ANNA AKHMATOVA: CINQUE
CINQUE
Như thể ở rìa 1 đám mây
Ta nhớ những lời của mi
Và, vì những gì ta an ủi…
“Rồi cũng qua thôi”
Đêm trở nên sáng hơn ban ngày!
Và, bị bứt ra khỏi cõi trần tục luỵ
Hai đứa bèn biến thành hai vì sao!
Bèn, vui như tết
Chẳng thất vọng, chán chường
Làm khỉ gì có chuyện tủi hổ
Bây giờ, không
Sau này không
Thời nào, đời nào cũng không!
Nhưng trong đời thường, thực
Và thực nhớ nhau
Mi có nghe ta đang gọi tên mi?
Và cái cửa mà mi hé mở
Ta cũng chẳng cần
Và cũng chẳng còn sức
Để đóng xập lại!
November 26, 1945
****
“Seventh Book”
CINQUE
*
Autant que toi sans doute il te sera fidèle
Et constant jusques à la mort.
Baudelaire
***
1
As if on the rim of a cloud,
I remember your words,
And because of my words to you,
Night became brighter than day.
Thus, torn from the earth,
We rose up, like stars.
There was neither despair nor shame,
Not now, not afterward, not at the time.
But in real life, right now,
You hear how I am calling you.
And that door that you half opened,
I don't have the strength to slam.
November 26, 1945
*
Five (number five) (It.)
**
Just as you are faithful to him, he
will be faithful to you
And constant, until death.
-Baudelaire
Cinque: số 5 (tiếng Ý)
Isaiah Berlin có 1 thời là người yêu của Akhmatova. Trong cuốn "Akhmatova, thi sĩ, nhà tiên tri", có nhắc tới mối tình của họ.
Berlin là nguyên mẫu của “Người khách từ tương lai”, "Guest from the future", trong “Bài thơ không nhân vật”, “Poem without a Hero”.
Cuộc gặp gỡ của cả hai, được báo cáo cho Xì, và Xì phán, như vậy là nữ tu của chúng ta đã gặp gián điệp ngoại quốc, “This mean our nun is now receiving visits from foreign spies”.
Cuộc gặp gỡ của họ đậm mùi chiến tranh lạnh. Và thật là tuyệt vời.
Vào ngày Jan 5, 1946, trước khi về lại Anh [Berlin khi đó là Thư ký thứ nhất của Tòa ĐS Anh ở Moscow], Berlin xin gặp để từ biệt.
Kết quả là chùm thơ “Cinque”, làm giữa Nov 26, 1945 và Jan 11, 1946. Những bài thơ tình đẹp nhất và bi đát nhất của ngôn ngữ Nga.
Bài dưới đây, viết ngày 20 Tháng Chạp, Akhmatova ví cuộc lèm bèm giữa đôi ta như là những cầu vồng đan vô nhau:
Sounds die away in the ether,
And darkness overtakes the dusk.
In a world become mute for all time,
There are only two voices: yours and mine.
And to the almost bell-like sound
Of the wind from invisible Lake Ladoga,
That late-night dialogue turned into
The delicate shimmer of interlaced rainbows.
(II, p. 237)
Tiếng buồn nhạt nhòa vào hư vô
Và bóng tối lướt lên cõi chạng vạng
Trong một thế giới trở thành câm nín đời đời
Vưỡn còn, chỉ hai giọng, của anh và của em
Và cái âm thanh giống như tiếng chuông
Của gió, từ con hồ Ladoga vô hình
Cuộc lèm bèm muộn trong đêm – hay, trong đêm muộn –
Biến thành hai cái cầu vồng
Lù tà mù, mờ mờ ảo ảo, lung la lung linh
Quấn quít – hay, cuống quít - cuộn vào nhau.
The last poem of the cycle, written on January 11, 1946, was more prophetic than Akhmatova realized:
We hadn't breathed the poppies' somnolence,
And we ourselves don't know our sin.
What was in our stars
That destined us for sorrow?
And what kind of hellish brew
Did the January darkness bring us?
And what kind of invisible glow
Drove us out of our minds before dawn?
Bài thơ chót trong chuỗi thơ, hoá ra còn tiên tri hơn nhiều, so với dự đoán của Anna Akhmatova:
Chúng ta không thở cái mơ mơ màng của 1 tên phi xì ke
Và chúng ta, chính chúng ta, chẳng biết tội lỗi của mình
Điềm triệu nào, ở những vì sao của chúng ta
Phán, đây là nỗi u sầu phiền muộn của tụi mi?
Thứ men bia quỉ quái nào
Bóng tối tháng giêng mang tới cho chúng ta?
Nhiệt tình vô hình nào
Kéo chúng ta ra khỏi thần trí, trước rạng đông?
(II, p. 239)
In 1956, something unexpected happened: the man who was to become "Guest from the Future" in her great work Poem Without a Hero-Isaiah suddenly returned to Russia. This was the famous "meeting that never took place”. In her poem, "A Dream" (August 14, 1956), Akhmatova writes:
This dream was prophetic or not prophetic . . .
Mars shone among the heavenly stars,
Becoming crimson, sparkling, sinister-
And that same night I dreamed of your arrival.
It was in everything ... in the Bach Chaconne,
And in the roses, which bloomed in vain,
And in the ringing of the village bells
Over the blackness of ploughed fields.
And in the autumn, which came close
And suddenly, reconsidering, concealed itself.
Oh my August, how could you give me such news
As a terrible anniversary?
(II, p. 247)
Another poem, "In a Broken Mirror" (1956), has the poet compare Petersburg to Troy at the moment when Berlin came before, because the gift of companionship that he brought her turned out to poison her subsequent fate:
The gift you gave me
Was not brought from altar.
It seemed to you idle diversion
On that fiery night
And it became slow poison
In may enigmatic fate.
And it was the forerunner of all my misfortunes-
Let’s not remember it! ...
Still sobbing around the corner is
The meeting that never took place.
Đấng này, kể như sư phụ của Vargas Llosa. Khi được Nobel, ông đi 1 đường vinh danh những tác giả ảnh hưởng lên ông, trong có Isaiah Berlin, và ông gọi là vị anh hùng của thời của chúng ta. Bài viết ngắn, nhưng tuyệt vời của ông, thông điệp gửi thế kỷ 21, Tin Văn có giới thiệu. Cuộc thăm viếng Anna Akhmatova của ông liền sau Đệ Nhị Thế Chiến, là một trong những lý do khiến bà bị tống ra khỏi Hội Nhà Văn
Thông điệp gửi thế kỷ 21
NYRB 23 tháng 10, 2014
Hai mươi năm trước đây, vào ngày 25 tháng 11, 1994, Isaiah Berlin được trao bằng Tiến sĩ danh dự Luật, tại Đại học Toronto.
Sau đây là thông điệp của ông, mà ông gọi là “cương lĩnh ngắn”, gửi 1 người bạn, nhờ đọc giùm, bữa đó.
“Đây là thời đẹp nhất của mọi thời, nó cũng là thời mạt hạng”
Với những từ này Dickens mở ra cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của ông, “Chuyện hai thành phố”.
Nhưng áp dụng chúng vào thế kỷ khủng khiếp của riêng chúng ta, thì không thể.
Một ngàn năm con người làm thịt lẫn nhau, nhưng những thành quả giết người lớn lao của những bạo chúa như Attila, Thành Cát Tư Hãn, Nã Phá Luân (giới thiệu cái trò giết người tập thể trong chiến tranh), ngay cả những vụ tàn sát người Armenian, thì cũng trở thành nhạt nhòa, trước Cách Mạng Tháng Mười, và sau đó; đàn áp, bách hại, tra tấn, sát nhân ở ngay ngưỡng cửa Lenin, Stalin, Hitler, Mao, Pol Pot, và cái trò ngụy tạo có hệ thống thông tin, để bưng bít những tội ác ghê rợn này trong bao năm trời - những trò này, trước đó, chưa hề có. Chúng không phải là tai họa thiên nhiên, mà do con người gây ra, và bất cứ ai tin vào định mệnh thuyết, tin rằng đây là tất yếu của lịch sử, thì cũng đếch được: chúng, đúng ra, không thể xẩy ra.
Tôi nói, với cảm nghĩ đặc thù, bởi là vì tôi là 1 anh già, quá già, và tôi sống hầu như trọn thế kỷ. Đời tôi thì êm ả, và tôi cảm thấy xấu hổ, khi phải so với cuộc đời của rất nhiều người khác. Tôi không phải là sử gia, và vì thế, tôi không thể nói, bằng quyền uy, về những duyên do của những điều ghê rợn đó. Nhưng có lẽ, tôi có thể cố.
Chúng, theo cái nhìn của tôi, không được gây nên bởi những tình cảm tiêu cực bình thường, thông thường, của con người, như Spinoza gọi - sợ hãi, tham lam, thù hận bộ lạc, ghen tuông, yêu quyền lực - tuy rằng, lẽ dĩ nhiên, chúng có phần quỉ ma ở trong đó. Vào thời của chúng ta, chúng được gây nên bởi tư tưởng, hay đúng hơn, một tư tưởng đặc biệt. Quả là nghịch ngạo, Marx, ngồi viết ra những dòng chữ về sự quan trọng của tư tưởng so với những sức mạnh xã hội và kinh tế vô ngã (impersonal), và chính những dòng chữ này đã gây nên sự chuyển đổi (transformation) của thế kỷ 20, cả về hướng, như ông ta muốn, và, bằng phản ứng ngược, ngược lại nó. Nhà thơ Đức Heine, trong 1 trong những bài viết nổi tiếng của ông, đã nói với chúng ta, chớ coi thường nhà triết gia trầm lặng ngồi ở bàn làm việc của mình; nếu Kant không huỷ bỏ, undone, thần học, Robespierre đã không cắt đầu Vua nước Pháp.
Comments
Post a Comment