Ai Điếu Mắc Kên

 

 

https://www.economist.com/obituary/2018/08/30/obituary-john-mccain

 

RIP


The navy pilot, senator and presidential candidate, died on August 25th, aged 81

Aug 26th 2018

Ai Điếu Mắc Ken

Cơ thể ông ta, dù 1 tí, 1 mảnh, đều sang sảng phán, tao chịu đựng.

Cái kiểu bước nhanh nhảu, hơi lắc lư, hai tay cứng ngắc, đôi vai khít, cái cười chặt chẽ, tất cả đều mang dấu ấn VC, Bắc Kít. Tay ngay đơ, 1 phần còn là do cú gẫy, khi máy bay bị bắn rớt, rồi sau đó bị VC trói, ngày lại ngày, trong nhà tù Hoả Lò. Được thả sau 5 năm rưỡi mà trong suốt thời gian đó, là tra tấn, và nhốt riêng, ông không làm sao giơ cánh tay lên cao, để chải tóc.
Tóc của ông thì cũng vậy, nước tù đầy biến thành trắng, dù khi ông ở quãng tuổi 30.
Hai đầu gối cũng có vấn đề. Nhưng không vì thế mà ông không thường xuyên đi lại giữa Grand Canyon và những ngọn đồi vùng sa mạc vùng Arizona, mảnh đất tuyệt vời mà ông là người đại diện tại Quốc Hội Mẽo hơn 30 năm

Xứ Bắc Kít của VC đã định nghĩa, nghiệp của ông, nghiệp, career, ở đây còn có nghĩa là nghiệp, theo nghĩa của chính chúng, tức là 1 cái gì không thể tránh được: Việt Nam mang đến cho ông khoảng đời đẹp nhất, khi ông từ chối được thả sớm, và tuyệt vời thay, nhờ thế, ông có được cái cảm quan nghiêm trọng về 1 trách nhiệm, một mục đích, được chia sẻ - được làm người, thì cứ gọi đại như thế - lớn hơn cả chính ông. 

John McCain and the Lost Art of Decency

John McCain và Nghệ Thuật Đã Mất của Đạo Hạnh & Tao Nhã & Tương Kính...

In decades of covering politics, I’ve encountered no one else with McCain’s unflinching combination of bracing candor, impossibly high standards, and rueful self-recrimination.

[Tạm dịch: Trong những thập niên theo dõi, báo cáo chính trường, tôi chưa từng gặp 1 người nào như McCain; với ông, là 1 sự kết hợp cứng cỏi, của một tấm lòng bộc trực, những chuẩn mực bực cao bất khả, và 1 sự nhún mình trong khi cần chống trả]

https://www.theatlantic.com/…/the-tao-of-john-mccain/568576/

When his North Vietnamese captors demanded the names of his flight squadron, McCain recited the names of the Green Bay Packers offensive line, knowing that the false information would suffice (for the moment) to end their abuse. “There’s no bar fight he will walk away from,” his onetime political strategist John Weaver once told me.

To the last, it’s that fighting spirit that defines McCain. Nearly alone among his Republican Senate colleagues, he stood up to Donald Trump, depriving the president of a deciding vote on the repeal of Obamacare, and repeatedly rebuking him in no uncertain terms when he felt like it, memorably declaring that the president had “abased himself” in front of Vladimir Putin, a “tyrant.”

Sến viết về Mắc Kên & Nguyễn Tuân 

Chữ nghĩa một thời: Thằng Kên và cán binh Tuân

By Phạm Thị Hoài -
September 6, 2018

http://baotreonline.com/chu-nghia-mot-thoi-thang-ken-va-can-binh-tuan/

Khi Thượng Nghị sĩ John McCain qua đời, có hai văn bản được những người Việt quan tâm đem ra đọc lại. Một, tùy bút “Đèn điện phố phường Hà Nội vui sáng hơn bất cứ lúc nào” của Nguyễn Tuân; và hai, hồi ký của John McCain về năm năm rưỡi là tù binh chiến tranh tại Hỏa Lò, Hà Nội. Tùy bút của Nguyễn Tuân viết cuối năm 1967, đăng lần đầu trong tuần báo Văn nghệ số 250 ra ngày 25/2/1968, sau đó in trong tập tùy bút Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi, do Hội Nhà văn Hà Nội xuất bản cuối năm 1972, một số trích đoạn gần đây được đăng lại trên báo chí trong nước. Hồi ký của John McCain đăng trên tuần tin US News & World Report ngày 14/5/1973, bản dịch tiếng Việt được phổ biến trên báo chí hải ngoại.

Tùy bút của Nguyễn Tuân

Tác phẩm này nằm trong loạt ký sự gồm những bài tương tự về thành tích bắn rơi máy bay Mỹ của Hà Nội trong chiến tranh không quân ở miền Bắc Việt Nam. Nếu không phải là McCain – tức “thằng quan tư Mích Kên” theo cách gọi của Nguyễn Tuân –, người sau này thành một chính khách Hoa Kỳ có ảnh hưởng lớn và từ vị trí đó tác động nhiều mặt đến quan hệ Việt-Mỹ, mà là “thằng quan ba Nin Giôn tội phạm”, “thằng tù quan hai Cờ Lác” hay những thằng “giặc bay”, “giặc lái” khác mà nhà văn danh tiếng đều phỏng vấn, thì tùy bút “Đèn điện” chắc chắn không được đặc biệt chú ý. Nó không phải là một ngoại lệ, càng không phải một bài viết bất đắc dĩ, viết theo lệnh tuyên huấn, khom lưng luồn háng vì hèn vì sợ hay vì miếng cơm manh áo gì đó, như người đời sau sẵn lòng phỏng đoán để thông cảm hay chê bai tùy góc nhìn. Ở tất cả các bài khác và không chỉ trong loạt ký sự này, tác giả của Chùa Đàn huyền thoại đều hăng say chống Mỹ, đều bừng bừng khí thế nhằm thẳng đầu thù mà bắn, đều dạt dào tin tưởng vào sức mạnh tất thắng của cuộc “chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ hòa bình thế giới”. Trong giàn anh hùng ca chống Mỹ của “toàn dân tộc” – trừ những người bị cách ly khỏi cũng dân tộc ấy – Nguyễn Tuân không xung phong lĩnh xướng, nhưng cống hiến một giọng rất riêng: giọng cụ Nguyễn.

Bây giờ, khi loạt tác phẩm này của cụ rõ ràng đã hết hạn sử dụng, mùi đặc trưng của giọng văn ấy vẫn còn đó, giọng văn từng khiến nhiều thế hệ độc giả và đồng nghiệp mê mệt hay thậm chí khiếp phục. Chỉ khác với trước 1945: thay vì tung hoành trong một chủ nghĩa duy mỹ cá nhân khinh bạc đậm màu hoài cổ, Nguyễn Tuân từ thuở “lột xác”, đi tìm “những định thức để rung động cho đúng nhịp với đời sống cao rộng” đã sốt sắng trút tất cả tài hoa ở độ chín muồi của mình vào một mỹ học của “xây đập, mở đường xã hội chủ nghĩa” và của “hoa nở trên đầu súng, nhạc reo trong lửa đốt đồn” hướng về tương lai. Ông cũng bàn giao tất cả các ngón sở trường của một lãng tử phiêu du văn hóa bằng tiền túi tự xưng Nguyễn thuở trước cho một văn công miệt mài đi thực tế bằng ngân sách nhà nước tự xưng “đồng chí Tuân” sau này. Như chàng Nguyễn trong cảm hứng trữ tình của một cái Tôi tinh hoa sang chảnh, đồng chí Tuân cũng lên đồng, cũng đê mê, phởn chí, đầy ngông nghênh trong cảm hứng sử thi của một cái Ta đại chúng kiêu hãnh. Thậm chí đầy hưởng thụ. Hưởng thụ sự hả hê khi hạ nhục một tù binh bị thương nặng và đem “cả lò nhà mày, cả họ nhà mày” ra rỉa rói rồi bồi thêm lời rủa tuyệt tự. Hưởng thụ sự đắc chí khi bố thí lòng nhân đạo bằng cách “cắm một điếu thuốc Điện Biên vào mồm thằng giặc”. Cắm thuốc, rồi “bật diêm châm vào mặt nó”, rồi “đặt cái gạt tàn thuốc lá lên ngực nó đầy lông rậm dầy như cái ức một con thú dữ”. Bốn lần cắm thuốc, khi ra về “không quên vứt lên ngực thằng giặc bay Kên cả chỗ thuốc lá còn lại”. Hưởng thụ cả cái sáng kiến bất ngờ khi kết thúc bài viết bằng ẩn dụ Sở thú: “Qua một buổi mơ chưa cất cơn trước Sở thú Hà Nội, tôi như thấy hầu hết phi công Hoa Kỳ đang gau gắu xì xụp ngay trong một dãy nhà sắt mà người ta chỉ dành riêng cho những con vật dữ nhất. Tất thảy phi công tù Hoa Kỳ, kể cả mấy thằng đánh trộm nhà máy điện đèn ta bắt sống trên hồ Trúc, tất cả chúng nó tôi đều muốn cho chuyển hết vào Sở thú Hà Nội. Thằng Pi Tơ, thằng Đơ Vít, rồi En Tơ Ni, Ri Sa, Ơ Lơ, Ê Lân, rồi Mích, Sác, Giôn, Gim, vân vân, tất cả những con thú ấy, nay nên đưa chúng vào cái ‘Khách sạn Hin Tơn Bách thú’ này này.”

Nguyễn Tuân đã theo sát tinh thần của thời đại ông tới mức không vượt lên trước một ly nào. Bây giờ, với độ lùi hay bước tiến của 50 năm, trong một thế giới đã hoàn toàn thay đổi, nhất là khi “thằng Kên” thuở ấy vừa ra đi như một anh hùng, một biểu tượng cho những giá trị tốt đẹp nhất của một nước Mỹ đang chia rẽ sâu sắc, đồng thời như hiện thân của nỗ lực hàn gắn quá khứ Việt-Mỹ đau thương, bài “Đèn điện” dĩ nhiên gây sốc. Nhưng cú sốc đó là dấu hiệu tốt, dấu hiệu của một ngôn ngữ đã tỉnh lại sau một cơn say dài đẫm máu. Nguyễn Tuân không phải là nhà văn đầu tiên và cuối cùng, ở phía nào của cuộc chiến nào cũng vậy, hân hoan vung bút cho phép tu từ khủng khiếp của chiến tranh. Những tên tuổi lừng lẫy hơn nhiều trên văn đàn thế giới cũng từng như vậy, tới mức Karl Kraus – nhà văn Áo, thuộc một thiểu số những trí thức hoài nghi chiến tranh như Franz Kafka và Albert Einstein – kinh hãi trước sự tham chiến hùng hổ trên mặt giấy của các đồng nghiệp trong Thế chiến I, phải ước ao khi hòa bình lập lại sẽ dồn hết đám văn sĩ say chiến đó vào một chỗ, rồi mời thương phế binh của cuộc chiến đến nện cho một trận nhừ tử. Song một ngôn ngữ vừa tỉnh cơn mê sảng này hoàn toàn có thể rơi ngay vào một cơn mê sảng khác. Tu từ chiến tranh lại chưa bao giờ thôi tiềm ẩn trong tư duy và ngôn ngữ của người Việt, dân tộc dường như vẫn tự định vị không phải bằng thành tựu mà bằng chiến thắng hay khát khao chiến thắng.

Hồi ký của John McCain

Nổi tiếng là một diều hâu can đảm và nhiệt thành phụng sự lý tưởng chống độc tài, bảo vệ thế giới tự do, trong Chiến tranh Lạnh ông McCain là người kiên định chống cộng. Tất nhiên ông căm thù những giám ngục đã hành hạ ông và các tù binh Mỹ khác ở Hỏa Lò, điều đó ông còn nhắc lại trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2000, khi ông lại dùng từ gook – mọi vàng, chỉ người châu Á, tương đương với nigger, mọi đen, chỉ người da đen – như trong hồi ký Hỏa Lò. Trong văn bản này, tròn hai tháng sau ngày được trao trả về Mỹ, không có gì đáng ngạc nhiên là cựu tù binh McCain giữ quan điểm cứng rắn chống Hà Nội, phê phán phong trào phản chiến ở Mỹ và bày tỏ lòng ngưỡng mộ với Tổng thống Nixon dù ông này đang vướng vào vụ Watergate. Đoạn hồi ức của McCain thở ra mùi máu lửa chiến trường và mùi chiến tuyến ý thức hệ. Song dù như vậy và bất chấp từ gook xuất hiện 12 lần, nó là một văn bản tiếng Anh với hệ thống đại từ nhân xưng trung lập mà bản tiếng Việt đã diễn giải bằng hệ thống đại từ nhân xưng đầy chủ quan của mình.

Rất có thể, nếu được dùng tiếng Việt, như Nguyễn Tuân đã dùng, viên quản giáo bị tù binh tặng biệt hiệu Con Rệp sẽ bảo “thằng Kên” rằng, “Cha mày là một đô đốc gộc. Bây giờ bọn tao sẽ đưa mày đến bịnh viện”, đúng như trong bản dịch. Nhưng ông ta nói tiếng Anh, và lời tường thuật cũng bằng tiếng Anh không có vẻ gì là “mày-tao” của McCain như sau: “Your father is a big admiral; now we take you to the hospital”. Rất có thể, nếu dịch câu này thành: “Cha anh là một đô đốc cao cấp; bây giờ chúng tôi sẽ đưa anh vào bệnh viện”, thì chân dung Con Rệp trong tiếng Việt sẽ đổi khác. Một kẻ hành hạ tinh thần biết nói tiếng Anh mà thô lỗ hạ cấp, hay cũng kẻ đó mà nham hiểm lịch thiệp thì đáng sợ hơn? Tôi không biết chân dung nào trong tiếng Việt thì đúng với bản gốc và đúng với sự thực hơn. Đại từ nhân xưng luôn là một thách thức hầu như không thể vượt qua trong dịch thuật, và phần lớn các tác phẩm dịch văn học nước ngoài đều phải khoác một bản sắc ông-bà-anh-chị-em-chú-bác, chàng-nàng và cả đồng chí không thể tránh của tiếng Việt, song tôi quả thật đã khó ở với những “mày-tao” như trên, những “hắn”, những “gã” dịch từ he, những “chúng, bọn chúng” dịch từ they, những “tên lính canh” dịch từ the guard, những “tay cộng sản” dịch từ a communist… và đặc biệt, với “cán binh Bắc Việt” dịch từ North Vietnamese.

Cả hai, “cán binh” và “Bắc Việt” đều thuộc từ vựng của phía nam vĩ tuyến 17 trước kia và của cộng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại sau này. Tuy không hàm nghĩa mạt sát như “ngụy quân, ngụy quyền” của phía bên kia, nhưng “cán binh” cũng vạch một chiến tuyến rõ rệt. Như nhiều người miền Bắc khi ra sống ở nước ngoài, một thời gian dài nếu không được thân ái tặng danh hiệu “cộng cái”, tôi cũng bị những người Việt chống cộng cực đoan ở hải ngoại gọi là “nữ cán binh”. Chỉ thiếu pha chiêu hồi là tôi sẽ rơi ngon lành vào bối cảnh của cuộc chiến hơn bốn mươi năm trước. Người trực tiếp trải qua những kinh nghiệm ác nghiệt nhất của cuộc chiến ấy, cố Thượng Nghị sĩ John McCain, đã làm rất nhiều để vượt qua làn ranh chiến tuyến; trong khi chúng ta, ở cả hai phía, còn chưa tính đến việc thu dọn những trầm tích của nó trong ngôn ngữ. Một ngôn ngữ mà chúng ta không thể chia cắt và canh gác giới tuyến, một ngôn ngữ mà khả năng hàn gắn chắc chắn mạnh mẽ hơn khả năng phân ly. Tôi mong có một bản dịch mới cho hồi ký Hỏa Lò của McCain. Vì “thằng Kên” và “cán binh” Tuân vĩnh viễn thuộc về quá khứ, là chuyện của chữ nghĩa một thời, dù một thời vang bóng.

PTH – 2/9/2018

Cách đọc Nguyễn Tuân của Sến khác Gấu, cả trước và sau "Cách Mạng"
Cái nhìn Mắc Kên, thua xa tờ Người Kinh Tế, và vài tờ khác của tụi mũi lõ. Tờ Người KInh Tế nhìn ra, quá cả điều Sến nhìn ra, về ông:

Người trực tiếp trải qua những kinh nghiệm ác nghiệt nhất của cuộc chiến ấy, cố Thượng Nghị sĩ John McCain, đã làm rất nhiều để vượt qua làn ranh chiến tuyến; trong khi chúng ta, ở cả hai phía, còn chưa tính đến việc thu dọn những trầm tích của nó trong ngôn ngữ. Một ngôn ngữ mà chúng ta không thể chia cắt và canh gác giới tuyến, một ngôn ngữ mà khả năng hàn gắn chắc chắn mạnh mẽ hơn khả năng phân ly. 

Cách phân biệt giữa Cộng và Nguỵ, vẫn đầy hằn học, thua xa Gấu, dù thằng khốn đó phịa ra từ Bắc Kít, tối độc, như 1 vị thân hữu FB và 1 vị hộ pháp của trang Tin Văn nhận ra

... tôi cũng bị những người Việt chống cộng cực đoan ở hải ngoại gọi là “nữ cán binh”.
Gọi như thế, có gì không đúng?

Cái nhìn, sự phân biệt giữa hai miền của Sến quá hạn hẹp.

Thua xa thằng Tẩy trước đây, và mới nhất, đây, của Trọng Lú, khi hắn và Bắc Kít không thể không tuân lệnh Tẫu, mở cửa Đàng Ngoài rước chúng, khi chấp nhận Đặc Khu cái con mẹ gì đó.
Hắn nói, miền Bắc gần như êm ru, trong khi miền nam sôi sục, trước họa Tầu Cộng. Nhớ đại khái, mới thấy trên net.

Cái cô gái ngày xưa cắm đinh lên những tỉnh thành Miền Nam bị Cộng Quân đánh chiếm, là tiền thân của 1 Sến cực kỳ thâm độc ngày này, hơn cả mọi hình ảnh cán binh miền bắc.
Naipaul chửi Borges không màng đến đời này, chỉ mân mê từ vĩnh cửu. Cách đọc của ông quá coi thường Borges. Đâu chỉ 1 ông. Cái tay Yann Martel, văn sĩ Canada cũng đọc Borges y chang, khi chê tập Fictions.

Borges, nhìn lại cả 1 thời kỳ Nazi, chỉ cần 1 bài viết, là đủ: Một nền giáo dục hận thù. 

Cái chết của Miền Bắc, là nền giáo dục hận thù, đã đẻ ra những nhà văn như Sến, chẳng hạn.
Một chế độ như thế, 1 nền giáo dục như thế, đọc không nổi 1 Nguyễn Tuân, theo Gấu. Từ từ, Gấu sẽ đưa ra những chứng cớ.

Re: Không đọc được Nguyễn Tuân.

Trong Nguyễn Tuân có 1 đức tính, mà gần như cả 1 miền đất không có, sau khi Vẹm làm chủ nó: lòng nhân hậu. 

Gấu đã từng viết về nó, và được “em của Gấu”, Seagull gật gù phán, được được!

http://www.tanvien.net/TG_TP/Mot_Chuyen_Di_Nguyen_Tuan.html

http://www.tanvien.net/tg/tg10_chuyendi.html

Nguyễn Tuân nổi tiếng với tùy bút, và tùy bút Nguyễn Tuân, nổi đình nổi đám vì chất khinh bạc của nó. Những người viết sau này, không thể nào tới được cái chất khinh bạc "ròng" như vậy, đành phải thay bằng giọng thầy đời, giọng uyên bác, giọng có đi Tây, đi Tầu, có ở Paris, có biết khu "dân sinh" Saint-Germain-des-Prés... Ra cái điều đi hơn Nguyễn Tuân! Trúc Chi có thể "hơn" Nguyễn Tuân ở cái khoản đi, nhưng "may thay", chân truyền Nguyễn Tuân ở cái khoản khinh bạc: khinh bạc như là cực điểm của lòng nhân hậu. Lòng nhân hậu, hay hồn nhân hậu này, theo tôi nên "dịch ra tiếng Tây" bằng chữ la nostalgie, vốn thường được hiểu là hoài hương. Nó ngấm vào ông Adam và bà Eva, ngay phút đầu tiên bị văng ra khỏi vườn Địa Đàng. Tôi đã viết về Nguyễn Tuân thứ xịn này: Cảnh Huấn Cao phán, những con người như ông, những chữ như thế này, phải tìm đất khác để mà tụ lại, chẳng thèm nghe viên cai ngục lí nhí, xin bái lĩnh, ông đã nhập vào những chữ chưa khô mực.

Sẽ có người bực mình, đã đọc Chữ Người Tử Tù, đâu có thấy những dòng chữ bịa đặt trên? Thiển nghĩ, đọc là mô phỏng, là tưởng tượng, là thêm thắt... Nếu như bạn muốn trung thành với văn bản, xin thưa đây: Chiếc Lư Đồng Mắt Cua, theo như kể lại, là cuốn họ Nguyễn đắc ý nhất, đắc địa chỉ có mỗi một câu: "Xuyến người bên lương hay người bên giáo?"

Ôi chao, phải đốt bao nhiêu nhân sinh hệ luỵ, phải nghe bao nhiêu lần tiếng cười ở nơi cổ họng cái chết (6) phải tàn bao nhiêu ngọn đèn dầu lạc, phải tu tận hoan (7) bao nhiêu lần, bỉnh chúc (8) bao nhiêu phen, phải để cho nhân vật của mình ngã ngửa ra giẫy đành đạch ngay giữa sân đình, rồi cứng đơ người, rồi á khẩu, sau khi "lụy" một nước cờ, mới có thể phán một câu nhẹ nhàng như vậy: "Xuyến người bên lương hay là bên giáo?"

"Nguyễn Tuân hỏi tôi
:-Có nhớ Két không?
-Tay Két trinh sát tiểu đoàn 54?
-Cứ đến ngồi đây mình lại nhớ nó. Không hiểu sao.
Thì ra cái đầu đường đêm hôm chẳng thú vị chút nào, chính Nguyễn Tuân mới đang hồi tưởng..."

(Cát Bụi Chân Ai, trang 12. Tô Hoài, nhà xb Thanh Văn, Cali, không ghi năm).

 Mắt xanh hay mắt trắng (To be or not to be?). Văn là người, nhưng văn cũng để giấu người: chất khinh bạc vốn lồ lộ trong Nguyễn Tuân, là để giấu con người thực của ông. Người đọc sướng điên lên, vỗ đùi bành bạch, vì nét tài hoa, vì con mắt trắng dã của Nguyễn Tuân, nhưng để lọt mắt xanh của ông, phải là độc giả của những câu văn nhẹ khôn kham: "cứ đến ngồi đây là mình lại nhớ đến nó. Không hiểu sao."

Tiện đây, tôi xin chép lại cả một đoạn phố, (cái đầu đường đêm hôm chẳng thú vị gì), với những người ngợm của nó: cái đống rác của cả một miền đất, sau "Mùa Thu", một thứ Xóm Cầu Mới (9):

"Ở cái ngã sáu đường đời ấy vẫn leo lắt ngọn đèn con của lão cà phê 81, ánh đèn chai và bếp lửa thùng cháo bác Chữ. Mấy bác xích lô tã chốc lại lạch xạch lượn lờ qua. Trông mặt người đạp xe cũng đoán được tung tích, mỗi người đều hằn nét bộ mặt thời gian và tờ lịch hàng ngày của thành phố. Có lão râu xồm khuya về uống rượu húp cháo rồi nằm vắt người trên đệm xe, sàn xe ngủ bên gốc cây. Đấy là các ông chánh, ông lý tề vừa chạy tây càn, vừa sợ Việt Minh trả thù đã bỏ các vùng trắng ven nội vào đây. Đám cơ sở hốt (10) chết bỏ vào thành, trẻ hơn, đỡ lầm lỳ, có thể lại công tác bí mật, không ác ôn như mấy lão xích lô râu rậm kia...
-Lão xế lô, lão lục tào xá này nhất định cũng tề ngụy cũ. Cả lão cà phê bít tất, lão cháo gà cứ dấm dớ thế nhưng trông tay thoăn thoắt nhặt tiền, xếp tiền thế kia đủ biết.
Nguyễn Tuân hỏi tôi:
-Có nhớ Két không?..."
Tôi trích một đoạn, trong Cát Bụi Chân Ai, chỉ để chứng minh: nhà văn - ở đây là Tô Hoài - quan sát giống hệt một điệp viên, và Nguyễn Tuân đã giải tỏa cả một đoạn văn đầy những chi tiết chết người như vậy, bằng một hồi tưởng về người đã chết. Nghe nói Tô Hoài viết Cát Bụi Chân Ai, là để "tạ lỗi" với vong hồn bạn, nhưng nhờ vậy, chúng ta thấy một Nguyễn Tuân "không chính thức", và bằng cách nào ông sống sót...


Re: Không đọc được Nguyễn Tuân.

Trong Nguyễn Tuân có 1 đức tính, mà gần như cả 1 miền đất không có, sau khi Vẹm làm chủ nó: lòng nhân hậu.
Gấu đã từng viết về nó, và được “em của Gấu”, Seagull gật gù phán, được được!

Note: Cõi văn của Lê Minh Hà, 1 cách nào đó, làm nhớ tới “cái gọi là” “tính nhân hậu” của 1 miền đất, ở nơi Nguyễn Tuân, theo ý của câu, “những vị thần cổ đại của nó, đã chết như thế đó”.
Gấu, nhân đọc Kis viết về Nabokov, mới nhận ra 1 điều rất ư là thú vị này. Và hiểu ông anh của mình hơn, khi ông mê nhà văn mê con nít, cha đẻ Lolita.

Cách Kis đọc Nabokov, có gì tuơng tự cách Gấu đọc Nguyễn Tuân, và mới đây, đọc lại LMH, khi ông viết về "cái gọi là" nostalgia.

 

 

Comments

Popular posts from this blog

Nguyễn Ngọc Tư

30.4.2015

Raymond Chandler by Oates