1 cái nhà dành cho đám người già ở đường Remy-Dumonce, chỉ cách nhà của vị bác sĩ "môi hở răng lạnh" của ông chừng vài nhà. Tôi sững sờ khi nhận ra, ông sống y chang 1 nhân vật do ông phịa ra. Để tới được căn phòng của ông, người ta phải đi qua 1 cái gì được gọi như là "phòng giải trí" của người già. Chừng một, hoặc hai tá ông già bà lão Tẩy ngồi một dọc, giống như đám chim sẻ trên sợi dây điện, coi 1 màn ca hát nhảy múa thật là cà chớn, của một người đàn ông trên màn hình của 1 cái TV đen trắng, ở xứ Bắc Kít, khi chưa giải phóng được Miền Nam để…  nhận hàng, dù là bơ thừa phó mát cặn Yankee mũi lõ bỏ lại. Tôi nhảy bổ vào giấc mơ chiến thắng Miền Nam của đám già đang chia sẻ cho nhau này, và hỏi phòng của bạn quí của tớ ở chỗ nào. Có vẻ như chẳng có ai biết ông. Tôi kiếm văn phòng của “viện dưỡng lão”, và sau đó, được dẫn qua một cái sân nhỏ ở đằng sau khu nhà, và tôi nhìn thấy một căn phòng nhỏ xíu, ở tầng chệt, màn cửa sổ ấp ló. Beckett ở trong phòng, mặc 1 cái áo cũ te tua, làm việc với cây viết và mực, tại 1 cái bàn [loại bàn thường dùng để chơi bài bridge].
Tôi đột nhiên đứng sững, lơ láo nhìn, nhớ lại cú sốc của Beckett, lần ông khám phá ra, tôi đếch biết “Dong buồm tới [Sailing to] Byzantium” của Yeats.
Đêm đó, trước khi rời cái bàn, bài thơ của Yeats chạy từ hồi ức của Mr Beckett qua hồi ức của tôi, cùng với 1 cái ghi chú nho nhỏ, có tính khoa bảng, của sự cẩn trọng, của Sam: "Tôi thực sự không hoàn toàn gật đầu hài lòng, ở cái phần “linh hồn vỗ tay” của bài thơ!"
Căn phòng sau cùng của Samuel Beckett thì xác xơ, nhỏ xíu, và buồn bã: một cái giường một cái bàn bridge, và một cái ghế bàn ăn, một cái TV “cho những sự kiện thể thao”, Giống 1 phòng nhà tù, thấy sao thấm thía, và cái phản ứng liền tù tì của tôi, là ôm ông lên, rồi bỏ chạy ra khỏi căn phòng, ra khỏi lúc này, trở về 1 khúc nào đó của thời đã qua. Phải cỡ chừng một năm trời thì tôi mới quen nổi với cảm giác thôi đành chịu như thế, đành để ông ở đó, đành chấp nhận đó là sự chọn lựa của ông.
Hai chúng tôi nói chuyện vài tiếng đồng hồ. Ông hỏi tôi về mấy đứa nhỏ, về công việc của tôi, về những cuốc chạy marathon của Gill, bà xã tôi, tôi có cần tiền không, hay là tôi OK?
Đến lượt tôi. Tôi hỏi về tình trạng sức khỏe của ông. Ông rành căn bịnh đặc biệt của mình, giải thích những cơ chế của nó như 1 khoa học gia. Não của ông, máu luân lưu không đủ, không đúng điệu. Nhưng khi ông chi ly về cái cảm giác, sensation, [“xăng xa xườn”, Gấu Cà Chớn phiên âm theo kiểu “phiện thú lắm”, “yên sĩ phi lý thuần”, inspiration] - về vấn đề căn bịnh nó hành ông như thế trong cơ thể đặc biệt của mình, thì lúc đó, ông là quả là cả 1 nhà văn, all writer: cô đọng, sáng sủa một cách rất là nghệ thuật, succinct and artfully clear:
“Tớ ở trong Cát Lầy của TTT”,
"I am standing in quicksand."
Khi tôi rời Sam lần chót, tôi biết là chẳng còn hy vọng gặp 1 ông Beckett còn sống nữa. Tôi loay hoay sắp xếp đời mình, để có thể trở lại Paris, kế cận ông chừng sáu tuần, bắt đầu vào tháng Giêng. Tôi “coi thường” cát lầy, tính sai chừng 1 tháng.
Nói 1 cái gì đó về ông, rồi cát lầy mặc mẹ cát lầy.
Điều mà Beckett nói về Joyce sau cùng đúng là điều tôi nói về Beckett:
“Ông chẳng bao giờ viết về điều gì. Ông luôn viết điều gì”.
Tôi lo là, mọi người sẽ thổi ông, gọi ông là “Thánh Sam”, và nếu như thế, họ sẽ bỏ qua một sự thực quan trọng nhất, hiển nhiên nhất: Với cuộc đời của mình, Mr. Beckett [thì cũng giống như Mr. Tin Văn] chứng tỏ, ngay cả ở trong cái thế kỷ khốn kiếp, tồi bại, là thế kỷ của riêng lũ chúng ta, với một nhà văn, thì sau cùng vẫn khả hữu điều này: Sống, và làm việc với 1 sự cẩn trọng lớn, một sự trau chút lớn, và một sự toàn vẹn lớn.
Đó là điều mà Samuel Beckett có thể: Không phải một vì thánh - ở vào những lúc chẳng ra cái chó gì – not even totally tasteful – nhưng vẫn luôn luôn, hoài hoài, là 1 nghệ sĩ: giọng trong sáng, đảm trách, thẳng 1 dòng với cái đẹp nhất. 
Và với nghĩa cả, good cause.
Chung quanh ông, phẩm chất của Cuộc Đời thì thối tha, ghê tởm, và phẩm chất của Cái Chết, thì là một giải pháp thay thế nó, đếch làm sao mà hài lòng, thỏa mãn.
ISRAEL HOROVITZ
The Paris Review Spring 1997: Theater
Cái cuốn lý luận & phê bình của Thầy Phúc, GCC có được, là qua Thầy Võ Thắng Tiết, chủ nhà sách Văn Nghệ, ở Quận Cam. Không phải Thầy Phúc tặng Gấu.
Lần đó đó, Gấu ghé tiệm sách, tính xin ông vài cuốn mang về, trong có cuốn của Thầy Phúc. Thầy nói nhỏ, anh đưa tôi mảnh giấy, ghi những cuốn anh cần, lát nữa gặp lại ở tiệm cà phê, tôi đưa anh.
Ông sợ bà vợ quá, bèn ăn cắp mấy cuốn trên, đưa cho Gấu. Ông nói, kiếp trước, tôi còn nợ Bả, thành ra kiếp này phải trả, kiếp sau mới tu được!
Gấu nghe thiên hạ nói, ai gọi ông chồng bà là Thầy, là bị Bả chửi!
Có lâu rồi, bây giờ rảnh, mới dem ra đọc, mới hỡi ơi. May cũng còn kịp, đi được vài đường "điểm sách", đúng hơn, "cảnh tỉnh" nhà phê bình dởm!
Cái sự nổi cộm của Thầy Kuốc, là theo kiểu nổ, với những câu phán thật khủng, lưu vong như là bi kịch, bi kiếc, hay viết ở hải ngoại, như thủ dâm bạo dâm cái con mẹ gì. Thành ra đánh trúng cái sự tò mò của quần chúng. Khi quần chúng vỡ ra, đồ dởm, là xẹp. Thầy đâu có đọc được những tác giả như Roland Barthes, thí dụ. Thầy Phúc, thì khá hơn, cũng có đọc, ít nhất, khi ngồi ghế nhà trường của tụi mũi lõ. Nhưng từ những trang trả bài cho giáo sư, đến những trang phê bình thứ thiệt, trong đó, có cái đọc thực sự, kèm cái hiểu thực sự, của riêng mình, về 1 tác giả, là 1 khoảng cách lớn.
Sở dĩ Thầy Phúc hay được đám trong nước trích dẫn, hoặc chôm, chính là vì đám này cũng 1 thứ sinh viên này nọ, chỉ đọc được thứ của Thầy Phúc, nó có tính bài bản, nhà trường.
Không có sáng tạo mẹ gì ở trong đó. 
*
Khi ngoái lại, nhà phê bình thấy cái bóng viên quan hoạn ở sau lưng.  Steiner phán.
Nhưng cũng chính ông nhận ra, chưa bao giờ chúng ta cần phê bình khủng khiếp như lúc này.
Tại sao vậy?
Bởi là vì, chúng ta đến sau điêu tàn.
Chúng ta tới "sau", và đây là [vấn đề] cân não của thân phận chúng ta. Sau, là sau cái điêu tàn chưa từng có trước đây - do tính thú vật chính trị của thời đại chúng ta - về những giá trị con người, và những hy vọng.
Điêu tàn là điểm khởi đầu của bất cứ một suy nghĩ nghiêm túc về văn chương và chỗ đứng của văn chương trong xã hội. Văn chương đụng - một cách thiết yếu, một cách liên tục - tới hình ảnh của con người, tới vóc dáng và động cơ hành xử của con người. Bây giờ, chúng ta không thể xử sự - cho dù là nhà phê bình hay giản dị là một con người hữu lý - như thể chẳng có một liên quan riết róng nào đã xẩy ra cho sự cảm nhận của chúng ta, về khả năng của con người; như thể việc làm cỏ - bằng cái đói và sự hung bạo - cỡ chừng 70 triệu đàn ông, đàn bà, và trẻ con tại Âu Châu và Nga Xô trong thời kỳ 1914 và 1945: chuyện như vậy đã không lay động tới gốc rễ phẩm chất nỗi quan hoài, niềm âu lo của chúng ta. Chúng ta không thể giả đò rằng [trại tù] Belsen chẳng liên quan gì tới cuộc sống có trách nhiệm của trí tưởng tượng. Điều con người làm tổn thương con người, vào ngay đúng lúc này, đã ảnh hưởng tới chất liệu đầu tiên của nhà văn - cái giếng sâu không thể cạn của hành vi, cách xử sự mang tính người - và nó đè lên não, một vết đen mới.
'And so we write of the war, of homecoming, of what we had seen in the war and what we found on returning home: we write of ruins.'  Heinrich Boll
[Sebald trích dẫn, trong Giữa Lịch sử và Lịch sử Tự nhiên, Between History and Natural History, trong Campo Santo.]
"Và chúng ta viết về cuộc chiến, về trở về nhà, về những gì chúng ta nhìn thấy trong chiến tranh và những gì chúng ta tìm thấy khi về nhà: chúng ta viết về điêu tàn."
GCC viết cho Văn Học hai năm. Khi NMG từ chối mấy bài dịch Steiner, Gấu bèn nghĩ, đành tìm 1 nơi khác vậy. Không thể không đưa món quà Lò Thiêu, tới với độc giả Mít được!
Thế là bèn tìm tới trang VHNT của PCL, lúc đầu còn viết bài cộng tác, sau PCL cho riêng 1 account, tự biên tự diễn, tự tung tự tác. Chỉ đến khi PCL gặp khó khăn với sếp của bà, tức cơ quan cho VHNT hoạt động free, Gấu bèn ra riêng. Trang TV ra đời từ đó.
Cái sự đi chung đường với NMG không thể kéo dài mãi được.
Rõ ràng là, cái vụ từ chối giới thiệu Steiner với độc giả Văn Học, đưa đến cái hậu quả, là NMG mò về, hết coi mình là nhà văn lưu vong, khiêm tốn tự nhận tớ là 1 nhà văn “di dân”.
Thầy Phúc hình như cũng mò về, có sách in trong nước. Điều này chỉ ra cho thấy, có 1 sự khác biệt giữa những người như NMG, Thầy Phúc, và…  GCC!
Và, từ đó, có 1 sự khác biệt về, thế nào là 1 nhà phê bình, thế nào là văn chương lưu vong….
Những nhận xét rất ư là hời hợt của Thầy Phúc về dòng văn chương hải ngoại, những tác giả của nó, cho thấy, ông chẳng thể nào đọc nổi thứ văn chương điêu tàn, viết về điêu tàn…
Nói ngắn gọn, như NMT nhận xét về ông, một con người hạnh phúc!
Phải đến những ngày này, chân trong chân ngoài cái lỗ huyệt, nhìn lại thời gian hai năm viết cho Văn Học, thì Gấu mới nhận ra cái vụ ngưng viết quan trọng là dường nào.



*

*

Chủ nghĩa anh hùng của cái hư vô
Tôi trở về nhà và viết.
Nửa đêm. Trời mưa.
Không phải nửa đêm. Không phải trời mưa.
Hết thuốc chữa,
cái chuyện anh có mặt ở trên cõi đời này.
Người nhìn ra trước mọi người về thiên tài Beckett, là Suzanne, bà vợ của ông. Khi nghe tin chồng được Nobel, bà than, thật là 1 thảm họa!
Bà biết quá rõ, văn chương của chồng, không phải để gặt hái vinh quang!
Khi bà mất, ông chồng viết về vợ:
I owe everything to Suzanne. She hawked everything around trying to get someone to take all three books at the same time. That was a very pretentious thing for an unknown to want! She was the one who went to see the publishers while I used to sit in a cafe "twiddling my fingers" or whatever it is one twiddles. Sometimes she only got as far as leaving the manuscripts with the concierge; she didn't see the publishers. It was the same with Roger Blin. She was the one who saw Blin and got him interested in Godot and Eleutheria. I keep out of the way.
Niềm tin của riêng bà vợ, Suzanne’s own faith, về giá trị của tác phẩm của Beckett được củng cố thêm lên, từ một số khuôn mặt nổi tiếng. Tristan Tzara là người đọc Molloy, và mê quá là mê…. Nhưng tin tưởng, cổ võ, thổi… là 1 chuyện, làm sao cho có người bỏ tiền in, lại là 1 chuyện khác. Bản thảo bị hết nhà xb này cho tới nhà xb bản khác từ chối, cho đến khi bà vợ quyết định - điều mà ông chồng gọi là “last ditch effort” [cố gắng chót, hơi thở chót trước khi ngỏm] - đưa cho Jérôme Lindon, nhà xb Nửa Đêm. 
Why did Beckett accept the Nobel Prize at all? Certainly not for the money, since he gave the sum of 375,000 kronor (worth at the time £30,000, or about $45,000) away very quickly. He arranged, for instance, for various payments to be made even before the money was transferred to France. One of the chief beneficiaries was the library of Trinity College, Dublin; this gift was a riposte, surely, to those who accused him of insulting his native country. Many individual writers, directors, and painters also benefited financially from the prize, the money arriving anonymously, although recipients could not fail to be aware of the source. One very real reason for Beckett accepting the Nobel Prize was that he did not wish to be publicly discourteous (Sartre had earlier caused something of a public scandal by turning it clown). Another was that he wanted the publishers who had shown faith in his work, especially in the early days, to be rewarded with an increase in the sale of his books. To turn the prize down would also have seemed unfair, and again, discourteous, to those who, since Maurice Nadeau and others had put his name forward twelve years before and regularly proposed him for the prize. But there had always been an unusual mixture of perfectly genuine humility and concealed pride in Beckett. He after all, invested almost everything in his work, knew what it had cost terms of effort and sacrifice, and could not lightly reject an his achievement at such a high level.
Nói cho cùng, tại sao Beckett nhận Nobel văn chương, một khi vợ thì than, thảm họa, còn ông chồng, mệt quá, distressed. Chắc chắn đếch phải vì tiền, bởi là vì chưa nhận tiền thì ông đã xài hết số tiền đó, thật là mau lẹ, bằng cách kín đáo chuyển tới cho 1 số cơ quan, đoàn thể, hoặc cá nhân. Thư viện trường cũ là chính, để cảm ơn, tất nhiên, và cũng để trả lời những kẻ chửi ông phản bội Đất Mẹ [bỏ qua Tây, viết văn bằng tiếng Tẩy, thí dụ]. Một trong những lý do chính khiến ông đành nhận Nobel, là không muốn trở thành 1 xì căng đan giống như trường hợp của Sartre. Ngoài ra, cũng là 1 cách cám ơn những người đã tin tưởng ở nơi ông, những ngày đầu, dám bỏ tiền ra in sách của ông, nhờ giải Nobel sẽ bán thêm được sách, rồi những người năm nào cũng nhắc tới ông với Uỷ ban Nobel.

Nhưng luôn có 1 sự trộn lẫn không giống ai, ở trong cái sự gật đầu, cũng đành đó, 1 sự trộn lẫn của 1 tâm hồn hết sức khiêm nhường, và 1 sự kiêu ngạo ngầm ở nơi ông. Beckett chứ đâu phải 1 tên cà chớn nào khác, đúng không, hà, hà!


Beckett, kẻ đầu tư hầu như tất cả vào tác phẩm, đã chịu bao nhiêu đau thương, cay đắng…  làm sao có thể vứt bỏ 1 sự thừa nhận, ở một đỉnh cao chói lọi như là giải Nobel văn chương!
[Note: Đoạn tiếng Anh trên, là từ “Damned to Fame”, tiểu sử của Beckett]
*
Me-xừ phê bình gia BVP quàng VKK với Beckett, là vì cả hai ông đều viết…  kịch, và kịch đều có mùi phi lý.
Và VKK đã từng viềt về Beckett, và rất thích “Trong khi chờ Godot” của Beckett!
Và [cả hai] viết cái chó gì, cũng chỉ là…  cái cớ!
Cớ gì?
Thầy Phúc giải thích:
Nói tóm lại, cũng như Samuel Beckett, nghệ thuật đối với VKK chỉ là 1 cái cớ để ông đối thoại với cuộc đời!
*
Cứ đeo kính vô, là đọc được chữ!
Cứ vượt biển qua Tây, qua Úc, qua Mẽo, học được tí chữ của lũ mũi lõ, là thành…  cái đéo gì mà chẳng được!
Nữ phê bình gia viết bằng tiếng Tẩy, thì có em Bắc Kít DCT. Tiểu thuyết gia viết bằng tiếng Tẩy, thì có em “Tê Tê” gì đó.
Rồi phê bình gia, Thầy Phúc.
Cớm gia, kiêm thi sĩ, kiêm biên khảo....
Bịp gia cũng có!
*
Ai đã từng đọc Beckett, thì khó mà quàng ông với bất cứ ai. Một ông Vũ Khắc Khoan, còn quá đắm đuối với cuộc đời, mà làm sao để kế bên Beckett được.
Làm khó/khổ cho cả hai.
Đừng nghĩ độc giả đếch có kính, đếch làm sao đọc được chữ!


Độc Cô Cầu Bại


*
"Beckett hút xì gà"
John Banville
Seventeen copies sold, of which eleven at trade price to free circulating libraries beyond the seas. Getting known.
Krapp’s Last Tape
Bán được 17 cuốn, trong số đó thì 11 cuốn cho thư viện hải ngoại, theo giá vừa bán vừa biếu, dành cho thân hữu, hay cùng giới giang hồ. [trade price]
TTT được coi là “độc cô cầu bại”. Dù la bai bải, tôi không còn cô độc, nhưng gần như ông không có bạn.
Ông bạn thân, Trùm Sáng Tạo, MT, thì lầm ông với 1 tên thợ sắp chữ, khi anh này hỏi xin MT một điếu thuốc lá, ở nhà in báo Dân Chủ của Vũ Ngọc Các, như "Người" viết trong "Chân Dung Nhà Văn", khi TTT đang ngồi tù VC.
Nhưng “độc cô cầu bại” đúng ra phải nhường cho… Beckett, qua những dòng sau đây, của Banville, khi ông trích dẫn thư của Beckett:
“We have waited a long time for an artist who is brave enough, is at ease enough with the great tornadoes of intuition, to grasp that the break with the outside world entails the break with the inside world, that there are no replacement relations for naive relations, that what are called outside and inside are one and the same.”
Chúng ta đợi dài cổ một nghệ sĩ can đảm đủ, và thoải mái đủ, với trực giác khổng lồ, như cơn bão lớn, để mà bắt lấy, tóm lấy cái cú đứt với thế giới bên ngoài, chuyển nó vào thế giới bên trong, rằng, chẳng có liên hệ thay thế cho những liên hệ ngây thơ, rằng, đó là cái điều mà chúng ta gọi bên ngoài và bên trong là một, và cũng như nhau.
He is speaking of van Velde, but the characterization could as well fit himself as an artist who has turned his face determinedly away from “relation.”
Bekett nói tới van Velde, nhưng tính cách này quả đúng là hợp với chính ông như là 1 nghệ sĩ dứt khoát quay mặt đi, với “liên hệ”.
Quay mặt đi với “liên hệ”, thì làm sao, “đối thoại” với cuộc đời?
*
Notes on a Voice: Emma Hogan on a man who reinvented theatre, while rarely going to it (1)

Người lại phịa ra kịch, nhưng hiếm khi đi coi.
*

Cuốn tiểu sử Beckett, 800 trang, toàn chữ, trừ cái hình độc nhất, trên, Gấu mua lâu lắm rồi, tính đọc, nhưng sợ quá, bây giờ mới lôi ra, cùng 1 số cuốn khác nữa, của ông, hoặc viết về ông.
Cũng là 1 cách viết về bạn Bạn, và chuyến đi vừa rồi, nhờ đó gặp Sad Seagull.
Giả như gặp Sad Seagull, mà không gặp lại bạn Bạn, thì có thể đã đi luôn, bữa buổi chiều hôm đó ở bên ngoài Phước Lộc Thọ.
Trong đời Gấu, gặp nhiều lần “quái đản” như thế.


Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư