Ways of Escape
Ways of Escape
1 2 3 4 5 6
Viết là
nhớ mãi
Đêm Thánh Vô Cùng
Viết là Khiếp Sợ
Vẫn cái máy đánh chữ cổ lỗ sĩ, ngày nào, "Ta rất mừng...". Ta vẫn như xưa, chẳng hề biết trang web, mobile fone, nhưng có điều già hơn xưa nhiều. Đi đã phải chống gậy.
Hai Lúa tới
Bangkok lần đầu, đúng ngày sinh của ông Hồ, 19 Tháng Năm,
năm 1990.
Ba tháng sau, vợ chồng Hai Lúa cùng một số người cùng số phận được xe Cao Uỷ Tị Nạn đón ở ngay cửa nhà tù Bangkok [do cái tội xâm nhập lãnh thổ bất hợp pháp], đưa vô trại Panat Nikhom.
Khi điền đơn nhập trại, bây giờ nhớ lại, Hai Lúa như vẫn còn nhớ cảm giác, vào đúng lúc đó, cánh tay trái của Hai Lúa bỗng nhói một cú đau điếng!
Thế là Hai Lúa nhớ ra cái lần ăn mìn VC tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh.
Nhớ ra những lần run rẩy cùng cả thành phố Sài Gòn, dưới cơn mưa pháo kích của VC, vào những dịp lễ lạc, thí dụ như sinh nhật ông Hồ.
Nghĩ đến những thường dân thiệt mạng, khi VC biến đau thương thành hành động, lập thật nhiều thành tích làm quà tặng dâng lên Bác, lên Đảng.
Không chỉ sợ xui xẻo, Hai Lúa còn sợ, làm người chết tức giận, đến không thể yên nghỉ, vì một hành động ngu xuẩn của mình.
Thế là bèn sửa lại, thay vì 19, thì là 20 tháng Năm, năm 2005.
Tức là trừ đi thời gian được Cha Brisson, giấu giếm tầm luộc [cảnh sát] Thái, cho trú ngụ dưới mái nhà của Chúa.
"Được đấy, con ạ", cha nói, về cái vụ HL, thằng con trai, và ông bạn Hai Lúa tới gặp cha lần này.
Có thể, do nhìn thấy thằng con trai lớn của Hai Lúa, Cha mới nhớ ra, và làm Hai Lúa cũng nhớ ra.
Cha nói: Lần đó, có một điều con nhờ Cha làm mà Cha đã không làm được. Nhưng nhờ Chúa, mọi chuyện đều như ý muốn, phải không?
Cha nhắc lại, trong những ngày nằm nhà tù Bangkok, Hai Luá có viết thư, nhờ Cha cố hỏi thăm tin tức, và nếu có thể, giúp đỡ mấy đứa nhỏ, ở Lào.
Căn phòng là nơi dành cho những học sinh nằm nghỉ đỡ, khi đang học lỡ bị đau. Bao nhiêu năm trời, nó vẫn như thế.
Phòng kế bên là phòng y dược. Vợ chồng Hai Lúa ngủ hai đêm thứ bẩy và chủ nhật ở đây, ban ngày ở trong bếp nhà trường, giữa những cô gái Thái phục vụ học sinh, những bà làm bếp.
Sáng thứ hai, Cha Brisson lấy xe hơi chở tới văn phòng ODP, nằm trong tòa nhà lớn của City Bank.
"Để ta đưa các con trở về mái nhà xưa. Ta cũng cần phải vận động."
Tới lúc đó, Hai Lúa nhìn thấy cây gậy. Và điếu xì gà. Thay vì điếu thuốc lá. Cha mỉm cười.
*
Đổi cả quê hương lấy một cái bị?
Cuộc đời của tôi [Milosz] có lẽ là một trong những cuộc đời quái dị nhất. Đúng như thế. Nó thiếu cái sự trong sáng của một câu chuyện mang tính đạo đức, như chuyện đời của Joseph Brodsky. Đang đầm mình trong "con kinh ta đào chưa có nước chảy qua", tại một nông trường tập thể ở gần Arkhangelsk, chỉ vài năm sau, ông lượm được đủ thứ vinh quang, kể cả giải thưởng Nobel văn chương. Thật chẳng khác chuyện thằng khờ được vợ đẹp trong dân gian. Tuy nhiên, phải thậm ngu, chí ngu, mới làm việc này, ấy là với trường hợp của tôi: Hành động khác hẳn đám đồng nghiệp, những bạn văn trong Hội Nhà Văn, và bỏ chạy qua Tây Phương. Chỉ nội chuyện này không thôi, là đã quá khốn nạn rồi, dưới con mắt của họ.
Bị coi như là một con chó ghẻ, chạy trốn quê hương, bạn bè, kiếm miếng bơ thừa canh cặn của đế quốc, rồi sau đó, vinh quang, thành đạt, tất cả những chuyện đó xẩy ra trong giản dị chỉ một cuộc đời. Nhìn đám bạn cũ từng tỏ ra ghê tởm về mình, phát điên lên, và làm chuyện ngu xuẩn cho chính chúng... Thú vị nhất, trong tất cả, là sự khác biệt hình ảnh của chính mình, về mình, và cũng hình ảnh đó, ở trong mắt những kẻ khác.
Một thằng gặp may. Một thằng chỉ mê tiền. Một thằng dửng dưng với quê cha đất tổ. Một thằng đổi cả quê hương lấy cái bị. Một thằng mê văn không mê người....
Milosz
*
Milosz viết, đánh đổi quê hương lấy cái bị...
Ông có quyền viết như thế, là vì ông quyết định chuyến đi của ông, khi nói không với chế độ, và bỏ đi.
Hai Lúa không được may mắn như ông, cho dù khi bỏ đi, cũng chỉ mang theo được, một cái bị.
Không phải để lên máy bay, mà là để lang thang suốt một ngày trời tại thành phố Bangkok, vào đúng vào ngày sinh phịa của ông Hồ.
Tục truyền, đó là ngày VC phải đón tiếp một phái đoàn Tây, tại Hà Nội.
Nhưng biết đâu đấy, tất cả cái hên xui may rủi của Hai Luá là nằm trong cái ngày sinh phịa đó?
Cha Brisson sau đó, kể lại, thường là Cha rời văn phòng, qua phòng riêng, nghỉ một chút. Bữa đó, cứ nấn ná, loay hoay, chần chờ, cho tới khi nghe tiếng lao xao ở bên ngoài cửa.
Cha đích thân ra mở cửa, y hệt như sáng 17 Tháng Tám 2005.
Lần trước là hai vợ chồng Hai Luá, nhếch nhác với cái bị.
Lần này, là cùng với thằng con trai lớn, và ông bạn người Việt, nhưng sinh trưởng ở Lào.
Cha sắp sửa có một cuộc gặp gỡ với ai đó. Như ông bạn sau này cho biết, khi, trong lúc đang trò chuyện, Cha đi gọi điện thoại, thứ điện thoại mắc ở trên tường, và nói, sẽ tới trễ một chút, vì có mấy người quen từ 15 năm trước nay mới gặp lại. Cha nói bằng tiếng Thái, và phần lớn những người ở Lào đều biết, kể cả mấy đứa con Hai Lúa.
Bạn nhìn hình Cha, và tưởng tượng cảnh Cha tới tận nhà tù quốc tế Bangkok, mấy ngày sau khi Cha đưa Hai Lúa và vợ tới đồn cảnh sát, để trả lời cái vụ xâm nhập vuơng quốc Thái bất hợp pháp. Để coi cái nhà tù nó ra làm sao, và để cho tí tiền, và để trả lại, mấy trang bản thảo, bức hình hỏa thiêu hoà thượng Thích Quảng Đức.
Mấy trang bản thảo, bức hình theo Hai Lúa tới đệ tam quốc gia. Và bây giờ lên thế giới ảo.
Lạ một điều, cách đây mười lăm năm, không biết một chút gì về nhà thờ St Francis, vậy mà nói "Vạt, Vạt" [Chùa, tiếng Thái], anh chàng taxi đưa ngay tới nơi chốn có một ông cha người Tây, không làm sao chợp đi một lát như mọi bữa trưa khác.
Mười lăm năm sau, hỏi, chẳng ai biết có một nơi chốn như vậy, ở Bangkok! Chỉ tới khi nói, có một nhà trường pha lăng kế ngay bên, anh chàng taxi ồ một tiếng, sao không nói sớm!
Nhà thờ ở trong một hẻm, trong khu hoàng thành. Anh taxi vừa mới tính ngưng xe để hỏi thăm, mấy ông an ninh, từ bên kia đường, đưa tay ra hiệu, hãy rời xe đi chỗ khác.
Ngôi trường dậy tiếng Pha lăng [tiếng Pháp] hình như là độc nhất, ở Bangkok. Những tín hữu Ki Tô, chắc cũng hiếm hoi, ở đất nước theo đạo Phật này.
Trước khi quyết định cho trú ngụ ngay trong nhà trường, Cha đã thử hỏi một bà người Việt ở xóm đạo gần nhà thờ, mà, như Cha sau đó cho biết, chính Cha làm lễ rửa tội cho bà ta, nhưng bà từ chối, và còn khuyên cha, hãy kêu cảnh sát, đừng để nhà thờ liên lụy.
Chuyến đi, từ Nọng Khai tới Bangkok, bằng xe VIP, làm nhớ lần sử dụng giấy Lào, tên Lào, qua sông Mekong, ngả Parksé, rồi từ đó, từ U Bôn, đi Bangkok. Y hệt chuyến này, ấy là về thời gian, cũng đi ban đêm, cũng tới Bangkok lúc tờ mờ sáng, và lần đầu tiên được nhìn thấy một thành phố tân tiến, với những con đường nằm chồng lên nhau.
Sau khi kiếm thấy địa chỉ nhà thờ, quay ra kiếm khách sạn. Hơi lâu. Ngủ. Tới gần trưa, trở lại.
Khu phố chẳng có gì thay đổi. Văn phòng của Cha, [và nhà riêng, chắc vậy], ở kế bên nhà thờ. Vừa đi qua cái cổng nhỏ, là nhớ ra tất cả. Nơi sân kia, lần đầu nhìn thấy chiếc xe hơi sơn những dòng chữ Cao Uỷ Tị Nạn. Cứu Trợ. Cứ thế kéo ông bạn và thằng con leo vội những bậc thềm, lên văn phòng phía trên.
Khi đứng trước cửa văn phòng, mới nhìn thấy con chim bằng gỗ với cái mỏ được sử dụng thay cho những tiếng gõ cửa bằng tay. Hai Lúa tự hỏi, liệu con chim này, là cũng có từ những ngày nào?
Nói chuyện ríu rít. Bằng cả tiếng Tây, tiếng Việt, lẫn tiếng Thái.
@
Quán cơm đêm, dọc đường. Giao điểm của rất nhiều tuyến xe.
Thật sự, hai chuyến "bay đêm" đó, rất khác nhau.
Chuyến đi trước, là có sự đóng góp, tổ chức, sắp xếp, của Phật, qua đại diện của Ngài, là Chùa Long Vân, ở Parksé. Của Người, trong đó, là Bà Mệ, người Việt, gốc Nghệ An, hay Huế, người Parksé. Ông Nghĩa, chủ tịch, hay đại diện cộng đồng người Việt ở U Bôn, ở phía bên kia sông Mekong. Bà Hồng (1) một người Việt ở đó. Nhân có một người bạn đi Bangkok, Bà Hồng đã nhờ bà bạn này cho vợ chồng Hai Lúa đi cùng. Của Chúa, qua Cha Brisson và nhà thờ St Francis ở Bangkok.
Có lẽ phải nói thêm, còn có sự đóng góp của nhà thờ Fatima.
Chuyến du lịch Vạn Tượng, là tiếp chuyến đi Vàm Láng trước đó, vào đúng đêm 23 Ông Táo lên chầu Trời.
Hai Lúa đã viết về chuyến này trong Viết là khiếp sợ
Chuyến đi "liên can" tới lễ kỷ niệm 10 năm đại thắng Mùa Xuân, của những người CS. Người bạn đi cùng ông già mang theo những danh sách, những bản tin, những tài liệu về miền Nam sau mười năm, phóng sự về những sĩ quan đi học tập, tình cảnh vợ con ở nhà, và ... MIA.
Trước 1975 chỉ có mỗi một lần độc nhất, Hai Lúa đóng vai nhà văn.
Đó là khi Nguyễn Đông Ngạc làm tuyển tập Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta, [anh còn cho nó một tiểu tựa là Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam], anh chi tiền cho hai ông thợ chụp nổi tiếng nhất lúc bây giờ, đến tận nhà kéo Hai Lúa ra Sở Thú [nhà Hai Lúa ở ngay kế bên], chụp cho một "bô", đứng bên bụi tre hay bụi trúc.
Bức hình cùng tí tiểu sử được in cùng với truyện ngắn, ở trong tuyển tập nói trên không ngờ trở thành những bửu bối cứu nguy Hai Lúa, khi thanh lọc, tại trại tị nạn Thái Lan.
Cái vụ - "Tôi cho anh nói lại, anh nói anh vừa ăn cơm vừa làm thơ, vừa viết văn, tôi tin, nhưng anh nói anh viết phê bình, là tôi không tin." - là hoàn toàn đúng sự thực. Đối với anh chàng sinh viên Luật người Thái, được Bộ Nội Vụ Thái và Cao Uỷ Tị Nạn mướn làm cái việc thanh lọc, coi ai là đáng tị nạn chính trị, ai là di dân kinh tế, anh ta rất rành, muốn viết phê bình, là phải kinh qua trường lớp. Phải đi học. Phải có bằng, ít nhất là cử nhân, rồi phải học đại học, chuyên về phê bình văn học. Không phải khơi khơi, ai cũng có thể vỗ ngực xưng tên, ta là nhà phê bình. Hồ Sơ Cao Uỷ, Hai Lúa ghi, có mỗi một mảnh bằng dự bị đại học, vậy mà dám nói, tao viết phê bình làm sao anh chàng sinh viên Luật không tỏ ra thương hại, nổ vừa vừa thôi, ông già, cho ông già nói lại.
Sau khi Hai Lúa trả lời, anh chàng sinh viên yêu cầu tay thông dịch người Việt dịch qua tiếng Thái, cái mẩu tiểu sử của Hai Lúa, trong tuyển tập trên. Trong đó, có ghi Hai Lúa viết điểm sách phê bình văn học.
Một tí tiểu sử đó, mà cứu khổ cứu nạn như thế đấy.
Còn về cái hình đóng vai nhà văn, so với cái thằng ốm đói, đang bị thẩm tra, thì như những dòng, và hình, sau đây.
Nhà văn nữ Thảo Trần và ông xã,
trại cấm Sikew, Thái Lan cc 1993-94
"Tôi vẫn còn
nhớ cái nhìn của anh sinh viên Luật, người Thái Lan, được
Bộ Nội Vụ và Cao Uỷ Tị Nạn mướn làm thẩm tra viên trong buổi thanh lọc.
Cái nhìn dừng lại rất lâu trên khuôn mặt tiều tuỵ ở ngoài đời so với
trong hình. Có vẻ anh tin. Có vẻ anh thông cảm. Có vẻ anh sợ hãi, không
ngờ sự khủng khiếp của một chế độ so với sức chịu đựng của con người. "
"Tôi nói với anh, có những cuốn sách tạo nghiệp. Cuốn trước, trong lời tựa, anh coi đây là vốn liếng một đời cho quê hương, cho bạn bè. Chưa đầy một năm, Cộng Sản thôn tính Miền Nam."
Ít người biết chuyện, chính Hồ Hữu Tường đã quyết định con đường cầm bút của ký giả Ba Tê (bút hiệu của Thanh Tâm Tuyền khi viết trên mục Tạp Ghi của nhật báo Tiền Tuyến tại Sài-gòn). Khi Hồ Hữu Tường làm tờ Phương Đông [hay Đông Phương?] tại Sài-gòn, Thanh Tâm Tuyền lúc đó còn là sinh viên ở Hà Nội, có gửi bài tham dự cuộc thi truyện ngắn. Truyện được giải nhì, không được đăng, vì không thể đăng được. Người viết được nghe bà cụ của thi sĩ kể lại, [cụ còn cho biết tên truyện ngắn là Phát Súng], những ngày còn đi học, đám chúng tôi, bạn của ông em thi sĩ, vẫn lấy nhà cụ làm nơi tụ họp.
Trong Bếp Lửa, Thanh Tâm Tuyền đã để cho một nhân vật nói lên nhận định về tôn giáo: một khi nhập thế trong xác phàm, thần thánh cũng phải chịu đựng, như bất cứ một con người nào, mọi thảm kịch của nhân gian, triết hiện sinh gọi là những hoàn cảnh hữu hạn, và chỉ thoát ra bằng sự thất bại. Tư tưởng này có thể coi như chung cho các đa số các nhà văn hiện sinh tuy cách phát biểu mỗi người một khác. Sartre: Con người bị kết án phải tự do. Camus: Phải tưởng tượng Sisyphe hạnh phúc. [Sisyphe là nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, bị tội vần đá lên núi. Gần tới đỉnh núi, hòn đá lăn xuống, và Sisyphe lại vần đá tiếp].
Bỗng nhiên Hai Lúa nhớ đến Milosz, nhà thơ CS đào thoát qua Tây Phương, Nobel văn chương. Ông phán, tớ chọn làm người, vì đếch kiếm thấy thứ nào khá hơn.
Hai Lúa, lần đầu tiên nhìn thấy tờ PĐ, hay ĐP của HHT, là trong tủ kính một tiệm sách ở Hà Nội. Do một anh bạn học cùng lớp chỉ cho thấy.
Anh bạn này, là một trong những đầu, của sợi dây Ariane, kéo Hai Lúa trở lại cuộc đời [trở lại Hà Nội] sau hơn nửa thế kỷ xa cách.
Anh bạn này, cũng ly kỳ lắm.
Hồi đó Hai Lúa ở với bà cô, lấy chồng Pháp. Hiệp định Genève, bà "qui Thục" [chỉ làm hôn thú vài ngày trước đó, nếu không, không thể đi Tây được], Hai Lúa đến nhà anh bạn ở tiếp. Bà mẹ anh là nữ giáo sư trường Trưng Vương Hà Nội. Bố đi kháng chiến, từ những ngày đầu. Đúng ngày tiếp quản Hà Nội, gia đình được tin ông mất.
Hai Lúa còn nhớ, trong nhà có cây đàn vĩ cầm. Đó là một "thần vật".
Bà mẹ, các con, cứ mỗi lần nhớ ông quá là lại nhìn lên cây đàn.
Khi Hai Lúa đã bỏ Hà Nội xuống Hải Phòng chờ lên tầu há mồm vào Nam, bà mẹ còn cho người xuống kiếm, năn nỉ, mày về lại Hà Nội đi, tao nuôi. Tao không bỏ mày. Thằng em mày, nhớ mày quá, ngày nào cũng khóc. Vừa biết tin bố mất, lại mất bạn.
1 2 3 4 5 6
Cha Brisson, cc 1990.
Hình gửi cùng với tiền, khi biết tin đậu thanh lọc.
Cha và Con, trước văn phòng Cha, tại khuôn viên nhà thờ St. Francis Bangkok.
Thằng Tuấn, ông con trai lớn, Hai Lúa và ông Th. một người bạn của Hai Lúa. Tay này có một lý lịch thật là ly kỳ, và thú vị, Hai Lúa xin hẹn sẽ kể.
Hai Lúa, sáng 17 Tháng Tám, 2005, trước căn phòng ngày xưa đã từng trú ngụ.
"Đừng
cám ơn
tao. Không có cái vụ của mày, thí dụ vậy, sức mấy Chúa cho
tao có mặt, ở trên cõi đời này!"Hình gửi cùng với tiền, khi biết tin đậu thanh lọc.
Cha và Con, trước văn phòng Cha, tại khuôn viên nhà thờ St. Francis Bangkok.
Thằng Tuấn, ông con trai lớn, Hai Lúa và ông Th. một người bạn của Hai Lúa. Tay này có một lý lịch thật là ly kỳ, và thú vị, Hai Lúa xin hẹn sẽ kể.
Hai Lúa, sáng 17 Tháng Tám, 2005, trước căn phòng ngày xưa đã từng trú ngụ.
Đêm Thánh Vô Cùng
Viết là Khiếp Sợ
Vẫn cái máy đánh chữ cổ lỗ sĩ, ngày nào, "Ta rất mừng...". Ta vẫn như xưa, chẳng hề biết trang web, mobile fone, nhưng có điều già hơn xưa nhiều. Đi đã phải chống gậy.
[Đó những ngày trên khuôn mặt
người dân Sài-gòn khi ra đường còn nguyên vẻ hốc hác mất ngủ, xen đôi
nét mừng rỡ vì đêm qua Việt Cộng tha không pháo kích vô thành phố...
Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Cõi Khác]
Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Cõi Khác]
Ba tháng sau, vợ chồng Hai Lúa cùng một số người cùng số phận được xe Cao Uỷ Tị Nạn đón ở ngay cửa nhà tù Bangkok [do cái tội xâm nhập lãnh thổ bất hợp pháp], đưa vô trại Panat Nikhom.
Khi điền đơn nhập trại, bây giờ nhớ lại, Hai Lúa như vẫn còn nhớ cảm giác, vào đúng lúc đó, cánh tay trái của Hai Lúa bỗng nhói một cú đau điếng!
Thế là Hai Lúa nhớ ra cái lần ăn mìn VC tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh.
Nhớ ra những lần run rẩy cùng cả thành phố Sài Gòn, dưới cơn mưa pháo kích của VC, vào những dịp lễ lạc, thí dụ như sinh nhật ông Hồ.
Nghĩ đến những thường dân thiệt mạng, khi VC biến đau thương thành hành động, lập thật nhiều thành tích làm quà tặng dâng lên Bác, lên Đảng.
Không chỉ sợ xui xẻo, Hai Lúa còn sợ, làm người chết tức giận, đến không thể yên nghỉ, vì một hành động ngu xuẩn của mình.
Thế là bèn sửa lại, thay vì 19, thì là 20 tháng Năm, năm 2005.
Tức là trừ đi thời gian được Cha Brisson, giấu giếm tầm luộc [cảnh sát] Thái, cho trú ngụ dưới mái nhà của Chúa.
"Được đấy, con ạ", cha nói, về cái vụ HL, thằng con trai, và ông bạn Hai Lúa tới gặp cha lần này.
Có thể, do nhìn thấy thằng con trai lớn của Hai Lúa, Cha mới nhớ ra, và làm Hai Lúa cũng nhớ ra.
Cha nói: Lần đó, có một điều con nhờ Cha làm mà Cha đã không làm được. Nhưng nhờ Chúa, mọi chuyện đều như ý muốn, phải không?
Cha nhắc lại, trong những ngày nằm nhà tù Bangkok, Hai Luá có viết thư, nhờ Cha cố hỏi thăm tin tức, và nếu có thể, giúp đỡ mấy đứa nhỏ, ở Lào.
Căn phòng là nơi dành cho những học sinh nằm nghỉ đỡ, khi đang học lỡ bị đau. Bao nhiêu năm trời, nó vẫn như thế.
Phòng kế bên là phòng y dược. Vợ chồng Hai Lúa ngủ hai đêm thứ bẩy và chủ nhật ở đây, ban ngày ở trong bếp nhà trường, giữa những cô gái Thái phục vụ học sinh, những bà làm bếp.
Sáng thứ hai, Cha Brisson lấy xe hơi chở tới văn phòng ODP, nằm trong tòa nhà lớn của City Bank.
"Để ta đưa các con trở về mái nhà xưa. Ta cũng cần phải vận động."
Tới lúc đó, Hai Lúa nhìn thấy cây gậy. Và điếu xì gà. Thay vì điếu thuốc lá. Cha mỉm cười.
*
Đổi cả quê hương lấy một cái bị?
Cuộc đời của tôi [Milosz] có lẽ là một trong những cuộc đời quái dị nhất. Đúng như thế. Nó thiếu cái sự trong sáng của một câu chuyện mang tính đạo đức, như chuyện đời của Joseph Brodsky. Đang đầm mình trong "con kinh ta đào chưa có nước chảy qua", tại một nông trường tập thể ở gần Arkhangelsk, chỉ vài năm sau, ông lượm được đủ thứ vinh quang, kể cả giải thưởng Nobel văn chương. Thật chẳng khác chuyện thằng khờ được vợ đẹp trong dân gian. Tuy nhiên, phải thậm ngu, chí ngu, mới làm việc này, ấy là với trường hợp của tôi: Hành động khác hẳn đám đồng nghiệp, những bạn văn trong Hội Nhà Văn, và bỏ chạy qua Tây Phương. Chỉ nội chuyện này không thôi, là đã quá khốn nạn rồi, dưới con mắt của họ.
Bị coi như là một con chó ghẻ, chạy trốn quê hương, bạn bè, kiếm miếng bơ thừa canh cặn của đế quốc, rồi sau đó, vinh quang, thành đạt, tất cả những chuyện đó xẩy ra trong giản dị chỉ một cuộc đời. Nhìn đám bạn cũ từng tỏ ra ghê tởm về mình, phát điên lên, và làm chuyện ngu xuẩn cho chính chúng... Thú vị nhất, trong tất cả, là sự khác biệt hình ảnh của chính mình, về mình, và cũng hình ảnh đó, ở trong mắt những kẻ khác.
Một thằng gặp may. Một thằng chỉ mê tiền. Một thằng dửng dưng với quê cha đất tổ. Một thằng đổi cả quê hương lấy cái bị. Một thằng mê văn không mê người....
Milosz
*
Milosz viết, đánh đổi quê hương lấy cái bị...
Ông có quyền viết như thế, là vì ông quyết định chuyến đi của ông, khi nói không với chế độ, và bỏ đi.
Hai Lúa không được may mắn như ông, cho dù khi bỏ đi, cũng chỉ mang theo được, một cái bị.
Không phải để lên máy bay, mà là để lang thang suốt một ngày trời tại thành phố Bangkok, vào đúng vào ngày sinh phịa của ông Hồ.
Tục truyền, đó là ngày VC phải đón tiếp một phái đoàn Tây, tại Hà Nội.
Nhưng biết đâu đấy, tất cả cái hên xui may rủi của Hai Luá là nằm trong cái ngày sinh phịa đó?
Cha Brisson sau đó, kể lại, thường là Cha rời văn phòng, qua phòng riêng, nghỉ một chút. Bữa đó, cứ nấn ná, loay hoay, chần chờ, cho tới khi nghe tiếng lao xao ở bên ngoài cửa.
Cha đích thân ra mở cửa, y hệt như sáng 17 Tháng Tám 2005.
Lần trước là hai vợ chồng Hai Luá, nhếch nhác với cái bị.
Lần này, là cùng với thằng con trai lớn, và ông bạn người Việt, nhưng sinh trưởng ở Lào.
Cha sắp sửa có một cuộc gặp gỡ với ai đó. Như ông bạn sau này cho biết, khi, trong lúc đang trò chuyện, Cha đi gọi điện thoại, thứ điện thoại mắc ở trên tường, và nói, sẽ tới trễ một chút, vì có mấy người quen từ 15 năm trước nay mới gặp lại. Cha nói bằng tiếng Thái, và phần lớn những người ở Lào đều biết, kể cả mấy đứa con Hai Lúa.
Bạn nhìn hình Cha, và tưởng tượng cảnh Cha tới tận nhà tù quốc tế Bangkok, mấy ngày sau khi Cha đưa Hai Lúa và vợ tới đồn cảnh sát, để trả lời cái vụ xâm nhập vuơng quốc Thái bất hợp pháp. Để coi cái nhà tù nó ra làm sao, và để cho tí tiền, và để trả lại, mấy trang bản thảo, bức hình hỏa thiêu hoà thượng Thích Quảng Đức.
Mấy trang bản thảo, bức hình theo Hai Lúa tới đệ tam quốc gia. Và bây giờ lên thế giới ảo.
Lạ một điều, cách đây mười lăm năm, không biết một chút gì về nhà thờ St Francis, vậy mà nói "Vạt, Vạt" [Chùa, tiếng Thái], anh chàng taxi đưa ngay tới nơi chốn có một ông cha người Tây, không làm sao chợp đi một lát như mọi bữa trưa khác.
Mười lăm năm sau, hỏi, chẳng ai biết có một nơi chốn như vậy, ở Bangkok! Chỉ tới khi nói, có một nhà trường pha lăng kế ngay bên, anh chàng taxi ồ một tiếng, sao không nói sớm!
Nhà thờ ở trong một hẻm, trong khu hoàng thành. Anh taxi vừa mới tính ngưng xe để hỏi thăm, mấy ông an ninh, từ bên kia đường, đưa tay ra hiệu, hãy rời xe đi chỗ khác.
Ngôi trường dậy tiếng Pha lăng [tiếng Pháp] hình như là độc nhất, ở Bangkok. Những tín hữu Ki Tô, chắc cũng hiếm hoi, ở đất nước theo đạo Phật này.
Trước khi quyết định cho trú ngụ ngay trong nhà trường, Cha đã thử hỏi một bà người Việt ở xóm đạo gần nhà thờ, mà, như Cha sau đó cho biết, chính Cha làm lễ rửa tội cho bà ta, nhưng bà từ chối, và còn khuyên cha, hãy kêu cảnh sát, đừng để nhà thờ liên lụy.
Chuyến đi, từ Nọng Khai tới Bangkok, bằng xe VIP, làm nhớ lần sử dụng giấy Lào, tên Lào, qua sông Mekong, ngả Parksé, rồi từ đó, từ U Bôn, đi Bangkok. Y hệt chuyến này, ấy là về thời gian, cũng đi ban đêm, cũng tới Bangkok lúc tờ mờ sáng, và lần đầu tiên được nhìn thấy một thành phố tân tiến, với những con đường nằm chồng lên nhau.
Sau khi kiếm thấy địa chỉ nhà thờ, quay ra kiếm khách sạn. Hơi lâu. Ngủ. Tới gần trưa, trở lại.
Khu phố chẳng có gì thay đổi. Văn phòng của Cha, [và nhà riêng, chắc vậy], ở kế bên nhà thờ. Vừa đi qua cái cổng nhỏ, là nhớ ra tất cả. Nơi sân kia, lần đầu nhìn thấy chiếc xe hơi sơn những dòng chữ Cao Uỷ Tị Nạn. Cứu Trợ. Cứ thế kéo ông bạn và thằng con leo vội những bậc thềm, lên văn phòng phía trên.
Khi đứng trước cửa văn phòng, mới nhìn thấy con chim bằng gỗ với cái mỏ được sử dụng thay cho những tiếng gõ cửa bằng tay. Hai Lúa tự hỏi, liệu con chim này, là cũng có từ những ngày nào?
Nói chuyện ríu rít. Bằng cả tiếng Tây, tiếng Việt, lẫn tiếng Thái.
@
Quán cơm đêm, dọc đường. Giao điểm của rất nhiều tuyến xe.
Cũng một thứ "cơm tù", vì
phiếu ăn kèm liền với vé xe.
Lần đi trước, nhờ một người Việt đi cùng chuyến xe, dẫn đường. Bà ta
dặn, đừng nói gì hết, cứ làm theo như tôi. Tới Bangkok, bà vẫy tay từ
giã, chúc may mắn.Thật sự, hai chuyến "bay đêm" đó, rất khác nhau.
Chuyến đi trước, là có sự đóng góp, tổ chức, sắp xếp, của Phật, qua đại diện của Ngài, là Chùa Long Vân, ở Parksé. Của Người, trong đó, là Bà Mệ, người Việt, gốc Nghệ An, hay Huế, người Parksé. Ông Nghĩa, chủ tịch, hay đại diện cộng đồng người Việt ở U Bôn, ở phía bên kia sông Mekong. Bà Hồng (1) một người Việt ở đó. Nhân có một người bạn đi Bangkok, Bà Hồng đã nhờ bà bạn này cho vợ chồng Hai Lúa đi cùng. Của Chúa, qua Cha Brisson và nhà thờ St Francis ở Bangkok.
Có lẽ phải nói thêm, còn có sự đóng góp của nhà thờ Fatima.
Thời
gian này cả Sài Gòn, nói rộng ra, cả nước đang đói. Đám ngụy, lại càng
đói. Một
lần, một thân chủ tốt bụng cho tôi địa chỉ một nữ tu viện Thiên chúa
giáo ở
Thái Lan
Đêm Thánh Vô Cùng
Hai Lúa đã trở lại thăm chùa Long Vân một hai lần. Chụp khá nhiều hình, cảnh chùa, kế bên sông Mekong. Vợ chồng Hai Lúa tá túc ở đây chừng hơn một tháng, cho tới khi Bà Mệ lo xong giấy tờ qua sông. Xế trưa, sau khi làm một giấc nơi hè sau chùa, Hai Lúa mò xuống sông Mekong tắm, rồi đi kiếm Quán Đen, lần đầu nhờ ông Lộc, hình như vậy, cũng tá túc nơi Chùa, chỉ dẫn. Lần trở lại, hỏi, ông đã mất vì bịnh. Bác Lép, người Việt, trông coi Chùa, cũng đã mất. Bà Mệ còn sống. Nhưng chẳng nhớ gì những chuyện cũ. Khi Hai Luá đưa một số tiền nhỏ, nói, đưa lại món tiền ngày xưa đã bỏ ra lo giấy tờ, Mệ nói, ta không nhớ, ta không nhận. Nói mãi, Mệ nhận, nhưng nói, để cúng Chùa.
Những hình ảnh về Chùa Long Vân, về Parksé, do mới đây, máy PC bị hư, nên mất hết.
Ý thức đuổi theo cái chết của ý thức.
Chaque conscience poursuit la mort de l'autre.
Hégel. Simone de Beauvoir trích dẫn, làm đề từ cho cuốn Nữ Khách, (L'invitée), của bà.
Đêm Thánh Vô Cùng
Hai Lúa đã trở lại thăm chùa Long Vân một hai lần. Chụp khá nhiều hình, cảnh chùa, kế bên sông Mekong. Vợ chồng Hai Lúa tá túc ở đây chừng hơn một tháng, cho tới khi Bà Mệ lo xong giấy tờ qua sông. Xế trưa, sau khi làm một giấc nơi hè sau chùa, Hai Lúa mò xuống sông Mekong tắm, rồi đi kiếm Quán Đen, lần đầu nhờ ông Lộc, hình như vậy, cũng tá túc nơi Chùa, chỉ dẫn. Lần trở lại, hỏi, ông đã mất vì bịnh. Bác Lép, người Việt, trông coi Chùa, cũng đã mất. Bà Mệ còn sống. Nhưng chẳng nhớ gì những chuyện cũ. Khi Hai Luá đưa một số tiền nhỏ, nói, đưa lại món tiền ngày xưa đã bỏ ra lo giấy tờ, Mệ nói, ta không nhớ, ta không nhận. Nói mãi, Mệ nhận, nhưng nói, để cúng Chùa.
Những hình ảnh về Chùa Long Vân, về Parksé, do mới đây, máy PC bị hư, nên mất hết.
Ý thức đuổi theo cái chết của ý thức.
Chaque conscience poursuit la mort de l'autre.
Hégel. Simone de Beauvoir trích dẫn, làm đề từ cho cuốn Nữ Khách, (L'invitée), của bà.
Chuyến đi đầu
tiên, phát xuất
từ Chùa Ấn Quang Sài Gòn. Do mấy anh Công An tổ chức. Một trong những
chuyến đầu tiên mở ra tuyến du lịch Việt Nam - Lào.
Châu Văn Nam, lúc đó, ở Vạn Tượng, theo chuyến mở đường, từ Vạn Tượng về Sài Gòn, gặp Hai Lúa, nói, mày đi không. Đi thì phải đi cả gia đình. Anh gật đầu, đi hết. Mấy đứa con tao cũng đi. Thêm thằng cháu tao, thằng Lộc.
Lộc bây giờ lập gia đình, lập nghiệp, kinh tế vững vàng, ở Vạn Tượng. Bà vợ người Việt.
Mấy đứa con Hai Lúa, bắt chước bố, chọn "người dưng" (2): Người Lào.
[Hai Lúa chọn người Nam, thay vì Bắc].
Châu Văn Nam, lúc đó, ở Vạn Tượng, theo chuyến mở đường, từ Vạn Tượng về Sài Gòn, gặp Hai Lúa, nói, mày đi không. Đi thì phải đi cả gia đình. Anh gật đầu, đi hết. Mấy đứa con tao cũng đi. Thêm thằng cháu tao, thằng Lộc.
Lộc bây giờ lập gia đình, lập nghiệp, kinh tế vững vàng, ở Vạn Tượng. Bà vợ người Việt.
Mấy đứa con Hai Lúa, bắt chước bố, chọn "người dưng" (2): Người Lào.
[Hai Lúa chọn người Nam, thay vì Bắc].
(2): Chôm chữ
của Dương Tường,
dịch từ "'étranger", của Camus.
Thân tặng em, em ở đây là bà xã Hai Lúa. Thời gian tá túc ở nhà bà chị,
chờ thu gom đủ tiền làm chuyến đi Bangkok, Hai Lúa lần đầu tiên được
nghe một số bản nhạc hải ngoại, sáng tác sau 1975.
Tiền Bà Mệ ở Parksé giúp đỡ, là để lo giấy tờ mang tên Lào, vượt sông Mekong, qua chợ búa, thăm hỏi bà con vài ngày. Không được đi quá U Bôn.
Tới U Bôn, ở nhờ nhà một người quen của Mệ, Bác Nghĩa, chủ tịch cộng đồng người Việt ở đây, chờ kiếm dịp đi Bangkok. Bà Mệ chỉ biết, vợ chồng Hai Lúa sang Thái kiếm người bà con thất lạc từ những năm 1975.
Bà chị Hồng lo tiếp quãng đường từ U Bôn đi Bangkok.
Chắc là chẳng bao giờ chị đọc những dòng này, nhưng xin chị nhận ở đây, lòng biết ơn sâu xa của gia đình Hai Lúa.
(1) Bà chị Thuý Hồng, ở U
Bôn
Tiền Bà Mệ ở Parksé giúp đỡ, là để lo giấy tờ mang tên Lào, vượt sông Mekong, qua chợ búa, thăm hỏi bà con vài ngày. Không được đi quá U Bôn.
Tới U Bôn, ở nhờ nhà một người quen của Mệ, Bác Nghĩa, chủ tịch cộng đồng người Việt ở đây, chờ kiếm dịp đi Bangkok. Bà Mệ chỉ biết, vợ chồng Hai Lúa sang Thái kiếm người bà con thất lạc từ những năm 1975.
Bà chị Hồng lo tiếp quãng đường từ U Bôn đi Bangkok.
Chắc là chẳng bao giờ chị đọc những dòng này, nhưng xin chị nhận ở đây, lòng biết ơn sâu xa của gia đình Hai Lúa.
Chuyến du lịch Vạn Tượng, là tiếp chuyến đi Vàm Láng trước đó, vào đúng đêm 23 Ông Táo lên chầu Trời.
Hai Lúa đã viết về chuyến này trong Viết là khiếp sợ
Chuyến đi "liên can" tới lễ kỷ niệm 10 năm đại thắng Mùa Xuân, của những người CS. Người bạn đi cùng ông già mang theo những danh sách, những bản tin, những tài liệu về miền Nam sau mười năm, phóng sự về những sĩ quan đi học tập, tình cảnh vợ con ở nhà, và ... MIA.
Trước 1975 chỉ có mỗi một lần độc nhất, Hai Lúa đóng vai nhà văn.
Đó là khi Nguyễn Đông Ngạc làm tuyển tập Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta, [anh còn cho nó một tiểu tựa là Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam], anh chi tiền cho hai ông thợ chụp nổi tiếng nhất lúc bây giờ, đến tận nhà kéo Hai Lúa ra Sở Thú [nhà Hai Lúa ở ngay kế bên], chụp cho một "bô", đứng bên bụi tre hay bụi trúc.
Bức hình cùng tí tiểu sử được in cùng với truyện ngắn, ở trong tuyển tập nói trên không ngờ trở thành những bửu bối cứu nguy Hai Lúa, khi thanh lọc, tại trại tị nạn Thái Lan.
Cái vụ - "Tôi cho anh nói lại, anh nói anh vừa ăn cơm vừa làm thơ, vừa viết văn, tôi tin, nhưng anh nói anh viết phê bình, là tôi không tin." - là hoàn toàn đúng sự thực. Đối với anh chàng sinh viên Luật người Thái, được Bộ Nội Vụ Thái và Cao Uỷ Tị Nạn mướn làm cái việc thanh lọc, coi ai là đáng tị nạn chính trị, ai là di dân kinh tế, anh ta rất rành, muốn viết phê bình, là phải kinh qua trường lớp. Phải đi học. Phải có bằng, ít nhất là cử nhân, rồi phải học đại học, chuyên về phê bình văn học. Không phải khơi khơi, ai cũng có thể vỗ ngực xưng tên, ta là nhà phê bình. Hồ Sơ Cao Uỷ, Hai Lúa ghi, có mỗi một mảnh bằng dự bị đại học, vậy mà dám nói, tao viết phê bình làm sao anh chàng sinh viên Luật không tỏ ra thương hại, nổ vừa vừa thôi, ông già, cho ông già nói lại.
Sau khi Hai Lúa trả lời, anh chàng sinh viên yêu cầu tay thông dịch người Việt dịch qua tiếng Thái, cái mẩu tiểu sử của Hai Lúa, trong tuyển tập trên. Trong đó, có ghi Hai Lúa viết điểm sách phê bình văn học.
Một tí tiểu sử đó, mà cứu khổ cứu nạn như thế đấy.
Còn về cái hình đóng vai nhà văn, so với cái thằng ốm đói, đang bị thẩm tra, thì như những dòng, và hình, sau đây.
Nhà văn nữ Thảo Trần và ông xã,
trại cấm Sikew, Thái Lan cc 1993-94
"Tôi nói với anh, có những cuốn sách tạo nghiệp. Cuốn trước, trong lời tựa, anh coi đây là vốn liếng một đời cho quê hương, cho bạn bè. Chưa đầy một năm, Cộng Sản thôn tính Miền Nam."
Ít người biết chuyện, chính Hồ Hữu Tường đã quyết định con đường cầm bút của ký giả Ba Tê (bút hiệu của Thanh Tâm Tuyền khi viết trên mục Tạp Ghi của nhật báo Tiền Tuyến tại Sài-gòn). Khi Hồ Hữu Tường làm tờ Phương Đông [hay Đông Phương?] tại Sài-gòn, Thanh Tâm Tuyền lúc đó còn là sinh viên ở Hà Nội, có gửi bài tham dự cuộc thi truyện ngắn. Truyện được giải nhì, không được đăng, vì không thể đăng được. Người viết được nghe bà cụ của thi sĩ kể lại, [cụ còn cho biết tên truyện ngắn là Phát Súng], những ngày còn đi học, đám chúng tôi, bạn của ông em thi sĩ, vẫn lấy nhà cụ làm nơi tụ họp.
Trong Bếp Lửa, Thanh Tâm Tuyền đã để cho một nhân vật nói lên nhận định về tôn giáo: một khi nhập thế trong xác phàm, thần thánh cũng phải chịu đựng, như bất cứ một con người nào, mọi thảm kịch của nhân gian, triết hiện sinh gọi là những hoàn cảnh hữu hạn, và chỉ thoát ra bằng sự thất bại. Tư tưởng này có thể coi như chung cho các đa số các nhà văn hiện sinh tuy cách phát biểu mỗi người một khác. Sartre: Con người bị kết án phải tự do. Camus: Phải tưởng tượng Sisyphe hạnh phúc. [Sisyphe là nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, bị tội vần đá lên núi. Gần tới đỉnh núi, hòn đá lăn xuống, và Sisyphe lại vần đá tiếp].
Bỗng nhiên Hai Lúa nhớ đến Milosz, nhà thơ CS đào thoát qua Tây Phương, Nobel văn chương. Ông phán, tớ chọn làm người, vì đếch kiếm thấy thứ nào khá hơn.
Hai Lúa, lần đầu tiên nhìn thấy tờ PĐ, hay ĐP của HHT, là trong tủ kính một tiệm sách ở Hà Nội. Do một anh bạn học cùng lớp chỉ cho thấy.
Anh bạn này, là một trong những đầu, của sợi dây Ariane, kéo Hai Lúa trở lại cuộc đời [trở lại Hà Nội] sau hơn nửa thế kỷ xa cách.
Anh bạn này, cũng ly kỳ lắm.
Hồi đó Hai Lúa ở với bà cô, lấy chồng Pháp. Hiệp định Genève, bà "qui Thục" [chỉ làm hôn thú vài ngày trước đó, nếu không, không thể đi Tây được], Hai Lúa đến nhà anh bạn ở tiếp. Bà mẹ anh là nữ giáo sư trường Trưng Vương Hà Nội. Bố đi kháng chiến, từ những ngày đầu. Đúng ngày tiếp quản Hà Nội, gia đình được tin ông mất.
Hai Lúa còn nhớ, trong nhà có cây đàn vĩ cầm. Đó là một "thần vật".
Bà mẹ, các con, cứ mỗi lần nhớ ông quá là lại nhìn lên cây đàn.
Khi Hai Lúa đã bỏ Hà Nội xuống Hải Phòng chờ lên tầu há mồm vào Nam, bà mẹ còn cho người xuống kiếm, năn nỉ, mày về lại Hà Nội đi, tao nuôi. Tao không bỏ mày. Thằng em mày, nhớ mày quá, ngày nào cũng khóc. Vừa biết tin bố mất, lại mất bạn.
Về nhà
Canada OK. 17.9.2010
Tks All There. NQT
Gặp lại những nhân vật của Koestler, những nhân vật văn chương còn mang nặng những nét đặc thù của nguyên mẫu ngoài đời, những Roubachof suốt đời tắm bằng máu của kẻ khác, kể cả của người yêu, bạn bè, đến khi chết lại mong trở thành những Thánh Tử Đạo, đọc lại nhhững câu văn mang sự thực khủng khiếp còn hơn cả những lời nguyền rủa: "Bằng roi vọt chúng ta quất lên đám đông đang rên rỉ, bắt họ hướng về hạnh phúc chỉ có tính tương lai và hoàn toàn lý thuyết...", tôi bỗng nhận ra một điều thật giản dị: Nếu những tác phẩm lớn đều cưu mang trong nó bóng dáng của những tác phẩm lớn khác - một cách nào đó Hemingway chú giải Joyce, Camus mô phỏng Kafka, rõ ràng Garcia Marquez viết lại Faulkner... - Cũng vậy, những bạo chúa chỉ là những bản sao của những bạo chúa khác. Staline bắt chước Néron, cả hai đều có tham vọng văn chương, một muốn làm thi sĩ, một muốn ngự sử văn đàn, kẻ ban phát giải thưởng văn học. Mao diễn lại tuồng đốt sách, chôn học trò. Molotov chỉ mong người đời coi là một Robespierre của Cách Mạng Nga. Người ra lệnh bắn vào sinh viên biểu tình tại Thiên An Môn là một học trò đắc ý của Chu Ân Lai, ông này lại là một học trò đắc ý nhất của Cách Mạng Pháp. Polpot đã từng du học ở Paris. Tất cả đều tâm đắc một điều: Không có một cuộc cách mạng nào mà không có quá độ. Một cuộc cách mạng không đổ máu thì rất đáng ngờ.
Tks All There. NQT
Ðúng trưa
ngày 19/5/1989, (1), chiếc xe taxi chở vợ chồng Gấu tới đây. Ở cái sân
có
cái xe van
nhỏ chở đồ cứu trợ, với hàng chữ UNHCR.
Gấu tạ ơn Trời Phật, và nghĩ thầm, tới nơi rồi!
Ðúng bữa Thứ Bảy. Ngày 19 tháng 5 là sinh nhật Bác H.
Sau này, trước khi đi xa, thật xa, nghĩ lại, thì mới ngộ ra là, cái thông điệp của chuyến đi, là cái phim coi trên chiếc xe buýt chở vợ chồng Gấu, chạy suốt đêm từ thành phố biên giới Lào Thái, Ubon, phía bên kia sông Cửu Long, bên này là Parksé. Có 1 cái gì đó trong phim liên quan đến cuộc đời sắp tới của Gấu, và nó còn liên quan đến những lần mò xuống sông Mekong tắm, sau giấc ngủ trưa nằm bên dưới tượng Quan Công, ở hành lang phía sau chùa Long Vân, Parksé.
Có cái gì đó liên quan đến câu của Heraclitus.
Có cái gì đó liên quan tới dòng sông cuối cùng Ðường Tam Tạng phải vượt qua trước khi vô Ðất Phật!
Gấu tạ ơn Trời Phật, và nghĩ thầm, tới nơi rồi!
Ðúng bữa Thứ Bảy. Ngày 19 tháng 5 là sinh nhật Bác H.
Sau này, trước khi đi xa, thật xa, nghĩ lại, thì mới ngộ ra là, cái thông điệp của chuyến đi, là cái phim coi trên chiếc xe buýt chở vợ chồng Gấu, chạy suốt đêm từ thành phố biên giới Lào Thái, Ubon, phía bên kia sông Cửu Long, bên này là Parksé. Có 1 cái gì đó trong phim liên quan đến cuộc đời sắp tới của Gấu, và nó còn liên quan đến những lần mò xuống sông Mekong tắm, sau giấc ngủ trưa nằm bên dưới tượng Quan Công, ở hành lang phía sau chùa Long Vân, Parksé.
Có cái gì đó liên quan đến câu của Heraclitus.
Có cái gì đó liên quan tới dòng sông cuối cùng Ðường Tam Tạng phải vượt qua trước khi vô Ðất Phật!
(1)
1990 mới
đúng, vì 1989 là năm xẩy ra cú Thiên An Môn, trong lúc gia đình Gấu
đang trên
đường bỏ chạy quê hương, tới Vientiane đọc báo thì mới biết.
Khi ở Trại tị nạn, viết Lần Cuối Sài Gòn, bèn đưa sự kiện này vô, cho cho có tí mùi lịch sử:
Koestler,
enfin, retrouvé, cuốn "Le Zéro et l'Infini", tôi lục lọi cách chuyến
đi không xa, trong mớ sách "ký gởi" - một hình thức mới của sách vỉa
hè- tại một tiệm phía bên kia cầu Thị Nghè. Cái thiểu số hỗn độn may
mắn sống
sót sau những ngày tháng Tư, trở thành những nạn nhân đầu tiên thay con
người
Sài-gòn dãi dầu mưa nắng Trong số những người đang lục lọi quanh tôi,
có kẻ chỉ
tò mò lật vài trang đầu, tìm tên chủ nhân, có thể kèm theo đó là một
lời đề tặng
của chính tác giả cuốn sách. Cả hai đều đã đi xa, vợ con ở nhà mang mớ
sách kỷ
niệm đổi lấy một vài mớ rau, một hai lon gạo.Khi ở Trại tị nạn, viết Lần Cuối Sài Gòn, bèn đưa sự kiện này vô, cho cho có tí mùi lịch sử:
Gặp lại những nhân vật của Koestler, những nhân vật văn chương còn mang nặng những nét đặc thù của nguyên mẫu ngoài đời, những Roubachof suốt đời tắm bằng máu của kẻ khác, kể cả của người yêu, bạn bè, đến khi chết lại mong trở thành những Thánh Tử Đạo, đọc lại nhhững câu văn mang sự thực khủng khiếp còn hơn cả những lời nguyền rủa: "Bằng roi vọt chúng ta quất lên đám đông đang rên rỉ, bắt họ hướng về hạnh phúc chỉ có tính tương lai và hoàn toàn lý thuyết...", tôi bỗng nhận ra một điều thật giản dị: Nếu những tác phẩm lớn đều cưu mang trong nó bóng dáng của những tác phẩm lớn khác - một cách nào đó Hemingway chú giải Joyce, Camus mô phỏng Kafka, rõ ràng Garcia Marquez viết lại Faulkner... - Cũng vậy, những bạo chúa chỉ là những bản sao của những bạo chúa khác. Staline bắt chước Néron, cả hai đều có tham vọng văn chương, một muốn làm thi sĩ, một muốn ngự sử văn đàn, kẻ ban phát giải thưởng văn học. Mao diễn lại tuồng đốt sách, chôn học trò. Molotov chỉ mong người đời coi là một Robespierre của Cách Mạng Nga. Người ra lệnh bắn vào sinh viên biểu tình tại Thiên An Môn là một học trò đắc ý của Chu Ân Lai, ông này lại là một học trò đắc ý nhất của Cách Mạng Pháp. Polpot đã từng du học ở Paris. Tất cả đều tâm đắc một điều: Không có một cuộc cách mạng nào mà không có quá độ. Một cuộc cách mạng không đổ máu thì rất đáng ngờ.
Thằng con lớn của G &
Cha Brisson
Mardi 10 Aout 2010
Chết để cho trái
Trang sách trong ngày
Chết để cho trái
Trang sách trong ngày
Trong
mấy lần đi thăm Cha Brisson, chuyến mới này nhanh nhất, tiện nghi nhất,
nhờ ông
bạn quen thổ công xứ Lào mới tậu xe thứ xịn, đưa qua biên giới, tới phi
trường
Udon, bỏ xế hộp đó, lên máy bay, mua theo giá nội địa, rẻ hơn nhiều so
với giá
xuyên quốc gia, nếu mua tại Vientiane.
Tới BK mới 8 giờ tối, lấy khách sạn, nơi đã từng ghé mấy lần trước, tắm rửa, ăn uống, G đi ngủ, thằng con và ông bạn đi coi vũ khoả thân, tắm nước nóng, tẩm quất, sau cùng thằng con còn lôi một em về khách sạn!
Tới BK mới 8 giờ tối, lấy khách sạn, nơi đã từng ghé mấy lần trước, tắm rửa, ăn uống, G đi ngủ, thằng con và ông bạn đi coi vũ khoả thân, tắm nước nóng, tẩm quất, sau cùng thằng con còn lôi một em về khách sạn!
Sáng
hôm sau, ăn sáng, trả phòng, xuống lấy tắc xi, tài xế khi nghe địa chỉ
đều lắc
đầu bỏ đi. Không phải họ không biết nhà thờ St. Francis ở chỗ nào, mà
là, chưa
chắc đã tới được, giả như nếu tới được, thì cũng hết đường trở về: nạn
kẹt xe
tại Bangkok vào lúc này thật khủng khiếp.
Phải đi xe điện trên trời, từ đầu tỉnh tới cuối tỉnh, rồi sau đó đón tắc xi tới thăm Cha.
Gấu đã tính lập lại một lần nữa, chuyến vượt sông Mekong, rồi đi xe đò, từ U Don về BK, như lần đầu đi từ thành phố U Bon phía bên kia song đối diện với Pak Sế của Lào.
Nhưng lần này, thua.
Cha già đi nhiều, năm nay 89, chân tay run lẩy bẩy, nhưng vẫn hoàn toàn sáng suốt, vẫn nhớ cái tên Nguyen Quoc Tru, vẫn nhớ bữa cả hai vợ chồng buổi trưa ghé thăm vào đúng ngày sinh của Bác Hồ [cái này thì Cha không biết!], năm 1990. Cha cũng không biết chuyện vì sợ xui, Gấu sau này ghi ngày tới BK là 23 Tháng 5, 1990.
Phải đi xe điện trên trời, từ đầu tỉnh tới cuối tỉnh, rồi sau đó đón tắc xi tới thăm Cha.
Gấu đã tính lập lại một lần nữa, chuyến vượt sông Mekong, rồi đi xe đò, từ U Don về BK, như lần đầu đi từ thành phố U Bon phía bên kia song đối diện với Pak Sế của Lào.
Nhưng lần này, thua.
Cha già đi nhiều, năm nay 89, chân tay run lẩy bẩy, nhưng vẫn hoàn toàn sáng suốt, vẫn nhớ cái tên Nguyen Quoc Tru, vẫn nhớ bữa cả hai vợ chồng buổi trưa ghé thăm vào đúng ngày sinh của Bác Hồ [cái này thì Cha không biết!], năm 1990. Cha cũng không biết chuyện vì sợ xui, Gấu sau này ghi ngày tới BK là 23 Tháng 5, 1990.
Bức
hình phía bên trên biển đồng nhà thờ, là do BK đang làm lễ chào mừng
ngày sinh
của Nữ Hoàng, 12, Tháng Năm.
*
Cha Brisson, cc 1990.
Hình gửi cùng với tiền, khi biết tin đậu thanh lọc.
"Đừng cám ơn tao. Không có cái vụ của mày, thí dụ vậy, sức mấy Chúa cho tao có mặt, ở trên cõi đời này!"
Muời lăm năm sau, ngày 17 Tháng Tám, 2005. Sau sinh nhật HL một ngày. Trước căn phòng Cha chứa chấp vợ chồng Hai Lúa ngày nào.
Trước văn phòng Cha, tại nhà thờ St. Francis, Bangkok.
Hình gửi cùng với tiền, khi biết tin đậu thanh lọc.
"Đừng cám ơn tao. Không có cái vụ của mày, thí dụ vậy, sức mấy Chúa cho tao có mặt, ở trên cõi đời này!"
Muời lăm năm sau, ngày 17 Tháng Tám, 2005. Sau sinh nhật HL một ngày. Trước căn phòng Cha chứa chấp vợ chồng Hai Lúa ngày nào.
Trước văn phòng Cha, tại nhà thờ St. Francis, Bangkok.
Viết là nhớ mãi
Hồn thiêng thành phố
Hai Lúa tới Bangkok lần đầu, đúng ngày sinh của ông Hồ, 19 Tháng Năm, năm 1990. Ba tháng sau, ra khỏi nhà tù quốc tế Bangkok, khi điền hồ sơ Cao Uỷ Tị Nạn, Hai Lúa nghĩ tới những lần run rẩy cùng cả thành phố Sài Gòn, khi VC dâng quà tặng lên Bác, bằng những đợt hỏa tiễn giáng xuống đầu người dân Sài Gòn, khi họ nhắc nhở lẫn nhau, hãy biến đau thương thành hành động, không chỉ sợ xui xẻo, Hai Lúa còn sợ, làm người chết tức giận đến không thể yên nghỉ, vì một hành động ngu xuẩn như trên.
Thế là bèn sửa lại, là ngày 23 tháng Năm, năm 2005.
Cộng thêm mấy ngày được Cha Brisson giấu giếm tầm luộc [cảnh sát] Thái, cho trú ngụ dưới mái nhà của Chúa.
Hồn thiêng thành phố
Hai Lúa tới Bangkok lần đầu, đúng ngày sinh của ông Hồ, 19 Tháng Năm, năm 1990. Ba tháng sau, ra khỏi nhà tù quốc tế Bangkok, khi điền hồ sơ Cao Uỷ Tị Nạn, Hai Lúa nghĩ tới những lần run rẩy cùng cả thành phố Sài Gòn, khi VC dâng quà tặng lên Bác, bằng những đợt hỏa tiễn giáng xuống đầu người dân Sài Gòn, khi họ nhắc nhở lẫn nhau, hãy biến đau thương thành hành động, không chỉ sợ xui xẻo, Hai Lúa còn sợ, làm người chết tức giận đến không thể yên nghỉ, vì một hành động ngu xuẩn như trên.
Thế là bèn sửa lại, là ngày 23 tháng Năm, năm 2005.
Cộng thêm mấy ngày được Cha Brisson giấu giếm tầm luộc [cảnh sát] Thái, cho trú ngụ dưới mái nhà của Chúa.
Cây cầu dành
cho khách bộ hành băng qua đường, điểm xa nhất mà vợ chồng Gấu được
phép du ngoạn,
trong 3 ngày trú ngụ nơi nhà của Chúa, Nhà thờ St. Francis, Bangkok. Nó
làm Gấu
nhớ tới cây cầu nơi bùng binh Chợ Sài Gòn.
Lạ, là, trong 3 ngày đó
[Thứ Bẩy, Chủ Nhật, Sáng Thứ Hai, 19, 20, 21, Tháng Năm, 1990], và 3
tháng đó, [3 tháng nằm
trong nhà tù quốc tế Bangkok, mãn hạn tù được
xe Cao Uỷ Tị Nạn rước về trại tị nạn Panat Nikhom], Gấu cực nhớ, nhớ ơi
là nhớ,
Sài Gòn.
Chính là nhờ 3 tháng tù mà Gấu gặp lại Le Carré, [đúng ra, gặp, lần đầu tiên, tác phẩm Call For The Dead, nguyên tác tiếng Anh của ông], và nhờ vậy viết được câu văn hiển hách, tuyệt cú mèo, thần sầu, ‘hồn thiêng thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi lại tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang giữa Sài Gòn… (1)
Chính là nhờ 3 tháng tù mà Gấu gặp lại Le Carré, [đúng ra, gặp, lần đầu tiên, tác phẩm Call For The Dead, nguyên tác tiếng Anh của ông], và nhờ vậy viết được câu văn hiển hách, tuyệt cú mèo, thần sầu, ‘hồn thiêng thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi lại tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang giữa Sài Gòn… (1)
Xe điện trên
không ở BK.
Gấu nghe thằng con nói, xe điện ngầm ở BK đẹp lắm, nhưng chưa có dịp thưởng lãm!
Gấu nghe thằng con nói, xe điện ngầm ở BK đẹp lắm, nhưng chưa có dịp thưởng lãm!
Cha con
Gấu
@ Xe điện trên không, BK
Cái ông bạn của Gấu, trong hình, lai lịch cũng ly kỳ lắm. Thổ công xứ Lào. Bữa nào rảnh, kể.
Làm sao có thể tưởng tượng ra được, nếu không nhờ biết tiếng Tây, làm sao nói cho Cha Brisson biết hoàn cảnh của vợ chồng, con cái Gấu, nhờ vậy mà được cha lo lắng suốt quãng thời gian tị nạn tại Thái Lan?
Chỉ đến khi nhập trại tị nạn Thái lan, thì Gấu mới bắt đầu lo học tiếng Anh, với cao vọng, ta mà ‘đi’ được, [được đậu thanh lọc, được tái định cư nới xứ người], lần này, ta sẽ viết văn bằng tiếng Mẽo!
Lần gặp lại Cha, Cha vẫn còn nhớ đến chuyện trước khi vô trại tù quốc tế Bangkok, Gấu năn nỉ Cha tìm cách liên lạc với mấy đứa nhỏ còn kẹt lại ở Lào. Cha nói, Cha vẫn nhớ, nhưng không làm sao thực hiện được. Khi ở tù Bangkok, 3 tháng, Cha có tới thăm 1 lần, cho tiền, và đưa lại cho Gấu mớ bản thảo nhờ Cha giữ giùm.
Gấu Cái
là người đầu tiên viết
về xứ Lào, chốn nương thân đầu tiên sau khi may mắn bỏ chạy, và may mắn
chạy
thoát, quê hương xứ Mít, ngay từ khi còn ở trại tị nạn Thái Lan.
Thời gian ở Trại Cấm Sikiew, đói quá, bả viết, và gửi cho tay Hàn Lệ Nhân, khi đó đang làm một số báo đặc biệt về xứ Lào. Ông này ở Tây, và sau khi đăng bài, ông còn gửi vô Trại một số báo, trong kèm tờ money order 50 phật lăng.
Tuyệt!
Chẳng bù với ông bạn quí, đi từ Mẽo qua thăm Gấu, loa phóng thanh kêu rầm trời, ông nhà văn lùn lé có bạn thân từ bên Mẽo qua, xin ban đại diện cho được gặp!
Ông đi cùng với một em gái nữ phóng viên, sau khi hỏi han thằng bạn cũ, cũng ghi âm, cũng nói thêm vài dòng, tao mang về cho tụi nó nghe, chúng nó thèm nghe giọng nói của mày, người về từ địa ngục gì gì đó, cuối cùng, ông giúi cho GNV 300 tiền bath [tiền Thái] tương đương đúng 10 đô Mẽo!
Thời gian ở Trại Cấm Sikiew, đói quá, bả viết, và gửi cho tay Hàn Lệ Nhân, khi đó đang làm một số báo đặc biệt về xứ Lào. Ông này ở Tây, và sau khi đăng bài, ông còn gửi vô Trại một số báo, trong kèm tờ money order 50 phật lăng.
Tuyệt!
Chẳng bù với ông bạn quí, đi từ Mẽo qua thăm Gấu, loa phóng thanh kêu rầm trời, ông nhà văn lùn lé có bạn thân từ bên Mẽo qua, xin ban đại diện cho được gặp!
Ông đi cùng với một em gái nữ phóng viên, sau khi hỏi han thằng bạn cũ, cũng ghi âm, cũng nói thêm vài dòng, tao mang về cho tụi nó nghe, chúng nó thèm nghe giọng nói của mày, người về từ địa ngục gì gì đó, cuối cùng, ông giúi cho GNV 300 tiền bath [tiền Thái] tương đương đúng 10 đô Mẽo!
Vợ
chồng Gấu sống sót Trại tị
nạn, những ngày khốn khó nhất, hoàn toàn nhờ ông cha người Tây, hình
trên. Đói
quá, là viết thư ra, là ông tới trại tù, mấy lần đầu, khi còn ở Nhà Tù
Quốc Tế Bangkok, sau, gửi money order, tệ lắm
cũng 100 đô Mẽo, hai, ba ngàn tiền bath gì đó.
Cả nhà
thờ Chúa.
Có ông em, sau khi phục vụ Chúa tại Trái Tim của Bóng Đen, là xứ Phi Châu, cũng qua Thái, cũng làm Cha, hiện phục vụ Chúa tại tỉnh Ubon. Mấy bà chị cô em của Cha đều là nữ tu.
Cha năm nay 89 tuổi, vẫn minh mẫn, tuy chân tuy run lẩy bẩy. Cha nói, Cha chỉ muốn ở Nhà Thờ, không muốn đi đâu hết, cho tới ngày Chúa gọi.
Có ông em, sau khi phục vụ Chúa tại Trái Tim của Bóng Đen, là xứ Phi Châu, cũng qua Thái, cũng làm Cha, hiện phục vụ Chúa tại tỉnh Ubon. Mấy bà chị cô em của Cha đều là nữ tu.
Cha năm nay 89 tuổi, vẫn minh mẫn, tuy chân tuy run lẩy bẩy. Cha nói, Cha chỉ muốn ở Nhà Thờ, không muốn đi đâu hết, cho tới ngày Chúa gọi.
Không
chỉ một truyện ngắn,
Gấu Cái còn cả một lố truyện viết về Xứ Phật, hăm he in hoài!
Trong Asia Literary Review, số Mùa Hạ, có
một
bài viết thật là tuyệt vời về Lào. GNV mua tờ báo, vì bài viết này, và
bài thơ
của thi sĩ Mít ở Mẽo, làm thơ về cái cú làm thịt VC của tuớng Loan,
post dưới
đây.Cái ông bạn của Gấu, trong hình, lai lịch cũng ly kỳ lắm. Thổ công xứ Lào. Bữa nào rảnh, kể.
Ông con
lớn của Gấu nói chuyện
huyên thuyên bằng tiếng Thái với Cha!
Vào
buổi trưa ngày 19.5.1990,
sinh nhật Bác Hồ, chiếc tắc xi đổ vợ chồng xuống trước cổng, ở khoảng
sân trống,
là một chiếc xe chở đồ cứu trợ của Cao Uỷ Tị Nạn, với hàng chữ bằng
tiếng Anh UNHCR, Gấu thầm tạ ơn Trời Phật, tới nơi rồi.
Sau
này, nghe Cha Brisson kể,
thường là ta ngủ trưa, ít khi có mặt tại văn phòng [ở ngay phiá sau mấy
lá cờ] vào giờ đó, vậy mà bữa đó,
không làm sao ngủ được, cho tới lúc nghe tiếng gõ cửa…
Ta rất
vui khi đọc thư của
con và biết rằng, sau cùng con có được tấm giấy visa để thoát ra khỏi
trại
tị nạn Thái Lan, và có thể lại bắt đầu
cuộc đời của con, lại có bạn bè trong số những
người Việt đã được một đệ tam quốc gia cưu mang...
Cha Brisson
Cha Brisson
Ui
chao, cứ như là Cha đọc ra
hết quãng đời còn lại của Gấu, và có thể, đấy chính là ước mong
của Cha,
và nhờ thế, nó trở thành sự thực.
Ui
chao, lại nhớ cô bạn, và
những lời cô than thở, anh đâu phải đàn bà, anh đâu phải là tôi, mà sao
anh đọc
ra hết lòng dạ của tôi như thế?
“What changed,
above all, was the echo of the reality in which the final draft was
written.”
Grossman
Grossman
Có tiếng vọng của
thực tại, trong đó, những dòng trên đây đã được viết ra.
Hồ Ông
và Gấu [cầm hồ sơ]
trước khi vô thanh lọc, tại trại cấm Sikiew, Thái Lan
Trong
Lục Mạch Thần Kiếm, Thiên
Sơn Đồng Mỗ lập lại nước cờ Hư Trúc, nhờ vậy thoát chết.
Gấu học
tiếng Tây, chỉ với mục
đích viết một cái thư cám ơn Ông Tây chồng Cô Dung, bà cô me Tây của
Gấu.Làm sao có thể tưởng tượng ra được, nếu không nhờ biết tiếng Tây, làm sao nói cho Cha Brisson biết hoàn cảnh của vợ chồng, con cái Gấu, nhờ vậy mà được cha lo lắng suốt quãng thời gian tị nạn tại Thái Lan?
Chỉ đến khi nhập trại tị nạn Thái lan, thì Gấu mới bắt đầu lo học tiếng Anh, với cao vọng, ta mà ‘đi’ được, [được đậu thanh lọc, được tái định cư nới xứ người], lần này, ta sẽ viết văn bằng tiếng Mẽo!
Lần gặp lại Cha, Cha vẫn còn nhớ đến chuyện trước khi vô trại tù quốc tế Bangkok, Gấu năn nỉ Cha tìm cách liên lạc với mấy đứa nhỏ còn kẹt lại ở Lào. Cha nói, Cha vẫn nhớ, nhưng không làm sao thực hiện được. Khi ở tù Bangkok, 3 tháng, Cha có tới thăm 1 lần, cho tiền, và đưa lại cho Gấu mớ bản thảo nhờ Cha giữ giùm.
Comments
Post a Comment