Hannah Arendt

*
Hannah Arendt, 1933, năm bà chạy trốn nước Đức Nazi
“JE N’APPARTIENS À AUCUN GROUPE”
INÉDIT
un dialogue avec Hannah Arendt

En novembre 1972 fut organisé à Toronto, dans le cadre de la Society for the Study of Social and Politieal Thought, un colloque consacré à l'œuvre de Hannah Arendt, colloque auquel celle-ci participa. Melvyn Hill a publié l'ensemble des interventions dans un ouvrage paru sous le titre Hannah Arendt: The Recovery of the Public World (New York, St Martin's Press, 1979). On y trouve rassemblés un certain nombre d'échanges au cours desquels Arendt répondit sans détour aux questions qui lui étaient posées soit par des chercheurs, soit, comme ici, par ses amis les plus proches, Hans J. Morgenthau, l'un des plus grands théoriciens des relations internationales de la guerre froide, mort en 1980, ou l'amie de cœur, l'écrivain et critique dramatique Mary McCarthy, qui fut l'exécutrice littéraire d'Arendt, et mourut en 1989. Nous publions ici un court extrait de ces dialogues restés inédits en français. Arendt y précise sa position vis-à-vis du libéralisme et du conserrvatisme, ainsi que sa vision du capitalisme.
P. S. N.
Hans Morgenthau. Qu'êtes-vous? Conservatrice? libérale? Quelle est votre position sur l'échiquier contemporain?
Hannah Arendt. Je ne sais pas. Je ne sais vraiment pas et je n'ai jamais su. Et j'imagine que je n'ai jamais eu de position de ce genre. La gauche, vous le savez, me tient pour conservatrice, et les conservateurs, parfois, pour quelqu'un de gauche, une réfractaire ou Dieu sait quoi. Et je dois dire que ça m'est complètement égal. Je ne crois pas que ce genre de chose éclaire le moins du monde les véritables questions de ce siècle.
    Je n'appartiens à aucun groupe. Les sionistes sont le seul groupe auquel j'aie jamais appartenu. Uniquement à cause de Hitler, bien entendu. Et encore juste de 1933 à 1943. Après quoi, j'ai rompu. La seule possibilité de se défendre en tant que juif et non pas en tant qu'être humain: à l'époque, je pensais que c'était une grave erreur parce que si on vous attaque en tant que juif, vous ne pouvez pas répondre, « excusez-moi, je ne suis pas juif, je suis un être humain ». C'est stupide. Et je baignais dans ce genre de stupidité. Il n'y avait aucune autre possibilité; aussi me suis-je engagée dans la politique juive: à vrai dire, pas vraiment la politique, j'ai fait du travail social, lequel était, d'une certaine façon, lié à la politique.
    Je n'ai jamais été socialiste. Je n'ai jamais été communiste. Je viens d'un milieu socialiste. Mes parents étaient socialistes, mais, pour ma part, je n'en ai jamais eu la moindre velléité. Voilà pourquoi je ne peux répondre à la question.
    Je n'ai jamais été libérale. Quand j'ai dit que je ne l'étais pas, j'ai omis de signaler que je n'ai jamais cru au libéralisme. Quand je suis arrivée dans ce pays, j'ai écrit dans mon anglais boiteux un article sur Kafka, et ils l'ont « anglicisé » pour la Partisan Review. Et quand je suis allée leur parler de l'anglicisation et que j'ai lu cet article, le mot « progrès », entre tous, m'a sauté aux yeux. J'ai objecté: « Que voulez-vous dire par là? Je n'ai jamais employé ce mot », etc. Du coup, un des rédacteurs est allé en voir un autre dans la pièce à côté. Ils m'ont plantée là et je les ai entendus dire, d'un ton réellement désespéré: « Elle ne croit même pas au progrès! »
Mary McCarthy. Et sur le capitalisme, quelle est ta position?
    Je ne partage pas le grand enthousiasme de Marx à propos du capitalisme. Si tu lis les premières pages du Manifeste communiste, c'est le plus fameux éloge du capitalisme qu'on ait jamais vu. Et ce, à une époque où le capitalisme était déjà la cible d'attaques cinglantes, en particulier de la droite. Les conservateurs ont été les premiers à produire ces nombreuses critiques, qui ont été ensuite reprises par la gauche, mais aussi par Marx, bien entendu.
    En un sens, Marx avait parfaitement raison: le socialisme est l'aboutissement logique du capitalisme. Et la raison en est très simple. Le capitalisme a commencé avec l'expropriation. C'est la loi qui a déterminé alors le développement. Et le socialisme poursuit l'expropriation jusqu'à son terme logique et, d'une certaine manière, il échappe donc à toute influence modératrice. Ce qu'on appelle le socialisme humain signifie tout simplement que cette tendance cruelle qui a débuté avec le capitalisme et s'est poursuivie avec le socialisme est plus ou moins tempérée par le droit.
    Tout le processus moderne de production est, en vérité, un processus d'expropriation progressive. Je me refuserai donc toujours à opérer une distinction entre les deux. Pour moi, il s'agit vraiment d'un seul et même mouvement. Et, en ce sens, Karl Marx avait tout à fait raison. Il est le seul qui ait réellement osé penser ce nouveau processus de production, qui s'est propagé en Europe au XVIIe, puis au XVllle et au XIXe siècle. Jusque-là, c'est parfaitement vrai. Seulement, c'est l'enfer. Ce n'est pas le paradis qui en sort finalement.
    Ce que Marx n'a pas compris, c'est ce qu'est réellement le pouvoir. Il n'a pas compris cette chose strictement politique. En revanche, il a vu une chose, à savoir que le capitalisme, livré à lui-même, a tendance à balayer toutes les lois qui se mettent en travers de sa cruelle progression.
    La cruauté du capitalisme aux XVIIe, XVIIIe et XIXe siècles a aussi été, à l'évidence, écrasante. Il ne faut pas le perdre de vue quand on lit le formidable éloge que Marx fait du capiitalisme. Alors qu'il baignait au milieu des conséquences les plus abominables de ce système, il n'en a pas moins cru que c'était une grande affaire. Bien entendu, il était aussi hégélien et croyait à la force du négatif. Eh bien, pour ma part, je ny crois pas, à la force du négatif, de la négation, si elle fait le malheur terrible des autres .*
Traduit de l'anglais par Pierre-Emmanuel Dauzat
Droits réservés
Le Magazine Littéraire,  Sept. 2005

*
*

Holy Smoke!
Hannah Arendt, 1960's, đại học Chicago, đang dậy học.

Révéler des mécanismes cachés.

Délaissant la posture prophétique et son corollaire, la quête de précédents historiques, Arendt s'est toujours focalisée sur des phénomènes qu'elle estimait sans précédent. Dès son premier livre, son objectif a été d'identifier les éléments qui, par une mécanique cachée, peuvent se mêler dans une forme de gouvernement sans précédent: une forme qui élimine le politique. En premier lieu, le totalitarisme requiert une idéologie qui explique la totalité de l'histoire et justifie le régime et ses politiques; il désigne un peuple supérieur et un ennemi intérieur (en règle générale, impliqué dans une conspiration) qu'il convient d'éliminer. Ainsi Arendt devait-elle décrire dans le nazisme une idéologie de la Nature et dans le stalinisme une idéologie de l'Histoire.
Un deuxième élément clé du totalitarisme est la terreur totale, laquelle, à ses yeux, était fonndamentalement institutionnalisée dans les camps de concentration nazis et les camps de travail soviétiques qui firent suite à la dissolution des structures de classes et des allégeances politiques traditionnelles par un « mouvement » politique fervent. Elle observa aussi que l'introduction en 1945 d'armes atomiques, puis nucléaires, plaça le monde sous la menace d'une nouvelle forme de terreur totale. Et nous vivons désormais sous une menace nucléaire permanente - accessible non seulement aux États, mais aussi à de petits groupes terroristes - aussi bien que sous la menace d'une catastrophe écologique que les États ne font rien pour empêcher, s'ils ne la précipitent. Arendt identifia un troisième élément du totalitarisme dans la destruction des espaces privés et des liens humains naturels - essentiellement familiaux - à travers les lois régissant le mariage et les pratiques policières contraignant les gens à dénoncer les membres de leur famille. Un quatrième élément est le gouvernement de la bureaucratie, ou « gouvernement de personne », comme l'appelle Arendt. Les régimes totalitaires sont dominés par leur police secrète (plutôt que par les armées nationales) et se distinguent par la corruption de leurs institutions légales. Enfin, l'affirmation de la souveraineté absolue justifiait un « impérialisme continental » dans des contrées avec des populations revendiquées comme Volk (au nom d'une idéologique tant biologique qu'historique). Les prétentions à la souveraineté absolue demeurent aujourd'hui foncièrement menaçantes - et la menace vient essentiellement de l'Amérique.
Alors même qu'elle achevait Les Origines du totalitarisme et observait le destin de son livre dans l'affrontement international connu sous le nom de guerre froide, Arendt fut amenée à réviser son intelligence de plusieurs de ces éléments. Sur un plan conceptuel, elle se rend compte que de nouveaux commencements sont possibles dès lors que la pluralité humaine n'est pas entièrement détruite. Dans son essai de 1958, « Idéologie et terreur », cette intuition lui permit d'examiner le monde de l'après- guerre comme une scène où les éléments de totalitarisme subsistants avaient toutes chances de se cristallise si tant est que cela arrive, sous des formes nouvelles: « Il se peut même que les véritables dificultés de notre époque ne revêtent leur form authentique - sinon nécessairement la plus cruelle - qu'une fois le totalitarisme devenu chose du passé (3). »
(3) Hannah Arendt, Les Origines du"totalitarisme, éd. Quarto, p. 813.
Si la mort de Staline se profile certainement derrière cette affirmation, je crois l'expérienc du maccarthysme en Amérique encore plus cruciale. Dans un premier temps, elle avait comparé l'influence politique croissante de McCarthy aux débuts de Hitler, cédant ainsi à la form de pensée analogique qu'elle décriait habituellement. Mais elle reconnut ensuite sa méprise: le maccarthysme était dépourvu de l'élément du mouvement de masse qui lui avait paru, juste titre, décisif dans la « solution finale » de nazisme, mais aussi de toute idéologie de type nazi - fondée sur le racisme ou la Nature - ou soviétique - fondée sur l'Histoire. Au cours d la guerre du Vietnam, elle comprit en outre que la négation idéologique des faits ou la soustralction aux contraintes de la pensée logique ordinaire n'est pas nécessaire pour faire disparaître les réalités du monde: il suffit de ce qu'elle devait appeler « une image ».
*
Những dòng gạch đít trên, nói về nhà nước VC, một nhà nước thủ tiêu chính trị, đưa con ngáo ộp ý thức hệ XHCH.. để biện minh tính toàn thể của lịch sử, chế độ..
Có vẻ như mấy anh Mít Đỏ - Yankee mũi tẹt, khỏi nói, vì chẳng có cơ hội, nhưng đám VC nằm vùng Miền Nam- chẳng hề biết đến Hannah Arendt.

Gấu đọc Marx qua Trần Văn Toàn, khi mới lớn, và chỉ còn nhớ một câu của ông, một hình ảnh đúng hơn:
Cái bóng của Hegel phủ lên Marx, và còn kéo dài ra mãi.
Già, đọc Hannah Arendt, bà cũng phán y chang:
La cruauté du capitalisme aux XVIIe, XVIIIe et XIXe siècles a aussi été, à l'évidence, écrasante. Il ne faut pas le perdre de vue quand on lit le formidable éloge que Marx fait du capitalisme. Alors qu'il baignait au milieu des conséquences les plus abominables de ce système, il n'en a pas moins cru que c'était une grande affaire. Bien entendu, il était aussi hégélien et croyait à la force du négatif. Eh bien, pour ma part, je n’y crois pas, à la force du négatif, de la négation, si elle fait le malheur terrible des autres .
Sư độc ác của chủ nghĩa tư bản ở những thế kỷ 17, 18, 19 thì thật là lớn lao. Đừng bao giờ quên điều này, khi đọc Marx hùng hổ vinh danh chủ nghĩa tư bản, như trong Tuyên Ngôn. Một khi ngập ngụa trong những hậu quả ghê rợn của nó, ông tưởng đây là chuyện nhỏ. Lẽ dĩ nhiên, ông ta còn là một Hégelien, và tin vào sức mạnh của cái phủ định. Về phần tôi, tôi không tin vào sức mạnh của tiêu cực, của phủ định, nếu nó làm điều bất hạnh khủng khiếp cho những người khác.
Có vẻ như mấy anh Mít Đỏ - Yankee mũi tẹt, khỏi nói, vì chẳng có cơ hội, nhưng đám VC nằm vùng Miền Nam- chẳng hề biết đến Hannah Arendt.
Cũng là điều bất hạnh khủng khiếp. NQT
*
Người CSVN bao giờ cũng biện minh cho mục tiêu làm cách mạng của mình là “giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước”, mình có “chính nghĩa sáng ngời”, dẫu họ thừa biết không hoàn toàn đúng vậy. Có lần đài BBC mở chương trình phỏng vấn 7 phụ nữ Việt Nam tiêu biểu thời hậu chiến. Bà Nguyễn Thị Bình là người được phỏng vấn đầu tiên. Bà cũng nói vậy.
Sau khi nghe bà nói, tôi có gửi phản hồi (mà đài BBC không đăng), đại để rằng: Bà nói dối.
Mục tiêu cách mạng của người CSVN thực ra là thực hiện chủ nghĩa cộng sản theo mệnh lệnh của siêu cường cộng sản.

Dũng Vũ, talawas
Gấu này, hồi mới lớn, cũng ti toe đọc Marx, vì nghĩ phải tìm đến tận nguồn, nếu muốn hiểu được tại sao có "cuộc chiến ngu xuẩn". Nhưng chỉ đến khi ra được ngoài này, được đọc về Lò Thiêu, Kafka.. nhớ lại những ngày sau 30 Tháng Tư, rồi đối chiếu với những gì đã đọc, thì mới ngã ngửa ra rằng thì là, làm đếch gì có CS Mít, làm đếch gì có giải phóng, độc lập thống nhất, mà chỉ có ông anh khốn nạn làm thịt thằng em, chỉ vì muốn ăn cướp tất cả những gì thằng em may mắn có được.
Có thể nói, nếu Lò Thiêu là kết quả của Thời Ánh Sáng, ở Âu Châu, thì Cuộc Chiến Ngu Xuẩn, và hậu quả của nó, Lò Cải Tạo, là đỉnh cao của nền văn minh sông Hồng, của giống dân Yankee mũi tẹt!
Arendt phân biệt hai chủ nghĩa Nazi và toàn trị..
*

Trên một số báo của hội cựu chiến binh Mẽo, một tay ký giả mở ra bài viết của mình, bằng một câu than thở, giá mà Mẽo học một tị về lịch sửViệt Nam, thì đã ngộ ra, là, trận Mậu Thân lập lại trận đánh Thăng Long của vua Quang Trung. Trước đó, Bắc Bộ Phủ đã cho học tập nghị quyết "Quang Trung", lấy ngay cái tên QT [Cu Tê] làm "mật mã" của trận đánh, và Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn, phe VC, cũng đã ăn tết Mậu Thân trước, đúng như Nguyễn Huệ đã cho binh sĩ của ông ăn tết trước, và khi vô Thăng Long thì sẽ ăn mừng thêm, một lần nữa! (1)
Nếu nhân loại đã từng mơ, sáng ngủ dậy, biến thành Yankee mũi tẹt, thì mấy anh Yankee mũi tẹt, con cháu của họ Trịnh ngày nào, cũng đời đời truyền cho nhau giấc mộng, sáng ngủ dậy, thấy Đàng Trong là cái nhà của mình!
Đừng có nghĩ là Gấu này hoang tưởng!
Ngay từ khi còn bé, thằng cu Gấu nhà quê Bắc Kít, mắt lác, đọc Tô Hoài rất sớm, khi đọc đến những đoạn ông tả cảnh nước Nam Kỳ, đã thèm rỏ rãi, nhỏ nước miếng, sao lại có cái xứ sở đẹp đến như thế, đếch có lạnh, đếch có đói, TV chạy đầy đường!

Không phải một mình thằng Gấu mắt lác, mà chính Tô Hoài, cũng có nỗi khát khao thèm thuồng đó. Đọc ông, Gấu có cảm tưởng, chính ông đã truyền lại cho Gấu giấc mơ ăn cướp nước Nam Kỳ, của ông!
Của tất cả những tên Yankee mũi tẹt!
(1) Do dọn nhà, Gấu chưa kiếm ra, trong đống sách báo bề bộn.
Cái cú ăn mừng của vua Quang Trung, đất nước sạch bóng Mãn Thanh, chẳng y chang cú ăn mừng của VC, đất nước sạch bóng Yankee mũi lõ, ư?
*
Mục tiêu cách mạng của người CSVN thực ra là thực hiện chủ nghĩa cộng sản theo mệnh lệnh của siêu cường cộng sản.
DV
Câu này phải lật ngược lại, như Marx đè ngược Hegel, đẻ ra chủ nghĩa duy vật!
Chính CSVN "ra lệnh" cho siêu cường, mấy đàn anh đừng có lo, để đàn em nhử Mẽo vô Miền Nam, đánh cho nó bỏ mẹ, cho đàn anh rảnh rang nhuộm đỏ thế giới, thôn tính Âu Châu. Nhưng, đàn anh phải chi viện đầy đủ cho đàn em, súng ống, đạn dược, bột mì, và, thuốc lá Camel, dĩa nhạc Maurice Chevalier, viên gạch Paris... cho Bác Hồ, nữa nhé, đừng có quên!
Cái cú làm thịt Miền Nam, là phải hội đủ điều kiện: Về mặt siêu cường, Yankee mũi tẹt hứa hẹn, sẽ làm nhiệm vụ quốc tế.. Về mặt quốc nội, làm sao cho thằng em miệt vườn tin tưởng, trái tim đen của Miền Bắc để ở Miền Nam, xẻ dọc Trường Sơn, đốt sạch Tây Nguyên nếu cần, giương cao ngọn cờ giải phóng Miền Nam ra khỏi tụi đế quốc thực dân mới, là đámYankee mũi lõ.
Tất cả là để thực hiện giấc mơ ăn cướp Miền Nam, đúng như lời dặn bảo ngày nào của Chúa Trịnh!
Ngay mấy anh siêu cường CS mà còn bị Yankee mũi tẹt xỏ mũi, khi tỏ ra lo ngại, này, đụng vô thằng Mẽo là căng lắm, hay là.. tha cho tụi nó, anh CSMB mừng như mở cờ trong bụng, chuyện con hổ giấy đó, để tụi em lo!
Thành thử cái cú ăn cướp Miền Nam quả là ngàn năm một thuở không dễ gì mà có đầy đủ "nhân hoà, thiên thời, địa lợi" như vậy. Cái cú đầu độc tù Phú Lợi không thể không có, không có không được, không có thì cũng phải làm cho có. Gấu ngu này, phải đến khi anh Mẽo khui ra vụ Maddox là do chúng tao phịa ra đấy, [để dội bom Bắc Việt, bởi vì phải đem bom đến tận đít mấy thằng ở Bắc Bộ Phủ, dọa cho nổ, thì chúng mới rét, và ngồi vô bàn hội nghị, để Mẽo rút ra trong danh dự!] thì mới vỡ ra, là, vụ Phú Lợi, là do đám Yankee mũi tẹt dựng tuồng, soạn vở.
Có thể, cũng có vài anh VC miệt vườn bị trúng độc, cho chắc ăn, bởi vì, chắc chắn, ông thầy tu Diệm không đủ lưu manh nghĩ ra cú thần sầu này. Chứng cớ: Anh em nhà Diệm chẳng đã chui vào bẫy, do chính họ giương ra, là cú đảo chính dởm Bravo I. Đám tướng lãnh đệ tử nhân đó chơi cú Bravo II và làm thịt cả mấy anh em, dâng thủ cấp cho quan thầy Mẽo, đúng ý VC.
Giấc mơ thống nhất, đổi đời, có thực, chính vì thế mới đánh lừa được cả nhân loại.
Nhưng Cái Ác Bắc Kít còn "thật hơn cả sự thật"!
*
Gấu bỗng nhớ tới Ralkolnikov của Dos: Anh chàng sinh viên này, một lòng một dạ với chân lý "phải làm thịt con mụ cầm đồ, nó ác ôn côn đồ như thế, đâu đáng sống", nhưng chỉ đến khi vung búa xả thịt cô người làm, ngu si, câm điếc, thì anh ta mới ngộ ra là, mình đang búa lên chính mình!
Và, liên ttưởng đẻ ra liên tưởng, Gấu bèn nhớ tiếp đến anh chàng Đại, mê Dos, của TTT, trong Bếp Lửa.
Nên nhớ, Đại là sinh viên Hà Nội, sắp sửa ra bưng, chỉ chờ làm thịt xong cô con gái riêng của ông Chính.
*
Đại cầm ở tay cuốn Crime et Châtiment.
Tôi hỏi:
"Cậu đến trường luôn không?”
“Không.”

“Làm gì ở nhà?”
“Đọc sách và suy nghĩ.”
“Suy nghĩ về phép giết người chăng?”
Bếp Lửa
*
V/v Ba búa Trình Giảo Kim ông anh truyền lại cho Gấu. Búa thứ nhất, vừa đọc, vừa học, vừa dịch, đừng sợ sai, và ông cho biết thêm, đây là kinh nghiệm của Nguyễn Đình Thi, khi viết cuốn Triết học nhập môn. Búa thứ nhì, đọc ào ào, đọc bất cứ tác giả nào vớ được, rồi sẽ kiếm ra ông thầy của mình, bởi vì viết văn là phải có thầy. Búa thứ ba, liên quan tới BHD… Hai búa đầu, có thể nói, Gấu áp dụng OK. Búa thứ ba, do ngu quá, tự ái vặt, anh hùng rơm… thành hư, và hư luôn cả cuộc đời theo với nó.
Chỉ mãi đến khi ra được hải ngoại, nhân một bữa kể chuyện trên cho một ông bạn văn nghe, ông tiếc hùi hụi, giá mà thời mới lớn tao gặp ông anh của mày, thì cũng có tí tác phẩm để đời rồi, nhưng khi nói tới cái vụ kiếm ra thầy Faulkner, thì ông bạn lắc đầu, không đơn giản như thế đâu. Trong khi chọn Faulkner, là mày đã chọn cái số phận thất bại của cả một miền đất, bởi vì dù mày không ăn cướp thì cũng là một thằng ăn cướp! Cái này Nguyễn Mạnh Côn cũng đã từng nếm mùi đau khổ, và sau đó viết, Chuyện một người đòi trả nợ cho cả một dân tộc, nhớ không?
NMC khác, Gấu khác. Tất nhiên. Những trang Tin Văn được viết ra, là một cách, "Tôi viết để khu trục Cái Ác Bắc Kít ra khỏi tôi", nói theo Amos Oz, "I write to exorcise evil spirits", có thể nói như vậy.
Nhưng bảnh nhất, và đau nhất, thì phải là Weiss, khi ông phán, tớ đếch phải là người Đức!
Weiss người Đức!
Và một ông người Đức khác, phán về trường hợp của Gấu:
Cuối cùng tôi xin nhắc Nguyễn Quốc Trụ rằng, đừng đưa mình lộn lại cái thời Pháp tấn công Nam Kỳ thì hay hơn. Ông cũng đành bất lực như đồng bào ông mà nhìn quê hương mất dần từng mảnh vào tay kẻ xâm lược mà thôi. Hay ông tin là dấy lên được một phong trào phản kháng? Gần hai mươi năm trôi qua, rồi Trung Kỳ rơi hẳn vào tay Pháp. Hai mươi năm, vì rất nhiều lí do phức hợp mà hàng triệu người Việt không đủ sức ngăn nổi Pháp. Nhưng có lẽ Nguyễn Quốc Trụ không để xảy ra cái cảnh như người Việt thuở ấy, không, chắc ông cứu được ‘địa linh nhân kiệt’. Hẳn là thế.
Đáp Lời NQT

*

Hannah Arendt pendant le procès Eichmann à Jérusalem, en 1961. Elle suit le procès pour le New Yorker. Eichmann va lui inspirer une définition de la nature du mal: ce ne serait ni de la méchanceté, ni de la stupidité, mais quelque chose comme de la bêtise: l'absence de la force de juger.
Hannah Arendt khi đang theo dõi vụ xử Eichmann cho tờ The New Yorker. Nhờ Eichmann bà ngộ ra, về một định nghĩa, về bản chất của cái ác: nó không phải là tính độc ác, cũng không phải sự ngu si, nhưng mà là một điều gì đó giống như sự bố lếu bố láo, chẳng ra cái chó gì hết, lãnh nhách, nhảm, đại nhảm, la bêtise: không có sức mạnh để mà phán đoán, quyết định.


1.   Hannah Arendt : Những Nguồn Gốc Của Chủ Nghĩa Toàn Trị.
Lời Tựa lần xuất bản đầu (1951).
Weder demVergangenen anheimfallen noch
dem Zukunftigen. Es kommt darauf an, ganz gegenwartig zu sein.
K. Jaspers
Chớ đắm đuối hoài vọng quá khứ, hoặc tương lai.
Điều quan trọng là hãy trọn vẹn ở trong hiện tại.
Karl Jaspers. (1)
Hai thế chiến trong một thế hệ - phân cách nhau là một chuỗi không dứt những chiến tranh và cách mạng địa phương, tiếp theo sau không hòa ước cho kẻ thua mà cũng chẳng thảnh thơi cho kẻ thắng – đã kết thúc trong cảnh thập thò của cuộc Thế Chiến Thứ Ba giữa hai cường lực thế giới còn lại. Khoảnh khắc thập thò này giống như sự bình lặng dấy lên sau khi mọi hy vọng vừa chết. Chúng ta không còn hy vọng tái lập thật rốt ráo cái trật tự thế giới cũ với tất cả truyền thống của nó, hoặc tái phục nguyên khối quần chúng năm châu, bị ném vào cuộc hỗn mang do bạo động chiến tranh và cách mạng gây nên, và cuộc hủy diệt dần những gì còn sót lại. Ở trong những điều kiện phức biệt nhất, những hoàn cảnh dị biệt nhất, chúng ta theo dõi cùng những hiện tượng cứ thế phát triển: hiện tượng bán xới trên một qui mô chưa từng có trước đây, và hiện tượng mất gốc chưa bao giờ tới độ sâu như vậy.
Chưa bao giờ tương lai của chúng ta lại mập mờ đến như thế, chưa bao giờ chúng ta lại lệ thuộc đến như thế vào những quyền lực chính trị; chẳng thể nào tin cậy, rằng chúng sẽ tuân thủ qui luật "lợi cho mình nhưng đừng hại cho người"; những sức mạnh thuần chỉ là điên rồ, nếu xét theo tiêu chuẩn những thế kỷ khác. Tuồng như thể nhân loại tự phân ra, một bên là những kẻ tin ở sự toàn năng của con người (những kẻ tin rằng mọi sự đều khả dĩ nếu người ta biết cách tổ chức quần chúng thực hiện theo đường lối đó), một bên là những kẻ mà sự bất lực đã trở thành kinh nghiệm chủ chốt trong đời họ.
Trên bình diện kiến giải lịch sử và tư duy chính trị, trội hẳn lên là một kiểu thỏa thuận chung, [tuy] không được định nghĩa rõ ràng: rằng cấu trúc thiết yếu của tất cả văn minh đang ở điểm đứt đoạn. Mặc dù có vẻ được gìn giữ khá hơn ở một số nơi trên thế giới so với những nơi khác, chẳng nơi nào nó có thể đem đến cho chúng ta một sự hướng dẫn, nếu nói về những khả tính - hoặc một phản ứng tới nơi tới chốn, trước những điều ghê gớm tởm lợm - của thế kỷ. Một khi [con người] tới gần trái tim của những biến cố như thế, thay vì một phán đoán quân bình, một kiến giải thận trọng, thì lại là hy vọng tuyệt vọng, và sợ hãi tuyệt vọng. Những biến động trung tâm của thời đại chúng ta được lãng quên thật hiệu quả, bởi những người đắm mình vào một niềm tin, rằng tận thế không thể nào tránh được, hơn là bởi những người buông xuôi vào một chủ nghĩa lạc quan liều lĩnh.
Dựa lưng vào một niềm lạc quan liều lĩnh và một tuyệt vọng liều lĩnh, cuốn sách này được viết trong một bối cảnh như thế đó. Cuốn sách khẳng định: rằng Tiến Bộ và Tận Thế là hai mặt, của vẫn một huân chương; rằng cả hai đều là những điều này mục nọ của mê tín, không phải của niềm tin. Nó đã được viết ra, từ một xác tín, là có thể khám phá những cơ chế ẩn giấu, theo đó, toàn bộ những thành tố truyền thống của thế giới chính trị và tâm linh của chúng ta bị tan biến vào một lò cừ, nơi mọi sự dường như mất đi giá trị đặc thù của nó, trở thành lạ lẫm đối với nhận thức của con người, trở thành vô dụng cho những mục tiêu của con người. Một cám dỗ khó đề kháng - chịu khuất mình vào một quá trình thuần túy, giản dị của sự băng hoại, không chỉ là vì nó khoác lên cho sự vĩ đại hồ đồ - tức cái gọi là "tất yếu lịch sử" - một bộ áo mã, mà còn là vì điều này: tất cả mọi sự, ở bên ngoài nó, đều có vẻ như thiếu sống, thiếu máu, vô nghĩa, và không thực.
Mọi chuyện xẩy ra ở trên cõi đời này phải "được hiểu" đối với con người, một xác tín như thế sẽ đưa đến chuyện giải thích lịch sử bằng những khuôn sáo. Nhưng "hiểu" không có nghĩa là từ chối cái nghịch thường, hoặc diễn dịch một điều chưa hề xẩy ra bằng tiền lệ, hoặc giải thích hiện tượng bằng loại suy và bằng tổng quát, khiến con người trơ ra, khi đụng đầu, và kinh nghiệm thực tại. Thay vì vậy, nó có nghĩa, quan sát, nghiên cứu, ý thức được cái gánh nặng mà thế kỷ này đã đặt lên chúng ta – không phủ nhận sự hiện hữu, mà cũng không cam chịu sức nặng của nó. Như vậy, "hiểu" có nghĩa là giáp mặt thực tại, không tính toán trước, nhưng chú tâm, và đề kháng lại nó, bất kể nó ra sao.
Theo nghĩa đó, phải đối mặt và hiểu được sự kiện ngược ngạo: rằng một hiện tượng nhỏ nhoi như thế (vàchẳng có chi là quan trọng như thế, đối với chính trị thế giới): hiện tượng vấn đề Do Thái và chủ nghĩa bài Do Thái lại có thể trở thành tác nhân của, đầu tiên là phong trào Quốc Xã, rồi sau đó, thế chiến, và sau chót, cho việc thiết lập những xưởng máy của cái chết. Hoặc, sự sai biệt lố bịch giữa nhân và quả mở ra kỷ nguyên của chủ nghĩa tư bản, khi những khó khăn kinh tế, trong vài thập niên, dẫn tới một biến đổi sâu xa tình hình chính trị trên toàn thế giới. Hay, sự mâu thuẫn kỳ quặc giữa cái chủ nghĩa hiện thực trơ tráo tuyên xưng của những phong trào toàn trị và sự miệt thị lồ lộ của chúng, đối với toàn bộ mạng lưới thực tại. Hoặc, sự bất tương xứng nhức nhối giữa quyền năng thực sự của con người hiện đại (lớn hơn bao giờ hết, lớn đến mức có thể thách thức ngay cả sự hiện hữu của vũ trụ) và nỗi bất lực mà con người hiện đại phải sống, và phải tìm ra cái ý nghĩa của cái thế giới do nó tạo nên, bằng chính sức mạnh năng vô biên của nó.
Toan tính toàn trị - chinh phục toàn cầu, thống trị toàn diện – là một phương thức mang tính hủy diệt, nhằm vượt ra ngoài mọi ngõ cụt. Thành công của nó có thể trùng khớp với sự hủy diệt nhân loại; ở nơi nào nó cai trị, ở nơi đó hủy diệt bản chất của con người. Hỡi ơi, nhắm mắt bưng tai, quay lưng lại với những sức mạnh hủy diệt của thế kỷ này thì cũng chẳng đi đến đâu.
Thực vậy, đây là nỗi khốn khó của thời đại chúng ta, mắc míu lung tung, đan xen lạ lùng giữa xấu và tốt, đến nỗi, nếu không có "bành trướng để bành trướng" của những tên đế quốc, thế giới chẳng bao giờ trở thành một; nếu không có biện pháp chính trị "quyền lực chỉ vì quyền lực" của đám tư sản, cái sức mạnh vô biên của con người chắc gì đã được khám phá; nếu không có thế giới ảo vọng, thiên đường mù của những phong trào toàn trị, qua đó, những bất định thiết yếu của thời đại chúng ta đã được bầy ra một cách thật rõ nét, như chưa từng được bầy ra như vậy, thì làm sao chúng ta [lại có cơ hội] bị đẩy tới mấp mé bên bờ tận thế, vậy mà vẫn không hay, chuyện gì đang xẩy ra?
Và nếu thực, là, trong những giai đoạn tối hậu của chủ nghĩa toàn trị, một cái ác triệt để xuất hiện, (triệt để bởi vì chúng không thể suy diễn ra, từ những động cơ có thể hiểu được, của con người), thì cũng thực, là, nếu không có chủ nghĩa toàn trị, chúng ta có thể chẳng bao giờ biết được bản chất thực sự cơ bản, thực sự cội rễ, của cái ác.
Chủ nghĩa bài Do Thái (không phải chỉ có sự hận thù người Do Thái không thôi), chủ nghĩa đế quốc (không chỉ là chinh phục), chủ nghĩa toàn trị (không chỉ là độc tài) – cái này tiếp theo cái khác, cái này bạo tàn hơn cái kia, tất cả đã minh chứng rằng, phẩm giá của con người đòi hỏi một sự đảm bảo mới, và sự đảm bảo mới mẻ này, chỉ có thể tìm thấy bằng một nguyên lý chính trị mới, bằng một lề luật mới trên trái đất này; sự hiệu lực của nó, lần này, phải được bao gồm cho toàn thể loài người, trong khi quyền năng của nó phải được hạn chế hết sức nghiêm ngặt, phải được bắt rễ, và được kiểm soát do những thực thể lãnh thổ được phân định mới mẻ lại.
Chúng ta không còn thể cho phép chúng ta giữ lại những cái gì tốt trong quá khứ, và đơn giản gọi đó là di sản của chúng ta, hay loại bỏ cái gì là xấu, giản dị coi đó là một gánh nặng chết tiệt mà tự thân chúng sẽ bị thời gian chôn vùi trong lãng quên. Cái mạch ngầm của lịch sử Tây phương sau cùng đã trồi lên trên mặt đất, và soán đoạt phẩm giá của truyền thống của chúng ta. Đây là thực tại chúng ta sống trong đó. Đây là lý do tại sao mọi cố gắng chạy trốn cái u ám của hiện tại, bằng hoài vọng một quá khứ vẫn còn trinh nguyên, hay bằng một sự lãng quên có dự tính về một tương lai tốt đẹp hơn: tất cả những cố gắng như vậy đều là vô hiệu.
Hè 1950
Hannah Arendt
NQT chuyển ngữ.
Chú thích:
Cuốn Những Nguồn Gốc Của Chủ Nghĩa Toàn Trị, trước đây, khi dịch ra tiếng Pháp, đã được phân làm ba. Vì vậy, thiếu Lời Tựa. Lần này, nhà xb Gallimard đã đem đến cho nó một bản dịch toàn thể; cùng với tác phẩm "Eichmann ở Jérusalem", cả hai được in chung thành một tập, trong tủ sách Quarto. Như thế, Lời Tựa lần xuất bản đầu tiên bằng tiếng Anh (1951), lần thứ nhất ra mắt độc giả tiếng Pháp, trên tạp chí Văn Học, Le Magazine Littéraire, số Tháng Sáu, 2002.
Do tính quan trọng của bản văn, và sự chính xác của nó, chúng tôi có cho "scan" nguyên bản tiếng Anh và bản dịch tiếng Pháp trên trang Tin Văn, để độc giả tiện tham khảo.

Tính Tầm Phào, Lãng Nhách của Cái Ác: Ghi chú, bổ sung, và phản bác.

Khi Hannah Arendt theo dõi phiên toà xử Adolf Eichmann tại Jerusalem vào năm 1961, bà đã nổi tiếng, và làm bùng nổ cuộc tranh luận kéo dài cho đến bây giờ, khi khám phá ra điều mà bà gọi là "tính tầm phào, lãng nhách của cái ác", banality of evil. Thay vì nhìn Eichmann như là một tên quỉ bài Do Thái, bà coi đây chỉ là một tên thư lại khốn kiếp ít quan tâm tới ý thức hệ Nazi mà chỉ lo làm sao cho những chuyến tầu chở Do Thái tới Lò Thiêu Auschwitz luôn luôn chạy đúng giờ.

Nhưng thời gian trôi qua, ngày càng có nhiều tài liệu từ những thư khố được mở ra, và ngày càng có thêm chứng cớ mới mẻ cho thấy vấn đề không đơn giản như vậy.

Gần đây nhất là ba cuốn sách mới xuất bản, được Richard Bessel trên tờ TLS (Phụ trang văn học Thời Báo London, số đề ngày 24 tháng Giêng, 2003) điểm, đã đưa ra những cái nhìn mang tính phê phán đối với đề án "tính tầm phào, lãng nhách của cái ác" của Arendt. Cuốn thứ nhất, "Những công nhân viên chức của Hitler: cảnh sát an ninh Nazi và tính tầm phào của cái ác", tác giả Yaacov Lozowick (nhà xb Continuum, 297 trang) đã nghiên cứu Eichmann và những đồng nghiệp của ông ta, là những người tổ chức, điều động việc tống xuất những người Do Thái trên toàn Âu Châu tới lò thiêu. Cuốn thứ nhì, "Bi-dzi-nét diệt chủng: Đội quân SS, lao động nô lệ khổ sai và những trại tập trung" (nhà xb North Carolina University), tác giả Michael Thad Allen quan sát văn phòng chính "The Business Administration Main Office", của SS, lo việc điều hành hệ thống lao động nô lệ khổ sai của Nazi. Và cuốn thứ ba, nguyên tác Đức ngữ, "Generation des Unbedingten" (nhà xb Hamburger, 964 trang), tác giả Michael Wildt nghiên cứu đám cầm đầu về an ninh (the leadership corps of the Reich Security Main Office), được thành lập bởi Reinhard Heydrich.

"Những công nhân viên chức của Hitler" của Yaacov Lozowick, là một nghiên cứu thú vị về tính thư lại, hay về sự hình thành những nghị quyết (decision-making) của "đảng ta" [Đảng Quốc Xã], Đệ Tam Reich. Tác giả làm việc tại Yad Vashem trong hai mươi năm qua, và hiện là Giám Đốc Thư Khố. Đối với ông, những công nhân viên chức có phần hùn trong dịch vụ đưa hàng triệu con người tới cái chết của họ, đã thực tâm thực lòng làm như vậy. Họ biết rõ họ đang làm gì. Eichmann và những đồng chí của ông ta, theo quan điểm của Lozowich, là "những công nhân viên chức với một kiểu hận thù rất ư là đặc biệt", "một thứ hận thù chẳng thể nào dựa trên một nền tảng duy lý, suy luận, để mà mò ra nguyên nhân, cội nguồn, và nếu cần phải biện minh cho lòng hận thù này, thì chỉ có thể gọi là ý thức hệ bài Do thái".

Khi Eichmann tới Vienna vào năm 1938, ông ta đề ra tiến trình và bộ máy tống xuất, và sau đó được đem ra sử dụng, với hiệu năng chết chóc khủng khiếp, "xuyên suốt" Âu Châu, những vùng do Nazi chiếm đóng. Nhìn vào chi tiết, quan sát những sự cố đã xẩy ra tại Hòa Lan, Pháp, Hungary, tác giả cuốn sách trình bầy cho chúng ta, những độc giả, một câu chuyện thật đáng tin cậy, và thuyết phục, mà nếu cần phải tóm gọn, thì nó đưa ra một quan điểm ngày càng trở nên quen thuộc trong giới nghiên cứu chế độ Nazi, đó là: những tội ác của Nazi tại những vùng đất bị chiếm đóng, được "gợi hứng" (inspired) từ ý thức hệ và được thực hiện bởi những kẻ "đi dưới bảng dẫn đường" của hận thù.

Gây ấn tượng nhất, là cách mà Lozowick, trong cuốn sách Những viên chức của Hitler, lập lại đường đi nước bước của những tài liệu qua Sở An Ninh (SD: Security Service) của lực lượng SS, chỉ cho thấy ai là người thảo ra những chỉ dẫn, dưới những cái tên (và thường xuyên là do chính những người này ký), đó là: Himmler, Goering, hay Heydrich, và cũng chính họ sau cùng bật đèn xanh, cho phép thực hiện những chuyến tống xuất người Do Thái tại những vùng đất do Đức quốc xã chiếm đóng, tới những trại tử thần. Kết luận của Lozowick: những viên chức mà tại bàn làm việc của họ, chính sách bài Do Thái đã ghé bến (landed), và đây là trách nhiệm bàn giấy của họ – những người này không phải không hứng thú khi được trao, và thi hành những trách nhiệm, nhưng họ là những thành viên một trăm phần trăm (full partners), ở trong cái cơ sở nhà máy làm thịt người Do Thái. Họ "nói như là những kẻ bài Do Thái, và họ nhìn thế giới từ cái nhìn bài Do Thái".

Lozowich đào xới đề án của Arendt, về tính tầm phào lãng nhách của cái ác. Đôi khi, ông tỏ ra "cũng được" (fair), đôi lúc, không được "fair" cho lắm. Cũng được, là khi ông viết: "Toàn trường phái của Hannah Arendt được thành lập trên một niềm tin tốt (Good faith is the foundation of the entire school of Hannah Arendt). Theo Lozowick, cuốn sách của ông chứng minh, đề án của Arendt, một "bài tập sáng chói mang tính quan điểm, hoàn toàn thiếu cơ sở mang tính lịch sử" (that Arendt’s "brillant conceptual erxercise lacked all historical foundation"). Nhưng Arendt đâu phải là sử gia – và lẽ dĩ nhiên, không thể trả lời – [Bà đã mất. CNTD]. Bà đâu có được nhìn thấy hàng núi tài liệu mà Lozowick đã lục lọi nát bấy ở trong đó. Mà cho dù bà có lầm đi nữa, phát giác của bà đã khiến cho bao con người phải suy nghĩ mãi, về vụ làm cỏ dân người Do Thái, rằng tại sao cái ác ghê gớm như thế lại xẩy ra, và là trách nhiệm của ai đây, có phần mình ở trong đó không?

Cũng như Lozowick, khi làm công việc quan sát, tìm hiểu những viên chức của Hitler, Michael Thad Allen, trong tác phẩm Dịch vụ Diệt chủng (Business of Genocide), nghiên cứu chế độ bàn giấy của lực lượng SS (The SS business administration); ông chỉ ra, những công nhân viên chức Nazi không có "tầm phào" một tí tỉ tì ti nào hết (far from ‘banal’). Allen cũng miêu tả những ông công nhân viên nhà nước thuộc bộ phận SS này, là những con người tự nguyện để cho ý thức hệ xỏ mũi dẫn đi, rất ý thức, tâm thành ý nguyện, rất tự hào được giao phó, và quyết tâm thực hành tốt công tác được giao, như những từ của ông: "một nhóm nhỏ những người trẻ, rất tự tâm tự nguyện hiến dâng đời mình cho nghĩa cả, thông minh hồ hởi, được thúc đẩy bởi ý thức hệ, làm việc rất hăng say" – "a small group of dedicated, intellectually spry, ideologically motivated, and hardworking young men". Thường xuyên, đây là những con người có kinh nghiệm hiện đại về điều hành, sẽ nắm quyền quyết định vận mạng của hàng ngàn tù nhân. Allen chú ý cặn kẽ tới yếu tố ý thức hệ mang tính sắc tộc, theo một nội dung rộng lớn hơn, và chính điều này cho phép những công nhân viên trẻ xàng lọc tù nhân, phân loại họ theo sức khoẻ, tội phạm, mầu da, và hiệu năng kỹ nghệ, để sau cùng đi đến phán quyết, những ngưòi nào "không đủ sức làm việc" (unfit to work), tức là "đủ sức đi tới lò thiêu" [fit to be murdered]. Như thế, Allen đã chỉ trích thật sắc bén quan điểm của Hans Mommsen, ông này nhấn mạnh sự vận hành lạnh lùng (impersonal functioning) của bộ máy thư lại Nazi.

Allen đã trình bầy cho chúng ta một bản kết toán được nghiên cứu kỹ càng và thật thuyết phục, về những nhà điều hành hiện đại, có kỹ năng kỹ thuật, những kẻ đã dựng lên đế quốc kinh tế SS. Có trong tay hàng trăm ngàn tù nhân, họ đã hoạch định, quản lý một hệ thống lao động nô lệ khổng lồ, và với sự hợp tác của Bộ trưởng Công Nghiệp Vũ Khí, Albert Speer, họ đã bắt tù nhân làm việc nhằm phục vụ bộ máy chiến tranh của Nazi. Tuy nhiên, việc sử dụng tù nhân, cho dù có sinh lợi, nhưng thiết yếu không phải là mục tiêu của nó. Nói rõ hơn, sinh lợi hay không sinh lợi, không cần thiết: Gạt bỏ [quan điểm về một] chủ nghĩa tư bản tự do không cần động não (mindless liberal-capitalism), và luật Mammon [người đặt nặng sự lạnh lùng của bộ máy thư lại Nazi], đám SS đặt để "sự hiện đại của nó trên tính sản xuất và tính siêu việt sắc tộc." (the SS based "its modernity on productivism and racial supremacy").

Rằng tụi SS bắt tù nhân làm việc trong một điều kiện sơ khai, rằng đây là một dịch vụ được quản lý một cách tồi tệ, không có hiệu quả, và là những cuộc phiêu lưu đầy rủi ro về mặt kinh tế, tất cả những điều này không cho phép chúng ta bỏ qua, không nhìn thấy, những viễn ảnh mang tính kỹ thuật của những tên hiện đại hoá phân biệt sắc tộc, hận thù mầu da (the racist modernizers), tức những kẻ điều hành dịch vụ diệt chủng. Những kẻ nhìn thấy tính hiện đại của những gì mà chúng đang làm, là một sự chứng tỏ, xác nhận cho tính siêu việt sắc tộc của chúng. Ở đây, chúng ta lại gặp thiên tài Arendt, khi bà nhìn ra, rằng, "không có mâu thuẫn, trục trặc, trật bản lề chi hết, giữa cơ sở dịch vụ hiện đại và ý thức hệ dã man (there is "no inherent contradiction between modern business organization and barbaric ideology").

"Thế hệ Unbedingten", khảo sát của Michael Wildt, về nhóm chóp bu an ninh dưới quyền Himmler’s Reich Security Main Office (RSHA), là một tác phẩm lớn theo tất cả mọi nghĩa của nó. Trên 900 trang, cuốn sách của ông làm nhiều người quan tâm và khen ngợi tại Đức. Ở đây, chúng ta lại thấy những con người giữ chức vụ quan trọng (key role) trong vụ làm cỏ tập thể "hiểu những gì họ đang làm và muốn làm những việc đó". Và không thể có chuyện (in no way) Adolf Eichmann chỉ là một người nhận mệnh lệnh cấp trên (a mere "recipient of orders).

Thành lập sau khi cuộc chiến vừa bắt đầu, RSHA là lực lượng anh ninh quốc gia (bao gồm cả cơ quan Gestapo và cảnh sát điều tra hình sự), cùng với Sở An Ninh SS, bộ sậu này tạo thành một định chế nhằm tiêu diệt những kẻ thù sắc tộc của Volk [Tộc, Dân Tộc Đức], và không bị một cuỡng chế pháp lý nào hết, [nghĩa là tha hồ giết mà không có tội]. Với Reinhard Heydrick là người cầm đầu, RHSA trở thành "cái" mà Wildt mô tả, là "the executive of Volksgemeinschaft". Lục lọi trong mớ tài liệu lớn lao, dàn trải, tác giả lôi ra chừng 200 vị lãnh đạo của cơ quan này, với chi ly chi tiết về lịch sử cuộc đời của từng vị, tầm nhìn, ao ước, tham vọng, và sự nghiệp của họ, trước vào sau 1945 (trong số, có cả một tay cựu viên chức SD, sau này trở thành điều hành viên (manager) của một nhà xb Đức, nơi đã từng in cuốn sách của Arendt viết về Eichmann). Và, lẽ dĩ nhiên, những tội ác của họ.

Cái đích mà tác giả Wildt nhắm, là nằm ngay ở nhan đề cuốn sách, dịch "mot à mot" có nghĩa là, "Thế hệ của những tên vô độ, phá giới" [vô độ, phá giới, theo nghĩa, không có giới hạn nào hết, tha hồ giết người mà không phạm tội, trong điểm sách, Bessel dịch là: the "generation of the unbound"].

Đây là một nghiên cứu những con người sinh đúng vào bước ngoặt của thế kỷ, những kẻ đã trải qua Cuộc Thế Chiến I như là những đứa con nít hay thiếu niên, những kẻ tới tuổi trưởng thành vào đúng lúc xẩy ra cơn khủng hoảng thời kỳ hậu chiến, và bị ảnh hưởng thấm đẫm tư tưởng cực hữu tràn ngập đại học Đức vào những năm cuối chế độ Cộng Hoà Weimar. Những kẻ đã phối hợp: a) tài học đáng nể của họ, b) khả năng tổ chức, và trí thức, c) chấp nhận ý thức hệ phân biệt sắc tộc, và sau cùng, d) một quyết tâm tàn nhẫn, sẽ hoàn thành sứ mệnh, trong mọi tình huống, với mọi biện pháp mang tính thù hận sắc tộc.

Khi lên trời cũng chiều người. Nazi lên nắm quyền, cuộc chiến bùng nổ, và Nazi chiếm đóng vùng Đông Âu, tất cả những sự kiện đó như phụ họa cho quyết tâm giết người vô độ, của thế hệ phá giới. Những sự kiện lịch sử như trên đã cung cấp cho thế hệ phá giới quyền giết người một cách hợp pháp, theo như định chế, với một quyết tâm, gặp kẻ thù khác mầu da, là làm thịt! (nguyên văn: một quyết tâm như thế đã có thể kiếm cho chính nó một diễn tả giết người: such a determination could find its murderous expression). Như Klaus Mann (con trai của Thomas Mann) đã tiên tri, ở trong nhận ký của ông đề ngày 30 [lại ngày 30], tháng Giêng, 1933, ngày mà Hitler trở thành Reich Chancelor, nước Đức đã trở thành một miền đất chuyện gì cũng có thể làm được (nguyên văn: miền đất của những khả thể vô giới hạn, "the land of unlimited possibilities". Được tuyển dụng bời Reinhard Heydrich và Werner Best, sau khi Hitler lên cầm quyền, "thế hệ những tên phá giới" thấy sự nghiệp của chúng lên như diều gặp gió, trong thập niên 1930, và trong thời gian chiến tranh, chúng phá bung, coi như "pha", những rào cản cuối cùng về đạo đức, văn hóa, cách ở đời, của những xã hội văn minh, và trở thành những cánh diều bay cao, bầu trời bao la cũng không giới hạn, kiềm chết nổi quyết tâm của thế hệ phá giới, trong công cuộc kìm tiếm, săn bắt mọi "giải pháp cách mạng" (revolutionary solutions), cho những vấn đề mà chúng đụng phải. Những con người, được sửa soạn để làm bất cứ chuyện gì, nhân danh "nghĩa cả" [làm thịt Do Thái], sẽ thấy họ ở trong một vị trí mà họ có thể làm bất cứ một chuyện gì.

Những gợi ý ở trong nghiên cứu của Wildt thật sâu thẳm. [Bạn đọc có cảm giác, có thể áp dụng vào bất cứ một chế độ độc tài toàn trị, ngay từ khi nó manh nha, khi nhân danh một "nghĩa cả" nào đó.] Cuốn sách khỗng lồ của ông nối kết những sự kiện rối bời của thời kỳ Weimar, với những điều ghê rợn. khủng khiếp tiếp liền sau đó, của thời kỳ Đệ Tam Reich. Ít cuốn sách nào làm được điều này. Cuốn sách chứng minh, tính quan trọng quyết định, của bạo động và những vụ giết người xẩy ra vào tháng 9 năm 1939, là một bước tới quan trọng (key step), chuyển sự đàn áp của cảnh sát thành diệt chủng (racist genocide).

Tất cả hợp lại, chúng cung cấp cho chúng ta một tia sáng mới mẻ, tinh khôi, khi nhìn vào chủ nghĩa Nazi và những tội ác do nó gây ra, và từ đó, có thể thấy ra rằng, một cái nhìn mới mẻ, dựa trên những sự kiện mới được khui ra như thế, đã "xói mòn" (undermine) đề án về "tính tầm phào của cái ác" của Arendt.

Theo Wildt, đề án này (cái ác cà chớn), chỉ diễn tả một me xừ Eichmann vào năm 1961, khi đang ngồi như là một bị cáo ở toà án Jerusalem, hơn là một ngài Eichmann vào những năm rạng ngời tại bàn giấy, từ năm 1935 tới 1945.

Theo Richard Bessel, người điểm sách trên tờ TLS, cuốn của Wildt là một trong những nghiên cứu quan trọng nhất về nước Đức Nazi, đã từng được xuất bản, trong những năm gần đây. (Cuốn này đang đợi được dịch qua tiếng Anh).

Jennifer Tran giới thiệu

*


Theo bước chân Hannah Arendt


JERUSALEM 

Các quan hệ của bà với đạo do thái, với nước Do Thái, với Shoah là trọng tâm nghiên cứu của tôi. Bà luôn luôn tự hào là người do thái. Lòng mộ đạo do thái là kim chỉ nam, là sợi chỉ đỏ của đời sống riêng tư của bà. Ngay khi dự định thành lập một quốc gia Do Thái bị thất bại, bà đã nghĩ sau khổ hình của trại tập trung Shoah, một nước Do Thái không phải là món quà tặng cho người Do Thái. Cùng với những nhà trí thức cực tả khác, bà khẳng định tân thể chế quốc gia Do Thái phải là một thể chế lưỡng quốc gia. Bà đã tuyên bố nếu quên người Ả rập, nếu trục xuất người Palestiniens thì tân thể chế sẽ ở trong tình trạng chiến tranh liên tục. Suy nghĩ như thế thật táo bạo và bà đã giữ ý kiến này cho đến năm 1961, năm xử vụ án Eichmann. 

Chính bà đã viết cho tờ báo “New Yorker” – tôi tìm được bức thư này – để xin tòa báo gởi bà làm phóng viên cho vụ án. Và tôi kinh hoàng khám phá ra bà đã không dự toàn bộ vụ án, bà không nói điều này trong sách của bà. Nhưng tôi nghĩ đó là yếu tố chính yếu bởi vì bà đi ra khỏi tòa trước khi xảy ra những giây phút xúc động mãnh liệt nhất, bà nghĩ bà đã hình dung hết được mọi sự, cái “ác tầm phào, vô vị, lãng nhách – không đáng phải nghe.” 

Bây giờ khi đọc lại sách của bà, người ta thấy có những điều không thể chấp nhận được. Bà đã dám viết nếu Hội Đồng Cố Vấn Do Thái không hợp tác với Đức quốc xã thì người Do thái đã chết ít hơn cũng như bà dám khẳng định nếu người Do thái nổi dậy chống đối thì sẽ không có nhiều người chết đến như thế. Tai tiếng quá khủng khiếp, bà bị vướng vào một việc hãi hùng và bà giữ lập trường của bà trong câu chuyện này, câu chuyện đã làm bà đau đớn kinh khủng, bà mất rất nhiều bạn. Sáu hoặc bảy năm sau, bà thú nhận bà đã sai lầm, bởi vì cái ác không tầm phào, và là cái đáng phải nghe, chỉ có cái thiện mới tầm phào, vô vị, mới không đáng để nghe. Từ đó bà buông luôn, không suy nghĩ đến sự kiện này và chỉ chú tâm vào triết học thuần túy.

 Ses rapports avec son judaïsme, avec Israël, avec la Shoah ont été le cœur noir de ma recherche. Elle a toujours été fière d’être juive. Sa judéité constitue le fil rouge de son histoire personnelle. Dès que la création d’un Etat juif a été débattue, elle a pensé qu’Israël ne devait pas être le cadeau fait aux Juifs après la Shoah et, avec d’autres intellectuels d’extrême gauche,  elle a affirmé que ce nouvel Etat devait être binational. Elle a déclaré que si on oubliait les Arabes, si on expulsait les Palestiniens, le nouvel Etat serait en guerre permanente. Cette position très audacieuse, elle la conservera jusqu’au procès d’Eichmann, en 1961. C’est elle qui écrit au « New Yorker » – j’ai retrouvé la lettre – pour demander à y être envoyée comme reporter. Et j’ai été stupéfaite de découvrir qu’elle n’a pas assisté à l’intégralité du procès, ce qu’elle ne dit pas dans son livre. Or, je pense que c’est un élément capital, car elle s’en va avant les moments les plus bouleversants, croyant avoir tout conceptualisé, dont la « banalité du mal ». Aujourd’hui, quand on relit son livre, il y a des choses inacceptables. Elle ose écrire que, si les Conseils juifs n’avaient pas collaboré avec les nazis, il y aurait eu moins de Juifs tués, tout comme elle ose affirmer que, si les Juifs s’étaient révoltés, ils ne seraient pas morts en aussi grand nombre. Le scandale a été énorme, elle s’est embourbée, entêtée dans cette histoire qui l’a horriblement fait souffrir, elle y a perdu beaucoup de ses amis. Six ou sept ans plus tard, elle a admis avoir eu tort, parce que le mal n’est pas banal, seul le bien l’est. Elle renonce alors à penser l’événement et se réfugie dans la philosophie pure. 
"Dans les pas de Hannh Arendt"

Auteur : Christine Gomariz, Paris Match 
Lan Nguyễn dịch

 

Hannah Arendt
Tính Tầm Phào, Lãng Nhách của Cái Ác: Ghi chú, bổ sung, và phản bác.
"Dans les pas de Hannh Arendt"
What Would Hannah Say?

J. M. Coetzee on Norman Mailer's Hitler

at the New York Review of Books (no subscription required). Here are his conclusions:

The lesson that Adolf Eichmann teaches, wrote Hannah Arendt at the conclusion of Eichmann in Jerusalem, is of "the fearsome, word-and-thought-defying banality of evil" (Arendt's italics). Since 1963, when she penned it, the formula "the banality of evil" has acquired a life of its own; today it has the kind of clichéd currency that "great criminal" had in Dostoevsky's day.
Mailer has repeatedly in the past voiced his suspicion of this formula. As a secular liberal, says Mailer, Arendt is blind to the power of evil in the universe. "To assume...that evil itself is banal strikes me as exhibiting a prodigious poverty of imagination." "If Hannah Arendt is correct and evil is banal, then that is vastly worse than the opposed possibility that evil is satanic"—worse in the sense that there is no struggle between good and evil and therefore no meaning to existence.
It is not too much to say that Mailer's quarrel with Arendt is a running subtext to The Castle in the Forest. But does he do justice to her? In 1946 Arendt had an exchange of letters with Karl Jaspers sparked by his use of the word "criminal" to characterize Nazi policies. Arendt disagreed. In comparison with mere criminal guilt, she wrote to him, the guilt of Hitler and his associates "oversteps and shatters any and all legal systems."
Jaspers defended himself: if one claims that Hitler was more than a criminal, he said, one risks ascribing to him the very "satanic greatness" he aspired to. Arendt took his criticism to heart. When she came to write the Eichmann book, she endeavored to keep alive the paradox that though the actions of Hitler and his associates may defy our understanding, there was no depth of thought behind their conception, no grandeur of intention. Eichmann, a humanly uninteresting man, a bureaucrat through and through, never realized in any philosophically full sense of the word what he was doing; the same might be said, mutatis mutandis, for the rest of the gang.
To take the phrase "the banality of evil" to epitomize Arendt's verdict on the misdeeds of Nazism, as Mailer seems to do, thus misses the complexity of the thinking behind it: what is peculiar to the everyday banality of a bureaucratically administered, industrially organized policy of wholesale extermination is that it is also "word-and-thought-defying," beyond our power to understand or to describe.
Before the magnitude of the death, suffering, and destruction for which the historical Adolf Hitler was responsible, the human understanding recoils in bewilderment. In a different way, our understanding may recoil when Mailer tells us that Hitler was responsible for the Third Reich only in a mediate sense—that ultimate responsibility lay with an invisible being known as the Devil or the Maestro. The problem here is the nature of the explanation we are being offered: "The Devil made him do it" appeals not to the understanding, only to a certain kind of faith. If one takes seriously Mailer's reading of world history as a war between good and evil in which human beings act as proxies for supernatural agents—that is to say, if one takes this reading at face value rather than as an extended and not very original metaphor for unresolved and irresoluble conflict within individual human psyches—then the principle that human beings are responsible for their actions is subverted, and with that the ambition of the novel to search out and speak the truth of our moral life.
Blessedly, The Castle in the Forest does not demand to be read at face value. Beneath the surface, Mailer can be seen to be struggling with the same paradox as Arendt. By invoking the supernatural, he may seem to assert that the forces animating Adolf Hitler were more than merely criminal; yet the young Adolf he brings to life on these pages is not satanic, not even demonic, simply a nasty piece of work. Keeping the paradox infernal–banalalive in all its anguishing inscrutability may be the ultimate achievement of this very considerable contribution to historical fiction.

 Hannah Arendt
Có vẻ như mấy đấng Yankee mũi tẹt chưa từng đọc những tác giả như Arendt, hay Milosz, thí dụ, nên cứ lải nhải hoài về… Faulkner, ấy chết xin lỗi xừ Gấu, và Tin Văn, nên cứ như “kiến bò miệng chén”, mỗi lần đụng nhau, là lèm bèm, toàn chuyện xó Mít, không làm sao “nghĩ”, dù đã ra được bên ngoài này!
Theo Gấu, Mít rất cần đọc Arendt, và Milosz. Đọc, ít ra là hai tay này, thì mới vỡ cái đầu ra được, và mới “nghĩ” được!

Tin Văn, ngay từ lúc xuất hiện, là đã giới thiệu cả một lô tác giả Mít cần đọc, nào Steiner, nào Brodsky, nào… tựu trung là xoáy vào hai mảng Mít rất cần, là văn chương “chuyền tay, dưới hầm” Samizdat của Nga, và của đám bỏ chạy CS tại những nước vùng Đông Âu, như Milosz, Manea, Kundera...
Nhờ vậy mới "nghĩ được tí ti", và hiểu ra được hiện tượng Con Quỉ Bắc Kít!
[Sắp đi rồi, cho phép Gấu "tự sướng" vài đường chứ!]
Sở dĩ, Kundera được trong nước dịch, là do ông viết bằng tiếng Pháp, trong khi mảng tiếng Anh, khó du nhập vô Việt Nam. Nước Nga sau này, cũng đã cho đọc một số tác giả dưới hầm, nhờ vậy Mít cũng được ăn theo, nhưng thật khó mà được đọc Tầng Đầu, hay Quần đảo Gulag.

 Hannah Arendt
Numero 11 Janvier-Février 2010
Document
Une valeur fausse : Hannah Arendt
Hannah Arendt ne mérite pas l’adulation posthume dont elle fait l’objet. Son œuvre ne résiste pas à l’épreuve du temps. En particulier, le rapport complexe qu’elle entretenait avec le peuple juif transparaît dans l’usage douteux qu’elle fait des sources antisémites et nazies.
Pensée décousue voire incohérente, concepts flous, approximations historiques… Le réquisitoire n’est pas tendre : aux yeux de l’historien Bernard Wasserstein, spécialiste de l’histoire juive et israélienne, l’œuvre d’Hannah Arendt, figure majeure de la pensée politique contemporaine, doit être totalement reconsidérée. Prenant au mot celle qui se situait elle-même « quelque part entre l’historienne et la publiciste », il passe au crible sa méthodologie historique, souligne les contradictions de sa pensée sur le totalitarisme et fustige la « perversité » de sa vision du monde. S’il juge louable son rejet du discours apologétique juif, il accuse la philosophe-historienne d’avoir versé dans l’extrême inverse. Son insistance sur la « coresponsabilité » des Juifs s’expliquerait, selon lui, par une « surexposition » à la littérature antisémite et nazie, dont témoigne l’utilisation douteuse qu’Arendt fit de ces sources. Issu d’une conférence, l’article, publié dans le prestigieux Times Literary Supplement, a provoqué un intense débat dans le monde anglo-saxon.



Hannah Arendt

Thực vậy, đây là nỗi khốn khó của thời đại chúng ta, mắc míu lung tung, đan xen lạ lùng giữa xấu và tốt, đến nỗi, nếu không có "bành trướng để bành trướng" của những tên đế quốc, thế giới chẳng bao giờ trở thành một; nếu không có biện pháp chính trị "quyền lực chỉ vì quyền lực" của đám tư sản, cái sức mạnh vô biên của con người chắc gì đã được khám phá; nếu không có thế giới ảo vọng, thiên đường mù của những phong trào toàn trị, qua đó, những bất định thiết yếu của thời đại chúng ta đã được bầy ra một cách thật rõ nét, như chưa từng được bầy ra như vậy, thì làm sao chúng ta [lại có cơ hội] bị đẩy tới mấp mé bên bờ tận thế, vậy mà vẫn không hay, chuyện gì đang xẩy ra?
Và nếu thực, là, trong những giai đoạn tối hậu của chủ nghĩa toàn trị, một cái ác triệt để xuất hiện, (triệt để bởi vì chúng không thể suy diễn ra, từ những động cơ có thể hiểu được, của con người), thì cũng thực, là, nếu không có chủ nghĩa toàn trị, chúng ta có thể chẳng bao giờ biết được bản chất thực sự cơ bản, thực sự cội rễ, của cái ác.
Chủ nghĩa bài Do Thái (không phải chỉ có sự hận thù người Do Thái không thôi), chủ nghĩa đế quốc (không chỉ là chinh phục), chủ nghĩa toàn trị (không chỉ là độc tài) – cái này tiếp theo cái khác, cái này bạo tàn hơn cái kia, tất cả đã minh chứng rằng, phẩm giá của con người đòi hỏi một sự đảm bảo mới, và sự đảm bảo mới mẻ này, chỉ có thể tìm thấy bằng một nguyên lý chính trị mới, bằng một lề luật mới trên trái đất này; sự hiệu lực của nó, lần này, phải được bao gồm cho toàn thể loài người, trong khi quyền năng của nó phải được hạn chế hết sức nghiêm ngặt, phải được bắt rễ, và được kiểm soát do những thực thể lãnh thổ được phân định mới mẻ lại.
Chúng ta không còn thể cho phép chúng ta giữ lại những cái gì tốt trong quá khứ, và đơn giản gọi đó là di sản của chúng ta, hay loại bỏ cái gì là xấu, giản dị coi đó là một gánh nặng chết tiệt mà tự thân chúng sẽ bị thời gian chôn vùi trong lãng quên. Cái mạch ngầm của lịch sử Tây phương sau cùng đã trồi lên trên mặt đất, và soán đoạt phẩm giá của truyền thống của chúng ta. Đây là thực tại chúng ta sống trong đó. Đây là lý do tại sao mọi cố gắng chạy trốn cái u ám của hiện tại, bằng hoài vọng một quá khứ vẫn còn trinh nguyên, hay bằng một sự lãng quên có dự tính về một tương lai tốt đẹp hơn: tất cả những cố gắng như vậy đều là vô hiệu.
Arendt

Bạn đọc, đọc đoạn trên đây, rồi áp dụng nó, một cách ‘thông minh và thiên tài’ vào lịch sử lập quốc của Mít, xem có 'ngay tắp lự', không?
Cái đoạn Gấu gạch dưới là điều Mít cần làm, vào thời điểm Mít "chúng ta [lại có cơ hội] bị đẩy tới mấp mé bên bờ tận thế, vậy mà vẫn không hay, chuyện gì đang xẩy ra?"!




 


 

Comments

Popular posts from this blog

Nguyễn Ngọc Tư

30.4.2015

‘A Lament in Three Voices’