TLVD
Nov 6, 2013
Nhất Linh: Giòng sông Thanh Thủy
Bộ sách này có thể coi là tác phẩm cuối cùng của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam.
Tiếc rằng nó quá ít được giới phê bình quan tâm, thậm chí ít được biết đến. Có người viết về nó thì viết lung tung không nắm được đến cả chi tiết.
Thời điểm Nhất Linh viết Giòng sông Thanh Thủy là đầu thập niên 60, tại Sài Gòn. Nó cần phải được đọc chung với "cương lĩnh sáng tác" giai đoạn sau này của ông, Viết và đọc tiểu thuyết, viết cùng thời kỳ. Xóm Cầu Mới mới được Nhất Linh dự đồ như là tác phẩm lớn nhất của mình, nhưng thực tế đã diễn ra không đúng như ý ông muốn, vị trí Xóm Cầu Mới đã nhường lại cho chính bộ Giòng sông Thanh Thủy này.
"Cú chót" của Nhất Linh rất không tầm thường.
Chắc hẳn chưa có thứ văn chương lấy chủ đề hoạt động cách mạng nào mà lại nhẹ bỗng như Giòng sông Thanh Thủy. Nó chủ yếu miêu tả cảnh thiên nhiên (đi kèm với những bức họa của Nhất Linh) và tâm trạng, nội tâm của một người rất "light-hearted" là chiến sĩ Việt Quốc (Việt Nam Quốc dân đảng, nơi Nguyễn Tường Tam là một yếu nhân nhưng không phải đảng trưởng - nói rõ cho mấy nhà phê bình biết hehe - đảng Dân chính mà Nguyễn Tường Tam làm đảng trưởng được sáp nhập vào đây), một cán bộ quèn, chuyên dẫn người đi lại ở địa phận Trung Quốc giáp ranh với Hà Giang, hay được gọi là "Ngọc châu chấu", một người ưa ăn ngon (thích phở cừu, phở chua), rất bắt mắt chị em phụ nữ nhưng lại có tài ngủ cùng phòng với phụ nữ đẹp nhiều đêm mà không nảy sinh tà ý.
Bên cạnh Ngọc là Thanh, từ đầu đến cuối là người của Việt Minh nhưng toàn truyền thông tin sai lệch cho tổ chức. Thanh xinh đẹp, liều lĩnh và rất "phụ nữ tiên tiến" của thời tiền chiến Việt Nam.
Giòng sông Thanh Thủy không hề lệch khỏi phong vị của Tự Lực văn đoàn, nó chính là hồi quang rực rỡ của cả phong trào Tự Lực văn đoàn chứ không phản gì lại. Nhất Linh đặc biệt có tài trong việc kìm giữ sự thổ lộ yêu đương giữa Thanh và Ngọc, để cho "đôi bạn" không biết bao nhiêu lần lơi lả ngả ngớn bên nhau, ở cùng nhà suốt nhiều thời gian, ngâm thơ chơi bời đủ kiểu nhưng vào khoảnh khắc cuối cùng bao giờ cũng kìm giữ được.
Và chính ở đây điều then chốt trong Viết và đọc tiểu thuyết đã được bộc lộ: Nhất Linh muốn hướng tới một tiểu thuyết thật tự nhiên, không bị o ép bởi những luận đề, bình luận lý tưởng hay triết lý. Chưa bao giờ trong tác phẩm của Nhất Linh các nhân vật lại đùa nhau nhiều đến vậy. Vestige shall be cut by cabbage (Vết tích sẽ bị cắt bởi cải bắp): đây chỉ là một câu nói đùa của nhân vật. Thanh là một người có học, rất hiểu biết, bàn luận triết học Platon, Fichte, Nietzsche nhoay nhoáy, cũng lại là một người đem lòng hận thù to lớn.
Nhưng tất tật những thứ ấy chả là cái thá gì vào thời điểm này.
Nhất Linh cũng (hẳn là lần duy nhất), nhắc đến "nhà văn Nhất Linh" trong tiểu thuyết của mình. Tâm trạng buông bỏ ấy rất đặc biệt, nó vừa hờ hững với mọi sự, vừa quấn quýt với những gì tưởng chừng trước đây chẳng mấy khi Nhất Linh để ý đến. Ngay tên của nhân vật quan trọng Việt Quốc cũng được lấy theo hướng ám chỉ đến bản thân Nhất Linh Nguyễn Tường Tam: Tường.
Nhất Linh ở thời điểm này đã buông bỏ. Cách mạng chả để làm đếch gì. Tiểu thuyết luận đề thì chán ngấy. Lý tưởng là cái con tườu.
Và chính ở, chính bằng, chính qua cái sự nhẹ nhõm, vui tươi, cười cợt ấy, mà Giòng sông Thanh Thủy cho thấy, âm mưu, thủ đoạn, giết chóc, ám hại vân vân, thật là tởm.
Bài liên quan:
Lạnh lùng tự lực mà đoạn tuyệt
Nhất Linh ở Sài Gòn
Nhất Linh dang dở
Nhất Linh vs Vũ Trọng Phụng
Sep 18, 2016
Tiểu luận thứ ba về Tự Lực văn đoàn
Tại sao khi các nhà
văn trẻ mãnh liệt nhất muốn chôn vùi một
thứ gì đó, nhất định họ chỉ có thể nhìn thấy
khả năng chôn Tự Lực văn đoàn?
Tại sao cả Thanh Tâm Tuyền lẫn Trần Dần, vào thời điểm ý chí văn chương của họ bộc phát bùng nổ, đều, từ hai địa điểm, chú mục vào cùng một đối tượng mà họ thấy là nhất thiết phải giết đi: Tự Lực văn đoàn?
Tại sao cả Thanh Tâm Tuyền lẫn Trần Dần, vào thời điểm ý chí văn chương của họ bộc phát bùng nổ, đều, từ hai địa điểm, chú mục vào cùng một đối tượng mà họ thấy là nhất thiết phải giết đi: Tự Lực văn đoàn?
Đánh giá lại Tự Lực Văn Đoàn (1)
Nhưng không được. Tôi
không thể chịu nổi sự trong sáng, nhẹ nhàng, hiền
lành và chậm chạp của các cuốn sách ấy. Cuối
cùng, bao giờ tôi cũng bỏ cuộc. Hoặc buông sách.
Hoặc đọc nhảy lóc cóc từng khúc.
NHQ
Cả 1 bộ lạc Cờ Lăng và râu ria làm 1 cuộc thổi Tự Lực Văn Đoàn, thú thực, Gấu chẳng đọc được 1 bài nào ra hồn!
Nhưng khủng nhất là bài của Thầy Cuốc!
Hóa ra Thầy không biết 1 tí gì về thế nào là truyện ngắn, thế nào là truyện dài, là tiểu thuyết, và thảm hơn nữa, Thầy chê TLVD hết lời.
Chê, thì cũng được thôi, nhưng, lại “nhưng”, Thầy viện thêm mấy đấng nữa, đám hậu duệ TLVD, cũng chê luôn!
NHQ
Cả 1 bộ lạc Cờ Lăng và râu ria làm 1 cuộc thổi Tự Lực Văn Đoàn, thú thực, Gấu chẳng đọc được 1 bài nào ra hồn!
Nhưng khủng nhất là bài của Thầy Cuốc!
Hóa ra Thầy không biết 1 tí gì về thế nào là truyện ngắn, thế nào là truyện dài, là tiểu thuyết, và thảm hơn nữa, Thầy chê TLVD hết lời.
Chê, thì cũng được thôi, nhưng, lại “nhưng”, Thầy viện thêm mấy đấng nữa, đám hậu duệ TLVD, cũng chê luôn!
TLVD, nếu bỏ đi ba thứ tiểu
thuyết luận đề của Nhất Linh, hay của Hoàng Đạo, thì những
truyện ngắn của Thạch Lam, chẳng hạn, mà chẳng thần sầu, vượt thời
gian ư?
Chỉ nội một truyện Sợi Tóc, mà chẳng khủng
sao, chưa kể cái truyện hai em điếm, ngày Tết, nhớ nhà,
cúng ông bà, không có cái bát
nhang, bèn lấy luôn cái chén ngày thường
rửa buớm, sau mỗi lần đi khách, một công đôi chuyện!
Tuyệt như thế mà Thầy Kuốc chê!
Khoan chưa nói đến tiểu thuyết, thí dụ, Đôi Bạn của Nhất Linh.
Cái sự chê bai TLVD theo Gấu, một phần là do nhóm Sáng Tạo mà ra. Nhưng Sáng Tạo, khi "làm cỏ" TLVD, là có lý do của họ. Khoan sẽ bàn tiếp.
Cái ý "đọc nhảy lóc cóc" của Thầy Cuốc, là từ TTT, khi ông chê văn chương TLVD, trong 1 cuộc thảo luận bàn tròn của nhóm Sáng Tạo, về TLVD, bạn có thể kiếm thấy trên talawas.
Tuyệt như thế mà Thầy Kuốc chê!
Khoan chưa nói đến tiểu thuyết, thí dụ, Đôi Bạn của Nhất Linh.
Cái sự chê bai TLVD theo Gấu, một phần là do nhóm Sáng Tạo mà ra. Nhưng Sáng Tạo, khi "làm cỏ" TLVD, là có lý do của họ. Khoan sẽ bàn tiếp.
Cái ý "đọc nhảy lóc cóc" của Thầy Cuốc, là từ TTT, khi ông chê văn chương TLVD, trong 1 cuộc thảo luận bàn tròn của nhóm Sáng Tạo, về TLVD, bạn có thể kiếm thấy trên talawas.
Văn chương TLVD được coi như
thứ văn chuẩn, và được đưa vô trong trường lớp, của nền giáo
dục VNCH sau 1954 tại Miền Nam, cùng với 1 số nhà văn tiền
chiến khác ở bên ngoài TLVD, trong số đó, có
1 ông có thể coi là Thầy của TTT, là Nguyên
Hồng, như chính ông có lần viết ra. Cái sự
đánh giá lại TLVD nếu có, là phải từ hai cái
nhìn quy chiếu ấy, tức là từ cái cú đánh
TLVD của Sáng Tạo, và từ cái quan điểm coi TLVD là
văn chương chuẩn của 1 chế độ, trong khi Miền Bắc, cùng thời với
nó, là 1 nền sư phạm học về hận thù, mà 1
trong những thành tựu tiêu biểu của nó, là Sến
Cô Nương, như chính Sến thú nhận, trong bài
viết "Còn lại gì", hay "Cái còn lại", "What
remains". Nếu mượn cái tít này, thì cái
tít cho cú thổi TLVD phải là "Cái còn
lại", sau tiền chiến, TLVD, Sáng Tạo, và cùng với
tất cả, là di sản văn minh của một Miền Nam đã không
còn.
Nhất Linh là 1 bậc thầy
viết tiểu thuyết. Cuốn "Viết và Đọc Tiểu Thuyết" của ông
là 1 cuốn đại cẩm nang cho bất cứ ai mơ tưởng trở thành
tiểu thuyết gia. Ở trong mảng tiểu thuyết của ông, cũng có
tới ba mảng, tiêu biểu bằng ba cuốn: Đôi Bạn, Xóm Cầu Mới, và Dòng Sông Thanh Thuỷ. Chúng khác hẳn
nhau. Đôi Bạn là của
thời mới lớn, và cùng với nó, là cuộc tình
Dũng Loan, đâu có thua 1 mối tình thơ dại nổi tiếng nào
trên thế giới: Dũng làm nhớ đến Camus và câu phán
nổi tiếng của ông: Chúng ta – lũ mới lớn – luôn có
dáng điệu của 1 kẻ sắp sửa ra đi. Xóm Cầu Mới là 1 tham vọng
lúc đã chin mõm trong nghề văn: Viết 1 trường thiên
tiểu thuyết, roman-fleuve, tiểu thuyết sông, tiểu thuyết ngăn kéo,
roman-tirroir, cứ mở mỗi ngăn, là có 1 cuốn… với những nhân
vật từ “nowhere” trôi giạt, tụ vào 1 bãi sông, nước.
Dòng Sông Thanh Thuỷ mới ghê: Quốc Cộng giết nhau cứ tỉnh bơ, không có toát ra 1 tí mùi ý thức hệ, hay hận thù, “giết như không giết” [cái này là nhại văn Gấu Cái: "viết như không viết"!]
Dòng Sông Thanh Thuỷ mới ghê: Quốc Cộng giết nhau cứ tỉnh bơ, không có toát ra 1 tí mùi ý thức hệ, hay hận thù, “giết như không giết” [cái này là nhại văn Gấu Cái: "viết như không viết"!]
Từ Đông sang Tây, có mùa Thu nào giống mùa Thu nào không. Lúc trước có người nói với tôi, Thơ Mới thì có gì Mới? Chỉ toàn là ảnh hưởng của thơ Pháp. Chắc ổng nghĩ tôi mù tiếng Pháp nên nói vậy. Tôi dạ vâng cho xong, nhưng thầm thắc mắc, bây giờ đem hỏi Nhị Linh là có đúng vậy không?
"Giết" nhau làm gì khi sự Chết không loại trừ một ai?
GC ;-)
Vẫn giọng ấy. Trở về mái nhà xưa. Anh định viết cho Thanh nhưng anh nghĩ biết đâu, Thanh chẳng đã quên anh rồi như mọi người. Được thư Thanh anh phải cám ơn Thanh nhiều."
và người ta cũng hay nói, đã là thơ thì đúng, nhà thơ nói gì cũng đúng
thì đúng vậy đấy, có mỗi một vấn đề: đã là thơ thì đương nhiên đúng, nhưng không phải nhà thơ nào cũng đúng
điều này sẽ sớm được phân tích, với Xuân Diệu, hehe
Mênh mông ở đây là Vàng rơi đó, chứ... "đâu phải bởi muà Thu"?
Vậy mà cũng đòi làm nhà phê bình, lại còn nói rằng muà hè mới là mênh mông. Nóng hầm hập, hừng hực, bứt rứt, chật chội thì "mênh mông" cái nỗi gì? ;-)
à, nhưng đấy là để bình luận "vấn đề là cách người ta nói về nó" ở phía trên thôi; thật ra, cái sự "truyện quan trọng hơn chuyện" cũng là ngớ ngẩn đấy
mùa thu không mênh mông, hầm hập không phải là không mênh mông
vẽ tranh í, đâu phải vẽ cái quái gì cũng được, vẽ thế nào cũng được hehe