Cali Tháng Tám 2011
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
13 14 15
Ngày Sinh Của Gấu
Tôi và N. ngồi giữa vườn cây trong lúc hai bà len lỏi giữa lối đi thời gian dẫn về một làng da đỏ tại vùng Bắc Mỹ 500 năm trước đây với tất cả nền văn minh, lối sống của họ, nay được thu nhỏ lại để trình bày cho du khách. (1)
Cái chuyện Gấu
có được địa chỉ của Ngạc, khi đó ở Montreal, khi Gấu tới được trại tị
nạn, hoàn
toàn là nhờ ơn trên, không phải do liên hệ nhân quả. Nhân quả, thí dụ,
nhờ Gấu
lẳng lặng "hiệu đính" bài viết của Nguyễn Mai, nên anh trả ơn, giới
thiệu với ông Nhàn, chủ nhà xb Vàng Son, nên trở thành dịch giả, và nhờ
vậy,
thoát chết ở trại tù Đỗ Hòa. Ơn trên, đúng là trường hợp Ngạc. Một vị ở
trại
nghe thấy Gấu viết văn, đọc thấy tên trên báo hải ngoại dội về Trại...
bèn cho
Gấu địa chỉ Ngạc, và nói, quen, hàng xóm. Gấu bèn viết thư, anh bèn gửi
tiền
cứu đói, và liên lạc với tất cả bằng hữu của Gấu, như Viên Linh, thí
dụ, và mấy
đấng này bèn phôn cho ông chủ tịch PEN hải ngoại. Ông bèn liên lạc, làm
giấy giới thiệu.
Trước đó, ông đã được một nhà văn nữ thế giá giới thiệu, nhưng có vẻ như ông cũng không mặn mà cho lắm. Và điều này có thể là do thái độ của người giới thiệu, [anh đi trễ quá, qua làm khỉ gì nữa]. Bà cũng quên, hoặc, không thèm, cho nhà văn chủ tịch PEN địa chỉ của Gấu ở trại tị nạn, theo cái thư anh đính kèm: Bà biểu tôi can thiệp cho 1 nhà văn nào đó, mà bà cũng không cho tôi địa chỉ, làm sao tôi liên lạc với ông ta?
Cụ thể là như vầy. Gấu vừa
vô trại, là được đọc tờ báo
của Mặt Trận Khiến Chán [Khiến Chán, là sau này, chứ lúc đó mê lắm!],
thấy tên
nữ văn sĩ nổi tiếng, cũng có tí ti quen biết ngày nào, trên măng xét,
bèn viết
thư cầu cứu. Thư trả lời, là lời mắng mỏ đến tội nghiệp. Rồi lại nhận
được thư
của bà, trong không có 1 dòng, mà là cái thư của ông chủ tịch PEN gửi
cho bả.
Bà
gửi cho cái
địa chỉ của ông chủ tịch, ở ngoài phong bì, chỉ có thế!
Ra ý, theo đó mà liên lạc.
Chỉ tới khi thấy mấy đấng bạn « không quí » của Gấu tới tấp phôn cho ông, chắc thế, [vì cùng thời gian đó, chắc là nhờ Ngạc, Gấu nhận liên tiếp mấy lá thư, trong có tiền, của, thí dụ, Định Nguyên, vài người nữa], ông mới thật sự, và, hết lòng lo cho Gấu, và hai người khác, một là ký giả Nguyễn Tú, ở trại Hồng Kông. Hai người kia là Gấu, và ký giả Hồ Ông, ở trại Thái Lan.
@ Niagara
Falls cc 1994-5
Quà tặng của
Ngạc trước khi té xuống, trong khi chờ tô phở, một buổi sáng, tại bếp
nhà của
chàng.
Nhờ quà tặng
trước khi đi xa của bạn ta mà độc giả TV được đọc free, tác phẩm, đúng
1 cuốn
tiểu thuyết, và có lẽ, độc nhất, của TTT.
Bếp
Lửa hỏng, chính tác giả cũng nhận ra, và cứ loay hoay hì hục viết
lại nó.
Nhưng, 1 cách nào đó, cái hỏng của Bếp Lửa
lại làm cho nó trở nên 1 thứ tiên tri, về sự sa đọa của VC Bắc Kít: Bạn
có nhớ
cái xen, ông bạn quí của Tâm, trước khi lên rừng theo Cụ Hồ, bèn làm
thịt cô
con gái riêng của ông Chính. Nó chẳng tiên đoán những HPNT, đám VC nằm
vùng ở
Miền Nam sau đó?
Bạn có thể bật
cười, và chửi Gấu, mi lấy “kết quả” làm “giả thiết”, thì làm sao mà
không đúng!
Hà, hà!
Nhưng, thú
thực Gấu chưa gặp được 1 tên VC nằm vùng nào ra hồn!
Đám bợ đít
VC nằm vùng, trơ trẽn mở miệng: Ngày trước chúng tôi khâm phục các anh,
bây giờ chúng tôi thông cảm!
Kít!
Có thể, anh
tính đem cho Gấu, nhưng chưa kịp thì đã té xuống. Bởi vì bà xã nói, anh
Ngạc dặn
đưa cuốn này cho anh.
Nguyên mẫu
ngoài đời của ông già của Trung Uý Kiệt, trong truyện, là ông già của
BHD.
Bắc Kít. Khôn
tổ cha.
Kiệt sống ở ngoại quốc
trên mười năm. Mười tám tuổi đỗ tú
tài, ông bố vận động cho đi du học. Bố Kiệt, một người thức thời, hồi
cư về đến
Hà Nội đã bán hết cơ nghiệp mấy đời tạo lập ở Hải Dương, đưa gia đình
vào
Sàigòn kinh doanh trước năm 54. Kiệt thật tâm không thích đi xa, mẹ
chàng cũng
không muốn rời đứa con độc nhất của bà. Nhưng cả hai không thể cưỡng ý
ông bố.
Ông không muốn con trai ông đi lính. Ngày Kiệt đi, hai mẹ con cùng khóc
sụt
sùi. Là con một nên từ bé đến năm mười tám tuổi (bình yên ở nhà quê đã
có thể lấy
vợ đẻ con rồi) Kiệt chỉ sống quẩn bên gấu quần mẹ.
Kiệt học cơ khí ở Đức, học Quản Trị ở Mỹ. Việc học hành của chàng tuân
theo sự
chỉ dẫn của ông bố. Chàng không hề bầy tỏ ý kiến riêng. Kiệt là đứa con
chí hiếu.
Nếu được tự lựa chọn, chắc Kiệt học Canh Nông và Âm Nhạc. Trong những
năm tản
cư chạy loạn, chàng thích đời sống rẫy bái. Còn Âm Nhạc là mối đam mê
suốt thời
thơ ấu mà chàng phải giấu ông bố. Chỉ mẹ biết mà thôi. Nhưng người đàn
bà ấy,
bình lặng đơn sơ như chiếc bóng bên con, không hiểu gì về những cõi xa
xôi
ngoài thực tế. Yêu con nhưng sợ chồng, bà không dám chia sẻ mối đam mê
của Kiệt.
Ngày nhỏ, Kiệt chỉ hát khi nhà vắng bố. Kiệt có một cây kèn harmonica,
thường
thổi cho mẹ nghe những buổi chiều tối hiu quạnh thui thủi hai mẹ con
với nhau.
Ngày Kiệt đang ở Đức, mẹ chàng mất. Chàng chỉ được bố báo tin sau khi
chôn cất
bà xong xuôi. Ông không muốn chỉ vì những lễ nghi hình thức bắt Kiệt về
chịu
tang, và dù về cũng chẳng kịp - bà chết vì bệnh cảm mạo mau lẹ, bất
ngờ. Kiệt
thương mẹ, lòng cảm thấy bất nhẫn, nhưng chàng chẳng có lý lẽ nào để
chê trách
bố. Ông cũng đau khổ chứ?
Ngày ấy, nơi xứ người, lần đầu trong đời, Kiệt một mình dến quán rượu
uống say
bí tỉ, khóc mẹ. Cũng lần đầu, trong cơn say, Kiệt thù hận những lo
lắng, tính
toán quá sáng suốt lạnh lùng của ông bố. Mẹ chàng đã đau khổ những năm
chàng ở
xa, đau khổ hơn nữa, lúc nhắm mắt lìa đời cũng không được nhìn mặt
chàng. Nếu
như Kiệt nhất định không chịu rời mẹ, chàng không đi học nước ngoài? (1)
Nhờ “đảo xa”, chúng ta
được biết, tên cái ông có cái nhà
cho Kiệt ở, là Kiệt.
Trước, tưởng, từ Kiệt Tấn!
Có thể, từ cả hai.
Ông già của BHD còn xuất hiện trong 1 truyện ngắn của TTT. Cái này thì chỉ Gấu biết, bởi vì có lần ông già BHD kể, gặp TTT, say mèm ở ngoài bến tầu Sài Gòn. Thế rồi, Gấu đọc 1 truyện ngắn của TTT, có tả 1 cảnh tương tự
Một lần, 1 buổi tối, ở nhà bạn C, có Gấu, bạn C, và bà cụ; cả ba buồn quá, quay qua đánh “cạc tê”, hình như vậy. Thế rồi ông già BHD tới, có công chuyện gì đó, hai gia đình quen nhau từ Hà Nội. Ông cụ ngạc nhiên hết sức, hỏi đi hỏi lại hoài, tối nào cũng vậy hả?
Bà cụ C
không ưa gia đình BHD. Sau này, Gấu nghe nói, có họ hàng gì đó, nhưng
chẳng bao
giờ Cụ nói. Cụ rất bực, và nói thẳng, gia đình đó không chịu nổi mi đâu.
Ông
anh bèn phán, nó lấy con H chứ đâu lấy gia đình con H.
Gia đình BHD
thì tính nhắm Gấu cho cô cháu, tên Vy, phải gọi BHD là chị, ở Đà Lạt,
lâu lâu về
Sài Gòn. Khi Gấu đậu vô Bưu Điện, ông bà bàn với bà cụ C. Cụ buột miệng:
Thằng đó nó
muốn làm con rể ông bà, chứ không phải làm cháu!
Cả hai chết
sững. Ngay bữa đó, Gấu tới, bị cấm cửa. Lủi thủi ra về.
Phải vài năm sau đó, khi Gấu đã đi làm
Bưu Điện, một buổi sáng, lạnh, dậy sớm, bất thình lình nhớ BHD đến
điên lên
được. Thế là lấy xe chạy ra đầu vườn Tao Đàn, chờ em đi học. Gặp, em tự
nhiên
ngồi lên sau xe, như vẫn ngồi, từ hôm qua, từ mỗi ngày!
1965. Những ngày viết "Những ngày ở Sài-gòn". Thời gian xa cách làm những giọt nước chín mùi, biến thành những chữ. Cô bé đã lớn, đã bước vào những năm cuối cùng của bậc Trung Học. Đã có lần tham gia biểu tình, bãi khóa. Đã có người yêu đón đưa những lần tới lớp, những giờ tan trường. Đã bị bà Giám Hiệu ra thông báo cấm những trò có hại cho thanh danh nhà trường như vậy. Đã bãi học không phải để tham gia biểu tình, nhưng để đi chơi với người yêu. Lợi dụng thành phố đang trong cơn nhốn nháo, cả hai theo chiếc xe lên nghĩa trang Bắc Việt để thì thầm những lời yêu đương giữa những nấm mồ và lắng nghe những người đã chết kể về từng gốc cây ngọn cỏ. Cô bé đã quên những buổi chiều đùa nghịch ngày xưa, có thể vì vậy mà phông tên nước cũng chẳng còn, có thể vì cô biết rằng chẳng còn ai mỗi lần tan sở vội vàng đạp xe tới cho kịp nụ cười của cô, nhưng vẫn giữ thói quen bọc những cuốn tập bằng những tờ giấy xanh có một cái tên rất đỗi trớ trêu là những tờ giấy dầu, kèm thói quen cất giấu những lá thư ở giữa hai lần bìa, như thể những bài học lạnh lùng, những công thức khó nhớ sẽ che chở giùm cho cô những tình cảm bồng bột, trước con mắt tò mò, soi mói của người khác, như thể những dòng chữ nóng bỏng trong thư nếu không làm cho cô học bài dễ dàng, ít ra nó cũng làm cho cô bớt cô đơn, trống trải. Cô viết: "Làm sao có thể quên được một người đã nói yêu mình, lần đầu tiên trong đời. Cái lần anh đón H. trên đường tới trường Gia Long, ngay lối vào vườn Tao Đàn, buổi sáng sớm sau bao năm trời xa cách, H. đã tự nhiên ngồi lên xe. Vậy là anh đã hiểu." Lần khác cô viết: "Có những đêm H. giật mình thức giấc, có thể vì nước mắt đầm đìa trên gối. H. thường khóc trong khi ngủ, mỗi lần quá cô đơn và nghĩ đến anh."
1965. Những ngày cuộc chiến tuy chưa dữ dội nhưng đã hứa hẹn những điều khủng khiếp. Người Mỹ đổ quân xuống bãi biển Đà Nẵng, liền sau đó là lần chết hụt của tôi tại nhà hàng Mỹ Cảnh. Tất cả những sự kiện đó, mỉa mai thay, chỉ làm cho bóng ma chiến tranh thêm độc, đẹp, thêm quyến rũ và trở thành những nét duyên dáng không thể thiếu của cô bé. Của Sài-gòn.
Bia mộ thằng em trai, tại nghĩa trang quân đội Gò Vấp. Trước khi bỏ chạy quê hương, gia đình Gấu nhờ người bốc mộ, hoả thiêu, mang vô chùa. Mới đây, đứa gái Út của Gấu về Sài Gòn, Nhã Nam bèn đưa tiền nhuận bút, bèn dùng tiền đó, đem tro cốt của bà cụ Gấu và thằng em trai thả xuống biển Vũng Tầu
Bà cụ Gấu @ nghĩa trang quân đội Gò Vấp, bữa hạ huyệt thằng em Gấu.
Ông cụ Gấu, bức hình độc
nhất, dùng làm hình thờ, ở Miền Nam.
Miền Bắc chẳng đứa
con nào có, mà cũng chẳng thờ, cúng.
Betsy
Halstead, nữ ký giả UPI, 23 tuổi, trẻ nhất trong số ký giả, vợ Dirck
Halstead,
sếp UPI của GCC
Gấu lấy vợ,
chỉ có Betsy & Dirck & Sawada là có quà mừng. Sawada, khi
nghe Gấu
nói, mới lấy vợ, anh hỏi, sao không mời tao. Gấu nói đám cưới mãi tít
Cai Lay, many
VC there. Anh cười kéo Gấu băng qua đường Catinat, đến khách sạn
Majestic, bấm
thang máy, lên sân thượng khách sạn, đãi 1 chầu ăn sáng, về văn phòng
nói với
Dirck, anh đưa tiền mua quà mừng, ký tên chung ba người.
Ngoài ra là chấm hết. Đám bạn quí vờ, chẳng thằng nào chúc mừng. Thư
Trung, tức
TPG, đi 1 đường trên Văn,
như để cảnh báo mấy nữ độc giả. Gấu nhớ là Xìn Phóng cũng đếch thèm
chúc mừng,
mà là, “nên vợ nên chồng”!
Khốn nạn nhất là cái ông bạn quí đến nhà chơi xì tẩy, thua, mượn tiền
Gấu Cái,
em đâu có tiền, lắc đầu, thế là ông bạn quí nhìn thằng nhóc đang ngủ
trong nôi
gần bàn xì, hất hàm hỏi Gấu, sao tao thấy nó chẳng giống mày tí nào?
Dã man thật!
Về già, nhớ
lại, hình như chưa thằng nào khen GCC, bài này, bài nọ… mày viết
được đấy.
Chỉ độc nhất 1 lần, khi đọc TSVC, bạn quí thấy bài dịch James
Joyce, ký
Lý Thương Ẩn, được quá, chắc thế, tính khen, nhưng nghi sao, hỏi Gấu,
mày hả,
thấy gật đầu, mặt 1 đống!
Khi Gấu bắt đầu làm cho
UPI, chưa có sếp. Dirck sau đó đâu chừng
1 hay
2 tháng mới qua, đúng dịp Bobe Hope và cả đám qua trình
điễn giúp
vui GI. Đúng thời gian phi trường Biên Hòa bị VC pháo kích. Bobe Hope
nhìn những
lỗ pháo, phán, làm sân golf thật tuyệt. Nhưng phải đến khi Râu Kẽm hồi
chánh
thì giấc mơ lớn của anh hề Mẽo mới được thực hiện.
Betsy qua
sau, Gấu nhớ là Dirck có đưa lên Đài giới thiệu. Gấu có khen em gì đó,
không nhớ, em ghé tai Gấu nói nhỏ, Dirck “gia trưởng”, và ghen dữ lắm.
Vào
những
ngày Sài Gòn thất thủ, Dirck, khi đó làm Time,
qua làm phóng sự di tản. Anh ở khách sạn Oscar, đường Nguyễn Huệ, Gấu
ghé,
thấy anh
khác hẳn trước, để râu ria xồm xoàm, rất híp pi. Gấu hỏi thăm Betsy,
anh nói,
ly dị rồi. Mới đây, khi liên lạc lại được, gọi phôn, anh cho biết, độc
thân. Cuộc
chiến Mít làm hai người xa nhau, vì có lần Gấu nghe anh than, Betsy nổi
tiếng
hơn anh. Chắc là nhờ nữ ký giả, trẻ, đẹp, đi đâu cũng lọt.
-Sài Gòn: Đêm ác mộng ở
nhà hàng nổi
Mỹ Cảnh.
Các thi thể nằm rải rác tại khu vực lối vào của một nhà hàng nổi sau
khi hai quả
bomb phát nổ làm chết 42 người và bị thương 80 người. Phần lớn các
ca tử
vong xảy ra khi các quả bom thứ hai đặt ở lối vào phát nổ làm chết
nhiều người chạy
trốn khỏi vụ nổ đầu tiên. Trong số những người chết là 27 Việt Nam,
12 người
Mỹ, một người Đức, một người Pháp, và một người Philippines. - Hình ảnh
của
Bettmann © / Corbis
Nguồn bài viết
từ:
http://www.sinhviennganhang.com/diendan/showthread.php?p=546369#ixzz22pBmxDL3
****
Array:
Mà tự nhiên
đi đánh bom mấy cái nhà hàng làm gì ta???
Chiến tranh
thì oánh nhau trên chiến trường, hoặc cứ nhè mí cái đồn, bót mà phang.
???
Đây là lý do:
Trong đoàn đại
biểu Biệt động thành ra thăm Hà Nội tháng 1-2010 có Huỳnh Phi Long (bí
danh Huỳnh
Anh Dũng)-chiến sĩ biệt động thành Sài Gòn - Gia Định . Mới trông ông
chỉ khoảng
60 tuổi, con người huyền thoại này khiến mọi người thấy ông sẽ phải
thốt lên
kinh ngạc và thán phục về tài mưu trí, dũng cảm đã thực hiện thắng lợi
trận
đánh vang dội nhà hàng Mỹ Cảnh Sài Gòn ngày 23-6-1965 .
Ông kể: Trước
trận đánh vào nhà hàng Mỹ Cảnh, Huỳnh Phi Long và đồng đội xác định là
trận
đánh để trả thù cho đồng chí Trần Văn Đang-một chiến sĩ biệt động vừa
bị Mỹ ngụy
tử hình tại bùng binh chợ Bến Thành vào ngày 20-6-1965.
Nhà hàng Mỹ
Cảnh là một chiếc tàu nổi dài 75m, rộng 25m, chứa được tới 250 thực
khách, thường
được neo đậu theo bờ sông tại bến Bạch Đằng, cách kênh Bến Nghé khoảng
100m,
bên cạnh cột cờ Thủ Ngữ đối diện bên kia đường bến Bạch Đằng (nay là
đường Tôn
Đức Thắng, quận 1). Chủ nhà hàng là một người tên là Phú Lâm, một tay
sai đắc lực
của tình báo CIA .
Cấp trên nhận
định phá hủy được nhà hàng này coi như ta đã triệt được một cái vòi của
Mỹ-ngụy
và sẽ khoét sâu được mâu thuẫn giữa Mỹ và ngụy sau những trận đánh tại
bến xe
buýt (đường Hồng Bàng, dành riêng cho các cố vấn Mỹ), trận đánh vào sân
tập
Bình Thới (quận 11, dành riêng cho bọn cảnh sát địch)....
...........
Đồng chí Rãy
cũng đã gài xong quả mìn định hướng thứ hai. Hai người lên xe, vừa chạy
ra khoảng
50m thì trái mìn thứ nhất mà Phi Long gài đã nổ. Lao xe đến bùng binh
Nguyễn Huệ
thì Long bị cảnh sát chặn lại khám xét, kiểm tra thấy giấy tờ hợp pháp
bọn
chúng để cho hai người đi. Vừa lúc đó, trái mìn thứ hai của đồng chí
Rãy gài nổ
tiếp. Cả Sài Gòn như bừng lên khí thế tiến công. Tiếng còi báo động của
địch
vang lên inh ỏi, đường phố trở nên một cảnh tượng hỗn loạn, chỉ riêng
những người
lính đặc công biệt động mừng vui khôn tả.
............
theo
baomoi.com
Nguồn bài viết
từ
http://www.sinhviennganhang.com/diendan/showthread.php?p=546369#ixzz22pCn7hHN
Note: Một vị
độc giả thân hữu gửi, để Gấu biết ông VC thịt hụt Gấu.
Như mẩu tin cho thấy, cái cú thứ nhì mới khốn kiếp: Nhắm những người
cứu
thương. Nhắm cái cầu nổi. Chết nhiều là do cú secondaire này. Cái tay
Phi Luật
Tân, Soriano, là chuyên viên RCA Manila, qua giúp Bưu Điện thành lập
mạch báo
chí cho ký giả quốc tế. Nhờ anh ta và 1 người Phi nữa, ngồi cùng bàn,
mà Gấu
thoát chết.
Anh bạn Phi kia, Limchoc, bị thương nặng, được RCA chở thẳng về Manila,
chết vì
hậu giải phẫu, do xuất huyết nội, ít ngày sau đó.
Cái tít truyện ngắn đầu tay, đưa Gấu lên đài danh vọng, lúc đầu có tên,
"Những ngày Soriano và Limchoc ở Sài Gòn", ông anh nhà thơ thiến mất
tên hai vị Phi này.
Lúc đó Gấu còn đang nằm dưỡng thương tại Đài VTD số 5 Phan Đình Phùng.
Nhờ bạn
Trần Công Quốc, 1 trong Thất Hiền đưa tới nhà cho ông anh nhà thơ.
Giả như người chủ Mỹ Cảnh là nhân viên của Xịa, thì tìm cách thịt, chỉ
tay đó,
làm sao mà giết thường dân.
Nhưng đám VC này nói sao cũng được. Thôi kệ cha chúng!
Cú đánh Mỹ Cảnh, theo Gấu hiểu thì là để chào mừng Mẽo đổ quân Đà Nẵng,
trước
đó ít lâu, khí thế chẳng thua gì cuộc đổ bộ Normandie.
Cú đánh Mỹ Cảnh
26.6.1965 (1)
Gấu ra đời 16.8.1937.
..... vào đúng dịp sinh nhật của chàng, sinh nhật lần thứ ba mươi
mà cũng là
sinh nhật lần thứ nhất, nàng nói, "Je serai ta femme."!
Thời
Gian
Lại sắp sinh nhật Gấu Cà Chớn!
VC để bom
trên xe đạp, ở bờ sông, nhắm nhà hàng, và nhắm cái cầu nổi đi xuống nhà
hàng. GCC xơi cả hai trái.
Đi bốn tên, một chết tại chỗ, một về
Manila, chết. Hai tên Mít, ông trưởng đài thì mất khẩu súng nhỏ, giữa
rừng sâu
hết còn giết thù được nữa. Gấu khi đó, bị thương nặng, nhưng lại không
sao hết,
súng ống còn đủ, nếu không thì cũng xong đời rồi.
Sinh nhật lần thứ ba mươi và
cũng là lần thứ nhất là vậy.
Bữa sinh nhật, BHD đến Đài thăm, mang theo cuốn của Durrell, đúng như Gấu tả trong Những ngày ở Sài Gòn.
Một bạn văn nhận xét, BHD dù thế nào, thì cũng là… con nít, không so được với cái cô Mai, chưa có người yêu mà đã thành bà góa (do) của cuộc chiến. Đó là cái ý nghĩa mà em thốt lên bằng tiếng Tây, khi từ giã Gấu, “Tôi sợ, tôi sợ lắm”!
Hà, hà!
Nhà hàng nổi
Mỹ Cảnh, đúng thời kỳ Gấu xơi hai trái mìn VC, 1965.
Hình thứ nhì thì có thêm
bến
đò Thủ Thiêm, sau 1975, Gấu vẫn qua lại hàng ngày, để đi chầu Cô
Ba.
Nhớ buổi sáng hôm đó, sáng sớm qua sông,
thì chiến dịch đã bắt đầu. Mấy tên chức sắc ở trong trường Phục Hồi
Nhân Phẩm,
Bình Triệu, chỉ Gấu, thưa Chú Mười, ông phán, thôi tha cho nó.
Đến trưa, Gấu lại
bò qua, chúng lại trình Chú Mười, chú phán, thôi cho nó vô Trường.
Đúng thời
gian Gấu Cái đang sửa soạn chuyến vượt biên đường bộ, đường Căm Pu
Chia. Thế là
sắm sửa quà cáp đến nhà riêng gặp Chú Mười. Ông lắc đầu, nó về nhà thì
cũng vô ích,
nên để nó ở trường còn có ích hơn, cho nhà, cho trường, và cho nó.
Ui chao, được,
được!
Thế là Anh Cu
Tuấn, thằng lớn thế chỗ. Bị tó đưa vô Chí Hòa. Gấu Cái lo thăm nuôi, và
móc ra,
phải mất hai tháng trời mới có thì giờ đi thăm Gấu tại Đỗ Hòa, chuyện
này kể rồi.
Comments
Post a Comment