Phê

 1 2 3 4 5


Phê

“Hãy đánh chết nó đi, thằng khốn, vì nó là một nhà phê bình văn học”, câu nói cực đoan của J.W. Goethe được MC Mai Chi sử dụng nhằm đẩy đưa cuộc trò chuyện "Phê bình văn học trên báo chí - Lý tính và cảm tính" tối 22/6.
Nguồn
Câu của Goethe nghe máu quá, không biết ông nói trong trường hợp nào, và nguyên văn ra sao.
Vô net, search, chỉ được câu sau đây của ông:
Against criticism a man can neither protest nor defend himself; he must act in spite of it, and then it will gradually yield to him.
[Dịch kiểu phóng tác: Đếch thèm để ý đến mấy thằng cha phê bình, cứ việc viết, rồi tụi nó cũng mò tới, năn nỉ, xun xoe viết về bạn, nếu bạn có tài!]
Johann Wolfgang von Goethe
German dramatist, novelist, poet, & scientist (1749 - 1832)
Phê bình
Nhân loại chưa tạc tượng phê bình gia nào!
Pay no attention to what the critics say... Remember, a statue has never been set up in honor of a critic!
Jean Sibelius (1865 - 1957), quoted in Bengt de Torne "Sibelius: A Close-Up" 1937
*
Những câu sau đây, thì từ một bài viết của Steiner:
Khi ngoái lại, nhà phê bình thấy cái bóng viên quan hoạn ở sau lưng. Ai chịu làm phê bình gia, nếu có thể làm nhà văn?
 Phê bình gia sống kiểu tầm gửi. Anh ta viết "về". Phải thí cho anh ta một bài thơ, một cuốn tiểu thuyết hay một vở kịch; phê bình gia sống, nhờ ân huệ thiên tài, của những kẻ khác.
Nhà phê bình thực sự, là đầy tớ cho nhà thơ.
Nhân Văn
*
...Tổng kết cuộc trò chuyện, MC Mai Chi, lại dẫn lời của một tác giả nước ngoài cho rằng, phê bình luôn nằm trong trạng thái khủng hoảng vĩnh viễn.
MC phê bình dẫn lời tào lao như thế này, chẳng cho biết nguồn, "phê bình luôn nằm trong tình trạng khủng hoảng vĩnh viển", tại sao luôn, tại sao khủng hoảng?
Nhảm thật!
*
Theo Gấu, phê bình gia, như định nghĩa về ông ta truớc đây, đã hết thời. Phê bình gia hiện thời, đều là nhà văn. Những Banville, [tác giả Biển được nhắc tới trong bài viết], Coetzee, Murakami, Amis, Rushdie... hầu hết những nhà văn nổi tiếng hiện nay, mà họ là những đại diện, đều là những nhà phê bình, nhà tiểu luận bậc thầy. Họ hiểu rất rành về công việc của họ, về văn chương, về phê bình, và một cách nào đó, họ làm cho nhà phê bình cổ điển biến mất.
Thảm thương thay, chúng ta chưa có được một phê bình gia như thế, và cũng theo nghĩa đó, thảm thương thay, chúng ta chưa có nhà văn, xứng đáng tầm vóc những nhà văn nước ngoài, kể trên.
Đó mới là cơn khủng hoảng trầm trọng của chúng ta, nhà văn Mít, phê bình gia Mít.
*
Trong cuộc trò chuyện, có nhắc tới "bóng tối", và, làm nhớ tới Steiner:
Chúng ta tới "sau", và đây là [vấn đề] cân não của thân phận chúng ta. Sau, là sau cái điêu tàn chưa từng có trước đây - do tính thú vật chính trị của thời đại chúng ta - về những giá trị con người, và những hy vọng.
Điêu tàn là điểm khởi đầu của bất cứ một suy nghĩ nghiêm túc về văn chương và chỗ đứng của văn chương trong xã hội. Văn chương đụng - một cách thiết yếu, một cách liên tục - tới hình ảnh của con người, tới vóc dáng và động cơ hành xử của con người. Bây giờ, chúng ta không thể xử sự - cho dù là nhà phê bình hay giản dị là một con người hữu lý - như thể chẳng có một liên quan riết róng nào đã xẩy ra cho sự cảm nhận của chúng ta, về khả năng của con người; như thể việc làm cỏ - bằng cái đói và sự hung bạo - cỡ chừng 70 triệu đàn ông, đàn bà, và trẻ con tại Âu Châu và Nga Xô trong thời kỳ 1914 và 1945: chuyện như vậy đã không lay động tới gốc rễ phẩm chất nỗi quan hoài, niềm âu lo của chúng ta. Chúng ta không thể giả đò rằng [trại tù] Belsen chẳng liên quan gì tới cuộc sống có trách nhiệm của trí tưởng tượng. Điều con người làm tổn thương con người, vào ngay đúng lúc này, đã ảnh hưởng tới chất liệu đầu tiên của nhà văn - cái giếng sâu không thể cạn của hành vi, cách xử sự mang tính người - và nó đè lên não, một vết đen mới.
*
Cái gọi là bóng tối, chính là hậu quả của bóng sáng. Sau chiến thắng là điêu tàn "chưa từng có' trước đây".
Thảm thế đấy!


“Hãy đánh chết nó đi, thằng khốn, vì nó là một nhà phê bình văn học”, câu nói cực đoan của J.W. Goethe được MC Mai Chi sử dụng nhằm đẩy đưa cuộc trò chuyện "Phê bình văn học trên báo chí - Lý tính và cảm tính", tối 22/6.
Nguồn
Câu của Goethe nghe máu quá, không biết ông nói trong trường hợp nào, và nguyên văn ra sao.
*
Vào thời có máy rò mìn Google, tốt nhất nên cho độc giả biết nguồn của những câu nói cực đoan hay không cực đoan như trên đây.
Cứ phán... ẩu, [thì cũng đoán.. ẩu như thế], rồi đè một ông Goethe ra, nhét vô miệng, gặp thứ cả vú, thì nghẹt [thở] quá!
Cần gì ông Goethe. Ông Nguyễn mà chẳng bảnh à: Khi ta chết nhớ chôn theo cùng với ta một tên phê bình.
Thời ông Nguyễn, chưa có nữ MC phê bình.
*
Lần đầu tiên, tôi ((NQT) làm quen với G. Steiner, nhân chuyến ghé thư viện Toronto, Canada, tình cờ cầm cuốn Ngôn Ngữ và Câm Lặng, lật đúng bài Nhà Văn và Chủ Nghĩa Cộng Sản, trong có nhắc tới cuốn Bác Sĩ  [Dr]  Zhivago của Pasternak, vốn là một trong những cuốn vỡ lòng của tôi. Thế là photocopy ngay tại chỗ, về nhà dịch liền, gửi đăng trên tạp chí Hợp Lưu ở Mỹ.
*
Thuở mới lớn, tôi "mê" Roland Barthes, cách ông đặt vấn đề ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ phê bình, Steiner mở cho tôi chiều sâu tối đen của ngôn ngữ, sự câm lặng:
"Thi sĩ phải thôi đi sao? Trong một thời đại mà con người bị khiến phải thổi kèn đồng [hãy nhớ những dòng thơ xưng tụng Stalin của Tố Hữu, chẳng hạn], hoặc tru tréo nỗi khổ đau của mình như sâu bọ, như lũ chuột, tiếng nói văn chương, thứ tiếng mang tính người nhất trong tất cả mọi thứ: liệu có còn được không?"
(Should the poet cease? In a time when men are made to pipe or squeak their sufferings like beetles and mice, is literate speech, of all things the most human, still possible?)
*
Chúng ta biết, một số người nghĩ ra và điều hành (lò thiêu) Auschwitz, họ đã được dậy một điều: hãy đọc và tiếp tục đọc Shakespeare và Goethe.
Chúng ta có khuynh hướng đáp ứng một cách sắc bén với nỗi buồn văn chương hơn là sự khốn cùng của người hàng xóm.
Những người khóc, khi coi truyện tình lãng mạn Werther hay nghe nhạc Chopin, họ đâu có biết rằng họ đi qua địa ngục.
Nhân Văn
*
Và bởi vì phê bình, như thế, chỉ là một siêu ngôn ngữ, cho nên, nhiệm vụ của nó, chẳng hề là khám phá ra, "những sự thực", nhưng mà là "những cái có giá trị" ["the validities"]. Tự thân, ngôn ngữ không thực, mà cũng chẳng giả; nó có giá trị, hoặc không: giá trị, valid, có nghĩa, tạo một hệ thống hài hòa những ký hiệu. Những lề luật của ngôn ngữ văn chương chẳng màng đến sự ăn ý, giữa nó với thực tại [cho dù mấy trường phái hiện thực lải nhải cỡ nào thì cũng… dẹp!], nhưng mà là sự cúi mình chịu vô khuôn khép với hệ thống ký hiệu tác giả tạo ra (và chúng ta, lẽ dĩ nhiên, phải đem đến cho cái từ ‘hệ thống’ này một cái nghĩa rất ư là mạnh, ở đây] (1). Phê bình chẳng có tí trách nhiệm nào, về cái việc phải tuyên bố, liệu Proust nói lên “sự thực”.
Cái ngôn ngữ bậc hai này thao tác (operate) trên ngôn ngữ bậc nhất (hay, ngôn ngữ sự vật, language object). Từ đó suy ra, ngôn ngữ phê bình phải đụng (deal) với hai thứ liên hệ: liên hệ giữa ngôn ngữ phê bình với ngôn ngữ của tác giả được tìm hiểu, và liên hệ giữa ngôn ngữ sự vật này với thế giới. Chính sự "đụng độ, tranh chấp", giữa hai ngôn ngữ này định nghĩa, cái gọi là phê bình. Và, có lẽ, sự đụng độ này làm cho phê bình thật giống với một hoạt động tâm thần khác, lý luận học, môn này cũng đặt nền tảng trên sự phân biệt giữa ngôn ngữ sự vật và siêu ngôn ngữ.
Phê Bình Là Gì?
*
Gấu đọc bài viết trên, của Barthes, chỉ sau cái cú đọc Bếp Lửa ít lâu, và đều là những cú mặc khải. Nhờ bài viết của Barthes, Gấu tách ra khỏi được những "vấn nạn lớn lao" của văn chương, đề ra bởi Sartre, thí dụ, văn chương là gì, viết cho ai, viết để làm gì, và nhất là dòng văn chương dấn thân, mà ông là chủ soái.
Bạn tha hồ dấn thân, như một con người, trong cái xã hội người cùng thời với bạn, nhưng văn chương, là một câu chuyện "khác".
Barthes chỉ ra sự khác biệt, giữa nhà văn, écrivain, và nhà dùng văn, écrivant. Nhà văn đặt nặng chuyện sáng tạo, tìm cái mới, khởi từ hệ thống ngôn ngữ đã có, của thời của mình; nhà dùng văn, écrivant, sử dụng, cũng ngôn ngữ đó, cho mục đích, mục tiêu, một cái "goal", mà người này manh nha, hoặc toan tính, chỉ chờ có thời gian ngồi xuống bàn, để viết ra.
Chính vì thế Barthes được coi như người bảo vệ, trường phái tiểu thuyết mới, và cùng với nó, là quan niệm, "tôi viết để hiểu tại sao tôi viết".
*
Khoảng cách giữa hai cú mặc khải - đọc cọp Bếp Lửa trên đường phố Sài Gòn, và đọc Barthes, khi đã đi làm, và cầy, không chỉ một, mà tới hai "job", một cho Bưu Điện, và một cho UPI - là một giấc mộng đã thoả: Gấu đã từng rớt Toán Đại Cương chỉ vì không có tiền mua sách Đại Học, và đã từng thề với mình, khi nào tao có tiền, tao sẽ mua sách cho thoả chí bình sinh!
Thành thử cái vụ bỏ ngang Đại Học, đi làm Bưu Điện, thật là tuyệt vời!
Nếu không làm Bưu Điện, Gấu chẳng làm sao có cơ hội tiếp xúc với xứ người, qua đám ký giả ngoại quốc, qua sách vở, báo chí ngoại.
Nhờ đô la Mẽo, Gấu mua, cả những cuốn sách Tây, trên vốn liếng ăn đong của mình, nào là Lịch Sử và Ý thức Giai cấp của Lukacs, nào là những cuốn của nhà xb Nửa Đêm, Tây chính gốc cũng còn ớn, thành thử, câu nói, "Mày có biết tiếng Tây không đấy?", Gấu chưa nghe, nhưng nhìn thấy nó, thật rõ, ở trên mặt, những văn hữu, trong có cả Trần Phong Giao, nhưng ông này lịch sự hơn, hỏi thẳng, "Mày mua cái này về để trưng ở tủ sách, hở?"
Tuy nhiên, cái sự đọc sách, nó cũng ly kỳ lắm. Khi mua những cuốn như thế, Gấu chỉ tự nhủ, sẵn tiền, cứ mua, khi nào dư dả chữ Tây, thì mình đọc, đâu có sao!
Ui chao, chiêu như thanh ty, có tới hai cái thú, nay, mộ thành tuyết, chỉ còn một: Lên xóm và ghé tiệm sách!
Lần đầu lãnh lương Bưu Điện, là bèn đi xóm.
Lần đầu lãnh đô la Mẽo, là bèn ghé một trong những tiệm sách ở đường Lê Lợi, cũng gần sở làm UPI, 19 Ngô Đức Kế.
Sau đó, thì cũng lại lên xóm!
Làm sao thoát!
*
Lại nói chuyện không có tiền mua sách Đại Học.
Bỗng nhớ Miếng Thịt Bò của Hemingway, chuyện một anh võ sĩ già, hết thời, chỉ vì thiếu một miếng thịt bò, cho bữa điểm tâm, trước khi so găng, đành thua một gã trẻ tuổi mới vô nghề đấm.
Giá có miếng thịt bò, thì cú đấm tối hiểm của anh đã hạ nốc ao địch thủ.
Ui chao, giá như Gấu không quá nghèo, không quá đói, thì...  sao nhỉ?
Nhưng, thịt bò hay không thịt bò, thì cũng không còn "ép phê" gì nữa rồi!



Phê
Phê Bình Là Gì?
For the (sterile) old question: why write? Marthe Robert's Kafka substitutes a new question: how write? And this how exhausts the why: all at once the impasse is cleared, a truth appears. This is Kafka's truth, this is Kafka's answer (to all those who want to write): the being of literature is nothing, but its technique.
In short, if we transcribe this truth into semantic terms, this means that a work's specialty is not a matter of its concealed signified (no more criticism of "sources" and "ideas"), but only a matter of its significations. Kafka's truth is not Kafka's world (no more Kafka-ism), but the signs of that world. Thus the work is never an answer to the world's mystery; literature is never dogmatic. By imitating the world and its legends (Marthe Robert is right to devote a chapter of her essay to imitation, a crucial function of all great literature), the writer can show only the sign without the signified: the world is a  place endlessly open to signification but endlessly dissatisfied by it. For the writer, literature is that utterance which says until death: I shall not begin to live before I know the meaning of life.
Kafka's Answer
Thay cho câu hỏi cạn kiệt sức sống, cũ kỹ, tại sao viết? [bản văn] Kafka của Marthe Robert thay bằng câu hỏi mới, viết thế nào? Và cái như thế nào vét cạn cái tại sao, cụt lộ biến thành thông lộ, và một sự thực xuất hiện. Đó là sự thực của Kafka, đó là câu trả lời của Kafka: hữu thể của văn chương chẳng là gì, ngoài kỹ thuật của nó.
.... Với nhà văn, văn chương chính là tiếng thét, vang vọng cho tới chết: Ta sẽ chẳng bao giờ bắt đầu sống trước khi hiểu được ý nghĩa của cuộc đời.
Ngôn ngữ sống không phải nhờ phê bình
Văn chương và Siêu ngôn ngữ
Trang Roland Barthes
*
The £60,000 Man Booker International prize goes today to the Nigerian author Chinua Achebe in a decision which confers equal lustre on giver and receiver.
In choosing to give the award to a man who is regularly described as the father of modern African literature, the judges have signalled that this new global Booker has achieved the status of an authentic world award in only its second contest.
Man Booker International judges honour Chinua Achebe
Chinua Achebe's long wait for recognition highlights the invisibility of non-western writers
Maya Jaggi
Thursday June 14, 2007
The Guardian
Cái sự chờ đợi quá lâu để được nhìn ra, của cha già văn chương Phi Châu này, cho thấy, đám nhà văn Tây Phương hình như hơi bị mù dở, hoặc cận thị.
Hoặc là do tài "tàng hình" của những nhà văn không phải Tây Phương.
Man Booker Inter trao cho ông, tuy muộn, nhưng đúng là một chọn lựa thực xứng đáng. Nelson Mandela, vinh danh ông nhà văn chiến sĩ của tự do, trong lần kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của Chinua Achebe, nhớ lại 27 năm tù của mình, và, lèm bèm, chỉ cần một ông nhà văn như ông này, là tường nhà tù thi nhau đổ xuống...
A long way from home
Đường về nhà xa quá.
Published in 1958, Things Fall Apart turned the west's perception of Africa on its head - a perception that until then had been based solely on the views of white colonialists, views that were at best anthropological, at worst, to adopt Achebe's famous savaging of Joseph Conrad's Heart of Darkness, "thoroughgoingly racist". As research for his 1975 essay on the Conrad book, Image of Africa, Achebe counted all the words spoken in Heart of Darkness by Africans themselves. "There were six!" he tells me, laughing luxuriously. The rest of the time Conrad's Africans merely make animal noises, he says, or shriek a lot.
Khi trao giải Man Booker Intel cho Chinua Achebe, một cách nào, là chấm dứt cách nhìn Phi Châu của những tác giả như Conrad. Chinua Achebe là người phạng Conrad đau ra trò, chữ của một BVVC, khi nhắc tới những lời phê bình của Gấu, về một bài viết của anh.
Chinua Achebe nói về ông, bây giờ, tôi là nhà văn do thực tập mà thành, nhưng khi bắt đầu, tôi chỉ biết, có một điều gì ở bên trong tôi, muốn tôi nói ra, tôi là ai, không nói không được ["I'm a practised writer now,"...  "But when I began I had no idea what this was going to be. I just knew that there was something inside me that wanted me to tell who I was, and that would have come out even if I didn't want it."].
*
“Yếu tố quyết định trước hết chính là nhà phê bình”.
Nguồn
Đọc ông này, và những lời phán của ông, về tình trạng nhiễu loạn phê bình ở trong nước làm Gấu nhớ đến Cioran, và lời than của ông, trong bất cứ mỗi chúng ta, đều có một nhà tiên tri đang ngủ. Và khi nhà tiên tri này thức giấc, là thế giới lại hơi được có thêm, tí ti xấu, tí ti tệ. (1)
Và , "tiện thể", còn làm Gấu nhớ đến bạn hiền NXH, người có nick thật đặc biệt, "ông chủ hãng than"!
Câu phán của ông, "yếu tố quyết định, trước hết chính là nhà phê bình", thực sự, là để nói về chính ông ta, và những phê bình gia như ông, những người không biết viết văn, chỉ biết viết phê bình.
Thứ như thế, đã trở thành phế thải, và chẳng mong chi thay thế, bằng một thứ bảnh hơn - nhà văn là nhà phê bình, và, bảnh hơn nữa, là nhà độc giả, như cả hai nhà kia cộng lại - đây mới là thảm họa văn chương Mít chúng ta.
(1) Dans tout homme sommeille un prophète, et quand il s'éveille il y a plus de mal dans le monde...
Cioran: L'anti-prophète, trong Précis de décomposition (Gallimard, 1949).

Cái sự nhiễu loạn phê bình, về một mặt nào đó, là triệu chứng tốt, cho văn chương ở trong nước, nói theo kiểu một nhà phê bình Mẽo, hình như Epstein thì phải, khi ông cho rằng, những cuốn sách dở có khi cho chúng ta nhiều dữ kiện về một thời đại. Lịch sử ghi nhận, những cuốn sách hồng dành cho thiếu nhi của Bà Công Tước de Segur, có nhiều xác chết quá, và sau đó người ta khám phá ra, ở vào thời của bà, yêu đương thì thầm lén, nhưng chết chóc thì... vô tư. Sự nhiễu loạn phê bình ở trong nước, chắc chắn sau này, sẽ để lại rất nhiều dấu vết...  vô tư như thế, và nhờ đó, hậu thế sẽ hiểu ra, bằng cách nào văn chương Việt Nam vượt qua cơn khủng hoảng, từ chưa từng có phê bình, qua thời kỳ quá độ, nhiễu loạn phê bình, tới một thời tương lai chưa biết ra nàm sao của nó.
Gấu đã có lần đã sử dụng ý niệm "xấu hơn tốt" này, khi đọc Cơ Hội Của Chúa của Nguyễn Việt Hà: Cuốn đầu tiên 'thất bại', mở ra thời đại văn chương tiếp theo thời hoàng kim viết dưới ánh sáng của Đảng.
Cũng vậy, nhiễu loạn hay không nhiễu loạn, đây là lần đầu tiên có phê bình, ở Việt Nam, sau cơn trầm luân "xuyên suốt sợi chỉ đỏ", "hồng hơn chuyên"...
Bài phỏng vấn cho thấy cơn dẫy chết của những tay phê bình chính thức, nhà nước... Sự cay cú của ông ta, khi có người toan tính chỉ tay vào bóng đen, cho thấy điều này. Nhưng nhận xét  "bẻ queo vào chính trị" cho thấy, chừng nào còn toàn trị, là chưa thể nào có văn chương.
Còn điều này, cũng thật quan trọng, là, cái sự khủng hoảng phê bình, đầu nậu, nhà xb chi phối phê bình, có vẻ như chỉ xẩy ra ở thành phố Sài Gòn, chứ không phải ở Hà Nội.
Ở Hà Nội, chẳng có vấn đề gì, cái đó mới thật thê thảm, ngoài sự kiện đang nổi cộm, NHT được phong thánh, bởi Ông Tây thực dân thuộc địa ngày nào, vì những đóng góp trong thể loại truyện ngắn, cũng ngày nào, ngày nào...
NHT đã từng chê, không thích được phong thánh, như trong bài phỏng vấn ở trong nước, cho biết. Ông còn khuyên thế hệ đàn em, biết văn là phải biết mẹo. Mẹo gì, ông không nói.
Không hiểu, ông có biết, nhà văn Nobel Thổ, cũng đã từng từ chối phong thánh như ông?
*
ORHAN PAMUK (1952-)
Did you know?
In 1998 Pamuk refused to accept the prestigious title of "state artist" from the Turkish government. He said that if he accepted it he could not "look in the face of people I care about".
Guardian

Bạn biết chưa?
Vào năm 1998, nhà văn Pamuk - người tố cáo vụ "Mậu Thân Thổ":  Tội diệt chủng - đã từ chối danh hiệu cao quý "Nghệ Sĩ Ưu Việt Của Nhà Nước". Ông nói, nếu nhận, là chẳng dám "nhìn tận mặt những đồng bào mà ông lo lắng cho họ."
Journal 8/31
*
Cái sự kiện thành phố Sài Gòn, trở thành kinh đô văn học, với tất cả những thói hư tật xấu của cái bệnh trưởng thành "của nó", trong có cơn khủng hoảng phê bình, là một điều thật đáng mừng cho những đứa con phải bỏ chạy "của nó", như Gấu này!
Đây là dấu hiệu con phượng hoàng tái sinh, từ cơn phần thư sách năm nào chăng?
Bởi vì Sài Gòn, thủ đô kinh tế, thì là chuyện Diễm ơi xưa rồi, nhưng nay, trở thành thủ đô văn hoá, mới là chuyện đáng mừng, chứng tỏ cơn trầm luân, ở trong Lò Luyện Ngục của nó đã hết?
*
G. Steiner, trong bài viết "Triết gia cuối cùng?" trên tờ TLS (The Times Literary Supplement 19 May, 2000), đã nhắc tới một phương ngôn của người Pháp, theo đó, trong những thập kỷ cuối thế kỷ 20, ngôi sao của Sartre lu mờ so với những "địch thủ" của ông như Camus, Raymond Aron, bởi vì thời gian này, ông còn ở trong lò luyện ngục (purgatoire). Và đây là "phần số", chỉ dành cho những triết gia lớn, tư tưởng lớn. Theo ông, hiện nay, ở Pháp, Đức, Ý, Nhật, và một số quốc gia Đông Âu, thế giá và huyền thoại của nhà văn đã từng từ chối giải thưởng Nobel văn chương này, đang ở trên đỉnh. Ở đâu, chứ ở Pháp thì quá đúng rồi: sau 20 năm ở trong lò luyện ngục, Sartre trở lại, và đang tràn ngập trong những tiệm sách, với nào là tiểu sử (loại multi-volume), nào hội thảo, đối thoại, gặp gỡ (rencontres)… Theo như Jennifer Trần tôi được biết, tạp chí Văn, trong tương lai, sẽ dành trọn một số báo để nhìn lại "triết gia cuối cùng của nhân loại", đặc biệt bởi những nhà văn Miền Nam đã một thời coi ông là "thần tượng", như Huỳnh Phan Anh, Đặng Phùng Quân…
Buồn Nôn

Nhân Dân 'chế biến' phỏng vấn CNN
Nguồn
Gấu này không ưa Bi Bì Xèo, và đã từng lèm bèm nhiều lần.
Nhưng cái tít trên thì thật là tuyệt.
Thêm một tí, thí dụ hai chữ [“Nhật báo”] Nhân Dân là… hỏng!
"Ẩn dụ" 'chế biến' cũng thật đắt!
Bỗng nhớ những bài nhạc Cách Mạng được "chế biến", thời gian Gấu được đi học tập cải tạo.
Thí dụ,
"Cây cuốc cong rồi cây cuốc gẫy",
"Tổ quốc ơi, ăn khoai mì chán lắm,
Từ trận thắng hôm nay, ta ăn độn dài dài".
*
Bản văn chế biến mới đích thực nguyên tác.
Như thể người viết ra bản gốc, biết trước, chỉ là tạm thời, trong khi chờ thời gian đem đến cho nó bản đích thực.
Hay nói theo Borges, nhiều khi bản dịch bảnh hơn [ông dùng chữ "trung thực"] hơn bản gốc.
*
Hướng giải quyết vẫn là vận động, thuyết phục bà con trở về địa phương càng sớm càng tốt. Biện pháp ấy là chính. Tôi nghĩ bà con cũng nên hiểu như vậy, vì ở TP.HCM không có cơ quan nào có trách nhiệm giải quyết khiếu kiện của bà con, cho dù có tập trung ở TP.HCM đến bao lâu đi chăng nữa, mà đời sống lại thêm khó khăn.
Nguồn
*
Có người dân nào mà muốn khổ như thế đâu, nhưng địa phương chính là lũ ăn cướp, họ mới phải lên thành phố. Bây giờ nói, HCM (1) mà cũng chịu thua, thì đành kêu Trời vậy.
(1) Gấu mô phỏng Bi Bì Xèo, bỏ đi chữ TP.
Hết công nhân biểu tình, đình công, bây giờ đến nông dân, vậy mà Đảng vẫn mặt dầy tự coi là đại diện cho họ.
Hải ngoại lên tiếng, thì lại gán tội bám đít ngoại bang, chống Cộng điên cuồng!
Mà cũng đành phải điên cuồng thù Cộng mà thôi, bởi vì chúng tước đoạt của cả nước, giấc mộng tuyệt vời thống nhất, cùng nhau xây dựng cái nhà Việt Nam to lớn hơn đàng hoàng hơn.
Chính vì cả nước tin vào giấc mộng tuyệt vời đó, mà VC thắng trận, rồi trở mặt, trở thành kẻ cướp!
Khi biến thành kẻ cướp, như nhãn tiền hiện nay, thì làm sao không thù?
Còn Đảng là còn Khổ, 
Hết Đảng là có Phở!
Cái Đẹp và Con Thú
7
Bùi Ngọc Tấn & NQT @ BNT's, 2001

... cho dù có tập trung ở TP.HCM đến bao lâu đi chăng nữa...
Cụm từ này khốn nạn quá, đầy vẻ thách thức - phải nói là - luơng tri con người.
Bởi vì, rõ ràng là dân địa phương hết còn trông mong vào lũ ăn cướp tân cường hào ác bá, mới phải lên thành phố chịu cảnh màn trời chiếu đất.
Nếu thực sự muốn lo cho họ, thì bắt buộc phải mở ra một văn phòng tạm thời.
Làm sao lại có thể tuyên bố một cách tàn nhẫn, vô trách nhiệm như thế?

Bạn phải vô trang này, của BBC, và đọc những thư độc giả ở trong nuớc, để cùng đau nỗi đau của người nông dân Miền Nam:
Thanh Thảo, TP HCM
Tôi thấy những người lãnh đạo đang hành xử thật sự quá đáng! không một lên tiếng hay có bất cứ phản ứng gì công khai, và báo chí cũng vậy! Vô cùng quá đáng và đáng hổ thẹn! Một con mèo có khi còn được tọa lạc cả thườn thượt một trang báo, đằng này, con người thì không! Tối hôm qua và sáng hôm nay trời mưa rất to, tôi đi mưa chỉ khoảng trên dưới 1 giờ đồng hồ mà đã muốn xỉu vì lạnh, về tới nhà tôi còn có nước nóng áo lạnh và mùng mền. Còn họ ở đó thì có gì chứ? ăn dầm nằm dề, vật vã ngoài vỉa hè như vậy, ai muốn? người ta muốn nông dân Việt Nam chết hết đi cho rảnh mắt hay sao đó mà?
Nguồn

*
Hình 1: Cô bé Do Thái này không có bằng, hay giấy phép, lái xe đạp. Varsovie, 1937.
Hình 2: Tại bếp ăn dành cho người bản xứ, hai chị em [hai bà xơ?] đang trầm tư trước dĩa cháo. Hỏi, người chị, ngồi phiá bên phải, trả lời, ở đây còn được ăn cháo, ở nhà, mẹ chúng tôi không có cháo ăn. Prague, 1937.
Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire, Tháng Sáu, 2007.
Khi gọi cuốn sách của mình bằng cái tên Sự huỷ diệt, La Destruction, (1) mà không phải là, Lò Thiêu, Holocaust, hay Shoah, tiếng Hebreu, Raul Hilberg muốn xác quyết, cung cách mà từ đó bật ra số phận người Do Thái, do chế độ chính trị Nazi gây nên.
(1) Sự huỷ diệt dân Do Thái tại Âu Châu.
*
Tôi tin rằng, có một sự huỷ diệt Miền Nam, tương tự. Chiến thắng của Miền Bắc đã huỷ diệt nếp sống nhân bản hài hòa của Miền Nam.
Sự huỷ diệt còn được đám VC miệt vuờn hỗ trợ, ăn theo. Những cuộc biểu tình đòi đất của đồng bào Miền Nam như đang xẩy ra, sự nghèo khổ đến tận cùng, phải bán con, qua những vụ lấy chồng người nước ngoài, bán cả con nít qua nước láng giềng...  đó là những bằng chứng hiển nhiên của tội ác huỷ diệt.
Khủng khiếp hơn cả, là sự huỷ diệt niềm tin, vào người anh em ruột thịt Miền Bắc.
*
Khi nào văn chương trong nước dám đụng vô những chuyện như trên, về "Trái tim của bóng đen" [Hà Nội], về Khải Huyền Dối Trá [Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước], về Con Bọ [hiện tượng Chúa Sẩy Thai], thì lúc đó, mới có thể nói đến phê bình văn học.
Theo nghĩa trên, Steiner đã từng phán về Lukacs: Vào thời của ông, thật khó mà làm, một phê bình gia. (1)
Bởi vì còn quá nhiều việc khác quan trọng hơn, "việc cần làm, phải làm ngay"! [Gấu chôm của đồng chí Nguyễn Văn Linh]
(1) Ở thế kỷ 20, thật không dễ dàng đối với một con người lương thiện, để là một phê bình gia văn học. [In the 20th century it is not easy for an honest man to be a literary critic]. Có quá nhiều điều khẩn cấp phải làm. Phê bình chỉ là một tuỳ thuộc.
G. Steiner: Georg Lukacs và tờ hợp đồng với quỉ sứ của ông.
Trong Ngôn ngữ và câm lặng.
Thật không dễ, đối với một kẻ lương thiện, là phê bình gia, ở vào thế kỷ thứ 20, thế kỷ Gulag.
[In the 20th century it is not easy for an honest man to be a literary critic].
Từ" lương thiện", thật đắt! NQT
*
D.M. Thomas, khi viết về cuộc đời Solzhenitsyn, cũng nhận ra hiện tượng Chúa Sẩy Thai, khi chủ nghĩa Cộng Sản ra đời tại Nga, nhưng ông gọi là hiện tượng Kẻ Cứu Vớt, Thiên Sứ...  biến thành Quỉ Sứ.
*
Bởi vì Demon, và Savior, chỉ là một. Trước 1975, là Savior. Sau 1975, biến thành Demon. Vẫn chỉ là một thứ.
Nên nhớ, không phải Dos là người đầu tiên nhắc tới Demon, Quỉ. Quỉ của Pushkin - viết năm 1830, một trăm năm trước cơn phẫn nộ của Stalin giáng xuống đầu nông dân Nga - mô tả một chiếc xe ngựa bị bão tuyết làm mất phương hướng, mấy con ngựa kéo xe bị quỉ xúi giục và cứ thế lao vào địa ngục.
Tới thời Dos, Những Con Quỉ  [thường được dịch là Lũ Người Quỉ Ám, 1871], Quỉ biến thành Kẻ Cứu Rỗi, Vị Cứu Tinh.
Hãy tưởng tượng, 1921, ông Hồ đói rét, run lẩy bẩy ở Paris, đọc Lênin, và sảng khoái la lên, cứu tinh đây rồi, đây là tri âm tri kỷ, kẻ đồng điệu, người đồng hành. Tầng lớp trí thức Miền Bắc đã đón nhận quỉ sứ như kẻ cứu rỗi, như thế đó, sau Người. Họ thực sự tin rằng chủ nghĩa Cộng Sản sẽ là cơ may, cơ hội đổi đời. Chính niềm tin này là nền tảng của, thí dụ, "Đường Ra Trận Mùa Này Đẹp Lắm", của những cảnh tượng thật bi hùng, bi tráng, bi thương, trai tráng làng, người người trích máu tay, làm đơn tình nguyện xin đi chiến trường miền nam.
Nhưng 1975, tất cả đều chưng hửng. Đều vỡ mộng. Hãy tưởng tượng tâm trạng của DTH lúc đó.
Như một nhà tiên tri, Kafka đã nhìn ra từ bao lâu cảnh này, trong Y sĩ đồng quê.
Độc giả Việt, đọc ông, mà cứ nghe ra giọng của DHT, vào đúng cái ngày cay đắng nhục nhã:
"Ta đã bị bội phản! Bội phản!"
Savior, Vị Cứu Tinh, là tên ở trong chuồng ngựa [với Tướng về Hưu, là chuồng heo], và cũng là Demon, Con Quỉ, như cô gái Rose trong truyện đã than thở: Ngưòi ta không biết trong nhà mình có gì.
Điều này giải thích sự băng hoại sau 1975 của miền bắc, rồi ảnh hưởng đến cả nước. Nó là niềm tin trước đó, được lật ngược lại.
Tuổi Bụi


Phê

Tôi tin rằng, có một sự huỷ diệt Miền Nam. Chiến thắng của Miền Bắc đã huỷ diệt nếp sống nhân bản hài hòa của Miền Nam.
Sự huỷ diệt còn được đám VC miệt vuờn hỗ trợ, ăn theo. Những cuộc biểu tình đòi đất của đồng bào Miền Nam như đang xẩy ra, sự nghèo khổ đến tận cùng, phải bán con, qua những vụ lấy chồng người nước ngoài, bán cả con nít qua nước láng giềng...  đó là những bằng chứng hiển nhiên của tội ác huỷ diệt.
Khủng khiếp hơn cả, là sự huỷ diệt niềm tin, vào người anh em ruột thịt Miền Bắc.
*
Khi nào văn chương trong nước dám đụng vô những chuyện như trên, về "Trái tim của bóng đen" [Hà Nội], về Khải Huyền Dối Trá [Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước], về Con Bọ [hiện tượng Chúa Sẩy Thai], thì lúc đó, mới có thể nói đến phê bình văn học.
Theo nghĩa trên, Steiner đã từng phán về Lukacs: Vào thời của ông, thật khó mà làm, một phê bình gia. Bởi vì, đúng như đồng chí Nguyễn Văn Linh đã từng nói, có quá nhiều việc khẩn cấp cần phải làm ngay.
*
GEORG LUKACS AND HIS DEVIL'S PACT
In the twentieth century it is not easy for an honest man to be a literary critic. There are so many more urgent things to be done. Criticism is an adjunct....
.... Lukacs has always held himself responsible to history. This has enabled him to produce a body of critical and philosophic work intensely expressive of the cruel and serious spirit of the age.  Whether or not we share his beliefs, there can be no doubt that he has given to the minor Muse of criticism a notable dignity. His late years of solitude and recurrent danger only emphasize what I observed the outset: in the twentieth century it is not easy for an honest man be a literary critic.
But then, it never was.
G. Steiner: Georg Lukacs và tờ hợp đồng với quỉ của ông
Vào thế kỷ 20 thật khó mà là một phê bình gia.
Và, quả như thế thực!

Sự huỷ diệt dân Do Thái tại Âu châu
của Raul Hilberg, xb lần đầu tiên, năm 1961, tại Mỹ, thuật những chặng đường Nazi huỷ diệt dân Do Thái, từ những luật lệ bài Do Thái đầu tiên tới những vụ tàn sát tập thể.
Cuốn sách cũng trải qua nhiều chặng đường, và dần dần được giới phê bình đánh giá cao, trong có Hannah Arendt. Hình tác giả dưới đây, chụp năm 2006,  tại Paris, trước Đài tưởng niệm những người tử nạn Do Thái khi bị tống xuất ở Paris.
Nhân dịp ra lò ấn bản chung quyết, 2402 trang, ba tập, bản tiếng Pháp, dịch từ nguyên tác tiếng Anh, nhà xb Gallimard, tủ sách Folio, tờ Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire, số Tháng Sáu 2007, bèn một đường phỏng vấn lớn, grand entretien, với tác giả. Tin Văn sẽ trích đoạn, bài phỏng vấn, trong những kỳ tới.
**
Do bị tẩy chay, chủ tiệm Do Thái không trả được tiền mướn nhà, bèn bị tống ra đường. Lodz, 1938.
Cảnh này đã được lập lại, tại Sài Gòn, sau 1975. Hilberg nhắc tới trường hợp, có rất nhiều người Do Thái, tự họ, cứ thế chui vô rọ, [Victimes qui, selon Hilbers, ont contribué à se prendre elles-mêmes au piège], y chang đồng bào Miền Nam, cứ thế tin vào đồng bào ruột thịt giải phóng Miền Bắc, và đám miệt vườn, cứ thế kéo nhau đi Kinh Tế Mới!
Một nhận xét của ông, làm kinh ngạc mọi người, và nếu áp dụng trường hợp Việt Nam, cũng y chang. Khi được hỏi, về chính quyền Vichy [thân Nazi], ông viết, tiến trình huỷ diệt Do Thái là kết quả của hoà ước Pháp Đức. Trong khi theo lẽ thường, đích danh thủ phạm, là Nazi, ông trả lời:
Tôi chấp nhận những gì tôi phát biểu. Tuy không phải là chuyên viên chính quyền Vichy, nhưng tôi dựa vào tài liệu của Serge Klarsfeld: Con số ngườii Do Thái chết, qua những sự bắt bớ và đầy ải, là 80 ngàn, trong có hơn 10 ngàn trẻ con. Dân Do Thái ở Pháp có chừng 290 ngàn, vào năm 1939. Ở những nước bị chiếm đóng khác chỉ chịu một tròng, con số người chết ít hơn nhiều, nếu tính theo thống kê, giữa số dân, và tử nạn. Đây là do ảo tưởng của chính quyền Vichy, khi nghĩ rằng, thí cho Nazi càng nhiều nạn nhân Do Thái bao nhiêu, càng đảm bảo một chính quyền tự chủ bấy nhiêu.

Nhìn như thế, mới thấy tội ác của MTGPMN. Đám này tưởng bở, chúng sẽ được trọng dụng, nhưng vừa chấm dứt cuộc chiến, là nón tai bèo, cờ Mặt Trận, cũng đi theo cờ ba que, và thây ma VNCH!
*
Không phải chỉ MTGPMN, mà có thể nói, luôn cả Ngụy, đều tin vào giấc mơ của Bác, thắng trận giặc này, ta sẽ xây cái nhà Việt Nam to đẹp hơn, đàng hoàng hơn. Chính vì thế mà cứ ngoan ngoãn như bầy cừu, khăn gói quả mướp, lo 10 ngày lương thực, cho khoá học tập cải tạo cấp tốc, ngắn hạn, để thông suốt đường lối cách mạng, và sau đó, cứ thế mà làm, mà lo xây dựng cái nhà. Đi Kinh Tế Mới, là phải rồi. Nhà nước quá sáng suốt. Khi còn chiến tranh, trốn bom đạn vô tình, trốn chết hai lần, thì chui vô thành phố, bi giờ thì còn sợ chi nữa mà không bung ra?
Bởi thế Gấu này nói, người Việt thù VC là vậy.
Cái thù này, là do VC, thực chất là một tên ăn cướp, thay vì một vị cứu tinh! Thay vì "Chúa" ra đời, nhập thế, dưới xác thân con người mới XHCN, nhưng do sẩy thai, dân Mít có được một con quỉ VC!
Thảm thế đấy!
*
Một cổ hai ba tròng.
Trong Quần đảo Gulag, Solz viết, chính cái gọi là ý thức hệ là một biện minh dài hạn cho lũ quỉ, the evildoings, tha hồ giết, hiếp, làm đủ thứ tội ác, mà chúng gọi là những tội ác cần thiết. Những tội ác cần thiết như thế, đều "tốt" cả: Đám phán quan "Inquisition" Nhà Thờ, thì nhân danh Chúa, đám xâm lăng, nhân danh Nước Mẹ Vĩ Đại, đám thực dân, nhân danh khai hóa, văn minh, đám Yankee mũi tẹt, nhân danh chủ nghĩa Cộng sản, và cuộc thánh chiến chống Mẽo cứu nước, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Người Miền Nam, có thể không tin vào chủ nghĩa Cộng Sản, nhưng lại tin vào giấc mơ thống nhất.
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa!
*
Cái phép lạ ngược, biến thành bọ, thực sự mà nói, ông tổ sư triết gia Mác Xít, là G. Lukacs, cũng đã biết trước, và đã từng cảnh cáo, ngay từ khi [ngồi hang Pác Bó], viết Lịch Sử và Ý Thức Giai Cấp, một cuốn sách bị trù ẻo, trời đánh, thánh vật, livre maudit, qua đó, Lukacs đã nhìn ra, quá trình "vật hoá", "reification", xẩy ra liền sau ngày 30 Tháng Tư, khi, Yankee mũi tẹt, nhìn thấy của cải, sự phồn vinh giả tạo, hàng có gân...  của Miền Nam, mê quá, mất cảnh giác Cách Mạng, và bị sa đọa, biến thành đồ vật, con vật! (1)
(1) Ironically, one of his most influential works dates from a period in which his Communism was tainted with heresy. History and Class Consciousness (1923) is a rather legendary affair. It is a livre maudit, a burnt book, of which relatively few copies have survived.* We find  in it a fundamental analysis of the "reification" of man (Verdinglichung), the degradation of the human person to a statistical object through industrial and political processes. The work was condemned by the Party and withdrawn by the author. But it has led a tenacious underground life and certain writers, such as Sartre and Thomas Mann, have always regarded it as Lukacs' masterpiece.
GEORG LUKACS AND HIS DEVIL'S PACT

Thanh Thảo, TP HCM
Tôi thấy những người lãnh đạo đang hành xử thật sự quá đáng! không một lên tiếng hay có bất cứ phản ứng gì công khai, và báo chí cũng vậy! Vô cùng quá đáng và đáng hổ thẹn! Một con mèo có khi còn được tọa lạc cả thườn thượt một trang báo, đằng này, con người thì không! Tối hôm qua và sáng hôm nay trời mưa rất to, tôi đi mưa chỉ khoảng trên dưới 1 giờ đồng hồ mà đã muốn xỉu vì lạnh, về tới nhà tôi còn có nước nóng áo lạnh và mùng mền. Còn họ ở đó thì có gì chứ? ăn dầm nằm dề, vật vã ngoài vỉa hè như vậy, ai muốn? người ta muốn nông dân Việt Nam chết hết đi cho rảnh mắt hay sao đó mà?
Huy, TP HCM
Tôi cũng như hầu hết người Việt Nam khác, không hề hay biết có biểu tình xảy ra ngay nơi mình đang sống. Một việc xảy ra đã gần 1 tháng trời, ngay giữa lòng thành phố có 8 triệu dân đang sống mà còn bưng bít thông tin như thế huống hồ những sự việc khác diễn ra ở những địa phương xa hơn. Tôi nghĩ tự do ngôn luận ở Việt Nam vẫn còn là thứ quá xa xỉ. Tôi nghĩ ĐCS chỉ phục vụ cho một số ít các quan chức thôi, còn người dân thì hầu như không có tiếng nói gì trong đất nước. Hồi còn nhỏ tôi rất ghét đài BBC vì tôi nghĩ là đưa tin không trung thực nhưng nay thì tôi thấy cảm ơn đài BBC mới đúng vì nhờ có BBC mà tôi dám nêu lên ý kiến của mình. Nếu trong nước có cho vàng tôi cũng không dám nói ý kiến như thế này.
Nguồn
*
Bịt miệng như thế là không đúng!
Về câu phán này khiến Gấu nhớ đến Solzhenitsyn, và câu chuyện thực, như ông nhấn mạnh, ngay ở đầu bộ sách khổng lồ Gulag, về một thiếu nữ Nga bị án tù 5 hay 10 niên, Gấu không nhớ rõ, cô bé kêu, oan quá, oan quá, tôi đâu có tội chi, và nhà nước bèn trả lời, đúng rồi, đúng rồi, cháu không có tội, bởi vì nếu có tội, thì làm sao lại có cái án không đúng đó?
Nhưng, một độc giả của tờ Diễn Đàn, lên tiếng khen, ngài Chủ Tịch có bản lãnh!
Chưa hết, ông này còn suy luận, khi nhà nước bắt linh mục Lý, nhà thờ không lên tiếng, như vậy chứng tỏ linh mục Lý có tội!
Nếu có tội như thế, tại sao khi bịt miệng, nhà thờ lại la toáng lên?
Thú vị hơn nữa, ông này kết tội nhà thờ tại sao lại dám 'báng bổ' ngài chủ tịch, cái tội nói dối?
Nếu như thế, nhà thờ phải "bản lãnh" hơn ngài chủ tịch?
Ông hỏi tội VC: Tại sao cả một nước như thế, mà để cho nhà thờ "báng bổ" ngài chủ tịch?
Bản lãnh thật!
[Thư bạn đọc : Đôi điều kỳ lạ — DVN — Cập nhật : 17/07/2007 00:07 Câu trả lời của Chủ Tịch Triết là có bản lãnh, nhưng tại sao sau đó lại có quá nhiều điều lạ như kể trên ?]
*
Thú vị hơn nữa, talawas bèn đi một đường cù ngài chủ tịch.
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết trả lời phỏng vấn về chuyến đi Mỹ
Thế mới bản lãnh chứ!
*
Ẩn danh
Thật tội nghiệp cho người dân nghèo khổ. Chính ông chủ tịch huyện... lấy đất của người dân. Khi đi khiếu kiện cơ quan trung ương chính phủ lại giao cho ông chủ tịch nầy đứng ra xét xử. Ôi giời ôi?
BBC
Và, bởi vì chính chính phủ là lũ ăn cướp, thì cũng lại đành phải giao cho chính chính phủ xử!

Phê
At the outset of his brilliant career, Lukacs made a Devil's pact with historical necessity. The daemon promised him the secret of objective truth. He gave him the power to confer blessing or pronounce anathema in the name of revolution and "the laws of history." But since Lukacs' return from exile, the Devil has been lurking about, asking for his fee. In October 1956, he knocked loudly at the door.
Vào lúc bắt đầu nghiệp viết sáng chói, Lukacs bèn ký một tờ hợp đồng với Quỉ, do sự cần thiết của lịch sử. Quỉ hứa sẽ bật mí sự thực khách quan cho chàng biết. Và ban cho chàng quyền năng ban phép lành, xoa đầu, bác bác tôi tôi, hay rút phép thông công, nhân danh cách mạng và "những qui luật của lịch sử". Qui cố hương sau chuyến lưu vong dài, Quỉ bèn lò mò tới, đòi "tiền cò". Vào tháng Mười 1956, Quỉ hết còn kiên nhẫn, gõ cửa rầm rầm...
In literary criticism there is no promised land of established fact, no Utopia of certainty. By its very nature, criticism is personal.
Phê bình văn học không là đất hứa cho sự kiện đã rồi, cũng không phải miền không tưởng, cho điều chắc như cua gạch. Phê bình, do bản chất của nó, mang tính cá nhân.
*
Lukacs raises the problem of the "typical" personage. Why do certain characters in literature—Falstaff, Faust, Emma Bovary—possess a force of life greater than that of a multitude of other imagined beings and, indeed, of most living creatures? Is it because they are archetypes in whom universal traits are gathered and given memorable shape?
Lukacs đưa ra bài toán hắc búa, về nhân vật 'dấu ấn'. Tại sao một số nhân vật trong văn chương - Falstaff, Faust, Emma Bovary - lại có sức sống lớn hơn cả lố những nhân vật khác và, đúng hơn, cả lố những con người có xương có thịt?
Có phải những nét người "người nhất" đã được tích tụ ở trong họ?
*
We touch here on matters of a personal nature. Lukacs' role in the Hungarian uprising and the subsequent monasticism of his personal life are of obvious historical interest. But they contain an element of private agony to which an outsider has little access. A man who loses his religion loses his beliefs. A Communist for whom history turns somersaults is in danger of losing his reason. Presumably, that is worse. Those who have not experienced it, however, can hardly realize what such a collapse of values is like. Moreover, the motives of action in the Lukacs case are obscure.
*
Liệu chúng ta, kẻ ngoại cuộc, thấu hiểu được, cơn hấp hối riêng tư, của những con người trong Nhân Văn, hay ngoài Nhân Văn, thí dụ, một NĐT?
Lukacs và tờ hợp đồng với quỉ
 
 
Phê

Ông có nói nhiều đến từ dấn thân, xin ông nói thêm đôi chút cho độc giả về con đường đến với văn chương?
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: Có người coi việc dấn thân trong văn học là những người biết uống rượu, hiểu biết trai gái, rồi những thứ nọ kia...
Nguồn

Dấn thân, engager, như được hiểu trong văn học, là một trong những từ chìa khóa của trào lưu văn học hiện sinh ở Pháp, mà một trong những thủ lãnh của nó là Sartre. Dấn thân, nhập cuộc, chúng ta đã xuống thuyền... là thái độ của nhà văn nhập thế, đặt nặng trách nhiệm của nhà văn, của ngòi bút của mình...
Sau đây là một số câu của Sartre nói về "dấn thân":
"Phải viết cho thời đại của mình, như những nhà văn lớn đã làm. Nhưng điều này không có nghĩa, phải chết cứng ở trong nó. Viết cho thời đại không có nghĩa, phản ảnh nó một cách thụ động, mà là, mong muốn nắm bắt, hay thay đổi nó, và như vậy có nghĩa, vượt qua nó, về tương lai, và chính sự cố gắng muốn thay đổi thời đại đã làm cho chúng ta ngự trị sâu thẳm ở trong nó; bởi vì thời đại sẽ không còn giản lược về một tập hợp chết, của những đồ dùng hay tập quán, mà là chuyển động nó tự vượt nó, hoài hoài, hoà nhập trong nó là một hiện tại cụ thể và một tương lai sống động, của tất cả những con người làm nên nó."
Trước một đứa trẻ chết đói, cuốn "Buồn Nôn" chẳng là gì cả.
'Vào mỗi thời đại, con người nhận ra mình, khi đối mặt tha nhân, tình yêu, và cái chết"
[A chaque époque, l'homme se choisit en face d'autrui, de l'amour, de de la mort]
*
Có thể, do cái sự xuống cấp, của ngôn từ, của xã hội, của con người, mà dấn thân bây giờ lại có nghĩa như NHT nói chăng?
Marx, qua Henri Lefebvre, phán, ý thức, ngay từ thoạt kỳ thuỷ, là một sản phẩm xã hội, và nó cứ là như thế.
[La conscience est donc dès le début, un produit social; et elle le reste. Henri Lefebvre: Chủ nghĩa duy vật biện chứng].
Sự xuống cấp của tầng lớp trí thức trong nước, càng ngày càng lộ rõ, là phản ứng tất yếu, của một xã hội không có đường thoát, do bị quyền lực ngăn chặn.
Những nhận xét của NHT về thế hệ đàn em, khi ông chê họ không có trí tưởng tượng, rồi so sánh với thời của ông, cho thấy rõ điều đó.
NHT trở thành nhà văn, vì khi đó, xã hội thời đổi mới của ông, cho con người hy vọng, ước mơ, y chang như những nhà văn viết dưới ánh sáng của Đảng thời chiến tranh: Họ như nhìn thấy hy vọng, ước mơ, nếu chiến tranh chấm dứt. Thắng trận giặc này....
Viết là viết dưới ánh sáng của hy vọng, của đổi đời.
Bây giờ những nhà văn thế hệ trẻ bị tước đoạt mọi hy vọng, mọi ước mơ hướng thượng, chứ không phải họ không có trí tưởng tượng!
Bị tước đoạt giấc mộng "lành", họ chạy trốn vào những giấc mộng dữ, những vũ điệu thân gầy, những ác mộng lắc...
Nhà văn trẻ trong nước không dám tưởng tượng, không dám hy vọng, một phần, vì sợ bị lường gạt, như những thế hệ đàn anh, và một phần, vì hèn nhát, sợ bị bỏ tù, bắt đội đủ thứ mũ nón.
Những nhà văn thuộc loại phản kháng, ly khai, đa số đều do bị tước đoạt quyền lực, hoặc đã già rồi, nên người ta tha cho. Y hệt trường hợp những ông cựu quyền lực, già khú đế, kêu gọi dân chủ.
Ngay cả những nhà văn thực sự phản kháng chế độ, cũng hỏng, ấy là bởi vì, chính họ cũng không nhìn ra được một hy vọng gì cho văn chương. Phản kháng để mà phản kháng, "dzui thôi mà", nói theo Đặng Tiến.
Giọng, hoặc hằn học, hoặc thô tục, hoặc du đãng..  ở những cây viết phản kháng không thể nào đẻ ra hy vọng cho văn chương. NQT

Liệu chúng ta, kẻ ngoại cuộc, thấu hiểu được, cơn hấp hối riêng tư, của những con người trong Nhân Văn, hay ngoài Nhân Văn, thí dụ, một NĐT?
Lukacs và tờ hợp đồng với quỉ

"Tình hình đã đẩy những người dân oan này xuống đường biểu tình. Đó là thảm kịch của Việt Nam, chỉ sau thảm kịch thuyền nhân sau 1975."
Nguyễn Khắc Toàn
Càng thấy đúng, càng thấy đau.
Có tí an ủi, là câu nói được thốt lên từ Hà Nội.
*
Half a century ago, Hannah Arendt wrote that both the Nazi and the Bolshevik regimes created "objective opponents" or "objective enemies," whose "identity changes according to the prevailing circumstances - so that, as soon as one category is liquidated, war may be declared on another." By the same token, she added, "the task of the totalitarian police is not to discover crimes, but to be on hand when the government decides to arrest a certain category of the population."
Again: people were arrested not for what they had done, but for who they were.
Cách đây nửa thế kỷ, Hannah Arendt viết, cả hai chế độ Nazi và Bolshevik tạo ra "địch thủ khách quan" và "kẻ thù khách quan", và, tùy theo hoàn cảnh, mà đội mũ nón cho chúng, sao cho thích hợp. Khi làm thịt xong địch thủ, thì tới kẻ thù, đại khái như thế. Và cũng đại khái như thế, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành của mấy ông công an chế độ ta, không phải, khám phá tội ác, nhưng luôn trong tư thế sẵn sàng còng tay loại người nào vừa được nhà nước ban cho nón mũ mới.
Lại nữa: nhân dân bị bắt không phải vì đã làm gì, mà đã là thứ gì?
Gulag, một lịch sử
*
Những người nông dân xuống đường biểu tình, hiện đang được "thử nón": bị phản động hải ngoại xúi giục, hoặc lãnh lương Xịa, hoặc, âm mưu diễn tiến hoà bình...
 *
"Trước đây té ra mình làm vua mà không biết!”
Nguồn
Bài của Trần Hữu Thuần, đọc thú thật.
Lại nhớ, lại thèm, đói, như hồi đi tù VC.
Tác giả, khi đổ tội cho "cái tôi", "chỉ vì mày mà mất Miền Nam", "hết còn được làm vua", là, mới chỉ có một nửa... cái no.
Ý Gấu muốn nói, cái thằng đã được làm vua, lại muốn làm Đại Đế, làm Vua của Vua.
Chính cái giấc mơ làm Vua của Vua, tức giấc mơ của Bác, thắng trận giặc này, ta sẽ xây dựng cái nhà Việt Nam to lớn hơn, đàng hoàng hơn, ai cũng được làm vua, đã làm hại toàn thể dân Mít, chưa kể cái thù ghét Mẽo, bởi vì chẳng nào cha nào ưa Mẽo cả, cái dân Mít Miền Nam, tâm lý của chúng nó là như vậy!
Chẳng bù với bây giờ, cả nước bèn mê Mẽo!
*
Sao Gấu không viết về cái đói, một độc giả, đọc Trần Hữu Thuần, làm cái link, rồi mail, rồi hỏi Gấu, rồi order Tin Văn, như vậy.
Ui chao, thèm sống lại những trận đói mê tơi, những ngày tù VC!
Thế mới thảm! Thế mới thú!
Thú đau thương!
*
Một trong những kỷ niệm đau thương nhất, thú nhất, cảm động nhất, về "Đói" [trong những từ bắt đầu bằng vần "đê", vần "đù", "đê" này ẹ nhất!], là cái lần ở Đỗ Hải, nhớ nhà quá, trốn trại, bị bắt lại, bị đưa vô tổ trừng giới, cơm ít muối nhiều, bèn phù thũng, đúng thời gian đó, Gấu Cái lên thăm, vừa nhìn Gấu, thấy mập thu lu, ánh mắt có vẻ mừng, nhưng hiểu ra liền, bèn bật khóc.
*
Ông đang trên đường về phương nam tìm vợ, Olga, và con, Andrzej. Họ đều bị bắt, và đã 18 tháng trời, ông không biết số phận họ. Trong một trại tập trung tại Kazakh, vợ con ông cố gắng để đừng bị chết đói, ngoài những giờ lao động khổ sai, bán quần áo vật dụng của họ, hoặc ăn cắp chút bột mì. Vào tháng Hai, 1942, Olga gặp chồng ở Alma-Alta.
Bà kể lại:
"Một ông lão ngồi trên chiếc ghế đẩu... hướng cái đầu về phía phải, và Aleksander đang đứng ở giữa một căn phòng khác, lúi húi viết. Anh cũng không nghe thấy tôi bước vô. Lần chót chúng tôi nhìn nhau, đó là khi anh bị bắt. Lúc đó, anh 40, khoẻ mạnh, tóc đen nhánh, cặp mắt sáng. Đây là một người đàn ông già khằn, ốm nhom, cùng kiệt".
Ông nhớ lại:
"Andrzej trông như một đứa trẻ từ một ghetto Warsaw. Nó bắt đầu có triệu chứng ho lao. Olga bao nhiêu rồi nhỉ? Cô ta mới 30 mà sao trông như một bà già 60."
*
"Đằng sau sự bệnh hoạn của tôi, là con quỷ CS chủ nghĩa", Wat đã từng tuyên bố với Milosz. Nhà phê bình Stanislaw Baranczak nhìn ở ông như sự nhập thân hiện đại của Job, "không phải bởi vì ông đau khổ hơn hàng triệu nạn nhân khác, nhưng bởi vì ông khăng khăng tìm cho ra nguồn cơn nỗi đau của mình".
Như nhận ra, bằng tính cách tiên tri, chức năng thi ca của ông, trong "Thế kỷ của tôi", Wat giải thích, "làm một thi sĩ không có nghĩa là viết nên những câu thơ, mà là một cách thế đặc thù "kinh nghiệm toàn-kinh nghiệm", trong đó bao gồm những việc làm của lịch sử...
"Chính trị", ông than thở, "là số mệnh của chúng ta. Trong cơn bão tố chính trị, chúng ta trú ẩn ở mắt bão, trên chiếc thuyền mỏng manh là thi ca...".
Thi sĩ và nghi lễ trừ tà của thế kỷ
*
"Human knowledge," once wrote Pierre Rigoulot, the French historian of communism, "doesn't accumulate like the bricks of a wall, which grows regularly, according to the work of the mason. Its development, but also its stagnation or retreat, depends on the social, cultural and political framework."
Tri thức nhân loại không tích tụ theo kiểu thợ nề xây tường. Sự phát triển, cũng vậy, sự trì trệ, đóng váng của nó, tùy thuộc bộ khung xã hội, văn hoá và chính trị.
The reputation of the German philosopher Martin Heidegger has been deeply damaged by his brief, overt support of Nazism, an enthusiasm which developed before Hitler had committed his major atrocities. On the other hand, the reputation of the French philosopher Jean-Paul Sartre has not suffered in the least from his aggressive support of Stalinism throughout the postwar years, when plentiful evidence of Stalin's atrocities was available to anyone interested. "As we were not members of the Party," he once wrote, "it was not our duty to write about Soviet labor camps; we were free to remain aloof from the quarrels over the nature of the system, provided no events of sociological significance occurred.". On another occasion, he told Albert Camus - Like you, I find these camps intolerable, but I find equally intolerable the use made of them every day in the bourgeois press."
Danh tiếng của Heidegger bị tổn thương trầm trọng, vì phò Nazi, trong khi Sartre phò Cộng điên cuồng, lại chẳng hề hấn gì. Người phán, tớ đâu có phải là Đảng viên?
Người còn 'xạc' Camus: Thì tao cũng nghĩ như mày, trại tù VC thì đếch chịu được thật, nhưng mấy thằng mũi lõ làm quá, cứ mang ra chửi ra rả, làm sao tao chịu thấu?
Gulag, một lịch sử
*
Cũng độc giả trên, cũng trong mail, khen Gấu, có trí nhớ, hơn "ông này" [ Ân hận độc nhất của tôi !].
Tuy nhiên, đọc, phát giác ra, "ông này" và Gấu y hệt nhau, về cái trí nhớ tồi tệ.
Gấu đã từng bị chửi y chang ông này, toàn bạn thân chửi, "thằng khốn, tao mà mày không nhớ, hở, hở?..."
Thảm nhất là, trong một số lần quên đó, đều có lợi cho Gấu cả, và nói quên, bạn đếch chịu tin.
"Mày đã khốn nạn như thế, mà còn giả đò quên, là khốn nạn của khốn nạn!"
Gấu sẽ viết về, cái lỗ hổng to tổ bố của trí nhớ của Gấu, khi nào rảnh...
[Tks. Take care. NQT]

*
Tôi xin nhắc lại và diễn giải một ý của anh Thanh Thảo: thơ không phải dành cho đám đông, mà dành cho một số nhỏ người đọc. Thơ không đọc ở quảng trường mà dành cho sự sâu thẳm của tâm hồn và như thế chỉ có những người đọc tinh hoa mới hiểu được thơ mà thôi.
Nguồn
Trong một, trong rất nhiều vụ thăm dò ý kiến bạn đọc, năm 1999, của Folio Society, một câu lạc bộ sách của Anh, về câu hỏi, hãy kể ra 'năm bài thơ của thế kỷ', bốn bài được nêu ra, là của những nhà thơ tiếng Anh, [cũng chẳng có gì đáng kinh ngạc]: Yeats, Eliot, Auden, Plath. Nhưng bài thơ thứ năm, là của một nhà thơ tiếng Đức, Rainer Maria Rilke. Và là một bài thơ khó nhai: Duino Elegies.
Coetzee, nêu sự kiện này, trong bài viết về Rilke, và giải thích, cho dù cái thứ tiếng Đức khó nhá đó, cho dù cái bài thơ khó nhai đó, thế mà vưỡn lọt vào danh sách "top five", điều này chứng tỏ, thơ, cho đến khi nào mà nó còn, tự nói lên, bằng thứ tiếng nói của đam mê, và của sự khẩn thiết, về những vấn đề lớn của hiện hữu con người, thì nó vẫn là của đám đông chứ không phải của thiểu số.....

"Không dành cho đám đông", quả đúng là phần số hiện nay của văn chương ở trong nước.
*
Sự thất bại của văn chương "trẻ" trong nước, không phải do thiếu trí tưởng tượng, mà do vờ những vấn đề khẩn thiết, thứ văn chương đó không phải thứ tiếng nói của đam mê, của sự khẩn thiết, về những vấn đề lớn của hiện hữu con người.
Chừng nào văn chương còn tránh né nhìn thẳng vào bóng đen, thì chừng đó, nó vẫn không phải là văn chương, cho dù có rồi rào tưởng tượng cách mấy.
*
Chính trị mới là đỉnh cao của văn chương, chính trị như là "mỹ tín mà cuộc sống đạo đức của dân chúng được xây dựng trên nền tảng đó". [Brodsky]
Đừng bao giờ nghĩ, nói đến bóng tối là "bẻ queo qua chính trị", là "đâm sầm vào chính trị".
Tôi tin rằng, chính trị mới là đỉnh cao của văn chương, nhất là ở những nước thiếu tự do dân chủ.
Khi cho rằng, "trình độ dân Mít không bằng thế giới, cho dân Mít được tự do dân chủ là loạn liền", là làm nhục dân Mít!
Bịt miệng người dân là làm nhục tới "quốc thể", tới "nhân phẩm của toàn thể dân Mít", chứ không phải "làm như thế là không đúng"!
Bởi vì bất cứ một tên Mít nào, khi nhìn thấy bức hình bịt miệng đó, là đều [phải] cảm thấy, chính tên Mít đó, bị xúc phạm!
Bởi vì bức hình đó được toàn thể thế giới nhân loại nhìn thấy trên màn hình TV.
*
Theo nghĩa đó, Steiner phán, chính những phương tiện truyền thông hiện đại, khi cho khán giả tận mắt chứng kiến những tội ác "người làm thịt người", là, một cách nào đó, biến khán giả thành chứng nhân, kẻ đồng phạm, kẻ đồng lõa.

Brodsky cho rằng, một khi bạn bắt đầu 'biên tập' đạo hạnh của bạn, liệu cái này được hay không được, chiếu theo hoàn cảnh, thế là bạn đang tán tỉnh thảm họa [When you start 'editing' your ethics, your morality - according to what is or isn't allowed today - then you're already courting disaster].
Ông nhắc tới Susan Sontag. Một lần bà nhà văn Mỹ này nói, phản ứng đầu tiên của một con người, khi đứng trước thảm họa là hỏi, tôi có làm điều chi lẫm lỗi, và bây giờ tôi phải làm gì để sửa chữa, cho nó đừng xẩy ra nữa.. Tuy nhiên, bà nói, còn một cách nữa, cứ để cho thảm họa cầy nát bấy bạn ra, và nếu, bạn lại đứng lên được, thì lúc đó, bạn sẽ trở thành một con người khác.
Đó là nguyên lý phượng hoàng, the phoenix principle. Và, ông rất tâm đắc với nó.
Theo truyền thuyết, phượng hoàng tái sinh, từ tro than của nó.


Chín lời thưa của một nhà văn gửi những người nông dân từ các tỉnh về TP Hồ Chí Minh khiếu kiện.
Nguồn

Bài viết "Chín lời thưa của một nhà văn", theo tôi, thua đa số những thư độc giả của BBC, liên quan đến cuộc biểu tình, bởi giọng thành thật, bởi cách sử dụng từ ngữ, cách hành văn. Khi sử dụng những từ, thí dụ "vồ", "mất toi cái máy phản động"....  người nông dân sẽ nghĩ, họ bị đem ra làm trò hề.
Và càng không phải là một dịp để đập một người viết khác.Thiếu gì dịp.
Ngay cả chuyện lôi các bà má cách mạng ngày nào ra, cũng không nên.
Mình cứ lo phần mình, chia sẻ được chút nào hay chút đó, vậy là được rồi.
Càng không phải hơn nữa, để quảng cáo, ở đây là khoe khoang, đúng hơn, tác phẩm của mình.
Nguyễn Quốc Trụ
*
Tôi cảm thấy xấu hổ vì không giúp gì được cho các bác, như tiếp tế nước uống và đồ ăn để các bác đủ sức khỏe đi tìm “pháp lý” thêm 10 năm nữa (nếu vẫn còn khỏe thì cứ tìm tiếp). Bởi vì tôi biết rằng nếu tôi làm thế, tôi sẽ bị vồ ngay tức khắc. Tôi cũng không thể đứng lại bên cạnh các bác để chia sẻ vài lời cảm thông, vì tôi biết chắc nếu hành động như thế, tôi sẽ bị (nhẹ nhất là) đuổi đi. Tôi cũng không thể đưa máy ảnh chụp vài tấm hình làm kỷ niệm với các bác vì chắc chắn tôi sẽ mất toi cái máy ảnh phản động.
Ðến gần các bác, thế nào tôi cũng bị rắc rối và đón nhận nhiều nguy cơ hơn các bác như bị đuổi việc, bị điều tra, thậm chí có thể bị bỏ tù để làm rõ “động cơ”.
....
Thứ chín, việc làm của các bác đặt cho tôi một câu hỏi: đứng trước sự đau khổ của con người, nhà văn có thể làm gì?
Nguồn
Câu hỏi thứ chín của tác giả, Gấu có thể mượn chính lá "thư chín điểm" của tác giả, để trả lời:
Tôi cảm thấy xẩu hổ vì không giúp được gì, ngay cả cái việc, tuy cũng gặp tí rắc rối, nhưng chắc là không đến nỗi mất mạng, là tiếp tế nước uống và đồ ăn, để các bác có được đôi chút an ủi, nhà văn như tôi đây, không có thể làm được!
*
Như thế, đứng trước sự đau khổ của con người, nhà văn chỉ có thể cảm thấy xấu hổ, ngoài ra, không có thể làm gì được.
*
Nhưng Sartre, thì lôi ngay chính tác phẩm của ông ra để chửi, không phải để quảng cáo, khoe khoang: Đứng trước một đứa trẻ chết đói, cuốn Buồn Nôn chẳng đáng cục kít!

Thứ sáu, khi nào vở kịch Ðất thánh của tôi (đã đăng trên damau.org và trong spectrum talawas chủ nhật) có cơ hội công diễn, mong các bác cộng tác lên sân khấu diễn đúng vai của mình, cát-sê bảo đảm sòng phẳng, và theo đúng tinh thần vở kịch, các bác sẽ được diễn tới muôn đời sau.
Nguồn đã dẫn
Buồn nôn  chẳng đáng cục kít thì Đất Thánh  làm sao có... cơ hội?
*
Sau khi nhún mình, cảm thấy xấu hổ ...  ông tác giả nhà văn quay qua chửi người khác, nào là các bà má Bàn Cờ, các anh tranh đấu... đâu rồi, nào là cái ông phê bình gia ngứa mắt tao đâu rồi...
Thế rồi ông ta còn chọc quê người nông dân biểu tình, chúc các bác sức khoẻ để tiếp tục đì tìm pháp lý thêm nhiều năm nữa!
*
Brodsky để mỹ học trên đạo đức, là vậy. Cái tâm khốn nạn, thì viết ra bất cứ thứ gì, cũng khốn nạn!
Mượn ngay cả nỗi đau khổ của người nông dân để mà khoe khoang cục kít của mình, thì hết thuốc chữa rồi! NQT
*
John Banville đọc Amis:
Có thể nói, ông nhà văn Hồng Mao này và nước Nga của Stalin, có hẹn mí nhau để cùng xuất hiện, để mà xứng đôi vừa lứa mí nhau.
[It might be said that Martin Amis and Stalin's Russia were two things that were waiting to happen to each other].
Nếu như thế, thì cuộc biểu tình đau khổ của người nông dân Miền Nam sẽ đời đời được nhớ mãi, vì bên cạnh nỗi đau đó, có lá thư 9 nút của ông nhà văn nọ! [Lôi về Tin Văn cho chắc ăn!]
[Thuốc đắng giã tật. Lần này chơi một liều cực mạnh coi có "ép phê" gì không. NQT]
*
Câu hỏi thứ chín của ông nhà văn trên, thực sự, đã có một thời làm nhức đầu rất nhiều nhà văn, đó là thời cực thịnh của dòng văn chương hiện thực, và hiện thực xã hội chủ nghĩa. Và tất nhiên, của chủ nghĩa Cộng Sản.
Trong đó, có nhà văn Llosa.
Llosa đọc Sartre thời mới lớn. Và cảm thấy mắc nợ rất nhiều Sartre. Thế rồi, ông cho biết: Tôi hết còn bị Sartre hớp hồn [My desillusionment with Sartre], là vào mùa hè năm 1964, khi tôi đọc một bài ông trả lời tờ Le Monde, trong đó, có vẻ như ông chửi bố tất cả những gì ông đã từng tin tưởng, và làm cho chúng tôi tin tưởng, về đề tài văn chương. Ông nói, so với một đứa trẻ chết đói, Buồn Nôn vô dụng, chẳng có giá trị gì [compared with a child dying of hunger, Nausea was useless, wothless. The Mandarin]
Liệu như thế có nghĩa, viết tiểu thuyết, làm thơ, là vô dụng, vô ích, useless, hay tệ hơn nữa, vô đạo đức, khi những sự bất công trong xã hội bầy ra trước mắt?
Có vẻ ông ta tin như vậy, vì cùng trong bài viết đó, ông khuyên những nhà văn Phi châu nên ngưng viết, vào thời gian đó, và, thay vì viết, thì nên chú tâm tới việc dậy dỗ, hay những việc làm khác quan trọng hơn, để xây dựng xứ sở, nơi mà văn chương chỉ có thể, ở một thời gian nào, sau đó.
Tôi [Llosa] nhớ là, đọc bài viết, tôi cảm thấy như bị phản bội.
Mượn ngay cả nỗi đau khổ của người nông dân để mà khoe khoang cục kít của mình, thì hết thuốc chữa rồi! NQT
*
John Banville đọc Amis:
Có thể nói, ông nhà văn Hồng Mao này và nước Nga của Stalin, có hẹn mí nhau để cùng xuất hiện, để mà xứng đôi vừa lứa mí nhau.
[It might be said that Martin Amis and Stalin's Russia were two things that were waiting to happen to each other].
Nếu như thế, thì cuộc biểu tình đau khổ của người nông dân Miền Nam sẽ đời đời được nhớ mãi, vì bên cạnh nỗi đau đó, có lá thư 9 nút của ông nhà văn nọ! [Lôi về Tin Văn cho chắc ăn!]
[Thuốc đắng giã tật. Lần này chơi một liều cực mạnh coi có "ép phê" gì không. NQT]
*
So sánh cặp, Martin Amis/nước Nga của Stalin, với cặp, cuộc biểu tình của nông dân Miền Nam /bài văn 9 nút của ông nhà văn nhà thơ đóng đinh thập tự, là "không đúng", một độc giả Tin Văn gửi thư góp ý.
Ông độc giả này rất rành Mác xít. Ông cho biết, cuộc biểu tình của nông dân Miền Nam, và lá thư 9 nút, nằm trong cương lĩnh của Đảng Cộng Sản. Lênin, chôm Marx, chẳng đã từng phán: "Không có lý thuyết cách mạng, là không có chuyển động cách mạng". ["Sans théorie révolutionaire, pas de mouvement révolutionaire"].
Nếu như thế, thì, lá thư 9 nút là "théorie", và cuộc biểu tình,"mouvement".
Không có lá thư 9 nút, là không có cuộc biểu tình! Lá thư 9 nút, xuất hiện sau cuộc biểu tình, nhưng dzậy mà không phải dzậy!
Đa tạ bạn độc giả Tin Văn, đã "sửa sai" giùm Gấu.

Mượn ngay cả nỗi đau khổ của người nông dân để mà khoe khoang cục kít (1) của mình, thì hết thuốc chữa rồi!
(1): Kít: Phát âm tiếng Việt, của từ kitsch, của Kundera, trong Bức Màn. Theo ông, từ này sinh ra tại Munich vào giữa thế kỷ 19, để chỉ cái cặn bã não nuột của thế kỷ lãng mạn lớn, le déchet sirupeux du grand siècle romantique. Nhưng Kundera cho rằng, Hermann Broch mới là người đưa ra định nghĩa đúng nhất về từ này: cái xấu mỹ học tối thượng, le mal esthétique suprême.
Tiếng Việt, để dịch từ kitsche, có lẽ phải dùng một hình ảnh thật là sống động: chưa chi đã vãi linh hồn ra!
*
Cứ như Edmund Wilson viết, trong Tới ga Phần Lan, chương Marx: Thi sĩ của những tiện dụng, Poet of commodities, thì, Marx đã tiên tri ra được thứ văn chương kiểu thư 9 nút của ông nhà văn nọ!
Wilson viết, Marx là nhà văn châm biếm thuộc loại tổ sư, one of the greatest masters of satire. Và, khởi từ "modest proposal"  [đề nghị khiêm tốn], của một đại biếm gia khác, Swift - ông này đề xuất, để chữa hết sự khốn khổ, nghèo đói, của xứ Ireland, cách tốt nhất, là, cho những kẻ đang đói khổ đó, ăn thịt, chính những đứa trẻ thừa thãi của họ - Marx lý luận: Tội ác, đối với những tên tội phạm, thì cũng giống như tư tưởng đối với triết gia, thơ đối với thi sĩ...  và thực tập nó [sản xuất ra tội ác, tư tưởng, thơ ca, bài văn, trong có thư 9 nút...] thì thật hữu ích cho xã hội, bởi vì vừa giải quyết được nạn nhân mãn, vừa đem việc làm đến cho những công dân bảnh, có giá, thí dụ như ông nhà văn nọ!
*

Bữa trước Gấu này có phán... đại, mượn lời một ông bạn văn, cũng Bắc Kỳ di cư, cuộc chiến Việt Nam không phải cuộc nội chiến Nam Bắc, mà là giữa đủ thứ, đủ loại Yankees mũi tẹt với nhau. Nào là Yankee "di dân" từ đời thưở nào, có thể trước cả thời Trịnh Nguyễn phân tranh, tới những hậu duệ mãi sau này. Đủ thứ, hầm bà làng, Bùi Chu, Phát Diệm, Hố Nai, Ấn Quang, Việt Nam Quốc Tự, Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Duy Dân, Đệ Tam, Đệ Tứ... toàn Yankee mũi tẹt!
Một độc giả thắc mắc, chém giết lẫn nhau như thế, vì lý do gì?
Gấu này ngớ người ra.
May sao, đọc Arthur Koestler, cuốn The Heel of Achilles, mới ngộ ra là, sở dĩ đánh giết lẫn nhau, là vì tranh giành nghĩa cả, great cause: Đánh cho Mẽo cút Ngụy nhào, và sau đó, giải phóng [ăn cướp, từ đám cút đám nhào đó] Miền Nam.
Koestler còn đi xa hơn, khi chứng mình, đây là một trong những tính chất làm nên con người, từ thoạt kỳ thủy, chứ không như Solzhenitsyn tin tưởng, rằng chỉ có từ thế kỷ 20.
Thành quả của Cái Ác, qua sức mạnh và trí tưởng tượng của những Đại Ác Nhân của Shakespeare cùng lắm thì cũng chỉ đếm được trên chục xác chết. Bởi vì đám khốn kiếp này không có ý thức hệ, như là một "nghĩa cả" để mà phục vụ... Nhờ có "ý thức hệ", thế kỷ 20 đã có được cái số phận khốn nạn của nó: kinh qua Cái Ác ở mức độ hàng triệu triệu tử thi."
Solzhenitsyn
["The imagination and inner strength of Shakespeare’s vilains stopped short at a dozen cadavers. Because they had no idology... Thanks to "ideology" the 20th century was fated to experience evil calculated on a scale of millions."].
*
Koestler, trong The Heel of Achilles, [Gót chân Achilles], ngay chương đầu, The Urge to Self-destruction, Đòi hỏi tự làm thịt mình, cho rằng, con số những trường hợp làm thịt đồng loại, vì lý do cá nhân, không nhiều, so với tự làm thịt mình, tức hy sinh, vì nghĩa cả, ngay từ khi có cái gọi là giống người [homo sapiens]. Ông viết:
Giống người, khốn khổ, không phải bởi một sự quá liều luợng, của sự hung hăng đòi hỏi, mày có biết tao là ai không, mà là sự thái quá, của lòng ham muốn, dâng hiến thân mình cho nghĩa cả.
Đường ra trận mùa lào cũng đẹp nắm!
[that the trouble with our species is not an over-dose of self-asserting aggression, but an excess of self-transcending devotion].
Nói rõ hơn, bất cứ một ông Yankee mũi tẹt nào cũng đều muốn trích máu tay, viết huyết thư, dâng Đảng, tình nguyện vào chiến trường Miền Nam, để hy sinh thân mình cho nghĩa cả.
Chỉ tới khi, họ thấy, họ bị phản bội, nghĩa cả kia chỉ là một khải huyền dối trá, thì lập tức, cái lòng ham muốn hy sinh bản thân mất theo luôn, và lúc đó, họ nhận ra, không có gì quí hơn, là chính họ, chính cuộc sống của họ.
*
Hội chứng hậu chiến tranh Việt Nam, hay hiện tượng Chúa Sẩy Thai, khủng khiếp vô cùng, đối với Việt Nam, chứ không phải đối với Mẽo.
Mẽo cút rồi, thế là yên thân Mẽo.
Chỉ tội đám Mít. Thắng trận giặc Mẽo rồi, làm sao thắng trận giặc Mít đây:
Làm sao tiêu diệt đám bọ thèm đô la Mẽo?





 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Comments

Popular posts from this blog

Nguyễn Ngọc Tư

30.4.2015

Raymond Chandler by Oates