"The parable of Taras Bulba"

Back Story
 
“Taras Bulba” and the tragedy of Russia and Ukraine


Literature offers a better way to think about their vexed relations
 
Culture
 
Feb 5th 2022 edition


HE IS DAUNTLESS in battle, defiant in adversity and loyal to his comrades. With his last words, he foresees the coming of an invincible tsar. Taras Bulba, hero of Nikolai Gogol’s novella of the same name, is an avowed Russian patriot. Yet something in the picture is askew. Taras wears trousers “wide as the Black Sea”; he carries the gunpowder for his Turkish pistol in a dangling horn. This ideal Russian is actually a Ukrainian Cossack. His story, and Gogol’s own, are a reminder of the nuances of identity in their tense region—and of lost possibilities in Russia’s relations with Ukraine.

 

 

Like his protagonist’s, Gogol’s politics grew more nationalistic over time. In “Dead Souls” he famously portrayed Russia as a horse-drawn troika barrelling through history. He became fanatical, went mad, and died in 1852.

Yet neither Gogol nor “Taras Bulba” quite pull off their nationalist shtick. Some critics said the writer had a “double soul”, both Russian and Ukrainian. Gogol, an outsider even in his pomp, sometimes agreed. “I myself don’t know what soul I have,” he told a friend. Some bibliophiles in Kyiv claim Mykola Hohol (the Ukrainian version of his name) as their own.

As for Taras and the Cossacks, they make pretty delinquent poster boys. Their boozing proves ruinous, and they rampage around the countryside like a barbaric mob; their grotesque anti-Semitism taints the whole story. In any case, Gogol’s emphasis on their freedom undercuts their fealty to Russia. And then there is Andriy. From a certain point of view, his fate is a timely warning of the dangers of betraying the Slavic brotherhood and turning West. But for most modern readers, and doubtless many earlier ones, Andriy’s compassion and self-determination make him a hero rather than a traitor.

Gogol’s novella, and his life, suggest a way of thinking about Russia and Ukraine rooted in the ironies and contradictions of art, rather than the deathly binaries of autocracy. The same goes for other writers buffeted around the tsarist and Soviet empires by force, opportunity or caprice. The house in which Mikhail Bulgakov lived during the Russian civil war—and where he set “The White Guard”—is a museum on Kyiv’s prettiest street. Vasily Grossman, author of the second-world-war epic “Life and Fate”, was born in Ukraine. Taras Shevchenko is revered as the father of Ukrainian literature (and was exiled to Siberia for his efforts). But he sometimes wrote in Russian and spent years in St Petersburg.

 

Together their work offers an app roach to relations in which Ukrainian and Russian identities are linked but distinct. More than that, they form an overlapping canon that transmutes a dark shared past into a golden joint inheritance. Through literature if not in politics, the entwined histories of the two countries can engender both mutual respect and a benign cultural affinity. With his tantrums and tanks, Vladimir Putin has violated not just peace and borders, but the humane bonds that art can forge. To many in the region, he has made the idea of a shared culture seem tragically improper.

Hollywood made a film of “Taras Bulba” in 1962. Compared with the original, there are more orgies and fewer pogroms. As Andriy, Tony Curtis is a suave sort of Cossack. Most importantly, they changed the ending: Taras (Yul Brynner) is triumphant and merciful, whereas in the book he is vengeful and burned alive. Read it closely, in fact, and you see that all the talk of national pride and interests is a cynical cover for his bloodlust and ambition. War, Gogol knew, can be sparked by the ego and scheming of a single man.

This article appeared in the Culture section of the print edition under the headline "The parable of Taras Bulba"

 

Chúng ta đều chui ra từ "Chiếc Áo Khoác".
(We have all come out of the folds of ‘The Overcoat’)
Phải đợi cả một thế kỷ qua đi, người đọc mới có được một bản dịch Anh ngữ đàng hoàng tác phẩm Dead Souls, "Những linh hồn chết" của Gogol. Và bây giờ, nhân vật giả tưởng Pavel Ivanovich Chichikov lại một lần nữa nhập xác, qua những thương gia, biznesmen, những nhân vật trong xã hội đen, mafia, trong giới "lãnh đạo bằng bom đạn" của Tân Nga-xô.
"Những linh hồn chết" thuật lại những chuyến phiêu lưu phi lý của Chichikov, qua khắp nước Nga để mua những tá điền, những nô lệ đã chết nhưng chủ đất chưa khai báo. Anh ta sẽ dùng danh sách đó để mượn tiền nhà nước, như thể họ vẫn còn sống. Người ta có thể tưởng tượng ra một anh chàng Chichikov tân thời, đang đi khắp nước Nga, mua những hợp đồng công nhân chưa được thanh toán, rồi dùng nó để vay tiền Ngân hàng Thế giới.
Những độc giả nước ngoài đầu tiên chỉ được biết tác phẩm như một tài liệu mang tính xã hội của một nước Nga đầu thế kỷ 19. Tới năm 1942, một thế kỷ sau khi tác phẩm lần thứ nhất được xuất bản, với bản dịch của Bernard Guilbert Guerney, khi đó những độc giả Anh ngữ mới nhận ra đầy đủ tầm vóc của Gogol, về tính châm biếm, satire, trò chơi đùa với ngôn ngữ, và sự bịa đặt đầy chất mộng mị của ông.
Nabokov, trong một bài viết từ năm 1944, cho rằng Dead Souls liên quan tới từ "poshlost" của tiếng Nga, một từ gần như không thể dịch được, đại khái có thể hiểu như là "quan trọng giả, đẹp giả, thông minh giả", và như vậy, đây là một cuốn tiểu thuyết ít nói về nước Nga, mà là về sự ruỗng nát của nhân tính. Cũng trong bài biết, ông vứt bỏ mọi bản dịch, chỉ giữ lại bản của Guerney (chủ nhân một tiệm sách ở New York, một người viết tiểu thuyết, chết năm 1979).
Nicolai V. Gogol (1809-52), ngoài Dead Souls còn một số tác phẩm khác nữa, nhưng đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, và chỉ có một nửa tác phẩm được hoàn tất, nửa sau là những đoạn rời. Qua giai thoại, ông viết từ một gợi ý của Turgenev. Viết được một, hai trăm trang, ông đọc cho bạn nghe. Turgenev nói gần như mếu: Không ngờ dân Nga khổ đến như vầy sao! Gogol biết như vậy là hỏng, viết lại từ đầu. Ông dự kiến, đây là tập thứ nhất của một tác phẩm bộ ba đầy tham vọng: Tất cả nước Nga sẽ xuất hiện ở trong đó, ông hứa hẹn. Trong thập niên cuối đời, ám ảnh này lôi ông vào khuynh hướng thần bí mang chất tôn giáo, khi ông cố chiến đấu trong việc ghi lại sự sa đọa và cứu rỗi của Chichikov. Trước khi chết, Gogol đốt toàn bộ bản thảo. Nhưng với một số nhà phê bình, tất cả năng lực sáng tạo, Gogol đã dồn hết vào phần đầu. Tác phẩm hoàn tất từ chỗ dang dở đó. Và "Những linh hồn chết" là một đại tác phẩm.
Chúng ta đều chui ra từ "Chiếc Áo Khoác".
(We have all come out of the folds of ‘The Overcoat’)
Nhận xét của Dostoyevsky cho thấy, Gogol đã mở ra cả một mùa văn chương Nga thế kỷ 19.
Nhưng Chiếc Áo Khoác (1842), cái gì vậy cà?
Đây là câu chuyện một viên thư ký và chiếc áo khoác của anh. Người tốt vì lụa, lúa tốt vì phân, đời anh thay đổi hoàn toàn, sau khi vận may mỉm cười với anh, và anh sắm được cái áo khoác. Anh chết vì đau tim, sau khi bị trộm lấy mất chiếc áo, nhưng hồn ma sau đó trở về đòi hỏi công lý. Câu chuyện trên đã ảnh hưởng tới sự phát triển thể loại truyện ngắn Nga thế kỷ 19 sau đó: thực và ảo trộn trạo, rồi thăng hoa, qua tài làm bếp khéo của nhà văn. "Con Cá Sấu" (1865) của Dostoyevsky, là từ Chiếc Áo Khoác mà ra; đây là câu chuyện một công chức bị cá sấu nuốt, khi ở trong bụng con quái vật, anh vẫn tiếp tục phát triển những qui luật về kinh tế!
Ý nghĩa và ảnh hưởng của Chiếc Áo Khoác không đơn giản, Chúng cứ thay đổi theo thời gian. Khi mới xuất hiện, nhà phê bình nổi tiếng của Nga là Belinsky và một số người khác đã coi đây là tiếng khóc cầu mong lòng nhân ái, của những kẻ bị đọa đầy. Ngay Gogol hình như cũng chấp nhận một lối giải thích như vậy, khi viết về cái chết của nhân vật của mình:
"Vậy là tiêu trầm, biến vào hư không, cái con người mà chẳng ai nghĩ đến chuyện che chở; cái con người chẳng ai thèm, chẳng ai quan tâm dù chỉ một tí một tẹo…; cái con người cứ chịu đựng hoài hoài những sự chế giễu của đồng nghiệp mà chẳng bao giờ phản ứng, cái con người cho tới khi đặt mình vào trong nấm mồ của mình, chẳng hề để lại cho đời bất cứ một trò huênh hoang bắng nhắng nào…"
Theo Richard Moore, trên tờ Partisan Review, Fall 2000, nếu áp dụng nhận xét của chính tác giả về tác phẩm của mình, nó lúc đúng lúc không. Đây là một nhận định theo kiểu "đồng ca" (a choral statement), giống như ở cuối bi kịch của Sophocles. Nó đề nghị một cái nhìn khả hữu, về những biến diễn của câu chuyện; nó bảo chúng ta, "người đời thường nghĩ như vậy đó"… Nếu chúng ta bỏ qua cụm từ "không phản ứng" (without protesting), đoạn văn trên đúng với tiếng khóc của Akaky, ở đầu câu chuyện, khi năn nỉ đồng nghiệp: "Hãy để cho tôi yên thân, tại sao hành hạ tôi làm chi thật tội nghiệp". Nhưng tiếng khóc đạt hết sức mạnh qua những tương phản của nó với sự cường điệu tiếu lâm và sự phi lý vây quanh nó. Ngay cái tên của nhân vật, Akaky Akakievitch – có thể dịch là "Cứt, đồ cứt đái", hay theo cách nói của con nít Nga, "Doo-doo, son of Doo-doo" – và nhiều chi tiết khác cho thấy anh ta như là một biếm họa gớm ghiếc, thô tục. Và ngay như đoạn văn trên xác nhận, anh ta chẳng đáng quan tâm, không bằng một con ruồi (a housefly). Ai tỏ ra nhân ái với bầy ruồi?
Nhưng coi Akaky như một thứ sâu bọ cũng chẳng nói lên được một điều gì. Đây chính là quan điểm của đám đồng nghiệp nông cạn của anh, bọn họ cũng chui ra từ thế giới mộng ảo trống rỗng của thành phố Petersburg. Chẳng có cách nhìn nào đúng với điều gọi là nỗi đam mê chính (the central passion), về một cõi người ta của Akaky:
"Thật khó mà kiếm ra được một người, ở bất cứ đâu, một người chỉ sống cho công việc của mình. Nói anh ta hăm hở làm lụng là chưa đi tới đâu, phải nói là anh ta làm việc "với tình yêu". Trọn thế giới mừng vui và cứ thế mà thay đổi, của riêng anh. Người ta có thể nhìn thấy nỗi vui này ở trên mặt anh ta. (Viết) một vài lá thư là cái thú tuyệt vời của anh. Anh như nhẩy cẫng lên, cười nhè nhẹ với chính mình, uốn éo ngòi viết theo cặp môi, và người ta có thể đoán ra được, anh ta đang viết con chữ nào….".
Anh ta bê luôn cái sở của mình về nhà để chép lại! Anh chép lại đủ thứ khác nữa, "chỉ để vui với mình mà thôi" (for his own personal pleasure). Công việc và lạc thú là một; không có cái gọi là "làm lụng" đối với anh. Đời là một cuộc chơi, y chang Adam trước khi bị tống ra khỏi Vuờn Địa Đàng. Akaky sống trong cõi được gọi là Cõi Phúc (the blessedness). Chép lại (copying) cuộc đời, đâu cần chi nữa, ngoài "cõi phúc" đó ra? Chỉ khi mà chú ngựa dí cái mũi, phả hơi thở nóng hổi vào mặt Akaky, tới lúc đó anh mới nhận ra là mình đang ở giữa mặt lộ, chứ không phải ở giữa một câu văn!
Câu văn và đường phố, nghệ thuật và đời sống: Phải chăng việc chép lại của Akaky "tượng trưng" cho nghệ thuật của Gogol?
Đoạn văn trích dẫn nêu trên đề nghị như vậy. Gogol là một đại sư "bắt chước", một tay trình diễn tuyệt vời, chính nghệ thuật của mình. Chép lại chính mình, niềm háo hức, cơn đòi hỏi, (ngứa quá, không viết không chịu được?): chính cái trò chơi con nít này, nói theo Aristotle, là sức mạnh sỏ mũi trí tưởng tượng của Gogol, kéo ông đi ở trong cái mê cung chẳng cần biết khi nào thoát ra được (họa chăng là cái chết, nhưng chết rồi, đệ tử – hay nhân loại thì cũng rứa – lại tiếp tục trò chơi của ông). Chính cái trò bắt chước, chép lại này mới đáng quan tâm, mặc xác ba chuyện đại sự, nào là món nợ trí thức, nào là phải dấn thân, phải có trách nhiệm đối với xã hội…. Chính những người đồng thời đã từng trách móc Gogol thiếu những quan tâm xã hội, thiếu những thông điệp hướng thượng (positive messages). Bản thân ông cũng bị bối rối, tại sao mình lại "đổ đốn" như thế cơ chứ? (he himself was evidently troubled by these failings). Thấy cái gì cũng cứ cho vào miệng, cứ bắt chước người khác như một con khỉ, hiển nhiên đây là một tình trạng "chậm phát triển"! Ôi chao, vậy mà Vladimir Nabokov chỉ mới đây thôi, đã hết mình ca ngợi tác giả, khi cho thấy sự tương tự giữa bắt chước (mimicry) và chép lại (copying) đã đóng một vai trò quan trọng làm cho câu chuyện trở nên đa mầu đa dạng.
Nhưng thật hiển nhiên, chính nỗi mê cuồng, yêu ơi là yêu: chép lại cuộc đời, của nhân vật chính, đã phản lại nhận xét "màn đồng ca" mà chúng ta đã nói tới ở đầu câu chuyện.
Trong những chú giải về Sự Sa Ngã của Con Người, có một, theo đó, Cõi Phúc của Adam bị huỷ diệt, không phải bởi vì Adam vi phạm lệnh của Thượng Đế (God), nhưng là do anh mê đắm Eve, mê đuối tuyệt phẩm sáng tạo là một toà thiên nhiên như thế đó! Cũng vậy, cõi phúc của Akaky đã bị huỷ diệt, vì sự xuất hiện của chiếc áo khoác:
"Vậy là tiêu trầm, biến vào hư không…. chẳng để lại một trò huênh hoang bắng nhắng nào, đối con người đó, [một ngày đẹp trời kia], một người khách hào hoa trong bộ dạng chiếc áo khoác bất thình lình xuất hiện, làm cuộc đời khốn khổ của anh sáng lên, chỉ một giây phút phù du; [rồi sau đó] là tai ương giáng lên đầu…", vẫn Gogol, khi viết về cái chết của nhân vật của mình. Chính "người khách hào hoa… làm sáng ngời dù chỉ đôi phút phù du", cái áo khoác, và Akaky "hệ lụy" vào nó (his attachment to it) đã xóa sạch cõi phúc của anh: một khi "đời thực" xuất hiện, đâu ai còn nghĩ đến "chép lại" làm chi nữa?
Gogol rất sợ đàn bà. Nỗi sợ này có thể nhận ra, qua một số tác phẩm của ông, thí dụ như trong "Nhật ký của một người Đàn ông Khùng", hay "Ivan Fyodorovitch Shponka và Bà Cô của anh". Như vậy, phải chăng "người khách hào hoa trong bộ dạng chiếc áo khoác" chính là nàng Eve của Akaky?
Sau đây là câu trả lời dõng dạc (loud and clear), của chính tác giả:
"Anh ta tự huấn nhục mình bằng cách nhịn ăn, bụng rỗng bò lên giuờng, dỗ cái đói bằng giấc ngủ. Bởi vì sự nuôi dưỡng của anh mang tính "tâm linh" (spiritual). Suy nghĩ, tư tưởng của anh thì luôn luôn tràn đầy: rằng một ngày đẹp trời, chiếc áo khoác sẽ là của anh. Kể từ lúc đó, trọn cuộc đời anh có vẻ giầu có hơn lên, như thể anh ta có vợ, có một con người ở kế bên anh. Như thể anh hết còn trơ trọi, mà có một bạn đường cùng đan dệt cuộc đời với anh; và người bạn đường này, đâu ai khác, mà chính là cái áo khoác độn len dầy, lụa mềm, thứ hảo hạng; mặc một đời chưa chắc đã mòn."
Nabokov ghi nhận, cái áo khoác giống như một cô bồ (a mistress); từ này quá yếu, chưa đủ mạnh để nói hết "thâm ý" của Gogol, theo tác giả bài viết trên Partisan Review.
Nhưng nếu Eve là nguồn cơn nỗi bất hạnh, và sự huỷ diệt của Adam (của chúng ta, những hậu duệ của "Chàng"), như vậy có thể không phải Thượng Đế, mà chính Quỉ Sứ đã sáng tạo ra "Nàng"!
Sau sự sáng tạo ra Nàng, là Sự Mê Hoặc, Niềm Cám Rỗ, chính nó! Akaky được mời tham dự những buổi dạ tiệc. Điều này có nghĩa, cánh cửa mở ra cho Chàng, bước vào thế giới không thực của thành phố Petersburg; thế là chấm dứt sự giản dị, nghèo đói, niềm dâng hiến hết đời mình cho (nghệ thuật) bắt chước, chép lại. Như Gogol tiếc nuối giùm cho nhân vật của mình, trước đó:
" [Chuyện đi dự tiệc là chẳng bao giờ xẩy ra đối với anh]. Chẳng ai có thể nhớ được, rằng anh ta đã từng đi dự dạ tiệc. Sau khi đã chép lại, với sự hài lòng của trái tim mình, anh ta lên giuờng ngủ, mỉm cười mơ tới ngày hôm sau, Thượng Đế lại ban cho mình một điều gì đó để chép lại".
Nhưng bây giờ, mọi chuyện đã thay đổi, và Akaky suy nghĩ, rằng đi dạ tiệc là một cơ hội chưng diện chiếc áo khoác, cứ tối nào cũng được như vậy thì thích quá nhỉ!
Độc giả có thể tự hỏi: Phải chăng chính tên trộm kia, là…. Thiên Thần, hay đích thị… Thượng Đế?
Chiếc Áo Khoác, The Overcoat, còn có tên là Shinel, hay The Cloak, đã được quay thành phim, thời kỳ còn phim câm (1926), và sau đó (1959), tại Liên Xô, do đạo diễn Aleksey Batalov; tài tử Roland Bykov trong vai Akakiy (hay Akaky) Akaiyevich (theo Encarta Encyclopedia, 2000).
Nicolai V. Gogol (1809-52), hầu như sống trọn thời gian từ 1826 tới 1848, tại Rome. Tại đây, ông đã sáng tác Những Linh Hồn Chết (1842), tác phẩm được coi là một trong những cuốn tiểu thuyết tuyệt vời nhất của văn chương thế giới, tương tự như Don Quixote của nhà văn người Tây Ban Nha, Miguel de Cervantes.
*
Nói thêm về Gogol
Trong bài viết, "Chúng ta đều chui ra từ Chiếc Áo Khoác", tôi đã sai lầm một chi tiết, khi cho rằng, qua giai thoại, Gogol viết "Những Linh Hồn Chết" từ một gợi ý của bạn mình là Ivan Turgenev. Thật ra là từ Alexander Pushkin.
Ngoại trừ "Những Linh Hồn Chết", coi như hoàn tất vào năm 1842 (coi như, bởi vì chỉ có phần đầu hoàn tất, phần sau là những mẩu đoạn), tất cả những tuyệt tác của Gogol được viết trong thời gian từ 1831 tới 1835; năm năm nở ra những tác phẩm như "Những buổi tối tại một trang trại gần Dikanka" (1831), bốn truyện vừa về Petersburg, "Tarass Boulba"… Sau 1835, ông cứ trở đi trở lại, sửa tới sửa lui, và mười năm sau cùng của cuộc đời ông, từ 1842 trở đi, là dùng vào việc huỷ diệt chúng, và cũng ba lần lại bắt đầu, và rồi lại đốt bỏ, bản thảo phần hai "Những Linh Hồn Chết". Cơn điên khùng của nhân vật Tchartkov, trong "Chân Dung" - đốt những tác phẩm nghệ thuật (sự thực là của người khác) - có lẽ đã ứng vào Gogol. Với ông, tác phẩm khi đã hoàn tất, trở nên đáng ghét.
Khởi đầu là ngọn lửa thiêu huỷ, và chấm dứt, cũng bằng nó: Gogol rời vùng đất quê hương, Ukraine, với hy vọng sẽ khởi nghiệp văn tại thành phố lớn, St Petersburg. Bỏ tiền túi ra in tác phẩm đầu tay, "Hans Kuchelgarten" (1829), nhưng nó là một thất bại hoàn toàn, thế là tác giả của nó lóc cóc đi thu gom, ném vào ngọn lửa tất cả những ấn bản ông vớ được.
"Tôi bịa đặt ra, cho chính tôi, những nhân vật với những tính tình gây cười, tôi đẩy họ vào những hoàn cảnh rất ư lố bịch, chẳng thèm đưa ra một nguyên do, một mục đích, hay một lợi ích cho một kẻ nào," Gogol viết, trong "Lời thú nhận của nhà văn". Ông ít để ý đến đề tài, càng ít để ý tới một mục đích (finalité) tác phẩm, và thường nhờ bạn là Pouchkine, gà cho một đề tài. Đề tài "Le Révizor" (1836) cũng từ Pouchkine. Đây là một hài kịch gây chấn động khán thính giả, ngay lần trình diễn đầu tiên, với sự hiện diện của Nga Hoàng Nicolas Đệ Nhất; chính ông đã ra lệnh dàn dựng, vì vậy mà thoát khỏi kiểm duyệt.
Nhà thơ Pouchkine kể cho Gogol nghe, câu chuyện một ký giả, trong lần du ngoạn ở Bessarabie, đã bị lầm là một thẩm tra viên nhà nước (Révizor). Từ mẩu chuyện trên, Gogol sáng tạo ra nhân vật Khlestiakov, một viên chức trẻ ở Petersburg, đi du ngoạn vùng quê, và cạn túi vì cờ bạc. Ghé một tỉnh nhỏ, đúng lúc có văn thư nhà nước cho biết, sẽ có một thẩm tra viên tới đây, thế là quan lớn quan bé, thân hào nhân sĩ xì xầm, đúng anh ta rồi, cái anh chàng trẻ tuổi vừa ghé quán ăn đầu tỉnh, chẳng thèm trả tiền trọ…
"Chiếc Áo Khoác" (1842), được viết trễ nhất, trong số những truyện vừa (nouvelle) về thành phố Petersburg. Khởi thảo năm 1839 tại Moscow, với nhan đề "Câu chuyện một người công chức ăn cắp những chiếc áo khoác", được viết lại ở Rome, thời gian 1839-41, gợi hứng từ một mẩu chuyện (anecdote) nghe được vào thời gian giữa 1832 và 1835: một viên chức dành dụm tiền bạc, mua được một cây súng săn, làm mất nó ngay lần đầu ra quân, ngã bịnh vì tiếc của, và được bạn bè hùn tiền mua cho một cây súng khác. Nhan đề chiếc áo khoác, là từ tiếng Nga "chiniel" (từ tiếng Pháp "chenille"), dùng để chỉ một chiếc áo khoác bằng lông, mặc phủ lên bộ đồng phục. Từ này giống cái, và hàm ý nhục dục, (do đó Gustave Aucouturier đã "dám" đưa ra đề nghị, nên dịch ra tiếng Pháp là "cái áo mưa", "la capote"; xin xem ghi chú về Gogol, trong "Toàn bộ tác phẩm", nhà xuất bản Gallimard, tủ sách Pléiade, 1966, trang 529).
Nabokov cũng bị ảnh hưởng Gogol, trong "Nhạt Lửa" ("Feu Pâle", 1962), câu chuyện một gã khùng cứ nghĩ mình là vua. Trong một tiểu luận về Gogol (1944), dành cho những độc giả không chuyên, không rành tiếng Nga, Nabokov đã đưa ra một Gogol với một tầm nhìn lớn, nhưng luôn bám vàøo chi tiết. Ông nhấn mạnh tới tính mỹ học nội tại của bản văn, theo đó, nghệ phẩm không phải là phát ngôn viên của tác giả: nó muốn là chính nó, sáng tạo ra thực tại cho chính nó. Ông viết:
"Chiếc Áo Khoác" của Gogol là một cơn ác mộng tối tăm và thô kệch đã chọc những lỗ thủng đen ngòm vào dòng đời chẳng có chi là rõ ràng. Một độc giả phiến diện sẽ chỉ coi đây là một câu chuyện của một tên hề quá lố. Một độc giả "nghiêm túc", coi đây là một tố cáo chế độ thư lại ghê tởm của nước Nga. Nhưng đây là một tác phẩm không dành cho bất cứ độc giả nào không biết cười, không thèm đến phát điên, một tác phẩm làm cho mình "đau đầu". Hãy tóm lấy một độc giả có đầu óc sáng tạo: đây là một câu chuyện dành cho anh ta. Và với độc giả này, Gogol chính là một kỳ tài, về phi lý. Ở đây, là nghệ thuật chống lại cái thực, là hiện thực huyền ảo, là thế giới được tái dựng lại…
NQT

 


Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư

Raymond Chandler by Oates