Tưởng niệm Borges

 


 Borges by Cioran


*

BORGES AND THE RAVENS

I'm in Geneva and I'm looking for the cemetery where Borges is buried. It's a cold autumn morning, although to the east there's a glimpse of sun, a few rays that cheer the citizens of Geneva, a stubborn people of great democratic tradition. The Plainpalais, the cemetery where Borges is buried, is the perfect cemetery: the kind of place to come every afternoon read a book, sitting across from the grave of some government minister. It's really more like a park than a cemetery, all extremely manicured park, every inch well-tended. When I the keeper about Borges's grave, he looks down at the ground, nods, and tells me how to find it, not a word wasted. There’s no way to get lost. From what he says it's clear that visitors always coming and going. But this morning the cemetery is literally empty. And when I finally reach Borges's grave there’s no one nearby. I think about Calderon, I think about the English and German Romantics, I think how strange life is or, rather: I don't think anything at all. I just look at the grave the stone inscribed with the name Jorge Luis Borges, the date of his birth, the date of his death, and a line of Old English verse. And then I sit on a bench facing the grave and a raven says something in a croak, a few steps from me. A raven! As if instead of being in Geneva I were in a poem by Poe. Only then do I realize that the cemetery is full of ravens, enormous black ravens that hop up on the gravestones or the branches of the old trees or run through the clipped grass of the Plainpalais. And then I feel like walking, looking at more graves, maybe if I'm lucky I'll find Calvin's, and that's what I do, growing more and more uneasy, with the ravens following me, always keeping within the bounds of the cemetery, although I suppose that one occasionally flies off and goes to stand on the banks of the Rhone or the shores of the lake to watch the swans and ducks, somewhat disdainfully, of course.

Roberto Bolano: Between parentheses

Note: Tay Bolano này, đọc, thấy có cái gì đó, giống PCT, tếu thế, nhưng một PCT thực, trong khi PCT Mít thì lại là đồ dởm!
Có vẻ như nhà văn Mít, nói chung, thì đều như thế.
Bi giờ thì mới thấm câu của Hoàng Ngọc Hiến, cái nước mình nó thế!
GCC hình như cũng mới mê Bolano đây thôi, có thể là từ lần đọc bài thơ của ông viết về… BHD, hà hà!

Borges và những con quạ

Tôi ở Geneva và kiếm nghĩa địa Borges nằm nghỉ. Đó là một buổi sáng mùa thu, trời lạnh, mặc dù phía đông thấy có tí mặt trời, và một vài tia nắng làm cư dân Geneva, một giống dân ương ngạnh có truyền thống dân chủ, sướng điên lên.
Plainpalais, nghĩa địa Borges nằm nghỉ dài hạn, thực đúng là một công viên tuyệt hảo, thứ công viên mà Gấu Cà Chớn cực mê, vì nó làm nhớ tới công viên Tao Đàn ở Xề Gòn (1), nơi, cứ xế trưa là người ta bèn tới đó, kiếm 1 chỗ để đọc sách, thí dụ, từ ngôi mộ của một đấng, khi còn sống làm bộ trưởng nhà nước [Ngụy, tất nhiên].
Quả đúng là 1 công viên hơn là một nghĩa địa, một công viên được tỉa tiếc tới chỉ, một mẩu đất cũng được chăm sóc. Khi tôi hỏi người coi coi giữ về ngôi mộ của Borges, người đó bèn ngó xuống đất, gật gật cái đầu và chỉ dẫn, không một lời thừa. Chẳng thể nào lạc. Từ những điều ông ta nói, thì rõ là nghĩa địa có nhiều khách thăm viếng. Nhưng buổi sáng hôm đó, quái làm sao, trần mình tôi. Và khi tôi tới mộ Borges, tất nhiên là chẳng có ai lảng vảng quanh đó. Tôi bèn nghĩ về Calderón, nghĩ về những người Romantics Hồng Mao và Đức. Tôi bèn nghĩ rằng là đời thì lạ làm sao, hay, đúng hơn: Tôi đếch nghĩ cái mẹ gì hết!
Tôi nhìn ngôi mộ, tôi nhìn cái bia đá có tên Jorge Luis Borges, ngày ông sinh ra, ngày ông mất, và 1 dòng thơ tiếng Anh Cổ. Thế rồi tôi ngồi cái băng ghế đối diện ngôi mộ và, một con quạ bèn nói một điều gì đó, bằng thứ ngôn ngữ quoạc quoạc của nó, cách tôi vài bước chân. Một con quạ!
Cứ như thể, thay vì ở Geneva, thì tôi ở trong một bài thơ của Poe.
Chỉ tới lúc đó tôi nhận ra, nghĩa địa đầy quạ, những con quạ đen khổng lồ, lò cò giữa những ngôi mộ đá, trên cành cổ thụ, hay chạy trên những thảm cỏ. Và tôi cảm thấy mình như đang lang thang tản bộ, nhìn thêm nhiều ngôi mộ, và, nếu may mắn, tôi có thể thấy ngôi mộ của Calvin, và đúng là điều tôi đang làm, mỗi lúc một thêm bừng bực, vì đàn quạ lẵng nhẵng theo sau, luôn giữ giới hạn, như trong nghĩa địa, và, như tôi giả dụ, thi thoảng, có vài đấng, bỏ cuộc vui, bèn làm 1 chuyến bay tới đậu ở bờ sông Rhone, hay những bờ hồ, để ngắm thiên nga, vịt, với cái vẻ dè bỉu, khinh khi, tất nhiên!

(1)

Khi về, cô tha thẩn giữa những hàng cây nơi vườn Tao Đàn. Mùa Thu theo chiếc lá nhẹ nhàng đậu trên vai cô bé đang mơ mộng, đang trở thành người lớn.
Lần Cuối Sàigòn


Borges by Cioran

Cái ý tưởng Borges đúng ra “không nên ca ngợi, người của bóng tối”, thực ra, nhiều người đã nói tới, trong số đó, có Borges, như lần ông phàn nàn Callois, người giới thiệu ông với nước Pháp, hay lần ông cho biết, sách của ông in ra, chỉ bán được lèo tèo có mấy cuốn, thế rồi đùng 1 phát, nổi tiếng khắp thế giới!
Hay như Steiner, khi cho rằng cái giải thưởng cho Borges và Beckett khiến cả hai ông này đều được biết đến, làm khổ cả hai ông, và làm khổ chính độc giả của ông, một dúm người thực tình đọc được ông, coi ông là gia tài của riêng họ….  

Theo Gấu, Borges ghê gớm ở chỗ, ông rất “xoàng”, đối với người không đọc được ông. Thí dụ, Naipaul, hay Yann Martel, tác giả “Life of Pi”.
Mà đúng thế thực! Thơ của ông, “hay vì xoàng”, theo Gấu. Chính Borges cũng nhận ra, và thú nhận, tớ làm thơ xoàng, nhưng vẫn mê làm thơ!

Tưởng niệm Borges

Tôi muốn kể về cái lần tôi gặp Borges. Tôi được bà bạn Victoria Ocampo mời dùng bữa trưa có Borges cùng dự, và được phái đi đón ông, tại Thư Viện Quốc Gia, để đưa ông tới căn phòng của bà, bởi vì ông mắt ông mù không còn nhìn thấy đường. Ngay khi cánh cửa thư viện đóng lại phía sau, là chúng tôi bắt đầu nói chuyện văn chương. Borges nói tới ảnh hưởng của G. K. Chesterton, và của Robert Louis Stevension ở hậu thời ở nơi ông. Thơ xuôi của Stevenson ảnh hưởng lớn lên tôi, ông cho biết. Nhân tiện, tôi châm vô 1 cú. Robert Louis Stevenson ít nhất là đã từng làm thơ, và ít nhất, tôi còn nhớ một bài của ông ta. Một bài thật là bảnh. Viết về tổ tiên. Ðã từng xây những ngọn hải đăng lớn nơi bờ biển Scotland, và tổ tiên là một đề tài ruột của Borges.

Bài thơ bắt đầu:

Ðừng nói với tôi chuyện,
tôi chẳng khoái sinh con đẻ cái,
để nối giái tông đường, và,
thay vì vậy,
thì đánh bài chuồn ra biển
Những cái tháp mà chúng ta xây, và những ngọn đèn mà chúng ta thắp
Ðể chơi ở nhà với tờ giấy như một đứa bé.

Con phố Buenos Aires đông người, quá ồn. Borges dừng lại ở hè đường, đọc trọn bài thơ cho tôi nghe, không hỏng một từ. Sau bữa ăn dễ chịu, ông ngồi tại sô pha và lèm bèm tới chỉ về văn chương Anglo-Saxon, tung ra những tảng lớn, như những khúc cây. Tôi chịu, không thể theo kịp. Nhưng nhìn vào mắt ông khi đọc những tảng lớn thơ văn đó, tôi hết sức ngạc nhiên về cái sự biểu hiện của chúng. Chúng chẳng có chi là mù lòa. Nhìn, có cảm tưởng, như thể, chúng nhìn vào chính chúng, một cách thật là kỳ cục, và chúng thật là bảnh, thật thanh lịch, cao nhã.
Borges, tất nhiên cũng có cùng một cảm nghĩ như vậy về tổ tiên, về những “gauchos” trong quá khứ. Những truyện ngắn hậu thời của ông, thì đầy những câu chuyện về những “gauchos”, một trong đó, ông viết, “Thì cũng như những con người của một vài xứ sở thờ phụng và cảm thấy tiếng gọi của biển, người Á Căn Ðình chúng tôi hú vọng về những cánh đồng bạt ngàn sôi reo dưới móng ngựa."
Ông là một người đàn ông can đảm cùng mình. Thời kỳ đệ nhị Peron, một lần, khi ông sống cùng dưới mái nhà với bà mẹ già, thì có 1 cú phôn bí ẩn. Một giọng đàn ông, “Chúng ông tới làm thịt mi, và bà mẹ của mi ngay bi giờ.” Bà cụ Borges trả lời, “ta chín chục bó, tới lẹ lên không không kịp, còn thằng con ta, nó thì mù, chuyện dễ ợt”. Giai thoại này theo tôi đưa ra 1 bức tranh toàn cảnh về gia đình ông.
Lần nào cũng như lần ấy, và thật nhiều lần, mỗi lần giở 1 cuốn sách của ông, tôi đều tìm thấy những câu, mà một thằng nhà văn như tôi, cũng từng có kinh nghiệm viết lách, thì thấy, cũng chẳng khác gì kinh nghiệm của tôi!
Ông gọi, viết là một “giấc mơ được dẫn dắt”, và trong một dịp, ông viết:

“Ta đếch viết cho một thiểu số được chọn lọc, chúng là cái chó gì mà viết cho chúng, ta cũng đếch viết cho một thực thể lý tưởng ưa nịnh hót, được biết dưới cái tên “Quần Chúng”. Cả hai lũ khốn, trừu tượng, đó, ta đều không tin, tuy chúng thật là đáng quí đối với những tên mị dân. Ta viết cho chính ta, và cho bạn bè của ta, và ta viết để làm dịu thời gian trôi qua."

Phán như thế, thành ra, bất cứ 1 nhà văn, thứ thiệt, thì đều cảm thấy ông thật gần gụi với họ.

.... Hỏi, chúng ta học được gì từ Mỹ Châu La Tinh, thì chẳng khác gì, chúng ta học được gì từ "King Lear", những thảm kịch của Shakespeare. Tôi nghĩ đến hoàn cảnh bi đát, the tragic situation, của Mỹ Châu La Tinh. Thật khó mà biết chúng ta học đưọc gì từ đó, nhưng chúng ta phải học được một điều gì đó, và nó tác động lên trí tưởng tượng của chúng ta.
Một điều như cú làm thịt Archbishop Romero, thí dụ.
Cám ơn Trời chúng ta không vướng vào hoàn cảnh như vầy, nhưng tôi tin rằng một cách nào chúng ta học được 1 điều gì đó, nó tác động lên vô thức của chúng ta.

Graham Greene

Note: Đây chính là câu trả lời, “cũng” cho xứ xở chúng ta, mà Thầy Kuốc than là, sao bất hạnh quá!

Không lẽ suốt “một thuở mang gươm đi dựng nước, ngàn năm thương nhớ Đất Thăng Long”, và làm thành 1 cái dải đất hình chữ S, sau khi làm cỏ không biết bao nhiều giống dân, sau cùng làm thịt luôn thằng em ruột thịt, và chỉ trong 40 chục năm làm cỏ cả 1 nền văn minh bốn ngàn năm, là chuyện...  bất hạnh?

Chúng ta phải học được một điều gì đó, một điều gì tác động, không phải lên vô thức, mà lên lương tâm, của 1 tên Mít, nhất là 1 tên Bắc Kít, tên “thắng trận”?

Những tác giả nào ảnh hưởng mạnh nhất lên ông, khiến ông thành nhà văn?

Vào những ngày ngu ngơ, thì những tác giả ảnh hưởng mạnh lên tôi, tôi phải nói, bây giờ đếch ai còn đọc họ: Henry, Captain Brereton, Percy Westerman, Marjorie Bowen. Họ làm tôi thèm viết những câu chuyện, hơn là kinh nghiệm tiểu thuyết.
Sau đó, khi tôi bắt đầu viết, tôi bị ảnh hưởng tồi tệ của Conrad. Tồi tệ, ấy là tôi muốn nói, tôi bị ảnh hưởng bởi 1 cuốn tiểu thuyết dở của ông, The Arrow of Gold. Và cuốn này, thì chính Conrad lại chịu ảnh hưởng nặng nề của Henry James. Ông này cũng ảnh hưởng lên tôi, về mặt kỹ thuật. Từ Henry James, tôi học được điều gọi là sự quan trọng của quan điểm, point of view. Nhưng Stevenson m
ột bà con về phía mẹ tôi ảnh hưởng lên tôi như là 1 người kể chuyện

Note: Nhà văn Mít có ai chịu ảnh hưởng của…  mũi lõ, cũng như…  mũi tẹt nào chăng?
Đéo có!
Đéo đọc ai làm sao mà ảnh hưởng!
Tao ị ra cho người khác đọc, chứ sao lại phải đọc 1 kẻ nào khác!

Hà, hà!

V/v can đảm cùng mình

On cowardice:

Tôi nghĩ tôi hèn nhát, về mặt thể chất nhưng không, về mặt đạo hạnh
I think I’m a physical coward but not an ethical coward

Về đạo hạnh

Tôi cố làm một người đạo hạnh

I try to be an ethical man

[Borges on Borges]


*

John Banville

Tưởng niệm Borges

Tôi muốn kể về cái lần tôi gặp Borges. Tôi được bà bạn Victoria Ocampo mời dùng bữa trưa  có Borges cùng dự, và được phái đi đón ông, tại Thư Viện Quốc Gia, để đưa ông tới căn phòng của bà, bởi vì ông mắt ông mù không còn nhìn thấy đường. Ngay khi cánh cửa thư viện đóng lại phía sau, là chúng tôi bắt đầu nói chuyện văn chương. Borges nói tới ảnh hưởng của G. K. Chesterton, và của Robert Louis Stevension ở hậu thời ở nơi ông. Thơ xuôi của Stevenson ảnh hưởng lớn lên tôi, ông cho biết. Nhân tiện, tôi châm vô 1 cú. Robert Louis Stevenson ít nhất là đã từng làm thơ, và ít nhất, tôi còn nhớ một bài của ông ta. Một bài thật là bảnh. Viết về tổ tiên. Ðã từng xây những ngọn hải đăng lớn nơi bờ biển Scotland, và tổ tiên là một đề tài ruột của Borges.

Bài thơ bắt đầu:

Ðừng nói với tôi chuyện,
tôi chẳng khoái sinh con đẻ cái,
để nối giái tông đường, và,
thay vì vậy,
thì đánh bài chuồn ra biển
Những cái tháp mà chúng ta xây, và những ngọn đèn mà chúng ta thắp
Ðể chơi ở nhà với tờ giấy như một đứa bé.

Con phố Buenos Aires đông người, quá ồn. Borges dừng lại ở hè đường, đọc trọn bài thơ cho tôi nghe, không hỏng một từ. Sau bữa ăn dễ chịu, ông ngồi tại sô pha và lèm bèm tới chỉ về văn chương Anglo-Saxon, tung ra những tảng lớn, như những khúc cây. Tôi chịu, không thể theo kịp. Nhưng nhìn vào mắt ông khi đọc những tảng lớn thơ văn đó, tôi hết sức ngạc nhiên về cái sự biểu hiện của chúng. Chúng chẳng có chi là mù lòa. Nhìn, có cảm tưởng, như thể, chúng nhìn vào chính chúng, một cách thật là kỳ cục, và chúng thật là bảnh, thật thanh lịch, cao nhã.
Borges, tất nhiên cũng có cùng một cảm nghĩ như vậy về tổ tiên, về những “gauchos” trong quá khứ. Những truyện ngắn hậu thời của ông, thì đầy những câu chuyện về những “gauchos”, một trong đó, ông viết, “Thì cũng như những con người của một vài xứ sở thờ phụng và cảm thấy tiếng gọi của biển, người Á Căn Ðình chúng tôi hú vọng về những cánh đồng bạt ngàn sôi reo dưới móng ngựa."
Ông là một người đàn ông can đảm cùng mình. Thời kỳ đệ nhị Peron, một lần, khi ông sống cùng dưới mái nhà với bà mẹ già, thì có 1 cú phôn bí ẩn. Một giọng đàn ông, “Chúng ông tới làm thịt mi, và bà mẹ của mi ngay bi giờ.” Bà cụ Borges trả lời, “ta chín chục bó, tới lẹ lên không không kịp, còn thằng con ta, nó thì mù, chuyện dễ ợt”. Giai thoại này theo tôi đưa ra 1 bức tranh toàn cảnh về gia đình ông.
Lần nào cũng như lần ấy, và thật nhiều lần, mỗi lần giở 1 cuốn sách của ông, tôi đều tìm thấy những câu, mà một thằng nhà văn như tôi, cũng từng có kinh nghiệm viết lách, thì thấy, cũng chẳng khác gì kinh nghiệm của tôi!
Ông gọi, viết là một “giấc mơ được dẫn dắt”, và trong một dịp, ông viết:

“Ta đếch viết cho một thiểu số được chọn lọc, chúng là cái chó gì mà viết cho chúng, ta cũng đếch viết cho một thực thể lý tưởng ưa nịnh hót, được biết dưới cái tên “Quần Chúng”. Cả hai lũ khốn, trừu tượng, đó, ta đều không tin, tuy chúng thật là đáng quí đối với những tên mị dân. Ta viết cho chính ta, và cho bạn bè của ta, và ta viết để làm dịu thời gian trôi qua."

Phán như thế, thành ra, bất cứ 1 nhà văn, thứ thiệt, thì đều cảm thấy ông thật gần gụi với họ

Extract from a talk at the Anglo-Argentine Society, London, 1984. Extracted from In Memory of Borges, edited by Norman Thomas di Giovanni

Jun 4, 2015

Cioran về Borges

Người từng viết hay nhất về Borges, cuối cùng lại là Cioran. Rất ngắn, dưới dạng một bức thư, dưới đây. Rút từ tập sách Exercices d’admiration. Essais et portraits, 1986.

 

 

 Thư gửi Fernando Savater

 Paris, le 10 décembre 1976

 
Bạn thân mến,

Hồi tháng Mười, khi ghé Paris, anh đã đề nghị tôi cộng tác với một tập sách vinh danh Borges. Phản ứng đầu tiên của tôi là không muốn làm việc ấy; phản ứng thứ hai là… cũng thế. Ích gì mà ca tụng ông ấy, khi bản thân các Trường Đại Học đã làm thế rồi? Nỗi thiếu may mắn vì bị công nhận đã ụp xuống đầu ông ấy. Ông ấy xứng đáng hơn thế nhiều. Ông ấy xứng đáng được ở trong bóng tối, trong nỗi bất khả thấu hiểu, được hưởng cái sự không làm sao mà nắm bắt nổi, chẳng mấy ai biết đến, như là sắc thái mơ hồ ấy. Đó mới là trú sở của ông ấy. Sự tôn sùng là đòn trừng phạt tệ hại nhất - nói chung là đối với một nhà văn, và đặc biệt là đối với một nhà văn thuộc kiểu ông ấy. Kể từ thời điểm tất cả mọi người trích dẫn ông ấy, ta không còn có thể trích dẫn ông ấy được nữa, hoặc giả, nếu có trích dẫn thì ta cũng có cảm giác mình chỉ xuất hiện để làm đông đảo thêm cái mớ “người ngưỡng mộ” ông ấy, nghĩa là đám kẻ thù của ông ấy. Những ai bằng mọi giá muốn trả công bằng cho ông ấy trên thực tế chỉ làm một việc là thúc đẩy thêm cho cú ngã chúi của ông ấy. Tôi xin ngừng lời, vì nếu cứ tiếp tục bằng cái giọng này, chắc hẳn đến cuối tôi sẽ đâm ra nỉ non khóc thương cho số phần của ông ấy. Thế nhưng, ta có đủ mọi lý do để nghĩ chính ông ấy cũng đã làm việc đó rồi.
 

Tôi nghĩ mình từng nói với anh trước đây, rằng tôi quan tâm tới ông ấy đến vậy là bởi vì ông ấy đại diện cho một tiêu bản loài người đang trên đường biến mất, vì ông ấy là hiện thân cho nghịch lý của một kẻ thích ngồi yên một chỗ mà không có tổ quốc về mặt trí tuệ, của một kẻ phiêu lưu bất động, rất thoải mái trong nhiều nền văn minh và nhiều nền văn chương, một ông thần tuyệt đỉnh và bị kết án. Để có được một hình mẫu tương tự ở châu Âu, ta có thể nghĩ đến Rudolf Kassner, một người bạn của Rilke, hồi đầu thế kỷ ông ta đã cho xuất bản một tác phẩm thuộc hạng cự phách về thơ ca Anh (chính là sau khi đọc cuốn sách này trong quãng thời gian xảy ra cuộc chiến tranh gần đây nhất mà tôi đã khởi sự học tiếng Anh…) và từng nói, với một sự thấu suốt đáng ngưỡng mộ, về Sterne, Gogol, Kierkegaard, rồi cả về xứ Maghreb hay Ấn Độ. Chiều sâu và sự thông thái không đi cùng được với nhau; thế nhưng ông ta đã kết hợp được hai thứ này. Một tinh thần phổ quát, ở đó chỉ thiếu mỗi một thứ, là sự duyên dáng, là vẻ quyến rũ. Chính nơi đây hiện ra sự vượt trội của Borges, con người quyến rũ hơn tất thảy ai khác, người đủ sức khơi lên một cái gì mỏng mảnh rất phơi phới, rất bay bổng, rất đăng ten cho bất cứ thứ gì, ngay cả cho một lập luận ác chiến nhất. Bởi vì ở ông, mọi thứ đều được đưa qua sự chuyển hóa của trò chơi, nhờ một vũ điệu của những tìm tòi sôi sục và những ngụy biện tinh tế tuyệt diệu.

 Tôi chưa từng bao giờ bị thu hút bởi các tinh thần bị khuôn gọn trong một hình thức văn hóa duy nhất. Không được bắt rễ, không được thuộc về một cộng đồng nào hết - đó từng là và vẫn là châm ngôn sống của tôi. Ngoái nhìn sang những chân trời khác, tôi vẫn luôn luôn tìm cách biết về những gì diễn ra ở nơi khác. Khi tôi ở tuổi hai mươi, vùng Balkan đã chẳng thể mang lại cho tôi thêm gì nữa. Sinh ra tại một không gian “văn hóa” nhỏ bé, tầm phơ thì phải chịu tấn kịch ấy, nhưng cũng là lợi thế ấy. Kẻ khác trở thành vị thần của tôi. Từ đó mà nảy sinh niềm khao khát được phiêu bạt qua những văn chương và triết lý, xồ vào để ăn thịt chúng với một sự dữ dội bệnh hoạn. Những gì diễn ra ở Đông Âu nhất thiết cũng phải diễn ra ở các nước Mỹ Latinh, và tôi đã nhận ra rằng những đại diện của nó chất chứa được lắm thông tin, “hiểu biết” hơn cực kỳ nhiều so với người phương Tây, những kẻ tỉnh lẻ hết thuốc chữa. Cả ở Pháp lẫn ở Anh tôi đều chẳng thấy có một ai mang một sự tò mò sánh được với sự tò mò ở Borges, một sự tò mò bị đẩy đến nỗi cuồng ám, đến mức tội lỗi, đúng là tôi nói tội lỗi đấy, bởi vì, trong lĩnh vực nghệ thuật và suy tư, mọi thứ gì không biến thành sự phun trào hơi có chút tính chất biến thái đều là hời hợt tất, hời hợt, thế cho nên là không thực.

 

Khi còn là sinh viên, tôi từng có nhiệm vụ phụ trách các môn đệ của Schopenhauer. Trong số đó, có một người tên là Philipp Mainländer, mà tôi đặc biệt quan tâm. Là tác giả của một tác phẩm mang tên Triết học về giải thoát, trong mắt tôi ông ta còn rực rỡ hơn nhiều nữa, do tác động từ việc ông ta đã tự sát. Triết gia này, đã hoàn toàn bị lãng quên, tôi rất khoái chí vì mình là người duy nhất còn để ý đến; mà trong việc ấy tôi cũng chẳng có gì để tự hào, vì công việc nghiên cứu đằng nào cũng sẽ dẫn tôi đến với ông ấy, không thể nào khác. Tôi kinh ngạc khủng khiếp khi, rất lâu về sau, tôi đọc phải một tác phẩm của Borges, nó lôi chính xác ông triết gia kia ra khỏi lãng quên! Tôi kể cho anh ví dụ này là vì, kể từ giây phút đó, tôi bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc hơn so với lúc trước, về hoàn cảnh của Borges, người được tiền định, buộc phải đi tới cái phổ quát, buộc phải hướng tâm trí đi theo tất cả mọi phía, dẫu cho chỉ là để thoát khỏi sự ngột ngạt do đất nước Argentina gây ra. Chính khối hư vô Nam Mỹ đã biến các nhà văn của cả một châu lục trở nên rộng mở hơn, sống động hơn và đa dạng hơn nếu so với người Tây Âu, vốn dĩ bị tê liệt vì các truyền thống của mình, chẳng đủ khả năng vọt ra ngoài khối lở loét đầy chói lọi của họ.

Vì anh muốn biết tôi yêu quý điều gì nhất ở Borges, tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng đó là sự thư thái của ông ấy trong mọi lĩnh vực đa dạng nhất, cái năng lực mà ông ấy sử dụng khi nói về Quy Hồi Vĩnh Cửu hay Tango, tinh tế y như nhau. Với ông ấy mọi thứ đều đáng kể, miễn ông ấy là trung tâm của mọi thứ. Trí tò mò theo hướng phổ quát chỉ là dấu hiệu của sức sống khi nào nó mang dấu ấn tuyệt đối của một cái tôi, một cái tôi từ đó tỏa ra mọi thứ và cũng là nơi mọi thứ dồn về: sự thống trị tối cao của cái võ đoán, khởi đầu và kết thúc mà người ta có thể diễn giải tùy theo những tiêu chí bấp bênh nhất. Thực tế nằm ở đâu trong toàn bộ câu chuyện đó? Cái Tôi - lời đùa cợt tối cao… Trò chơi ở Borges nhắc ta nhớ đến sự mỉa mai của chủ nghĩa lãng mạn, cuộc khám phá siêu hình về ảo tưởng, món tung hứng với Cái Vô Hạn. Friedrich Schlegel sống vào thời bây giờ, dựa lưng vào Patagonie [ý Cioran muốn nói: Borges có thể so sánh với hình ảnh Schlegel, siêu cao thủ của chủ nghĩa lãng mạn, nhưng lại ở Nam Mỹ]…

Thêm một lần nữa, ta chỉ có thể than phiền, về việc một nụ cười bách khoa toàn thư và một viễn kiến tuyệt diệu đến thế lại khơi dậy một sự đồng lòng tán thưởng, với tất tật những gì mà điều này hàm ý… Nhưng, dẫu sao, Borges hẳn vẫn có thể trở thành biểu tượng cho một nhân loại không giáo điều cũng không hệ thống, và nếu có một cõi không tưởng mà tôi sẵn sàng ghi danh mình vào, thì đó sẽ là cõi không tưởng nơi bất kỳ ai cũng nương theo hình mẫu của ông, tức là một trong những tinh thần ít nặng nề nhất từng tồn tại, nương theo “con người tinh tế cuối cùng” ấy.

-----------

Cioran là người viết hay nhất về Borges, nhưng phải hiểu thêm điều này nữa thì mới thấy đáng kinh ngạc: bức thư trên đây chính là một cách thức vô cùng tế nhị để Cioran bày tỏ rằng mình không hề thích Borges. Không hề thích Borges nhưng lại viết hay nhất về Borges, đó mới thực sự là Cioran. Cioran phải từ chối thực sự viết về Borges, vì Borges chính là đại diện cho những gì Cioran ghét nhất trong lĩnh vực trí tuệ và sáng tạo: Borges thuộc về phía “thiếu máu”, những suy tư tinh tế rợn người nhưng chẳng có gì chung với những tiếng hét bật ra từ bản thể đau đớn, tức là phía của Cioran.

Phải đọc trong Exercices d’admiration mới hiểu: khi thực sự thích ai đó, Cioran viết khác hẳn. Chẳng hạn như về Roger Caillois, chính là người làm cho Borges vụt trở nên nổi tiếng ở Pháp, và ngay sau đó, ở châu Âu. Và nhất là về Samuel Beckett.

 Dưới đây là chuyên đề Borges từng có trên blog này. Có lẽ đã đến lúc cần nghiêm túc nghĩ đến việc mở một chuyên đề đích thực về Cioran :p

 

Borges: Người ở góc phố hồng

Borges: Thư viện Babel
Borges: Thợ nhuộm Hákim

Borges: Kotsuké no Suké

Người Pháp và Borges
Borges: Avelino Arredondo và Sách Cát

Kiểm kê truyện của Borges (bản Nguyễn Trung Đức)

Borges: Phúc âm theo Máccô
Borges: Mấy truyện ngắn trong Sách Cát

Văn chương và thời gian


Comments

Popular posts from this blog

Nguyễn Ngọc Tư

30.4.2015

Raymond Chandler by Oates