Tội phạm xét xử nạn nhân: Vụ Đồng Tâm
TTT, khi khăn gói quả mướp, từ giã thằng em, đi tù Vẹm, phán, Miền Bắc sẽ bị chấn thương nặng nề vì chiến thắng này, liệu ông nhìn ra cảnh tượng ông bố Bắc Kít bị lũ con của ông làm thịt như 1 ông Kình?
Đêm Giữa Ban Ngày mở ra như thế đấy: Từ những vụ án trò hề của Moscow
Cái tít "tội phạm xét xử nạn nhân" có thể dùng chung, để chỉ suốt cuộc chiến Mít, không chỉ riêng vụ Đồng Tâm, và nếu như thế, từ "nạn nhân" không đúng với nó. Áp dụng Dos vô đây, đúng hơn nhiều: Con giết Bố.
CON GIẾT BỐ
Nguyễn Quốc Trụ
Thanh Tâm Tuyền, khi khăn gói quả mướp, từ giã thằng em, đi tù Vẹm, phán, Miền Bắc sẽ bị chấn thương nặng nề vì chiến thắng này, liệu ông nhìn ra cảnh tượng ông bố Bắc Kít bị lũ con của ông làm thịt như 1 ông Kình?
Đêm Giữa Ban Ngày mở ra như thế đấy: Từ những vụ án trò hề ở Moscow
Cái tít "tội phạm xét xử nạn nhân" có thể dùng chung, để chỉ suốt cuộc chiến Mít, không chỉ riêng vụ Đồng Tâm, và nếu như thế, từ "nạn nhân" không đúng với nó. Áp dụng Dos vô đây, đúng hơn nhiều: Con giết Bố.
Tôi đọc Bóng Đêm Giữa Ban Ngày [bản tiếng Anh] vài năm trước khi gặp tác giả của nó. Đề tài, một cuộc thẩm vấn ở trong nhà tù Lubianka. Một ông Cộng Sản thứ thiệt, thuộc loại diều hâu, [cứng đầu, chữ của Milosz], được giao trách nhiệm hỏi cung một tay cựu trào Bolshevik là Rubashov. Phải làm sao cho tay này thú nhận những tội ác mà hắn ta không hề phạm, và để bù lại, Đảng sẽ thưởng cho hắn ta một bản án, là cái chết.
Nói một cách khác, cuốn tiểu thuyết là một toan tính nhằm trả lời một câu hỏi của rất nhiều người, vào thập niên 1930: Tại làm sao mà những tay cựu trào Bolshevik lại thú nhận những tội ác mà họ không hề phạm, thú nhận công khai trước nhân dân, chúng tôi là những ngưòi có tội, và xin được hưởng sự khoan hồng của Đảng, là được… làm thịt?
“Mặt trời chân lý chói qua tim”, một cách nào đó, là phải hiểu như vậy, và mặt trời ở đây là Đảng, và Đảng, là Stalin. Nói thế có nghĩa, họ bắt buộc phải có tội, và Stalin phải có lý, phải đúng, khi kết tội họ. Nếu không như thế, làm sao giải thích những vụ án như thế? Những lời thú tội như thế?
Trong cuốn tiểu thuyết, tay cựu trào “bèn” gật gù với lập luận của kẻ hỏi cung mình, là Gletkin: Là một tay Cộng Sản, anh bắt buộc phải đặt quyền lợi của Đảng lên trên tất cả mọi quyền lợi. Trên quyền lợi cá nhân anh. Trên ao ước cứu bạn bè anh. Đảng muốn anh phải công khai nhận tội, và buộc tội những bạn bè, bởi vì quyền lợi của Đảng vào giai đoạn này, đòi hỏi như vậy. Một biên bản bản án của anh sẽ được lưu giữ trong kho tài liệu của Đảng, và sau này, đến một giai đoạn cần thiết, là bèn lôi ra, để “minh oan” cho anh, “phục hồi” anh!
Đó là những dẫn giải mang tính ý thức hệ của những vụ án như trên. Nhưng, có người cho rằng, sự tình giản dị hơn nhiều, những kẻ đó nhận tội, là do tra tấn.
Tuy nhiên, nhà thơ Aleksander Wak, đã kể lại một cuộc trò chuyện giữa ông, và một tay cựu trào, ngay sau khi cái chết của con người đáng kính này ở trong nhà tù. Ông này giải thích, đám đó nhận tất cả mọi thứ tội lỗi ở trên đời, do Đảng phịa ra, chẳng phải vì lý do ý thức hệ, chẳng phải do bị tra tấn ghê gớm, khủng khiếp, mà đơn giản, do quá tởm chính họ. Tởm cái quá khứ tội lỗi của họ. Ông nào cũng tội ác ngập đầu, và nếu như vậy, thú tội thêm một vài lần để được cứu rỗi, thì có mất mát gì đâu? Tra tấn là không cần thiết, ở đây, là vậy.
Tất cả những giải thích như trên đều có phần sự thực của chúng. Với Koestler, còn những khúc mắc liên quan tới cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha. Những người tới đó chiến đấu là do yêu chuộng công lý, vì những mục tiêu hoàn toàn mang tính ý thức hệ, thật là trong sáng: chiến đấu vì lý tưởng tự do. Hầu hết đều bỏ thân nơi trận tiền, do những lệnh hành quyết, mà điệp viên của Stalin là những đao thủ phủ. Tây Ban Nha là trung tâm của chiến dịch tuyên truyền "chống Phát Xít", được thực thi trên bình diện quốc tế, bởi "văn phòng ở Paris". Và một trong những cộng tác viên thân cận nhất của nó, là... Koestler, đích thị chàng.
Trong chiến dịch chống Phát Xít trên, họ sử dụng những phần tử mà họ gọi là "những kẻ ngu có ích", trong nhiều xứ sở, tức những con người ngây thơ muốn làm điều tốt, điều thiện. Chẳng biết, tới mức độ nào, ông trùm văn phòng ở Paris lúc đó là Munzenberg, hiểu ra được trò chơi hai mặt này của Stalin. Tuy nhiên, tại Tây Ban Nha, có mấy người vỡ ra được, đó là Koestler, Dos Passos, và George Orwell.
Czeslaw Milosz: "Koestler"
Ông Kình vẫn tin Đảng?
Đây là chiêu trò của luật sư trong vụ án đang được Vẹm dàn dựng, hy vọng 1 cái án nhẹ hơn, cho những người còn sống.
Vô ích. Chúng vẫn ban cho họ 1 cái án nặng nhất.Gấu không tin ông còn tin vào... Đảng!
Mà Đảng nào?
Đảng của Trọng Lú?
Bởi là vì cứ mỗi thằng đang tại vị như Lú, là có 1 Đảng của riêng nó!
Và đồng bọn.- Đoàn Thôn Kinh khủng... khiếp
- Mặc dù là một người viết và phải dựa rất nhiều vào Facebook cho công việc của mình, nhưng tôi không bao giờ muốn mình phụ thuộc vào Facebook, không bao giờ coi việc đăng một bài viết hay hình ảnh lên Facebook là đủ để gọi là “hoạt động”.
Và thường thì khi phải dừng lại ở mức viết và đăng tải một status hay hình ảnh nào đó (mà không làm gì thêm), là khi tôi thấy mình đã bất lực rồi.
Như lúc này.
—-
Hình ảnh đồ họa dưới đây là của facebooker Quyet Ho (Hồ Sỹ Quyết). Chúng tôi xin coi đây như một nén hương tưởng nhớ cụ Lê Đình Kình, và với riêng tôi, là thay lời tạ lỗi: Cháu xin lỗi vì đã không thể làm gì cho bà con Đồng Tâm cũng như gia đình cụ.
—-
A graphic design by Quyết Hồ.
We apologise to the family of late Le Dinh Kinh and all the Dong Tam victims for our failure to do anything to protect you and administer justice in Vietnam. - Thinh M. Le Mong ngày tội đồ của dân tộc bị xử án và đào thải.
Comments
Post a Comment