Hiện sinh vs Cơ cấu luận
GCC có nhớ từng viết gì về cơ cấu luận và đăng tờ nào không? Thời ấy GCC đọc Trần Thiện Đạo về CCL không?
TTD, tôi chỉ
đọc ông ta khi dịch Sa Đọa. Ông này
mà văn chương cái con khỉ gì.
Lạ, là làm
sao mà ông ta lại chọn đúng cuốn Sa
Đọa để dịch?
Không lẽ ông ta đã ngửi ra cái
thân phận 1 tên bỏ chạy cuộc chiến, trốn qua Tây, và tự rủa xả mình,
như nhân vật
của Camus?
Vô lý quá! (1)
Hồi đó đó,
TTD, đám học trường Tây, như Mít Butor mà GCC bé cái lầm, cứ đinh ninh
“bạn quí”,
hay những đấng giáo sư Triết… đều được Xìn
Phóng, tức TPG, “biệt nhãn”, so với GCC.
GCC vẫn còn nhớ cái nhìn khinh khỉnh của
TPG khi thấy Gấu cầm cuốn Lịch sử và
Ý thức giai cấp của Lukacs, cậu mua thứ này
tính nhát ma ư?
Cũng cái nhìn
đó, là của Mít Butor, mỗi lần ghé Quán Chùa, nhưng Gấu lại không nhận
ra, vì
nghĩ, "bạn quí" vốn thế!
Ui chao phải
đến khi về già, nhìn lại, thì GCC mới thật sự cám ơn ông Giời, cho mình
được đi
học, mà học trường Mít.
Nếu không, thì cũng như lũ mất gốc đó rồi.
Bởi vì, bạn
chỉ có thể học ngoại ngữ để rành tiếng mẹ đẻ của bạn.
Một khi bạn học
ngoại ngữ,
để mong đặc quyền, cơ hội... là vứt đi.
Tất cả cái đám tinh anh hồi đó, học
tiếng Tây,
chỉ để mong có dịp bỏ chạy.
Đó là sự thực.
GCC học tiếng Tây chỉ để mong sẽ có ngày viết được 1
cái thư bằng
tiếng Tây, cám ơn 1 ông Tây thuộc địa, chồng bà cô của Gấu, Cô Dung,
một me Tây,
nhờ ông chồng của bà cô - GCC còn nhớ cái nick của ông, Ông Tây - Gấu
có cơ
hội đi học.
Thế rồi khi biết tiếng Tây rồi, thì mới đọc hiện sinh, đọc Camus, đọc
Sartre, đọc Lukacs, đọc Lefebvre, đọc
Nguyễn Đình Thi… là để tìm ra lời giải cho cuộc chiến.
Nhờ đọc
Koestler mà
thoát được nọc độc CS.
Nhưng chỉ đến khi đọc Barthes, đọc cơ cấu luận, thì mới
thoát ra được cái thứ văn chương dấn thân, xuống thuyền, viết cho ai…
Nhờ
Barthes mà Gấu hiểu ra được, "viết như thế nào" mới là vấn đề.
(1)
NB 2. Có một câu nói ác, bảo
Camus là triết gia của học sinh cấp
ba, và Cioran bảo văn chương Camus là thứ văn chương tỉnh lẻ :p (đồng
thời
Sartre chẳng có gì đáng quan tâm cả). Cioran cũng là một cục đen hiểm
ác, cực
hiểm ác.
Blog NL
Không phải 1 câu, mà 1 cuốn sách: Camus, philosophe pour classes terminales
Sự kiện Cioran không khoái Camus, thì cũng đúng thôi, vì 1 bên là mặt trời, 1 bên là đêm đen; cả chuyện coi ông là triết gia của lớp chót bậc TH cũng đúng, vì cái thái độ đạo đức của ông, chỉ đám học sinh may ra còn chịu nổi, hay tin được.
Điều làm GNV điên cái đầu, là, cái ông Tẩy mũi tẹt, tại làm sao lại chọn cuốn La Chute để dịch ?
Chỉ đến khi thấy ông ta "về", và phán nhảm, thì Gấu mới vỡ ra là Người chẳng có thú tội gì hết :
Sự thú tội của
Clamence vẽ lên chân dung 1 con người bị cắn rứt bởi tuyệt vọng,
tội lỗi và ân hận vì đã vờ 1 em tự trầm.
Nhưng Clamence còn đưa 1 tấm gương cho những người muốn dòm vào
đó, theo
cái kiểu mà Nguyễn Huệ của NHT đã từng làm :
Hãy nhét cứt vào miệng chúng, để chúng nhận ra thân phận của chúng.
Trong NHT có cả ba, Clamence & Tướng Về Hưu & Nguyễn Huệ, là vậy !
Hà, hà !
1956: Cuộc chiến Mít chưa hứa
hẹn những điều khủng khiếp, và ông
Tẩy thì chắc cũng mới chuồn qua Paris, hẳn thế?
Với riêng Gấu, phải đến khi ra được hải ngoại, thì mới nhìn ra sự thân
quen
giữa Clamence và Tướng Về Hưu!
Sa Đọa gióng lên hồi chuông báo
tử cho những kẻ tưởng là giải
phóng, hóa ra là ăn cướp, tưởng xây dựng thiên đàng, hóa ra địa ngục,
là 1 nước
Mít hậu chiến.
GNV
Mô phỏng:
La Chute sonne comme un adieu
de l'auteur à ses
propres illusions:
Sa Đọa gióng lên lời vĩnh biệt của tác giả với những
ảo mộng của chính
ông.
Face aux désordres et
à la
confusion du temps après 1975, j'ai pensé avoir déjà vécu toute
ma vie,
le temps qui me restait était quelque chose en trop, je ne me donnais
plus la
peine d'y penser. La désillusion était totale. En 1975, le
nouveau régime
m'envoyait en camp de rééducation avec mes amis « de la même fête et
dans le
même bateau », nous quittions la plaine pour les monts avec calme et
indifférence,
sans désespoir et sans espoir.
J'ai pensé « disparaître » sans espoir de retour, pourquoi pas comme le
déchet
emporté par l'inondation de l'histoire. Mais je me trompais.
Đối diện với
hỗn loạn,
tình trạng mơ mơ hồ hồ thời gian sau 1975, tôi có cảm tưởng đã sống hết
đời
tôi, quãng còn lại chỉ là dư thừa, tôi chẳng để ý tới nữa. Ảo vọng là
hoàn
toàn. Năm 1975, chế độ mới đưa tôi đi trại cải tạo, cùng với bạn bè của
tôi,
"cùng hội, cùng thuyền"; chúng tôi rời đồng bằng lên vùng rừng núi,
dửng dưng, bình thản, không tuyệt vọng cũng không hy vọng. Tôi đã nghĩ
mình
"biến mất", chẳng mong ngày trở lại, như bọt bèo trong cơn lũ lịch
sử, tại sao không. Nhưng tôi đã lầm.
TTT: La poésie entre la guerre et le camp
Thơ giữa chiến tranh và trại tù
Ui
chao, chẳng lẽ đây là giấc đại mộng của những anh nhà quê Bắc Kít,
những anh Cu
Sài, xẻ dọc Trường Sơn, hy vọng vô được nước Xề Gòn, kiếm tí chiến lợi
phẩm, về
làng cũ, xây cái nhà gạch nho nhỏ, sửa sang phần mộ cho ông cụ, cưới
một em ở
Xóm Đoài, Xứ Đoài mây trắng lắm?, và cái anh chàng Tướng Về Hưu, Jean
Baptiste
Clamence, sau khi xây dựng xong Địa Ngục, bèn đi vào miền Sa Đọa, The
Fall,
tên một tác phẩm của Camus, sám hối, và trong một khoảnh khắc trầm
thống, rống
lên như một con quỉ, Quỉ Bắc Kít, trong một cuộc độc thoại nội tâm:
“Ôi, mặt trời Bắc Kịt, ôi bãi biển Đồ Sơn, ôi những hòn đảo Hạ Long của
những
trận gió thương mại, ôi những hồi ức của thuở thanh niên, chúng mới làm
cho đám
Bắc Kít chúng ta chán chường làm sao!”
[‘Oh, sun, beaches, islands of trade winds, memories of youth that make
us
despair’].
Cái mẩu tóm tắt La Chute, trên, là từ số đặc biệt về Camus, của tờ ML, hors-série. Tờ này làm tới hai số, hoặc có thể hơn, về Camus, vì GNV có hai số về Camus. (1)
Thư tín
Bác
GCC,
Tìm
hiểu về structuralisme, cơ cấu luận, hồi miền Nam thì nên tìm theo các
tác giả
chính yếu nào. Tôi nghĩ đến Trần Ngọc Ninh, Trần Đỗ Dũng.
How?
Trong
văn học, nhà phê bình nào, ngoài Đỗ Long Vân, có thể coi là
nhà phê bình
cơ cấu luận?
Nhà
văn thì có ai, ảnh hưởng cơ cấu luận?
Nhìn
chung thì cơ cấu luận hẳn là không có nhiều “impact” bằng
existentialisme, hiện
sinh, phải không?
Tks
Một
vị độc giả ở trong nước
Phúc đáp:
Chỉ có 1 người quan tâm tới cơ
cấu luận là Đỗ
Long Vân, mấy người khác, tôi không rành, và họ cũng không có tác
phẩm để
mà nhận xét.
Tôi đọc cơ cấu luận, rồi viết lai rai về nó, và
sau này, khi giới thiệu Đỗ Long Vân, và cuốn ông viết về Kim Dung, "Vô
Kỵ giữa chúng ta".
Regards
NQT
Note:
Có 1 tay rất rành về cơ cấu luận, là Ngô Trọng Anh, kỹ sư, đã từng làm
Bộ Trưởng
chính phủ của VNCH. Ông có 1 số bài viết tuyệt cú mèo, về chuyện Tam
Tạng thỉnh
kinh, nhớ đại khái cái tít, "Câu chuyện của dòng sông hay Dòng sông của
câu chuyện".
Ông này Phật học thuộc loại thượng thừa. Có lần qua Cali, GCC được 1
thằng em, [1
đứa bạn của thằng em đã tử trận], biết số phôn của ông], và GCC có được
nói chuyện
với ông một lần. Sau lại biết 1 anh, con của 1 bà bạn của Gấu
Cái, biết
rất rành về ông, hình như ở kế bên nhà, quen với con
của ông.
Cơ cấu luận không nổi, so với
hiện sinh, vì vài
duyên do.
Cơ cấu luận có tính chuyên môn, cần tới kiến thức,
so với hiện sinh.
Ai thì cũng có thể “buồn nôn”, “phi lý”, “xuống
thuyền”, “dấn thân”, được hết, như là 1 phản ứng trước đời sống, trước
cuộc chiến,
còn cơ cấu luận, một tác giả như Roland Barthes, thí dụ, đâu có dễ đọc?
Hay Claude Lévi-Strauss.
Thầy Cuốc, trước đây, lúc nào
cũng nhắc tới
Roland Barthes, áp dụng cả Barthes vô… Võ Phiến, nhảm thế, bây giờ hết
rồi, vì
bị “chúng” khui ra là Người… bịp.
Chứng cớ, chỉ có 1 câu trong bài viết Cái Chết Của Tác Giả,
[bản dịch tiếng
Anh], mà Người đếch dịch nổi, đếch dám "khoe hàng" [nguyên tác], mà đi
1 đường tiểu chú,
trong rừng tiểu chú, trang mấy, dòng mấy, cuốn mấy….!
Đâu chỉ Roland Barthes mà còn Genette, còn....
Họ đều là những chuyên gia về phê bình, khác thứ
phê bình ở xứ Mít, đếch viết nổi sáng tác, thì bèn xoa đầu/nâng bi/đội
dĩa thiên
hạ.
Hà, hà!
Bài viết đầu
tiên về cơ cấu luận, của GCC, là bài điểm cuốn Nguồn nước ẩn trong thơ Hồ Xuân
Hương (?), của Đỗ Long Vân trên trang VHNT của nhật báo Tiền
Tuyến, do GCC phụ
trách.
Liền sau đó,
gặp DLV, lần đầu tiên, khi ông ghé Quán Chùa, chắc cũng lần đầu tiên.
Và trong
khi đấu láo giữa mấy người cùng bàn, có 1 đấng nhắc tới bài viết của
GCC, và
nói, ông thổi ghê quá, đại khái thế, thì DLV bèn cười và phán, ông đâu
khen
tôi, mà khen Roland Barthes!
DLV ít ngồi
Quán Chùa, nhưng bà xã của ông, thì rất hay ngồi Quán Chùa, và thường
ngồi một
mình. Thường vào
lúc xế trưa.
Hai người
hình như cũng không được hạnh phúc cho lắm. GCC đoán thế.
Trong Hình
Tượng I, Figures I, Genette có
1 bài về cơ cấu luận tuyệt lắm, TV sẽ post và giới
thiệu.
Trong Figures
I, có tới mấy bài, bài nào cũng tới chỉ, chín nút, về CCL, [cơ cấu
luận].
GCC nhớ là, khi thổi bạn quí, qua cuốn Mù
Sương, GCC đã chôm 1 ý của Genette, nhà văn là 1 độc giả, hắn vô
thư viện
kiếm 1 cuốn để đọc, đếch thấy, bèn phịa ra 1 cuốn, thế chỗ!
Còn cái ý, bạn quí của GCC viết văn không thua ai, tất nhiên; tuy
nhiên, thi thoảng, cũng
có môtt, hai chi tiết “faux”,
nhưng faux của
bạn quí, thì cũng chỉ những đấng thiên tài mới faux được, ý này thuổng
Joyce.
Có thể nói, thuổng... Tây Thi.
Tây Thi, mỗi
lần đau bụng, nhăn nhó, thì đẹp hơn lúc không nhăn nhó rất nhiều!
Hà, hà!
Chúng ta biết
theo quan niệm của Ferdinand de Saussure, ngôn ngữ chỉ là một hệ thống
ký hiệu,
ở đó, mỗi đơn vị ký hiệu đều có hai mặt: cái biểu đạt (signifier) và
cái được
biểu đạt (signified). Cái biểu đạt là âm hoặc chữ viết. Cái được biểu
đạt là ý
niệm do âm hoặc chữ viết ấy gợi lên trong đầu chúng ta. Ví dụ: nghe âm
'chó'
(cái biểu đạt), chúng ta nghĩ ngay đến giống vật thường được nuôi trong
nhà
(cái được biểu đạt).
NHQ viết về
Bùi Giáng.
Đoạn trên, Gấu trích từ blog của tay Gỗ Mùn, Goldmund và, gốc của nó, trên talawas.
Ở đây, trích
lại, như là một cái cớ, để viết về Giàng Búi!
Hệ thống ký
hiệu học, trong đó, từ cánh buồm có thể được sử dụng để chỉ con tầu,
thì là một
hình tượng; hệ thống ký hiệu học bậc hai, trong đó, một hình tượng, như
là sử dụng
từ cánh buồm để chỉ con tầu, có thể được sử dụng để chỉ thơ, thì đó là
Tu từ
pháp.
Hay thật tàn nhẫn:
[(voile =
navivre) = Poésie ] = Rhétorique
[(cánh buồm
= con tầu) = Thơ] = Tư từ pháp
[Bạn nghe âm "buồm", thì nghĩ ngay đến "tầu", hay nghĩ ngay đến... "bướm"?]
Ba cái 'nhảm
nhí' này, Gấu đọc, ngay từ khi mới lớn, chán thế, qua Gérard Genette,
trong cuốn
Hình Tượng I, Figures I.
Ông này,
cũng lại một ông thầy của Gấu.
Gấu đọc
Roland Barthes, rồi nhờ đó, mò ra ông.
Những bài viết
trong Figures I, bài nào cũng
thật bảnh.
[Từ từ TV sẽ
đi vài đường về Thơ, trong khi chờ đi luôn!]
Đành phải giới
thiệu Genette, rồi mới viết tiếp về Bùi Giáng được.
Trong một
bài viết về ông bạn quí của Gấu, thời đó đó, Gấu có chôm một ý của
Genette, về
một anh chàng vô thư viện kiếm một cuốn sách, không thấy, bèn viết một
cuốn
khác.
Ý này của
Genette, nhưng có thể ông lấy từ Borges, và nó liên quan tới tác giả,
tác phẩm,
đạo văn, đạo viếc:
“Tất cả những
tác phẩm thì là tác phẩm của chỉ một tác giả, vĩnh hằng, và, vô danh”
[On a établi
que toutes les oeuvres sont l’oeuvre d’un seul auteur, qui est
intemporel et
anonyme]
Lần, mấy ông
Trời con tố cáo một tay trong nước đạo văn dịch của mấy ổng, Gấu đã
tính lôi ra
lèm bèm, nhưng thấy chẳng đáng! (1)
Claude Lévi -Strauss phân chia
lịch sử ra
những thời kỳ nóng, thời kỳ lạnh. Vào những thời kỳ lạnh, có khi kéo
dài nhiều
thế kỷ, nó chẳng đẻ ra được một ý thức, một tư tưởng, một ý thức hệ,
một triết
lý lớn lao nào.
“Thời của chúng tôi” nóng. Nóng lắm. Bên trời Tây, đó là lúc cơ cấu
luận đang ở
đỉnh cao, với rất nhiều triết gia, nhiều tác phẩm: Viết
của
Lacan, Chữ
và Vật, của Michel Foucault, Phê Bình và Chân Lý của Roland
Barthes, Lý thuyết Văn chương, của Todorov… cùng xuất hiện
vào năm 1966. Năm sau 1967,
là những cuốn tiếp theo của bộ Huyền Thoại Học của Claude-Lévi
Strauss: Từ
mật ong tới tàn thuốc, Nguồn gốc của những trò lẩm cẩm muỗng
nĩa, dao
kéo.. ở bàn ăn [L’origine des manières de table],1968, Con
người
trần trụi, L’Homme nu, 1971.
Nhưng Ấu châu có ở trong đó ? Chính họ tự hỏi. Và tuổi trẻ của Tây trả
lời,
bằng biến cố Tháng Năm 1968: Hãy mạnh dạn đòi hỏi những điều không thể
được,
không thể đòi hỏi. Càng làm tình bao nhiêu, càng cách mạng bấy nhiêu.
Octavio Paz, Nobel văn chương, có lần đưa ra một nhận xét thật độc đáo,
về biến
cố Tháng Năm 1968: Văn minh Tây Phương độc đáo ở chỗ, đã biến dục tình
thành
một vũ khí chính trị.
Nhưng 1968 cũng là năm pháo đài bay B.52 vào trận tại cuộc chiến Việt Nam.
Cùng với 276
ngàn binh sĩ Hoa Kỳ.
1965: Cuộc Đổ Bộ Normandie Á Châu, tại bãi biển Đà Nẵng.
1968: Cú Mậu Thân. Mồ Chôn Tập Thể Huế.
The century of Claude
Lévi-Strauss
Thế kỷ Claude Lévi-Strauss
Lévi-Strauss nhìn thấy, ở trong phát minh ra giai điệu, như là một "chìa khóa để tới với sự bí ẩn tối thượng" của con người.
G. Steiner: A Death of Kings
George Steiner, trong bài viết
"Orpheus với những huyền thoại của
mình: Claude Lévi-Strauss", vinh danh một trong những trụ cột của
trường
phái cơ cấu, đã cho rằng, một trang viết của Lévi-Strauss là không thể
bắt
chước được; hai câu mở đầu thiên bút ký "Nhiệt Đới Buồn" đã đi vào
huyền thoại học của ngôn ngữ Pháp.
Hai câu mở đầu đó như sau: "Je hais les voyages et les explorateurs. Et
voici
que je m’apprête à raconter mes expéditions." (Tôi ghét du lịch, luôn
cả mấy
tay thám hiểm. Vậy mà sắp sửa bầy đặt kể ra ở đây những chuyến đi của
mình).
Đỗ Long vân: Vô Kỵ giữa chúng ta
*
A qui
doit-on cette pensée immense ? Un philosophe ? Un ethnologue, un
anthropologue, un savant, un logicien, un détective ? Ou encore un bricoleur, un écrivain,
un poète, un moraliste, un esthète, voire un sage ? Seule réponse
possible : toutes ces figures ensemble se nomment Claude Lévi-Strauss.
Leurs places varient évidemment selon les livres et les périodes. Mais
il existe toujours une correspondance, constante et unique, entre ces
registres, usuellement distincts et le plus souvent incompatibles. Car
cette oeuvre ne se contente pas de déjouer souverainement les
classements habituels. Elle invente et organise son espace propre en
les traversant et en les combinant sans cesse.
Le Monde
Ở trên,
trong phần ghi chú,
người giới thiệu đã cho rằng, Đỗ Long Vân đã sử dụng cơ cấu luận như
một phương
pháp "tiện tay, đương thời" để đọc Kim Dung.
Gérard Genette, trong bài
"Cơ cấu luận và phê bình văn học", in trong Hình Tượng I (Figures I, nhà xb Seuil, tủ sách
Essais, 1966), đã nhắc tới một
chương trong cuốn
Tư Tưởng
Hoang Sơ (La Pensée Sauvage)
theo đó, Lévi-Strauss đã coi tư tưởng
huyền thoại
như là "một kiểu loay hoay về tinh thần" (une sorte de bricolage
intellectuel). Chúng ta có thể mượn quan niệm trên đây của
Lévi-Strauss, để
giải thích tại sao Đỗ Long Vân lại dựa vào cơ cấu luận, khi viết "Vô Kỵ
giữa chúng ta". Từ đó, chúng ta có thể đi đến kết luận: Vô Kỵ là ai?
(Qui
est Ky?, mượn lại câu hỏi của de Gaulle, khi hoà đàm về Việt Nam đang diễn ra tại Paris; Ky ở đây
là Nguyễn Cao Kỳ). Biết đâu,
nhân đó, chúng ta có thể xác định vai trò của một người viết, như Đỗ
Long Vân,
ở giữa chúng ta.
Thế nào
là một tay loay hoay,
hí hoáy (le bricoleur)?
Khác với viên kỹ sư, đồ nào
vào việc đó, nồi nào vung đó, nguyên tắc của "hí hoáy gia" là: xoay
sở từ những phương tiện, vật dụng sẵn có. Những phương tiện, vật dụng,
được sử
dụng theo kiểu "cốt sao cho được việc" như thế, ở trong một hệ thống
lý luận như thế, chúng không còn "y chang" như thuở ban đầu của chúng
nữa.
Cơ cấu luận đã có những thành
tựu lớn lao qua một số tác giả như Lévi-Strauss, Roland Barthes, Gérard
Genette… và nhất là Michel Foucault, cho dù ông đây đẩy từ chối nhãn
hiệu cơ
cấu (làm sao nhét vào đầu óc của những kẻ thiển cận…tôi không hề sử
dụng bất cứ
thứ gì của cơ cấu luận). Trong số những tư tưởng cận đại và hiện đại
như hiện
sinh, cơ cấu, giải cơ cấu, hậu hiện đại… đóng góp của cơ cấu luận là
đáng kể
nhất, theo chủ quan của người viết.
Vô Kỵ giữa chúng ta
Thoạt kỳ thuỷ, con người trần trụi, ăn sống như loài vật, hít mật ong và hỗn như... Gấu. Khi phát minh ra lửa, bèn ăn nướng, ăn thui, dùng lửa để đuổi nước ra khỏi sống. Cộng thêm nước thì biến thành thiu, thối, ủng, nhão, bốc mùi Hà Lội Lụt.
Sống - Chín - Thúi. Đến Thúi là chấm dứt một chu kỳ văn minh, cũng như từ mật ong đến tàn thuốc.
Gấu cũng đã từng sử dụng hình ảnh cái "tam giác trân quí" này để viết về Hà Nội.
*
Bắt chước Vũ Hoàng Chương, C. Lévi-Strauss, tôi cũng tưởng tượng ra một thế chân vạc của Hà-nội. Ở đây, không có nguyên bản, cứ coi như vậy. Chỉ có dịch bản. Một Hà-nội, của những người di cư, 1954. Một, của những người ra đi từ miền Bắc. Và một của những người tù cải tạo, chưa bao giờ biết tới Hà-nội, như của Nguyễn Chí Kham, trong lần ghé ngang, trên chuyến tầu trở về với gia đình.
"Treo đầu dê, bán thịt chó". Quả thế thật. Khi viết Những ngày ở Sài-gòn, là lúc tôi quá nhớ Hà-nội. Mới lớn, vừa mới kịp yêu mến cái cột đèn, cái Hồ Gươm, cái Tháp Rùa, đùng một cái, phải bỏ hết. Vào Nam, cố biến nó thành hiện thực, qua hình ảnh một cô bé Hà-nội. Mối tình tan vỡ, chỉ vì người nghe kể, là một cô bé miền Nam: "Mai, để anh kể cho em nghe, về một thành phố thỉnh thoảng buổi sáng có sương mù...".
Bếp Lửa trong Văn Chương
Nếu phê bình
có thể cùng một lúc tự tuyên xưng nhiều ý thức hệ khác nhau, như vậy có
nghĩa,
sự lựa chọn ý thức hệ không tạo nên cái tự thân (hữu thể: être), và
‘chân lý’ lại
càng không phải là phép tắc (sanction) của nó.
Roland
Barthes
Trong “Mặt
trái những ký hiệu” [L’envers des signes], trong Hình Tượng I (Figures
I),
Gérard Genette cho rằng, tác phẩm của Barthes bề ngoài có vẻ như đa
dạng, về đề
tài (văn chương, cách ăn mặc, kiểu này mốt nọ, điện ảnh, hội họa, quảng
cáo, âm
nhạc, chuyện vặt…) cũng như về phương pháp, và ý thức hệ. Không độ của
cách viết
(1953) quan tâm tới hình thức (forme), được gợi hứng từ Sartre, vài năm
trước
đó, về vị trí xã hội của văn chương, và trách nhiệm của nhà văn trước
Lịch Sử,
trong “gọng kềm” hiện sinh, mác xít. [Tác phẩm viết về nhà sử học Pháp]
Michelet, 1954, ông coi đây chỉ là một cách đọc “tiền-phê bình”, và,
mượn [triết
gia Pháp] Bachelard, ý tưởng phân tâm học cốt tuỷ (substantielle), ông
chứng
minh rằng, một nghiên cứu mang tính chủ đề về tưởng tượng vật chất, có
thể góp
phần hiểu biết đối với một tác phẩm vốn vẫn được coi chỉ có tính ý thức
hệ. Sự
tham dự của ông vào tạp chí Kịch Quần Chúng (Théâtre Populaire), vào
cuộc đấu
tranh nhằm giới thiệu nhà viết kịch Đức Bertolt Brecht tại Pháp khiến
ông, những
năm sau đó, bị coi là một nhà mác xít ngoan cường, mặc dù những người
mác xít
chính thức (officiels) cho rằng, cắt nghĩa quan điểm mác xít của Brecht
như thế
là không thể chấp nhận được. Cùng lúc, và trái
ngược hẳn, hai bài viết của ông về hai tác phẩm Les Gommes và Le
Voyeur của Alain Robbe-Grillet đã khiến ông trở thành thông dịch
viên
chính thức,
và lý thuyết gia, của nhóm Tiểu Thuyết Mới. Và Tiểu Thuyết Mới vốn được
coi như
là một tấn công hình thức, une offensive formaliste, một toan tính nhằm
thoát
ra khỏi gánh nặng, trách nhiệm mà xã hội choàng lên đầu lên cổ văn
chương. Bộ
Huyền Thoại Học [Mythologies]
cho thấy, ông là một quan sát viên cay
độc trước
ý thức hệ tiểu trưởng giả rãy rụa ở bên trong những biểu hiện bề ngoài
có vẻ
như vô hại, của cuộc sống xã hội đương thời, đây là một phê bình mới
(nouvelle
critique) về cuộc sống thường ngày, rõ ràng là được gợi hứng từ quan
điểm mác
xít. Tới năm 1960, ông lại một lần hoá thân, trong cách bàn về Racine,
đây là một
sự trở lại với phân tâm học, nhưng lần này gần gụi với Freud hơn là với
Bachelard, một Freud như là một nhà nhân học, ở trong tác phẩm Totem et
Tabou:
kịch Racine được cắt nghĩa bằng những thuật ngữ của sự cấm đoán loạn
luân, và
tranh chấp Oedipe (2)
[còn tiếp]
Jennifer Tran
Comments
Post a Comment