Tầu Chợ


 Chỉ có tình là vĩ đại thôi.

K.
Ôi chao, quả thế. Nhứt là tình ảo.
Ở trên net!
***
Re: Sonata
Nhan sắc của ta tầm thường lắm, vì thế chuyện tình ta viết dễ có cái air ai oán chăng?
Làm gì có chuyện đó.
Cô Tư Cà Mâu, idole của Chị So, nhận xét, đàn bà, hễ hỏng cái mũi thì trời bù cho đôi mắt đẹp - nhớ đại khái - TTT có lần ngồi Quán Chùa, phán, đàn bà, xấu cỡ nào, thì cũng có những khoảnh khắc đẹp ơi là đẹp, vẫn nhớ đại khái.
Nhưng ở đây, là vấn đề khác, như Kafka phán.
Kafka, trong một bức thư gửi cho bạn, viết: “Nhà văn là một bouc-émissaire của nhân loại. Nhờ hắn mà nhân loại có thể vui hưởng tội lỗi một cách ngây thơ vô tội”. Chính niềm hoan lạc ngây thơ vô tội này là sự đọc. Sự viết mang trong nó mầm bất hạnh, nhưng sự đọc lại là hân hoan, lại là ân sủng. Một nhân xấu cho một quả tốt. Viết là một sự vật ai oán (chose nocturne), là cái ngậm đắng, nuốt cay, là cái nghiệp, là cái sầu thảm. Nhưng đọc lại là ân huệ, là an hưởng tội lỗi một cách không tội lỗi, (một cách thơ ngây vô tội). Viết là một tác động xấu (activité mauvaise) nhưng đọc lại là cái bất động, cái tiêu cực sung sướng. Cái hữu của sự viết là bất hạnh trong khi bản tính của sự đọc lại là hạnh phúc, mặc khải…
Câu của Kafka, bản tiếng Anh:
He is the scapegoat of mankind. He makes it possible for men to enjoy sin without guilt, almost without guilt.
Văn Chị So, như bằng hữu nhận xét, dí dỏm, nhưng cái "air" ai oán - chose nocturne - mới là chiều sâu thăm thẳm của nó. Cái dí dỏm viết ra là để che giấu nó, có thể nói như vậy.
Gấu nhận ra điều này, lần đọc Tàu Chợ, và mới đây, là cái mẩu post lại sau đây.
Khi tôi ốm lần cuối cùng trong đời, nằm bệnh viện trong một phòng san sát mười giường bệnh. Ruy đến, ngồi lọt vào cái khe hẹp giữa hai giường, hắn bình thản cầm lấy tay tôi, lăn lăn từng đốt ngón tay, ngâm nga "cô chủ quán mắt đen dài ngơ ngác, đã lấy chồng tay xấu nhiều đi..."
Đã có thời tay tôi được hắn khen đẹp, những ngón tay thon dài, đầu ngón hơi hớt cong, hai chúng tôi ngồi giặt quần áo ở bờ sông, trời mùa đông mới nhờ nhờ sáng, mặt sông gợn nhẹ những làn gió mỏng manh, lao xao chờ nắng.
Ruy rất tử tế, đổi may ô, quần đùi mỏng sang cho tôi, hắn gom tất quần tây và áo khoác dày của hai nhà, vò xà phòng, xong hai đứa lội xuống sông giũ. Lom khom giũ mỏi lưng quá tôi giải lao, đứng thẳng, kẹp cái áo giũ dở vào chân và chống nạnh nhìn giời giăng mây nước... Ruy lôi cái áo dưới chân tôi ra giũ nốt, chép miệng, tay mày đáng nhẽ để oánh piano, đẹp thế làm gì cho nó phí.
Tôi xòe tay trước mũi hắn, tự đắc, tay quí sì tộc đấy, băm bèo cũng đẹp, hắn "lợi dụng", nắm lấy mấy ngón tay, ngắm nghía rồi lắc đầu, cong hớt thế này thì không piano được, thiếu lực.
Nhưng mà đẹp, hắn mỉm cười, nước sông vỗ ộp oạp như đồng tình với hắn, tôi cúi xuống xòe tay dưới nước, nước sông trong nhờ nhờ, nhìn bàn tay cũng trong trong như miếng cá xắt ngang, Ruy ngán ngẩm, đồ chết đói, nhìn đâu cũng ra cá với thịt.
Ngày ấy chúng tôi đói triền miên, Ruy ăn khỏe, suất cơm bếp tập thể chả mùi vần gì với hắn, tôi cũng thừa sức ăn hết nhưng ái ngại cho hắn nên làm bộ cảnh vẻ, bảo, ăn hộ tao mấy, tao no quá, bụng quý sì tộc, ăn tí là no. Nhưng suất cơm lèo tèo mấy miếng đậu kho mỏng tang với vài cọng rau muống chỉ làm chúng tôi thêm đói, ngồi trong lớp đến tiết thứ năm thì đói thắt ruột, chẳng chữ nào lọt vào tai nữa.
Lúc ấy chỉ có những cuốn truyện dày cộp để dưới gầm bàn là cứu giúp được hai đứa tôi, cả tôi và hắn đều mắc tật đọc truyện trong lớp. Truyện tôi đọc thời gian khổ ấy hầu hết là những truyện cổ điển, của Tolstoy, Dostoevsky, Puskin, Lermontov...thế nên hình mẫu quý sì tộc luôn váng vất quanh tôi, chàng thì trung thực và quả cảm, nàng thì thanh tao và trìu mến, tổng hòa Natasa, Pie với đậu phụ kho và rau muống luộc thành bàn tay quý sì tộc được chống nạnh bên cạnh Ruy đầu bù xù vắt hết đống áo quần dày cộp, cả hai đứng ngâm chân dưới sông, nắng đã lên, nước sông Hồng mải miết chảy luồn qua chân chúng tôi rồi xuôi cùng mặt sông bát ngát. Ruy vác bó quần áo lên bờ xong gánh đôi thùng xuống vục nước, bóng hắn in theo triền sông lỗ rỗ tổ vờ.
Dù quần quật gánh nước, giặt dịa, băm bèo, bổ củi như nhau nhưng Ruy ra điều con nhà cơ bản, tôi thì đóng vai quý sì tộc, bố mẹ chúng tôi làm cùng cơ quan, đi sơ tán cùng nơi, cùng học trường làng. Chúng tôi gánh tất việc nhà, thêm việc học và còn những là nghi thức đội, đại hội đoàn, báo tường và hội diễn văn nghệ, những thứ của một thời trường kỳ kháng chiến dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Sông Hồng là sân chơi của đám trẻ khu tập thể cơ quan chúng tôi, chúng tôi tắm giặt, hát hò, cãi vã, té nước và đuổi bắt rồi rửa rau vo gạo và gánh nước về kín đầy chum vại, tôi với Ruy thì thêm tật đứng ngơ ngẩn nhìn sông, viễn tưởng đến Von ga hay Nheva dù sông Hồng đẹp bằng vạn.
Vonga của Repin với đường chân trời xuống thấp chúng tôi đã ngắm mãi trong họa báo Liên xô thực chẳng dính líu gì với cái bến sông chỗ chúng tôi lúc này, một bến sông với những bậc xắn trong bờ đất thó đỏ rực và dốc đứng. Bước được xuống làn nước trong nhờ là chúng tôi thở phào, như dòng sông là nơi phẳng lặng bình yên nhất trên đời . Tất nhiên cùng với sông tôi còn phải có Ruy, hắn cúi xuống giũ nốt mớ quần áo cho tôi mở rộng mắt mà ngắm ban mai trên sông, hít thở làn gió mềm mại trong nắng non
Hồi ấy tôi không yêu Ruy, hắn chỉ là cái bóng luẩn quẩn dưới chân tôi, một cái bóng chỉ nổi lên khi có nắng.
Bây giờ thì tôi yêu hắn, đã bao nhiêu năm trôi qua hắn vẫn làm tốt nhiệm vụ giữ cho tôi cái tâm thế quý sì tộc, dù tôi lăn lê bò toài có lúc đến thảm hại nhưng chỉ cần đưa mắt nhìn là thấy, cái đầu tóc um tùm từ lúc đen đến lúc bạc của hắn, giờ thì tôi đúng là chỉ còn có thể đưa mắt nhìn, mong sao trúng hắn, để nói "tôi yêu cậu". Ánh mắt nghẹn ngào cách nào đó cho hắn hiểu.
Tuyệt bút!
Take Care, my dear.


Thông tuệ, tươi trẻ, thật xứng đáng là Nàng Thơ của GNV!
Sonata.
Tks.
6. NIGHT VISIT
"Everyone left, and no one came back."
You won't wait on a path that's asphalty,
Or in a leaf-covered street.
But in some adagio by Vivaldi
Again we'll meet.
The candles will show a dim yellow flame,
Bewitched by sleep,
But the bow won't ask how it was you came
To my midnight keep.
In lamentation, deadly and calm,
We'll pass an hour or more,
You, of course, will read in my palm
Such wonders as before.
And then that great anxiety
Which is now your doom
Will lead you into the icy sea,
Far from me and my room.
1963
Anna Akhmatova
Trans. Lyn Coffin
Tựa hồn những năm xưa
"Mọi người bỏ đi, và không ai trở lại"
Anh sẽ không đợi trên con đường trải nhựa
Hay trên con phố phủ lá vàng
Nhưng trong một adagio của Vivaldi
Đôi ta lại gặp
Nến sẽ soi một ngọn lửa, vàng, mờ.
Điên dại, nhờ giấc ngủ
Nhưng cái cúi đầu sẽ không hỏi
Là anh ư, người tới trong vòng tay nửa đêm của em.
Trong than thở, chết người, và êm ả
Đôi ta sẽ trải qua, một giờ, hoặc hơn
Anh, lẽ tất nhiên, sẽ nhìn thấy trong lòng bàn tay của em
Những sững sờ, kinh ngạc như thế đó, như trước đó
Và rồi bây giờ thì cơn sao xuyến lớn lao
Cuộc trầm luân của anh
Sẽ dẫn anh tới biển băng giá
Xa, thật xa, em,
Căn phòng của em.
*****
from “Seventh Book”
6
The Visit at Night
“Everyone left and no one returned.”
Not on the leaf-strewn asphalt,
Will you have to wait.
But in a Vivaldi adagio,
We will meet.
Again the candles will be dim yellow,
And spellbound by sleep,
But the violin bow won't ask how you entered
My midnight house.
These half hours will pass
In a mute, deathly moan,
You will read on my palm
The same miracles,
And then your anxiety,
Which has become your fate,
Will lead you away from my threshold
And into the icy waves
La visite de nuit
« Tout le monde est parti et personne n'est revenu.
Pas sur l'asphalte jonché de feuilles,
Faudra-t-il attendre.
Mais dans un adagio de Vivaldi,
Nous nous rencontrerons.
Encore une fois, les bougies seront d'un jaune pâle,
Et envoûté par le sommeil,
Mais l'archet du violon ne demandera pas comment tu es entré
Ma maison de minuit.
Ces demi-heures passeront
Dans un gémissement muet et mortel,
Vous lirez sur ma paume
Les mêmes merveilles,
Et puis ton anxiété,
Qui est devenu ton destin,
Te mènera loin de mon seuil
Et dans les vagues glacées
September 10-13, 1963
Komarovo
Trans. Judith



Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư