Imre Kertesz

 

Nguyễn Quốc Trụ

 

 

NGÔN NGỮ LƯU VONG

THE LANGUAGE OF EXILE

 

Imre Kertesz

Nguyễn Quốc Trụ dịch

 

 

 

          "Cho dù ở bất cứ đâu, viết bằng bất cứ ngôn ngữ nào, nhà văn của Lò Thiêu vẫn chỉ là một cô hồn phiêu bạt, mong tìm nơi nương náu, ở nơi đâu nếu không là trong tiếng nước người..." Imre Kertész

"Tiếng Đức cũng chỉ là nơi nương náu tạm thời, cho qua một đêm, của những kẻ không nhà. Cũng tốt thôi, nếu nhận ra điều này. Cũng tốt thôi, nếu làm hòa với một tri thức như thế, và thuộc trong số những người không thuộc về nơi chốn nào. Cũng tốt thôi, một kiếp người."

"Nếu phải nghĩ tới một cuốn sách sẽ viết, thì nó vẫn là về Lò Thiêu." Kertész

Với Imre Kertész, một người sống sót Lò Thiêu, tiếng nói Đức có những mắc míu không thể nào tẩy xóa được tại Âu Châu, nơi vẫn còn bị ám ảnh bởi chủ nghĩa bài Do Thái. Thứ ngôn ngữ đã một thời giầu sang hiển hách nhờ những nhà văn lớn lao Do Thái như Kafka, Celan, và, mặc dù Imre Kertész viết bằng tiếng Hungary, những tác phẩm của ông được biết đến nhiều nhất, qua bản dịch tiếng Đức.

Dưới đây, là chuyển ngữ, từ bản tiếng Anh của dịch giả Ivan Sanders, trích đoạn bài viết của Imre Kertész, nhà văn Hungary gốc Do Thái, Nobel văn chương 2002, nhan đề "Quyền Tự Do Tự Định Nghĩa Mình" (The Freedom of Self-Definition), trên tờ The Guardian số đề ngày 19 tháng Mười, 2002, trên lưới.

 

****

Đề tài của tôi là sự tự do tự mình định nghĩa mình; tự do này đòi hỏi một điều thật đơn giản, là, mỗi, và mọi thành viên trong xã hội, có quyền mình là mình. Không ai bị biến thành trò cười, hay trở thành nạn nhân của sự phân biệt, chỉ vì mình đã chót sinh ra là mình, hay là chót coi mình là mình, theo một cung cách, đường hướng nào đó. Cũng như vậy, lẽ tất nhiên, đừng ai chơi trội, khi cho rằng, mình hơn người là do gốc gác, niềm tin, tư tưởng, hay giản dị bởi vì là do một điều, mày có biết tao là ai không? Ở đây, tại Âu Châu này, bạn hẳn nhiên coi những tự do như vậy là được đảm bảo; bạn thưởng thức những tự do như vậy, trong cuộc sống thường ngày của bạn, coi đây là những quyền cơ bản của con người, và có thể, bạn chẳng thấy sự cần thiết, bàn về chúng.

Nhưng thật cần thiết bàn về vấn đề này, bởi vì, ngay cả ở những nền dân chủ tây phương, tự do định nghĩa mình là mình cũng chưa thực sự được giải quyết tới nơi tới chốn, như là bề ngoài nó có vẻ như vậy. Đúng là quan niệm về nhân quyền, một trong những quyền cơ bản của nó là quyền về tự do và về phẩm giá, được diễn tả gọn gàng như vậy, là từ văn minh tây phương mà ra. Nhưng nhà nước toàn trị cũng có gốc gác của nó ở đây. Bởi vì những chế độ độc tài của thế kỷ 20 đương nhiên họ vờ đi nhân quyền, coi con người như con cừu trong những trại khổng lồ, và dán cho họ những nhãn hiệu lòe loẹt, dễ nhận ra – những nhãn hiệu quá hiển nhiên, rằng, họ thuộc loại có đặc quyền hay bị coi là ô nhục. Người ta thường chỉ nghĩ tới những cực điểm của những gán ghép như thế. Nhưng còn cả lố những cái khác, ở lưng chừng, cho thấy nhiều hình thức khác nhau, của sự đối xử phân biệt.

Chúng ta không thể coi thường sự tổn hại gây ra bởi một hệ thống gán ghép mang tính tập thể, đánh đồng như vậy, khi nó được định chế hóa, hoặc được đem ra thực hành – làm sao biết được, nó vặn vẹo quan điểm của người ta, tẩm độc những liên hệ của họ với người khác ra sao, và làm bại hoại ngay cả hình ảnh của chính họ tới mức nào.

Hệ thống những biểu tượng được chế độ Nazi đem ra thi hành, theo một cách nào đó, là rất ư đơn giản, và quá mức hiển nhiên. Mục đích của nó, là tiêu diệt một số người, trong khi khuyến khích số người khác tha hồ sinh con đẻ cái, như thể họ thuần chủng. Trong những chế độ độc tài cộng sản, tình hình có phức tạp hơn. Ở đây, những viên chức làm công việc sàng lọc, tuyển chọn, họ luôn luôn thuộc về nhân dân, ở trong nhân dân mà ra, và họ cứ thế tiếp tục đưa người từ trại tù này tới trại tù khác. Đôi khi xẩy ra trường hợp, ở lưng chừng của những công tác như vậy, viên chức lo việc chuyển tù bỗng bị ai đó, từ phía sau lưng tóm cổ anh ta, tàn nhẫn thẩy vào một trong những trại tù chẳng thoải mái chút nào, mà cho tới lúc đó anh ta đang hồ hởi đẩy người vào.

Tôi chẳng mong muốn dây dưa quá nhiều vào chuyện nghiên cứu những chế độ độc tài, chúng biến phân biệt đối xử và diệt chủng thành một nguyên tắc chung, một thứ qui luật của chúng. Ngoài ra, tôi chỉ nhắc tới hai hình thức cực đoan của phân biệt đối xử mang tính tập thể được đem ra thực thi bởi những chế độ độc tài thế kỷ 20, và chỉ đưa ra những thí dụ tại Âu Châu. Chúng ta biết còn có rất nhiều hình thức không phải tại Âu Châu. Ngay cả tại Âu Châu, cũng còn có những hình thức phân biệt đối xử mang tính tập thể, nhẹ nhàng hơn nhưng cũng khá hiệu quả, mà chúng ta có thể gọi là phân biệt đối xử mang tính dân sự, giữa những người cùng trong một nước. Chính quyền tỏ ra chẳng giúp ích gì được, trong việc chống lại phân biệt đối xử dân sự, chính trị gia tỏ ra khả ái, còn mấy ông chủ trương dân túy thì coi như chẳng có gì là đáng xấu hổ cả, khi lợi dụng nó. Rồi thì còn có, đặc biệt là ở vùng Đông Âu, những xứ sở hậu cộng sản, một kiểu phân biệt đối xử không những đáng tha thứ, bỏ qua, mà lại còn được khuyến khích nữa, tuy bị nhà cầm quyền chính thức phủ nhận một cách quyết liệt. Cách đây không lâu, một nhà văn Ấn Độ, Urwashi Butalia, đã kể lại kinh nghiệm của riêng bà. Chúng ta được biết, qua bà, chuyện gì đã xẩy ra cho dân chúng, khi chính trị chia rẽ hai dân tộc, trong trường hợp ở đây, là dân Ấn và dân Pakistan. Họ nói cùng một thứ tiếng, và chia sẻ cùng một văn hóa, vậy mà chỉ vì chủ nghĩa ái quốc phi lý và cuồng tín tôn giáo đã làm cho hai dân tộc khốn khổ, chúng làm đảo điên tất cả sự suy nghĩ, cuộc sống từng ngày của họ. Chỉ trong vòng một đêm, vừa bừng mắt dậy, dân chúng nhận ra rằng, họ ở trong hai trại khác biệt hẳn nhau, và đứng trước thực tế phũ phàng, họ chẳng còn biết sống để làm gì, mình là ai, họ là ai nữa.

Những người Âu Châu chúng ta đã nhiều phen kinh nghiệm những thay đổi tàn bạo, bất thần như thế trong thế kỷ qua – phần nhiều ở phần đông hay trung Âu Châu, so với vùng phía tây lục địa của chúng ta. Những thay đổi như thế thường là kèm theo những mất mát về văn hóa không thể nào thay thế được. Vốn một thời, chốn này chốn kia là những thành phố với những đại học, những trung tâm văn hóa, nơi ba bốn thứ ngôn ngữ cùng được trao đổi, bỗng xuống cấp, biến thành những vùng tỉnh lẻ, ở trong những đế quốc rộng lớn, và giản dị biến khỏi bản đồ văn hóa Âu Châu. Nhiều người sẽ nghĩ tới Czernowitz, nơi nhà thơ Paul Celan từ đó tới, "một thành phố mà cư dân của nó là những con người và những cuốn sách". Những người Đức chính họ, như là hậu quả của mộng bá chủ toàn cầu, đã hủy diệt văn hóa Đức, ở trong những vùng mang tính đa quốc gia, đa ngôn ngữ, mà dân cư ở những nơi đây lên tới hàng triệu người – những vùng hầu như hoàn toàn bị chế ngự bởi ảnh hưởng văn hóa Đức.

Họ hủy diệt những thiểu số dân Do Thái nói tiếng Yiddish hoặc tiếng Đức ở đó, những thiểu số dân đã đem đến cho tiếng nói Đức những người khổng lồ trong văn học như là Joseph Roth, Franz Kafka, và Celan.

Thường xuyên sống trong những môi trường ngôn ngữ khác, những nhà văn này viết bằng tiếng Đức, và họ làm như vậy, là bởi vì đây là thứ ngôn ngữ họ nói, trong mái ấm gia đình của cha mẹ; và vì là người Do Thái, do đó, không có gốc rễ, và là người của muôn phương, và chắc là kẻ thù của họ chẳng muốn điều này: họ suy nghĩ theo những chiều hướng của một ngôn ngữ lớn (a major language). Viết bằng tiếng Đức có ý nghĩa độc lập về trí thức đối với những nhà văn trên; nó đảm bảo sự tự do mình là mình của họ. Ngày nay, vang bóng một thời, những khu vực văn hóa Đức mang tính vùng (tôi nhấn mạnh từ vùng, partial) – hãy cứ nói là từ vùng bán đảo Crimea, qua Bukovina tới Galicia – chẳng bao giờ còn làm giầu cho văn hóa Đức, và những kẻ độc nhất, trách nhiệm những mất mát này, là người Đức, chính họ.

Coi chính trị và văn hóa như là kẻ thù thay vì chỉ là đối nghịch, là một hiện tượng đặc thù của thế kỷ 20. Nó không hề là một phát triển mang tính tự nhiên; chính trị ly dị, tách lìa ra khỏi văn hóa, tạo ra chuyên chế vô giới hạn qua toàn quyền toàn lực, và có thể gây hủy hoại một cách thật là tàn khốc.

Cuộc ly dị này có thể không hủy hoại mạng sống, của cải, nhưng nó luôn luôn làm hư ruỗng hồn người (human soul). Những phương tiện làm hư ruỗng của nó được gọi bằng cái tên: ý thức hệ. Thế kỷ 20 -một thế kỷ còn "được" nhắc nhở đến nhiều, do sự mất mát tàn khốc về những giá trị văn hóa – đã biến đổi những gì được coi là những giá trị, thành ý thức hệ.

Sắc thái bi thảm nhất của sự biến đổi này là, những tầng lớp dân chúng hiện đại chẳng bao giờ được rờ tới văn hóa, thay vì vậy, họ có được ý thức hệ. Sự phát triển này có nhiều nguyên nhân, một trong số đó, rõ ràng là sự kiện này, những tầng lớp dân chúng như thế đó, đã xuất hiện đúng vào thời điểm, khi văn minh Âu Châu trải qua một cuộc khủng hoảng về tinh thần sâu thẳm "nhất", có thể nói là "nhất, nhất". Có những người, với sự trợ thủ của những kỹ thuật tinh vi được phát triển bởi guồng máy của những đảng phái chính trị, đã nắm lấy quyền kiểm soát, và sử dụng những tầng lớp dân chúng này. Hình như [nhà văn Đức] Thomas Mann đã từng nói, thật là quá đầy đủ, khi gọi một khối dân đông đảo, là một Volk (Tộc, Dân Tộc), khi muốn họ ôm lấy bất cứ việc gì. Đâu có cần tới quyền lực của một nhà nước toàn trị ra tay làm điều này. Uy quyền của một Franco, một Dolfuss, hay một Nicholas Horthy đã có thể biến tín ngưỡng, lòng ái quốc, hay văn hóa, thành chính trị, và biến chính trị, chính nó, thành một dụng cụ của hận thù.

Hận thù và dối trá – đây chắc là hai yếu tố quan trọng nhất của nền học vấn mang tính chính trị mà dân chúng của thế kỷ 20 hấp thụ được. Chúng ta chỉ cần nhớ lại "Hai Phút Hận Thù" (Two Minutes Hate) này, trong tác phẩm 1984, của nhà văn George Orwell.

"Dối trá trở thành một sức mạnh thành lập lịch sử, mãnh liệt chưa từng có, trong ba mươi năm trở lại đây," Sándor Márai viết vào năm 1972. Điều này đặc biệt đúng đối với những xứ sở thuộc đông và trung Âu Châu; sau cuộc thế chiến thứ nhất, những tình cảm quốc gia tại đây nở rộ. Đế chế Áo-Hung, một thế lực lớn lao thuộc trung Âu Châu, sụp đổ, và sự tan rã của nó đã sản xuất ra độc dược, những độc dược này làm độc những quốc gia mới mẻ, mọc lên từ nơi đế chế Áo-Hung đổ xuống. Trong những đại học và trung học của một nước Hungary bị cắt cụt thun lủn, những luật lệ mang tính phân biệt đối xử đã được đem ra sử dụng, và, vào năm 1938, một thứ hiến pháp bài Do Thái hơn, đã có hiệu lực. Vào năm 1944, họ đeo cho tôi một ngôi sao vàng, và theo một nghĩa biểu tượng, nó vẫn còn đó; từ cái ngày ấy, tôi không làm sao gỡ nó ra được nữa.

Chắc có người ngỡ ngàng, tôi phải thừa nhận điều này, bởi vì đã hơn mười năm, sau sự trừ khử những nhà nước toàn trị cuối cùng tại Âu Châu, hơn mười năm, sau sự ra đời của chế độ dân chủ tại phần đất này của Âu Châu, vậy mà tôi vẫn còn nói như vậy. Những đau nhức như thế của tinh thần, có vẻ như chúng tự động sản xuất ra một thứ bệnh trạng của riêng nó, chúng ta chẳng thể nào hoàn toàn thấu đáo về một chuyện như vậy. Hãy lấy thí dụ, bạn có ý nghĩ là, thế giới chung quanh bạn thì đầy hồn ma, cứ như thể chính bạn cũng trở nên không thực, và cũng chỉ là một hồn ma.

Hay là trường hợp ngược lại, xẩy ra: bạn cảm thấy mình là ngoại, cái mình là mình ấy là ngoại, như thể tất cả những gì bạn làm ra, đều trôi tuột đi, nhập vào môi trường chung quanh bạn, và đây là một môi trường không dính dấp, chẳng quen thuộc, và cũng chẳng tỏ ra thân mật với bạn: một môi trường phóng ngoại. Vợ tôi, là người Mỹ, do đó chẳng có vướng mắc gì với những thứ bệnh hoạn Đông Âu, đã nhận ra điều này: khi chúng tôi đi ra nước ngoài, tôi trải qua một sự thay đổi hoàn toàn nhân cách, con người của tôi. Ở trong những xứ sở ngoại quốc, tôi cảm thấy [như là] ở nhà của mình trong khi, ở nhà, tôi xử sự như một kẻ xa lạ.

Với những người ngoại quốc tôi xoay sở, nói năng, xử sự thoải mái, nhưng, với những đồng bào của mình, tôi cảm thấy chẳng thoải mái một chút nào, như muốn bịnh. Trong chế độ độc tài được gọi là xã hội chủ nghĩa, tình trạng này là tự nhiên, bình thường, và nhiều hay ít, tôi học sống với nó. Làm quen với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc chắc là mất thì giờ nhiều hơn. Nhưng ít nhất, tôi bây giờ ngụp sâu tới tận đáy, của một vấn đề, và không chỉ một mình tôi, tôi tin như vậy.

Trong cuộc sống hàng ngày của tôi, tôi thường xuyên [phải] đáp ứng với những cú chích, giống như bị điện chích lên da, nhẹ thôi, từ thế giới chung quanh. Nói theo kiểu ẩn dụ, tôi hoài hoài cào xước tôi. Tất cả chúng ta đều quen thuộc với câu châm ngôn nổi tiếng của Montesquieu: "Tôi là một con người trước, rồi sau đó, là một người Pháp." Những kẻ phân biệt chủng tộc – bởi vì chủ nghĩa bài Do Thái, kể từ sau Lò Thiêu Auschwitz, chẳng còn chỉ là bài Do Thái – muốn tôi là một Do Thái trước, rồi sau đó, không còn là một con người nữa.

Thoạt kỳ thủy, do bối rối, lầm lẫn chúng ta mò mẫn, cố tìm cho ra những luận cứ, lý lẽ này nọ nhằm bảo vệ mình, và chúng ta nhận ra rằng, chúng ta nói năng, suy nghĩ về mình theo một đường lối nguyên thủy, sơ khai nhất. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên: điều chúng ta chống còn ở trên cả sự nguyên thủy, sơ khai. Nếu chúng ta bị đẩy vô một chuồng thú, chúng ta phải chiến đấu như một con thú. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng, ý nghĩ tệ hại mà chúng ta chống lại đó, đã khiến chúng ta nghĩ về mình theo một đường lối thấp hèn; chẳng mấy chốc, chuyện này xẩy ra: không phải chúng ta nghĩ về mình, mà là nghĩ về một người nào đó. Nói một cách ngắn gọn, tiến trình này vặn vẹo, làm biến dạng nhân cách của chúng ta. Phương cách tự vệ đau thương nhất, và là tối hậu nhằm tránh cho nhân cách bị biến dạng thì cũng thông thường, quen thuộc thôi: trực diện với những tay ý thức hệ phi nhân, nạn nhân vô phúc, bất hạnh chỉ còn mỗi một cách là cố bám riết lấy nhân cách của mình, cái gọi là chất người của riêng mình. Trong cuộc "trấn lột" này, có một điều chi thật cảm động, bi thương: bởi vì, điều mà mấy tên ý thức hệ phi nhân kia muốn trấn lột, chính là nhân cách của nạn nhân. Nhưng một khi nạn nhân, chính anh ta, chấp nhận những phạm trù mang tính phân biệt chủng tộc, anh ta trở thành Do Thái, và như thế, anh ta càng cố chứng tỏ mình là người bao nhiêu, anh ta càng trở nên đáng thương hại, và càng bớt đi cái chất người bấy nhiêu. Trong môi trường phân biệt chủng tộc, Do Thái không thể là người, và cũng không thể là Do Thái. Bởi vì "Do Thái" là một chỉ định độc nhất, không thể hiểu sai đi, hoặc hiểu một cách hàm hồ, của những kẻ bài Do Thái.

Một nhà văn Pháp, Edmond Jabès, đã có lần phát biểu, rằng, những nỗi khốn khó ở đời của một Do Thái, thì cũng y chang những khốn khó ở đời của một nhà văn. Không ai có thể diễn tả rõ ràng hơn Jabès, về hoàn cảnh của tôi. Tuy nhiên, vẫn có một khác biệt quan trọng ở đây, theo tôi. Chuyện trở thành một nhà văn của tôi là hậu quả của một quyết định mang tính ý thức, còn chuyện là một Do Thái, thì do tôi sinh ra vốn đã vậy. Để cho hai cái "tôi" – tôi nhà văn và tôi Do Thái – nhập vào nhau làm một, tôi phải nhìn Do Thái tính của tôi theo cái cách mà tôi "làm văn", nghĩa là có bài bản, có nhiệm vụ phải hoàn tất; một quyết định nhằm viên mãn cái tôi, hoặc chối từ nó. Nếu tôi chọn một cuộc đời tràn đầy, mọi chuyện lập tức trở thành có lợi cho tôi. Sau cùng sự kiện - tôi là một Do Thái – là hậu quả của một quyết định: một khi chọn lựa như thế, tôi chẳng những không rớt vào điều gọi là khủng hoảng căn cước mà một nguồn ánh sáng sắc bén chiếu rọi lên toàn cuộc sống của tôi. Tuy nhiên tôi còn phải đối diện với một vài vấn đề gây nên bởi cái bản chất kỳ cục là Do Thái tính của mình.

Trước đây hai hoặc ba thập niên, tôi coi câu hỏi "tôi viết cho ai" là một giả-vấn đề, không thích hợp, miễn bàn. Lẽ dĩ nhiên, tôi viết cho chính tôi, tôi sẽ nói như vậy, và cơ bản mà nói, tôi vẫn giữ nguyên thái độ đó. Nhưng bây giờ, tôi ngày càng thừa nhận, những người khác, thế giới chung quanh tôi, những liên hệ chồng chéo, chằng chịt được gọi là xã hội, cũng có một vai trò, trong việc sáng tạo ra thực thể có tên là "chính tôi". Do đó, ít ra phần nào, tôi là tù nhân của những hoàn cảnh của mình, và điều này, không nghi ngờ chi, đã để dấu ấn trên tất cả những gì mà tôi sản xuất ra.

Nếu tôi nói, tôi là một nhà văn Do Thái, điều này có nghĩa: tôi không nhất thiết muốn nói, rằng, chính tôi là Do Thái. Bởi vì, là Do Thái gì, cái thứ người không có được một sự dậy dỗ tôn giáo, không nói được tiếng Hebrew, chẳng thân quen gì lắm với những bản văn cơ bản của văn hóa Do Thái, và không sống ở Israel mà là ở Âu Châu? Tuy nhiên, điều mà tôi có thể nói về mình, tôi là một ký sự gia về những gì lỗi thời, về những Do Thái đã hội nhập, một kẻ mang tin (a bearer) và một kẻ ghi nhận hoàn cảnh lỗi thời đó, một kẻ báo hiệu về sự tận cùng không thể tránh được của nó. Về mặt này, "the Endlosung" (giải pháp chót: tiêu diệt người Do Thái) có một vai trò quyết định: không một ai có thể thực sự được gọi là Do Thái, nếu căn cước của người đó chủ yếu - có lẽ phải nói đặc biệt - dựa vào Lò Thiêu Auschwitz.

Anh ta là một "Do Thái không-Do Thái" của Isaac Deutscher, một tạp phẩm Âu Châu mất rễ, một kẻ không thể nào phát triển những mối thân quen bình thường một khi bị đè nặng dưới một hoàn cảnh Do Thái như thế. Anh ta có một vai trò để thực hiện, có thể một vai trò quan trọng, trong văn hóa Âu Châu (nếu vẫn còn có một văn hóa như vậy), nhưng anh ta không thể tham dự, cho dù bất cứ vai trò nào, trong lịch sử Do Thái hậu-Lò Thiêu, hay trong sự tái sinh của Do Thái (giả dụ như có, hoặc sẽ có một sự sống lại như vậy).

Nhà văn của Lò Thiêu do đó ở trong một tình thế khó khăn. Trong một tiểu luận trước đây, "A szám zott nyelv" (Tiếng nói lưu vong, The exiled tongue), tôi cố gắng triển khai một tư tưởng, rằng Lò Thiêu không có, và không thể có một ngôn ngữ của riêng nó. Kẻ sống sót ở Âu Châu phải diễn tả những gì mà anh ta cần diễn tả bằng một trong những ngôn ngữ của Âu Châu, nhưng ngôn ngữ này không phải của anh ta; cũng không phải ngôn ngữ của xứ sở mà anh ta đã sử dụng để kể câu chuyện của mình. "Tôi viết những cuốn sách của tôi bằng một ngôn ngữ vay mượn mà, hoàn toàn tự nhiên, ngôn ngữ này sẽ tống xuất (expel), hoặc chỉ dung thứ (tolerate) chúng, ở mép bờ miền ý thức của nó," tôi viết như vậy trong bài tiểu luận; tôi nói "tự nhiên" (naturally), bởi vì xứ sở mà tôi mượn ngôn ngữ của nó để sử dụng, đã phát triển những huyền thoại, trong cuộc chiến đấu để sống còn của nó, kéo dài nhiều thế kỷ, và những huyền thoại này, là một phần của cái gọi là sự đồng thuận (consensus) ngầm (unspoken) của quốc gia, chúng đã ảnh hưởng tới nền văn học của nó.

Tôi thích viết bằng tiếng Hungary bởi vì, bằng cách này, tôi dễ dàng nhập vào với nỗi ưu tư, về sự bất khả của cái gọi là "viết". Trong một lá thư viết cho Max Brod, trong đó suy ngẫm về hoàn cảnh của nhà văn Do Thái, Kafka nói tới ba bất khả: không thể không viết, không thể không viết bằng tiếng Đức, và không thể viết bằng bất cứ phương tiện nào khác. Và rồi ông nói: "Chúng ta hầu như có thể thêm vào đó, một bất khả thứ tư: không thể viết (it’s impossible to write)." Vào những ngày này, ông có thể thêm một điều gì đó vào danh sách trên: không thể viết về Lò Thiêu. Chúng ta có thể tiếp tục kéo dài những không thể ngược ngạo đó cho tới vô cùng. Chúng ta có thể nói, rằng không thể không viết về Lò Thiêu, không thể viết về nó bằng tiếng Đức, và hoàn toàn không thể viết về nó, bằng bất cứ một phương tiện nào khác.

Cho dù ở đâu, cho dù viết bằng ngôn ngữ nào, nhà văn của Lò Thiêu vẫn chỉ là một cô hồn phiêu bạt, tìm nơi nương náu, ở nơi nao, nếu không là ở trong tiếng nước người. Nếu thực, là, câu hỏi mang tính triết học thực sự, độc nhất: tự tử [Suy nghĩ xem cuộc đời có đáng sống hay không, là trả lời câu hỏi độc nhất, thực sự, của triết học. Camus], nếu như vậy, thì nhà văn của Lò Thiêu, kẻ chọn lựa tiếp tục sống, hắn ta chỉ biết có một vấn đề là thực: đó là vấn dề thiên di, dời đổi chỗ ở của mình (migration), hoặc nói chuyên (proper) đi một chút, lưu vong. Lưu vong khỏi nhà thực của mình, vốn chẳng hề hiện hữu. Bởi vì nếu có nhà thực, thì làm sao lại có chuyện viết về Lò Thiêu? Và nếu nói như vậy, thì rõ ràng là Lò Thiêu rồi sẽ có một ngôn ngữ, và nhà văn của Lò Thiêu có thể hội nhập vào trong một văn hóa đang hiện hữu.

Nhưng chẳng bao giờ có chuyện này. Mỗi ngôn ngữ, quốc gia, văn minh có một Cái Tôi thống trị. Cái Tôi thống trị này cảm nhận, kiểm soát và diễn tả thế giới. Cái Tôi luôn luôn hoạt động, mang tính tập thể này là yếu tính, nhờ nó mà bất cứ dân chúng, quốc gia, cộng đồng lớn lao hay văn hóa, tùy theo mức độ thành công nhiều ít, có thể nhận ra họ là họ. Nhưng cảm thức về Lò Thiêu (the consciousness of Holocaust), liệu nó có thể tìm ra nhà, và nhà của nó ở đâu? Ngôn ngữ nào có thể vỗ ngực xưng tên, rằng, nó bao gồm trong nó cái gọi là yếu tính, Cái Tôi thống trị, ngôn ngữ của Lò Thiêu? Và nếu chúng ta nêu lên câu hỏi – Cầu Trời đừng có câu hỏi nào tiếp theo – liệu có thể chấp nhận, rằng, Lò Thiêu có ngôn ngữ đặc biệt của riêng nó? Và nếu câu trả lời là cho câu hỏi này là "Có", liệu ngôn ngữ đó không bắt buộc phải kinh khiếp tởm lợm đến nỗi hủy diệt những ai sử dụng nó?

Có lẽ sẽ chỉ đúng, điều này, rằng lưu vong Lò Thiêu sẽ chấp nhận biệt xứ, qua đó, nó lâu lâu, thỉnh thoảng có thể đưa ra những báo cáo này nọ. Phải vậy thôi, đặc biệt là tại vùng đông và trung Âu Châu, nơi, như một hậu quả của hai cuộc thế chiến và của Lò Thiêu nói riêng, một ngôn ngữ liên – và siêu quốc gia, tiếng Đức, đã biến mất, thứ ngôn ngữ đã có thời được nói lên, từ Bukovina đến Cracow, từ Prague đến Fiume – thứ ngôn ngữ mà bằng nó, những nhà văn - vốn không thể và không muốn tìm thấy một nơi chốn ở trong một văn học quốc gia – đã tìm được sự tự do diễn đạt của họ.

Những nền văn học quốc gia này tỏ ra chẳng mong muốn chi nhiều, ở cái chuyện ôm lấy bài học mang tính trừng phạt là Lò Thiêu, trong khi bài học này, tự thân, mặc dù theo một đường hướng rất khác biệt, cũng là một phần của cái gọi là cảm thức tập thể của chúng. Nhưng – ngoại trừ những khuôn mặt công cộng công khai ăn nằm với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc – thật nguy hại khi trách cứ bất cứ ai về chuyện này, và lại càng thật nguy hại, nếu nói về một chủ nghĩa bài Do Thái "được bú cùng sữa mẹ" ("absorbed with mother’s milk"). Thu nhận chủ nghĩa bài Do Thái là một di sản nặng nề, nhưng rõ ràng một điều: nó không có tính di truyền theo huyết thống; những nguyên nhân của nó có tính lịch sử và tâm lý một cách thật là riêng biệt. Những quốc gia này đã chịu đựng những vết thương lớn liên quan tới phẩm giá quốc gia, và đã chiến đấu trong nhiều năm để có được sự hiện hữu triệt để: như là những quốc gia. Hỡi ơi, bằng một đường hướng rất ư đặc trưng, nhưng rõ ràng không phải chỉ một mình họ, trong cuộc chiến đấu để trở thành những quốc gia như thế, họ đã khám phá ra chủ nghĩa bài Do Thái, như là một thứ võ khí tiện dụng.

Nhà văn Oscar Wilde, trong một thế kỷ 19 vẫn còn ngây thơ vô tội, bị bỏ tù vì giải thích sự tự do mình là mình một cách quá tự do, đã viết trong một trong những tiểu luận của ông, "Mấy từ ‘Hãy Biết Mình’ đã được viết ở cổng ra vào của thế giới cổ. Trên cái cổng ra vào của thế giới mới, mấy từ ‘Hãy Là Mình’ sẽ được viết lên".

Những kinh nghiệm của chúng ta, những con mắt ngờ ngờ của chúng ta, bảo cho chúng ta hàng ngày, rằng cái gọi là "thế giới mới" đó càng ngày càng làm cho chuyện "viết lên cổng" kia, là bất khả. Tuy nhiên, chúng ta không thể nhắm hơn được điều mà Nietzsche đã làm, khi để cả một chương, trong cuốn sách lớn lao của ông, Ecce Homo, để nói về điều này: hãy trở nên cái mà chúng ta là, hãy đi theo định mệnh của chúng ta, và hãy rút ra từ đó, những kết luận thích hợp, cho dù cay đắng tới cỡ nào. Có thể xẩy ra, là con đường dẫn tới tự do mình là mình chẳng dẫn tới đâu. Bởi vì với một nhà văn, ngôn ngữ, thứ anh ta viết, luôn luôn là một đặc ưu; thật khó mà thừa nhận rằng, trong chừng mực mà anh ta còn quan tâm, ngôn ngữ nào thì cũng như ngôn ngữ nào, và chẳng có ngôn ngữ nào là của anh ta.

Trên thực tế, tôi thuộc về thứ văn học Do Thái tới từ vùng đông và trung Âu Châu. Thứ văn học này chẳng bao giờ được viết bằng ngôn ngữ thuộc về môi trường quốc gia tức thời, ngay đó, và cũng chẳng bao giờ là một phần của văn học quốc gia. Chúng ta có thể lần ra dấu vết sự phát triển của văn học này từ Kafka tới Celan và tới những người kế thừa của họ – tất cả những gì chúng ta phải làm là nghiên cứu những nền văn học di dân khác nhau. Phần lớn, văn học này bàn tới vấn đề tiêu diệt Do Thái ở Âu Châu; ngôn ngữ của nó có thể thay đổi, nhưng cho dù ngôn ngữ nào, nó chẳng bao giờ được coi là một tiếng nói mẹ đẻ. Ngôn ngữ mà chúng ta nói, nó sẽ sống chừng nào chúng ta còn nói nó. Một khi chúng ta sa vào câm lặng, ngôn ngữ này cũng mất theo – ngoại trừ một trong những ngôn ngữ lớn hơn, sót thương nó, bồng nó lên lòng, như đã từng xẩy ra, như trong những bức tượng Mẹ ôm xác Con vào lòng.

Ngày nay, tiếng Đức đúng là thứ tiếng đã làm điều trên. Nhưng, tiếng Đức cũng chỉ là nơi tạm náu qua đêm cho kẻ không nhà. Cũng tốt thôi, khi biết được điều này, cũng tốt thôi, khi làm hòa với một hiểu biết như thế đó, và thuộc trong số những người chẳng thuộc về nơi nào. Cũng tốt thôi, một kiếp người.


(The Guardian, Saturday October 19, 2002)
Nguyễn Quốc Trụ  dịch

__________

 

Đọc nguyên bản tiếng Anh tại đây:

The Language of Exile, Imre Kertesz, translated by Ivan Sanders
 




Imre Kertesz par ML 

 
Ông có nhận được cú đọc nào đáng kể, tôi muốn nói, đam mê đọc, từ một sư phụ nào không?
Vous n’avez recu la passion de la lecture de personne?

Đam mê đọc, đọc phát khùng, phát điên lên, là do những tác phẩm của Thomas Mann, và của Camus đem đến cho tôi [gợi lên ở nơi tôi]. Họ là những ông bố văn học của tôi, hay, như người ta nói, hai ngôi sao Berger của tôi.
Kafka nữa chứ, phải không?
[Kafka aussi?]

Tôi khám phá ra Kafka hơi muộn, Phải đến năm 1964, như tôi còn nhớ được, tác phẩm của Kafka lần đầu tiên ra mắt tại Hung, và là Mẽo, America, Vụ Án, Le Procès. Dịch được lắm, mãi sau đó, tôi mới được đọc. Thần sầu, thiên tài, génial. Không chỉ trong tính đề tài, luận đề, mà còn trong cách miêu tả một xen, une scène… Phải can đảm đến khùng điên thì mới dám thuổng Kafka, il faut un grand courage pour oser écrire après Kafka, en tout cas.
Trong 1 cuộc phỏng vấn mới đây, ông [thuổng Sến], phán, tớ rất mừng vì đếch có tí vay muợn nào tiền chiến, đúng không?
[Cái này dịch bậy. Nguyên văn: Ông rất mừng vì đếch thuộc về, hay liên hệ. Thời của những đại ý thức hệ đã qua rồi. Ông có tiếc nuối điều này? Vous avez déclaré dans un récent entretien que vous vous réjouissez d’être sans appartenance. L’époque des grandes idéologies est arrivée à son terme. Le regrettez-vous?]
Phải lại bắt đầu từ khá xa. Trước tiên, phải biết là, sau Auschwitz, thế giới trở nên khác, le monde est devenu autre, những bảng luật bị gẫy vụn, les tables de la loi se sont brisées. Ông biết câu chuyện 1 thuỷ thủ Hy Lạp, trong lúc loay hoay cập 1 hòn đảo thì nghe la: Thượng Đế đã chết [On crie que le grand Pan est mort]. Thế đó: một nền văn hóa đã chết. Sau Lò Thiêu, không 1 ý thức hệ nào còn có giá nữa [valable].
Sau Lò Thiêu, là phải suy nghĩ khác đi.
Một trong những cuốn tiểu thuyết của ông có tên là Những kẻ tìm dấu vết, Les Chercheurs de traces. Liệu bây giờ còn những người tìm dấu vết, so, comparable, với những nhân vật của ông?
Một câu hỏi tuyệt. Còn chứ, chắc chắn [Il y en a, sans doute]
Ông khuyên họ, sao?
Tôi mới vớ được 1 cuốn tiểu thuyết mà nữ tác giả sống ở Mẽo từ lâu, ông chồng là nhà chính trị được nhiều người biết, connu. Trong bốn chục năm, bà ta không biết gốc mình là Do Thái, tuy ngửi ra có 1 cái gì đó bị giấu diếm, che đậy [tout en sentant que quelque chose clochait]. Thế rồi 1 bữa có người bất thình lình hỏi bà, "Thế nào sống sót có cực không?"
[Et comment vous avez survécu?: Bà sống sót như thế nào?].
Sống sót cái gì chứ?
Thì Lò Thiêu chứ cái gì.
Bà bèn chạy gặp ông bô bà bô, ngỏ lời trách móc, tại sao giấu?
Làm Mẽo không thú sao? Để ý làm gì cái quá khứ thê lương đó.
Cô con gái lắc đầu, nói, bây giờ con mới cảm thấy thực sự là người!
Có 1 điều gì đó, liên quan tới cái vụ Bắc Kít rất thèm được là…  Ngụy, ở đây!
Gấu đã từng gặp những người như vậy, và đã từng viết ra điều này, trong 1 truyện ngắn, để coi lại, trình cho bà con cùng đọc.
Hà, hà! 
 "Sao không hát cho những người vừa nằm xuống..."
Đã có một thời, tôi không sao chịu nổi. Chúng rũ rượi, mệt lả. Đầy sũng nước mưa, nước mắt. Chúng gọi tên thảm kịch. Thảm kịch của những cái vô ích. Của cuộc chiến điêu đứng, rồ dại. Chúng gợi tâm trạng nhớ. Nhớ bùn. Nhớ đời sống thảm hại, nhàm chán. Nhớ những kỷ niệm chẳng đáng nhớ. Nhớ ngã tư đường Lê Văn Duyệt-Phan Đình Phùng gần nhà cô bé, khi chưa có tượng Thích Quảng Đức. Cô bé hớt hải chạy ra, hớt hải lắc đầu, rồi lại hớt hải chạy về. Nhớ những ngày nhà cô bé dời lên đường Gia Long. Buổi sáng, cô đưa em đi học trường Kiến Thiết gần khu Chợ Đũi, đưa mắt nhìn người yêu đang chờ đợi trong quán cà phê Tầu ở ngay đầu đường. Khi về, cô tha thẩn giữa những hàng cây nơi vườn Tao Đàn. Mùa Thu theo chiếc lá nhẹ nhàng đậu trên vai cô bé đang mơ mộng, đang trở thành người lớn.
Nhớ, nhớ..."Nếu mai không nở, anh đâu biết Xuân về hay chưa...", em tôi vẫn thường nghêu ngao một mình trước khi bỏ đi.
Như những lời chúc dữ, chúng báo trước một Miền Nam mòn mỏi, suy sụp, trước một Miền Bắc lì lợm, dai dẳng.
Trong mỗi chúng ta đều có một Sài-gòn âm ỉ cháy. Tôi khơi cục than hồng của tôi, để cho Sài-gòn của bạn sáng ngời.

Buổi sáng cuối cùng, cùng với Sài-gòn, ngồi một mình trong quán vắng, nghe giọng ca Thanh Tuyền... Cũng vẫn giọng hát cũ, bài ca xưa mà sao nghe lòng mình thay đổi. Cảm giác đắng cay, tủi nhục những ngày tháng Tư nay đã hết hẳn rồi. Người Sài-gòn đọc trong mắt kẻ thắng trận nỗi thèm khát, mong sao được là Nguỵ. Giờ này, tiếng hát như được cất lên từ đáy mồ biển cả, từ quần đảo ngục tù, như được sống lại từ một con ngựa thành Troie mà Cộng sản miền Bắc trong cơn điên cuồng vơ vét đã vô tình rước về. Nàng Mỵ Nương đang nhỏ lệ hòa tan bao nỗi tủi hờn của những anh chàng Trương Chi suốt đời không biết hát, suốt đời chưa từng được nghe một người hát cho một người...
Và tôi bỗng thấy bớt nhớ Sài-gòn.
*
V/v Lần Cuối Sài Gòn.
Đây là cái truyện ngắn đầu tay, của đời thứ nhì, viết ở Trại Tị Nạn Thái Lan, cùng với Bụi.
Đời thứ nhì, là từ cái message, trong cuốn video, một cái movie của Nhựt, đúng hơn, khi đi trên xe đò từ thành phố biên giới Thái Lan, sau khi vượt sông Mekong, lên Bangkok, GCC đã từng lèm bèm rồi.
Câu chuyện 1 vệ sĩ, của 1 hoàng hậu hay công chúa, yêu "Người Đẹp", mà đâu dám nói ra. Một lần nàng tắm, đứng hầu từ xa, nàng cởi đôi hài, ném về phía anh vệ sĩ, trước khi bước vô bồn tắm.
Thế là nhớ hoài, nhớ hoài.
Sau vỡ lở, tuy chẳng được sơ múi gì, thế là bị chét bùn đầy người, thành 1 pho tượng, đứng gác nơi vườn vua.
Vưỡn sống nhăn, dưới lớp bùn!
Thế rồi qua kiếp thứ nhì, lớp bùn vỡ ra, thành quái nhân, sống giữa thành phố Tokyo, thời hiện đại, và trong kiếp mới này, gặp lại 1 em, là công chúa ngày nào, đầu thai vào kiếp khác, và cuộc tình chấm dứt đúng lúc cô gái cầm đôi hài, hàng hiệu Vulton, ném về phía quái nhân.
Cũng chẳng sơ múi gì, chẳng biết "hàng có gân" mùi vị ra sao!

Đời Gấu y chang! 
"Tiền kiếp của Gấu" thì cũng thê thảm chẳng khác gì Gấu!
Gấu gặp lại BHD, của đời sau, ở hải ngoại!
Vưỡn cái cảnh ở bên ngoài trường Đại Học Khoa Học, Sài Gòn, được lập lại!
Khủng nhất là lần xém chết ở bên ngoài khu PLT, Quận Cam, Tiểu Sài Gòn.
Hà, hà!
Đây cũng là ý mẩu thơ ở trên:
All night by the rose, the rose,
All night by the rose I lay.
Though I dare not steal the rose,
I bore the flower away-
Suốt đời bên bông hồng
Đếch dám chôm
Tôi mang nó theo tôi
Đến cõi khác, đời khác.
Cô Sáu cười khẽ nói, "Người khinh bạc như y làm sao gần gũi được?"
 



   **
Imre Kertesz: U mặc của tôi là của hình giảo đài.
Tôi là “tên hề của Lò Thiêu”.
[Trả lời phỏng vấn, tờ ML, số Tháng Chạp, 2013) (1)
Survivant d'Auschwitz, «point zéro» de notre civilisation occidentale, où il est de porté à l'age de 15 ans, Imre Kertesz a tenté d'en écrire l'experience en refusant à tout prix de s'enfermer dans une industrialisation mémorielle de la Shoah. Dans Être sans destin, l'écrivain hongrois invente une forme de récit autobiographique distancié, empreint d'un troublant mélange d'analyse lucide et d'ironie, qui le rendra célèbre en 1985, dix ans après sa première parution, et lui vaudra le prix Nobel de littérature en 2002. Après la chute du régime communiste hongrois, qui censura son oeuvre, il poursuivra, dans son travail de traducteur de l'allemand comme dans d'autres méditations sur la déshumanisation concen- trationnaire sous la forme d'essais, de témoignages ou de romans (citons le magnifique Kaddish pour l'enjant qui ne naitra pas, 1990, ou le Journal de galère, 1992), une interrogation exigeante sur l'ethique de l'ecriture apres la Shoah, différente mais sans doute complémentaire de celle de Perec ou de Primo Levi, qui voudra en penser la portée culturelle en prenant acte de la survie de la littérature dans un monde où les utopies comme les interlocuteurs manquent. Produisant une catharsis morale à la fois personnelle et collective, l'invention de formes littéraires originales est pour Imre Kertesz une exigence éthique capable de transcender les catégories traditionnelles de roman ou de témoignage, fiction et essai philosophique, histoire et mémoire pour réactualiser sans sombrer dans la naivete ou les poncifs les interrogations fondamentales de l'humanisme européen. C'est cette quête, indissociable de celle d'un style bouleversant dans sa sincèrité souvent faussement désinvolte et humoristique, qui fait la profondeur de celui qui s'est baptisé lui-même “le clown de l'Holocauste”.
Alexandre Gefen
Sống sót Auschwitz, ”điểm không”, “point zéro”, của văn hóa Tây Phương của chúng ta, nơi bị tống tới đó, khi 15 tuổi, Imre Kertész đã toan tính viết lại kinh nghiệm trên, trong khi từ chối, bằng mọi giá, bị nhốt vô nền kỹ nghệ hóa hồi tưởng có tên là Lò Thiêu, Shoah.
Trong “Không Số Kiếp”, ông phát minh ra 1 cách viết “ký, tự thuật từ xa, tạo khoảng cách”, trộn trạo giữa nghiên cứu sáng suốt, với chất hề, diễu, khiến ông trở thành nổi tiếng vào năm 1985, mười năm sau khi xuất hiện, ông được Nobel văn chương năm 2002.
Sau khi chế độ CS Hung, đã từng kiểm duyệt tác phẩm của ông, sụp đổ, ông tiếp tục công việc dịch thuật, như 1dịch giả tiếng Đức, và tiếp tục suy nghĩ về sự huỷ hoại, thoái hóa của con người trong chế độ toàn trị, dưới dạng tiểu luận, chứng thực, hay tiểu thuyết thí dụ, “Kinh Cầu cho đứa trẻ đếch thèm bò ra đời”, 1990, hay “Journal de galère”, 1992, một tra hỏi rất đòi hỏi, exigeante, về “đạo hạnh của cách viết”, l’éthique de l’écriture, sau Lò Thiêu, khác, và tất nhiên, bổ túc cho cái nhìn của Perec, hay của Primo Levi, khi cả hai suy nghĩ về tầm vóc văn hóa, và, liệu có chăng sự sống sót của văn chương, trong 1 thế giới không còn không tưởng, và luôn cả, người đối thoại?
Tạo ra 1 thanh tẩy đạo đức, cùng lúc, vừa có tính cá nhân, vừa có tính tập thể, sự phát minh những thể dạng có tính uyên nguyên, cội nguồn, đối với Imre Kertsz, đây là 1 đòi hỏi đạo hạnh, nhờ đó, có thể vượt được những phạm trù truyền thống của tiểu thuyết và chứng thực, giả tưởng và tiểu luận triết học, sự học và hồi ức, để tái nhập [réactualiser], mà không tiêu trầm, sombrer, vào trong sự ngây ngô, ngu ngốc, giả đò, la naiveté.....
Alexandre Gefen:
Nếu ông cho phép, tôi sẽ bắt đầu bài phỏng vấn bằng 1 giai thoại nhỏ. Cách đây chừng chục năm, tôi ngồi quán cà phê nơi nhà ga, chờ tàu, và đọc 1 cuốn sách tôi bắt đầu từ hôm trước, "Kinh cầu cho một đứa trẻ chẳng bao giờ ra đời, Kaddish pour l’enfant qui ne naitra pas." Cuốn sách khủng đến nỗi tôi quên luôn chuyến tàu!
Tôi không biết có phải đó là ý định của ông, khi viết nó? Và đây là câu hỏi của tôi: Ông tưởng tượng như thế nào, về 1 tên độc giả của ông. Tên đó, hình dung ra sao?
Kertész:
Đây là 1 câu hỏi thường gặp. Sartre cũng đã từng nói tới, trong “Viết cho ai?" Thì lẽ dĩ nhiên, viết cho chính mình. Tôi cũng nói như thế, trong bài diễn văn Nobel. Người ta viết cho chính mình.
Note: Câu trả lời của Nabokov thú vị hơn nhiều. (2)
Nhớ đại khái, buổi sáng, bạn cạo râu, soi gương, nhìn thằng khốn trong gương, đó là độc giả, chính hắn đó, của bạn!
NMG có lần rất bực, khi nghe ai đó phán, viết cho mình chứ viết cho ai. Ông vặc lại, viết cho mình, thì cần gì in ấn, xuất bản cho tốn giấy mực!
Ông chủ chi địa ngày nào của Gấu không hiểu ra vấn đề, là, cái tên độc giả mua sách của ông, chính là… ông!
Kertesz phán, bởi là vì nếu bạn muốn làm hài lòng 1 tên độc giả tưởng tượng, thì phải tạo ra hắn, trong chính bạn, il faudrait l’avoir créé en nous-mêmes.
Một cách nào đó, những độc giả của TV, thì đều là… Gấu Cà Chớn! 
Có cuốn nào cũng tạo 1 ép phê khủng khiếp như thế chăng, theo ông?
Có đấy. Người Xa Lạ, của Camus. Kozony, L’Étranger. Tiếng Hung, nó có nghĩa “dửng dưng” [indifférent]. 
Note: Bởi thế mà Dương Tường mới dịch "L'Étranger" là "Người Dưng". Tuy nhiên, tiếng Việt, người dưng không có nghĩa dửng dưng, mà là người không cùng máu mủ với mình, như trong ca dao vẫn thường dùng. 
Nabokov chẳng đã từng bị hỏi, ông nghĩ sao về độc giả của mình, và đã trả lời, đại khái, ông chỉ có mỗi một độc giả, là cái thằng khốn nạn, buổi sáng sớm nào cũng đụng nó, khi soi gương, cạo râu.
Bởi vì bạn viết, thực sự mà nói, cho chính bạn, đọc. Những độc giả khác, nếu có, cũng chính là bạn!
Bởi thế, Nabokov nói tiếp, độc giả của ông, ngồi đầy phòng, người nào cũng đeo mặt nạ, là ông.
*

Sauvegarde
Alexandre Gefen:

Trở lại với Kaddish, và cú rụng rời chân tay, lỡ chuyến tàu, tôi nghĩ, nguồn của nó, đúng là “Tẩu Khúc của Thần Chết”, “Fugue de la mort”, của Paul Celan.
Kertesz:
Khi tôi bắt đầu viết Kaddish, tôi bị ám ảnh bởi ẩn dụ “mồ đi trên mây” [“la tombe au-dessus des nuages”], chẳng hề biết là tôi trích dẫn thơ Celan. (2)
Sau này, biết, tôi lập tức đi 1 tiểu chú [Du coup, je l’ai ajouté en exergue]….
Ông cảm thấy ra sao, lần đầu đọc bài thơ?

Tôi đọc nó, lần đầu tiên, qua Tây Đức, như là 1 dịch giả, năm 1983. Có một phụ nữ trẻ, trốn từ Đông Đức qua, trao tay cho tôi bài thơ, tại nhà xb của những dịch giả, Straelen. Không phải 1 bài thơ được in, nhưng 1 băng audio cassette.
Ghi âm bài thơ của Celan?

Đúng thế. Thực ra là tôi hoàn toàn không hiểu. Tôi biết tiếng Đức, nhưng thứ tiếng Đức văn học, một thứ tiếng Đức khác, ông biết đấy.
Lần đó, đúng là âm nhạc của ngôn ngữ Đức mà tôi được nghe, thật là đẹp…
Về vụ này, xin hỏi ông thêm, về cái tương quan, le rapport, của ông với tiếng Đức?

Một tương quan tốt đẹp, un bon rapport. Đó là ngoại ngữ độc nhất mà tôi biết.
Nhưng có tí chết ở trong đó, đúng không [như tiếng Bắc Kít, hà, hà!]?
[Mais n’est-ce-pas un peu la langue de la mort?]
Note:
Hồi mới lớn, nhớ xứ Bắc Kít, có thể, Gấu mê nghe Thái Thanh ca, nhất là “tôi yêu tiếng nước tôi”, sau sợ quá, không dám nghe Bắc Kít hát nữa.
Nghe the thé! Thái Thanh mà ca “Bà Mẹ Gio Linh”, khủng lắm!
Gấu nghi, cái lần trở về lại Đất Bắc, đi thăm bướm Bắc, bị 1 em chửi, mi là 1 tên Nam Kít, bày đặt học tiếng Bắc Kít, tởm lắm, có liên can tới vụ này, hà hà!
Em đó, chắc cũng quá tởm tiếng Bắc!
Nên nhớ, tiếng Nam, cũng là tiếng Bắc, nhưng được đọc làm sao cho bớt the thé, bớt chát chúa đi.
Đây là do thổ ngơi, ảnh hưởng vô tiếng nói, giọng nói.

Ray rứt trời mưa bỗng nghe mặn môi!
Giăng mắc trời mưa, phố xưa buồn tên
Phải buồn tên mới được!
Mấy em Nam Kỳ, nửa khuya mà rên bài này, là chỉ có từ chết đến bị thương!
Ngọn đèn đêm đứng yên cúi đầu

Nghe, thì nó ra như thế này:
Ngọn đèn đêm đứng yên cuối đầu.
(1)

Trong “Tẩu Khúc”, có hình ảnh "mồ đi trên mây":
Your ashen hair Shulamith we shovel a grave in the air there you won't lie too
cramped...
Mẹ có đau khổ không mẹ ơi
Nhảm quá [C’est une idiotie]. Khi bạn nói chuyện với 1 người Đức có học thức, văn hóa, cultivé, thì đâu có phải là giọng nói của 1 tên SS mà bạn đang nghe. Tôi theo, đây là 1 thứ bịnh hoạn, một trường hợp hận thù nặng nề [Ce serait de ma part quelque chose de l’ordre du machoisme forcé, d’un ressentiment grave]. Khi tôi dịch Nietzsche, tôi nhìn thấy thi sĩ trong ông, và tôi dịch ông, như khi tôi dịch Sự ra đời của bi kịch, La naissance de la tragédie.
Có thể so sánh, như với trường hợp tiếng Hung?
Tiếng Hung thì thân hơn, intime. Thì đương nhiên, nó phải như thế, logique.
Trở lại 1 tí với Kaddish: đâu là mối nối giữa việc từ bỏ quan hệ cha con và số mệnh, hay sự thiếu vắng số mệnh?
[Quel est le lien entre le rejet de la parternité et le destin, ou l’absence de destin?]
Eh bien, trong Không Số Mệnh, Être sans destin, điều tôi cực quan tâm, là chủ nghĩa toàn trị, và đó là vấn đề mà tôi nghiên cứu. Tôi cho chủ nghĩa toàn trị đóng vai ông bố, và đó là lý do tại sao tôi đặt để ở trung tâm câu chuyện 1 đứa con trai – không phải để cho độc giả vãi linh hồn, non pas pour faire pleurer le lecteur – mà là, theo tôi, à mon avis, chủ nghĩa toàn trị đẩy con người tới trạng thái con nít, la dictature totale réduit l’homme au state de l’enfant, hay nói đúng hơn, tới mức suy nghĩ, hành động y chang 1 đứa bé. Chính vì lý do đó, mà nhân vật của tôi là 1 đứa trẻ. Nhìn theo quan điểm này thì Kaddish là 1 kéo dài, nó làm bùng nổ vấn đề theo 1 chiều hướng khác.
Note: Gấu đả sử dụng đúng cái nhìn trên, để đọc Tuổi Hai Mươi Yêu Dấu của Nguyễn Huy Thiệp.
Hà, hà!
Thằng nhóc của NHT, ghiền, và chỉ hết ghiền, khi nghe tin ông bố ngỏm.
"Tôi đã sững sờ vì một lần lên bờ cắt tóc, soi trong gương tôi nhận ra đầu mình bạc trắng! Tôi không tin được là tôi có thể biến đổi đến như ngần ấy. Trong tiệm cắt tóc có một tập báo cũ, vô tình tôi vớ lên xem. Tôi lặng người đi khi đọc báo thấy tin bố tôi vừa mất! Nước mắt tôi trào ra. Những dòng chữ nhảy nhót, nhòa đi trước mắt tôi. Tôi gục xuống như bị một đòn trời giáng, run rẩy hết cả chân tay. Mọi người chạy lại đỡ tôi nhưng tôi gạt đi rồi chạy ra ngoài, vừa chạy vừa khóc nức nở. Trời đất như sụp đổ trước mặt tôi. Bố!"
[Tuổi Hai Mươi Yêu Dấu. Chương chót. NHT]
Hoặc nói một cách khác, Tuổi Bụi chính là ouverture, cho một xứ sở không còn tuổi bụi nữa, một khi mà Ông Bố ngỏm củ tỏi.
Nhân đây, Gấu xin tặng "bạn ta, người ở Thọ Xuân" một nhận xét  - của ông vua tiểu thuyết gián điệp, ngưòi Anh, John Le Carré, trong lời tựa cuốn tiểu thuyết của ông - áp dụng cho Tuổi Hai Mươi Yêu Dấu sao lại quá hợp:
"Nhưng ở đây, qua cuốn tiểu thuyết, giai đoạn Lịch Sử chỉ là cái nền, cho câu chuyện một đấng con trai, bị ám ảnh bởi một ông bố, và khi thấy mình đủ sức dám đối diện với cái bóng của ông ta, bèn khám phá ra rằng, cái con quỉ hành hạ anh ta suốt đời đó, sau cùng hoá ra là một người đàn ông nhỏ thó, buồn bã, và trống rỗng."
Lời Tựa cuốn Single & Single [ở đây, Gấu sử dụng bản dịch tiếng Tây, tủ sách Points, loại bỏ túi]
Gấu bỗng nhớ lần gặp thứ nhì, do một tay xe ôm, đi theo lời chỉ dẫn của Thiệp, vậy mà cũng ba trật bốn vuột mới tới được "ngoại vi". Chỉ cần tới ngoại vi, nghĩa là khu phố, hoặc đầu ngõ, hỏi, là ai cũng gật đầu, biết, làm sao không biết... Anh xe ôm đã đi theo một người lối xóm như vậy, tới tận cổng nhà Thiệp.
Sau khi chào hỏi, mời anh xe ôm vô nhà, uống một ly bia, rồi nói, ông để ông bạn của tôi ở đây, về trước mà đón khách tiếp, lát nữa, có ông xe ôm cây nhà lá vườn, sẽ đưa ông tới tận nhà [ở khu Phố Cổ Hà Nội] đàng hoàng.
Bữa hôm sau, gặp lại anh xe ôm, anh ta vẫn chưa hết nét sửng sốt. Vậy là ông quen cái ông Thiệp đó hả? Ối giời ơi là giời, nhờ ông mà tôi được bắt tay ông ta, được uống với ông ta một ly bia. Đúng là ngàn năm một thuở, mà phải nhờ một ông ở tận nước người, mới có được!
Chính cái chi tiết người nhỏ thó, ở trên, làm tôi nhớ lại lần gặp Thiệp, và cái cảm giác sững sờ của anh chàng xe ôm. Nó còn làm cho tôi nhớ lại, cũng một nhận xét của ông vua tiểu thuyết điệp viên người Anh nói trên, trong cuốn Tay Điệp Viên Tuyệt Hảo, The Perfect Spy, bản tiếng Tây dịch là Tay Điệp Viên Nhà Nòi, hoặc Ròng, Un Pur Espion, ông đưa ra nhận xét sau đây:
Như rất nhiều những tay độc tài, Miss D. thì thật là nhỏ thó!
Một kaddish không Thượng Đế?
Không: Một kaddish không ông bố. Đó là kinh cầu [kaddidh] mà khởi thuỷ, những đứa trẻ đọc, dành cho những ông bố đã chết. Trong cuốn sách của tôi, ngược hẳn lại: không có ông bố. Không có cả cái tay để mà cầu kinh cho xừ luý nữa.
Nhưng mà rồi cũng có ngày ông trở thành 1 ông bố cho những nhà văn trẻ, đúng không?
[Mais entre-temps n’êtes-vous pas devenu une figure paternelle pour de plus jeunes auteurs?]
Ông tin vậy ư? Tôi đếch có tin. Vả như có trường hợp đó, thì tôi cũng đếch thành 1 thứ Thầy như Thầy Kuốc chẳng hạn, hà, hà!
[Je ne suis pas de l’espèce des éducateurs]
Ai là những tác giả mà ông sẽ kể tên trong những người đại diện cho văn học Hung đương đại?
Với thế hệ trẻ, tôi có thể kể ra Szilard Norbély, một nhà thơ bảnh, excellent. Anh vừa cho in một cuốn tiểu thuyết, nhan là Nincstelenek, “Les Indigents”. Nghe nói khủng lắm, tôi rất muốn tin là như thế. Một tài năng lớn, thí dụ, theo tôi. 

Những kẻ rành số phận của tôi thì thường là tự tử!

"U mặc" của tôi, là của hình giảo đài!
*Kertesz:
Những kẻ rành số phận của tôi thì thường là tự tử!
"U mặc" của tôi, là của hình giảo đài!
Trên tờ The Paris Review số 205 có bài phỏng vấn Kertesz, cũng thú lắm. Bài mới này, là nhân Nhật Ký, “Sauvegarde [Cứu Hộ] 2001-2003” mới ra lò [bản tiếng Pháp, nhà xb Actes Sud]. TV sẽ đi liền, như món quà đầu năm, thay cho lời chúc thường lệ.
Hà, hà!

*

*
Đạp thuyền trên hồ Xuân Hương, Đà Lạt, 1955, Gấu thực sự ngạc nhiên, mình đang sống trong một thế giới khủng khiếp.
INTERVIEWER
Trong Hồ Sơ K. ông phán, chỗ của tớ không phải ở trong lịch sử, mà ở bàn viết.
Kertesz: Tớ đếch viết ở bàn viết. Nhưng thôi, bỏ ba chuyện lẻ tẻ đi vô đời tư, nhảm lắm!
[Rarely ever did I write at a desk! But let’s not talk about personal things]
Interviewed by Luisa Zielinski
INTERVIEWER
In your Nobel Lecture you said, “The nausea and depression to which I awoke each morning led me at once into the world I intended to describe.” Did writing subdue this condition?
IMRE KERTÉSZ
I was suspended in a world that was forever foreign to me, one I had to reenter each day with no hope of relief. That was true of Stalinist Hungary, but even more so under National Socialism. The latter inspired that feeling even more intensely. In Stalinism, you simply had to keep going, if you could. The Nazi regime, on the other hand, was a mechanism that worked with such brutal speed that “going on” meant bare survival. The Nazi system swallowed everything. It was a machine working so efficiently that most people did not even have the chance to understand the events they lived through. 
To me, there were three phases, in a literary sense. The first phase is the one just before the Holocaust. Times were tough, but you could get through somehow. The second phase, described by writers like Primo Levi, takes place in medias res, as though voiced from the inside, with all the astonishment and dismay of witnessing such events. These writers described what happened as something that would drive any man to madness—at least any man who continued to cling to old values. And what happened was beyond the witnesses’ capacity for coping. They tried to resist it as much as they could, but it left a mark on the rest of their lives. The third phase concerns literary works that came into existence after National Socialism and which examine the loss of old values. Writers such as Jean Améry or Tadeusz Borowski conceived their works for people who were already familiar with history and were aware that old values had lost their meaning. What was at stake was the creation of new values from such immense suffering, but most of those writers perished in the attempt. However, what they did bequeath to us is a radical tradition in literature.
INTERVIEWER
Do you consider your own works part of this radical tradition?
KERTÉSZ
Yes, I do, except I’m not sure whether it is my work or my illness that’s going to kill me now. Well, at least I tried to go on for as long as I could. So obviously I haven’t yet died in the attempt to come to terms with history, and indeed it looks as though I will be dying of a bourgeois disease instead—I am about to die of a very bourgeois Parkinson’s.
INTERVIEWER
Is writing a means of survival?
KERTÉSZ
I was able use my own life to study how somebody can survive this particularly cruel brand of totalitarianism. I didn’t want to commit suicide, but then I didn’t want to become a writer either—at least not initially. I rejected that idea for a long time, but then I realized that I would have to write, write about the astonishment and the dismay of the witness—Is that what you are going to do to us? How could we survive something like this, and understand it, too?
Look, I don’t want to deny that I was a prisoner at Auschwitz and that I now have a Nobel Prize. What should I make of that? And what should I make of the fact that I survived, and continue to survive? At least I feel that I experienced something extraordinary, because not only did I live through those horrors, but I also managed to describe them, in a way that is bearable, acceptable, and nonetheless part of this radical tradition. Those of us who were brave enough to stare down this abyss—Borowski, Shalamov, Améry—well, there aren’t too many of us. For these writers, writing was always a prelude to suicide. Jean Améry’s gun was always present, in both his articles and his life, always by his side.
I am somebody who survived all of it, somebody who saw the Gorgon’s head and still retained enough strength to finish a work that reaches out to people in a language that is humane. The purpose of literature is for people to become educated, to be entertained, so we can’t ask them to deal with such gruesome visions. I created a work representing the Holocaust as such, but without this being an ugly literature of horrors.
Perhaps I’m being impertinent, but I feel that my work has a rare quality—I tried to depict the human face of this history, I wanted to write a book that people would actually want to read.
To read the rest of this piece, purchase the issue.
Note: Bài phỏng vấn này, đọc thú lắm, và nó liên quan đến "nhà văn sống sót" mà TTT viện ra khi ông trả lời Le Huu Khoa, trong bài viết bằng tiếng Tây, trong Mảng Lưu Vong, La Part d’Exile:
Kinh nghiệm văn chương của ông trong thời kỳ chiến tranh từ 1954 tới 1975?
Ngoài thơ ra, tôi trải qua hai giai đoạn đánh dấu bằng hai tác phẩm văn xuôi. Cuốn đầu, Bếp Lửa, 1954, miêu tả không khí Hà-nội trước 1954; đi và ở đều là những chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa hoặc cái chết. Lập tức có phản ứng của những nhà văn cách mạng. Trong một bài điểm sách trên Văn Nghệ, một nhà phê bình hỏi tôi: "Trong khi nhân dân miền Bắc đất nước ra công xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhân vật trong Bếp Lửa đi đâu?". Tôi trả lời: "Anh ta đi đến sự huỷ diệt của lịch sử," mỗi nhà văn là một kẻ sống sót. (1)
INTERVIEWER

Liệu có phẩm chất cứu chuộc trong “viết”, chính nó?
Is there perhaps a redemptive quality to writing itself?
Kertesz: Có đấy, nhưng không phải cho mọi người
Not for everybody.

INTERVIEWER
Nhưng cho ông?
[GCC sẽ chuyển dịch bài viết này hầu độc giả Tin Văn]
Le Magazine Littéraire:
Nếu ông cho phép, tôi sẽ bắt đầu bài phỏng vấn bằng 1 giai thoại nhỏ. Cách đây chừng chục năm, tôi ngồi quán cà phê nơi nhà ga, chờ tàu, và đọc 1 cuốn sách tôi bắt đầu từ hôm trước, "Kinh cầu cho một đứa trẻ chẳng bao giờ ra đời, Kaddish pour l’enfant qui ne naitra pas." Cuốn sách khủng đến nỗi tôi quên luôn chuyến tàu!
Tôi không biết có phải đó là ý định của ông, khi viết nó? Và đây là câu hỏi của tôi: Ông tưởng tượng như thế nào, về 1 tên độc giả của ông. Tên đó, hình dung ra sao?
Đây là 1 câu hỏi thường gặp. Sartre cũng đã từng nói tới, trong “Viết cho ai?" Thì lẽ dĩ nhiên, viết cho chính mình. Tôi cũng nói như thế, trong bài diễn văn Nobel. Người ta viết cho chính mình.
Note: Câu trả lời của Nabokov thú vị hơn nhiều. Nhớ đại khái, buổi sáng, bạn cạo râu, soi gương, nhìn thằng khốn trong gương, đó là độc giả, chính hắn đó, của bạn!
NMG có lần rất bực, khi nghe ai đó phán, viết cho mình chứ viết cho ai. Ông vặc lại, viết cho mình, thì cần gì in ấn, xuất bản cho tốn giấy mực!
Ông chủ chi địa ngày nào của Gấu không hiểu ra vấn đề, là, cái tên độc giả mua sách của ông, chính là… ông!
Kertesz phán, bởi là vì nếu bạn muốn làm hài lòng 1 tên độc giả tưởng tượng, thì phải tạo ra hắn, trong chính bạn, il faudrait l’avoir créé en nous-mêmes.
Một cách nào đó, những độc giả của TV, thì đều là… Gấu Cà Chớn!
Có cuốn nào cũng tạo 1 ép phê khủng khiếp như thế chăng, theo ông?
Có đấy. Người Xa Lạ, của Camus. Kozony, L’Étranger. Tiếng Hung, nó có nghĩa “dửng dưng” [indifférent].
Note: Bởi thế mà Dương Tường mới dịch là "Người Dưng". Tuy nhiên, tiếng Việt, người dưng không có nghĩa dửng dưng, mà là người không cùng máu mủ với mình, như trong ca dao vẫn thường dùng. 

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư