Vanity Fair's Writers on Writers


Nhà văn viết về nhà văn. 
 
Brodsky viết về Auden. Bài này, chỉ là 1 phần, của tiểu luận "Để làm hài lòng 1 cái bóng". Khúc mở ra mới phách lối làm sao:
 
W. H. AUDEN 
 
A PASSION OF POETS
by Joseph Brodsky 
 
OCTOBER 1983
"Time . . . worships language and forgives
Everyone by whom it lives. . ."
-W. H. AUDEN 
 
When a writer resorts to a language other than his mother tongue, he does so either out of necessity, like Conrad, or because of burning ambition, like Nabokov, or for the sake of greater estrangement, like Beckett. Belonging to a different league, in the summer of 1977, in New York, after living in this country for five years, I purchased in a small typewriter shop on Sixth Avenue a portable "Lettera 22" and set out to write (essays, translations, occasionally a poem) in English for a reason that had very little to do with the above. My sole purpose then, as it is now, was to find myself in closer proximity to the man whom I considered the greatest mind of the twentieth century: Wystan Auden. 
 
 Khi nhà văn viết, bằng 1 thứ tiếng không phải tiếng mẹ đẻ, người đó làm như vậy, thì là do cần thiết, như Conrad, hay, vì một tham vọng nóng bỏng, như Nabokov, hay, thèm 1 thứ gì ghẻ lạnh hơn, như Beckett.
Không thưộc băng đảng này, vào mùa hè năm 1977, ở Nữu Ước, sau khi sống ở Mẽo 5 năm, một bữa, tôi buồn buồn mua 1 cái máy chữ nhỏ, và khởi sự viết, bằng tiếng Anh, chỉ với mục đích độc nhất, để cảm thấy mình gần gụi với người mà tôi nghĩ, cái đầu vĩ đại nhất của thế kỷ 20: Wystan Auden
 
 
 
 
 
Tuy nhiên, khúc tuyệt nhất, kể chuyện Brodsky khám phá ra cõi thơ của Audem khi đi tù - lưu đầy nội xứ tại 1 làng, thuộc 1 nông trường tập thể ở Biển Bắc, cùng lúc khám phá ra cõi thơ của ông sau này, từ hai đoạn thơ của Auden.
Nó làm Gấu nhớ thời gian đi tù Đỗ Hải, hành lý mang theo là vài bản nhạc sến, và khám phá ra linh hồn của văn học Ngụy, ở trong đó, và cùng lúc, nhìn ra cõi thơ tù của TTT, và buổi liên hoan trong trại, khi đám tù Nguỵ ăn mừng bài thơ gửi vợ của TTT được 1 nhạc sĩ cũng ở tù phổ nhạc. Về chi tiết vụ này, nhớ đã có post trên Tin Văn và fb. 
 
WOLE SOYINKA
 
THE LITERARY LION
By Nadine Gordimer
JULY 2007
 
Albert Camus wrote, "One either serves the whole of man or one does not serve him at all. And if man needs bread and justice, and if what has to be done must be done to serve this need, he also needs pure beauty which is the bread of his heart," and so Camus called for "courage in one's life and talent in one's work." Wole Soyinka. This great Nigerian writer has in his writings and in the conduct of his life served the whole of humankind. He endured imprisonment in his dedication to the fight for bread and justice, and his works attain the pure beauty of imaginative power that fulfills that other hungry need, of the spirit. He has "courage in his life and talent in his work." In Soyinka's fearless searching of human values, which are the deep integument of even our most lyrical poetry, prose, and whatever modes of written-word-created expression we devise, he never takes the easy way, never shirks the lifetime commitment to write as well as he can. In every new work he zestfully masters the challenge that without writing as well as we can, without using the infinite and unique possibilities of the written word, we shall not deserve the great responsibility of our talent, the manifold sensibilities of the lives of our people which cannot be captured in flipped images and can't be heard in the hullabaloo of mobile-phone chatter. Bread, justice, and the bread of the heart-which is the beauty of literature, the written word-Wole Soyinka fulfills all these.
 
Vanity Fair's Writers on Writers
 
 
"One either serves the whole of man or one does not serve him at all. And if man needs bread and justice, and if what has to be done must be done to serve this need, he also needs pure beauty which is the bread of his heart," and so Camus called for "courage in one's life and talent in one's work."
 
 
Hoặc là mi phục vụ, trọn con người, hoặc là mi vờ nó, cái gọi là trọn con người.
Và nếu con người cần bánh mì, và công lý, và nếu hai cái cần này của nó được thoả mãn, thì nó còn cần cái đẹp tinh khiết, là bánh mì của trái tim của nó, và thế là Camus bèn la lớn, "bớ người ta", hãy "can đảm trong cuộc đời và tài năng trong cuộc viết".
Cái gọi là can đảm của đàn ông Mít, bị cuộc chiến Mít làm thịt sạch.
Đéo có tí can đảm, là đéo viết được.
Tinh anh Ngụy, chết vì mảnh bằng, là vì vậy.
 
Sau cuộc chiến, xứ Mít không còn cái gọi là chất đực, la virilité, nữa.
Và thiếu nó, "em biết tay anh chưa ?", như 1 nhân vật của TTT phán, làm sao viết... "tỉu thiết"? (2)
 
(2)
 
 
 
Tiểu thuyết, theo Lukacs, là hình thức văn chương chính, la principale forme littéraire, của một thế giới trong đó, con người cảm thấy không ở nhà của mình, mà cũng không hoàn toàn xa lạ. Chỉ có tiểu thuyết, khi có sự đối nghịch cơ bản giữa con người và thế giới, giữa cá nhân và xã hội. Hùng ca diễn tả sự tràn đầy của linh hồn và của thế giới, của bên trong và bên ngoài, đó là một vũ trụ mà những câu trả lời đã có sẵn, trước khi những câu hỏi được đặt ra, một vũ trụ có hiểm nguy, nhưng không có hăm dọa, có bóng râm nhưng không có tối mù... Dùng một hình ảnh của ông, giữa văn chương của tuổi thơ và của thời trai trẻ (hùng ca) và văn chương của ý thức và của cái chết (bi kịch), tiểu thuyết chính là thể loại văn chương của sự trưởng thành hùng tính (Le roman est la forme de la maturité virile).

 


Lưu vong và tiểu thuyết 

Tiểu thuyết là để diễn tả về cõi không nhà siêu việt
(The form of the novel is, like no other one, an expression of transcendental homelessness)
G. Lukacs, Lý thuyết về Tiểu thuyết. 

Hai lý thuyết về tiểu thuyết "dễ cảm nhận nhất" của thế kỷ chúng ta, một của Lukacs, một của Bakhtin, đều chất chứa những cảm quan về tình trạng vô gia cư, vô địa táng. 

Với Lukacs: Hình thức tiểu thuyết, không như bất cứ một hình thức nào khác, là để diễn tả tính vô gia cư siêu việt. Nó là thể dạng thứ ba trong lịch sử văn chương Âu châu, sau hùng ca (epic), và bi kịch (drama, tragédie). Nó "cưu mang" (embody) cơn khủng hoảng cảm tính của Âu-châu. Cuộc Cách mạng Pháp và thời đại Nã Phá Luân cho thấy, những thường nhân - cuộc sống vốn chỉ quẩn quanh xó nhà, hoặc ở bên ngoài lịch sử - nhận ra một điều: họ có mắc míu tới lịch sử, hay ngược lại. Đây là những đòi hỏi mang tính "toàn trị" (totalitarian claims) đưa đến chủ nghĩa Marxism. (Bởi vậy, thật không có gì là cường điệu khi nói, chủ nghĩa Cộng sản là con đẻ của Cách mạng Pháp: lịch sử là "của chúng ta" chứ không dành riêng cho đám nhà nghề, hoặc giai cấp ở trên. Điều này giải thích tại sao cuộc cách mạng vô sản lại bắt đầu ở Nga, mà không ở một nước nào khác: giai cấp quí tộc Nga vẫn coi tiếng Pháp mới là thứ tiếng "đáng nói" nhất. Paris luôn luôn là thiên đàng của đám trí thức Nga, Cộng-sản hay không Cộng-sản. Nó cũng giải thích những mắc míu kéo dài tới tận bây giờ giữa những người Cộng-sản, chủ nhân mới của đất nước Việt Nam, và "ông thầy cũ" là nước Pháp.)

Không giống như những đạo quân "tiền nhiệm" của thế kỷ 18, vó ngựa viễn chinh của quân đội Nã Phá Luân mang theo thông điệp, suốt Âu-châu: ý thức chính trị của cuộc sống hàng ngày, của những con người bình thường. Lịch sử không còn là những thư khố, những ông hoàng. Tiểu thuyết của Scott đã manh nha sự thay đổi, với một cách nhìn mới mẻ về sức nặng và sự đa dạng của sự kiện lịch sử. Lukacs là người đầu tiên chỉ ra điều này.

Ông là người Hungary, lớn lên tại thủ đô Budapest (Từ điển bách khoa toàn thư Cassell: Lukács Georg 1885-1971, triết gia Hungary, một trong những sáng lập viên của chủ nghĩa Marx 'Tây-phương' hay "Hegelian', một dòng triết chống lại với chủ nghĩa Marx của khối CS chính thức). Kinh nghiệm "không có nhà" của ông là do thời gian lưu vong tại Áo, Đức, và Liên-bang Xô-viết, hai thời kỳ bị rẻ rúng, "nghỉ chơi với mi", bên trong Đảng CS Hung, rồi bị đầy đi Romania sau cuộc Cách Mạng Hung vào năm 1956. Ông gia nhập Đảng CS là vì muốn "vượt" "ý thức không nhà siêu việt": giấc mơ thiên đường CS mới "hoành tráng" làm sao đối với ông! 

Trong Lý thuyết về Tiểu thuyết (1916), lưu vong có nghĩa: trục xuất ra khỏi Hy Lạp cổ. Theo chân Hegel, Lukacs tin rằng thế giới Hy Lạp trở thành ngạt thở đối với những thời đại tiếp theo sau nó. Đây là một thế giới khép kín. Chúng ta không thể thở được nữa trong một thế giới khép kín. Hùng ca Homer do đó mở đường cho tiểu thuyết. Tiểu thuyết: hùng ca của một thế giới bị thần thánh bỏ rơi. Nói một cách khác, tiểu thuyết bắt đầu cùng với cái chết của thượng đế. Tiểu thuyết bắt đầu cùng với giấc mơ của con người: tìm lại tính siêu việt đã mất. Những xã hội nặng chất tôn giáo không phải là môi trường thuận lợi của giả tưởng, là vậy. Don Quixote (của Cervantes) cho thấy một điều: thần Ky-tô đã tự ý vắng mặt, ra khỏi thế giới, và những cá nhân con người bắt đầu tìm kiếm ý nghĩa và bản chất, và chỉ có thể tìm thấy, trong cái linh hồn "vô gia cư vô địa táng" của họ. 

Tiểu thuyết, theo Lukacs, là hình thức văn chương chính, la principale forme littéraire, của một thế giới trong đó, con người cảm thấy không ở nhà của mình, mà cũng không hoàn toàn xa lạ. Chỉ có tiểu thuyết, khi có sự đối nghịch cơ bản giữa con người và thế giới, giữa cá nhân và xã hội. Hùng ca diễn tả sự tràn đầy của linh hồn và của thế giới, của bên trong và bên ngoài, đó là một vũ trụ mà những câu trả lời đã có sẵn, trước khi những câu hỏi được đặt ra, một vũ trụ có hiểm nguy, nhưng không có hăm dọa, có bóng râm nhưng không có tối mù... Dùng một hình ảnh của ông, giữa văn chương của tuổi thơ và của thời trai trẻ (hùng ca) và văn chương của ý thức và của cái chết (bi kịch), tiểu thuyết chính là thể loại văn chương của sự trưởng thành hùng tính (Le roman est la forme de la maturité virile). 

Vẫn theo ông, không một nhà văn nào có thể tạo nên một tác phẩm có giá trị, nếu đặt để trong đó, những câu hỏi, những vấn đề mà chính anh ta đã vượt qua. Bởi vậy, nhân vật chính ở trong tiểu thuyết là một kẻ vấn nạn (un être problématique), một tên khùng, hay một tội phạm, bởi vì anh ta luôn tìm kiếm những giá trị tuyệt đối mà chẳng hề biết; sống hết mình với chúng, chính vì vậy mà không thể tới gần. Một cuộc tìm luôn luôn tiến mà chẳng tới, một chuyển động mà Lukacs định nghĩa bằng công thức: "Con đường tận cùng, cuộc hành trình bắt đầu" (Le chemin est fini, le voyage est commencé). 

NQT

 

 

 

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư