Tribute to Phạm Duy
Tôi hiểu hậu ý của Phạm Duy: Ông muốn tôi viết cái gì đó về bộ hồi ký của ông. Tôi khéo léo thoái thác.
NHQ (1)
Câu phán này,
của Thầy Cuốc, là cũng thuộc thứ văn chương ai điếu, theo nghĩa của
Brodsky:
As a theme,
death is a good litmus test for a poet's ethics. The
"in memoriam" genre is frequently used to exercise self-pity or for
metaphysical trips that denote the subconscious superiority of survivor
over
victim, of majority (of the alive) over minority (of the dead).
Joseph
Brodsky: Anna Akhmatova Poems' Introduction.
Như một đề tài, cái chết là “lửa thử vàng”, một thứ
thuốc thử đạo
hạnh của một nhà thơ. Cái giọng 'tưởng niệm', cái dòng văn chương ‘ai
điếu’,
thường được sử dụng để thực tập sự tự thương thân trách phận, hay là
trong
những chuyến đi siêu hình làm bật ra tính ưu việt tiềm ẩn của kẻ sống
sót đối
với nạn nhân, của đa số (người sống) đối với thiểu số (ngưòi chết)
Võ Phiến đã
từng sử dụng nó khi viết về nhóm Sáng
Tạo.
Mai Thảo, về
bạn thân của ông là Thanh Tâm Tuyền.
Bây giờ đến
Thầy Cuốc.
Phạm Duy mất
rồi, làm sao cãi lại, thí dụ: Cỡ như tao có bao giờ cần đến 1 thằng
nhóc như mi?
Mà làm sao
mà Thầy Cuốc, từ 1 số dữ kiện không thể kiểm chứng [từ Mỹ gọi điện
thoại, thí dụ],
suy ra được "hậu ý", PD cầu cạnh ông viết 1 cái gì đó về bộ hồi ký của
ông?
Đẩy đến tận
cùng, giả như tất cả đều đúng, nghĩa là PD "có thể" tính nhờ "nhà phê
bình
sắc sắc
nhất không phải thời nào cũng có" đi 1 đường xoa đầu PD qua cuốn hồi
ký,
như
Người đã từng xoa đầu toàn những thứ số 1 trong cõi Mít, như VP, như
MT, thì, 1
người có tí lương tâm, tự trọng cũng không nên viết ra, một khi mà Phạm
Duy đã lên chuyến tầu suốt rồi.
NQT
Trên Tin Văn
cũng đang viết về Phạm Duy, và đều là những gì đã viết từ khi PD còn
sống, nay
viết thêm. Đâu có đợi ông nằm xuống mới viết. Ở cái tuổi của ông, với
gia tài âm
nhạc lớn lao như thế, với công & tội cũng lớn lao chẳng kém, một
cây viết có
tí luơng tâm, nếu muốn viết “not fair” về ông, là phải viết từ khi ông
còn sống.
Chết rồi, là khỏi viết.
Hết viết.
Vì NHQ sử dụng
từ “hậu ý”, chúng ta phải hiểu là, PD chưa từng nói thẳng ý của ông,
muốn nhờ
NHQ viết về cuốn hồi ký của mình, và nếu như thế, thì làm sao lại có
chuyện thoái
thác?
Ở đây, theo Gấu, NHQ sử dụng tiếng Việt không vững. Đúng ra, ông phải
viết,
tôi tìm cách nói bóng nói gió, để ông PD hiểu là tôi không có ý định
viết về ông [như đã từng viết về MT, VP], thí dụ.
*
V/v Đừng thành
công.
Alain dậy học trò Simone
Weil, đừng thành công. Weil, trong đời rất quan
tâm đến xứ Đông Dương, và đến cuộc Cách Mạng Yên Bái của Nguyễn Thái
Học.
Nguyễn Thái
Học, khi thất bại, bị Tây giết, phán, không thành công thì thành nhân!
Chúng ta cảm
thấy, có 1 sợi dây “tâm linh”, liên quan tới "ne pas réussir", nối
kết Alain, Weil, Nguyễn Thái Học.
Trong Những bài học của những vị Thầy, Lessons of the Masters, chương 4, Steiner để nguyên tiếng Tẩy, “Maitres à penser”, những ông thầy tư tưởng, và giải thích, cụm từ này không làm sao dịch qua tiếng Anh được:
Cái cụm từ cực cụm từ, the
very phase, "Maitres à penser” nhốt [confine] chúng
ta vào trong cái mà Henry James gọi là “cái lồng vàng của sự không thể
dịch được,
“the golden cage of the untranslatable”. Trong
tiếng Anh, “Master of thought” nghe "quê
1 cục" [pompous and vacuous, nổ như Thầy Cuốc, nhưng thực chất thì là
thùng rỗng
kêu to]. Ngay cả từ “thinker”, cũng đáng ngờ, suspect [vẫn liên quan
tới Thầy Cuốc!]
Dịch qua tiếng Mít, Sư Phụ, nghe thật sướng lỗ tai, đúng ý Tẩy: Thầy là
số
1, ở đâu cũng có, ngành nào cũng có, Maitre is ubiquitous. Cái sự thịnh
hành
nhiều nếp, the manifold currency, của từ “Sư Phụ” còn vươn tới những
liên hệ giữa
“những vì bác sĩ của niềm tin”, "doctors of faith", y chang Mít: Sư phụ
mà phán,
là hết xẩy con cào cào!
Trong chương này, Steiner viết về “Maitre” Alain, và pupil, học trò Simone Weil: Khi trò sắn tay áo lo cho những người thất nghiệp, thầy gật gù hài lòng [When Simone Weil undertook he direct actions on behalf of the unemployed, her Master noted his pleasure]. Và dạy, đối với Alain, có nghĩa là nhắm mức quá tầm với của học trò, khiến học trò phải cố mà làm cho được [Teaching should focus just above the pupil's reach, rousing in him or her effort and will]. Mô phỏng Descartes, Thầy phán, "I want, therefore, I am", “Tôi muốn, là tôi hiện hữu, có tôi]. Ở đây "to want" tiếng Anh, có cả hai nghĩa “to desire” [ao ước] và “to lack” [thiếu], thực hơn, truer, theo Alain, so với tiếng Tẩy, “Je veux". Và với Alain, luật đạo đức tối thuợng, the supreme moral rule, là, "đừng thành công", "ne pas réussir": Cố nín, cố kiêng khem thành công trong 1 thế giới mà thành công có nghĩa là phải "compromise", thỏa hiệp.
Cũng trong
chương này, Steiner kể 1 số giai thoại trong khi dạy học của Alain,
thật tuyệt.
Thí dụ, vào năm 1928, chừng 90 học trò và thính giả trong 1 lớp học,
nín lặng,
fell silent, khi Thầy bước vô lớp, và tiến tới bảng đen, đi 1 dòng:
"Hạnh
Phúc là Bổn Phận", "Happiness is a duty". Hay: Luật đẹp nhất của
giống người là cái gì không được chiêm ngưỡng thì mai một:
"It is the
most
beautiful law of our species that that which is not admired is
forgotten"
[To U,
Sad Seagull]
“We must
prefer real hell to an imaginary paradise”
Simone Weil
(Phải chọn địa
ngục thực, thay vì một thiên đường dởm).
“Không thành
công cũng thành nhân”
Nguyễn Thái
Học
Câu của
Simone Weil, áp dụng 1 cách thông minh và thiên tài vô xứ Mít, đúng cả
đôi đường. Địa
ngục thực cũng Mít, mà thiên đường dởm cũng Mít.
Khỏi cần chọn!
Gấu Cà Chớn
thực tình không tin Phạm Duy có “hậu ý” nhờ Thầy Cuốc viết về cuốn Hồi
Ký của ông,
vì đây là vấn đề “thời”, tức là liên quan đến tuổi của Thầy Cuốc.
Trong Hồi Ký
của PD, không có Thầy Cuốc!
Cũng thế, là lần Thầy Cuốc viết "hờ hững", về Phan Lạc
Phúc, khi ông đọc Võ Phiến, đặc biệt
là bài viết VP đặc biệt dành
cho tờ Tiền
Tuyến: Bắt Trẻ Đồng Xanh.
Thầy Cuốc đâu biết gì về tính lịch sử của bài viết, và
tại sao mà Phan Lạc Phúc lại cám ơn VP về cái chuyện chọn tờ Tiền Tuyến để đăng.
Giả như tác phẩm của PD là về văn học, thì còn có thể.
Hồi ký, mà hơn nữa, 1 hồi ký âm nhạc,
làm sao mà nhờ “tai trâu”, dân ngoại đạo, đúng hơn, thẩm âm!
Hai kỷ niệm
tuyệt vời nhất của Gấu, về nghe nhạc Phạm Duy khi ở tù VC, là lần một
bạn tù chơi
đàn Tây Ban Cầm bản Thuyền Viễn Xứ, và
lần 1 anh bạn tù khác, hát lên bản Ngày
Mai Đi Nhận Xác Chồng.
Đó cũng là lần thứ nhất GCC được nghe bản
nhạc.
Nhưng để mà được nghe như thế, thì phải được Ông Trời “chi ly đến tận chi tiết”, để “hoàn thiện” hai cái buổi nghe nhạc đó. Bởi vì thiếu, chỉ 1 chi tiết, là “ọc dzơ”!
Có lần GCC có kể 1 giai thoại về Leibnitz, khi ông giải được 1 bài toán, tất cả là ảo số, nhưng đáp số thì lại là 1 số thực [thứ này, sau chúng ta gặp đầy, trong toán về suite, về série, nhưng đó là thời kỳ hậu-Leibnitz. Bản thân Gấu cũng đã từng giải 1 bài toán như thế, về chuỗi số ảo, như khi nó đến ‘limite’, thì lại là 1 số thực. Áp dụng vào lý thuyết Mác Xịt, vào cái cú 30 Tháng Tư 1975, thì nó như vầy: Trước 1975, là ảo số, là lý tưởng, là ảo tưởng, là không tưởng - chủ nghĩa Mác và căn nhà thống nhất Mít -, nhưng 30 Tháng Tư, là số thực, là cái thực, là địa ngục Mít, là anus mundi…].
Lần đó, Leibnitz ngửa mặt trên Trời la lên, không có Ông là không thể có cái đẹp như thế này!
Với GCC lần đó, thì cũng vậy, phải có Ông Trời, thì mới có cái đẹp tuyệt vời như thế: được nghe hai bản nhạc của PD, như là số thực - hạnh phúc- limite, của cả một chuỗi đau khổ [ảo số].
Sướng đến nỗi
GCC phải la lên Ngài Phạm Duy đã sáng tác hai bản nhạc, chỉ để cho Gấu,
nghe,
trong 1 dịp trọng đại như thế.
Thiên hạ, người khác, nhân loại, thì chỉ nghe… ké,
hưởng ké!
Note: Bài viết này,
GCC viết, khi “hero” của GCC và của cả xứ Mít, còn lang thang ở hải
ngoại, và còn
nghĩ là ông sẽ được an táng ở Bắc Cực.
[Văn Cao có cái
vinh cái nhục của Văn Cao. Tôi cũng thế. Văn Cao được chết ở đất quê.
Chứ còn
tôi, nay mai chết sẽ được chôn ở Bắc cực chăng? (cười)...]
Nhưng hóa ra rằng thì là, ngay từ
khi đó, vào lúc GCC hớn hở vì chạy thoát quê hương, 1997, [Gấu tái định
cử
Canada 1994, sau 3- 4 năm ở Trại Tị Nạn], thì “hero” của Gấu đã tính
đường chuồn
về, và đang tìm cách thổi VC, nào là 10 năm “đoàn kết tới chỉ” [chỉ có
làm thịt
sạch một dúm đảng phái không phải VC].
Man is not
merely one who lives, taught Alain in a rare moment of pride, 'he is
one who
survives".
"Con
người đâu chỉ sống, ông thầy Alain, trong một lần rất ư hiếm hoi là tỏ
ra tự
hào, phán, 'nó còn là kẻ sống sót'".
Steiner: Những Bài Học của Những Ông Thầy.
Phạm Duy,
như "mọi" tên Bắc Kít khác, đều thuộc týp đếch cần tới cái tự hào “sống
sót” đó!
Ông không những sống, mà còn sống nhanh, sống hơn, sống quá... mọi tên
Bắc Kít
khác
Chẳng thế mà trong clip video do tờ Người
Việt Cali thực hiện (?), ông phán,
trước khi dinh tê, tôi thương hại những người chửi tôi, vì họ không
thành công
như tôi!
Phản ứng của
ông ra sao về việc Grass thú nhận?
Tôi cảm thấy
yên tâm.
Yên tâm khi
một bậc Thánh như thế thú nhận đã từng nhúng chàm?
Đúng thế. Điều
đó làm cho chúng ta yên tâm về cuộc đời khốn khổ đáng thương của chúng
ta. Và
điều này còn cho thấy, ngay trong văn chương, cũng đếch có siêu nhân.
Ngoài Văn
Cao ra, chưa 1 tên VC nào thú nhận đã từng giết người.
*
Mấy kỷ niệm ở tù VC nghe nhạc Phạm Duy, Gấu cứ nấn ná mãi, chưa chịu viết ra. Bây giờ [Nghìn trùng xa cách], "Người đã đi rồi", có lẽ đúng là lúc để đi 1 đường tưởng niệm, bảnh nhất, không có ai có thể có được đó.
Có lẽ, chỉ những dòng sau đây, của Milosz, viết về Mandelstam, là xứng với những kỷ niệm của Gấu, khi nghe nhạc PD ở nông trường cải tạo Đỗ Hòa, Cần Giờ.
In one of
his essays Brodsky calls Mandelstam a poet of culture. Brodsky was
himself a
poet of culture, and most likely that is why he created in harmony with
the
deepest current of his century, in which man, threatened with
extinction,
discovered his past as a never-ending labyrinth. Penetrating into the
bowels of
the labyrinth, we discover that whatever has survived from the past is
the
result of the principle of differentiation based on hierarchy.
Mandelstam in
the Gulag, insane and looking for food in a garbage pile, is the
reality of
tyranny and degradation condemned to extinction. Mandelstam reciting
his poetry
to a couple of his fellow prisoners is a lofty moment, which endures. (1)
Mandelstam,
khi ở trong Gulag, điên khùng, và tìm kiếm đồ ăn trong đống rác, là
thực tại về
bạo tàn, thoái hoá đưa đến huỷ diệt.
Nhà thơ đọc
thơ của mình cho bạn tù, là một khoảnh khắc thăng hoa hoài hoài.
Gấu Nhà Văn, vào 1 bữa chủ nhật, đếch phải đi lao động cải tạo, nghe Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng, nhạc PD, phổ thơ Lý Thị Ý, với 1 số bạn tù ở nông trường cải tạo Đỗ Hòa, là cái khoảnh khắc thăng hoa hoài hoài, và nó sẽ theo bước chân người sáng tạo ra nó, qua tới cả thế giới bên kia.
Thần sầu!
Hà, hà!
Không có khúc này thì không “hệ luận”, là khúc sau.
Tất cả liên quan tới lần Gấu Cái đi thăm nuôi lần đầu, và, nếu không có lần thăm nuôi này, thì kể như “hư vô”, chẳng có khúc nào!
Đặng Lệ Khánh
Tribute to Phạm Duy
Never
explain —
your friends
do not need it and your enemies will not believe you anyway.
—Elbert
Hubbard
Đừng bao giờ
giải thích. Bạn chẳng cần, kẻ thù chẳng tin.
Man is not
merely one who lives, taught Alain in a rare moment of pride, 'he is
one who
survives".
Con
người đâu chỉ sống, ông thầy Alain, trong một lần rất ư hiếm hoi, là tỏ
ra tự
hào, phán, "nó còn là kẻ sống sót'".
Steiner: Những
Bài Học của Những Ông Thầy.
Nhưng cũng vẫn Alain, đã gặt hái đuợc, nhân đọc Lagneau viết về Spinoza [Thầy đọc Thầy đọc Thầy..] định nghĩa này, về Cái Thiện Cao Cả Nhất Của Con Người, [man's highest good]:
Kinh nghiệm
niềm vui của tư tưởng và tha thứ Lão Tặc Thiên.
[To experience
the joy of thought and to pardon God].
Trời kia mà
còn "tha thứ", nữa là ba "vụ án" lẻ tẻ!
(1)
Với
tôi, Phạm Duy hay nhất vẫn là những bản nhạc tình. Giống những cửa sổ,
đối với
K. trong Vụ Án.
Lần đó, ở
trong trại cải tạo, nằm kế một anh bạn. Chẳng bao giờ anh hát. Một buổi
tối, cả hai không ngủ được. Nói chuyện lăng nhăng một hồi, và đột nhiên
anh thủ
thỉ một mình. Những gì ..."đưa nhau tới bên cầu", "giờ đây cơn mộng
tan rồi"...
Sau này, mỗi lần nghe nhạc Trịnh Công Sơn, tôi có cảm tưởng cuộc chiến
còn
nguyên đó, đối với riêng tôi, những ngày ở Trung Tâm Ba Quang Trung,
lần đầu
tiên xa Sài-gòn, xa cô bạn. Nhưng, nếu không có nhạc Phạm Duy, không
hiểu những
ngày ở trong trại cải tạo còn thê thảm tới bực nào, đối với hai bạn
tù...
How
can I survive without your mail?
Xạo!
PD cũng là 1 trong những đấng cực kỳ tinh anh của xứ Bắc Kít. Vào lúc ông đi xa, Gấu không dám chỉ ra cái khúc bị thiến ở trong não của ông, nhưng có lẽ, vị thân hữu K. của trang TV đã nói giùm rồi: sống "đầy" quá!
Đây cũng là
câu bà cụ Gấu chửi thằng con của cụ những ngày Gấu làm đệ tử Cô Ba, tội
nghiệp
mấy đứa nhỏ, sinh ở đâu, sao nhằm cửa nhà này…. Mi sống lạm sang
đời của
chúng nó rồi, cái thằng “chấm chiếu” kia ơi!
*
-Nước mắt cũng có hạn. Nơi này
đổ ra nhiều thì nơi khác dè xẻn lại.
-Bạn muốn nói, đừng lạm dụng cảm xúc?
-Người ta chỉ đọc khi xúc động. Nhưng chớ bao giờ lạm dụng cảm xúc
của độc giả cũng như của chính mình.
Theo như “huyền thoại”, mỗi lần Thái Thanh hát Bà Mẹ Gio Linh, là 1 lần khóc!
Có thể vì lý
do đó mà Cao Hành Kiện rất tởm thứ văn chương, âm nhạc, nghệ thuật “ăn
mày” nước
mắt của đồng loại.
Ông đề nghị thay bằng “văn chương lạnh”. TV tính giới thiệu
bài phỏng vấn ông trên tờ Văn Học Á
Châu v/v cú lạnh này, mà cứ quên hoài!
V/v vị thân
hữu K.
Có lần Gấu đọc Vargas Llosa, gặp 1 bà y chang, bèn dịch bài viết, và
gửi. (1)
Hai bà, giả và thật này, tính tình như thế, không hiểu được PD, cũng
1 đấng cực độc Bắc Kít.
Đâu có thua gì Vi Bức
Vương, mỗi lần giở khinh công tuyệt đỉnh ra là phải hút máu người.
Khác 1 tí, VBV không hút máu sống, là lạnh cứng người mà đi.
Còn PD, không chết, nhưng nhân loại mất một tuyệt tác!
Cái câu bà trích, tặng PD, theo Gấu, sai!
PD phán, tôi về là tôi yêu
nước. Ông lấy lòng VC, và chửi bố đám hải
ngoại:
Chúng mày không yêu nước!
Có lần đám Hậu Vệ chửi ông, trên chín bó mà còn
đi khách, là vậy.
Nhưng thôi bỏ, không lại bị chửi, như lần HC vừa nằm xuống, hà, hà!
Nhưng rõ là
PD không hiểu nổi đám hải ngoại.
Không phải những người chửi ông, mà là
những người không thể về như ông.
Lần ông bỏ về, trả lời phỏng vấn của tờ NV, ông
phán, tôi thương hại những người chửi tôi, vì họ không thành công như
tôi.
Cả cuộc đời
của PD nằm ở trong câu này.
Nói rõ hơn, ông không được học những ông
thầy như
Alain, và dù có học thì cũng không hiểu được điều Thầy dạy.
Không hiểu sống
sót nghĩa là gì, vì có bao giờ lâm vào tình trạng này?
Cũng Alain,
dậy trò, là “Thánh” Simone Weil, đừng thành công, ne pas réussir.
PD làm sao
ngộ ra chân lý này?
Sợ cả 1 giống dân có tên là Bắc Kít cũng không làm sao hiểu
nổi!
Hà, hà!
Trường hợp
PD bò về làm Gấu nhớ tới Steiner. Trong bài viết Một kiểu sống sót, A kind of Survivor (1965), với lời đề tặng
Elie Wiesel, một kẻ sống sót thứ thiệt Lò Thiêu, ông không nghĩ, ông
thực sự là
một kẻ sống sót, not literary. Nhờ ông bố Do Thái, khôn như ma, nên gia
đình
ông thoát Lò Thiêu vào giờ chót. Trong bài trả lời phỏng vấn The Paris
Review (1) ông có nhắc tới cú này, thật là
ly kỳ, thú vị.
Nhưng thoát
thì thoát, suốt đời ông đau cái đau sống sót đó, khi nghĩ ông đúng ra
là phải
chết ở Lò Thiêu. Qua Mẽo, viết lách nổi tiếng, ông được 1 Đại Học cho 1
cái việc
làm thật bảnh, cho nhà, cho đủ thứ, và ông tính ở luôn, chết ở Mẽo
luôn. Và bèn
đi gặp ông bố, thỉnh ý kiến. Ông bố chửi, mày ở Mẽo, là thằng Hitler nó
có lý rồi.
Thế là ông
con ngộ ra, bèn khăn gói quả mướp về lại Âu Châu, quanh quẩn bên mớ tro
than Lò
Thiêu.
Gấu Cà Chớn
cũng đã kể nhiều lần, về lần gặp cuốn Ngôn
ngữ và Câm lặng của Steiner ở 1 thư
viện Toronto, vào những ngày mới qua
được Xứ Lạnh, và ngộ ra kiếp “cũng chưa hẳn là 1 kẻ sống sót” của mình.
Nhưng quả là
1 cú thần sầu, hiểu theo Kafka về đọc sách:
Như bị 1 cái rìu phá
băng bổ
trúng đầu!
BEYOND THE KILLING FIELDS
Trên tờ Intel. số mới nhất, Jan/Feb 2013, có bài viết về sự trở về thăm Cambodia của hai bố con người ngoại quốc đã từng sống ở đó, và về một kiểu mới về hấp hối của Cambodia.
Y hệt xứ Mít, cơn hấp hối bị Mafia Đỏ cướp đất. Đứa nhỏ trong hình, ở 1 trong số 1,300 gia đình ở Phnom Penh, vào năm 2006 bị VC Căm Bốt xua ra khỏi thành phố, chiếm đất, để mở siêu thị, shopping mall, nhưng tới nay chưa xây cất.
Như trên viết Gấu đọc Steiner rất sớm, liền ngay khi ra hải ngoại, có thể nói như vậy, khi tiếng Anh còn rất tệ, nhưng, ở đây, vẫn là 1 kinh nghiệm từ khi còn mê toán, mi phải tự giải ra bài toán, không được đọc lời giải có sẵn, trong những cuốn bài tập. Mi phải đọc và dịch cái tai ương khủng khiếp giáng lên đầu Do Thái, và một khi mi giải ra tới đâu, thì tới đó, mi giải ra được 1 phần nào bài toán Cái Ác Nazi vs Cái Ác Bắc Kít.
Những dòng sau đây, Steiner viết về ông, mà chẳng là của Gấu, khi viết về nguồn gốc Bắc Kít của mình ư:
A Kind of Survivor
For Elie Wiesel
Not
literally. Due to my father's foresight (he had shown it when leaving
Vienna in
1924), I came to America in January 1940, during the phony war. We left
France,
where I was born and brought up, in safety. So I happened not to be
there when
the names were called out. I did not stand in the public square with
the other children,
those I had grown up with. Or see my father and mother disappear when
the train
doors were torn open. But in another sense I am a survivor, and not
intact. If
I am often out of touch with my own generation, if that which haunts me
and
controls my habits of feeling strikes many of those I should be
intimate and
working with in my present world as remotely sinister and artificial,
it is
because the black mystery of what happened in Europe is tome
indivisible from
my own identity. Precisely because I was not there, because an accident
of good
fortune struck my name from the roll.
Often the
children went alone, or held the hands of strangers.
Sometimes
parents saw them pass and did not dare call out their names. And they
went, of
course, not for anything they had done or said. But because their
parents
existed before them. The crime of being one's children. During the Nazi
period
it knew no absolution, no end. Does it now? Somewhere the determination
to kill
Jews, to harass them from the earth simply because they are, is always
alive.
Ordinarily,
the purpose is muted, or appears in trivial spurts-the obscenity daubed
on the
front door, the brick through the shop window. But there are, even now,
places
where the murderous intent might grow heavy: in Russia, in parts of
North
Africa, in certain countries of Latin America. Where tomorrow? So, at
moments,
when I see my children in the room, or imagine that I hear them
breathing in
the
still of the house, I
grow afraid. Because I have put on their backs a burden of ancient
loathing and
set savagery at their heels.
Because it
may be that I will be able to do no more than the parents of the
children gone
to guard them.
That
fear
lies near the heart of the way in which I think of myself as a Jew. To
have
been a European Jew in the first half of the twentieth century was to
pass
sentence on one's own children, to force upon them a condition almost
beyond
rational understanding. And which may recur. I have to think that-it is
the
vital clause-so long as remembrance is real. Perhaps we Jews walk
closer to our
children than other men; try as they may, they cannot leap out of our
shadow.
This is
my self-definition. Mine because I cannot speak for any….
Mua ngày 29.1.99, nhưng Gấu mượn thư viện, đọc, và dịch sớm hơn, phải cỡ 1997, vì khi qua Cali, 1998, nhân dịp ra mắt Lần Cuối Sài Gòn, GCC trình bản dịch cho NMG, đề nghị đăng Văn Học, ông lắc đầu, cao quá, không hợp với độc giả VH.
GCC cũng đoán trước được, và đã đi bản dịch “Nhà Văn và Chủ nghĩa CS” trên HL của KT, lần đầu làm quen tờ báo của anh lính Ngụy đòi hỏi giao lưu với VC, vì tính tá túc nhà anh!
Sau đó, Gấu
còn “tiếp cận” tờ TK 21, đề nghị đăng Nhân Văn, Humane
Literary, bài mở ra Language
and Silence.
PPM đọc thú quá, bèn OK liền, nhưng sau cancel, gửi mail xin lỗi,
cao quá, không hợp với TK21.
Gấu nghi là
ông số 2 đếch chịu!
Đã đếch ra
tiền, mà còn mất độc giả, và, thằng "khốn" đó, làm sao đăng?
Sự thực, Gấu
đưa, là để đáp lễ bài giới thiệu thật đẹp “Nơi Người Chết Mỉm Cười” của PPM,
trên Thế Kỷ 21.
Cũng không
nghĩ, anh đăng.
Nhưng sau thấy
lắc đầu, Gấu gật gù, vậy mới phải, theo cách suy nghĩ của Gấu.
Britnell là tiệm sách bảnh nhất,
lâu đời nhất
ở Toronto, nay đổi chủ, thành quán cà phe.
Đám con Britnell than, chán sách quá rồi!
V/v PD: Về với nước là yêu nước
Khi trả lời
tờ gió đông, 1997, PD nhắc tới đóng góp
thời KC, thổi VC, nước mình chỉ có 10 năm đoàn kết, thực sự yêu nhau
và, sau đó
than, không lẽ số phận tôi phải chôn ở Bắc Cực, là đã đánh tiếng, xin
VC cho về
rồi.
GCC ngu quá,
viết bài Mùa Thu Di Dân để
“phản biện”, chính mọi oan khiên là từ Mùa
Thu!
Trong
"gió đông", số 1, 1997, có bài phỏng vấn nhạc sĩ Phạm Duy, người
"hát rong" vượt bực. Người viết xin phép anh em tòa soạn, trích một
hai câu hỏi, và trả lời của ông.
gđ: Nhạc sĩ
Phạm Duy đã là một trong những linh hồn của giới văn nghệ sỹ trong sáu
năm đầu
của cuộc kháng chiến chống Pháp, khi văn nghệ còn ít nhiều tự do, chưa
bị siết
trong sự quản chế của Đảng Cộng sản. Đã sống và sáng tạo trong sự biến
thiên
sâu sắc của lịch sử hiện đại Việt Nam, bác nghĩ như thế nào về thời kỳ
ấy? Liệu
có thể coi đây là một trong những giai đoạn thành công, đáng ghi nhớ
nhất trên
hành trình sống và sáng tạo của nhạc sĩ Phạm Duy?
Phạm Duy:
Tôi hãnh diện vì được tham gia vào kháng chiến chống Pháp và vì đã đóng
góp được
vào nền âm nhạc nước nhà bằng ba mươi bài ca kháng chiến. Không lúc nào
tôi phủ
nhận điều này. Giờ đây, tôi vẫn cho rằng trong vòng năm trăm năm nay,
nước mình
chỉ có mười năm đoàn kết, thực sự yêu nhau, cùng gánh vác giang sơn và
đó chính
là khoảng thời gian từ bốn nhăm đến năm nhăm (1945-1955). Còn nhà cầm
quyền và
nhân dân đánh giá như thế nào về phần đóng góp của tôi thời kháng
chiến, là ba
mươi ca khúc ấy, thì nói thật: tôi xin chịu. Tôi chỉ biết cống hiến
xong rồi,
là xong (cười).
gđ: Nhắc đến
Phạm Duy, không thể không nhắc đến Văn Cao. Có thể coi Văn Cao như là
điển hình
cho thế hệ văn nghệ sỹ của bác, tài hoa nhưng gặp bao nhiêu là tai họa
bởi chế
độ độc tài cộng sản. Nhiều người đã nghĩ rằng gia tài âm nhạc của Văn
Cao sẽ
không chỉ có thế, ngót nghét hai chục bài, nếu ông được sống cho âm
nhạc trong
những điều kiện khác. Thế còn bác, bác nghĩ thế nào về vấn đề hết sức
tế nhị
này?
Phạm Duy:
(cười) Tôi phải công nhận là anh Văn Cao tài hoa hơn tôi nhiều lắm. Về
nhạc, về
vẽ. Về thơ. Đủ thứ. Đủ mọi phương diện. Nói anh ấy không may thì cũng
không đúng.
Anh ấy đã chọn con đường của anh ấy. Tôi cũng chọn con đường của tôi:
làm một
người tự do tuyệt đối. Vào thời điểm 1951, tôi cũng được chính
quyền và nhân
dân yêu lắm. Nhưng tôi muốn được tự do, để sáng tác, vâng thế là
tôi đi. Đi
cho tới lúc này, ngồi cạnh các anh ở Hannover, vẫn chưa ngừng nhé,
(cười). Ông
Văn Cao thì ở lại. Việc đánh giá ông ấy, cũng như kết quả đến với ông
ấy ra sao
thì tôi không dám nói. Văn Cao có cái vinh cái nhục của Văn Cao. Tôi
cũng thế. Văn
Cao được chết ở đất quê. Chứ còn tôi, nay mai chết sẽ được chôn ở Bắc
cực
chăng? (cười)...
Comments
Post a Comment