THƠ JOSEPH HUỲNH VĂN



Tưởng Niệm Đỗ quân và Joseph Huỳnh Văn

Đỗ Long Vân mất tại quê nhà tháng Tám năm 1997. Người viết chỉ được biết, nhân đọc mục thư tín trao đổi với bạn đọc của một tạp chí văn học ở hải ngoại.

Và sau đó có viết vài dòng về ông, như một tưởng niệm muộn, và mượn ngay tên bài viết của ông làm của mình. Cả bài viết của ông, sau bao tai biến, chỉ còn lại một cái tên trong trí nhớ người viết. Gửi theo ông rồi, mới quên điều tính hỏi: Vô Kỵ là ai, mà ở giữa chúng ta?

***

"Mỗi một bài viết bạn đang đọc…", bạn đọc hãy coi những dòng sau đây, như là một bài viết bên lề, vẫn như một lời tưởng niệm muộn, gửi theo người đã khuất.

***

Chết là hết, như người Việt thường nói. Nhưng Volkov, trong bài viết tưởng niệm thi sĩ Joseph Brodsky, "Con sói cô đơn của thơ ca", đã trích dẫn câu thơ của nữ sĩ Akhmatova, "Khi một người đàn ông chết, những bức chân dung của người đó thay đổi", và đưa ra nhận xét, "có chút chi lạnh lẽo ở hai dòng thơ này". Theo ông, thường ra, khi được tin một người bạn mất, và được trao công việc lọc lựa những bức chân dung, ông nhận thấy có những thay đổi thật tế vi, đôi khi gây kinh ngạc, từ nét mặt người quá vãng. Như thể thần chết vạch giùm cho chúng ta thấy một ý nghĩa, một viễn tượng nào đó, ở nơi người chết, chỉ sau khi đã phán bảo: người này chết rồi. Những giai thoại-sau cái chết (the posthumous legend) càng mạnh, hậu quả của chúng càng xáo trộn, ở nơi những bức chân dung đó. Và theo Volkov, chuyện như vậy đã không xẩy ra, trong trường hợp của Joseph Brodsky. Sau khi ông mất vì bịnh tim vào ngày 28 tháng Giêng năm 1996 ở New York City, giai thoại về ông khi còn sống nhập hẳn vào những bức hình của ông, qua đó, là thời niên thiếu nổi loạn trong một thành phố bị vây hãm, cuộc vây hãm 900 ngày, dài nhất trong lịch sử cận đại, chưa kịp hồi phục bị giáng thêm đòn thanh trừng thời kỳ Stalin, rồi tới bản án theo kiểu Kafka của nhà nước Xô viết…

Người viết đã có lần giới thiệu bài tưởng niệm Joseph Brodsky, của T. Tolstaya, rồi nhân đó, tưởng niệm một nhà thơ Việt. Một người quen đã bực mình, tại sao lại để hai nhà thơ kế nhau như thế? Brodsky thì ai cũng biết, nhà thơ bạn anh, đâu có ai biết đến mà chơi cái trò ăn theo!

Tôi thật sự ngạc nhiên, khi bị hỏi như vậy, lần đó.

Trong bài viết của Tolstaya có nhắc tới một người thợ mộc ở Moscow, nhân được phỏng vấn, đã trả lời: Tôi chỉ mong có một cuộc sống riêng tư. Như Joseph Brodsky!

Anh bạn nhà thơ của người viết sau 1975 đã làm nghề thợ mộc. Trước đó anh làm nghề dạy học. Anh khoe, tìm thấy những vân gỗ y hệt những vần thơ!

Cái ông thợ mộc chẳng ai biết đến đó lại mong có một cuộc đời rất riêng tư của một nhà thơ được giải Nobel văn chương!

Cái ông thợ mộc bạn tôi, giả sử như gặp nhà thơ Nga ở cái thế giới nào đó, có thể sẽ là hai người bạn thân. Tôi thực sự mong mỏi như vậy. Và tôi còn tin rằng Joseph Brodsky sẽ thèm thuồng cái số phận của anh bạn thơ của tôi, ở trong cái thế giới cả hai đã cùng từ bỏ.

Nhà thơ Nga bị nhà nước Nga tống xuất, xin xỏ mãi để được ở lại, mà không được. Bạn tôi cứ tà tà ở lại, chẳng ai đuổi, và cũng chẳng thèm đi! Bạn tôi làm thợ mộc, nhà thơ Nga phải làm nghề mổ tử thi. Ông tự hào về nghề đó, và xấu hổ khi phải bỏ nghề. Anh bạn nhà thơ của tôi tự hào là một anh thợ mộc, và anh tìm thấy thơ ở đó, khi không còn có thể làm thơ được nữa.

Thử hỏi Brodsky có tìm thấy thơ từ những xác chết hay không?

Anh bạn nhà thơ của tôi, là bạn thân của Đỗ Long Vân.

Tôi viết bài tưởng niệm Đỗ quân cũng trong ước vọng đó: được có một cuộc đời riêng tư như Đỗ quân.

Bởi vì cái cuộc đời riêng tư đó thật là hiển hách vô cùng, đối với đám tụi tôi. Đám chúng tôi, khi đi trình diện nhập ngũ, trưng đủ thứ bằng cấp, để được đi học sĩ quan (bằng tú tài), để được biệt phái về một đơn vị không tác chiến (bằng chuyên môn)…

Đỗ quân, tuy bằng cấp đầy mình, đã từng du học Paris, giáo sư đại học, đi trình diện như một cái bang chẳng có một túi nào!

Sĩ quan, binh lính miền nam trước 1975 thường mặc quân phục bó sát người. Kỷ niệm của tôi về Đỗ quân, trong lần tình cờ đi cùng anh bạn thi sĩ Joseph Huỳnh Văn ghé thăm ông tại Đài Truyền Tin Phú Lâm, là một anh lính trong bộ quần áo nhà binh rộng thùng thình, tươi cười, thoải mái. Tôi có cảm tưởng ông thoải mái hơn cả lần đầu gặp tại quán Cái Chùa, đường Tự Do.

Trích Vô Kỵ giữa chúng ta


Khuya nức nở (tinvan.limo)

Nhã Tập (tiền thân của Tập San Văn Chương) và Tập San Văn Chương, do một nhóm thân hữu chủ trương: Nguyễn Tường Giang, Phạm Hoán, Nguyễn Tử Lộc, Phạm Kiều Tùng và Joseph Huỳnh Văn.
NLV giới thiệu thơ Joseph Huỳnh Văn, Da Màu

Tôi sợ có lầm lẫn ở đây. TSVC không có tiền thân. NQT tôi cộng tác ngay từ số đầu. Joseph Huỳnh Văn là tổng thư ký. Nguyễn Tường Giang, bác sĩ, lo trị sự, quảng cáo, lo tiền in báo. Nhà in ABC của ông cụ PKT. Mỗi số TSVC có 1 cái tít riêng, và Nhã Tập có thể là tên của số đầu tiên ra mắt. Có số có tên tiếng Tây, Soleils Perdus, Soleils Retrouvés, Mặt Trời Mất Đi, Mặt Trời Tìm Thấy Lại... Trước TSVC, chưa ai từng đọc thơ Joseph Huỳnh Văn. Anh xuất hiện lần đầu trên TSVC. Những bài Cầm Dương gây chấn động trong giới văn học Sài Gòn lúc đó. Sau khi báo chết, anh cũng không đăng thơ ở đâu, theo như tôi còn nhớ được.


Cầm Dươ
ng Xanh

 

Cầm dương khúc, cầm sầu. Khúc mãi mãi…
Đàn ai
Ngăn-ngắt trời tây phương
Tôi đứng bên hồn chiều ngây dại
Hồng tuôn thanh thót tới đêm trường.
Hồng tuôn. em trắng muốt tay dương
Thôi đã nghìn xưa hương khói bay
Đàn im. tôi biết làm sao thấy
Đêm qua tôi chết quá ngất ngây
Đêm qua tôi chết quá không hay
Đàn im. tôi biết làm sao thấy
Réo rắt. em tinh khiết buông tay
Réo rắt. em trong suốt như mây.
Cầm dương khúc, cầm sầu khúc. Mãi mãi…
Đàn ai ngăn-ngắt trời tây-phương
Xanh đoá hồn tôi xanh lá lệ
Trong vườn tôi xanh đẫm tinh-sương.
Ôi khúc cầm xanh
sầu quý-phái
Mưa trầm xanh cầm mộ ngát xanh

Chú thích của Giấy Vụn:

 

Bài Cầm Dương Xanh trong lần in này đã sửa lại theo bản nhuận sắc bằng thủ bút của tác giả trước khi qua đời, bản gốc trên Tập san Văn Chương, số Trung Tân, nguyên văn như sau:

 
Ôi khúc cầm dương khúc sầu quý-phái
Đàn ai
Ngăn-ngắt trời tây phương
Người lắng
mơ lên chiều
xanh vương…
Hồng tuôn thanh thót suốt đêm trường.
Hồng tuôn. em trắng muốt dương tay
Thôi đã nghìn xưa hương khói bay
Đàn im. tôi biết làm sao thấy
Đêm qua tôi chết quá ngất ngây
Đêm qua tôi chết quá không hay
Đàn im. tôi biết làm sao thấy
Réo rắt. em tinh khiết buông tay
Réo rắt. em trong suốt như mây

Ôi khúc cầm dương khúc sầu quý-phái
Đàn ai ngăn-ngắt trời tây-phương
Xanh đoá hồn tôi xanh lá lệ
Trong vườn tôi xanh đẫm tinh-sương.
Ôi khúc cầm xanh sầu quý-phái
Mưa trầm xanh cầm mộ ngát xanh 

Thứ ba, ngày 25 tháng mười năm 2011


Muôn thu ngơ ngác đứng bên đời..

 

Hai bài thơ của Joseph Huỳnh Văn trích trong tập Thơ Joseph Huỳnh Văn (Giấy Vụn 2011). Câu thơ trên, Muôn thu ngơ ngác đứng bên đời, có lẽ tiêu biểu cho giọng thơ của Joseph Huỳnh Văn trong tập này. 

Vô Đề 1

Trời xanh ngập ngừng như muốn nói
Ngàn năm ấp úng dáng mây trôi
Lòng tôi e có chi muốn hỏi
Muôn thu ngơ ngác đứng bên đời... 

Tôi Ngồi Rất Vắng Bóng Tôi 

Tôi ngồi nhuộm máu sân liêu
vì em trầm tụng kinh chiều khóc tôi
tôi ngồi đắm đuối không thôi
vì em  thắp nến chờ tôi hiện về
tôi ngồi đâu?
tỉnh hay mê?
Chao ôi, ai cột tóc thề trong mưa

tôi ngồi xế bóng thu xưa
vì em liều với nắng mưa theo người 

Tôi ngồi, đợi tóc xanh tươi
sáng rất hiu hắt, ai
cười hắt hiu...

tôi ngồi rất vắng bóng tôi

Blog GM

Như vậy là thơ Joseph Huỳnh Văn đã được Giấy Vụn xb
Trân trọng giới thiệu độc giả trong và ngoài nước.
NQT

hv2

*

Vô đề 

Trời xanh ngập ngừng như muốn nói
Ngàn năm ấp úng dáng mây trôi
Lòng tôi e có chi muốn hỏi
Muôn thu ngơ ngác đứng bên đời.... 

Vô đề

Máu đào ai thắm trên sông
Mà em giặt áo chờ mong người về
Chao tay trong áng giăng thề
Có nghe hồn lụa não nề huyết xương
*

Ngàn năm e vẫn còn vương
Trên sông trầm lặng chút hương máu nồng. 

Joseph Huỳnh Văn

Những bài thơ tiêu biểu của Joseph Huỳnh Văn, theo tôi, phải là mấy khúc Cầm Dương. Nhà thơ xuất hiện cùng lúc với Tập San Văn Chương, và tự giới thiệu mình bằng những dòng thơ thật sang, thật quí phái [Ôi khúc cầm dương sầu quí phái…]
Và thật lạnh, như một vị độc giả TV lần đầu đọc anh:

GNV có còn bản nào của Joseph Huỳnh Văn không?
Tôi rất mong có một cuốn để đọc rỉ rả... JHV "lạnh" như TTT...

Joseph Huỳnh Văn

Em đẹp như cách mạng

Vành khăn tang thắm đỏ giữa chiều vàng
Em đẹp như nát tan
thuở bình minh, rạng rỡ xa nhau
ôi vầng dương vầng sầu
Em đẹp như hoàng hôn đổ máu
thầm giấu tên chúng ta

như một chuyến đi xa
người về dưới chân sao lặng lẽ
đẹp nghẹn ngào
tên của người trong trắng biết bao
ôi vì sao ở cuối trời ly cách
Em đắm đuối
như chuỗi đời không gặp gỡ
đẹp bơ vơ 

như giấc mơ vội vàng tảng sáng
đẹp muộn màng
ôi những người kiêu hãnh chẳng ngày mai
đẹp tàn phai
vì lòng hoài cách mạng

1972

Joseph Huỳnh Văn

Note: Bài thơ này hách thật.
VC làm sao có thứ cách mạng này 


Nhân Lần Giỗ Thứ Mười
Joseph Huỳnh Văn

Nguyễn Lương Vỵ

Cầm dương xanh đón người về 

Có gặp anh, một đôi lần, ở Sài Gòn, thập niên 80, tại nhà Joseph Huỳnh Văn.

Tháng Hai này là giỗ thứ mười, tôi cũng có mối tri tình với anh ấy trên ba muơi năm. Gửi anh bài thơ viết riêng cho J. HV.


  Nếu đi về phía đường Hai bà Trưng, bạn có thể kiếm một chỗ ngồi như thế, nhưng vắng vẻ, dễ chịu hơn, là khu cà phê đường Gia Long, gần Thư Viện Pháp, nhà thương Grall. Đây là nơi Gấu thường ngồi với ông bạn nhà thơ Joseph Huỳnh Văn, những ngày mới làm tờ Tập San Văn Chương 

Có một lần, ông chủ hợp tác xã mộc, là thi sĩ Joseph Huỳnh Văn, đã ký lệnh tha Gấu ra khỏi trại cải tạo Phạm Văn Cội, Củ Chi. 

Số là, ông làm một cái giấy, xác nhận Gấu là nhân viên HTX, nhờ vậy, nhà nước coi thằng này không còn là thành phần ăn hại xã hội, và cho về.

Về, là ra vỉa hè Bưu Điện, khởi nghiệp viết mướn.


Có lần, anh nói về một, hay nhiều địa ngục mà Gấu đã từng trải qua: Đó là do mi có quá nhiều tình cảm. Mà thuần một thứ bi lụy.

Bà cụ Gấu cũng nói như vậy. Rằng thằng con của cụ yếu đuối quá, không có một chút khí phách. Thua ông bố của mày xa!

Bà cụ của Gấu chết, không như anh, còn sống, khi biết ra một điều về bạn mình: Những tình cảm bi lụy, đôi khi, biến thành sức mạnh, khí phách, và là ân huệ Trời cho, một con người, nào đó.

Viết mướn ở Bưu Điện 3 

Ở miền nam, Anh Môn có một vị trí giống như Hoàng Tử Nhỏ của Xanh Tếch [Saint-Exupéry]. Ông bạn của Gấu tôi, thi sĩ Joseph Huỳnh Văn mê cuốn này lắm. Nhưng cái ngôi sao thất lạc mà anh chẳng bao giờ bắt gặp, lạ một điều, lại chính là…. Hà Nội!

Anh Môn 


Chưa thành lời chia phôi

Sao môi đầy Viễn Xứ

Joseph Huỳnh Văn.

 Thì cũng vẫn cái chất tiên tri đó:

Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới

Thanh Tâm Tuyền

Dạ Khúc


 Tôi biết Lộc, và J. Huỳnh Văn, là qua Tập san Văn chương. Không biết ai là người đầu tiên đưa ra việc làm báo. Khi có tôi, mọi chuyện đã được quyết định. Tôi nhận lời,  phần lớn là vì hai người bạn mới. Nhất là J. Huỳnh Văn. Như một hậu quả tất nhiên của những buổi bỏ sở ra ngồi quán cà phê gốc me đường Nguyễn Du, hoặc bên đường Hai Bà Trưng, quãng gần ngã tư Gia Long, khi bên kia quá ồn.  Số là lúc này, Bưu Điện đã phân đôi, thành Bưu Vụ, và Viễn Thông; tôi chuyển về Trung Ương, chuyên lo việc lên đồ biểu điện đàm/ điện tín, dưới quyền của ông T. nghe nói người của Mỹ. Vào những ngày cuối cùng, trong lúc Đà Nẵng đang trong cơn hỗn loạn, tôi còn cố liên lạc với Phòng Điện Toán, xin con số điện đàm/ điện tín ... "Anh có biết Đà Nẵng sắp sửa đi đoong không..."  tôi nghe tiếng người bạn bên kia đường dây hốt hoảng. Quay qua phòng sếp, một đống hồ sơ vẫn y nguyên. Đã hơn tuần, ông chưa vô sở: người Mỹ đã đưa ông và gia đình đi từ mấy ngày trước.

Tập San Văn Chương Là Gì?


Ôi,"Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới" (1). Hãy cho tôi thăm lại con phố Bonard, nơi có bót Hàng Ken (2), chú bé di cư ngày nào ngơ ngác, rụt rè làm quen, tự mình khám phá Sài-gòn. Gần gốc cây chỉ còn trong cậu bé ngày xưa, một người đàn ông đánh đập dã man một người đàn bà. Không quên bài học công dân, chú bé chạy vào trong bót. Chú bị ăn bạt tai, cùng những lời sỉ vả, người ta đánh vợ, mắc mớ chi tới mày. Đồ con nít Bắc kỳ di cư, vô đây làm tàng. Ôi bài học đầu tiên khi tìm cách làm quen thành phố, được thời gian gọt giũa trở thành một nốt ruồi son đáng yêu biết là chừng nào trên khuôn mặt cô bé. Trên khuôn mặt Sài-gòn.

Một thành phố mà tôi đã chết ở trong, nay sống lại, chỉ để kể về nó.

Lần Cuối Sài Gòn


 Nhưng trước đó, trước 1975, thi sĩ đã nhìn ra cuộc chia ly giữa những bạn bè

Đọc Joseph 1975, Akhamatova 1917

"Cơ bản mà nói, tài năng đếch cần lịch sử". Joseph Brodsky

 Sự thực, riêng với anh, có lẽ là, anh đã tưởng tượng ra em. Như một đối đầu, thách đố. Như thể, anh may mắn được gặp em, vậy là quá đủ rồi. Như thể anh quá sợ, cuộc chiến lúc nào cũng soi mói, rình mò. "Mày chê tao nhơ bẩn, chắc gì mày đã hơn tao?", anh nghe như nó nói, với ánh mắt cười cợt, với nụ cười đe dọa. Như thể, anh càng yêu em trong sạch, thánh thiện [bình thường, giản dị] chừng nào, cuộc chiến thua chúng ta chừng đó.

Đã từ lâu, anh đi đâu cũng có em. Anh gói em, ở nơi nương náu giản dị nhất: anh giấu em trong nỗi vui của anh như một tờ thư ngập ánh mặt trời.

 Cela fait longtemps que je ne sors plus sans toi. Je t’emporte dans la plus simple cachette qui soit: je te cache dans ma joie comme une lettre en plein soleil)

 Cầm Dương Xanh

 Ai cho phép anh là thi sĩ?

Tưởng niệm hai thi sĩ Joseph

-Tau đây này. Nhớ mi quá!

 Sĩ quan, binh lính miền nam trước 1975 thường mặc quân phục bó sát người. Kỷ niệm của tôi về Đỗ quân, trong lần tình cờ đi cùng anh bạn thi sĩ Joseph Huỳnh Văn ghé thăm ông tại Đài Truyền Tin Phú Lâm, là một anh lính trong bộ quần áo nhà binh rộng thùng thình, tươi cười, thoải mái. Tôi có cảm tưởng ông thoải mái hơn cả lần đầu gặp tại quán Cái Chùa, đường Tự Do.

Tưởng niệm Đỗ quân và Joseph Huỳnh Văn

 *

*
Khúc sau, là ở cuối bài thơ





*




*



 








*



 





*


Bài này còn một dị bản:

Ôi khúc cầm dương sầu quí phái
Đàn ai ngăn-ngắt trời tây phương
Tôi đứng bên hồn chiều ngây dại
Hồng tuôn thánh thót suốt đêm trường

HÒA ÂM BÊN KHỔ TU VIỆN XITÔ
 

trầm cỏ xanh

Chiều khép mắt xanh
Trầm thuý nhớ
Trầm cỏ xanh
Rũ bóng mực sơ xưa

 
Hận Mùa Sau lòng mưa cũ mịt mờ
Trăng ấp ủ vùng mơ đáy mộ
Chiều đi mãi
Thương nắng vàng nuối lại
Chút hồng rơi bi thiết cuối chân ngày

 Chiều khép mắt xanh
Trầm thuý nhớ
Trầm ngàn mây
Khép tím một Dòng Thơ
Lòng phương cảo ngậm ngùi chôn Bóng Đạo
       Hồn gọi hồn
Máu gọi ngực khuya sau
Chùm hoa đỏ nghẹn ngào trong cổ nguyệt
Vì đêm mai….
Thổ huyết đọc Lời Sầu 

trầm như đạo 

Trầm như Đạo
Nghiêng nghiêng
Chiều tím mộ
Bướm chập chờn khép cánh mặt hồ sương 

Chiều tím đạo dâng hương
Hồn dương thế trên đường về
Xanh cỏ
Ôi trầm chân như mây
Thưở Sầu Cúc một đảo

Trầm vang
Thu Vàng giữa chiều Vàng
Vĩnh quyết
Hương đàn xưa
Lặng lẽ phai tàn

Nghiêng Nghiêng Ai chết
Xanh Ngắt Mộng
Nghiêng Nghiêng Ai chết nồng nàn
Hoa…
Ai chết ngập ngừng như lệ ứa
Nghiêng Nghiêng tượng đá
Sầu Không Rơi
Mi xanh trầm ẩn Sầu Muôn Đời

Ôi hoàng hoa lạc loài Nơi Cổ Đạo
Sao vỡ đầy rừng dương
Chiều thánh nhạc tan mơ màng hồ sương
Cúc Vàng giữa Chiều Vàng
Hương vĩnh quyết

Trầm như đạo, Nghiêng Nghiêng 

vũ khúc trầm ngữ

 Vũ khúc của lời thơ (Thây người thi sĩ đặt trên nền đá xanh. Các đồng nữ y phục trắng,
lẵng hoa trước ngực, cử hành vũ điệu)
 .

Trắng màu chiều
Ly biệt hoàng hôn
Vũ Khúc Gọi Hồn lên đá lạnh
Rũ môi cười
Sầu đợi
Nét phân vân 

Vũ điệu dâng hoa
Cung thánh trầm ngân
Đâu dáng người
Bơ vơ huyền
Chiều Cẩm Thạch không xanh
Sầu dâng đóa hồng lên lặng lẽ
Thoáng ngà tay
Trắng suốt chiều không

Vũ điệu tung hoa
Ôi hồng nhung
Thắm hồng mai mãi
Đến một mai kia ngực đẫm hồng
Tung mộng quanh chân tà áo mộng
Hương trầm phủ gót
Nhẹ về Xanh

Vũ điệu bái tạ
Chết thanh bên vành khăn Trinh nữ
Trắng đắp ngàn thu lấy mộ phần
Trắng ơi, chiều ly biệt
Trắng ngàn đời
Vĩnh khúc đưa người về. Âm lạnh
Phảng phất cười
Sầu gợn đá. Trầm ngân…

 Joseph Huỳnh Văn

Bài thơ này, khủng thiệt.
Làm nhớ quá đỗi Joseph HV:
Bài thơ này, khủng thiệt.
Làm nhớ quá đỗi Joseph HV:
Khuya nức nở những cõi lòng không ngủ
Đợi vì sao dậy sớm tiễn người đi



Cõi nghìn trùng
Mai mốt em về, em về đâu?
Con sông nước chảy trắng chân cầu
Tiếng hát già nua người bạn cũ
Đêm dài muôn thuở buộc lòng nhau
Ngoài kia trời mưa buồn không em
Xa hỡi ngàn xa bóng nhạn chìm
Thương nhau ái ngại tìm đôi mắt
Chưa biết đêm nào thức trắng đêm
Mái tóc em bồng bềnh bể khơi
Áo mỏng vì em nằm đây nhớ đời
Chiêm bao nửa giấc trời mưa bụi
Thấp thoáng em về như lá rơi...
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng phổ nhạc thành bài hát "Bên kỷ niệm."
Tuyệt.
Chiêm bao nửa giấc trời mưa bụi
Thấp thoáng em về như lá rơi
All reactions:
The Gardener, Lê Vĩnh Tài and 10 others
3 comments
3 shares
Like
Comment
Share
Hồ Việt Nguyễn
Một trong những bài hay nhất của HTL được phổ nhạc bởi TTT.
Tks GNV nhiều vì em nhớ mình hay nghêu nghao hát bài này thuở xưa.
TTT phổ nhạc hầu như khg sửa hay thêm thắt một từ nào cả trong bài.
2
  • Like
  • Reply
Thanh Dang
Hay lắm.
  • Like
  • Reply
Hồ Việt Nguyễn
"Tiếng hát già nua người bạn cũ
Đêm dài muôn thuở buộc lòng nhau."
Chữ buộc nghe đau xót quá chừng.
Thơ HTL và nhạc TTT như " buộc " vào nhau rất ăn ý GNV hỉ.
2
  • Like
  • Reply



Re: Đại lượng


Khuya nức nở những cõi lòng không ngủ
Đợi vì sao dậy sớm tiễn người đi.
Joseph Huỳnh Văn


Hai câu thơ trên, lần đầu post trên Tin Văn, khi đọc lại bài viết, Gấu nhớ hoài không ra, ở đâu nó chui ra. Rồi 1 lần vừa thức giấc, Gấu nhớ ra, nó từ tiềm thức bật ra, và lần đầu Gấu nghe nó, là trong 1 bữa say cùng Joseph trên chiếc chiếu ở nhà bếp của anh. Thấy thằng bạn ghiền thê lương quá, chắc là chẳng còn bao lâu, anh bật ra hai câu trên, tiễn bạn.
Thành thử nó chưa hề xuất hiện trên bất cứ 1 tờ báo, kể cả báo nhà là tờ Tập San Văn Chương.
Joseph chưa từng viết, cho bất cứ tờ báo nào, ngoài Tập San Văn Chương.
Vậy mà có tên chôm, đi cả 1 bài viết dài thòng, về hai câu thơ, hắn cho biết, nhớ là đọc trên tờ Khởi Hành.
Một đấng thi sĩ cũng rất nổi tiếng, bạn của đấng trên còn 'đại lượng', phán, chuyện nhớ lộn là thường!
Thời gian đó, thê lương thật. Không chỉ mình Gấu, mà có thể nói cả thành phố. Say, là say thứ bia rởm, tự chế, những Nắng Mới, Lúa Mới... chắc nhiều bạn còn nhớ.
Gấu thì từ nông trường Đỗ Hoà về. Con bé lớn phụ bán bia cho 1 bà trong xóm, cán bộ gốc Miền Nam, từ Bắc về, nhà, nhà nước Cách Mạng cấp, sau khi đuổi chủ Ngụy cũ. Nhà kế nhà Gấu, chủ cũ chưa kịp dọn đồ, chủ mới bèn ném hết ra sân trước nhà.
Gấu lo việc cung cấp bia rởm từ ba hợp tác xã, bằng chiếc xế đạp. Có khi phải chở thằng con lớn, anh cu Tuấn, theo, đứng xếp hàng, bố ghé thăm bác Joseph, khi đó có 1 cái hợp tác xã làm đồ gỗ, bàn, ghế... ở trên đường Trương Minh Giảng.
Bác Joseph nói với thằng con, bố mày là số 1 trong thiên hạ.
All reactions:
Lê Vĩnh Tài, Hoang Trang Vo and 3 others



Thơ Joseph Huỳnh Văn, đăng độc nhất 1 lần, khi anh còn sống, trên tờ báo do anh và bè bạn chủ trương, và không hề bất cứ 1 nơi nào khác.
Số báo này, nhờ thi sĩ Hà Tuệ, tức Nguyễn Tân Văn mà có lại được. Anh là người lưu giữ thủ bút mấy bài thơ của Joseph Huỳnh Văn post trên TV. Joseph ở đây, là tên thánh, như Joseph Brodsky
Nhã Tập là số Tập San Văn Chương đầu tiên, khi chưa có tên Tập San Văn Chương.
Do Joseph Huỳnh Văn là tổng thư ký toà soạn, nên vì anh mà Gấu gia nhập & viết cho báo này.
Bài viết về cuốn Bếp Lửa là để kỷ niệm tình bạn giữa anh và Gấu, không phải vì ông anh mà viết, và, một cách nào đó, là để đưa ra 1 cách đọc khác, so với cách đọc của Huỳnh Phan Anh, trong lời bạt cho cuốn sách. Chính TTT yêu cầu HPA viết lời bạt, như là tiếng nói của người Miền Nam, Gấu thêm vô, 1 tiếng nói Bắc Kít cho nó.

*

Bếp Lửa trong Văn chương
[xuất hiện lần đầu trên TSVC]


*

*

*


*







NGUYỄN LƯƠNG VỴ 
HÒA ÂM CẦM DƯƠNG XANH

 

Em hỡi! Khi tay ngà rỏ máu
Thì mộ lòng tôi cỏ xanh rồi…
Joseph Huỳnh Văn

I

Mộ lòng âm âm
Thương máu lá cầm dương biếc nắng
Trôi hết bóng chiều câm

Khóc biệt ly trầm đàn
Trầm lá. Trầm thi
Trầm đá xanh máu nở biệt ly
Trầm thương đau khép mắt
Trầm gót phai chiều đi!

 Khi ngón tay rỏ máu đàn
Đàn tan trong huyết hoa
Tình tang thơm huyết hoa

II

Mộ lòng ta khóc cầm dương
Em không về cùng ta thương máu lá
Đời quá lạnh

Dầm câu thơ buốt nguyệt
Có chút tình sương tan
Hồn cỏ lau
Hoa ngõ hạnh chìm đàn
Chìm nát tan môi nắng quái

Hái vài tiếng ca xang trên mộ cỏ
Nghe hết mùa điêu linh
Tình tang thơm huyết hoa

III

Ôi máu thắm đẹp vì em
Vì lớp lớp hồn hoa xanh tiếng nói
Gọi điêu linh ngàn năm!

Ta đã phơi hết áo trầm thi
Phơi máu ngực
Nghe oán hờn xao xác
Hồn cầm dương níu tiếng vọng ngàn mây
Âm âm nghe máu nở

Nhớ nhau chiều thu không
Cầm dương xanh đón người về
Tình tang thơm huyết hoa…
2002-2004


... Hoà âm Cầm Dương Xanh viết theo mạch thơ của J.HV để tả cái tri tình của anh ấy, nên tất nhiên là phải theo cái air của J. HV. Nỗ lực của tôi là cấu trúc bên trong và ngữ điệu tiếng Việt trong thơ, khác với J. HV là tính mỹ học trong ngôn ngữ, rất đẹp nhưng rất u uẩn...
NLV



Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư

Raymond Chandler by Oates