Anh Môn

Chuyện Tình Đặc Biệt Giáng Sinh:


*

Alain- Fournier
Le Grand Meaulnes

Lire Le Grand Meaulnes, c'est aller à la découverte d'aventures qui exigent d'incessants retours en arrière, comme si l'aiguillon du bonheur devait toujours se refléter dans le miroir troublant et tremblant de l'enfance scruté par le regard fièvreux de l'adolescence.
Le merveilleux de ce roman réside dans un secret mouvement de balancier où le temps courtise son abolition, tandis que s'élève la rumeur d'une fête étrange dont la hantise se fait d'autant plus forte que 1'existence s'en eloigne irrévocablernent.

Édition de Daniel Leuwers.

Anh Môn

Vào tháng Chín 1907, sau cùng chàng được gọi tới trình diện tại căn phòng ngày nào nàng ở, trong tòa bulding, và được người gác cổng cho biết, nàng đã lấy chồng mùa đông năm trước. Hai năm sau, vẫn như đỉa đói, chàng mướn 1 anh thám tử tư, điều tra, và biết được địa chỉ của nàng, và biết thêm, nàng đã có 1 đứa con.

Anh 1 đời rong ruổi
Em tay bế tay bồng

Những khám phá này làm chàng đau hơn hoạn. Năm năm sau cú sét đánh, chàng vẫn, như đỉa đói, ôm riết lấy căn bịnh, he still labelled his fixation a “sickness”. Lâu lâu nỗi buồn biến thành một trận sốt thực sự. Nhưng nói chung, nó hợp với chàng, với thứ tình yêu "chiêm ngưỡng và kính trọng", yêu từ xa, to love at a distance.  

[Note: Từ "đỉa đói" này, là của 1 nữ thi sĩ, tặng Gấu Cà Chớn.
Em phán, kiếp trước mi đúng là 1 con đỉa, nên kiếp này mi làm phiền ta quá, làm rộn ta quá!]

Những ngày tháng khi chàng trau giồi tiếng Anh ở Chiswick, thuộc vùng phía Tây London, thì thật là đáng nhớ, với món trà, món mứt, những phong cảnh trở thành nổi tiếng nhờ nhà văn Dickens thật đáng yêu của chàng, điều làm chàng bực nhất, là lũ con gái, chưa nứt mắt mà đã yêu với đương!
Tuy nhiên, điều này mới thật là tuyệt vời. Với 1 thánh nữ, như là BHD, như là Sad Seagull, ấp ủ ở trong tim trong hồn, sự nghiệp văn chương của GNV/Fournier bắt đầu! Những bài thơ đầu của chàng, tất cả đều dành cho thánh nữ vắng mặt, khiến chàng có được 1 chân viết lách, như là 1 tay lèm bèm về văn chương cho tờ Paris-Journal [Nhật báo Paris], nhờ vậy, chàng có dịp làm quen [và chọc quê] André Gide, Paul Claudel, và những nhà văn Tẩy phổ thông khác. Chàng thành lập 1 câu lạc bộ banh bầu dục chẳng giống ai, với tiểu thuyết gia Charles Péguy, và Gaston Gallimard, 1 tay xb sách. Chàng dậy tiếng Tẩy [tí tí, thoáng thoáng, chốc lát] cho T.S. Eliot. Vào năm 1912, GNV/Fournier đàng hoàng bước vô xã hội thượng lưu, tối ngày ngồi Quán Chùa với những đàn anh văn nghệ như Mai Thảo, TTT; và Fournier [không phải GNV] trở thành thư ký riêng, và người viết diễn văn cho Claude Casimir-Périer, con trai một cựu tổng thống Pháp.

Chuyện Tình Đặc Biệt Giáng Sinh:

Như “đỉa đói”, chàng bám chặt vào hồi ức, cái giây phút mặc khải, tức là lần đầu tiên thoáng nhìn thấy nàng, và “ngộ” ra chân lý, quả có em tên là BHD, là Sad Seagull ở trên cõi đời này - trước khi nó tan hoà vào cái gọi là thời mới lớn của bất cứ một đứa con trai/con gái nào. Hàng năm, cứ vào ngày giờ kỷ niệm cái thoáng nhìn thấy nàng lần đầu đó, là chàng mò ra tòa Đại Lâu Đài, dù có những u tối - tức là hùa theo lẽ phải, cái hữu lý ở trên đời, làm gì có nàng ở đó. Chàng thường xuyên trở lại căn phòng ngày nào nàng ở, nơi nhà bà con, hy vọng bóng dáng nàng hiện ra ở cửa sổ. Và, như 1 tên  Mít VC, đệ tử khốn khổ của Bác H, tên của nàng, BHD, hay Sad Seagull, luôn luôn được viết hoa, trong tất cả những thư từ viết ra.
Cú thất bại thứ ba, đi lính, đi quân dịch may mắn thay, đem đến cho chàng hai năm thê luơng u sầu, thay vì trở thành 1 tên lính Ngụy!
Vào năm 1909, chàng trở lại Paris sống với bố mẹ, tang thương, nhức nhối vì ý nghĩ, rằng, tuổi trẻ của mình thế là hết mẹ mất rồi, “thôi rồi, còn chi đâu em ơi”!
[Cái này thuổng lời 1 bản sến do em Lệ Quyên ca, thần sầu, cái CD mới tậu chuyến đi Cali vừa rồi!]

Những toan tính níu kéo, “còn chi em ơi”, làm sao gặp lại nàng, chỉ càng thêm thất vọng. Vào tháng Chín 1907, sau cùng chàng được gọi tới trình diện tại căn phòng ngày nào nàng ở, trong tòa bulding, và được người gác cổng cho biết, nàng đã lấy chồng mùa đông năm trước. Hai năm sau, vẫn như đỉa đói, chàng mướn 1 anh thám tử tư, điều tra, và biết được địa chỉ của nàng, và biết thêm, nàng đã có 1 đứa con.

Anh 1 đời rong ruổi
Em tay bế tay bồng

Những khám phá này làm chàng đau hơn hoạn. Năm năm sau cú sét đánh, chàng vẫn, như đỉa đói, ôm riết lấy căn bịnh, he still labelled his fixation a “sickness”. Lâu lâu nỗi buồn biến thành một trận sốt thực sự. Nhưng nói chung, nó hợp với chàng, với thứ tình yêu "chiêm ngưỡng và kính trọng", yêu từ xa, to love at a distance.  

Note: Từ "đỉa đói" này, là của 1 nữ thi sĩ, tặng Gấu Cà Chớn.
Em phán, kiếp trước mi đúng là 1 con đỉa, nên kiếp này mi làm phiền ta quá, làm rộn ta quá!



Chuyện Tình Đặc Biệt Giáng Sinh:

Mặc dù nổi tiếng như thế đó, Anh Môn, 100 tuổi tính đến năm nay, 2013, là 1 tuyệt tác đang gặp hiểm nguy, bị tiêu trầm, chìm vào quên lãng. Du khách hành hương viếng thăm căn nhà thời ấu thơ của Alain Fournier, gần Lộ Đức, ngày càng mỏng dính [thưa thớt, nếu biết tiếng Mít, dịch từ “thin” của tiếng Hồng Mao].
Những ngày này độc giả Anh, Mẽo thường chọn tiểu thuyết Tẩy, thứ có mùi triết Tẩy, hiện sinh hiện xiếc, [thí dụ, đến ngay Cô Tư, miệt vườn Cà Mâu xứ Mít, mà văn còn có mùi hiện sinh nữa là!]
Một thập niên trước đây, Tobias Hill ghi nhận, sách sống sót nhờ một hệ thống rỉ tai bằng tiếng Tầu, “a barely audible system of Chinese whispers”.
Tại sao nhiều độc giả Anh lại hờ hững với cuốn sách, được một số những nhà văn thuộc loại số 1, được kính trọng, nể vì của Ăng Lê, trân trọng, và có ông còn nhận tác giả của nó, là Thầy của mình, như Fowles?
Và, với những độc giả coi Anh Môn như sách gối đầu giường, thì là do đâu?
Do cách viết, do văn phong, giản dị, "viết như không viết"?
Một câu chuyện tình thời mới lớn không làm sao quên được, mang chất hoài cổ, lãng mạn, vãi linh hồn?
Với những fans khác, tình tiết ly kỳ, tính thơ của ngôn ngữ?
Rất nhiều độc giả bị hớp hồn bởi cái gọi là “buồn vào hồn không tên”, một nỗi u hoài, bi ai, toát ra từ một thứ thơ xuôi, như 1 nhà phê bình nhận xét, “như sương mù bên trên bãi tha ma”.
Một phần, còn do cuộc đời của chính tác giả, một cuộc đời lãng mạn, và cái chết trẻ của ông, và câu chuyện về người đàn bà đã gợi hứng cho ông.
*

-Em tìm để từ biệt anh. Oanh ngừng đợi phản ứng của Kiệt - Trước khi không còn được gặp anh, em muốn...
Kiệt lặng người....
TTT: MCNK

There is among all your memories one which
has now been lost beyond recall.
J.L. Borges: Limits
Trong tất cả hồi ức của mi, có một, mất tăm, tích, không làm sao nhớ lại được.

Gấu không làm sao nhớ lại được khuôn mặt của Sad Seagull, sáng bữa đó, ở quán cà phê Sarbucks, hay ở 1 quán ăn ở Quận Cam, buổi chiều hôm đó.
Tính ghé tiệm sách, nhưng em đổi ý.
Khi ăn xong, anh cũng không còn nhớ, ăn món gì, em nhìn trời, nhìn đồng hồ, nói trễ quá, phải trả xe cho người bạn….

A brief encounter
Một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi

Toàn thể cuộc đời của Henri Fournier, bây giờ được biết nhiều qua bút danh, trải qua chỉ trọn một buổi chiều có nắng, vào năm 1905, được miêu tả trong cuốn tiểu sử thật có giá trị của Robert Gibson, “Tuổi Trẻ Chấm Dứt” “The End of Youth”. Rời phòng triển lãm hội họa ở tòa Đại Lâu Đài, ở Paris, Henri Fournier, khi đó 18 tuổi, thoáng nhìn thấy một thiếu nữ đi bộ cùng với 1 người đàn bà lớn tuổi hơn. Trúng đòn liền, anh đi theo họ, qua con sông tới cánh cửa một căn phòng bên Tả Ngạn, và sau đó, cứ có dịp là mò tới bên ngoài tòa nhà, đâu có dám gõ cửa, và thế là cứ trồng cây si, dọc những con phố xung quanh. Mười ngày sau, thấy cô ra khỏi nhà, để đi lễ, bèn đánh bạo tới gần. Tuy bẽn lẽn, nhưng cũng khoai khoái vì có người hâm mộ, cô gái bằng lòng đi sóng đôi, lững thững dọc bờ sông Seine.
Chàng khoe với nàng [thú nhận đúng hơn chứ, nhỉ] chàng là [hay sẽ là]...  Gấu Nhà Văn, con trai của một ông hiệu trưởng trường làng [ông cụ của GNV quả là hiệu trường trường quận, huyện, thị xã, bảnh hơn ông via Henri Fournier]. Nàng cho chàng biết, tên nàng là Bông Hồng Đen, hay Hải Âu Buồn, hà, hà, [sự thực Yvonne de Quiévrecourt], và nàng ở Paris nơi nhà một người bà con, và sẽ rời thành phố ngày hôm sau.
Và nàng ra lệnh, hãy chia tay, khi cả hai đi tới cầu Pont des Invalides.
Nàng đi, chàng đứng lại nhìn, và thấy nàng ngoái lại nhìn, hai lần.
Bao nhiêu năm sau chàng cố "giải mã" hai lần ngoái lại này:

Nàng muốn biết thằng ngu có tuân lệnh ta hay là không?
Hay là nàng muốn thằng ngu được chiêm ngưỡng khuôn mặt nàng thêm, hai lần nữa?

"Khi em đi vô cổng trường, rồi anh đừng có đứng lại lâu vì em sẽ biết anh đang nhìn em, em phải quay lại mỉm cười nhìn anh, lũ bạn vô lớp lại có chuyện để nói….”

Chuyện Tình Đặc Biệt Giáng Sinh:
Anh Môn

Cô gái ở tòa lâu đài Grand Palais

Ám ảnh thời mới lớn gợi hứng cho nhà văn cổ điển Tẩy bị thế nhân mắt trắng dã vờ

Sal Paradise, nhân vật của Jack Kerouac trong “Trên Đường”, mang theo cùng với anh ta chỉ một cuốn sách trong chuyến viễn du kéo dài ba năm lòng vòng nước Mẽo. Trên chuyến xe buýt Greyhound tới St Louis, anh ta sản xuất ra một ấn bản cũ, bản nhì, phó bản, của “Anh Môn”, mà anh ta chôm từ một quầy sách ở Hollywood.
Bị quyến rũ bởi phong cảnh Arizona, anh ta quyết định không đọc nó gì hết
Đó là số mệnh của cuốn truyện của Alain-Fournier, một trong những tiểu thuyết phổ thông nhất của Pháp, trong thế giới nói tiếng Anh.
Được yêu thật là nhiều nhưng ít được đọc gần như cả một thế kỷ, lạ kỳ, sôi nổi, không làm sao an ủi nổi, cuốn tiểu thuyết đã “điểm nhãn” – như điểm nhãn rồng, trong 1 truyền thuyết về 1 họa sĩ chuyên vẽ rồng, nhưng không điểm nhãn, vì điểm nhãn vô, là nó bay mẹ đi mất -  cho thế giới giả tưởng.

Henry Miller vinh danh nhân vật chính; Scott Fitzgerald chôm cái tít cho “Đại [gia] Gatsby” của ông [nhiều người còn phán, chẳng chỉ thế, mà nhà văn Mẽo còn dựng nhân vật chính của mình, Nick Carraway, từ nhân vật của Alain Fournier]. John Fowles thú nhận, nó ảnh hưởng lên tất cả những gì ông viết ra. “Tôi biết, cuốn sách có nhiều 'faux-pas',” [thuổng chữ của Gấu Cà Chớn, khi thổi bạn quí của hắn, qua cuốn Mù Sương], ông thở dài não nuột, như muốn rũ khỏi mọi ám ảnh của cuốn truyện, “nhưng nó lẽo nhẽo bám theo hết cả cuộc đời của tôi”.

Quái 1 cái, là TTT, hẳn là phải đọc, không phải "Đại (gia) Gát By”, của Scott Fitzgerald, mà là Tender Is The Night, cũng của ông, được Mặc Đỗ dịch ra tiếng Mít là Cuộc Tình Bỏ Đi [tuyệt cú mèo, đặt tít như thế, chứ đâu có "mù chữ Mít", như đám Hậu Vệ, Da Mùi!]

Đọc Một Chủ Nhật Khác, không làm sao mà không nhớ tới Cuộc Tình Bỏ Đi.

-Anh có biết tại sao em đến tìm anh không?
Kiệt khó chịu vì câu hỏi. Chàng nín thinh.
-Em tìm để từ biệt anh. Oanh ngừng đợi phản ứng của Kiệt - Trước khi không còn được gặp anh, em muốn...
Kiệt lặng người.... Oanh cúi mặt như người phạm lỗi...

-Về già nghĩ đến những lúc này mình có kỷ niệm đẹp biết là chừng nào..
-Em nghĩ thiệt giỏi. Kiệt chua chát, ngấm ngầm, cay đắng...

Ui chao, chẳng lẽ Sad Seagull của GNV, lập lại những cảnh này, bữa gặp ở Tiểu Sài Gòn?


Xác Bụi

Nguyễn Ngọc Tư

Nhu luôn chứng tỏ sự có mặt của mình bằng cái mùi giấm bâng quơ, mà nói thiệt, có thanh thoát lãng mạn gì cho cam, nó cứ chua lè chua loét. Trong mớ vũ khí mà Nhu vẫn thường tấn công vào những lúc em chập chờn nửa mê nửa ngủ, chỉ có hoa bần là mát lành nhất, nhưng cũng mỏng manh nhất. Nhu cần thứ gì đó xộc thẳng vào tim óc em, để cái nhớ phải nhảy dựng lên, chong lên ý nghĩ tìm Nhu, phải tìm Nhu. 

Đầu năm Tẩy, đọc truyện tình của Cô Tư, tuyệt thật.
Cái tít mới lại càng tuyệt. (1)

"Bản của Tư gửi", như thường lệ, có tí “hỏi ngã” chưa được chỉnh, Gấu Cà Chớn bèn bệ về, đánh bóng lại, post lên, để lấy hứng, viết về "mà nói thiệt, có thanh thoát lãng mạn gì cho cam":

Gấu cũng có 1 vài kỷ niệm cà chớn như vậy với BHD!

Hà, hà!

Không phải do đọc Xác Bụi mà nhớ ra: Vẫn nhớ, vẫn tâm niệm, sẽ có ngày viết ra, nhưng lại tiếc, sợ…  thế nhân mắt trắng dã, đọc không ra, lại còn về hùa với đám đệ tử Thầy Kuốc, chửi thằng cha Gấu Cà Chớn, cứ cái gì đính đến BHD là bệ về thờ, như...  vết bàn chân trên mặt ruộng của bà vợ của 1 nhân vật của Võ Phiến!

Hà, hà! 

Nhưng đọc Xác Bụi mà không lôi câu thơ thần sầu Brodsky đã từng trích dẫn, thì cũng nhảm, đại nhảm 

"Hãy nhớ Gấu Cà Chớn nhe", hạt bụi thì thầm. (2)

"Remember me,"
whispers the dust.

("Hãy nhớ đến tôi,"
Hạt bụi thì thầm.)

Peter Huchel (thi sĩ Đức) 

[Joseph Brodsky trích dẫn, trong "Ca ngợi buồn phiền", "In Praise of Boredom"]

Chừng đó thôi cũng đủ, chúng cứ đay đi đay lại thời con gái của em. Đôi khi mùi tương thoảng qua mặt, em mắc cười nghĩ Nhu chơi trò này thiệt nhảm. Nhưng em vẫn không kìm được rùng mình như vẫn luôn rùng mình mỗi khi Nhu ào về mang theo một cảm giác thân thiết gợi nhớ về mối tình đã cũ.
Nhu vẫn thường về trong chiêm bao của em, trong nhân dạng thằng con trai mười chín tuổi. Trẻ hoài. Nhu đu nhánh bần, nói vói xuống, “ê, nhớ anh không?”. Hoặc thò đầu ra khỏi đám bông lau trắng xốp thở dài sườn sượt, “ở đây lạnh quá chừng”. Hoặc khọt khẹt ho, “rễ cây nó xuyên qua cổ anh rồi”.
- Đừng quên anh, Dịu!

[To U. GNV]

(1) Cái tít trên Sầu Riêng, Blog của Cô Tư, cũng thú lắm: Món gì giữa hai ngón chân cái?
Làm GCC nhớ "danh ngôn thần sầu": Đàn bà ưa gãi ngứa giữa hai ngón chân, nhất là giữa hai ngón chân cái!

Hà, hà!


Nhà văn Nguyễn Đông Thức cho rằng, cộng Nguyễn Ngọc Tư và nhiều nhà văn hiện nay viết về “Văn minh miệt vườn” cũng không thể bằng Sơn Nam. (1)

Phán như thế thì thật là nhảm.

Sơn Nam, cốt của ông, là 1 tên VC nằm vùng, chính báo chí VC sau 30 Tháng Tư cũng đã ban cho ông cái nick, “nhà văn của nhiều thời”, cũng 1 thứ cắc kè, thời Ngụy sống cũng bảnh, mà thời sau 30 Tháng Tư, cũng vẫn bảnh, và khi chết, đếch có đất chôn, phải nhờ 1 nhà hằng tâm hằng sản, thí cho một vuông đất.

Nghĩa là nhà nước VC coi ông như 1 múi chanh vắt sạch!
Cũng 1 thứ tà lọt như Osin mà thôi.

Vả chăng, thời của Sơn Nam là của 1 Miền Nam còn đang khai phá.
Thời của "Rừng Bất Tận". Dân tình thời đó, còn đầy chất giang hồ, nghĩa khí.
Truyện hay nhất của ông, với GCC, là Hình Bóng Cũ
Khác hẳn thời của NNT, sau Cách Mạng VC thành công, thời của "Cánh Đồng Bất Tận", chiều chiều bướm lượn, dầy như muỗi rừng Cà Mâu thời Sơn Nam.
Ông nhà văn VC nằm vùng này, tâm địa kém lắm.
Ghen với cả 1 đứa con nít viết văn, bởi vì so với tuổi của ông Cô Tư chỉ là 1 đứa con nít.

Hỗn

Có một dạo, “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư gây xôn xao dư luận. Nhà văn nhận xét thế nào về quyển sách này và về tác giả?
- Cô Tư viết hay nhưng hỗn. Văn phong của cổ hơi cà rỡn. Cái nhìn trong “Cánh đồng bất tận” không rộng, nông dân ở đó không nhìn hẹp như thế mà mỗi cái họ đều có lý của họ. Ngọc Tư thông minh, sẽ còn phát triển nữa nhưng cần người chỉ dẫn sau vụ lùm xùm về “Cánh đồng bất tận”.
Sơn Nam
Nguồn

Chuyện Tình Đặc Biệt Giáng Sinh:
Anh Môn

**

Le Grand Meaulnes & Yvonne de Quiévrecourt, the woman and the legend 

Le Grand Meaulnes

The girl at the Grand Palais
The adolescent obsession that inspired an influential yet neglected French classic
Dec 22nd 2012 | from the print edition

Anh Môn

Hà Nội là cái quái gì!
Tôi còn Mai Thảo yêu vỡ Hà Nội khi về
Thanh Tâm Tuyền

Le Grand Meaulnes (1913), Mặc Đỗ dịch tiếng Việt với nhan đề như trên, là “bản gốc”, cho nhiều tác phẩm, cũng nổi tiếng chẳng kém. Frédéric Beigbeder, tác giả cuốn Bảng Phong Thần Cuối Cùng Trước Khi Cúng Bà Hoả, tự hỏi, liệu nhà văn nổi tiếng Mẽo, Scott Fitzgerald đã từng đọc Anh Môn, trước khi viết Gatsby? “Bạn nào biết, làm ơn viết thư cho tôi hay liền, bởi vì những tương tự giữa hai cuốn làm phiền tôi lắm lắm…”.
Nhưng đâu chỉ Anh Môn, mà tác giả, Alain-Fournier (1886-1914), cũng là bản gốc cho nhiều tác giả - nổi tiếng, lẽ tất nhiên - thí dụ như Fowles, nhà văn Hồng Mao có cả một câu lạc bộ riêng, gồm những độc giả mê ông. Với ông này, Anh Môn có tên là Miền Đã Mất, The Lost Domaine, như một tiểu luận của ông, mở ra bằng một câu trong một lá thư vào năm 1911 của Alain-Fournier:
 "Tôi mê điều huyền diệu chỉ khi nó bị thực tại ôm chặt không sao rứt ra nổi, chứ không phải cái thứ huyền diệu làm thực tại bực mình, hoặc tính chơi cha nó”.
 [I like the marvelous only when it is strictly enveloped in reality, not when it usepts or exceeds it].
 Fowler viết: Tôi ngờ rằng, Miền Đã Mất (Anh Môn) là một cuốn sách hiếm, lạ, mà một độc giả sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều, nếu chỉ đọc, mà chẳng bao giờ tìm hiểu nó.

Đúng là ao ước về một độc giả lý tưởng, người yêu lý tưởng: Hãy chiêm ngưỡng, nhưng nhớ đừng tra hỏi. Như thể họ sợ rằng, “sờ” vào đó, hoặc quá nữa, mở nó ra, là một việc làm báng bổ, phạm thánh! Một cuốn sách như thế, một nhan sắc như thế, là để thờ phụng chứ không phải để sàm sỡ! 
Tuy nhiên, Fowles nói, nếu độc giả Anh ngữ, muốn tìm hiểu, có thể đọc cuốn “Anh Môn” của Robert Gibson, trong loại sách hướng dẫn đọc những bản văn tiếng Pháp, của nhà xb Grant and Cutler, London, 1986.

 Le Dur Désir De Durer: Ao ước cương cứng được trường tồn.

Frédéric Beigbeder truy tìm nguồn gốc từ ao ước: Désir. “Dé”, là từ tiếp đầu ngữ “de”, “de” là từ tiếng Latinh “siderere”: ngôi sao. Như vậy ao uớc có nghĩa là ao ước một ngôi sao đã mất, một ngôi sao mà người ta chạy theo năn nỉ, “chờ tôi với”, nhưng chẳng bao giờ bắt kịp. Và đây chính là thông điệp của cuốn Anh Môn: Tôi không phải một cuốn sách. Tôi là một giấc mộng.
Như tác giả của nó, đã viết cho bạn mình, là Jacques Rivière, vào năm 1910: “Je cherche l’amour” [Tôi tìm tình yêu].

Ở miền nam, Anh Môn có một vị trí giống như Hoàng Tử Nhỏ của Xanh Tếch [Saint-Exupéry]. Ông bạn của Gấu tôi, thi sĩ Joseph Huỳnh Văn mê cuốn này lắm. Nhưng cái ngôi sao thất lạc mà anh chẳng bao giờ bắt gặp, lạ một điều, lại chính là…. Hà Nội!

Người tình mà bạn tôi tìm kiếm, là Hà Nội, theo như tôi hiểu được, qua lời kể của bà xã của anh, Chị Văn, qua một lần trò chuyện viễn liên, sau khi Gấu tôi được tin anh mất, và xin được số điện thoại của gia đình. Gia đình không còn ở con hẻm đường Trương Minh Giảng, gần cổng xe lửa số 6 nữa, mà rời về Phú Nhuận. Cô con gái lớn đã lập gia đình, và hiện đang ở Mỹ.
Chị cho biết, thời gian trước khi mất, anh Hiến [Joseph Huỳnh Văn] vui lắm, chứ không như những ngày đó đâu. Bạn nhiều lắm, nhất là mấy anh trẻ, rất mê thơ, và rất quí mến anh Hiến. Họ định ra một tạp chí Thơ, y như hồi các anh làm tờ Tập San Văn Chương, nghĩa là kéo nhau ra quán tối ngày.
Anh Hiến mất cũng tại một quán cà phê. Chị bùi ngùi nói, anh có bịnh tim, đang ngồi nói chuyện gục xuống, giá mà mấy người bạn để anh nằm nghỉ thoải mái, và thoa bóp cho anh, thì chắc không sao. Họ cuống lên chở vội tới một tay bác sĩ, tay này sợ trách nhiệm, hối chở ngay tới bệnh viện, dọc đường anh mất… À, mà anh biết không, anh Hiến có một bài thơ về Hà Nội.
Tôi hỏi: Anh Hiến có ra Hà Nội lần nào, chị nói chưa.
Hỏi bài thơ, không có. Không có chứ không phải không còn. Và nói có, thì bài thơ cũng chỉ ở trong đầu anh Hiến…

Chuyện như thế này:

Vào những ngày anh Hiến như sống lại, nghĩa là anh lại có hứng làm thơ, anh cứ lẩm nhẩm ở trong đầu, một bài thơ về Hà Nội. Lâu lâu, hứng lên, giữa đám bạn bè mới quen, anh đọc một, hoặc hai câu. Nghe họ kể lại, hay lắm. Nhưng hỏi xong chưa, anh nói chưa xong, chưa được…
Rồi anh mất, và bài thơ đi luôn cùng với anh.
Lạ một điều hỏi mấy anh từng nghe anh đọc, một hay hai câu mà họ nói là hay đó, chẳng ai nhớ, dù chỉ một từ, một hình ảnh…. 
Nghe kể lại, tôi biết, anh nhớ tới thằng bạn Hà Nội đã đi xa, và những ngày đầu hai đứa quen nhau, khi làm tờ Tập San Văn Chương.

Cũng là những ngày hai đứa luôn nói về Thơ,
Và, lẽ tất nhiên, về Huế.

Và Hà Nội. 

Frédéric Beigbeder viết: Có thứ tình kiểu cách, có thứ đam mê lãng mạn. có thứ tình thăng hoa kiểu Stendhal; Alain-Fournier sáng tạo ra cú sét đánh một chiều (coup de foudre unilatéral). Ngay một khi hai chiều, nó trở nên chán ngấy! Yêu thì đẹp, nhưng trường kỳ được yêu, là không thể chịu đựng nổi. Trong một cặp như vậy, một người đau khổ, và một người buồn bực. Tốt nhất, nên làm kẻ đau khổ, nghĩa là kẻ đi tìm tình yêu, chứ đừng làm một kẻ buồn bực.
Và như tất cả những cuốn tiểu thuyết dành cho tuổi mới lớn: chúng đòi hỏi một điều thật là ác nghiệt, rằng, những kẻ đẻ ra chúng tôi, phải chết trẻ. Kẻ Xa Lạ của Camus, Ông Hoàng Nhỏ của Xanh-Tếch, Boris Vian, năm 39 tuổi, Raymond Radiguet, 20 tuổi… Alain-Fournier, trung uý, tử trận năm 28 tuổi, tại khu rừng Saint-Rémy, ngày 22 tháng Chín năm 1914.
Fowles đọc Anh Môn hồi còn trẻ, và sau này, ông viết cuốn tiểu thuyết đầu tay của riêng mình, Magus, dưới bùa chú của Anh Môn [“ảnh hưởng rất nhiều bởi Anh Môn”: very much under its influence, như ông viết trong tiểu luận nói trên]. Hơn thế nữa, ông hành hương tới những thánh địa, của cả hai, cuốn sách và tác giả của nó. “Nói gắn gọn, tôi trở thành một cây si, lúc nào cũng cảm thấy mình gần gụi với Fournier hơn bất kỳ một tiểu thuyết gia nào khác.”
Cũng là thường tình, theo ông, bởi vì đây là một khía cạnh thuộc bùa chú của một cuốn sách mà bạn đọc vào lúc mới lớn, và bị nó hớp hồn. Sau này, cho dù bạn cay đắng khắc nghiệt hơn, trong cách đọc của mình, nhưng chẳng thể nào nặng lời với mối tình đầu tuyệt vời đó. Tôi nhắc lại, đây chỉ là một khía cạnh của bùa chú, bởi vì, trong rất nhiều trường hợp, khi đọc lại một cuốn sách mà hồi nhỏ bạn đã từng say mê, bạn ngạc nhiên về chính mình, một cuốn sách dở như vậy, mà cớ sao…

Con gái thấy chó đái cũng cười: Vấn đề trên thực sự không liên quan tới văn chương mà tới tuổi đầu đời, khi con người [còn] ngạc nhiên vì sự tự nhiên của sự vật: thời đại hoàng kim của nhà văn đếch cần văn chương [écrivain sans littérature]. Nếu ao ước có nghĩa là ao ước một vì sao đã mất, điều mà Fournier chỉ ra, chính là một trong những phát giác cay đắng nhất của tuổi trẻ. Cái cô con gái nhìn chó đái cũng cười, vào một buổi tắm sông, cảm thấy, rồi nhìn thấy một dòng nước nong nóng, hồng hồng chảy từ trong mình xuống hai bên đùi, biết rằng mình đã ra khỏi tuổi thơ, và biết thêm một điều, về sự mất mát do thời gian trôi qua đi và không hề trở lại, rằng không thể tắm hai lần trong một dòng sông… Đó là cái tuổi mà chúng ta biết rằng chúng ta chẳng thể làm mọi điều mà chúng ta mơ mộng, rằng nước mắt là bản chất của mọi chuyện ở trên đời, “buồn hay vui đều cần tới nó” như cô viết trong truyện ngắn Những Dòng Sông [Thảo Trần]….

Nói gắn gọn: đột nhiên, chúng ta nhận ra rằng cái nghịch lý đen thui, khốn khổ khốn nạn nằm ở ngay trái tim của phận người: thoả mãn ao ước là cái chết của nó [… that the satisfaction of the desire is also the death of the desire]. 

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến… nhé!
Như bài thơ mang theo cùng chuyến đi sau cùng của bạn tôi.
Như Hà Nội chẳng bao giờ tới được…

Merde!

NQT

Nếu phải đặt vào thế tam giác, với ba đỉnh, Gatsby-Le Grand Meaulnes-Một Chủ Nhật Khác, thì MCNK bảnh nhất, vì cái nền của nó, là cuộc chiến Mít. Trong đời thực, Alain-Fournier, trung uý, tử trận năm 28 tuổi, tại khu rừng Saint-Rémy, ngày 22 tháng Chín năm 1914. Kiệt nhân vật của MCNK thì bị lầm là VC và bị bắn chết, khi đang ở nhà thương, mò ra rừng Đà Lạt, ngó thông, nhưng TTT, sĩ quan VNCH thì chết vì bịnh ở Mẽo.

Nếu coi cuộc chiến khốn kiếp là Ngày Hội Nhân Gian thì Một Chủ Nhật Khác lại bảnh nhất trong những cuốn bảnh nhất, so với Anh Môn Vĩ Đại Gatsby Vĩ Đại!

GCC thực sự không tin, cõi văn Mít lại có 1 cuốn như Một Chủ Nhật Khác.
Khủng nhất, là đoạn Kiệt tiễn Hiền đi, rồi lại trở về, với vợ con, với cuộc chiến, để...  chết.
Như vậy là Kiệt đã đi tới cõi bên kia, lo xong cho Hiền, rồi lại trở lại cõi bên này.

Trong vương quốc của những người đã chết
Tôi vẫn thường tha thẩn đi về

Thơ của Gấu

Gấu ngờ rằng nơi mà Kiệt đưa Hiền tới, rồi trở về, để chết, cùng với cuộc chiến, là Lost Domain, Miền Đã Mất, ở trong Le Grand Meaulnes.
Bài Giáng cũng có một cõi Lost Domain của ông, là thời gian 15 năm chăn dê, vui đùa với chuồn chuồn, châu chấu, trước khi trở về đời, làm Ông Khùng giữa cõi Bọ.
Hậu thế sau này, có thể sẽ coi Một Chủ Nhật Khác, là tác phẩm số 1 của thời đại hoàng kim Miền Nam VNCH, hẳn thế!

Hơn thế, chứ sao lại hẳn thế!

Note: Khi ông anh nhà thơ của Gấu chưa đi xa, nhân vớ được 1 bài tên NYRB, phạng Malraux tơi bời, của tay Simon Leys, Gấu bèn chơi luôn, đi một đường trên tờ Văn Học của NMG.
Ông chủ báo thú quá, [người đã từng khệ nệ mang bộ SCML, [hay MBD] đến tặng TTT, nhân lần ông ghé thăm 1 ông bạn của ông, tại Tiểu Sài Gòn, nhưng TTT, khi ra về, vờ luôn bộ sách, chắc là nặng quá, ông ngại cầm về!], bèn cho đăng liền. Người thú, vì chưa có ai dám dùng từ nặng nề như thế để chỉ ông anh của Gấu, “trí thức làm dáng”, mà lại là chính thằng em của ông!
Một mũi tên bắn tới hai con chim: “Trí thức làm dáng” là từ TTT dùng để phạng Mặc Ðỗ, khi đọc Siu Cô Nương.
Sau Mặc Ðỗ lại dùng đúng những từ này, để đập TTT, qua hình ảnh 1 số nhân vật trong Ung Thư.

Gấu nhớ ông chủ chi địa nhận xét, trong cả hai trường hợp [TTT & MD] thì đều đúng cả. (1)
Bài trên Người Kinh Tế về Anh Môn rất tuyệt. TV sẽ chuyển  ngữ, sau.

Trời thì đẹp. Trong bếp lửa,
Nhè nhẹ kéo dài,
Tiếng thở dài dài,
Buồn xiết bao,
Nhớ Những ngày ở Sài Gòn.
-Ui chao! những người chết, kể cả những người đã chết ở Sài Gòn,
Những người chết, những người chết, nói cho cùng,
Thì không chết bằng Gấu chết.

*
We two being one, are it
To U, Sad Seagull, Bồ Câu Buồn!



Chuyện Tình Đặc Biệt Giáng Sinh:

Anh Môn


Cali Nov 2012 With HA

Anh Môn

Trong Sổ Tay, NB, dưới cái tít “Halo and Horn” [nghĩa của cụm từ này cũng giống như “pro & contra” của Sến Cô Nương, “halo”, chào mừng, “horn”, cái sừng, để đâm cho mi 1 phát!] của tờ TLS, số Jan 4, 2013, điểm những nhân vật văn chương xuất hiện theo dòng thời gian, JC [người phụ trách] viết, thì cũng là 1 cách để đánh giá, ai còn ai mất [chìm vào quên lãng đúng hơn], và nếu 2012 là năm tưởng niệm John Cheever, vẫn ngon cơm [GCC không hề biết đến ông này], và sự mất giá của Lawrence Durrell [ông này thì lại rất rành, BHD chẳng đã mang 1 cuốn của ông đến tặng Gấu đúng ngày sinh nhật, lần thứ 30 mà cũng là lần thứ nhất, sau khi thoát chết vì mìn VC, cùng với lời đề tặng, bằng tiếng Tẩy, "Je serai ta femme", và, em quên béng liền sau đó, cả Gấu lẫn lời đề tặng], và phán, 1 năm ủ ê, và phán tiếp, năm tới 2013, chắc là khá hơn.
Quả thế, 1913 là năm Albert Camus ra đời.
Cho tới nay, chàng vẫn là số 1, a great force in world literature một “thế lực” lớn -
từ này thuổng của 1 thi sĩ - trong văn chương thế giới, một “haloed figure” so với đồng hương, kẻ thù của chàng, a horned counterpart, là Sartre. Cả hai đều rành nhiều môn võ công giang hồ, viết giả tưởng, kịch, triết, và báo chí, [cả hai đều còn là editor]. Sự nổi danh dài dài của Camus là nhờ giả tưởng, và trong khi Satre vưỡn được coi là triết gia, thì Camus, "thôi rồi, anh ơi".
 “Hồi này, bạn có đọc Kẻ Nổi Loạn của ông ta không”? JC đặt câu hỏi cho độc giả, và tự trả lời, "cuốn này đúng là second-hand patchwork, đồ bá láp. Và nếu bạn ý muốn phản biện, thì chúng tôi, TLS, sẽ rất hân hạnh!"
Vẫn theo JC, những tiểu luận đầu tay của Camus có vẻ như bị lơ là, bỏ qua, chúng thật chói sáng, và là những tác phẩm suy tư, meditative works, về Algeria, và được xb tại đây vào thập niên 1930. Hai tác phẩm [thần sầu], Noces [Mít, tờ Văn trước 1975, Trần Thiện Đạo, hình như vậy, dịch là Giao Cảm] và L’Envers et l’endro
it, [hình như cũng đã được tờ Văn dịch, Bề mặt và bề trái], cả hai đều bị chế ngự [dominated] bởi mặt trời. Nhưng cái chói sáng nhất của chúng đối với độc giả, vẫn theo JC, là sự thông minh ở tác phẩm đầu tay của 1 kẻ tập tành viết, the debutant’s intelligence.

Và, bây giờ, tới lượt Le Grand Meaulnes & Yvonne de Quiévrecourt, và Sad Seagull & GNV, "chói sáng" cùng với năm 2013!

*

Kẻ nào viết rõ ràng thì có độc giả. Kẻ nào viết hũ nút thì có thợ “còm”.
Hand-made gift from TV Reader
Tks. NQT

Henri Alain-Fournier là tiền thân của Camus, trong vai trò người hùng của tuổi trẻ.

Cuốn Anh Môn xb năm 1913:

Mặc dù nổi tiếng như thế đó, Anh Môn, 100 tuổi tính đến năm nay, 2013, là 1 tuyệt tác đang gặp hiểm nguy, bị tiêu trầm, chìm vào quên lãng. Du khách hành hương viếng thăm căn nhà thời ấu thơ của Alain Fournier, gần Lộ Đức, ngày càng mỏng dính [thưa thớt, nếu biết tiếng Mít, dịch từ “thin” của tiếng Hồng Mao].
Những ngày này độc giả Anh, Mẽo thường chọn tiểu thuyết Tẩy, thứ có mùi triết Tẩy, hiện sinh hiện xiếc, [thí dụ, đến ngay Cô Tư, miệt vườn Cà Mâu xứ Mít, mà văn còn có mùi hiện sinh - cái gì ở giữa hai ngón cái - nữa là!]
Một thập niên trước đây, Tobias Hill ghi nhận, sách sống sót nhờ một hệ thống rỉ tai bằng tiếng Tầu, “a barely audible system of Chinese whispers”.
Tại sao nhiều độc giả Anh lại hờ hững với cuốn sách, được một số những nhà văn thuộc loại số 1, được kính trọng, nể vì của Ăng Lê, trân trọng, và có ông còn nhận tác giả của nó, là Thầy của mình, như Fowles?
Và, với những độc giả coi Anh Môn như sách gối đầu giường, thì là do đâu?
Do cách viết, do văn phong, giản dị, "viết như không viết"?
Một câu chuyện tình thời mới lớn không làm sao quên được, mang chất hoài cổ, lãng mạn, vãi linh hồn?
Với những fans khác, tình tiết ly kỳ, tính thơ của ngôn ngữ?
Rất nhiều độc giả bị hớp hồn bởi cái gọi là “buồn vào hồn không tên”, một nỗi u hoài, bi ai, toát ra từ một thứ thơ xuôi, như 1 nhà phê bình nhận xét, “như sương mù bên trên bãi tha ma”.
Một phần, còn do cuộc đời của chính tác giả, một cuộc đời lãng mạn, và cái chết trẻ của ông, và câu chuyện về người đàn bà đã gợi hứng cho ông.
*

-Em tìm để từ biệt anh. Oanh ngừng đợi phản ứng của Kiệt - Trước khi không còn được gặp anh, em muốn...
Kiệt lặng người....
TTT: MCNK

There is among all your memories one which has now been lost beyond recall.
J.L. Borges: Limits
Trong tất cả hồi ức của mi, có một, mất tăm, tích, không làm sao nhớ lại được.

Gấu không làm sao nhớ lại được khuôn mặt của Sad Seagull, sáng bữa đó, ở quán cà phê Starbucks, hay ở 1 quán ăn ở Quận Cam, buổi chiều hôm đó.
Tính ghé tiệm sách, nhưng em đổi ý.
Khi ăn xong, anh cũng không còn nhớ, ăn món gì, em nhìn trời, nhìn đồng hồ, nói trễ quá, phải trả xe cho người bạn….

To love a scene so much and yet to miss someone so essential to it was doubly heartbreaking
Damned to Fame, the Life of Samuel Beckett

Bây giờ thì GNV hiểu ra tình cảnh đưa đến ý định chấm dứt đời mình ở bên ngoài Phước Lộc Thọ, buổi chiều hôm đó.

Đó là do yêu quá yêu cái cảnh buổi sáng ngồi cà phê Starbucks với Sad Seagull, và nhớ đến phát khùng Sad Seagull mà hình ảnh của cô đóng chặt vĩnh viễn vào cái buổi sáng lần đầu tiên gặp mặt đó, và như câu phán ở trên, nỗi đau như được nhân gấp đôi lên, và càng thêm chán chường những ngày còn lại, quá vô vị, nhàm chán…

Buổi sáng hôm đó, em lo hết. Tất tả đi kiếm chỗ ngồi, sau cùng kiếm được 1 cái bàn ở ngoài trời, thật gió, thật lạnh [Cali mấy bữa đó, lạnh sợ còn hơn cả Canada!], rồi tất tả xếp hàng mua cà phê, tất tả bưng ra, Gấu già ngồi 1 chỗ, chẳng làm gì hết, ngắm em tất tả…. Em chừa cái ghế có cái cột che gió cho Gấu già, ngồi kể chuyện tuổi thơ của em, Gấu lắng nghe, thật cảm động, đến quên cả cái chuyện em rét run, anh chàng Mít, cũng đứng tuổi, ngồi bàn kế, thừa cơ em đứng dậy, bèn kéo cái ghế của em vào 1 chỗ khuất gió, rồi gật gù nhìn Gấu thông cảm, ra ý, đúng ra mi phải làm việc đó, nhưng thôi già rồi, ta làm giùm!

Những cuộc tình rồi cũng tới, làm sao không. Chàng có 1, dài và ồn, với 1 em thợ may. Một, với 1 bà hàng xóm. Em tỏ tình trước, bằng cách ném 1 cánh diều, một con nhạn, hay 1 “bản tin” [chữ của băng Hậu Vệ], từ cửa sổ nhà nàng bay qua, và đậu ngay trước mặt chàng, nơi hành lang. Chồng nàng biết được, hăm làm thịt tình địch.
Nhưng làm sao so được với thánh nữ...  Sad Seagull! Với nàng, chàng biết, phải có những cử chỉ, hành động lớn lao, vĩ đại nhất mới hy vọng “thắng cuộc” [chữ này thuổng của tà lọt Osin]. Cuối năm 1912, chàng khệ nệ mang bức thư tình đem dâng cho người đàn bà đã hành hạ chàng 7 năm trời: Em cho anh độc nhất 1 con đường để đến với em, và đó là con đường văn chương: Mi phải trở thành… Gấu Nhà Văn, được toàn thể người đời biết tới! Một cuốn “tỉu thết” dài đang hoàn tất, viết về Em, chỉ về Em, người mà anh chỉ nhìn thấy ở trong những giấc mơ, chỉ được gặp 1 lần độc nhất ở Quận Cam, sẽ ra đời vào Mùa Xuân này!
Sự thực, tham vọng trở thành Gấu Nhà Văn thì không bật ra từ cú sét đánh bên ngoài tòa Đại Lâu Đài – cho dù dữ dội cỡ nào – nhưng chúng được nung nấu nhiều năm trước đó, trong căn nhà trường học của ông bố, nơi chàng và cô em/bà chị cùng quần thảo mớ sách, cuốn nào cuốn nấy đều quăn góc chẳng khác chi “tai chó”, và chúng đều là phần thưởng học sinh giỏi của cả hai. Nhưng cho dù vậy, Anh Môn, cuốn tiểu thuyết được trình làng vào Mùa Thu năm sau, quả là có hình bóng của…  Hải Âu Buồn, là trái tim của nó.

Đoạn trên, Gấu Cà Chớn dịch từ bài viết của The Economist.
Bạn phải nghe chính chàng, Alain Fournier/GNV nói về Anh Môn/Sống và Đọc MCNK ở Quận Cam, thì mới càng thêm cảm khái.
Hà hà!

*

Trong bài viết The Lost Domaine of Alain-Fournier, 1986, được in trong Wormholes, [Lỗ Giun, 1 từ của giới khoa học thiên văn, theo kiểu Lỗ Đen, Big Bang...] Fowles trích thư của Alain-Fournier, viết cho bạn mình là Rivière, vào năm 1910, “Tớ đang viết 1 cuốn tiểu thuyết hoang đường dựa trên 1 em có thực. Cái này đem sức mạnh đến cho cái kia” [Nguyên văn: that he was “working on the imaginary, fantastic part of my book and on the simply humane one. Each gives me strength for the other”].

Bài của Fowles cũng thần sầu. Gấu Cà Chớn sẽ giới thiệu, cùng loạt bài viết về Sad Seagull.

Trong bài viết của Fowles, chúng ta biết thêm 1 chi tiết, chàng và nàng đi dạo dọc sông Seine chừng 1 tiếng đồng hồ!
Nàng rất thông cảm với cú sét đánh trúng ngay chàng, nhưng nói, vô hy vọng, rằng, chúng ta cư xử như hai đứa con nít, "behaving like children".

Nhưng, "như 1 đứa con nít”, chính là mục đích viết văn của Alain-Fournier, [và của Gấu Cà Chớn, tất nhiên], vì vẫn theo Fowles, trong bài viết đã dẫn:
… "behaving like children" was ominously close to Fournier's own view of why wanted to write: to convey the vivid and magical innocence of the child’s perception of life, to arrest the past.

Miền Đã Mất

Viết, nếu bạn phải, bởi vì bạn cảm thấy thích viết; chớ khi nào, bởi vì bạn cảm thấy phải viết [never because you feel you ought to write].
Đừng bao giờ viết vì bị bản năng nóng, hot instinct, cắn vào đít, vào tay, vào chỗ ấy..., gây ngứa, bắt phải viết. Bạn chỉ có thể viết do kinh nghiệm lạnh, by cold experience. Đó là lý do nhiều tiểu thuyết gia phải đợi qua bốn bó, [after the age of forty], mới gãi bật ra được tất cả những tác phẩm bảnh của họ [do all their best work].

Nhớ chưa, đừng viết vì ngứa. (1)
Bởi vì, có khi ngứa là do di chứng của giang mai, cũng nên!
Hà, hà!

(1)

Lại có ông, cứ mong được người đời phỏng vấn, để giơ hai tay lên trời, ngửa cổ than: đây là nghiệp của tôi.
Ông khác thì nói: tôi mà không viết thì ngứa không chịu được.
Ôi ngứa thì gãi, nghiệp thì đi cúng giải oan, đi chùa bố thí cho hết nghiệp.

*

Scott Fitzgerald ra đời lúc 3:30 pm, ngày 24 Tháng Chín, 1896, tại 481 Laurel Av, thành phố S. Paul, Minnesota. St Paul là nơi TTT rời Quận Cam, để sống, và để được chôn tại đó, [TTT mất ngày 22 tháng Ba 2006, hưởng thọ 70 tuổi. Fitz mất vì đau tim, khi mới 44 tuổi].
Theo Gấu Cà Chớn, TTT hẳn có đọc Tender Is the Night, "Cuộc Tình Bỏ Đi", của Fitz, trước khi viết MCNK. Đọc tóm tắt sau đây về Tender, thì chúng ta có thể tưởng tượng ra, nếu ở cái nền của Tender, là xã hội Mẽo, thì với MCNK, là cuộc chiến Mít:

Tender is the Night was published on 12 April 1934, and the first printing (7,600 copies) sold out, as did two more, totaling an additional 8,000 copies. The novel reached the middle of the bestseller lists for two months, but earned its author only about $5,000, which did not relieve his debts. It is remarkable that, with the tragic conditions of Zelda's confinement, his own ill health and alcohol dependency, he was able to continue writing stories and short essays. The reviews of the novel were mixed: because of the passage of so many years since the publication of Gatsby, expectations ran high for the new work. But most critics felt that there were structural weaknesses in the novel: Rosemary Hoyt's point of view in the opening is not sustained throughout the novel. The chronology seemed confusing to some, and many agreed that there was insufficient cause for Dick Diver's deterioration. But, once again, critics whom Fitzgerald respected recognized the brilliance of his work. As he had with Gatsby, Gilbert Seldes praised the novel unreservedly; Fitzgerald, he wrote, 'has stepped again to his natural place at the head of the American writers of our time' (New York Evening journal, 12 April 1934, Critical Reputation, p. 86).
Burton Rascoe, in Esquire, called it Fitzgerald's 'maturest' novel, his 'rich, Celtic, romantic imagination' having been 'subjected to the discipline of reflection and selection' (Critical Reputation, p. 86). Robert Benchley, an old friend, called it 'a beautiful piece of work', and said that he hadn't had a book take hold of him in that way for years (Correspondence, p. 358). Zelda praised the book too as a 'tragic and poetic personal drama against the background of the times we matured in' (Correspondence, p. 353).
Fitzgerald later revised the novel to make the chronology clearer, but the response when it was published after his death was mixed, many feeling that the earlier version was superior.

Tender is the Night is the story of Dick Diver, a young psychiatrist, who is seduced by the loveliness of the wealthy young Nicole Warren, whom he has been hired to treat. Eventually they marry, and Dick becomes part of the Warren establishment, used and ultimately discarded by Nicole after she has been cured and the Warren family no longer needs his services. But the bare outline of the story cannot describe the power of the novel: a picture of expatriate Americans and the wealth that ultimately corrupts; an examination of America and its history; and a poignant tale of loss, particularly moving in its reflection of the Fitzgerald’s own lives. The novel achieves a genuinely tragic dimension as it traces the decline of Dick Diver, which affectingly mirrors Fitzgerald's sense of his own eroded hopes.
[Penguin Books]

*

*

Chân dung tự họa, self-portrait, by Zelda,"Đảo Xa", [bà vợ khùng] của Fitz "Cuộc tình bỏ đi" là câu chuyện của Dick Diver, 1 bác sĩ tâm thần, trẻ, bị quyến rũ bởi sự cô đơn của một cô gái nhà giầu Nicole mà anh được mướn để trị bịnh cho ẻn. Sau đó, họ lấy nhau, và Dick trở thành 1 món đồ trong cơ ngơi nhà vợ, được sử dụng, và sau cùng bị đá đít, khi bên vợ đếch cần đến anh nữa.
Nhưng 1 tóm tắt trần trụi như thế đếch nói được cái gì về “sức mạnh” [đừng lầm với từ “thế lực” của 1 thi sĩ] của cuốn tiểu thuyết: 1 bức tranh về đám Mẽo lưu đầy, xa xứ, và của cải sau cùng làm hư ruỗng họ, một cái nhìn chăm soi vào nước Mẽo và lịch sử của nó, một câu chuyện nhức nhối về mất mát, và đặc biệt là rất ư thương cảm, phản chiếu cuộc đời của chính gia đình Fitz.
Cuốn tiểu thuyết đạt đến đỉnh cao chói lọi của nó, khi vẽ lại cuộc “vấp ngã” [thuổng của thi sĩ dởm NHT] của Dick Diver, và với nó, là cảm quan của riêng Fitz, về hy vọng và cứu chuộc.
Ui chao, thê lương thật, nhưng làm sao so được với cái chết của trung uý Kiệt, bị chính 1 sĩ quan VNCH làm thịt, vì tưởng là VC!






Comments

Popular posts from this blog

Nguyễn Ngọc Tư

30.4.2015

Raymond Chandler by Oates