Malraux, còn lại gì?

 



 

Malraux, còn lại gì?

Mặc Đỗ có 1 truyện ngắn, Gấu đọc, và nhớ hoài.

Một ông thầy tu đi thăm một cô con gái, một con chiên của nhà thờ. Cô bị sốt. Ông thầy tu ngồi bên giường, sốt nóng làm má cô gái đỏ ửng, và làm thầy tu động lòng trần, cô gái thì chắc cũng rứa. Đúng vào lúc tội lỗi sắp sửa xẩy ra, 1 con muỗi đậu vô cánh tay trần của cô gái, hút máu thoả thuê, mọng đỏ 1 cục.
Ông thầy tu lấy tay đập con muỗi, máu đỏ lòm bàn tay. Và thế là ông tỉnh giấc "sa đọa" ["la chute", chôm Camus]

Liệu, đầu óc “đen tối, bịnh hoạn” của 1 độc giả nào đó, có thể coi, nhìn thấy tí máu đó, là 1.. ẩn dụ, tượng trưng cho 1 vụ “làm thịt người”? Trong Bốn Mươi hay Siu Cô Nương, hình như cũng có vài hình ảnh “làm dáng”, thí dụ, chàng úp mặt lên "sinh tồn" và làm 1 giấc, nhớ đại khái, hay có thể, tưởng tượng phịa ra.

MẶC ĐỖ

Trưa Trên Đảo San Hô


*

Thơ Ở Đâu Xa

Malraux mất năm 1976, nếu tính theo biên niên thì cũng đâu có quá xa xôi, vậy mà nghe như ông cách xa thời đại của chúng ta hàng thế kỷ. Như Sartre, và Camus, họ là những kiện tướng của văn học trường lớp của chúng ta. Nhưng vào giờ này, tôi nhận thấy sinh viên hết còn thích thú với Phận Người của Malraux.
Nói thực ra, tôi nhận thấy văn của Malraux hơi bụi. Ở Malraux có sự ám ảnh của vinh quang, của tượng đài, và sự thờ phụng vĩ nhân. Tiểu thuyết của ông luôn rao giảng những thông điệp phổ cập. Theo nghĩa này thì ông luôn cùng pha [ngược với “lệch pha” của Thầy Cuốc] với thời của ông, thập niên 1930, khi mà những ý tưởng lớn đang được mùa với đám đông. Nhưng chính vì thế, mà ngày nay, ông trở thành lỗi thời, cùng với thứ tiểu thuyết luận đề. Chúng, tất cả đều tuân theo 1 cấu tạo hai mặt (xen hành động, xen tranh luận), và cuốn tiểu thuyết chỉ được sử dụng như là 1 cái xe chuyên chở tư tưởng siêu hình – Cái Thiện, Cái Ác, Cái Số Mệnh…. Ở đó, có 1 thứ chủ nghĩa nhân bản cằn cỗi, quá đát.

Note: Trang thơ trên, trong bài thơ Vài khúc dạo tặng tri âm, không thấy có trong bản trên talawas.
"Trắng xóa bão giông" chắc đúng hơn.
TV sẽ post toàn bài thơ.
NQT

*

*



*

À mots ouverts
Que reste-t il de Malraux?
Malraux, còn lại gì? GCC thực sự không tin, cõi văn Mít lại có 1 cuốn như Một Chủ Nhật Khác.

Khủng nhất, là đoạn Kiệt tiễn Hiền đi, rồi lại trở về, với vợ con, với cuộc chiến, để chết.
Như vậy là Kiệt đã đi tới cõi bên kia, lo xong cho Hiền, rồi lại trở lại cõi bên này.

Trong vương quốc của những người đã chết
Tôi vẫn thường tha thẩn đi về

Thơ của Gấu

Gấu ngờ rằng nơi mà Kiệt đưa Hiền tới, rồi trở về, để chết, cùng với cuộc chiến, là Lost Domain, Miền Đã Mất, ở trong Le Grand Meaulnes.
Bài Giáng cũng có một cõi Lost Domain của ông, là thời gian 15 năm chăn dê, vui đùa với chuồn chuồn, châu chấu, trước khi trở về đời, làm Ông Khùng giữa cõi Bọ.
Hậu thế sau này, có thể sẽ coi Một Chủ Nhật Khác, là tác phẩm số 1 của thời đại hoàng kim Miền Nam VHCH, hẳn thế!

Hơn thế, chứ sao lại hẳn thế!


Tất cả những cuốn tiểu thuyết của Malraux đều bảnh, ngon cơm, excellent. Tuy nhiên, Hy Vọng, L'Espoir, dài quá, Những kẻ chinh phục, Les Conquérants, Con đường vương giả, La Voie Royale, và Thời Khinh Thị, Le Temps du Mépris, [bản tiếng Anh, An Age of Oppression], thì lại ngắn quá. Phận Người là 1 kiệt tác, xứng đáng được nhắc tới, kế bên tác phẩm của Joyce, Proust, Faulkner, Thomas Mann, hay Kafka, như là 1 trong những sáng tạo ngất ngư con tầu đi, sáng loà đến làm mù con mắt, one of the most dazzling creations, của thời chúng ta. Tôi phán điều này với sự xác tín của 1 kẻ đã đọc nó ít lắm thì cũng nửa chục lần, và, mỗi lần mỗi rùng mình khi tên khủng bố Chen cắm lưỡi dao vào nạn nhân đang nằm ngủ, và cảm động rơi nước mắt trước hành động hoành tráng, cao vời vợi của Katow, khi anh trao viên thuốc độc cyanure cho anh Tẫu trẻ tuổi, cũng bị kết án thiêu sống như anh ta, bởi những tên tra tấn của Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch.
Mọi thứ ở trong cuốn tiểu thuyết thì đều tuyệt hảo: Câu chuyện kể sử thi, the epic story, với những gia vị là chất mùi mẫn, vãi linh hồn vào những lúc ngưng nghỉ, spiced with romantic interludes, sự tương phhản giữa cuộc phiêu lưu cá nhân và những cuộc lèm bèm ý thức hệ; tâm lý và văn hóa đối nghịch của những nhân vật, và những hành động điên rồ của Nam tước Clappique, thì, như cú điểm xuyết của sự thái quá, và phi lý – hay là chúng ta có thể nói, cái sự không thể tiên đoán được, và tự do – cú điểm xuyết, nếu thiếu nó, thì cuộc đời quá lô gíc, hay dùng từ của Gấu Cà Chớn, quá cà chớn, quá đơn điệu, hay, dùng toán học để mà giải thích: sau điều đó, thì là điều đó!
Nhưng trên tất cả, tính hiệu quả của thứ văn xuôi cà giựt [syncopated] cứ thế mà xuội dần đi [pare-down] bắt người đọc luôn luôn phải sử dụng tới trí tưởng tượng để lấp đầy những khoảng trống, chúng vờ đi, đếch thèm để ý tới những cuộc đối thoại và những miêu tả của cuốn truyện.
Phận Người dựa trên một cuộc cách mạng thực, xẩy ra vào năm 1927 ở Thượng Hải, được dẫn dắt bởi Đảng CS TQ, và đồng minh của nó, Quốc Dân Đảng, chống lại Những Người Của Chiến Tranh, Men of War, như tên gọi đám nhà binh chuyên quyền cai trị 1 nước Tầu chia rẽ lúc đó, một nước Tầu mà những thế lực Tây Phương toan tính biến thành thuộc địa với dân Tầu như nô lệ, bằng sức mạnh, hay bằng tham nhũng. Một đặc sứ của Mao, Chu Ân Lai - nhân vật Kyo trong truyện, một phần dựa trên nhân vật có thực Chu Ân Lai này - dẫn dắt cuộc cách mạng. Nhưng không như Kyo, Chu Ân Lai không bị giết, và sau khi đánh bại chính quyền quân sự, Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo quay qua chống đồng minh của họ, là Đảng CS Trung Hoa, và, như cuốn tiểu thuyết mô tả, đã tàn bạo trấn áp đồng minh cũ của nó. Chu Ân Lai trốn thoát, gặp lại Mao, đồng hành với Mao trong cuộc Vạn Lý Trường Chinh, và là cố vấn, kẻ uỷ quyền, deputy, của Mao trong suốt cuộc đời còn lại của ông.

Vargas Llosa


@ NMG's 1998

TTT 2012

Nghệ Thuật Làm Dáng

Note: Khi ông anh nhà thơ của Gấu chưa đi xa, nhân vớ được 1 bài tên NYRB, phạng Malraux tơi bời, của tay Simon Leys, Gấu bèn chơi luôn, đi một đường trên tờ Văn Học của NMG.

Ông chủ báo thú quá, [người đã từng khệ nệ mang bộ SCML, [hay MBD] đến tặng TTT, nhân lần ông ghé thăm 1 ông bạn của ông, tại Tiểu Sài Gòn, nhưng TTT, khi ra về, vờ luôn bộ sách, chắc là nặng quá, ông ngại cầm về!], bèn cho đăng liền.
Người thú, vì chưa có ai dám dùng từ nặng nề như thế để chỉ ông anh của Gấu, “trí thức làm dáng”, mà lại là chính thằng em của ông!
Một mũi tên bắn tới hai con chim: “Trí thức làm dáng” là từ TTT dùng để phạng Mặc Ðỗ, khi đọc Siu Cô Nương.

Sau Mặc Ðỗ lại dùng đúng những từ này, để đập TTT, qua hình ảnh 1 số nhân vật trong Ung Thư.

Gấu nhớ ông chủ chi địa nhận xét, trong cả hai trường hợp [TTT & MD] thì đều đúng cả. (1)

Làm Dáng

Một lần, ngồi Quán Chùa với ông anh, trong câu chuyện có nhắc tới cú đụng độ trên, ông bật cười, và đưa ra nhận xét, có lẽ đích thực, về văn MD, khô quá!
Lần khác, cũng nhân nhắc tới MD, mới rước đèn với 1 em, ở khu Saint-Germain-des-Prés, Xề Gòn [khúc nhà sách Xuân Thu, Quán Chùa, Givral...], ông lại bật cười, đúng là hai viên ngói đi bên nhau!

Gấu biết em này, nhưng không dám khui tên ra đâu!
Hà hà!

The Hero, the Buffoon and History
Phận Người

Người Hùng, Tên Hề và Lịch Sử
Tên hề.

Thay vì tên hề, thì TTT dùng từ “kẻ làm dáng”, để chỉ những nhân vật của Mặc Đỗ, trong Bốn Mươi, Siu Cô Nương.

Mặc Đỗ hỏi lại, nhân vật của TTT, trong Ung Thư, có…. làm dáng không?

Tháng 11, 1996, khi tro cốt của André Malraux được đưa vô Điện Chư Thần, Pantheon, ngược hẳn với những lễ lạc vinh danh ông, thì là 1 làn sóng phê bình nặng nề đả kích cả con người lẫn tác phẩm của ông, ở cả hai bên bờ đại dương, ở Mẽo cũng như ở Âu Châu. Phê bình văn học đẩy tới mức làm thịt tác phẩm & con người, trong có những tay cự phách như Simon Leys, mà GCC đã từng chôm bài viết của ông, trên tờ NYRB.

Nếu chúng ta tin ở những bài điểm sách, phê bình này, thì Malraux chỉ là 1 thứ nhà văn được thổi lên như bong bóng, những cuốn tiểu thuyết, tồi, một nhà viết tiểu luận chuyên bốc phét, với một văn phong thùng rỗng kêu to, và những tuyên bố khùng điên ba trợn về lịch sử hay triết học, ở trong đó, thì chẳng khác gì những chùm pháo bông, những trò loè bịp của 1 tay chuyên bịa đặt ra những huyền thoại về mình.
Tôi không đồng ý với cái nhìn không đúng, và có thiên kiến về tác phẩm của Malraux. Đúng, ông quả có tài phù thuỷ trên mớ chữ nghĩa, nhưng cái này thì thuộc về truyền thống của Tẩy rồi, đâu phải của riêng ông! Như rất nhiều đồng nghiệp của ông, trong những tiểu luận, ông chơi trò hiệu ứng tu từ, bảnh quá đến nỗi, sau cùng bài viết rơi vào miền tăm tối!

Và, đúng như thế, Malraux quả là 1 trong những vị phù thuỷ về trò chơi chữ nghĩa, đến biến nó thành 1 đức hạnh!
[Đời thì đếch ra cái đéo gì, nhưng đéo có gì như đời, La vie ne vaut rien mais rien ne vaut la vie, thí dụ].

Vargas Llosa

*

*

Từ “làm dáng” có từ hồi nào rồi, không do chính MD bày ra, như ông trả lời Tà Cúc, theo Gấu.
Làm dáng, làm điệu, làm đẹp…
Tuy nhiên, để hiểu ý nghĩa của cái từ này, có lẽ câu của Vargas Llosa, khi viết về Malraux, áp dụng vô “đệ tử của ông”, đắc địa nhất, nhớ đại khái, có những người sinh ra để có hy vọng tro than của mình được đưa vô Điện Chư Thần.
Có những người khác, không!
Và với những người này, đưa tro than của họ vô "Lăng" như thế, là làm nhục họ!

Phận Người

Đà sáng tạo, creative impetus, của Malraux không chỉ thu gọn vô những cuốn tiểu thuyết. Nó còn xùi, suffuse, vô những tiểu luận [GCC thú nhất bài ông viết về Sanctuary của Faulkner: Khi Faulkner mang đứa con hư của mình trình làng văn Tây, André Malraux phán, đây đúng là, "đưa tiểu thuyết trinh thám vô trong bi kịch Hy Lạp", và khi Borges nói dỡn chơi, rằng những tiểu thuyết gia Bắc Mỹ đã biến "sự tàn bạo thành đức hạnh", chắc chắn, ông ta có trong đầu lúc đó, cuốn Giáo Đường của Faulkner. (1)], và những tác phẩm có tính tự thuật, một số trong đó – như Phản -Hồi ký, và Những cây sồi mà người ta đốn, Les Chênes qu’on abat [Felled Oaks: Chuyện trò với De Gaulle – có sức mạnh cực dẫn dụ, overwhelming persuasive force, nhờ dòng văn xuôi thần sầu, những câu chuyện được kể hớp hồn, và quấn quít trong đó, là những nhân vật được miêu tả, và họ không có mặt theo kiểu liệt kê chi tiết, thông báo sự kiện, người thực việc thực, mà là những kỳ tích của nghệ thuật dẫn dụ, art of persuasion.
Thử đọc cuộc lèm bèm giữa Malraux và De Gaulle, trong cuốn chót của bộ sách, ở Colombey-les-deux-églises, ngày 11 Tháng Chạp 1969. Đúng thứ tiểu sử của những vĩ nhân chính trị, mà tôi rất tởm, và nếu 1 ông Tẩy viết ra thì lại càng tởm, vì mấy đấng này, lòng ái quốc chỉ thua có mấy anh Mít, cựu thuộc địa của mấy ảnh, viết về Bác Hồ!
Tuy nhiên, mặc dù thiên kiến, lòng dạ đầy thù hằn như thế, vậy mà khi đọc, tôi phải gật đầu bái phục: đúng là cuộc nói chuyện giữa "đỉnh với đỉnh", between two monuments, hai vĩ nhân lèm bèm như là những vĩ nhân trong những cuốn sách vĩ đại, who speak as only people in great books speak, với 1 sự đồng điệu, hài hòa liên chi, with unremitting coherence, và sáng chói, chúng phá vỡ mọi thiên kiến, mọi phòng ngự, thủ thế của tôi, không những thế mà còn làm tôi choáng, vì cái tôi huyênh hoang bốc phét, tự cao tự đại khùng điên của nó, và làm cho tôi tin ở cái sự cà chớn mang tính tiên tri mà hai vĩ nhân an ủi lẫn nhau, the prophetic nonsense with these two brilliant interlocutors consoled themselves: rằng, nếu đếch có De Gaulle, Âu Châu tan ra từng mảnh, và nước Pháp, ở trong tay một lũ chính trị gia tồi sau De Gaulle sẽ đưa nó xuống đáy địa ngục. Nó dụ khị, chứ không phải làm cho tôi tin tưởng, it seduced me, not convinced me, phải nói như thế.
Và bây giờ, ở đây, tôi giải thích, rằng, cuốn Felled Oaks quả đúng là 1 cuốn “huy hoàng đáng ghét”, a magnificent detestable book.

Không có ai bảnh như một nhà văn nhớn trong cái việc làm cho chúng ta nhìn thấy những ảo ảnh. [There is no one like a great writer to make us see mirages]. Malraux không chỉ làm được như vậy, khi viết, mà cả khi nói. Đây là 1 cái tài thiên bẩm khác của ông [another of his original gifts], một cái tài mà theo tôi, chưa từng có tiền thân cũng như hậu duệ [no precursors nor successors]. Tài ăn nói, oratory, nhiều người có, và là 1 thứ tài mọn, phiến diện, đầy những hiệu ứng âm thanh, hình ảnh làm nhàm, full of sonorous and visual effects, thường là rỗng tuếch, devoid of thought, thường được trình diễn cho/bởi những người ba hoa chích chòe. Nhưng Malraux là 1 tay ăn nói thần sầu, outstanding orator, như người ta có thể nhận ra, từ Oraisons funèbres [Funerary  Orations], ông là người có thể ban cho 1 bài diễn văn cả một rừng những tư tưởng mới mẻ, tươi rói, gây kích thích, và choàng lên chúng với những hình ảnh của một cái đẹp tu từ lớn lao. Một số những bài nói này, thí dụ bài diễn văn đọc tại Pantheon trước quan tài của anh hùng kháng chiến Pháp, Jean Moulin, hay trước quan tài Le Corbusier, tại sân điện Louvre, chúng là những mẩu văn chương tuyệt đẹp, và trong số chúng ta, nếu có người nào đã từng nghe, thì không thể nào quên được giọng nói hùng hồn, như sấm động, his thunderous voice, những quãng ngưng nghỉ rất ư là bi thương, đúng thứ vọng cổ Út Trà Ôn của Mít, và cái nhìn thiên sứ, his visionary gaze, mới “Sến” làm sao! Tôi đã có lần nghe ông đọc, từ xa, ở khu vực báo chí, vậy mà còn run hết cả người, mồ hôi lạnh toát ra như tắm, lông gáy dựng ngược, chỉ muốn vãi linh hồn [I heard them at a great distance, in the press pack, but I still went into a cold sweat and was very moved].
Malraux là như vậy, suốt cuộc đời của ông: một cảnh tượng, a spectacle, và ông, chính ông, sửa soạn, điều khiển và trình diễn, prepared, directed, and performed. Với kỹ năng, thủ thuật của 1 bậc thầy, để ý đến, và không bỏ qua, dù 1 chi tiết nhỏ. Ông biết, ta là 1 thằng cực kỳ thông minh, và sáng láng, và mặc dù vậy, ta đã không trở thành 1 tên ngu đần, [He knew that he was intelligent and brilliant and, despite it, he did not become an idiot]. Ông còn là 1 người can đảm, đếch sợ chết, và bởi vì điều này, thần chết ve vãn ông rất nhiều lần, ông bèn thừa dịp để ôm lấy nó, và đời của ông gồm rất nhiều cú “đẹp như xém chết” thế đó! Và may mắn làm sao, ông không là 1 tay đạo đức giả, hay vị kỷ, narcissistic, nhưng là 1 tay trình diễn đu bay, a high-flying exhibitionist (một Nam Tước Clappique) và điều này khiến ông vưỡn là người [that made him human], nghĩa là, lại khiến cho ông thay vì đi trên mây thì chân lại chạm đất, lại là 1 con người có sống có chết, và điều này làm Gide rất ư là ngỡ ngàng.
Rất nhiều nhà văn mà tôi biết, thất bại trong cái cú “cá vượt vũ môn” [Pantheon test], hay, sự diện diện của họ ở đó, ở cái Điện Thờ đó, hậu thế không thể nào chịu được, 1 cú sỉ nhục cho hồi ức của họ. Làm sao một Flaubert, một Baudelaire, một Rimbaud vô Pantheon? Nhưng Malraux thì lúc nào cũng có chỗ của ông ở đó. Không phải là tác phẩm của ông, hình ảnh của ông trở nên nghèo nàn hẳn đi giữa đống đá cẩm thạch, nhưng bởi vì ông mê trò trình diễn, một trong những thói đời đáng yêu của con người!

Làm sao mà GCC quên nổi hình ảnh "trình diễn" của BHD, thí dụ, "nàng vội vàng chạy vô rồi lại vội vàng chạy ra, nàng quên không dặn chàng…" (1)

Hà, hà!

Cái đoạn đó, 1 anh bạn từ hồi đi học, mê quá, cứ ư ử hoài, sao mà mày sướng thế!

(1)

…. đang vội vàng từ giã người yêu, vội vàng chạy vô cổng trường rồi lại vội vàng chạy ra: nàng quên không dặn chàng trưa nay đừng đón nàng, vì nàng sẽ về chung với Lan Anh, bạn nàng...

Note: Tiếp tục “Bảng Phong Thần”, GCC sẽ giới thiệu bài viết của Vargas Llosa về cuốn Kẻ Xa Lạ [nhưng đếch phải Người Dưng] của Camus, cùng lúc với một vài bài viết khác, cũng về cuốn này. Cuốn sách tiếng Tây mà GCC đánh vật với nó, suốt một thời mới lớn, do tiếng Tây ăn đong!
Quái đản nhất, cái truyện ngắn đầu tay của GCC, Những Con Dã Tràng, đọc 1 phát, là lòi ra ngay một anh chàng Meursault Mít, khật khừ, "húng hắng ho vào buổi chiều", và cái bãi biển Nha Trang vào 1 mùa hè, ở giữa hai kỳ thi Tú Tài II, [kỳ 1 và kỳ 2], biến thành Địa Trung Hải, của Cà Mu!


Comments

Popular posts from this blog

Nguyễn Ngọc Tư

30.4.2015

‘A Lament in Three Voices’