Tribute to Bùi Giáng
Tưởng
Niệm BG
Bùi
Giáng-Ngô Sắc
Bài này được, được!
Đúng ý Gấu Cà Chớn
Bài
hay nhất về BG đúng là bài của TTT về ông. Nhưng cái nhìn của NL, khác
Gấu,
nhiều lắm.
Anh không đọc BG & Heidegger đọc Holderlin, thành
ra không
nhìn ra “đêm đen” ở trong thơ của cả hai, BG & TTT.
Vậy
cũng bảnh quá rồi, nếu phải so với bài của Bùi đại gia, một bà con của
BG.
Hay với "BG, nhà thơ hư vô số 1 của xứ Mít" của Thầy Cuốc.
GCC sợ rằng, bài viết của NL là được
"gợi hứng", từ TV?
Nếu đúng, thì nhận đại đi. (1)
Hà, hà!
(1)
Một
trong những cách hiểu BG, của 1 người Miền Nam, một nhà thơ, là TTT:
Muốn gặp Bùi
Giáng hãy ngao du theo dấu chân
Ông để lại, hãy đánh mất mình trong cuộc Lữ, hãy chịu cuồng si để sáng
suốt.
Nghĩa là hãy "thơ mộng" như Ông.
Source
V/v TTT
Nhân tiện,
thấy bài thơ Xuân Ca, thấy đề là của TTT, trên trang Luân Hoán.
“Air” thơ lạ quá, post lại ở đây.
Post thêm bài Xuân Tứ, trong Thơ Ở Đâu Xa.
Bản trên
talawas, Gấu coi lại, chỉ có phần Thơ
Ở Đâu Xa. Bản in của Trầm Phục Khắc, có
thêm Ba bài sinh nhật con gái
& Vài khúc tặng tri âm.
Bài Xuân Tứ nằm
trong "Vài khúc…" này.
Bài Xuân Ca
không ghi xuất xứ, nhưng lại ghi, trong ngoặc, (bản đánh máy của Bích).
Xuân Ca
Thanh Tâm
Tuyền
trót nghe nửa
tiếng cười đùa
xóm hoa mưa
đổ hương xưa nghẹn ngào
thuở buồn ai
đẹp phương nao
cúi đầu
trinh khóc xôn xao trêu người
yêu nhau
không dám ngó trời
trời xanh
mây trắng xuân đời bỏ hoang
hoa mai nở
đón mắt nàng
mà trông môi
lạnh muôn vàn cách xa
hôm nay muốn
gió thành hoa
muốn mây
thành tóc lòng ta rũ cười
bao giờ trọn
vẹn cuộc đời
ta ôm mây trắng
cho trời mãi xanh
Xuân Tứ
Cỏ hoa thì
thầm hát
Ngoài vườn
trăng đêm nay.
Xuân ngàn mùa
vẫn một
Hương sắc không
hề phai
Sự trôi chảy
mãi thật
Tình đơn sơ
còn đây.
Ôi nỗi niềm
bát ngát
Thuỷ chung nào
vơi đầy.
84
Xuân ca quá khác Xuân Tứ.
Khó hiểu thật.
NQT
Tôi là một
người làm thơ thứ thiệt. Thiệt đồng nghĩa với có nghề, có duyên nợ. Dám
vỗ ngực
tự xưng thứ thiệt, cũng bởi:
- đã
có in ấn, phổ biến.
- đã được trích dẫn,
lưu giữ.
- đã được lai rai nói
tới, nhắc qua.
- đã được nhận xét đánh
giá bằng văn bản.
- đã có chút ít bạn đọc.
Luân Hoán
Không biết có
phải tại là vì Gấu chê quá là chê thơ Mít, thi sĩ Mít, nên nhà thơ LH
đưa ra
tuyên ngôn trên?
LH, và nhiều
thi sĩ khác nữa, như, như… đều là thi sĩ, cũng như ở phiá bên kia,
những
NTT, thí dụ, đều là thi sĩ.
Nhưng rõ như ban ngày, thi sĩ của chúng ta thường
chỉ làm thơ, dưới ánh sáng của Đảng, hoặc trong bóng tối của...
Bướm.
Nơi chốn âm u và ẩm ướt Thượng Đế thường xuyên ẩn núp, cái cửa mở ra mọi siêu hình học và tôn giáo, và còn mở ra cả 1 cõi thơ của Mít!
GCC vs Thi Sĩ Mít
Ui chao, lại
nhớ lần qua Cali mới rồi. Gặp bạn DTL, ăn uống đãi đằng, tặng thơ, cho
Thảo Trần,
lời đề tặng cũng chỉ có tênThảo Trần, ấy là vì Gấu Cái ra lệnh, phải
xin thơ,
và mang thơ DTL về cho Bả.
Chưa hết, Bả
còn mail cho cả hai vợ chồng DTL, xin thơ.
Và chàng phán, mày là bạn tao, tha hồ chửi, nhưng thơ tao đã được vô văn học sử Mẽo rồi.
Gấu, chứ không
phải Gấu Cái, rất mê thơ DTL.
Và có 1 kỷ niệm rất thú vị về vụ này, để khoan khoan khui ra.
Còn Gấu Cái, cũng rất mê thơ, và cũng có 1 kỷ niệm, thời con gái,
có 1
tay mê, luôn gửi thơ tán, và đều là thơ…. DTL!
Thi thoảng cũng có Nguyên Sa.
TTT?
Never!
Cũng nhân nói chuyện làm thơ tán gái. Bài Phượng Hồng của nhà thơ Đỗ Trung Quân có câu:
Mùa hè đến trường khắc nỗi nhớ trên cây
Theo GCC, phải lên
[cây] mới đúng.
Mít nói “khắc
lên”, chứ không nói, “khắc trên”.
Mỗi lần tình
cờ nghe một em ca, đến câu này, là thấy nhói 1 cái, như có ai châm kim
vào… !
Hà, hà!
Note: Bữa
trước, có 1 anh bạn ở trong nước mail, hỏi, có tí info về nhạc sĩ TK, hay không,
gà cho anh, vì anh đang cần viết về nhạc sĩ TK [già].
Gấu bỗng nhớ lần Thuý Nga
ra DVD về ông, và ông có kể là, 1 lời nhạc của ông cứ bị hát trật đi,
và mỗi lần
ông nghe 1 em ca, là lo ngay ngáy, y chang Gấu, khi nghe bản Phượng Hồng.
Đến lúc trả tiền, Gấu kiếm hoài, không thấy tờ 10 đồng đâu cả, mà bạn C. thì đinh ninh bạn mình có tiền, nên cũng chẳng mang tiền!
Lần đó, bạn C phải ngồi làm vali, Gấu đạp xe đạp từ Sài Gòn downtown qua Ngã Sáu Chợ Lớn, đến nhà bạn Luận, một trong Thất Hiền. Bạn móc túi đưa, sau khi đi 1 bài moran dài dằng dặc như Plờ Cu!
Tới nơi, thì mọi người đều ra về, ban nhạc thì đã dọn dẹp xong, đang làm 1 tô, trước khi ra về. Chỉ có 1 mình bạn C ở giữa gian phòng to tổ bố!
Đọc Văn chương và Hậu Lịch Sử, của
Steiner, Gấu tự hỏi, liệu cần tới Kant, Hegel, một khi mà
Marx cũng bị vượt [hậu lịch sử mà].
Steiner viết:
Trong chủ
nghĩa Mác-xít, có toàn bộ những dự tưởng và khả tính về không tưởng bị
bỏ mặc
cho mơ hồ, vì nằm "bên kia bờ lịch sử". Cho nên câu hỏi về bản chất
và động năng của đời sống, trong xã hội không giai cấp và trong Chủ
nghĩa Cộng
sản thứ thiệt, câu hỏi này đã được đặt ra ngay từ khởi thuỷ. Nhưng bởi
luận lý,
và do tất yếu, hầu hết những câu trả lời đều chiếu lệ, và khôi hài. Con
đường
phía trước thì gian khổ, tứ bề bốn bên lúc nào cũng chỉ chờ dịp bùng
nổ, nào khủng
hoảng, nào đảo ngược. Dấn thân dưới sức ép, với viễn ảnh tủn mụn, manh
mún về
khủng hoảng chính trị và kinh tế, con người lịch sử biết một điều,
trong cách
chia động từ "to be", có thì tương lai hoàn hảo [phải hoàn tất cái
này mới tới được ngày mai tươi sáng]. Hiểu biết này - Ernst Bloch gọi
là
Prinzip Hoffnung (Principe Espérance, Nguyên lý Hy vọng,) - là cốt lõi
cố gắng
của anh ta. Nhưng anh ta có quá ít thời giờ, cũng không có những thói
quen tưởng
tượng cần thiết để chi ly, lý tưởng. Chúng ta sẽ chỉ có thể công thức
hóa những
câu hỏi chuẩn xác về thân phận con người, được giải phóng và nhân bản
hóa - khi
nào, và liệu thân phận đó cận kề trong tầm tay lịch sử - khi chân trời
sẽ thôi
giật lui, [thế là] một tình thế quá mới, quá triệt để, nó đòi định
hướng lại
toàn bộ ý thức và những ẩn dụ tuyến tính, quanh đó chúng ta sắp xếp cảm
quan của
mình về thời gian.
Múa rìu qua mắt thợ: Triết gia họ Bùi có khi nào thấy mình giống như... 1 tên hề, trong Thị Trấn Công Chính của 1 xứ Mít, sau khi đã đánh thắng hai thằng thực dân cũ và mới?
Hán Cao Tổ, tức Hồ Tôn Hiến, tức Sáu Dân, chỉ ngồi trên bụng [lưng] ngựa mà thống nhất 1 cõi Nam Bộ, học vấn của Người lớp 1, còn Tấn Dũng thì là anh y tá dạo, cần gì tới Kant, Hegel?
Triết là học
chết, làm sao giống các môn khoa học khác, học… sống?
Steiner kết thúc bài viết của ông bằng 1 dự đoán:
Nếu xã hội tương lai tương hợp với những chu vi đã được tiên đoán bởi chủ nghĩa Mác-xít, nếu khu rừng - những đô thị của chúng ta trở về với "polis" của con người và những giấc mơ về cơn giận dữ - biến thành hiện thực, nghệ thuật biểu hiện sẽ là hài kịch ở cấp cao. Nghệ thuật sẽ là tiếng cười của trí tuệ, như trong Platon, trong Mozart, trong Stendhal.
Quả là hài kịch
thực: Cứ thử tưởng tượng triết gia họ Bùi đang thuyết giảng về Kant,
trong Thị
Trấn Công Chính, trong khi Lê Công Định, thí dụ, vấp ngã?
*
Cũng thật là tình cờ: Ghé Blog NL, thấy ngay cái cảnh triết gia họ Bùi đang giảng đạo Kant, Hegel, qua 1 hình ảnh, trong 1 bài viết của SCN:
Có ai hài lòng thấy mình là con lừa nổi tiếng đứng giữa hai bó cỏ ấy không?
Đọc cả bài viết, thì lại ngẩn tò te vì 1 câu viết của Sến:
Cuối cùng là nhân văn. Thực ra, đây là một vấn đề sáng tỏ, chẳng cần gì phải bàn dông dài. Đáng đau đầu là, đối với một số người này, nó là món độn, đối với một số người khác, nó là món kèm bảo hiểm và đối với một số người khác nữa lại là một trọng tài dễ dãi và cả nể. Biết làm sao được, khi mà thị trường văn học, theo đúng nghĩa của nó mới hình thành ngắn ngủi thế, và không ít người còn nuối tiếc thời kỳ phát triển theo kế hoạch trước kia. Ôi, thời vàng son trong đó mọi người đều có phần của mình, nay còn đâu!
Đáp ứng đúng những nhu cầu đó, chiều theo thị trường và biết cách khuynh đảo hay tràn ngập thị trường là những điều kiện sống còn của văn chương "cập thời vũ". Ở đây đổi mới hay bảo thủ chỉ là cái cớ. Vấn đề là sự đắc dụng tức thời, là sự thành đạt và doanh thu ngay tại chỗ. Nhu cầu "có tất cả và có ngay tức khắc" ấy cũng là một nhu cầu hoàn toàn tất yếu và lành mạnh của con người.
Thêm vào đó, không hiếm nhà văn tự cho mình phải thực hiện nghĩa vụ công dân cấp bách của một thời đại nào đó. Và nếu người cầm bút chỉ là những công dân tốt và những nhà văn tồi, thì chúng ta sẽ có một nền văn học tồi của các công dân đáng kính. Điều đó chưa tệ hại lắm. Tệ hại hơn nếu các bác sĩ, phi công, kế toán viên... đều là những bác sĩ tồi, phi công tồi và kế toán viên tồi như vậy.
Văn học tồi mà không tệ hại lắm, so với bác sĩ, phi công… tồi!
Một đất nước coi rẻ văn học như thế, thì chỉ đẻ ra hoặc sến hoặc tồi hơn sến mà thôi.
Coi cái bài
mở ra blog của S thì biết.
Đóng cửa tạ khách cả thế kỷ, khi mở cửa, viết về “lạc quan đen”.
Giọng văn thì
vẫn “vũ như cẩn”.
Một nhà văn
khi viết là có những vấn đề tự thân của người đó, liên quan mật thiết
đến chỉ
người đó, đến… sáng tạo.
Lạc quan
đen, hay đỏ, hay gì gì đi nữa, thì lại là chuyện khác, cũng như chuyện
ai ưa
ta, pro, ai không ưa ta, contre.
Ta đợi em từ cả... 1 thế kỷ, thật uổng công
đợi, uổng hoa phong nhụy, “hoài” trăng
rằm! (1)
Hà, hà!
Bài viết
này, của triết gia Mít bà con với BG, một trong những tiếng nói cất lên
vinh
danh BG, trong dịp VC vinh danh nhà thơ “Đười Ươi”, cũng… nhảm, cực
nhảm.
Có hai ý cực
choảng nhau trong bài viết của Bùi [đại] gia; một, BG, “trong chiếc
kính vạn
hoa” và một, BG, "nhà thơ của nhà thơ".
Nói rõ hơn,
đã "vạn hoa" thì thôi, đừng bắt nhà thơ BG phải đóng vai "nhà thơ của
nhà thơ".
So BG với
Holderlin, cũng nhảm.
"Vấn lạn" với BG, là cùng, với những nhà thơ Miền Nam, như TTT, TTY, tức câu hỏi Heidegger đặt ra, khi viết “Tại sao thi sĩ?” (1), in trong "Những con đường chẳng dẫn tới đâu", trong đó, ông nhắc tới câu thơ của Holderlin, "Tại sao thi sĩ trong thời khốn khổ"?
Heidegger đã
chọn Rilke, là thi sĩ của thời khốn khổ, của đêm đen, bởi vì, theo ông,
“đêm
đen” còn là “đêm thiêng”, và chỉ khi khốn khổ, đêm đen, thì thi sĩ mới
thốt lên
“lời thiêng”, chim thiêng mới hót lên lời mệnh bạc. Và Rilke làm được
điều này.
Vấn đề của Mít chúng ta [thực sự, của riêng Gấu, khi đọc BG cùng lúc đọc Heidegger], là, ai là Rilke của Mít, trong thời khốn khổ tại sao thi sĩ đó.
BVNS triết
gia, nhưng có lẽ chưa quen viết phê bình, tiểu luận, chăng?
Triết gia như ông, dịch thì được chứ viết phê bình, tiểu luận phải có
óc sáng tạo,
phải "sống" cái thời của mình nữa.
[Sống cái thời của mình: Cái này là
Gấu đoán chừng. Trong khi BG, nhà thơ bị vây khổn, thì triết gia Bùi
gia
"không có nhà".
Nhà ở đây, hiểu theo nghĩa của Heidegger, hay hiểu là Miền Nam, thì
cũng được.
Ông tếch mẹ đi Tây, hẳn thế ? Bây giờ hòa bường rồi, về vinh danh nhà
thơ Đười Ươi,
cùng VC]
GCC mới tra net:
* Dịch giả Bùi Văn Nam Sơn sinh năm 1947 tại Duy Xuyên - Quảng Nam. Ông học triết ở SG rồi [chuồn qua Đức. NQT], tiếp tục học học ở Đại học J. W. Goethe, Frankfurt/M, CHLB Đức, đã từng giảng dạy triết học ở Đức và hiện sống tại VN.
Không dễ đâu.
NQT
(1)
What
are poets for?
Thi sĩ để làm cái quái gì cơ chứ?
Pourquoi
des poètes en temps de détresse?
Tại
sao thi sĩ trong thời điêu đứng?
Heidegger
"...
and what are poets for in a destitude time?", Holderlin hỏi, trong bài
điếu "Bánh mì và Rượu vang".
Thời của đêm thế gian là thời điêu đứng: The time of the world's night
is the
destitude time.
*
Is Rainer Maria Rilke a poet in a destitude time? How is his poetry
related to
the destitution of the time? How deeply does it reach into the abyss?
Where
does the poet go, assuming he goes where he can go?
Liệu có phải Rilke là nhà thơ của thời điêu đứng?
Như thế nào, làm thế nào, thơ của ông móc nối với sự điêu đứng của thời
gian?
Sâu thẳm cỡ nào, thơ của ông với xuống vực thẳm? Nhà thơ đi đâu, giả dụ
như có
một nơi chốn nhà thơ có thể đi?
*
Từ 'thời gian', ở đây có nghĩa, thời gian mà chúng ta còn thuộc về nó.
Với kinh
nghiệm lịch sử của Holderlin, sự xuất hiện và hy sinh của Đấng Ky Tô
Christ
đánh dấu bắt đầu và chấm dứt ngày của những vị thần, the day of the
gods. Đêm
xuống, và kể từ đó, ba ngôi nhập một, the 'united three' - Herakles,
Dionysos,
và Christ - rời bỏ thế gian, buổi chiều của thế gian chìm dần vào đêm
tối của
nó. Đêm thế gian trải dài bóng tối của nó. Đây là thời thần linh trễ
hẹn [The
era is defined by the god's failure to arrive], thời khiếm khuyết thần
linh,
default of god. Thời khiếm khuyến thần linh mà Holderlin kinh nghiệm
không có
nghĩa chối bỏ liên hệ giữa thần và người và nhà thờ. Khiếm khuyết thần
linh có
nghĩa, chẳng còn thần linh tóm thâu người và vật thành một mối, và bằng
một mối
thâu gom như thế, lịch sử thế gian được đặt để, và con người dong duổi
cùng với
nó.
*
Ngay từ những ngày 1973, khi chưa chấm dứt cuộc chiến, Gấu này đã nhìn
ra, thơ
TTT, đúng là thứ thơ của thời điêu đứng, đúng như Heidegger coi Rilke
là thi sĩ
của thời điêu đứng:
Là thi sĩ của thời điêu đứng , có nghĩa là: hát, chú tâm đến dấu chân
để lại
của những vị thần trong khi bỏ chạy. Chính vì thế, vào thời gian của
đêm tối,
thi sĩ nói điều thiêng. Chính vì thế, trong ngôn ngữ của Holderlin, đêm
thế
giới là "đêm thiêng" (2)
Être poète en temps de détresse, c'est alors : chantant, être attentif
à la
trace des dieux enfuis. Voilà
pourquoi, au temps de la nuit du monde, le poète dit le sacré. Voilà
pourquoi,
dans la langue de Holderlin, la nuit du monde est la « nuit sacrée ».
Pourquoi des poètes en temps de détresse? Heidegger
*
(2) Trong Mảng Lưu Vong, La Part d'Exil, Le Huu Khoa coi Trịnh
Công Sơn
là chim thiêng hót lời mệnh bạc
[Trinh Cong Son: L'oiseau sacré chante le destin tragique]
*
Holderlin phán:
Ở nơi nào có nguy nàn,
Ở đó có cứu rỗi
Mais où est le péril, là
Croit aussi ce qui sauve
Holderlin, IV, 190
*
Coetzee viết về Brodsky:
Những nhà thơ gân guốc, dũng mãnh, luôn tạo ra dòng của riêng họ, và
trong khi
làm như thế, viết lại lịch sử thơ ca.
Strong poets have always created their own lineage and, in the process,
rewritten the history of poetry.
Làm sao TTT không tiên cảm, thứ
thơ
tự do của ông, mãnh liệt như thế, hũ nút như thế, không giống ai như
thế, sẽ
gặp phản ứng dữ dội từ phía độc giả, chắc chắn khác hẳn, "làm mặt
lạ", như thế?
Hãy nhớ lại phản ứng dữ dội của tầng lớp thưởng ngoạn, khi thơ tự do
vừa xuất
hiện.
Những dòng cảnh báo, ở đây, tôi là vị hoàng đế, của vương quốc thơ của
tôi, là
theo ý đó. Vô là phải thần phục vị hoàng đế với đầy đủ quyền uy.
Trường hợp ngược lại, bạn có thể vứt tập thơ vô thùng rác.
Cao ngạo đấy, nhưng cũng rất là khiêm tốn đấy.
Nhà thơ nào, khi muốn tạo riêng dòng, cũng nói như vậy, nếu tự tin vào
thơ của
mình, đâu riêng gì TTT?
TTT gọi
thơ của ông, và của những
nhà thơ cùng thời với ông, - thay vì thơ của thời “détresse”, như
Holderlin gọi
- thì là [thơ] “giữa chiến tranh và trại tù”.
Nhưng
nếu Heidegger coi Rilke là nhà thơ của đêm đen/đêm thiêng, thì, với Mít
chúng
ta, ai là... Rilke?
TTT?
BG?
VC
chọn BG, và ban cho ông cái nick mới, nhà thơ “Đười Ươi”!
Mãi lần đầu vào Sài gòn năm 1989 tôi mới được dẫn vào huyền thoại ấy, để cực nhọc đãi từ mấy trăm trang của cuốn Bài ca quần đảo, tác phẩm Bùi Giáng đầu tiên tôi tìm được, vài chục câu thơ hay. Vàng lẫn trong cám vẫn trọn vẹn vàng, nhưng một câu thơ sáng không nhất thiết càng rực rỡ giữa rừng câu mù mịt. Nhưng sự thất vọng ấy chưa đáng kể bằng nỗi kinh ngạc khi nghe những người canh giữ huyền thoại khuyến cáo, rằng tôi là con đẻ của Miền Bắc đỏ, Miền Bắc cách mạng và chiến thắng, tôi đang trồi lên cùng dòng chủ lưu đổi mới, tôi không có cách gì hiểu Bùi Giáng; và khuyến cáo: hãy rời khỏi trường học của tri thức, hãy xếp vũ khí của lí trí phê phán, hãy rũ bỏ hành trang kinh nghiệm thâu nhặt ở đời, được như thế là đã đến gần Bùi Giáng. Mọi huyền thoại đều mong người ta đến gần mình bằng tay trắng, đầu trần, chân không và một lòng khuất lụy như vậy.
Phạm Thị Hoài: Một giải thưởng văn chương mang tên Bùi Giáng
Con đẻ của
Miền Bắc Đỏ, chạy qua Đức, với anh trí thức Miền Nam, bỏ chạy qua Đức,
thì cũng
mắm sốt: và “không có cách gì hiểu BG”
*
Bài viết của PTH có nhắc tới lời khuyên bảo của đám Nam Kít, “hãy rời khỏi trường học của tri thức, hãy xếp vũ khí của lí trí phê phán, hãy rũ bỏ hành trang kinh nghiệm thâu nhặt ở đời, được như thế là đã đến gần Bùi Giáng”.
Không phải vậy.
Một trong những cách hiểu BG, của 1 người Miền Nam, một nhà thơ, là TTT:
Muốn gặp Bùi
Giáng hãy ngao du theo dấu chân
Ông để lại, hãy đánh mất mình trong cuộc Lữ, hãy chịu cuồng si để sáng
suốt.
Nghĩa là hãy "thơ mộng" như Ông.
Source
Lời khuyên
của TTT, “hãy ngao du theo dấu chân Ông
để lại”, không hiểu vô tình, hay hữu ý, cũng là của Heidegger:
Thi sĩ là người trần… cảm nhận ra dấu vết của những vị thần bỏ chạy… và
dẫn những
người trần bà con mò theo con đường của những vị thần bỏ chạy tới....
điểm ngoặt.
Poets are
the mortals who, singing earnestly of the wine-god, sense the trace of
the
fugitive gods, stay on the gods' tracks, and so trace for their kindred
mortals
the way toward the turning. The ether, however, in which alone the gods
are gods,
is their godhead. The element of this ether, that within which even the
godhead
itself is still present, is the holy. The element of the ether for the
coming
of the fugitive gods, the holy, is the track of the fugitive gods. But
who has
the power to sense, to trace such a track? Traces are often
inconspicuous, and
are always the legacy of a directive that is barely divined. To be a
poet in a
destitute time means: to attend, singing, to the trace of the fugitive
gods.
This is why the poet in the time of the world's night utters the holy.
This is
why, in Holderlin's language, the world's night is the holy night.
….
Because of this default, there fails to appear for the world the ground that grounds it. The word for abyss – Abgrund- originally means the soil and ground toward which, because it is undermost, a thing tends downward. But in what follows we shall think of the Ab- as the complete absence of the ground. The ground is the soil in which to strike root and to stand. The age for which the ground fails to come, hangs in the abyss. Assuming that a turn still remains open for this destitute time at all, it can come some day only if the world turns about fundamentally-and that now means, unequivocally: if it turns away from the abyss. In the age of the world's night, the abyss of the world must be experienced and endured. But for this it is necessary that there be those who reach into the abyss.
Heidegger: What Are Poets For?
Thuật ngữ “nhà
thơ của nhà thơ”, “nhà văn của nhà văn”, được áp dụng khi người đó xuất
hiện, là mở ra vụ án văn chương, mượn ý của Roland
Barthes, (Chaque
écrivain qui nait ouvre en lui le procès de la littérature).
Thành ra 1 ý niệm
như thế chửi bố hình ảnh nhà thơ "vạn hoa" mà Bùi đại gia gán cho BG.
Susan Sontag, đọc
W.G. Sebald ngỡ ngàng, coi đây là “nhà văn của nhà văn”, là vì bà
không tin
còn thứ "nhà văn của nhà văn" như thế, không tin là vụ án Lò Thiêu lại
được mở
ra, theo một chiều hướng khác biệt hẳn trước đó.
Hơn nữa, làm gì có thứ triết học
dễ dãi như đệ tử triết gia họ Bùi ca thầy của mình. (1)
Triết là học chết,
suy nghĩ coi cuộc đời đáng sống hay không là trả lời câu hỏi căn bản
của triết
học… đâu có phải chuyện… dễ?
Làm thơ. Làm thơ hành động tối thậm phi lý, mở mọi ngõ ngách phi lý, đẩy đưa đời người vào cõi phi lý. Ngõ ngách phi lý ấy là chính chúng ta, cõi phi lý ấy chính là đời chúng ta. Như đêm nay không giống mọi đêm đã qua và sẽ chẳng bao giờ giống một đêm nào ở mai kia. Làm thơ như rong chơi, quên lãng, hay làm thơ như tận tụy với một mối duyên tình hay làm thơ như đốn ngộ hốt hoảng thì vẫn là cái “không thể làm” được ở đời người, ở kiếp sống. Tri kỷ khả nhi vi chi, biết không làm được mà lại cứ làm. Tại sao? Tại sao vậy?
Trầm trọng phải không? Tự nhiên cái sự thể nó như thế. Trầm trọng cũng là tự nhiên của thơ và của việc làm thơ.
Thi sĩ đêm nay của chúng ta Vũ Hoàng Chương - làm thơ suốt một đời. Một đời để ra làm thơ. Thơ Vũ Hoàng Chương đi từ “Đêm Hoa Đăng đèn xanh bóng trăng” từ “Phách ngọt đàn say đêm khói êm” từ “Áo vải mộng phong hầu” đến “Ngồi quán” đến Isabel Baes đến nhị thập bát tú và không gian “bốn bề vẫn chỉ một phương,” đến Ngày lớn. Chúng ta không thể nào hiểu Vũ Hoàng Chương còn đi đến đâu - hỏi thực cũng như chúng ta đây chúng ta trong giây phút này có biết chúng ta đi đến đâu - nhưng hiện thời chúng ta cũng đang biết - biết gì? - biết Vũ Hoàng Chương đang ăn nằm với Thơ như đang ăn nằm với cái chết. Chết cũng là một cách nói thôi. Như Trang nói chết là tỉnh giấc chiêm bao. Và có “tỉnh lớn” thì mới biết được “chiêm bao lớn.” Ta có một đời để sống, để chết hay có vô vàn đời? Ai biết? Mà nói chi những điều ấy. Nhưng người làm thơ cứ nói. Nói miết. Thay nhau nói. Tranh nhau nói. Để làm gì?
Thôi nói chi những chuyện ấy. Thơ là lời và hơn lời. Đã đến lúc chúng ta cần nghe thơ. Thơ đọc trong đêm nay dành cho Vũ Hoàng Chương.
TTT
What are
poets for?
Thi sĩ để
làm cái quái gì cơ chứ?
Pourquoi des poètes en temps de détresse?
Tại sao thi
sĩ trong thời điêu đứng?
Heidegger
"...
and what are poets for in a destitude time?", Holderlin hỏi, trong bài
điếu
"Bánh mì và Rượu vang".
Thời của đêm
thế gian là thời điêu đứng: The time of the world's night is the
destitude
time.
*
Is Rainer
Maria Rilke a poet in a destitude time? How is his poetry related to
the
destitution of the time? How deeply does it reach into the abyss? Where
does
the poet go, assuming he goes where he can go?
Liệu có phải
Rilke là nhà thơ của thời điêu đứng?
Như thế nào,
làm thế nào, thơ của ông móc nối với sự điêu đứng của thời gian? Sâu
thẳm cỡ
nào, thơ của ông với xuống vực thẳm? Nhà thơ đi đâu, giả dụ như có một
nơi chốn
nhà thơ có thể đi?
*
Từ 'thời
gian', ở đây có nghĩa, thời gian mà chúng ta còn thuộc về nó. Với kinh
nghiệm lịch
sử của Holderlin, sự xuất hiện và hy sinh của Đấng Ky Tô Christ đánh
dấu bắt đầu
và chấm dứt ngày của những vị thần, the day of the gods. Đêm xuống, và
kể từ
đó, ba ngôi nhập một, the 'united three' - Herakles, Dionysos, và
Christ - rời
bỏ thế gian, buổi chiều của thế gian chìm dần vào đêm tối của nó. Đêm
thế gian
trải dài bóng tối của nó. Đây là thời thần linh trễ hẹn [The era is
defined by
the god's failure to arrive], thời khiếm khuyết thần linh, default of
god. Thời
khiếm khuyến thần linh mà Holderlin kinh nghiệm không có nghĩa chối bỏ
liên hệ
giữa thần và người và nhà thờ. Khiếm khuyết thần linh có nghĩa, chẳng
còn thần
linh tóm thâu người và vật thành một mối, và bằng một mối thâu gom như
thế, lịch
sử thế gian được đặt để, và con người dong duổi cùng với nó.
*
Ngay từ những ngày 1973, khi chưa chấm dứt cuộc chiến,
Gấu này đã nhìn ra, thơ TTT, đúng là thứ thơ của thời điêu đứng, đúng
như
Heidegger coi Rilke là thi sĩ của thời điêu đứng:
Là thi sĩ của thời điêu đứng , có nghĩa là: hát, chú
tâm đến dấu chân để lại của những vị thần trong khi bỏ chạy. Chính vì
thế, vào
thời gian của đêm tối, thi sĩ nói điều thiêng. Chính vì thế, trong ngôn
ngữ của
Holderlin, đêm thế giới là "đêm thiêng" (1)
Être poète en temps de détresse, c'est alors :
chantant, être attentif à la trace des dieux enfuis. Voilà pourquoi, au
temps
de la nuit du monde, le poète dit le sacré. Voilà pourquoi, dans la
langue de
Holderlin, la nuit du monde est la « nuit sacrée ».
Pourquoi des poètes en temps de détresse? Heidegger
*
(1) Trong Mảng Lưu Vong, La Part
d'Exil, Le Huu Khoa
coi Trịnh Công Sơn là chim thiêng hót lời mệnh bạc
[Trinh Cong
Son: L'oiseau sacré chante le destin tragique]
*
Holderlin
phán:
Ở nơi nào có
nguy nàn,
Ở đó có cứu
rỗi
Mais où est
le péril, là
Croit aussi
ce qui sauve
Holderlin,
IV, 190
*
Coetzee viết
về Brodsky:
Những nhà
thơ gân guốc, dũng mãnh, luôn tạo ra dòng của riêng họ, và trong khi
làm như thế,
viết lại lịch sử thơ ca.
Strong poets
have always created their own lineage and, in the process, rewritten
the
history of poetry.
Làm sao TTT
không tiên cảm, thứ thơ tự do của ông, mãnh liệt như thế, hũ nút như
thế, không
giống ai như thế, sẽ gặp phản ứng dữ dội từ phía độc giả, chắc chắn
khác hẳn,
"làm mặt lạ", như thế?
Hãy nhớ lại
phản ứng dữ dội của tầng lớp thưởng ngoạn, khi thơ tự do vừa xuất hiện.
Những dòng cảnh
báo, ở đây, tôi là vị hoàng đế, của vương quốc thơ của tôi, là theo ý
đó. Vô là
phải thần phục vị hoàng đế với đầy đủ quyền uy.
Trường hợp
ngược lại, bạn có thể vứt tập thơ vô thùng rác.
Cao ngạo đấy,
nhưng cũng rất là khiêm tốn đấy.
Nhà thơ nào,
khi muốn tạo riêng dòng, cũng nói như vậy, nếu tự tin vào thơ của mình,
đâu
riêng gì TTT?
TTT gọi thơ của ông, và của những nhà thơ cùng thời với ông, - thay vì thơ của thời “détresse”, như Holderlin gọi - thì là [thơ] “giữa chiến tranh và trại tù”.
Nhưng
nếu Heidegger coi Rilke là nhà thơ của đêm đen/đêm thiêng, thì, với Mít
chúng ta,
ai là... Rilke?
TTT?
BG?
VC chọn BG, và ban cho ông cái nick mới, nhà thơ “Đười Ươi”!
Bruce Weigl
The Metaphysician in the
Dark: An Interview
Nhà Siêu hình
trong Bóng tối: Một cuộc phỏng vấn
BW: Liệu là do cuộc hành trình từ Yugoslavia, một cuộc hành trình sau cùng đưa ông tới New York, làm ông thành nhà thơ? Liệu kinh nghiệm di dân, 1 cách nào đó, thúc ép ông đề ra những câu hỏi mà chỉ thơ ca mới có thể trả lời?
Charles Simic: Có thể. Nhưng bố ai mà biết được, who can tell? Tôi biết những gã cùng một cái nền y chang, trở thành kỹ sư, thợ sửa máy bưu điện. Về một mặt khác, kinh nghiệm di dân quả là có thúc ép tôi hỏi, và tiếp tục hỏi, một vài câu hỏi về lịch sử thế kỷ 20.
BW: Làm sao mà ông hòa giải, reconcile, những hình thức lớn rộng hơn của lịch sử, và lời cầu nguyện về những điều ghê rợn, the litany of terrors (kể cả những điều mà ông chứng kiến khi còn là 1 đứa con nít trong chiến tranh ở Yugoslavia) với những hình thức dành riêng, độc nhất, là những hình thức nghệ thuật?
CS: Nhà thơ Holderlin đã hỏi như vậy rồi: Tại sao thi sĩ trong thời kỳ đốn mạt? Và Heidegger trả lời: Vào thời đại đêm đen của thế giới, hố thẳm phải được kinh nghiệm, và chịu đựng. Và để làm được điều này, thì phải có người xuống hố thẳm, reach into the abyss. Tôi tiếp tục tin là, thơ nói nhiều hơn về cuộc sống tâm linh của 1 thời đại hơn là bất cứ 1 nghệ thuật khác. Thơ là cái chỗ, ở đó những câu hỏi cơ bản khác được đưa ra, về phận người.
Hố thẳm phải
được kinh nghiệm và chịu đựng. Thơ giữa "chiến tranh và trại tù". Chim
thiêng hót
phận bạc.
Ở nơi nào có nguy nàn, Ở đó có
cứu rỗi [Mais où est le péril, là Croit aussi ce qui sauve]
TTT, khi
phán về thơ MT, là cũng mô phỏng ý của Holderlin:
Trong nhiều
năm anh viết văn, bằng lòng làm nhà văn, không làm thơ.
Như mọi thi
sĩ của một thời điêu đứng, anh chạy trốn thơ cho đến lúc không thể trốn
được nữa…
Thơ đến từ đâu?
Từ hố thẳm
phải bò xuống, phải kinh nghiệm, phải chịu đựng.
Đâu có phải đến
từ xứ Bắc Hà, từ thi sĩ HC, vừa mới được lịch sử lọc ra là đã lắc đầu
quầy quậy
ngoan ngoãn ngồi viết Tự Kiểm, để về nhà tìm lá diêu bông?
Từ cái khoảng giữa ‘chiến tranh và trại tù’.
MT sở dĩ phải đến cuối đời thì mới làm thơ được, ở nơi xứ người, là cũng theo nghĩa hố thẳm phải kinh nghiệm và chịu đựng, chứ không phải theo nghĩa mà TTT phán:
Cõi không
là thơ, Không còn gì hết là Thơ. Nơi không còn gì nữa hết là Thơ. Một
xóa bỏ tận
cùng. Từ sự xoá bỏ chính nó. Tôi xoá bỏ xong tôi. Không còn gì nữa hết.
Tôi
thơ.
Et le poète reconquiert
son invisibilité.
Jean Cocteau
Soure
TTT nói lên cái hậu quả,
không phải cái duyên do, của Ta thấy hình ta những miếu
đền.
*
V/v
Heidegger.
Nhận xét của Paul Ricoeur về Heidegger và Hữu thể và Thời gian:
Heidegger đã đánh dấu tác phẩm của ông, khỏi phải lèm bèm thêm. Nhưng ra thế nào, nàm sao mà 1 triết gia bảnh tỏng như ông ta mà lầm lạc như thế, và đem thân phò Hitler? Đúng là 1 lời thú nhận sự bất lực về mặt triết học!
Văn hoá như tôi biết được, chưa hề ngăn ngừa, phòng chống sự man rợ. Một xứ sở với 1 nền văn minh đỉnh cao chói lọi như Đức, vậy mà ngập chìm trong tủi nhục, và đó là 1 thí dụ nhức nhối, đau thương. Nhưng tôi chưa bao giờ buộc tội Heidegger, như là 1 triết gia. Chỉ điều này, triết học của ông không sản sinh ra cả đạo đức lẫn chính trị, và gây ra ở trong ông ta, vào một thời kỳ, sự hồ nghi trí thức, và điều này được biểu lộ ra bằng sự bất lực của ông khi không thể tiếp tục Hữu thể và Thời gian, một thứ khoảng trống tư biện, mà ông ta nghĩ rằng, có thể làm đầy bằng hình tượng một con người coi mình như là vĩ nhân của lịch sử, cha già của dân tộc. Chính vào lúc đó, ông bị trúng bả Quốc Xã. Nhưng hãy minh bạch 1 điều, Hữu thể và Thời gian không phải là 1 cuốn sách Nazi, nó là, và đây là sự khác biệt rất ư khác biệt, một tác phẩm không phòng vệ chống chủ nghĩa Nazi. Trong khi đó, Karl Jaspers, ông ta không ngã gục như Heidegger, là bởi vì triết học của ông sản sinh ra một nền đạo hạnh và chính trị học.
Être et temps n'est en rien un livre nazi, il s'agit, et toute la différence est là, d'un ouvrage qui ne protège pas contre le nazisme.
Một cuốn sách không phòng chống Nazi.
Tuyệt.
Thơ Miền Nam trước 1975 không phòng chống VC.
Theo nghĩa
đó, đỉnh cao chói lọi của cõi thơ MN, thì lại đúng là cái khoảng đêm
đen, hố thẳm
phải bò xuống, kinh nghiệm và chịu đựng, và đó là Thơ Ở Đâu Xa, Ta Về, Tôi Cùng
Gió Mùa, (1) và... Ta Thấy
Hình Ta
Những Miếu Đền.
(1)
Mới đọc ai
tín trên Blog HH.
Xin thành thực
chia buồn.
NQT
Trả lời tờ
The Paris Review, tại sao ông bực mình cái chuyện “chúng” cho in
những bản nháp
của Hoang Địa của Eliot, thi
sĩ Auden trả lời:
-Bởi vì không
có dòng nào mà ông viết ra khiến một người nào đó mong ước, là ông muốn
giữ lại
dòng thơ đó. Because there’s not a line he left out which makes one
wish he’d
kept it.
Áp dụng vào
trường hợp “chúng” in “Đười Ươi” mà coi là “Chân Kinh”, của BG, thì
cũng rứa.
Auden chửi “chúng”
tiếp:
Tôi nghĩ thật
nhục nhã xấu hổ mọi người bỏ ra nhiều cho 1 bản nháp hơn là cho một bài
thơ hoàn
tất: “ I think it shameful that people will spend more for a draft than
for a
completed poem."
Người ta định nghĩa, thi sĩ là kẻ nhìn thấy khía cạnh giống nhau của những sự vật bề ngoài không có vẻ gì giống nhau hết; và thơ là sự so sánh quá đáng [comparaison forcée] giữa những sự vật tưởng như không thân thuộc đó. Thi sĩ, kẻ ở giữa người thường và kẻ điên, bởi vì người điên nhìn mọi vật đều giống nhau hết. Michel Foucault định nghĩa, người điên là kẻ bị vong thân trong trò chơi tương tự, người của những giống nhau quá đáng đến trở thành man rợ.
Bùi Giáng, điên, khi đang là
thi sĩ, đi quá mép bờ, vượt qua cõi
của những giống nhau đến trở thành man rợ: TTT gọi, đây là trường hợp
tự huỷ
của thiên tài, với BG, là thiên tài ngôn ngữ: tiếng Việt. Còn Foucault,
như
trên, gọi là, bị vong thân, aliéné, trong trò chơi tương tự.
*
Thụy Khuê viết:
“Trong gần nửa thế kỷ làm thơ,
Bùi Giáng đã để lại hàng ngàn bài,
có những câu thơ tuyệt hay, nhưng chính sự lập lại những khám phá ngôn
ngữ buổi
đầu khiến thơ ông trở thành khuôn sáo về mặt từ ngữ cũng như tư tưởng.
Những dạ
thưa, tồn sinh, trùng lai, phố thị của Bùi Giáng,
tà huy của Nguyễn Gia Thiều, mù sa, trăm năm của Nguyễn Du ban đầu làm
xao
xuyến người đọc... Nhưng vì lập lại nhiều lần, chúng bị phá giá.”
Còn Trần Hữu Thục trong một bài nhận định của mình đã viết rằng:
“Nói cho rõ ràng ra, thơ của Bùi Giáng dở. Trừ một số câu thơ hay, chưa hẳn là rất hay, còn lại hầu hết thơ ông đều dở. Tôi có cảm tưởng rất nhiều câu thơ của ông làm chẳng khác gì những câu thơ ngây ngô của mình khi mới bắt đầu tập tễnh làm thơ hồi còn học trò.”
Nếu chúng ta để ý, thì có thể nhận ra một điều là, những người chê BG, đều chưa từng làm thơ. Nếu có người viết văn, thì văn của họ không có tí thơ nào ở trong đó cả, và khi viết, họ ít sử dụng tới trí tưởng tượng, và thường viết thứ văn hiện thực, những loại ký, tự sự, truyện kể…
Đừng coi nhận xét trên là một lời chê bai. Một sự thực.
Bà TK thì
chưa từng “viết”, theo cái nghĩa sáng tạo. Bà chuyên xoa đầu
văn học Mít, không chỉ đương thời mà còn “lão thời”!
Còn THT, đọc giả tưởng của ông, giống “ký sự” những chuyến đi. Rất ít
“chất” tưởng
tượng. Khó gọi là ‘giả tưởng’.
THT có vẻ rất mê NMG.
Tôi cho rằng cả hai cùng thiếu
sự tưởng tượng, NMG bệ người thực việc thực vô tiểu thuyết. THT viết ký
sự, thì
cũng 1 thứ tiểu thuyết lịch sử của chuyện từng ngày, trong đời thực của
tác giả.
Những nhận xét này tuyệt đối không có tính chê bai.
Gấu bỗng nhớ đến Greene,
khi trả lời tờ The Paris Review,
ông lấy nhân vật từ đâu, từ đời sống thực, và ông
trả lời, đúng như thế, nhưng mà là ba thứ tẹp nhẹp. Thứ hách, là phải
từ trong đầu
của bạn, hay từ đâu đó, vọt ra. (1)
*
'Lòng người như đại dương, sâu thì thăm thẳm, rộng thì mênh mông. Nói lời đau lòng như ném chiếc kim vào chốn không cùng ấy, sau có muốn lấy lại thì cũng chẳng biết đâu mà tìm!' (2)
Ui chao, nghe như Gấu Cái chửi
Gấu, những lần Gấu quá nặng lời.
Khen đấy, mà chửi đấy, ‘uyên bác’ như mi, chửi câu nào nặng như chì,
đâu phải
cây kim?
Note: Câu thơ ‘Em thương
anh như thương một ông trời bơ vơ’,
cũng là của Gấu Cái lọc ra, giữa những 'vần thơ ngây ngô hồi còn đi
học'!
Chả là, thơ của TKH lẫn thơ BG!
(2) Lạ, là câu nói của BG, trên, cũng là của một nhân vật của Thảo Trần:
Uyên đã thực sự rời bỏ dòng sông để ra biển cả, không hề hiểu được một điều: biển cả, bởi vì mênh mông, cho nên thật khó mà nhận ra con đường ngày ra đi, hay tìm thấy được, con đường trở về...
Nơi giòng sông chảy về phía nam
Ui chao, tuyệt cú mèo!
Take care
(1)
INTERVIEWER
Then you don't draw your characters from life?
GREENE
No, one
never knows enough about characters in real life to put them into
novels. One
gets started and then, suddenly, one can not remember what toothpaste
they use;
what are their views on interior decoration, and one is stuck utterly. No,
major characters emerge; minor ones may be photographed.
Source
V/v
Điên & văn chương & xã hội
Đây là 1 đề
tài của 1 cuộc nói chuyện của Michel Foucault, tại Nhật, với 1 số tác
giả Nhật.
[Được in lại trong Dits & Écrits,
Tập II, 1970-1975]. Trích đoạn:
T. Shimizu:
Tóm gọn,
theo tôi, trong hệ thống tư duy của ông, văn chương được tổ chức,
organizer,
theo ba trục. Trục đầu, chung quanh vấn đề điên khùng, được trình bày,
présenter,
bằng Holderlin và Artaud. Trục thứ nhì, chung quanh vấn đề dục tính,
bởi Sade và
Bataille. Trục thứ ba, chung quanh vấn đề ngôn ngữ, bởi Mallarmé và
Blanchot. Lẽ
dĩ nhiên, chỉ là một sắp xếp tóm gọn, nhưng liệu ông có thể nói, theo,
en
fonction,
của ba trục trên?
M.Foucault:
Nhận xét của ông quá đúng, và theo tôi nó chiếu rọi những trung tâm
chính những
quan tâm của tôi. Nhưng không chỉ mình tôi, mà chúng còn quan trọng cho
tất cả
Tây Phương từ 150 năm.
Ngưng trích.
Có thể nói,
cõi thơ của BG nằm gọn trong ba trục trên.
Tếu thế!
Điên, có
ngay BG: nhà thơ bị vây khổn, đúng như TTT phán!
Dục tính, thì
có ngay Kỳ nữ Kim Cương. Có ngay cái lá cồn, thay vì lá diêu bông.
Cuộc đọa đày
của ngôn ngữ Mít, cũng có ngay BG, qua nhận xét của Gấu Cà Chớn.
Lá khô vì đợi chờ,
Cũng như đời mình quá âm
u
Trên tờ Văn, số tháng Hai &
Ba, 2006 có bài của Ngự Thuyết,
"Thử đọc lại ba bài thơ cũ", trong có bài Người Điên của Bùi
Giáng.
Nhân đó, ông bàn [thường thì Gấu sử dụng từ "phán"] về Bùi Giáng. Về
cái tật mê lá và mê nói lá [i] của nhà thơ này.
Theo Ngự Thuyết, khác với Hàn Mặc Tử và Bích Khuê, Bùi Giáng không hề
bị xác
thịt ám ảnh, theo nghĩa dầy vò. Hoàng Hậu đẹp thong dong, Ni Cô đẹp
không
lời... Nhưng, Bùi Giáng thích nói đến cái giống của đàn bà.
Ông than khóc Marilyn Monroe:
Giữa hư vô nếu ta còn
Nhớ ta em gửi cái hồn cho ta
Úp môi ôm mặt khóc òa
Cồn lê lên miệng là ba bốn lần
[Ngự Thuyết tô đậm].
Ông thích dùng chữ lá cồn
[lại nói lái]. Một tập thơ của ông có tên là
Lá Hoa Cồn.
Bài Em Là:....
Quên luôn cả lá cồn
Quên nước nguồn nước suối
Vì nhớ em luôn luôn.
Ngưng trích
Lá, lá diêu bông, lá đa
Sáng trăng em tưởng tối trời
Em ngồi em để sự đời em ra
Sự đời như cái lá đa
Đen như mõm chó, chém cha sự đời.
Nhưng, tuyệt nhất, theo Gấu, là những dòng ca dao sau đây, khi lá không
còn là
lá, mà trở thành một cái gì thật trong, thật sạch, thật gần gũi. Và
thật thèm.
Anh đi, em ở lại nhà
Cái dưa thời khú
Cái cà thời thâm.
Nghe lời nhạc TCS, có lẽ cũng
nên liên tưởng tới những câu ca dao
trên thì mới thật đã.
Lá khô vì đợi chờ mà đi với Cái dưa thời khú, mới
thật là tuyệt
cú mèo!
Đang trừu tượng bật sang liền cụ thể, thế mới tài tình!
*
Cũng như đời mình quá âm u làm nhớ tới Henry Miller:
Nơi chốn âm u và ẩm ướt đó, cái cửa mở ra mọi siêu hình học và tôn giáo
đó, còn
là nơi Thượng Đế thường xuyên chơi trò núp lùm!
(1) Tính viết bên lề bài TCS bị VC hăm xử tử, nhưng như vậy thì hỏng
quá! NQT
Nhắc tới Henry Miller, Gấu chợt nhận ra một điều, ông này là "sư phụ"
của một nhà văn nhà thơ Việt Nam, Phạm Công Thiện. Ông hay nhắc tới sư
phụ,
nhưng chưa hề nhắc tới những đoạn tuyệt vời nhất của sư phụ, tức những
đoạn
viết về lá.
Và đây là một thiếu sót rất lớn. Gấu nhớ là có lần, nhà văn Mẽo, John
Updike,
trong một bài viết, đã thẳng tay phạng một phê bình gia, về cái chuyện,
làm một
cái tổng kê, vậy mà bỏ qua một xen thật là tuyệt vời của Miller!
Xen đó mà bỏ qua thì thật là quá uổng, quá thiệt thòi, cho người đọc!
Đó là xen Henry Miller hồi nhớ, khi còn nhỏ, học dương cầm, mê cô giáo
dậy
dương cầm, không biết làm sao tỏ tình. Bữa đó, biết trước, cô giáo sẽ
phải cầm
tay chú, bắt đập đàn, bèn kín đáo, mở mấy cái nút quần, cho thằng nhỏ
phóng ra
ngoài, dương oai diệu võ, và đúng lúc cô giáo đưa tay xuống, tính cầm
tay thằng
học trò, thì thằng con nít bèn đưa ngay thằng nhỏ cho cô giáo.
Cô giáo giật nẩy mình, tát cho thằng học trò một cái.
Nhưng ngay buổi chiều hôm sau, thằng bé lén đi theo cô giáo về nhà, và
đè được
cô giáo ra trên thảm cỏ trước nhà cô.
Cô giáo cũng chỉ chờ có thế!
Gấu Cái vẫn
thường chê Gấu, mi viết cực quá, coi ta viết, nhẹ như không, viết như
không
viết.
Nhưng để viết được thứ văn đó, thì cũng phải trải qua không biết bao
nhiêu
là cay đắng, ngọt bùi.
Lần đầu tiên, qua Tiểu
Cali, được NMG cho coi bản thảo
cuốn SCML, câu nào câu nấy thẳng tắp, câu văn viết xuống, là chẳng cần
phải sửa,
Gấu quả thực sợ quá. NMG cũng cho biết, ông không chưa hề biết đến cái
nỗi khổ,
sửa văn. Trong khi Gấu, ngay cả viết ra rồi, in thành sách rồi, vẫn
thèm sửa!
Văn của THT
và văn của NMG giống hệt nhau, chúng không cần sửa.
Bởi thế, Gấu
thực sự ngạc nhiên khi THT phán:
“Nói
cho rõ ràng ra, thơ của Bùi Giáng dở. Trừ một số câu thơ hay, chưa hẳn
là rất
hay, còn lại hầu hết thơ ông đều dở. Tôi có cảm tưởng rất nhiều câu thơ
của ông
làm chẳng khác gì những câu thơ ngây ngô của mình khi mới bắt đầu tập
tễnh làm
thơ hồi còn học trò.”
GCC
thực sự hỏi THT, liệu ông làm nổi câu thơ:
Em thương anh như thương một ông trời bơ vơ... ?
Liệu THT kiếm
ra nổi cái từ “bơ vơ”? Rồi ông trời bơ vơ? Rồi bà trời?
Viết về 1 nhà
thơ như BG mà liều lĩnh đến như thế, thì quả đáng sợ thật.
Còn nhận xét
của Bà TK, về 1 số từ được lập đi lập lại, ở trong thơ BG, đúng. Nhưng
nhận xét này, người xưa gọi là nhìn thấy cây mà không thấy rừng. Bà này
cũng thích nổi
cộm. Có lần, đọc bà trả lời phỏng vấn, khi được hỏi, bà phản ứng thế
nào về cái
chuyện có nhiều người chê bà, bà trả lời, họ ghen ghét.
Có thể, nhưng có khi nào
bà tự hỏi chính bà, có người thực sự không ghét bà, khi chê bà?
GCC này có rất nhiều kẻ thù, nhưng chưa bao giờ coi thường 1 lời nhận xét của bất cứ 1 ai về mình.
Hồi “mồ ma”
tờ Văn của NXH, trên net, có cả Guest Book, sau bỏ, vì chửi nhau dữ
quá, và độc giả của tờ Văn chê bà
TK thấu trời, nhất là cái tít “Sóng Từ Trường”.
Họ phán,
“Sóng Từ” mới đúng. Và theo Gấu, độc giả báo Văn đúng. Từ
“từ” trong “từ trường” được dùng như là 1
tĩnh từ, khi bà TK dùng “từ trường”, thì sai. Đây là sự khác biệt giữa
“success
story” và “successful story”. Câu chuyện về sự thành công, khác, câu
chuyện [được
kể, được viết…] thành công. “Champs magnétique” khác “Champs de
magnétisme”. Khi
1 danh từ được sử dụng làm tĩnh từ, nghĩa vẫn mạnh hơn 1 tĩnh từ thực
sự, vì
còn cái gốc "noun" của nó. "Sóng Từ" diễn tả đúng cái ý
nghĩa của cuốn sách của bà TK: Một vật, để vô một từ trường, chịu chi
phối bởi
lực từ, qua những làn sóng từ.
Bà TK, không phải dân khoa học, chắc là không rành điều này.
Tưởng Niệm Bùi Giáng
Trả lời tờ
The Paris Review, tại sao ông bực mình cái chuyện “chúng” cho in
những bản nháp
của Hoang Địa của Eliot, thi
sĩ Auden trả lời:
-Bởi vì không
có dòng nào mà ông viết ra khiến một người nào đó mong ước, là ông muốn
giữ lại
dòng thơ đó. Because there’s not a line he left out which makes one
wish he’d
kept it.
Áp dụng vào
trường hợp “chúng” in “Đười Ươi” mà coi là “Chân Kinh”, của BG, thì
cũng rứa.
Auden chửi “chúng”
tiếp:
Tôi nghĩ thật
nhục nhã xấu hổ mọi người bỏ ra nhiều cho 1 bản nháp hơn là cho một bài
thơ hoàn
tất: “ I think it shameful that people will spend more for a draft than
for a
completed poem."
Holzwege:
.... Dans la
forêt, il y a des chemins qui, le plus souvent encombrés de
broussailles,
s'arrêtent soudain dans le non-frayé.
On les
appelle Holzwege.
Chacun suit
son propre chemin, mais dans la même forêt.
Souvent, il
semble que l'un ressemble à l'autre. Mais ce n'est qu'une apparence.
Bûcherons et
forestiers s'y connaissent en chemins. Ils savent ce que veut dire:
être sur un
Holzweg, sur un chemin qui ne mène nulle part Trong rừng, có những con
đường cồng
kềnh, chằng chịt với những bụi cây, khi không khựng lại không sao nhúc
nhích.
Người ta gọi
là Holzwege.
Mỗi người
con đường của riêng mình, nhưng cùng 1 khu rừng.
Thường là
con đường này giống con đường kia. Nhưng đó chỉ là bề ngoài.
Mấy đấng tiều
phu, mấy ông kiểm lâm rất rành chuyện này. Họ biết “ở trên một
Holzweg”: ở trên 1
con đường chẳng dẫn tới đâu
January-22-10
4:55:05 AM
Kính gởi Gấu
Nhà Văn,
Tôi được đọc
bài thơ "Biển" cuả ông trong Tin Văn, nó làm cho tôi thấy buồn quá.
Xin gởi tặng
ông hình cuả "tôi" bên bờ biển, như một lời chào.
Trang Tin
Văn cuả ông thật bổ ích và thú vị. Chỉ có điều tôi không biết cái
index, map cuả
website Tin Văn như thế nào, vì trong "Nhật Ký" chỉ lưu từ 2003 đến
2007, mong ông chỉ cho. Tôi
nhiều khi bị lạc vì các ngã ba ngã tư trong
bài,
nhưng lại bắt gặp thêm nhiều kỳ thú.
Chân
thành cảm
ơn ông.
Tặng BG
Vẫn thấy
trong mơ đời trở giấc
Cỏ cây rù
quyến gió hoang đàng
Trời xanh
cao vút giếng nước ngọc
Đất hiền thở
hương nắng thênh thang
1976
TTT: Thơ Ở Đâu Xa
Note: 1976, sau 1975 một năm.
V/v. Những con đường rừng
Đọc "Note préliminaire", bản dịch tiếng Pháp:
Cái tít tiếng Đức của tác phẩm này là Holzwege. Cái tít thì quá mờ hoặc. Cái nghĩa đầu tiên của Holzweg đúng là “con đường” (Weg) ăn vào “rừng” (Holz) để mang củi (gỗ được chặt, cắt, bois coupé (Holz) – như vậy nghĩa đầu tiên là “con đường rừng”, nghĩa này vẫn còn được sử dụng vào những ngày của chúng ta...
Date: Sun,
11 Jul 2010 12:38:54 -0700
Không
những
viết rất hay về Nguyễn Tuân, GNV còn viết rất hay, tuy không dài, về
Bùi Giáng.
Một phận người
yêu thương và ngậm ngùi...
Tks
NQT
Sau khi tìm ra bài thơ này in trong tập “Mưa nguồn” của thi sĩ “khét tiếng” họ Bùi, tôi gặp nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và đọc lại cho ông nghe. Tuy Hoàng Phủ Ngọc Tường nói chưa được rõ lắm, nhưng tôi nghe lời nhận xét của ông về bài thơ này, đại ý: “Đây là một bài thơ tóm gọn hiện tượng luận của Heidegger trong quyển Những con đường rừng: khách thể (ở đây là chân lý) có đặc điểm cởi mở (sẵn sàng để được nhận thức) và chủ thể thì hiểu bằng sự thông cảm. Hình như Bùi Giáng thích hiện tượng luận của Heidegger hơn là thuyết hiện sinh của J-P Sartre. Chả thế mà trong một cuốn sách viết về Heidegger (in năm 1963), Bùi Giáng đòi dùng roi quất J-P Sartre “để cho nó biết thế nào là triết học”, và khi có người chê quyển sách ấy thì Bùi Giáng đến sớm gõ cửa đòi đánh nhau”!
Ngậm ngùi.
GCC nhìn thấy
BG, lần đầu tiên, khi ông đứng bên kia đường, tính qua đường, ghé quán
cà phê,
và bà vợ của vị chủ quán chạy xe qua mặt ông, cũng ghé quán. Ông đưa
tay vỗ vào
sau lưng bà chủ quán, và cũng là vợ 1 người bạn, cũng thi sĩ.
Đó là lần đầu tiên GCC hân hạnh được uống cà phê với ông. Gấu nhớ tới
lần viết bài cho Thời Tập của Viên Linh, hình như là về Quang Dũng,
cũng dân Sơn
Tây như Gấu, và Gấu có đưa ra 1 nhận xét, người ta chỉ làm thơ khi còn
nhỏ, vừa
mới lớn, và khi về già, làm gì có thứ trung niên thi sĩ.
Gấu lúc đó không biết
BG có cái nick là “trung niên thi sĩ”. Gấu nghe kể lại là, sau đó BG đi
kiếm
VL, tính hỏi tội, và, tất nhiên, qua VL, hỏi tội thằng viết bài.
BG làm thơ
nhiều quá, dễ quá, cho nên có nhiều đấng coi thường thơ của ông. Nhưng
đó là
chuyện sau này. Khi ông làm “Mưa Nguồn”, thì quá bảnh, quả đúng là thi
sĩ.
Nhân đây, nhớ ra, không phải tự nhiên mà GCC mò số báo cũ, có bài thơ về lần vượt biển tại Vàm Láng, ra tới cửa biển Vũng Tầu bị gặp bão, máy chết, nhờ vậy mà thoát chết, bởi vì nếu ra xa quá, là hết dạt vô bờ, được công an biên phòng tóm, cho đi tập trung cải tạo hai niên ở Trại Bà Bèo.
GCC kiếm số
báo trên, để đọc bài viết của Charles Smic về Elizabeth Bishop. Theo
Simic, Bishop
làm thơ đã ít, mà in thơ lại càng ít, bà là 1 người cầu toàn, a
perfectionist,
chữ của Simic.
Ông viết: Bà chưa từng cho in 1 bài thơ tồi. She never published
a bad poem.
Như bà trả lời 1 cuộc phỏng vấn, bà sửa soạn để đợi 40 năm, cho 1 bài
thơ, để hoàn tất nó [trong túi luôn có 1 bài thơ đang làm dở, như Cô Tú
phán],
bởi vì một nhà thơ tốt chẳng bao giờ phải vội vã [since no good poet
can afford
to be in a rush].
Khi BG làm Mưa
Nguồn, ông chưa điên. Sau đó, ông điên, và đa số thơ ông làm vào thời
kỳ này, dở. Người
ta cứ thổi cái sự điên của ông, nhưng điên làm hỏng ông.
Ngậm ngùi còn là như vậy
nữa.
Cái gì gì "Đười
ươi chân kinh"?
Nhảm vừa vừa
thôi.
NQT
The art of Elizabeth Bishop
Cũng vô lý
như làn kia dưới lá
Con chim bay
bỏ lại nhánh khô cành
Lá cũng mất
như một lần đã lỡ
Trời đã xanh
như tuổi ngọc đã xanh
Trời còn đó
giữa tháng ngày lỡ dở
Hồn nguyên
tiêu ai kiếm lại cho mình
Bờ trùng ngộ
một phen này phen nữa
Tờ cảo thơm
như lệ ứa pha hồng
Hồn hoa cỏ
Phượng Thành Hy Lạp úa
Nghe một lần
vĩnh viễn gặp hư vô.
Đọc một lần,
đọc hai lần những câu thơ ấy của Bùi Giáng, ai có thể cả quyết ông nói
tới điều
gì?
NDT
Bài thơ trên, nếu đừng cố tìm nghĩa của nó, thì lại nhận ra nghĩa của nó!
Nó "tự nhiên" vô cùng.
Và đây cũng chính là thơ của E. Bishop, như chính thi sĩ khẳng định, qua Simic:What she most admired in poetry was the naturalness of tone. "It takes great skill to make it seem natural," she said. She was never afraid of sounding flat, trusting ordinary words to make sublime poetry. Điều mà bà mê nhất trong thơ là sự tự nhiên của giọng. Phải cực có tài mới làm được điều này, làm cho nó tự nhiên. Bà chẳng hề sợ thơ của bà có vẻ sến, và tin cậy ở những từ bình thường để làm thơ siêu thoát, cao cả.
Mong ước của Bishop cũng có thể là mong ước của BG [ông đâu muốn trở thành trò hề "Đười Ươi Chân Kinh"]:
When you
write my epitaph, you must say I was the loneliest person who ever
lived,"
she told Robert Lowell in 1948.
Khi anh viết
câu đề trên mộ của tôi, anh phải nói, tôi là 1 người cùng cực cô đơn đã
từng sống ở
trên đời này.
Nếu để ý đến
cái trò hề người đời xưng tụng ông, thì BG quả là 1 người cùng cực cô
đơn.
NQT
The Power of
Reticence
Quyền uy của
sự Kiệm lời
Charles
Simic
Edgar Allan
Poe & The Juke-Box:
Uncollected
Poems, Drafts, and Fragments
by Elizabeth Bishop,
edited and annotated by Alice Quinn. Farrar, Straus and Giroux,
367 pp.,
$30.00
....
When you
write my epitaph, you must say I was the loneliest person who ever
lived," she told Robert Lowell in 1948. Elizabeth Bishop's life started
with a double tragedy. Born in Worcester, Massachusetts, on February 8,
1911,
she lost her father when she was eight months old. He had been an
executive in
a construction company founded by his own father. Her mother, who came
from
Canada, never recovered from the shock and was committed to a
sanitarium when
Elizabeth was four. She never saw her again. From the ages three to
six, she
lived in Great Village, Nova Scotia, with her maternal grandparents,
and then
from 1918 to 1927 in various suburbs of Boston with her mother's older
sister,
who was married but childless. Kept from school often by asthma,
eczema, St.
Vitus's dance, and various nervous ailments, she was primarily educated
at home
until at the age of sixteen she was enrolled at the prestigious Walnut
Hill
School for Girls in Natick where she published her first poems in a
student
magazine.
…
It is marvelous
to wake up
together
At the same minute; marvelous to
hear
The rain begin suddenly
all over
the roof,
To feel the air suddenly clear
As if electricity had passed
through it
From a black
mesh of wires in the
sky.
All over the
roof the rain hisses,
And below, the light falling of
kisses.
An
electrical storm is coming or
moving away;
It is the
prickling air that wakes
us up.
If lightning
struck the house now,
it would run
From the
four blue china balls on
top
Down the
roof and down the rods
all around us,
And we
imagine dreamily
How the
whole house caught in a
bird-cage of lightning
Would be
quite delightful rather than
frightening;
And from the
same simplified
point of view
Of night and
lying flat on one's
back
All things
might change equally
easily,
Since always
to warn us there
must be these black
Electrical wires dangling.
Without
surprise
The world
might change to
something quite different,
As the air changes or the
lightning
comes without our
blinking,
Change as
the kisses are changing
without our thinking.
What she most admired in poetry was the naturalness of tone. "It takes great skill to make it seem natural," she said. She was never afraid of sounding flat, trusting ordinary words to make sublime poetry. There are a few awkward lines in this untitled poem that she may have wanted to fix, but most likely she kept it out of her first book because of its subject matter. It may not have mattered or been clear to the reader that this was a lesbian love poem, but it apparently did so to Bishop, who censored herself, being still uncertain about her sexual inclinations at the time. It was written, according to Alice Quinn's detailed and invaluable notes, either in the late 1930s for Louise Crane, a college friend, or for Marjorie Stevens, a woman she was living with in Key West between 1941 and 1946. A notebook from this period and a typed copy of the poem were given to a Brazilian friend who read no English and it was not discovered until the American poet and scholar Lorrie Goldensohn visited Brazil in 1986 and met the woman while doing research for her book on Bishop.
Thật là tuyệt
cú mèo khi thức dậy, cùng nhau,
Cùng 1 phút;
tuyệt cú mèo khi nghe
Mưa bất thình
lình rơi trên mái tôn
Ngửi thấy mùi
không khí bất thình lình sạch ơi là sạch
Như thể điện
chạy qua nó
Từ mạng dây đen
trong bầu trời
Suốt mái tôn
mưa rả rích
Và để rớt xuống
bên dưới một đợt hôn nhè nhẹ
What can poetry
say?
Thơ
để làm cái chó gì?
Thơ
nói được cái
chó gì?
THEODOR ADORNO hiển hách phán,
vào năm 1951, rằng, làm thơ sau
Auschwitz thì “dã man”. Tuy biết thừa đi rằng thì là chữ thì ra cái chó
gì, đâu
có làm chết nổi ai, nhiều thế hệ những nhà thơ sau đó vưỡn làm thơ,
vưỡn sử
dụng chữ để diễn tả "điều không thể".
“Thơ ca và Nhà nước”, một sự kiện xẩy ra vào ngày 20 Tháng Chín cũng bị
ám ảnh
bởi vấn đề này:
Làm thế nào đưa vào chữ những sự kiện làm bạn... á khẩu?
Nẩy ra từ sáng kiến "Thi sĩ trong thành phố", được tổ chức bởi tạp
chí “Thơ hiện đại trong dịch thuật”, và Ân xá Quốc tế, đêm thơ trên
nhắm chứng
tỏ chỗ đứng của thơ trong việc “đưa ra một lời phán trước công chúng,
có tầm vóc
phổ cập”. Năm nhà thơ xuất hiện trong buổi lễ thì
đều mắc míu với nhau, cách này cách khác, qua
những động cơ nhân đạo: Timothy Allen, một cựu nhân viên của 1 cơ quan
cứu trợ,
Zuzanna Olszewska, chủ trì những nghiên cứu nhân chủng học với những
phụ nữ tị
nạn Afghan; Carlos Reyez Manzo, thi sĩ thường trú đầu tiên của Amnesty,
đã từng
sống sót tra tấn dưới thời Pinochet ở Chile.
Toàn những lý do nhân đạo, thành ra thật khó mà chỉ trích! Chưa kể
những khoảnh khắc tưng bừng, "nổi lửa đi em", khi nghe đọc thơ, thí dụ,
những dòng thơ tù, bằng
tiếng Mít của Bác H. được Mr. Allen dịch qua tiếng Anh: Nay thì trong
thơ phải
có thép/ mỗi dòng thơ là 1 hành động kháng chiến, chống lại –
tuy nhiên trên mức độ trọn gói, buổi đọc thơ kể như hỏng.
Ngày hội thơ
cho thấy, có vẻ như những nhà thơ được chọn lựa, thì là do những vấn đề
mà họ
viết, hơn là họ làm thơ bảnh như thế nào!
Thất bại của ngày hội thơ, là do thiện ý của nó, muốn trình ra 1 cái
nhìn tự mãn, hài lòng về thơ, một
liên hệ
giữa thơ và chủ nghĩa nhân đạo, rằng, thơ thì tốt, OK, ngon cơm, và là
1 sức mạnh,
trước những đề tài đa dạng, nào là Thơ Tù của Bác H, nào là Pinochet…
Thơ như là 1 cõi tâm, một môi trường dễ
chịu, đưa
con người lại mí nhau,… as an inherently ethical or
comforting medium
that brings people together.
Nhưng nếu thơ tốt, chỉ đến mức như thế, thì làm sao dung nổi những
người làm thơ, chẳng vì lý do gì?
Thơ chẳng hiểu tại sao?
Thơ, những con đường rừng, chẳng dẫn tới đâu: Chemins qui ne mènent nulle part [Heidegger]?
(1)
But in doing so, the evening undermined the power of any one poet
to say much of anything:
Nhưng làm như thế, là tụi mi coi thường quyền uy của bất
cứ một nhà thơ, nói rất nhiều, về bất cứ 1 chuyện gì, dù cà chớn tới
mức nào!
(1)
Tôi thấy người mừng rỡ xiết bao
Trời xanh hơn lá ở trên cao
Con chim nhảy nhót trên cành nhánh
Người nắm tay tôi rủ bước vào
Ngôi nhà người dựng giữa rừng xanh
Cửa gió bằng cây có nhánh cành
Để kiếp sơ sơ và cũng để
Mở mời anh chị bước vào nhanh
Hôm nay tôi kiếm củi trong rừng
Lạc mất đường về chợt bỗng dưng
Sực nhớ rằng đây, rừng rú thẳm
Là quê thân thiết biết bao chừng.
Sau khi tìm
ra bài thơ này in trong tập “Mưa nguồn” của thi sĩ “khét
tiếng” họ Bùi, tôi gặp nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và đọc lại cho
ông
nghe. Tuy Hoàng Phủ Ngọc Tường nói chưa được rõ lắm, nhưng tôi nghe lời
nhận
xét của ông về bài thơ này, đại ý: “Đây là một bài thơ tóm gọn hiện
tượng
luận của Heidegger trong quyển Những con đường rừng: khách
thể (ở
đây là chân lý) có đặc điểm cởi mở (sẵn sàng để được nhận thức) và chủ
thể thì
hiểu bằng sự thông cảm. Hình như Bùi Giáng thích hiện tượng luận của
Heidegger hơn là thuyết hiện sinh của J-P Sartre. Chả thế mà
trong một
cuốn sách viết về Heidegger (in năm 1963), Bùi Giáng đòi dùng roi quất
J-P Sartre “để cho nó biết thế nào là triết học”, và khi có
người chê
quyển sách ấy thì Bùi Giáng đến sớm gõ cửa đòi đánh nhau”!
Thì
ra nhiều bài thơ “lơ ngơ” của Bùi Giáng lại thấm đẫm tinh thần triết
học.
Các
nhà phê bình thường kêu thơ ta ít tính triết học, và thiếu vắng những
tư tưởng
lớn. Tôi nghĩ, đọc lại thơ Bùi Giáng, phần nào chúng ta sẽ trả lời được
câu hỏi
đó.
Blog NTT
Hình như HPNT có tí lầm ở
đây.
Heidegger và Sartre là cùng 1 nguồn, hiện sinh. (1)
Có thể nói,
do đọc Heidegger [Hữu Thể và Thời Gian]
mà Sartre viết Hữu Thể và Hư Vô,
L'Être
et le Néant].
Hiện tượng luận là của
Husserl.
Bởi thế, khi vinh danh bạn mình là Merleau-Ponty, Sartre đã than thở,
trong khi tôi loay hoay mò mẫm với hiện sinh
thì bạn tôi đã bước qua hiện tượng luận rồi.
Hơn nữa, đọc bài thơ của BG, thì không thể nói là, nó ấm ớ liên quan tới Những con đuờng rừng được!
Nguyên tác, Holzwege:
....
Dans la forêt, il y a des chemins qui, le
plus souvent encombrés de broussailles, s'arrêtent soudain dans le
non-frayé.
On les
appelle Holzwege.
Chacun suit
son propre chemin, mais dans la même forêt.
Souvent, il
semble que l'un ressemble à l'autre. Mais ce n'est qu'une apparence.
Bûcherons et
forestiers s'y connaissent en chemins. Ils savent ce
que veut dire: être sur un Holzweg, sur un chemin qui ne mène nulle
part.
Dịch "Những con đường rừng" [Miền Nam đã từng dịch như vậy] "Những con đường chẳng dẫn tới đâu" . Những con đường lầm lạc [2]
Bài thơ của BG đâu có nghĩa... “chẳng dẫn tới đâu”?
Sực nhớ rằng đây, rừng rú thẳm
Là quê thân thiết biết
bao chừng.
(1)
Heidegger cũng “từ chối” sự mắc míu giữa chủ nghĩa hiện sinh của Sartre, và Être et Temps của ông. Như trong Thư về chủ nghĩa nhân bản, Lettre sur l’humanisme, ông viết, qua trích dẫn của Bernard-Henry Lévy, Thế kỷ của Sartre, Le siècle de Sartre:
La réaction de Heidegger à ces malentendus, et aux autres qui en procèdent, ne se fera guère attendre. Déjà, dans la lettre de 1931 à la Société française de philosophie, il avait coupé court à l'interprétation existentiaaliste de sa pensée par Jean Wahl. Mais, là, face à l'opération sartrienne et à l'écho considérable qu'elle rencontre, il va plus loin encore et sa mise au point est des plus fermes. Il y a les concessions mondaines d'un côté : telle lettre de janvier 1944 où on feint d'être reconnaissant à « un penseur autonome qui connaît à fond le domaine à partir duquel je pense ». Mais il y a l'œuvre, de l'autre, où, tout à coup, on ne plaisante plus. « Tout ceci », disait-il dans le Nietzsche (2), tout cet effort théorique qui portait le titre de Sein und Zeit, était situé, et doit encore être pensé comme situé, « en dehors de la philosophie de l'existence et de l'existentialisme ». Et, dans la Lettre sur l'humanisme : « rien », pas « le moindre point commun» entre ce que j'entendais, dans Sein und Zeit, par « Existenz » et ce qu'entend ce Sartre par « existence ». J'ai dit, dans le paragraphe 9 de mon livre, que « l'essence du Dasein réside dans son existence» ? Oui. Mais « Eksistenz » ne voulait pas dire « vécu », ou « existence» au sens français, mais évoquait « l'homme dans l'Ouvert », la « clairière de l'être dans laquelle il se tient au milieu de l'étant ». Et quant au mot « essence », il était en italique et cet italique changeait tout - il aurait dû interdire à ce jeune littérateur, adepte et ultime héritier de la métaphysique de la subjectivité, de traduire aussi sottement par “l’existence précède l’essence”.
B-H Lévy: Le Siècle de Sartre p.185-186
Bài thơ của
BG, quá dễ hiểu, có mắc mớ gì tới triết học ghê gớm chi đâu, và, làm
sao mà tóm gọn được hiện tượng luận của Heidegger?
Như trích
dẫn cho thấy, giữa mấy đại gia Heidegger, Sartre, Husserl… cũng trùng
trùng những
ngộ nhận, làm sao mà 1 bài thơ của BG... tóm gọn nổi?
[2]
Le titre allemand du présent recueil est Holzwege
Le titre est très ambigu. Si, en effet, le sens premier de Holzweg est bien celui de “chemin” (Weg) s'enfonçant en “forêt” (Holz) afin d'en ramener le “bois coupé” (Holz) - le sens premier étant donc: “chemin du bois”, sens encore en usage de nos jours chez les bûcherons, forestiers, chasseurs et braconniers -, un autre sens n'a pas tardé, dès le xv siècle, à éclipser le premier. C'est celui de “faux chemin”, “sentier qui se perd”. Dans l'usage courant, c'est celui qui a prévalu, ne se rencontrant toutefois que dans la seule locution: auf dem Holzweg sein (mot à mot: “être sur le chemin "du bois ", sur le chemin qui ne sert à rien d'autre, qui ne mène pas ailleurs, qui ne mène "nulle part" “) -locution signifiant: “faire fausse route” “s'être fourvoyé”, “ne pas y être”, et cela surtout au sens figuré. Ainsi dira-t-on: da sind Sie auf dem Holzweg pour signifier: “là vous ny êtes pas, là vous faites fausse route”.
Lisant, au pluriel, et hors de l'expression stéréotypée, le mot Holzwege, le lecteur allemand est donc dès le départ dépaysé, mais non pas nécessairement choqué. Il a encore, face à ce titre, avec la façon de parler familière dans l'oreille, une vague consonance de “chemins en forêt profonde” de “sentiers plus ou moins inconnus”.
Cette impression se confirme à la lecture de l'exergue, où Heidegger fait très subtilement jouer les nuances: “Bûcheerons et forestiers sy connaissent en chemins. Ils savent ce que c'est "auf einem Holzweg zu sein" - que d'être sur un Holzweg, et non pas "auf dem Holzweg", comme dit toujours la locution. Heidegger, par le seul emploi de l'article indéfini, fait disparaître d'un coup toute familiarité de la locution, ce qui ravive aussitôt dans le mot Holzweg la présence du Holz c'est-à-dire de la forêt profonde, présence entièrement perdue dans la locution courante (ce pourquoi Heidegger dit bien, dans la première phrase de l'exergue, non traduite: Holz lautet ein alter Name für Wald, (“bois est un vieux nom pour forêt”) - tout en sauvegardant par là même en toute sa force l'autre sens de “chemin perdu”, à savoir “peu sûr” toujours exposé à un péril d'errance et de fausse route: car la forêt où sillonnent de tels chemins n'est autre que la forêt, le Holz, la Hylè, la sylve de l'être, c'est-à-dire de la vérité en son retrait toujours renouvelé.
Holzwege:
.... Dans la
forêt, il y a des chemins qui, le plus souvent encombrés de
broussailles,
s'arrêtent soudain dans le non-frayé.
On les
appelle Holzwege.
Chacun suit
son propre chemin, mais dans la même forêt.
Souvent, il
semble que l'un ressemble à l'autre. Mais ce n'est qu'une apparence.
Bûcherons et
forestiers s'y connaissent en chemins. Ils savent ce que veut dire:
être sur un
Holzweg, sur un chemin qui ne mène nulle part Trong rừng, có những con
đường cồng
kềnh, chằng chịt với những bụi cây, khi không khựng lại không sao nhúc
nhích.
Người ta gọi
là Holzwege.
Mỗi người
con đường của riêng mình, nhưng cùng 1 khu rừng.
Thường là
con đường này giống con đường kia. Nhưng đó chỉ là bề ngoài.
Mấy đấng tiều
phu, mấy ông kiểm lâm rất rành chuyện này. Họ biết “ở trên một
Holzweg”: ở trên 1
con đường chẳng dẫn tới đâu
January-22-10
4:55:05 AM
Kính gởi Gấu Nhà Văn,
Tôi được đọc bài thơ "Biển" cuả ông trong Tin Văn, nó làm cho tôi thấy buồn quá.
Xin gởi tặng ông hình cuả "tôi" bên bờ biển, như một lời chào.
Trang Tin Văn cuả ông thật bổ ích và thú vị. Chỉ có điều tôi không biết cái index, map cuả website Tin Văn như thế nào, vì trong "Nhật Ký" chỉ lưu từ 2003 đến 2007, mong ông chỉ cho. Tôi nhiều khi bị lạc vì các ngã ba ngã tư trong bài, nhưng lại bắt gặp thêm nhiều kỷ thú.
Chân thành cảm ơn ông.
Comments
Post a Comment