Cao Bồi
1 2 3 4 5 6 7 8 9
12 14 15 16
17
Scan
10 11 11_b
bản dịch của Trần Mạnh.
"Wikipedia tiếng Việt" đưa lên net, địa chỉ.
Phạm Xuân Ẩn
trả lời phỏng vấn
Cao Bồi PXA nhập viện
Chúc "bạn ta" sớm bình phục. Gấu. Nguồn
Gấu đọc
Nỗi Buồn Chiến Tranh
Hồ sơ TCS bị
VC hăm làm thịt
Richard Sorge.
Operation Barbarossa.
Cao Bồi
Ai Tín Cao Bồi đã mất. Bà [PXA] quay sang nói với tôi - vẫn đứng đây từ nãy giờ bất động: Ông ấy khổ suốt cả một giai đoạn dài căng thẳng. Bây giờ đã đau thể xác thế này mà tâm hồn cũng không được thanh thản. Tin Văn và Gấu thành thực mong được chia sẻ nỗi đau buồn cùng gia đình, và cầu chúc linh hồn bạn Cao Bồi sớm siêu thoát.NQT Những giây phút cuối cùng của PXA Nguồn Nhà nước 'kín đáo' chia buồn. Le jeudi 21 septembre 2006 L'hommage discret du Vietnam à Pham Xuan An, "l'espion parfait" (1) Agence France-Presse HANOI (1) Tên một tác phẩm của John Le Carré A Perfect Spy Cựu chủ viết về nhân viên cũ. (1) DIED. Pham Xuan An, 79, Viet Cong colonel who worked during the Vietnam War as a highly respected journalist for TIME while spying for the communists—a double life kept secret until the mid-'80s; in Ho Chi Minh City. The first Vietnamese to become a staff correspondent for a U.S. news outlet, An said he was an "honest reporter" who did not spread misinformation. From his unique perch at TIME's Saigon bureau, the popular, plugged-in An was able to achieve feats for both sides, alerting the Viet Cong to the impending buildup of U.S. troops in the mid-'60s and secretly arranging for the release of American journalist Robert Sam Anson, captured in Cambodia by the Khmer Rouge. [Tạm dịch: Từ trần. Phạm Xuân Ẩn, 79 tuổi, đại tá Việt Cộng, trong chiến tranh Việt Nam, là một ký giả rất được kính trọng của tờ Time, cùng lúc còn làm công tác gián điệp cho Cộng Sản - một cuộc sống kép được giữ kín cho tới giữa thập niên 1980, tại Thành Phồ Hồ Chí Minh. Người Việt Nam đầu tiên trở thành nhân viên chính thức, cho một tờ báo lớn của Mỹ, tại một trụ sở ở nước ngoài của nó. Ẩn nói, ông phục vụ như là một "thông tín viên lương thiện", theo nghĩa, không phao tin dởm. Giống như một con cú, đậu chót vót trên cao, từ vị trí độc nhất của mình ở tòa soạn báo Time, con người bình dân, giao thiệp rộng rãi, nằm vùng là Ẩn đó có thể hoàn thành những kỳ công cho cả hai bên, trong đó có việc báo động cho VC về những cuộc điều động quân đội Hoa Kỳ trong thời gian giữa thập niên 1960, và, bí mật dàn xếp với lực lượng Khờ Me Đỏ, để họ thả ký giả Mỹ Robert Sam Anson, bị bắt tại Cambodia.] * Note: Thay vì viết về bạn, thì viết về thế giới của bạn. Cũng là một cách tưởng niệm bạn. . Một trong những cuốn hậu-James Bond, tức những cuốn của những tác giả viết tiếp Ian Fleming, có một cuốn, Gấu đọc những ngày ở Trại Cấm Thái Lan, thật là tuyệt vời, có khi còn hay hơn cả James Bond chính hiệu. Tên của nó là James Bond: Tiểu sử "không được phép", [The Unauthorized Biography]. Không nhớ tên tác giả. (1) (1) Tra trên net: "James Bond: The Unauthorized Biography of 007" by John Pearson. Cuốn này bắt đầu khi James Bond mới ra trường, được gửi tới Paris, khi thành phố này bị Nazi chiếm đóng. Partner của anh, là một người đẹp số 1, vũ nữ số 1, và là người tình của một ông SS số 1. Trai tài gái sắc, đồng nghiệp điệp viên phục vụ nữ hoàng, làm sao không quấn quít mí nhau. Đùng một cái, James Bond được lệnh cấp trên: Phải làm thịt em, vì là gián điệp hai mang, có cơ nguy bán đứng tất cả màng lưới MI ở Pháp. Đau quá, tuyệt vọng quá, bữa đó, đúng sinh nhật nàng, chàng quyết định cùng chết. Paris phóng 'solex' như bay, [Nhại thơ Nguyên Sa: Sài Gòn phóng solex như bay], và cứ thế bay xuống sông Seine, cùng người đẹp. Người đẹp chết, nhưng chàng không chết. Và chàng tự nhủ, cuộc đời còn lại, là thừa. Thí cho nữ hoàng! * Gấu cứ nhớ cái đoạn bạn ta đi học ở Mẽo, mê một em, hoặc em Mẽo mê, nhưng tổ quốc réo gọi, về. Có thể, bạn ta 'cẩm' [comme] như James Bond: Tổ quốc Xạo Hết Chỗ Nói kia ơi! Thí cho mi, cái mạng cùi này! Ẩn hả, nhớ chứ! CBS's Cameraman & UPI's Radiophoto Operator Đồng Nghiệp Thời Chiến [Hình chụp trước 1975 tại Sài Gòn] Gấu và Châu Văn Nam, UPI's photographer. Hình chụp tại Vientiane Lào, cc 1997. Nam là cứu tinh của Gấu. Anh tin tưởng Gấu, ngay cả khi Gấu hết còn tin ở mình. Xin đọc Hồn Thiêng Thành Phố Cao Bồi PXA nhập viện Chúc "bạn ta" sớm bình phục. Gấu. Nguồn Gấu, như PXA, cùng làm bồi cho Mẽo, và, hồi đó, cũng có quen PXA. * "Có lẽ cũng phải bật mí tí ti, và cho người ta biết chúng ta có một người ở Hanoi". [I think we ought to advertise a bit and let people know that we have a man in Hanoi]. Một chút tư liệu Trước 1975, tôi quen một tay làm cho tờ Time, chỉ qua cái tên Cao Bồi. Anh bề ngoài hiền khô, ít nói, về bản thân lại càng ít nói, vả chăng, tôi cũng chẳng hề hỏi . Chúng tôi thường gặp nhau ở quán Cái Chùa, đường Tự Do, những lúc rảnh rỗi, bên ly cà phê, chờ đợi đám bạn cùng một đam mê “nặn xì” [đánh xì phé]. Thời gian đó, ngoài công việc của một cán sự kỹ thuật Bưu Điện, tôi còn làm thêm cho hãng thông tấn UPI, chuyển hình ảnh bằng phương pháp vô tuyến điện, radiophoto-operator. Một lần qua chuyện gẫu, Cao Bồi cho biết Time tính làm một số đặc biệt về Việt Nam, có bài giới thiệu hai nhà văn của hai miền. Gấu đọc Nỗi Buồn Chiến Tranh * - Được biết, một trong những Huân chương Chiến công hạng Nhất mà Đảng và Nhà nước tặng thưởng cho ông là vì, năm 1974 ông đã gửi cho cấp trên của mình câu trả lời "Mỹ dứt khoát không đưa quân trở lại miền Nam". Đó là một trường hợp hy hữu của ngành tình báo Việt Nam? - Cấp trên phân tích, xử lý thông tin giỏi, nhận định giỏi. Phạm Xuân Ẩn trả lời phỏng vấn Sở dĩ Bùi Tín, công lao như thế, danh thần như thế, mà đành phải bỏ của chạy lấy người, và bị coi là phản quốc, phản bội, là vì 'dám' đứng ra nhận cái vinh quang, tớ là người chấp nhận cho Dương Văn Minh đầu hàng! Người thông suốt nhất, về thời không mặt, là người không mặt: Tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn. Chứng cớ: Khi nhà báo hỏi, có phải ông là tác giả bức điện mở cửa Miền Nam cho Yankees mũi tẹt vô thay thế Yankees mũi lõ, PXA trả lời, đây là do Trung Ương đánh giá tình hình, và quyết định, chứ tui có công gì đâu! Trong lịch sử Việt Nam, thời không mặt, chỉ có mỗi một cá nhân dám đứng ra nhận, tớ có mặt, tớ là người đã giết người, đó là nhạc sĩ Văn Cao. Và ông nói thêm, xin tha lỗi cho tớ, vì tớ đói quá! Hồ sơ TCS bị VC hăm làm thịt * Người không mặt PXA may mắn hơn Richard Sorge. Tay này đánh điện báo động, Nazi tấn công Liên Xô, nhưng Stalin vờ đí. [in 1941 Sorge informed them of the exact launch date of Operation Barbarossa. Moscow answered with thanks but Stalin largely ignored it: Vào năm 1941, Sorge đánh điện cho biết đích xác ngày mở ra chiến dịch Operation Barbarossa. Moscow trả lời, cám ơn nhưng Stalin đếch tin]. Có thể vì vậy, mà PXA "cám ơn", [ nâng bi đúng hơn: cấp trên phân tích... giỏi ], Trung Ương chăng? Bởi vì sau đó, Sorge bị Nhật treo cổ. * -Ông cũng tin... tử vi? - (cười) Tin chớ. Như tử vi của cậu Trung là phải tốt lắm! Sau một cuộc chiến, những người còn sống không phải là những người may mắn sao? PXA Con vịt cồ cồ nhất trong chiến tranh Việt Nam, theo Gấu, là cái cú Mặt Trận Giải Phóng mời báo chí quốc tế vô chiến khu tham dự cuộc họp báo tuyên bố ly khai với Miền Bắc. Báo Tây đều mắc hỡm, trừ báo Mẽo. Gấu nhớ hồi đó, tờ Le Monde đi một đường ngay trang nhất, tin giật gân nhất. Có lần Phạm Xuân Ẩn được cử ra Hà Nội để học lớp chính trị, nhưng ông Ẩn bảo "thời tiết ở Hà Nội quá lạnh với người già, và họ cuối cùng để tôi quay về nhà .Gấu tin rằng, PXA báo động cho chủ Mẽo, đây là đòn của Xịa. Tuy nhiên, lịch sử có những bất ngờ. Cái gọi là Câu Lạc Bộ Kháng Chiến của đám VC miệt vườn Miền Nam sau 1975, chẳng phải là cú giả tưởng của Xịa biến thành hiện thực? Nhìn như thế, mới thấy, bức điện mở cửa Miền Nam là quan trọng khủng khiếp tới mức nào! Chính nó đã chấm dứt cuộc chiến! Bởi vì, khi nhận được bức điện đó, là VC bỏ ngỏ Hà Nội, Miền Bắc, dốc tất cả lực luợng vô Nam, dứt điểm cuộc chiến. Trên tờ Time, số 18 August, có loan tin, tay phi công làm thịt Đô đốc Nhật Bản, Isoroku Yamamoto, 'mastermind' cú đánh Trân Châu Cảng, Lieut. Colonel Besby Frank Holmes, hồi hưu, 88 tuổi, vừa mới ra đi. Tay này hãnh diện tuyên bố, sau khi Đô đốc Yamamoto bị tớ làm thịt, tụi Nhật đếch làm được một cú nào cho ra hồn nữa. Gấu không hiểu "ông bạn cũ" Cao Bồi có được niềm hãnh diện, về cái sự quan trọng của bức điện của ông? * Về bài trên Bi Bì Xèo, câu PXA giúp đỡ nhiều anh em chuồn vào ngày 30 Tháng Tư, là sai. Ông ta chỉ giúp có một tay mà ông ta đã từng chịu ơn, là trùm mật vụ Trần Kim Tuyến, theo bài viết trên Người Nữu Ước. (1) Có thể ông tin rằng, sẽ còn phải nhờ đến ông này. Nên nhớ, PXA vẫn nghĩ, ông còn mission, ở hải ngoại, sau 30 Tháng Tư, 1975. Nguồn BBC Ẩn nhận được lệnh hồi hương gấp vợ là Thu Nhàn và bốn con. Mặt khác, tháng 8.1978, Ẩn phải đi học tập mười tháng tại Viện Chính Trị, Bộ Quốc Phòng, một loại trại tẩy não, sau đó tiêm vô chủ nghĩa Mác-Mao, dành cho cán bộ trung và cao cấp. PXA kể lại cho Thomas Bass nghe cảnh mùa đông giá lạnh ở Hànội, ngủ trên một chiếc giường cây, không có quần áo ấm che thân. Ẩn nói, với một nụ cười chua chát: "Tôi đã sống quá lâu giữa lòng địch. Họ rà tôi lại (recycle) để dùng. Tôi là một đứa học trò dở, thuộc hạng bét trong lớp… Họ không ưa lối nói đùa của tôi. Họ không thích tôi chút nào. Nhưng tôi không có làm gì sai lầm quá lố để họ bắn bỏ!" Năm 1990, VN "đổi mới". Được thăng chức thiếu tướng, PXA phê bình châm biếm: "Trước 1975, bạn hữu và đồng nghiệp tặng tôi biệt danh 'Tướng Givral', vì tôi thường ngồi cả ngày tán dóc tại đây. Để khỏi lúng túng, Chính phủ quyết định thăng cấp tôi cho hợp với chức tước này." PXA(1) Nhân tiện, cách dịch thuật của Bi Bì Xèo hồi này có vấn đề. Có vẻ như mấy người làm tin chưa làm quen được với một số từ ngữ, và rất nhậy cảm, trong việc bỏ bớt đi một số từ ngữ. Thí dụ câu sau đây, trong bài trên Người Kinh Tế. The communist government's continuing acceptance by ordinary Vietnamese rests largely on its success in delivering prosperity and better public services. If it fails to reduce corruption or produce jobs for the more than 1m young Vietnamese who join the labour force each year and the 1m villagers migrating to the cities, the country's social cohesion and sense of purpose would be in danger. [Báo Người Kinh Tế, số đề ngày 5 Tháng Tám, 2006, bài viết nhan đề: Vietnam: Good Morning at last]. Được dịch: Tạp chí [The] Economist nói chuyện người dân Việt Nam chấp nhận chính phủ cộng sản hiện nay chủ yếu do chính phủ đã thành công trong việc đem lại sự thịnh vượng và cải thiện dịch vụ công. Nhưng nếu Việt Nam không đẩy lùi được tham nhũng, không tạo đủ công ăn việc làm cho hơn 1 triệu thanh niên tham gia thị trường lao động mỗi năm và hơn 1 triệu người di cư từ các vùng nông thôn tới thành thị, sự gắn kết xã hội và ý thức về các mục tiêu có thể bị đe dọa. Nguồn 'Ordinary Vietnamese', những người Việt Nam bình thường, mà dịch là người dân Việt Nam, là "cố tình" bỏ đi từ "ordinary". 'Sense of purpose' không có nghĩa "ý thức về các mục tiêu", theo Gấu, mà là, "ý nghĩa, [hay cảm quan], về mục tiêu" [được Đảng, nhà nước đề ra]. Từ "ý thức", thường được dùng để chuyển dịch từ "conscience". Cái tít bài dịch của Bi Bì Xèo cũng có vấn đề. Và dở hơn nguyên tác, vẫn theo Gấu! Gấu: Nhớ xừ luỷ không? Nguyễn Ngọc An [CBS's Cameraman]: Ẩn hả? Nhớ chứ. Bữa nào mà chẳng gặp ở Press Center. Pham Xuan An [lower left] and American correspondents at a Saigon military briefing. Photo by Horst Faas, AP. Cái Press Center đó, chỉ có, sau khi Gấu - đúng ra là Gấu và tay trưởng đài VTĐ thoại - ăn hai trái mìn Claymore của VC. Trước đó, đám phóng viên nước ngoài phải bò lên Đài để đọc tin về hãng chính. Gấu đã kể sơ qua về cảnh mấy tướng này leo thang lầu trong Một Chuyến Đi, và cái vụ hụt làm quen Trúc Chi, tác giả "đó đây", cũng đồng nghiệp thời chiến, làm cho BBC. "Đúng ra chúng tôi đã có dịp quen nhau từ lâu, từ những ngày..." Lần đầu gặp, nghe ông kể đã từng tới "đỉnh cồn", Đài Liên Lạc Vô Tuyến Điện Thoại Quốc Tế, cũng là nơi các phóng viên ngoại quốc tới đọc tin về trụ sở chính của họ; ông lúc đó làm cho hãng tin nước ngoài, còn tôi, một chuyên viên kỹ thuật của Đài: -Như vậy là ông làm việc ở đó? Sao tôi không gặp nhỉ? Tôi vẫn còn nhớ những lần tới, thang máy thường là hỏng, cứ phải lội bộ. Đúng là còn xa hơn cả London, cái đỉnh cồn của ông! Đọc ông, tôi cứ ngờ ngợ, như thế là chúng ta đã san sẻ cùng một nỗi bực mình, cùng những cơn thở dốc! Phỏng vấn PXA Có một câu, trong bài phỏng vấn, làm Gấu nhớ tới ông cậu, Cậu Toàn [Trở Lại Nơi Một Thời Vang Bóng], và nhân đó, nhớ tới điệp viên Liên Xô Victor Serge, còn là nhà văn, tác giả cuốn Trường Hợp Của Đồng Chí Tulayev, The Case of Comrade Tulayev , mới được dịch sang tiếng Anh, và được điểm bởi Rachel Polonsky, qua bài viết nhan đề "Một Tinh Thần Cách Mạng", "A Revolutionary Spirit", trên TLS số đề ngày 18 Tháng Ba, 2005. Bài điểm gây tranh cãi, trong những số TLS tiếp theo, vì người điểm sách đã lầm, khi gán cho Serge là tác giả của từ "Chủ Nghĩa Toàn Trị", và dùng từ này, để chỉ chủ nghĩa Stalin. Tác giả của nó, đúng ra, là nhà độc tài Mussolini. Câu chuyện còn liên quan tới cả nhà văn người Mẽo mới mất, Susan Sontag, người đã phát ngôn: "Chủ Nghĩa Cộng Sản là Chủ Nghĩa Phát Xít" Đuợc viết ở cuối cuộc tình lý tưởng nhằm hiến dâng hết đời mình cho nghĩa cả cách mạng, Trường hợp đồng chí Tulayev là một cuốn tiểu thuyết dũng mãnh, một chứng tích chống lại chủ nghĩa toàn trị. Serge là một trong "những con người bi thương tuyệt vọng của thế kỷ 20", one of the "desperate men of the 20th century", như Hannah Arendt gọi nhiều tay trí thức "hơi bị" ăn phải bùa mê của những vận động mang tính toàn trị. Như những "nhà văn dấn thân" khác, ông tin rằng, cuộc Cách Mạng Mác Xít sẽ đem đến tự do, con người sẽ tìm thấy mình [man would be reconciled with himself], tư tưởng và hành động sẽ hoà nhập [intergrated], con người như một cá thể cô đơn, sẽ hợp nhất, trong tất cả khát khao hoài vọng của nó, với đám đông nhân loại." Than ôi, một khi nắm được quyền lực, như Arendt giải thích trong "Những nguồn gốc của chủ nghĩa toàn trị", những vận động toàn trị như trên sẽ "làm thịt" [persecute] mọi hoạt động trí thức. Vào năm 1933, vỡ mộng, ông bật ra từ "toàn trị", bị bắt, và bị thẩy vô Gulag. - Được biết, một trong những Huân chương Chiến công hạng Nhất mà Đảng và Nhà nước tặng thưởng cho ông là vì, năm 1974 ông đã gửi cho cấp trên của mình câu trả lời "Mỹ dứt khoát không đưa quân trở lại miền Nam". Đó là một trường hợp hy hữu của ngành tình báo Việt Nam? - Cấp trên phân tích, xử lý thông tin giỏi, nhận định giỏi! [Phỏng vấn PXA] Cái message như trên, quả thật là hy hữu, trong ngành tình báo VC. Và phải nói, PXA, do phân tích, xử lý thông tin, nhận định giỏi, nên đã "tiên tri" ra cái điều trên, rằng Mẽo sẽ thí cô hồn miền nam Việt Nam cho VC. Nhưng, vì Ẩn cho rằng Bắc Bộ Phủ đã phân tích... giỏi, điều này làm nhớ đến trường hợp điệp viên Liên Xô Richard Sorge, cũng đã từng gửi một bức điện sinh tử như trên, cho Stalin, báo động Nazi sẽ tấn công Liên Xô, bất chấp hoà ước bất tương xâm giữa nước, nhưng ông Trùm Đỏ đã không tin. Ở trên, Gấu đã lầm lẫn Serge và Sorge. Tay Serge này, Octavio Paz đã từng nhắc tới, và Gấu đã dịch, trong bài giới thiệu Paz, Hành Trình, trên Tin Văn. Chương sách mang tên "Con đường của những kẻ cô đơn", bắt đầu bằng những năm tháng tác giả sống tại Mỹ. Theo lời khuyên của Vitor Serge, ông là độc giả thường xuyên của tờ Partisan Review, và theo dõi một cách thích thú, bài viết hàng tháng của G. Orwell, Lá Thư London - một thứ thơ xuôi nam tính (une prose virile), được hướng dẫn bởi một ngôn ngữ chính xác, một tư tưởng rõ ràng - nhưng Orwell đã không giúp ông thoát ra khỏi ám ảnh, về một câu hỏi thiết yếu: "Đâu là bản chất đích thực của Liên Bang Xô Viết? Người ta không thể đánh giá nó, xã hội không, mà tư bản cũng không. Vậy thì, con vật quái quỉ nào đây, chúng ta phải đương đầu?" Và ông không tìm ra câu trả lời. Bây giờ, ông nhận ra, câu trả lời không một chút quan trọng. "Thực vậy, tin tưởng rằng những phán đoán đạo đức và chính trị của chúng ta tuỳ thuộc vào bản chất lịch sử của một xã hội "như thế đó", thay vì tùy thuộc những hành động của chính quyền và dân chúng, như vậy là tự biến mình thành tù nhân trong một vòng tròn bao gồm những người theo Stalin, và luôn cả những người theo Trotsky. Phải nhiều năm, tôi mới nhận ra rằng chúng ta đã bị bịp." (Đọc tới đây, tôi nghe loáng thoáng câu của "tông tông": Đừng nghe...) Chẳng bao lâu, tôi hiểu được, ông cũng có cùng nỗi ray rứt như tôi, về một bí ẩn, đâu là bản chất lịch sử đích thực của Liên Bang Xô Viết. Đề tài này, chẳng bao giờ ông cạn láng. Những nhận xét của ông soi sáng tôi rất nhiều. Ông chứng minh cho tôi, định nghĩa của Trotsky là một công thức trống rỗng: Liên Bang Xô Viết là một Quốc Gia thợ thuyền mất chất (dégénéré). Thật vậy, làm sao người ta có thể đánh giá một Quốc gia không được cầm quyền bởi những người thợ, nơi mà họ bị tước đoạt mọi tự do cơ bản? Tất cả những cuộc bàn cãi như vậy, chỉ là những ước đoán thuần tuý, nếu không có một biến cố quyết định: "Vụ David Rousset và tờ Les Lettres francaises." [Hành Trình] Trong một lần lèm bèm về ông bạn Cao Bồi, người đã đánh bức mật điện cho Bắc Bộ Phủ, hối, "Vô lẹ lên mà chiếm Miền Nam", Gấu tui có đưa ra giả dụ, nếu như Cao Bồi biết, sẽ xẩy ra những vụ Lò Cải Tạo, Lò Kinh Tế Mới, liệu anh có vứt bức điện vào thùng rác của lịch sử. Kỳ cục thay, đây chính là vấn đề mấy ông quân sư quạt mo của Ngũ Giác Đài, thí dụ như Douglas J. Feith, gặp phải, qua bài viết trên tờ Người Nữu Ước (1), liên quan tới ông ta, và cuộc chiến Iraq. Và câu trả lời, của Feith, thay cho Cao Bồi, là: Biết đúng sẽ xẩy ra y chang như vậy, vẫn đánh bức điện. Gấu tôi tin rằng Cao Bồi, tuy không chắc chắn, nhưng... biết: Ba mươi năm ta mới gặp nhau, vui sao nước mắt lại trào? (1) Jeffery Goldberg: A little learning. What Douglas Feith knew, and when he knew it. The New Yorker số đề ngày 9 Tháng Năm 2005 |
Ẩn hả, nhớ chứ
Tên gián điệp yêu chúng ta
The Spy Who Loved Us
2
Phạm Xuân Ẩn lên trang bìa, tờ Người Nữu Ước,
số đề ngày 23 Tháng Năm, 2005.
Pham Xuan An was the press corps' most trusted source. He also helped plan the Tet Offensive.
PXA là nguồn tin cậy nhất của báo chí đoàn. Người soạn thảo kế hoạch Tết Mậu Thân.
Nếu đúng như thế, bây giờ chúng ta có thể hiểu tại sao trong vụ MT, Việt Cộng đã không đụng Mẽo.
Ẩn có rất nhiều bí danh: Trưởng tràng báo chí Việt Nam [Dean of the Vietnamese Press Corp], Tiếng Nói Catinat [Voice of Radio Catinat], "Tiến sĩ Tính Dục [docteur de sexologie], Sư Phụ Đảo Chánh [professeur coup d'etat], Tư Lệnh Quân Khuyển [Commander of Military Dog Training], Tiến Sĩ Cách Mạng [Ph. D. in revolutions], hay Ông Tướng Givral [General Givral].
Và Cao Bồi.
Kỳ cục thay, đây chính là vấn đề mấy ông quân sư quạt mo của Ngũ Giác Đài, thí dụ như Douglas J. Feith, gặp phải, qua bài viết trên tờ Người Nữu Ước [The New Yorker] số đề ngày 9 Tháng Năm 2005 liên quan tới ông ta, và cuộc chiến Iraq.
Và câu trả lời, của Feith, thay cho Cao Bồi, là: Biết đúng sẽ xẩy ra y chang như vậy, vẫn đánh bức điện.
Không hiểu tờ The New Yorker có đọc đoạn trên đây không, mà liền số sau, đi một đường đặc biệt về PXA, bạn ta!
The Spy Who Loved Us: Tên Điệp Viên Thươnh [g] Chúng Ta. "Us" ở đây, còn có nghĩa là Mẽo [US]. Tít bài viết mô phỏng một tác phẩm về James Bond, The Spy Who Loved Me, câu chuyện một em mật vụ Nga mê 007, James Bond, nhân viên phản gián Anh.
*
Liệu Ẩn biết, sẽ xẩy ra Lò Cải Tạo, cho những "bè bạn" của ông, sau 30 Tháng Tư?
Tôi nghĩ, Cao Bồi biết.
Một người bạn của Gấu (1), từ thời còn đi học, cũng quen biết Cao Bồi, đã kể cho Gấu nghe, những giờ phút cuối cùng Sài Gòn còn là Sài Gòn, anh ta gặp "Ông Tướng Givral" [biệt hiệu của PXA], tại Givral. Ông Tướng sửng sốt hỏi:
-Này, sao chưa chuồn?
(1) Ông bạn này, "nhà văn" trước Gấu, và tất nhiên, "nhớn hơn, nổi tiếng hơn" Gấu nhiều. Cũng muốn xì tên ra ở đây, nhưng chưa được phép!
*
"Pham Xuan An đây", phóng viên cuối cùng của Time ở Việt Nam điện cho Đại Bản Doanh New York của tờ báo vào ngày 29 Tháng Tư, 1975. "Vì tình trạng khẩn cấp, tất cả các phóng viên Mỹ đều đã được di tản. Văn phòng Sài Gòn chỉ còn một mình Pham Xuân An."
Bass: The Spy Who Loved Us
Đây là tình trạng chung, của hầu hết các văn phòng báo chí thông tấn Mẽo. Với UPI, là Trần Đại Minh, tức Minh Trắng, như Nguyễn Ngọc An [CBS] cho biết, để phân biệt với Minh Đen, sau thành Minh Chột, vì được nếm lựu đạn VC.
Gấu biết Minh Trắng, vì cùng làm UPI. Anh thực sự làm phim, cho một bộ phận cũng của UPI, nhưng có tên là TN, trụ sở ở Anh.Thành thử ở UPI, anh một mình một chợ.
Sau 30 Tháng Tư, anh đại diện UPI, bán cơ ngơi còn kẹt lại cho nhà nước mới, trong có cái máy gửi Radiophoto mà Gấu vẫn thường sử dụng. Sau này, khi Gấu làm đơn xin đi diện ODP, và được Bangkok gửi giấy báo OK, nhà nước VC mới biết Gấu làm cho Mẽo, và kêu lên, hỏi, có chôm gì của UPI không, cái máy mày vẫn gửi photo đâu? Gấu nói, cái đó phải hỏi ông Trần Đại Minh!
Gấu biết chuyện Minh đại diện UPI bán đồ cho nhà nước, khi làm nghề viết mướn ở Bưu Điện Sài Gòn, gặp anh ra gửi điện tín cho UPI, trước khi rời Việt Nam. Anh được UPI bảo lãnh. Mới đây có liên lạc, bạn cũ mừng lắm! [Anh là bạn học với tay dược sĩ làm tờ Hương Văn, và có cho đăng một mẩu hồi ký những ngày vác máy hình đi săn VC tại vùng đồng bằng sông Cửu Long]
*
Tiếp theo "Ẩn đây," là ba bản tin từ Sài Gòn, khi Quân Đội Bắc Việt đang xiết vòng vây. Rồi nguội điện [đường dây liên lạc bị ngỏm, the line went dead]. Trong năm tiếp theo, với Ân, kép độc [phóng viên độc diễn] của thời kỳ hậu chiến tranh Việt Nam tại Sài gòn, tờ Time đi vài đường “Gân Gà Giã Biệt, The Last Grim Goodbye”, “Những Kẻ Thắng: Những Người Làm Nên Chiến Thắng”, và “Sài Gòn: Một Tuần Êm Ả Dưới Tay Cộng Sản”. Ân là một trong 39 phóng viên ngoại quốc làm việc với Time khi văn phòng Sài Gòn đóng cửa, và tên của anh biến mất, không còn ở đầu trang đầu của tờ Time, [disappeared from the masthead], vào ngày 10 Tháng Năm, 1976.
Được coi là một nhà phân tích chính trị sáng giá, bắt đầu với hãng tin Reuters vào thập niên 1960, và sau đó với tờ New York Herald Tribune và The Christian Science Monitor, và, sau cùng, phóng viên của Time trong 11 năm, Phạm Xuân Ẩn có vẻ rất rành việc, và làm việc bảnh nhất, là những khi ông la cà trò chuyện giữa đồng nghiệp tại quán Givral trên con phố Catinat ngày nào. Chiều nào cũng vậy, ông đóng đô tại đây, như là một nguồn tin bảnh nhất tại Sài Gòn. Ông được gọi, bằng những cái tên như là "Thủ Lãnh Báo Chí Đoàn Việt Nam" [Dean of the Vietnamese Press Corps], và "Tiếng Nói Đài Phát Thanh Catinat" - tiếng lành đồn xa, tiếng dữ lại càng đồn xa. Với riêng mình, với một tí tự trào, ông ưa chọn cho ông một vài cái tên, thí dụ như, "bác sĩ chuyên về tính dục", "giáo sư chuyên về đảo chánh", "Chỉ Huy Trưởng Ngành Huấn Luyện Quân Khuyển", [ra ý nhắc tới chú chó chăn cừu gốc Đức vẫn thường kế bên ông], "Tiến sĩ chuyên về cách mạng", hay, thực giản dị, "Ông Tướng Givral".
Bi giờ thì chúng ta mí ngã ngửa ra rằng là, đây chỉ là một nửa những gì mà Ẩn đã làm, như là một phóng viên. Tuy cũng đã bảnh, nhưng không bảnh bằng cái nửa kia. Nước mắt chảy ngược, hay nói như "Tông Tông", hàng ngày, ăn cơm Quốc Gia, làm việc cho Mẽo, Ẩn chuyển, vô tư, đều đặn, một luồng tài liệu quân sự mật và những điện văn, được viết bằng một thứ mực vô hình. Đây là đại tác phẩm của chàng, được niêm phong, lưu trữ tại kho tình báo của Việt Nam, và chúng ta chỉ có được loại thứ phẩm, tức là thứ đã qua tay trung gian. Sử dụng một cái máy đánh chữ Hermes, Sở Tình Báo Bắc Việt đặc biệt ban, hàng đêm, chàng ngồi viết báo cáo, có khi dài cả trăm trang. Được chụp thành phim, những báo cáo của Ẩn được chuyển tới mật khu Củ Chi, đại bản doanh dưới hầm của Cộng Sản. Từ năm 1952, cứ mỗi vài tuần, Ẩn, đích thị là chàng, sẽ rời văn phòng ở Xề Gòn, lái xe chừng hai chục dậm về hướng Tây Bắc tới mật khu Hố Bò, và chui xuống hầm để lên kế hoạch, chiến lược Cộng Sản. Từ Củ Chi, những báo cáo của Ẩn được bảo vệ đến tận răng, và được khẩn trương đưa tới khu Núi Bà Đen, biên giới Cam pu chia, Phnom Penh, bay tới Guangzhou [Canton], phía nam Trung Quốc, và sau đó khẩn trương chuyển tới Bộ Chính Trị Bắc Việt. Cách viết thật sống động, và thật chi tiết, đến nỗi Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh, mỗi lần nhận tài liệu của Chú Trần Văn Trung - mật danh của Ẩn - là đều vỗ tay mừng rỡ, la lên, "Chúng ta đang ở trong Căn Phòng Chiến Tranh của Đế Quốc Mẽo", theo như những thành viên của Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam.
The Spy Who Loved Us: Tên Điệp Viên Thươn[g] Chúng Ta. Lần Gấu trở lại đất Bắc sau hơn nửa thế kỷ xa cách, qua một lần nói chuyện với ông cậu, cậu Toàn, đệ tử Nguyễn Khắc Viện, ông cho biết, hồi đó, "ta" có tóm được một tên Xịa cao cấp, và tên này quả quyết Mẽo sẽ không quay trở lại Việt Nam, nhờ vậy, mới dám dốc toàn lực "chiếm" [ông dùng chữ "cho"] Miền Nam. Cháu cứ giả sử như Mẽo đột nhiên quay lại, đánh thẳng từ biển vào Bắc Việt chiếm luôn Hà Nội, thì sự tình sẽ ra sao? "Bà xã biểu tôi, đã tới lúc nhường chỗ cho thế hệ trẻ hơn, nhưng tôi chưa thể chết". PXA ["My wife tells me it's time to make room for the younger generation, but I can't die yet"]. Còn nhớ khi còn ông Diệm, đám báo chí Mẽo không hề được ưu đãi, không hề được ưu tiên về thông tin, và hơn nữa, nhà nước Việt Nam không hề sợ họ. Chỉ sau khi ông Diệm chết, đám này mới làm trời. Có thể vì vậy, khi xẩy ra chiến tranh Iraq, rút kinh nghiệm Việt Nam, giới nhà binh Mẽo cấm tiệt đám báo chí tới gần họ. Nhờ vậy mà tin tức không lộ ra ngoài. Một phần nào, Mẽo thua ở VN là do giới truyền thông Mẽo. * Virtue, after all, is far from being synonymous with survival; duplicity is. Nếu tên người như cuộc đời, và nếu PXA ưng ý một cuốn sách viết về mình như thế, thì cái bóng ma thoắt ẩn thoắt hiện đó khó mà "luôn luôn nói sự thực", như Bass nhận định về Ẩn, được. |
Comments
Post a Comment