Le Clezio

 

Nobel goes to author of 'poetic adventure and sensual ecstasy'
Nobel về tay nhà văn Tây, Le Clézio, tác giả cuốn Le Procès-verbal, Biên bản, một trong những cuốn của thời mới lớn của Gấu, ở Sài Gòn.
Vinh danh ông này, một cách nào đó, là vinh danh thời của Gấu!
Thời của tiểu thuyết mới! [Le Clézio cùng dòng văn với Michel Butor]
Tác giả của "phiêu lưu thơ mộng và cực khoái".

*
&

J.M.G. Le Clézio
Errances et mythologies

Depuis Le Procès-verbal, qui valut à son auteur le prix Renaudot, il y a de cela trente-cinq ans, Jean-Marie Gustave Le Clézio reste un écrivain sinon énigmatique du moins volontairement secret. Archiviste convaincu, nomade plus que voyageur, attiré par le désert parce qu'il en attend quelque chose d'humain, et par les Indiens parce que nous avons tant à apprendre d'eux, il est un des rares narrateurs d'aujourd'hui à savoir aborder les mythes de façon matérielle et physique. Depuis l'époque où il est allé chez les Emberas, il est à la recherche d'une cohérence, entre intellect et physique, d'un équilibre philosophique. A l'écoute des voix silencieuses, sa littérature n'est pas une littérature d'évasion mais de recherche; celle d'un trésor caché que le lecteur attentif finit toujours par trouver: des maisons sans mur, un temps circulaire, du bonheur conquis. Mais ne nous trompons pas, Le Clézio n'est pas un rêveur, c'est un écrivain qui dénonce, qui combat, qui provoque. A l'occasion de ses deux derniers livres, Gens des nuages et La Fête chantée, nous avons suivi les traces de ce marcheur immobile qui, comme le dragon bibliothécaire de Confucius, « n'invente pas mais ne fait que transmettre ".
Le Magazine Littéraire, số đặc biệt về Le Clézio. Tháng Hai 1998
*
1966-1968. Cho in, tháng 11/1966, trên Le Magazine Littéraire, một bài viết về cuốn Máu Lạnh, De Sang Froid,  của Truman Capote: Tiểu thuyết gia thế kỷ 20 không còn chỉ là một “người trung thực” [honnête homme], hài lòng về văn hóa, kinh nghiệm, ngôn ngữ của mình. Như là một tay biên niên, của thời Trung Cổ, nhà văn bây giờ, cùng một lúc, là nhà dân tộc học, nhân chủng học, tâm lý học, và luôn cả, một nhà hình sự học. Hoặc là bằng những phương tiện như vậy, hoặc, với tinh thần khoa học, nhà văn dị mọ quan sát một phần của thế giới, một nhóm người, và trình bầy họ trong biên bản, báo cáo của mình, không phải như họ là, cũng không phải như là họ phải là, nhưng như là họ trình bầy chính họ”.
Le Clézio bởi chính xừ luỷ
*
1966-1968. Publie, en novembre 1966, dans le no 1 du Magazine littéraire, un article consacré au livre de Truman Capote, De sang froid, où il écrit notamment: « Le romancier du vingtième siècle ne saurait plus être un "honnête homme", satisfait de sa culture, de son expérience, de son langage. Comme il était chroniqueur au Moyen Age, l'écrivain est aujourd'hui tout à la fois ethnologue, anthropologue, psychologue, et même criminologue. Que ce soit avec les moyens, ou avec l'esprit de la science, le romancier scrute une partie du monde, un groupe d'hommes, et il les représente dans un rapport, non pas tels qu'ils sont, ou tels qu'ils devraient par être, mais tels qu'ils se présentent eux-mêmes.”
Publication de trois livres, Le Déluge (1966 - on peut y lire à la page 130, le texte qu'il écrivit à sept ans, Oradi Noir), L'Extase matérielle (1966), et Terra Amata (1967) : « Ce que je voulais, c'était construire des livres dans lesquels il y aurait un néant avant et un néant après”. Accomplit, parallèlement, ses obligations militaires, d'abord à Bangkok, où il enseigne les Sciences politiques, puis à Mexico: « De Gaulle vient de créer la DGACT et de reconnaître la Chine. Je devance l'appel et prends ma plus belle plume pour écrire une lettre dans laquelle j'exprime le souhait d'être envoyé en coopération à Pékin. Bien évidemment, on m'envoie à l'opposé: en Tha'ilande. J’y suis resté un an et demi jusqu'à ce qu'on m'expulse à la suite de déclarations que j'avais faites au Figaro, et qui avaient déplu aux autorités  Tha'ilandaises. J'avais dit que le bouddhisme tha'ilandais était une religion institutionnelle, et qu'il était comparable au catholicisme breton. Ceci, venant d'un Breton, n'avait rien d'insultant... Le deuxième trait était plus dur. Je dénonçais la prostitution qui commençait de proliférer en Thailande. On volait des petites filles dans le nord de la Thailande, qui passaient ensuite dans les mains de maquereaux qui les revendaient aux bordels de Bangkok. A cette époque, les Américains avaient monté des camps aux noms tristement célèbres : les R and  R, Rest and Recreation, « Repos et Divertissement ". Mais, ces choses-là ne se disaient pas. J'avais failli à mon droit de réserve. On voulait me renvoyer dans l'armée. J'ai fait savoir que si tel était le cas, je déserterais. On m'a donc envoyé au Mexique.”
Le Clézio par lui-même. Le Magazine Littéraire.
*
Ông nói nhiều đến khùng điên trong Le Procès -verbal, cuốn đầu tay của ông. Adam Pollo, nhân vật chính, tiêu ma với xã hội, nhưng không tiêu ma, perdu, với chính mình. Càng dấn sâu vô khùng điên, anh ta càng tìm thấy anh ta. Khùng điên là một đề tài thường xuyên trong tác phẩm của ông…
… Tôi viết cuốn sách dưới ảnh hưởng của Jerôme David Salinger… Tôi thấy mình gần gụi với điều ông ta viết, nhất là những truyện ngắn. Bắt Trẻ Đồng Xanh, tôi đọc lần đầu bản tiếng Anh, và thực sự bị nó hớp hồn… Tôi biết sợi dây dẫn của Salinger, [ligne directrice] là tư tưởng Zen của Phật giáo. Trên nền đó, ông ta phát triển những nhân vật và xây dựng tác phẩm của mình…

   "author of new departures, poetic adventure and sensual ecstasy, explorer of a humanity beyond and below the reigning civilization"
‘tác giả của những cuộc chuyến đi mới, phiêu lưu thơ mộng và cực khoái nhục cảm, kẻ thám hiểm một nhân loại vượt quá, và chìm khuất [so với] nền văn minh trị vì”
Một vòng hoa như vậy là quá bảnh, tóm gọn khá đầy đủ cuộc đời và văn nghiệp của Le Clézio.
Cái vụ ông khám phá ra Mehico cũng có thể được coi là một cơ may tuyệt vời của ông, như ông viết trong Le Clézio par lui-même.
Thời gian Le Clézio thi hành nghĩa vụ quân sự, De Gaulle công nhận Trung Cộng, ông xin đi phục vụ tại Bắc Kinh, nhưng bị đưa tới Thái Lan. Tại đây, ông chê Phật giáo của Thái là một thứ “quốc giáo” (une religion constitutionnelle), và so sánh với Ky tô của vùng Breton [Bretagne]. Nhưng cú đó chưa ghê bằng cú ông tố cáo nạn đĩ điếm nở rộ cùng với cuộc chiến Việt Nam, vì đây là nơi nghỉ mát của lính Mẽo [vào thời gian đó, Mẽo lập những trại du hí, có những cái tên nổi tiếng một cách buồn thảm, tristement célèbre, “R and R” [Rest and Recreation: “Nghỉ ngơi” và “đốt tiền mua lấy một đêm vui”]: Người ta mua những bé gái ở biên giới phía Bắc Thái lan, rồi bán cho tụi ma cô ở Bangkok.
Vì vụ này, ông xém chút nữa là mất quyền lợi thuộc loại trừ bị, chuyển qua hiện dịch, tức là thành lính thực thụ. Ông phản đối, nếu làm như vậy, ông sẽ đào ngũ, và vì vậy ông bị chuyển đi Mexico. Và đây là ân huệ đối với ông: Sự khám phá ra Mexico đúng là một cú sốc đối với tôi.
Cái nền văn minh hiện đang trị vì, vòng hoa Nobel nhắc tới, không liên quan gì tới văn minh Mẽo, Tây, mà là văn minh nhân loại hiện đại, so với những nền văn minh vượt quá nó, hoặc chìm khuất ở bên dưới nó.
Sự kiện tay thư ký Nobel lèm bèm trước khi phát giải làm mọi người hiểu sai giá trị Nobel 2008, theo Gấu.
Vẫn theo Gấu, việc trao Nobel những năm gần đây, thật là tuyệt vời, và, nhất là năm nay, 2008, riêng với Gấu.
Nhờ Nobel năm nay, Gấu lại thấy mê văn chương Tây!
*

Lang thang và huyền hoặc.
Kể từ Biên bản, đem cho ông giải Renaudot, đã 35 năm [tính đến 1998], Le Clézio vẫn là nhà văn bí ẩn, nếu không muốn nói, ở ẩn một cách tự nguyện. Chuyên viên lưu trữ, thích đi xa nhưng một mình, như một gã du mục, bị sa mạc quyến rũ vì chờ đợi một cái gì có tí người từ đó, và những người thổ dân da đỏ, bởi vì chúng ta có nhiều điều phải học từ họ, ông [Lé Clézio] là một trong số hiếm hoi những người kể chuyện vào thời buổi bây giờ, tiếp cận huyền thoại một cách trần tục. Ông tới Emberas [thổ dân Panama], là để tìm một sự hài hòa, giữa trí tuệ và thể xác, một sự cân bằng triết học. Nghe những tiếng nói thầm lặng, văn chương của ông không phải là thứ đi hoang, tìm thú tiêu khiển bằng cách chạy trốn thực tại, nhưng mà là tìm kiếm; một kho tàng giấu kín mà một độc giả chú tâm cuối cùng thể nào cũng tìm được: những căn nhà không tường, chốn thời gian quay tròn, một hạnh phúc chinh phục. Nhưng, chớ lầm, Le Clézio không phải là một nhà văn mơ mộng, mà là một nhà văn tố cáo, chiến đấu, khiêu khích. Nhân dịp hai cuốn sách mới ra lò của ông, chúng ta đi một đường lần theo những dấu vết của ông, một kẻ đi bộ im lìm, một kẻ mà, như con rồng thủ thư của Khổng Tử, ‘không phát kiến, không bịa đặt, không giả tưởng, nhưng mà là chuyển giao”
Le Magazine Littéraire
*
Đọc, lại nhớ
Tahar Ben Jelloun
giới thiệu
Con Bệnh Anh

Sinh tại Sri Lanka, Michael Ondaatje học tại Anh, hiện định cư tại Toronto, Canada, nơi ông dậy môn văn chương. Tác phẩm của ông nhằm hòa giải những văn phong và những văn hóa, như chúng vẫn thường đối nghịch. Nhà thơ, tiểu thuyết gia, người kể chuyện phương Đông này cũng còn là một nhà văn luôn thử nghiệm những hình thức mới. Thấu thị, và hiện thực, ông sở hữu cùng lúc, khiếu chi ly về cõi riêng thầm và cảm quan sử thi (le gout de l'intimité et le sens épique). Bởi vì ông quan tâm, chỉ bước đi của cuộc đời, và những giả tưởng của ông giống như những căn nhà miền nhiệt đới, với những kiến trúc di động, mặc tình cho gió, không khí, và nước, qua lại.
(Bệnh nhân Anh đã đoạt giải The Booker năm 1992, được Anthony Minghella đưa lên màn ảnh, và là phim hay nhất trong năm 1996. Lần đầu dịch ra Pháp ngữ với nhan đề Người cháy, L'homme Flambé, nhà xb Olivier, 1993. Bài giới thiệu dưới đây, bằng Pháp ngữ, là từ tủ sách Points, nhà xb Seuil, 1995.
Tahar Ben Jelloun, sinh năm 1944, người Ma-rốc, viết văn bằng tiếng Pháp, tác giả nhiều tiểu luận, tuyển tập thơ, truyện kể, kịch, giải thưởng Goncourt 1987 với cuốn tiểu thuyết Đêm Thiêng, La Nuit Sacrée).
*
Nguyên lý Ngàn Lẻ Một Đêm là nguyên lý tạo nên văn chương. Ông hoàng khát máu nói với Schéhérazade: "Kể cho ta một câu chuyện, nếu không ta giết mi." Nỗi hăm dọa của cái chết làm cô gái trẻ đẹp biến thành một người kể chuyện, với một trí tưởng tượng lạ thường. Nguyên lý Con Bệnh Anh có thể là giai đoạn thứ nhì của việc làm văn này, bởi vì bệnh nhân người Anh, toàn thân phỏng cháy, nói với Hana, người đàn bà trẻ đang săn sóc anh: "Đọc cho tôi những cuốn sách, nếu không, tôi chết." Anh ta chỉ vẽ cho cô, ngay cả tới cách đọc: "Kipling là phải đọc từ từ. Rình mò từng dấu phẩy, và cô sẽ khám phá ra những chỗ lặng tự nhiên. Đây là một nhà văn sử dụng ngòi viết, và mực."
Bệnh nhân Anh là một trong những cuốn sách mà người ta không thể không đọc. Với con người kỳ bí, căn cước mù mờ, lửa liếm gần hết mặt, người ta có thể mượn lời Jorge Sumprun, và nối điêu: Cái đọc, hay là cái sống; văn chương, hay là cái chết. (La lecture ou la vie; la littérature ou la mort). Bởi vì đây là sự sống sót và hồi ức dẫn về hiện tại, một hiện tại độc ác hơn, xấu xa ghê tởm hơn là quá khứ của những bậc tổ tiên, đã chết trong những cuộc chiến Tôn Giáo.
Câu chuyện bịa đặt bởi một nhà văn nhiều gốc gác, giằng buộc: Michael Ondaatje sanh tại Sri Lanka, học tại Anh, và hiện đang giảng dậy tại Toronto. Ông ở trong (dans) rất nhiều văn hóa, không chỉ ở giữa (entre) hai văn hóa. Khi người ta ở giữa, có nghĩa là, chẳng ở đâu. Tuy nhiên, như một số nhà văn không diễn tả bằng tiếng mẹ đẻ của họ, ông là mối nối, là cây cầu giữa hai thực thể. Ông cũng có một quãng cách đủ xa, với căn cước mượn của mình, để nói điều cần nói, để cầm cái gì khẩn cấp phải cầm. Cái nôi, hay là quê nhà của ông không thực sự xuất hiện ở trong cuốn tiểu thuyết. Thì cứ nói rõ ra ở đây: ông đã để cho Kip, anh chàng trẻ tuổi theo đạo Sikh, nói chiều sâu tư tưởng của mình, về những nền văn minh được gọi là giống trắng này; những nền văn minh mà hồ sơ luật pháp đã ngập đầu tại tòa án xét xử các quốc gia. Cõi dã man đâu có đặc quyền riêng một cửa khẩu nào. Nó ở ngay nơi người đàn ông cúi xuống quá khứ thú vật, nơi gợi nhớ gốc gác man rợ của mình.
    Bệnh nhân người Anh, do những vết bỏng da, do bộ dạng không còn, đã được đẩy, về trinh nguyên tư tưởng, về trần trụi kỷ niệm. Đọc chầm chậm, tái tạo cuốn sách đã thoát kiếp phần thư, phân biệt đâu là từ Kipling, đâu thuộc về Kinh Thánh, đó là một trong nhiều bổn phận, của cô y tá săn sóc anh ta; cô không rơi từ trên trời xuống như người bệnh của mình, nhưng đến từ tiền-xứ của nhà văn, người kể chúng ta nghe câu chuyện lạ kỳ, và cũng thật giản đơn cảm động.
"Đâu là nền văn minh tiên đoán thời gian và ánh sáng? El-Ahmar hay Al-Abiyađ, bởi vì đây chắc chắn là một trong những bộ lạc của sa mạc tây-bắc," người đàn ông mặt đắp cỏ, tự hỏi. Một bộ lạc văn minh có thể cứu được người đàn ông ở mấp mé bờ sinh tử. Hãy ngả mũ chào những người Bédouins,1 hay người Touaregs, những con người của sa mạc đang quan sát thân thể bị lửa đốt. Nhưng cuốn tiểu thuyết vượt quá những quan tâm liên-văn hóa. Cuốn tiểu thuyết là để đọc từ từ. Phải chú ý đến từng nhân vật, bởi vì câu chuyện cứ từng bước lộ diện. Phải chú ý hơn thế nữa, bởi vì nó được chế tạo, y hệt những trái bom mà anh chàng theo đạo Sikh đến để gỡ bỏ. Sẽ là một màn tứ tấu, bắt được trong bước nhẩy thầm, tại một nơi chốn, một biệt thự bên trên thành phố Florence, được dùng như một bệnh viện tình cờ. Mặt đất nhiều cạm bẫy, cũng như cuốn tiểu thuyết. Người gỡ mìn là một nghệ sĩ. Người đọc phải có tài. Và Michael Ondaatje thì chịu chơi, ông thích những thai đố, những câu chuyện, ông thích chữ viết.
Chúng ta có được ở nơi đây, tụ họp, rất nhiều định mệnh thêu dệt từ những xứ sở khác nhau (Ý, Canada, Ấn-độ, Anh, và chắc chắn rồi, Sahara, sa mạc của những sa mạc) và trên những niên biểu văn chương khác biệt. Những điển cố (Hérodote) được coi như là những cơ duyên (prétexts) để kể tên, những ngọn gió: Aajei, Africo, Arifi, Bis Roz, Ghibi, Haboub, Harmattan, Imbat, Khamsin, Datou, Nafhat, Mezzar-Ifouloussan, Beshabar, Samiel... tất cả là để gợi cho chúng ta, hãy chọn ngọn gió nào sẽ quét sạch văn minh Tây- phương. Bởi vì những cuốn sách, trầm luân; những trang, thiếu hụt; những nhà thờ, những pho tượng, những hồi ức bị chà đạp. Và Kip, chàng gỡ mìn, đã nhắc lại, lời nhắc nhở của người anh em: 'Đừng bao giờ quay lưng lại, về phía Âu-châu. Những con người này chuyên lo chuyện kinh doanh, khế ước, bản đồ. Đừng bao giờ tin tưởng những người Âu-châu.' Và những trái bom nguyên tử đã được bỏ xuống Hiroshima và Nagasaki. 'Một trái bom, rồi một trái bom nữa.'
Cuốn sách về sự độc ác của những con người, huỷ diệt chỉ vì mê hoặc; sửa sang chỉ vì ích kỷ; những con người chẳng hề áy náy, và họ khám phá ra rằng, sa mạc không chỉ là cát, mà còn là một nơi chốn diệu kỳ ấp ủ một nền văn minh lớn, của những người Bédouins, Touaregs, hay những người xanh. Người bệnh Anh đã mất bộ mặt, và chính sa mạc sẽ cho lại anh ta, kể cả khi cái chết còn đó, kỷ niệm cuộc chiến cận kề thì khốc liệt và sự bí ẩn thì tràn khắp, ở từng nhân vật.
Michael Ondaatje là một người kể chuyện biết rất rõ Tây-phương mà ông ta đang đốt cháy. Cách viết của ông, chính xác; những con chữ, sàng lọc; cấu trúc, đa dạng và xảo diệu; văn phong, nhiều tầng. Lối kể chuyện không đơn tuyến; nó sử dụng, không chỉ thơ mà luôn cả truyền thuyết, ẩn dụ, cũng như huyền thoại. Đây là một người phương Đông đọc rất nhiều về Tây-phương, và đã đang sống tại đó. Ông để cho một người Anh nói, (trong kỷ niệm của Hana): "Tình yêu thì nhỏ bé đến nỗi nó có thể rách bươm, khi chui qua lỗ trôn kim." Thật đúng là một hình ảnh mà một người Đông-phương có thể viện dẫn ra để tóm gọn, chỉ trong vài từ, quan niệm tình yêu, bằng cách bịa ra một nhân vật kỳ bí, có tên khiến người ta mơ mộng: Zerzura. Ông biến mỗi sinh vật thành một hành tinh, làm xáo trộn, gieo hỗn loạn. Và người đàn bà nói với người đàn ông: "Nếu anh làm tình với em, em sẽ không nói dối. Nếu em làm tình với anh, em sẽ không nói dối."
Cuốn tiểu thuyết là một lời thú nhận, Michael Ondaatje cho nghe nó. Nhưng chắc chắn, ông ta sẽ không trao cho chúng ta chiếc chìa khóa. Chìa khóa ở trong chúng ta, những độc giả chăm chú, và sững sờ. Cuối cuốn sách, người ta cảm thấy như bị cuốn hút vào "giải im lặng" (nappe du silence) mà Maurice Nadeau đã nói tới; nơi những từ chỉ là vô tích sự, và những sinh vật hiện hữu chỉ vì chúng. Những nhân vật tiếp tục sống, và chết giữa đôi tay của chúng ta. Và người ta tự nhủ, tác giả viết để giũ khỏi cõi tưởng tượng của mình vài vết phỏng, những vết thương cả một dân tộc cưu mang.
Nguồn
Note: Bài giới thiệu trên, là dành cho ấn bản tiếng Tây. Nhớ, lúc đọc, mê quá, mua cuốn luôn cuốn sách, chẳng cần biết hay dở!
*
1963. Lauréat du prix Renaudot, à vingt-trois ans, avec Le Procès-verbal (roman dont certaines pages ont été écrites à Nice dans les cafés et sur les plages)**. « Avant le Renaudot, on m'avait laissé entendre que j'aurais peut-être le prix Goncourt. Tout cela avait lieu de loin. Je n'avais pas le téléphone, tout se passait par lettre. Six mois avant le prix, l'éditeur avait soumis mon manuscrit au prix Formentor, ce qui m'avait rendu particulièrement heureux: je pouvais gagner un voyage dans "Île de Formentor. J'avais très envie de la connaître. C'était un rêve, comme si je recevais une lettre m'annonçant que je venais de gagner un voyage pour deux aux Antilles, dans un bon hôtel, etc. Uwe Johnson a obtenu le prix. J'étais très déçu, et lorsqu'on m'annonça que j'étais sur une autre liste je pensai: qu'importe! Puis le temps a passé ... Mon père avait pour habitude d'écouter la radio en déjeunant, c'est lui qui m'a appris que le prix Renaudot venait de m'être décemé.
« Que fais-tu ici? Tu dois aller à Paris! ", me dit-il. Je n'en voyais pas l'utilité. Finalement je m'y suis rendu. C'était assez cocasse. Je rencontrai des gens très impressionnants, comme Queneau ou Paulhan. Je faisais aussi des choses absurdes: dîners mondains, interviews, photos. Quel mélange bizarre…”

Le Clézio kể về lần ông được giải Le Renaudot. Trước Le Renaudot, nghe đồn, sẽ được Goncourt với cuốn đầu tay, Biên bản, [nhiều trang được viết ở Nice, trong quán cà phê, bãi biển. Bất giác, Gấu lại nhớ đến MBD, và cảnh NMG vừa gặm bánh mì, tại ghế đá công viên Quận Cam, vừa viết!]. Rồi nhà xb đưa sách dự giải Formentor. Hụt. Quê quá, rồi lại nghe đồn, cuốn sách lọt vô một giải khác, OK, con gà đen.... Thế rồi ông già của ông có thói quen nghe la dô, "mày được Le Renaudot đấy, đi Paris lãnh giải!" Tới Paris, gặp toàn thứ dữ, đóng vai nhà văn...
Trên TLS có bài điểm Le Procès-verbal, song song với một cuốn của Llosa, bài thật hay. Tác phẩm đầu tay mà được tờ này ưu ái, còn tiên đoán sẽ đi xa.
Gấu lại nhớ đến ông anh khen tác phẩm đầu tay của Gấu, Những Con Dã Tràng: Sẽ đi xa hơn DNM!

Qui he?

A report on the Publishers Weekly website last Friday morning suggested that, on learning of the award of the Nobel Prize for Literature to J. M. G. Le Clezio, "even the most literate of Americans must have said, qui?". Michael Coffey's comment sounds dispiriting, but it is untrue. We have the evidence. Indeed, we are the evidence. Many of the most literate of Americans have received informed comment on the novels of Le Clezio from the TIS, since publication of his debut, Le Proces-verbal, in 1963. John Sturrock described it as "an attractively playful and intelligent beginning", and suggested that Le Clezio might "one day produce something quite remarkable".
Since then, the TIS has kept literate folk up to date with Le Clezio's progress, reviewing many of this prolific writer's books, mostly in the original French. When Adrian Tahourdin provided a refresher course in April 2006, he did not omit to mention that in France "Le Clezio has a reputation that has prompted talk of a possible Nobel Prize". By contrast, Mr Coffey's report had the effect of underlining the much-derided comment of Horace Engdahl, permanent secretary of the Swedish Academy, that the United States is "too insular" in cultural matters, that it "does not participate in the big dialogue of literature" .
Le Clezio belongs to a group of French writers - Patrick Modiano and Sylvie Germain are among the others - who fell into a gulf created by the unrelenting inwardness of the nouveaux romanciers. Although the early novels were translated, readers found it difficult to keep up with his experimentation and output (Mr Tahourdin mentioned fourteen titles, in addition to the book under review, Ourania). By coincidence, Le Clezio's new novel arrived in this office two days after the prize was announced. Ritoumelle de la faim will doubtless be translated into English and eventually reviewed widely, but literate Americans will have the chance to read an account of the original before then. None need ever say "qui?" again (we suspect few did).
Giai thoại Qui est Ky ? [Kỳ là thằng nào, câu của de Gaulle] chúng ta đã từng nghe, khi Tướng Râu Kẽm tới Paris dự hòa đàm, và thay vì gặp VC trên chiếc bàn tam giác, bầu dục, hình tròn... thì đi trượt ski với "mom" Mai của Kỳ Duyên, và biểu diễn lái máy bay phản lực. Bây giờ đến lượt Mẽo hỏi, Qui he?, khi Le Clézio được Nobel.
TLS đi một đường tự nâng bi, chúng tôi đã từng viết về ông ta, ngay từ cuốn đầu tay, và đã tiên đoán được cái chuyện ông ta sẽ làm được cái gì đó. (1)
Qui he? còn là do cái gọi là tiểu thuyết mới mà ra.
(1)
Le Proces-Verbal
Taken from the TLS of January 9, 1964
John Sturrock
Both these novels, one by a Peruvian [Mario Vargas-LLosa] now working in Paris, the other by a young Anglo-Frenchman, were concerned in the final stages of the judging for the Prix Formentor last May, La Ciudad y los Perros narrowly failing to win the prize. Read together they make an encouraging comparison, for they have, happily, absolutely nothing in common except their talent, which is surely as it should be with any literary prize of this sort.
For a first novel La Cuidad y los Perros is impressively dense and sure-footed . . . . this is a very bright beginning indeed.
The same applies equally to Le Proces-Verbal, unsuccessful in the Prix Formentor but since awarded the Prix Renaudot in France. This novel, according to its author, belongs to the category of roman-jeu or roman-puzzle, a total fiction aimed at setting up reverberations in the reader's mind. Puzzle and reverberate it certainly does.
The hero comes from a long line of symbolic recluses and is called Adam Pollo. Nothing is known about him for certain; indeed his past is deliberately ambiguous—is he an army deserter or has he escaped from a psychiatric ward? These are the only two alternatives we are offered. Certain it is that he ends up in an asylum, after society has taken its revenge on him for his peculiar way of life. For Pollo lives alone on a hill, having moved uninvited into an unoccupied house, and his only human contact is with a girl called Michele, with whom he makes rather abrupt love or discusses metaphysics as they lie on a billiard table.
The novel has little rational development, but reads like a very intelligent collection of random ideas and even styles. There are some fetching typographical innovations, including words crossed out and what purports to be a page of a newspaper bound into the text at one point. It is extremely ambitious and deliberately naive by turns; there are exotic moments of a sort of Lautreamont mysticism together with careful descriptions of totally irrelevant details, like a Martini sign in the street. Adam Pollo himself suffers, if that is the right word, from an extase materialiste. and the dividing lines between himself and other organisms are correspondingly weak. At different times he identifies himself with a dog, a drowned man, even rocks.
The most hopeful of M. Le Clezio's several moods and manners is his own form of lucid lyricism, which suggests that he may one day produce something quite remarkable. Meanwhile this is an attractively playful and intelligent beginning.


J.M.G. Le Clézio : người lữ hành nhân ái (Diễn Đàn 2-1-09) –
Muốn biết về Le Clézio, phải đọc bài này của Đỗ Tuyết Khanh! Mà chỉ Đỗ Tuyết Khanh mới viết được những bài như thế này!
THD
*
Vừa vừa thôi!
Bài viết thì cũng chỉ là góp nhặt những thông tin về Le Clézio, có cái gì là của riêng của người viết đâu? Nó bổ ích, nó rất tốt, như là một tài liệu, cho những ai chưa từng đọc, chưa từng biết gì về nhà văn Tây này, vậy thôi.
Làm sao giải thích được, tại sao Le Clézio được Nobel, và trước khi đó, tay thư ký Nobel phạng cho anh Mẽo một cú, và sau đó, rũ đít ra đi, thì mới bảnh chứ! NQT
Nobel cho Mẽo hả? Còn khuya!
Nobel 2008
Qui he?

A report on the Publishers Weekly website last Friday morning suggested that, on learning of the award of the Nobel Prize for Literature to J. M. G. Le Clezio, "even the most literate of Americans must have said, qui?". Michael Coffey's comment sounds dispiriting, but it is untrue. We have the evidence. Indeed, we are the evidence. Many of the most literate of Americans have received informed comment on the novels of Le Clezio from the TIS, since publication of his debut, Le Proces-verbal, in 1963. John Sturrock described it as "an attractively playful and intelligent beginning", and suggested that Le Clezio might "one day produce something quite remarkable".
Since then, the TIS has kept literate folk up to date with Le Clezio's progress, reviewing many of this prolific writer's books, mostly in the original French. When Adrian Tahourdin provided a refresher course in April 2006, he did not omit to mention that in France "Le Clezio has a reputation that has prompted talk of a possible Nobel Prize". By contrast, Mr Coffey's report had the effect of underlining the much-derided comment of Horace Engdahl, permanent secretary of the Swedish Academy, that the United States is "too insular" in cultural matters, that it "does not participate in the big dialogue of literature" .
Le Clezio belongs to a group of French writers - Patrick Modiano and Sylvie Germain are among the others - who fell into a gulf created by the unrelenting inwardness of the nouveaux romanciers. Although the early novels were translated, readers found it difficult to keep up with his experimentation and output (Mr Tahourdin mentioned fourteen titles, in addition to the book under review, Ourania). By coincidence, Le Clezio's new novel arrived in this office two days after the prize was announced. Ritoumelle de la faim will doubtless be translated into English and eventually reviewed widely, but literate Americans will have the chance to read an account of the original before then. None need ever say "qui?" again (we suspect few did).
Giai thoại Qui est Ky ? [Kỳ là thằng nào, câu của de Gaulle] chúng ta đã từng nghe, khi Tướng Râu Kẽm tới Paris dự hòa đàm Paris. Bây giờ đến lượt Mẽo hỏi, Qui he?, khi Le Clézio được Nobel.
TLS đi một đường tự nâng bi, chúng tôi đã từng viết về ông ta, ngay từ cuốn đầu tay, và đã tiên đoán được cái chuyện ông ta sẽ làm được cái gì đó.
Qui he? còn là do cái gọi là tiểu thuyết mới mà ra.
*
Qui he?
Trên tờ Lire, số mới nhất, tháng 11, 2008, đặc biệt về Le Clézio, ông trả lời phỏng vấn: Tôi viết để cố gắng hiểu tôi là ai. "J'écris pour essayer de savoir qui je suis", câu này đặc tiểu thuyết mới: Tôi viết để hiểu tại sao tôi viết, 'thương hiệu' của nhóm.
*
Lucien Goldmann, trong bài viết "Tiểu thuyết mới và Thực tại", in trong cuốn "Xã hội học về tiểu thuyết", cho thấy, trong khi nhiều nhà phê bình, và đa số công chúng thưởng ngoạn, nhìn tiểu thuyết mới, như là những kinh nghiệm hoàn toàn có tính hình thức, hay một toan tính chạy trốn thực tại xã hội, hai tác giả đại diện chính của trào lưu này là Nathalie Sarraute và Alain Robbe- Grillet, ngược lại, đã muốn nói với chúng ta rằng, tác phẩm của họ được sản sinh từ một cố gắng - càng chân xác, càng cơ bản chừng nào hay chừng đó - nắm bắt thực tại thời đại của chúng ta. Họ là mhững tác giả hiện thực cơ bản nhất, triệt để nhất trong số những nhà văn hiện thực Pháp, nếu chúng ta quan niệm chủ nghĩa hiện thực trong văn chương là sáng tạo bằng tưởng tượng ra một thế giới mà cơ cấu của nó tương ứng với cơ cấu thiết yếu của thực tại xã hội - một xã hội mà tiểu thuyết đã được viết ra từ trong lòng của nó. Một xã hội đã cưu mang, thai nghén ra tiểu thuyết. Và đây là giả thuyết của Goldmann: Trong các dạng văn học, tiểu thuyết là dạng liên can, tức thời nhất, và trực tiếp nhất, tới cơ cấu kinh tế, theo một nghĩa hẹp nhất của từ này. Tới những cơ cấu trao đổi và sản phẩm thị trường. Thực tại thời đại chúng ta cho thấy, nếu trước đây, con người là trung tâm vũ trụ, bây giờ đồ vật trở thành "thần vật". Liên hệ người-vật ngày càng nghiêng về phía đồ vật. Thế nhất quán mang tính cơ cấu "nhân vật-đồ vật" ngày càng biến đổi cùng với sự biến mất của nhân vật nhường chỗ cho đồ vật làm chủ. Từ đó, tiểu thuyết mới mang đủ thứ tên, phản-tiểu thuyết, phản-con người, phản-văn chương...
Tiểu thuyết mới ở Việt Nam
Vào năm 1963, Le Clézio gửi bản thảo bằng đường Bưu Điện tới Gallimard, Le Procès-verbal, 'một thứ trình diện cách mà tôi nhìn cuộc đời', 'une sorte de présentation de la facon dont j'envisage la vie', và với một số người, nó làm nhớ tới, réminiscente, Kẻ Xa Lạ của Camus. Người khám phá ra thần đồng, là một tay cựu trào của nhà xb Nửa Đêm. Jean Giono và Raymond Queneau chấp nhận đỡ đầu nhà văn trẻ thần đồng 23 tuổi giành giải Goncourt, nhưng hụt, nhưng lại vớ được Renaudot, do công của Maurice Nadeau, khi ông này tán tỉnh được [convaincre] mấy ông hàn của giải này. Le Clézio nghe qua Đài ông được giải, khi ở Nice. Ông già biểu con, đi Paris liền đi. Nhưng con nhát quá, đếch dám chường mặt ra với đời [Có một nghịch lý, giữa viết và là một con người của công chúng, như sau này ông giải thích]. Ông coi cái trò xuất hiện tại Paris, bắt tay bắt chân, là nhố nhăng, snob, và coi giải thưởng thì cũng giống như một đợt sóng lớn, gặp bờ là xẹp. Ông giải thích về mình: Tôi là sản phẩm của Đệ Nhị Chiến. Hỏi, thích đọc ai, Derek Walcott, thi sĩ, Nobel văn chương, và Beckett, cũng thi sĩ, cũng Nobel văn chương, [tôi là độc giả lớn, le grand lecteur, của ông ta, nhưng là bạn đồng hành], không phải sư phụ.
*
Bạn đọc Gấu viết về Beckett, khi viết về tiểu thuyết mới, rồi đọc Le Clézio, khi ông thú tội trước bàn thở, ông là độc giả lớn của  Beckett, thì sẽ nhận ra con mắt xanh của thằng cha Gấu, và còn nhận ra, câu thần chú của Beckett: Thua. Thua nữa. Thua cho thật bảnh. Văn chương của Le Clézio, và Qui he cho thấy, đây cũng là một thứ văn chương "thua cho thật bảnh."
*
Tuy dựa vào lý thuyết Mác-xít để giải thích sự xuất hiện của trào lưu tiểu thuyết mới, như L. Goldmann đã làm, trên thực tế, ngay tại Pháp, và tại những nước Cộng Sản, trào lưu này đã không tránh khỏi những chỉ trích nặng nề là đã không có trách nhiệm (lack of commitment) với văn chương, lịch sử, với con người... "Một sự từ chối cái thực. Không thể hiện những mâu thuẫn trong xã hội tư bản. 'Trong mê cung' ('Dans le labyrinthé , của A. Robbe- Grillet) là cái quái gì nếu so với Việt Nam?" Sartre đã từng phát biểu, ông không thể đọc Robbe-Grillet trong một xứ sở kém phát triển. Câu nói của ông sau được ghi lại trong bài viết của Claude Simon, Orion aveugle, (Geneva, 1970, trang 106), trong bài nói chuyện của một thành viên tham dự một hội nghị văn chương bàn về nghĩa vụ xã hội của nhà văn, được tổ chức tại một xứ Mỹ Châu La Tinh: "Hình như đối với tôi, chúng ta hội họp ở đây để bàn về những vấn đề này (không phải những vấn đề mang tính hàn lâm), những vấn đề về sáng tạo văn chương mà những dân tộc bị áp bức chẳng có gì mắc mớ với chúng". "Nhóm" tiểu thuyết mới tại Việt Nam đã từng bị những người theo Cộng Sản, như Lữ Phương chẳng hạn, gọi là nhóm văn chương "viễn mơ".
Người xưa nói, đừng đem thành bại luận anh hùng. Trong "cõi văn chương", tất cả những tác phẩm thành công đều là những kinh nghiệm về sự thất bại. Hoặc chính là sự thất bại.
"Hết thuốc chữa, chuyện anh có mặt trên trái đất này", Hamm nói với Clov trong Tàn Cuộc, Endgame (Beckett), hay như trong Tiến lên Tàn Mạt, Worstward Ho (1) (cũng của Beckett): "Hãy thua. Thua nữa. Thua cho bảnh." ("Fail. Fail again. Fail better.") Theo ông, đó là chức năng tuyệt vọng của người nghệ sĩ hiện đại, kẻ bị kết án phải trung thành với sự thất bại.
Nhìn theo cách thế đó, tiểu thuyết mới và các tác giả của nó chính là một sự thất bại, như James Joyce, như Beckett, như Kafka... đã từng thất bại.
Ho, Ho! là thời cả thế giới hò reo trước Đỉnh Cao Chói Lọi: Ho! Ho! Worstward!

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư