Kim Dung vs Marx


 
Kim Dung còn 1 tuyệt chiêu nữa, từ niềm tin vào thuyết "oan oan tương báo". Một độc giả mắt xanh của ông, khi đọc đến cái xen Ngụy Quân Tử Nhạc Bất Quần mê "Tịch Tà Kiếm Pháp" quá, bắt con gái là Nhạc Linh San giả làm cô bán quán, và khi cô, biết võ công, lặng thinh, sõng tay, để cho thằng con nít mê gái, là Lâm Bình Chi giết người vì cô, là bèn thở dài, thôi xong rồi, em sẽ chết dưới tay Lâm Bình Chi.
Mối tình nghiệt ngã giữa Nhạc Linh San và Lâm Bình Chi cũng từ đó mà ra.
Tiễn cô đi là tiếng hát của những cô gái hái chè vùng Thái Nguyên, Tuyên Quang, vùng Quan Họ [Phúc Kiến], là vậy.
Bạn có nhớ cái xen A Tỷ núp lén dưới cầu nhìn Kiều Phong giết A Châu, khi cô giả trang làm “Kẻ Đại Ác”, tức thân phụ của mình, là Đoàn Chính Thuần, và khi nghe Kiều Phong khóc than, thì bèn ngộ ra, đúng rồi, thằng khốn này đúng là người yêu của ta!
Cú đó là "sóng sau đè sóng trước", cũng 1 bí quyết võ công của anh Tẫu mà KD thuổng từ truyền thống văn học TQ: Sóng truớc, là cái xen Kiều Phong tung A Châu lên trời ở Nhạn Môn Quan, đợi rớt xuống ôm chặt vào lòng, và nói, hai ta ra quan ngoại chăn dê, rời chốn giang hồ gió tanh mưa máu!
Ui chao, sao mà tuyệt đến như thế hả Trời!
Cũng thế, Miêu Nhân Phượng dù thế nào đi chăng nữa, thì cũng là người làm thịt Hồ Nhất Đao, thì lại phải Hồ Phi đáp lễ, và do đó mà trận đấu giữa cha vợ và chàng rể khó mà tránh được.
Miêu Nhân Phượng ngoài mối thù giết bố, còn mối thù truyền kiếp giữa mấy dòng họ Hồ, Miêu, Điền… tức mấy anh em kết nghĩa cùng phò Sấm Vương, người anh cả họ Hồ, và Hồ gia đao pháp thì đứng đầu thiên hạ. Miêu Nhân Phượng, muốn giải mối thù truyến kiếp đời này qua đời khác này, bèn quyết định không truyền kiếm pháp cho con gái là Miêu Nhược Lan. Miêu gia kiếm pháp, đến ông, kể như chấm dứt. Trong 1 đêm, Hồ Nhất Đao 1 mình 1 ngựa, đi hàng ngàn dặm đường, chém đầu Thương Kiếm Minh, kẻ thù của Miêu Nhân Phượng, cũng là để giải mối thù truyến kiếp đó, bởi là vì ông đâu có giết bố MNP.
Bà vợ TKM, thề trả thù cho chồng, nhưng làm sao địch nổi kẻ thù, cho nên mới biến Thương gia trang thành 1 cái tòa nhà tường bằng sắt, một khi kẻ thù tới, thì nhốt lại và đốt lửa chung quanh.
Hồ Phi gặp Miêu Nhược Lan và Miêu Nhân Phượng lần đầu tại Thương Gia Trang. Cuộc gặp mặt đó, có bà vợ MNP, và người tình là Điền Quy Nông, bạn của MNP.
Bà vợ theo trai, hai người chạy trốn MNP. MNP tính bỏ luôn, nhưng cô con gái còn nhỏ quá, thèm sữa quá, khóc om xòm, ông bố bế con chạy theo vợ, không phải để níu kéo, mà là để cho con bú lần chót!
Gặp, tại Thương Gia Trang. Cô con gái nhìn thấy mẹ mừng quá, giơ tay đòi bế, bà vợ tính bế, nhưng nghĩ sao, quay mặt đi, MNP lắc đầu tha cho cả hai, bế con quay về, Hồ Phi - lúc đó còn là đứa con nít, được Bình A Thúc, tức thằng bé hầu bàn ngày nào, trong lần tử đấu giữa MNP và HND, cứu thoát chết, cả hai lúc đó trú mưa trong Thương Gia Trang – bèn đến trước mặt vợ MNP mắng, có thứ đàn bà nào khốn kiếp như mi, bà vợ MNP xấu hổ nhục nhã quá, kéo trai bỏ đi.  Bà vợ Thương Kiếm Minh bèn giữ Hồ Phi và Bình A Thúc ở lại.
Lúc đó, bà cũng không biết Hồ Phi là con trai của kẻ thù.
Trong lần gặp gỡ, còn có Diêm Cơ, lúc đó là 1 tên tướng giặc. Anh thầy lang ngày nào theo lệnh Điền Quy Nông làm chết Hồ Nhất Đao bằng thuốc độc bôi trên kiếm MNP, để cướp Hồ Gia Đao Pháp. Nhờ Bình A Thúc mà Hồ Phi thoát chết, nhưng Hồ Gia Đao Pháp, khi BAT đoạt lại được ở trong tay Diêm Cơ, thì do giữ chặt quá, mất 3 trang đầu, thành ra Hồ Phi không làm sao học được võ công của bố để lại. Trong cuộc gặp gỡ nói trên, Bình A Thúc mượn danh MNP, hù Diêm Cơ, lấy lại ba trang đầu. Hồ Gia Đao Pháp, bí kíp, lúc đó trở thành toàn vẹn, và chỉ chờ Hồ Phi tái xuất giang hồ.
Diêm Cơ chỉ học võ công ba trang đầu Hồ Gia Đao Pháp, mà giương danh giang hồ.
KD rất coi trọng bí kíp. Bí kíp, mất mấy trang đầu, là kể như bỏ.
Cũng vậy, là trường hợp Càn Khôn Đại Nã Di. Vô Kỵ học được trong đường hầm Quang Minh Đỉnh, nhưng thiếu mấy trang đầu, là những chữ ghi trên mấy thanh Thánh Hoả Lệnh đã bị mất. Phải đến khi gặp mấy vì sứ giả Ba Tư, Vô Kỵ đấu với họ, và đám này sử dụng võ khí là mấy thanh Thánh Hóa Lệnh. Vô Kỵ ăn đòn, chữ ghi lại trên má, học được những chiêu vỡ lòng, nhờ vậy mới thắng đám sứ giả Ba Tư.
Alberto Manguel, trong cuốn Lịch Sử Đọc, A History of Reading, dành cả 1 chương cho Những Trang Sách Mất, The Missing Pages, là cũng nghĩa đó.
Quái nhất là, Miêu Nhược Lan, lúc đó còn khát sữa mẹ, khóc om xòm, mà đã nhận ra Hồ Phi sau này là "của mình", my man!
Sở dĩ CS thất bại, là vì họ bỏ những trang đầu của chủ nghĩa Mác, tức là 1 ông Mác Trẻ, như Heni Lefebvre cho thấy, trong cuốn Duy Vật Biện Chúng Pháp của ông. Ông viết, chúng ta phải đọc lại Mác, nhất là những tác phẩm thời còn trẻ - surtout les oeuvres de jeunesse - mà lũ ngu lầm là “triết học” [dites à tort “philosophiques”], bởi vì chúng chứa đựng một phê bình cơ bản, une critique radicale, tất cả triết học được hệ thống hóa, toute philosophie systématisée - với cái nhìn mới: Cái trở thành-triết học của thế giới thì cùng lúc là cái trở thành- thế giới của triết học, sự thực hiện nó thì cùng lúc là sự mất nó: Le devenir-philosophie du monde est en même temps un devenir-monde de la philosophie, sa réalization est en même temps sa perte.
Đoạn trên rất quan trọng. Gấu Cà Chớn sẽ giải thích tiếp, để cho lũ “lề phải” VC hiểu rằng là, không phải ai cũng ngu như chúng, khi đọc Mác.
 
Kim Dung, theo Gấu, chắc chắn chịu ảnh hưởng của Marxism, thứ “pure” nhất, của lũ Mác Học [Marxologues], như Henri Lefebvre, thí dụ, khi ông để cho nhà sư già coi việc quét dọn Tàng Kinh Các thuyết giảng về “Tại sao Phật Pháp [Théorie] lại rong ruổi với võ công [Praxis]”?

Hôm nay nhân loại nói chung một tiếng nói

Khi là một học sinh trung học, tôi rất say mê môn toán. Mỗi lần sung sướng vì tìm ra được lời giải cho một bài toán khó, khi cảm thấy có những lúc gần gụi sự bí mật của những con số, tôi vẫn thấy mình bất lực vì không làm sao chia sẻ niềm vui với tất cả, ngoại trừ một thiểu số bè bạn cũng mê toán như tôi.
René Thom cho rằng toán học gia là những người rất buồn vì họ không thể chia sẻ niềm vui với những người không phải là toán học gia, và ông tự hỏi, toán học có phổ thông không. Người da đỏ, người Trung Hoa có lý giải, raisonner, như những người Âu châu?
Ông là người Pháp, giải thưởng Fields, 1958, tương đương với Nobel. Sở dĩ không có giải thưởng Nobel về toán, chỉ vì mối giao tình giữa bà vợ của Nobel với một toán học gia Thuỵ Điển khi đó, và giải thưởng này nếu có, sẽ về tay ông ta, một điều không một ông chồng nào muốn.
Toán là một môn học phổ thông, chắc chắn như vậy, theo René Thom. Thoạt kỳ thuỷ, toán học gốc Hy Lạp, hoặc ít nhất có hình thức thông minh cổ Hy Lạp. Nhưng bằng những con đường khác biệt, cuối cùng các sắc dân cũng đi tới những kết luận mang tính luận lý như nhau. Người da đỏ, khi xây dựng những ngôi đền, người Trung Hoa, khi hoàn thiện âm lịch, họ cũng đã "bịa đặt" ra hình tam giác, và tìm ra những tính chất của nó, cùng lúc với những người Hy Lạp. Sự trùng hợp này không phải vì có một tam giác như vậy ở ngoài đời, mà vì nó đáp ứng nhu cầu trí tuệ của nhân loại. Cũng theo ý nghĩa đó, nhân loại cần tới văn chương, triết học, nghệ thuật... Tới mức mà, giả sử không có một London, một St. Petersburg thì Dickens, Dostoevsky cũng phải bịa đặt ra chúng. Và những thành phố hoang tưởng như Bouville của Sartre, như Macondo của Garcia Marquez, hoặc Đào Nguyên, Thiên Thai... của huyền thoại Đông Phương nhiều khi thật, sống động hơn những thành phố có thực trên thế giới.
Nhưng chúng ta mang ơn những người Hy Lạp ở nghệ thuật chứng minh. Theo René Thom, người Trung Hoa, Người Nhật, người Da đỏ ghi nhận (constater) chứ không chứng minh. Ngược lại, lý luận Hy Lạp không hề có nhảy đoạn trong lý giải (raisonnement).
Trong những ngày trung tuần tháng Bẩy 1995, tại Đại Học York, Toronto, đã diễn ra cuộc thi Toán Quốc tế lần thứ 36, giữa những toán học gia tương lai của nhiều quốc gia trên thế giới, nhật báo địa phương, Toronto Star, viết: Hôm nay nhân loại nói chung một tiếng nói.
Phái đoàn Việt Nam gồm 6 em, 2 huy chương vàng, 3 huy chương bạc, một đồng. Cuộc thi thực sự mang tính cách cá nhân, nhưng so số điểm, phái đoàn Việt Nam đứng hạng Tư, sau Trung Hoa, Romania, và Russia.
"Những toán học gia đều buồn...", tôi bỗng nhớ những ngày còn học Trung học, nhớ tới câu nói của René Thom, buổi tối tại một nhà hàng ở Toronto. Nỗi buồn càng thấm thía hơn qua câu nói khi giã từ của một em trong đoàn: Giá Việt Nam được xếp hạng tư trên thế giới về văn minh, và nếp sống hiện đại thì sung sướng biết chừng nào!
Hoang tưởng trong văn chương thì chẳng sao, nhưng hoang tưởng trong quản lý kinh tế, trong quan hệ đối xử giữa con người với con người - vốn quí nhất của xã hội - chỉ những người Cộng sản mới có riêng cho họ thứ ngôn ngữ đó.
Nhưng đã có một thời, những triết gia như Henri Lefèbvre, Aron, Merleau-Ponty... đã mơ tưởng một thứ tiếng nói phổ thông, duy nhất, cho toàn thể nhân loại: Chủ nghĩa Cộng sản. Thứ tiếng nói phi chính trị, phi triết học, phi vong thân. Trước sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng Sản, Louis Althusser - trước thềm cái chết - đã ngậm ngùi than thở, chúng ta đã sản xuất ra một triết học "ảo" cho Marx, một thứ triết học không có trong tác phẩm của ông.
Trong bài mở đầu cuốn Signes (Ký hiệu, 1960), Merleau-Ponty viết: "Chủ nghĩa Marxisme tìm thấy trong lịch sử những thảm kịch trừu tượng về Hữu thể và Hư vô, nó đặt vào đó gánh nặng siêu hình lớn lao; điều này đúng, vì nó nghĩ tới bộ khung, tới kiến trúc tính của lịch sử, tới sự xen lẫn, bổ sung giữa vật chất và tinh thần, giữa con ngừơi và thiên nhiên, giữa hiện hữu và ý thức, trong khi triết học chỉ đưa ra được bài toán đại số và bản thiết kế. Thu tóm toàn bộ nguồn gốc nhân loại, chính trị cách mạng đi qua trung tâm siêu hình này. Nhưng trong thời kỳ gần đây, chính trị chỉ là thủ đoạn, một chuỗi đứt đoạn những hành động, những giai đoạn không có ngày mai, và người ta 'buộc' vào đó tất cả những hình thức của tinh thần và của cuộc sống. Thay vì nối kết những đức hạnh, triết học và chính trị chỉ trao đổi cho nhau những cái xấu: Người ta có một thực hành quỉ quyệt và một tư tưởng mê tín."
Bạn đọc thấy ngay từ những năm 60, Merleau-Ponty đã nhìn thấy rõ kết cục bi thảm của tương lai Cộng sản Việt Nam hiện nay: Hành động dã man, tư tưởng tín điều.
Lý do là, theo Merleau-Ponty, "nối kết mác-xít giữa triết học và chính trị đã đứt rời". Và người ta cứ coi như nó vẫn như thế, theo nguyên tắc, trong thế giới tương lai, nghĩa là thế giới ảo tưởng, điều Marx đã nói: "Triết học, cùng lúc, được thực hiện và tiêu huỷ bởi lịch sử, cái phủ định thì cứu vớt, cái tiêu huỷ thì hoàn tất." (La philosophie à la fois réalisée et détruite par l'histoire, la négation qui sauve, la destruction qui accomplit. Signes, p.13). Và ngay từ năm 1960, Merleau-Ponty đã tỏ ra sáng suốt, khi kết luận: "Cuộc vận hành siêu hình đó đã không xảy ra." Thời đại đã chứng rõ ràng là, trong khi qui luật mác-xít đòi hỏi, đừng tiêu huỷ triết học nếu không thực hiện nó, thực tế Stalinienne tiêu huỷ triết học, giản dị có vậy.
"Những cuộc phiêu lưu của biện chứng pháp", của Merleau-Ponty, xuất bản năm 1955, ghi lại những chặng đường phiêu lưu của chủ nghĩa Marxisme, kể từ những người Bônsêvích tới Sartre, qua G. Lukács, tác giả cuốn Lịch Sử và Ý Thức Giai Cấp, có thời được coi là Tân Thánh Kinh của những người Cộng Sản, dù sau này tác giả phải phủ nhận tác phẩm khi bị buộc tội theo chủ nghĩa xét lại. "Những cuộc phiêu lưu tới đó là hết."
Marx, chương cuối trong 11 chương luận về Feuerbach, đã đưa ra một công thức nổi tiếng bao gồm hết tham vọng lớn lao của ông: "Các triết gia chỉ cắt nghĩa thế giới, bằng cách này cách nọ, nhưng vấn đề từ nay là phải thay đổi nó đi". Thay vì trung thành với ông, chủ nghĩa Marxisme, ấn bản Bônsêvích đã đưa vào đó ý niệm Léniniste về tập trung dân chủ và quan niệm Trotskyste về cách mạng thường trực. Tư tưởng này đã làm đảo điên thế kỷ 20. Cuộc Cách mạng Nga 1917 càng làm lời tiên tri của Nietzsche là đúng: "Thời đại của những cuộc chiến tranh lớn lao, nhân danh những tư tưởng thù nghịch." Lịch sử của thế kỷ đã nhịp nhàng diễn ra qua bốn tiến trình kể từ cách mạng Bônsêvích: Thắng thế của chủ nghĩa Léninisme trước chủ nghĩa xét lại của Bertein, và dân chủ xã hội của Kautsky; chủ nghĩa Stalinisme nở rộ và chiến thắng Nazi mở ra đế quốc xô viết; chiến tranh lạnh với những quốc gia dân chủ Tây phương, sự đối đầu giữa hai khối ý thức hệ, được củng cố bằng những liên minh quân sự, dưới lưỡi gươm ghê rợn của một cuộc chiến tranh nguyên tử; sự sụp đổ tàn khốc và cùng lúc của Liên-bang Xô-viết, đế quốc Cộng Sản, và của chủ nghĩa Mác-Lê như là Ý thức hệ quốc gia.
Triết gia Kostas Papaioannou lại giải thích tiến trình trên qua "hai mặt nạ lãng mạn" đã đi theo suốt cuộc đời Marx: Prométhée và Lucifer. Về phía Prométhée, đó là sự phân tích xã hội kỹ nghệ. Về phía Lucifer, lý luận về chủ nghĩa tập trung, những cuộc chiến toàn thể, ai thắng ai.
(Tài liệu tham khảo: Tạp chí Văn học, Le Magazine Littéraire, số đặc biệt về Marxisme. Phần liên quan tới René Thom, trích từ Les vrais penseurs de notre temps, tác giả Guy Sorman [nhà xb Fayard, tủ sách Bỏ Túi]) 
Maurice Merleau-Ponty (March 14, 1908 – May 4, 1961) was a French phenomenologist philosopher, strongly influenced by Edmund Husserl, and often somewhat mistakenly classified as an existentialist thinker because of his close association with Jean-Paul Sartre and Simone de Beauvoir, and his distinctly Heideggerian conception of Being
From Wikipedia, the free encyclopedia 
Maurice Merleau-Ponty , triết gia hiện tượng học Pháp, ảnh hưởng nhiều từ Edmund Husserl, thường bị hiểu lầm là triết gia hiện sinh, do cặp kè với đám Sartre và de Beauvoir, và do quan điểm mang tính Heidegger của ông về Hữu Thể.
 
Một trong những đỉnh cao chói lọi của văn chương chưởng Kim Dung, là tình yêu. Có những xen quá thần sầu, quá bi ai, quá thê thảm, quá quá quá… Nhân vật nữ bi thương nhất, như độc giả trên net nhận xét, mà Gấu tình cờ đọc được, trong 1 bài viết nay chẳng còn nhớ, là cô bé nhà quê theo bố [cũng 1 thứ bố Bắc Kít cực kỳ tàn nhẫn], và anh bạn đồng học, cũng là người yêu đầu đời ra tỉnh, bị chúng lùa vô bẫy, phải lấy 1 tên trong bọn, còn anh chàng bạn từ thời thơ ấu thì bị chúng vu cho tội giết người, trong Tố Tâm Kiếm, hay Liên Thành Quyết 
 
Đây có lẽ là truyện thê lương nhất của Kim Dung, Gấu đọc 1 lần là không bao giờ dám đọc lại, vì chịu không nổi.
Và có thể, Kim Dung cũng không đọc lại, cũng vì lý do đó, nên truyện quá hỏng, quá rông rài.
Biết đâu đấy, có thể, ông còn muốn như thế, muốn tác phẩm số 1 của ông được phủ kín bằng những chiếc váy đụp, theo ý của nhà thơ Xuân Diệu, khi trả lời nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa, trong bài viết dưới đây, 1 trong loạt bài Gấu Cà Chớn viết về cuốn sách một thời nổ như tạc đạc của ông, đặc biệt cho 1 tờ báo của đám Bắc Kít, tờ Cánh Én!
Trong "Chân Dung và Đối Thoại", Trần Đăng Khoa kể lại lần gặp gỡ nhà thơ Xuân Diệu:
"Còn nhớ dạo ông tặng tôi tuyển tập thơ, tôi đọc và quả thật, rất kính phục. Khi gặp ông, tôi thú thực:
- Trong này có mấy bài thơ tứ tuyệt, cháu thuộc từ đời nảo đời nào, thuộc thơ, rồi lại quên mất tác giả, lại tưởng thơ Đường, cứ đinh ninh thơ Đường mới chết chứ!
Xuân Diệu cười, tỏ ra rất tâm đắc (...). Thấy ông vui, tôi lại càng chân thật:
- Cháu rất thích tập thơ này. Nhưng không hiểu sao, vẫn cứ tiêng tiếc. Cháu thấy có nhiều bài dở, chú ạ.
- Ơ, cái cậu này hay chửa? - Xuân Diệu trợn mắt lên - Thế cậu tưởng đây là tuyển thơ à? Còn phải sàng sảy chán. Đời sau người ta sẽ tuyển lại chứ. Còn bây giờ có cái gì, cứ phải quăng ra đã. Nhà đang cháy thì cái thúng, cái mẹt, cái váy đụp gì thì cũng vứt ra, rồi sau sẽ nhặt nhạnh (...). Nhà cậu đang cháy, mà cậu còn ngồi nhặt nhạnh của nả hả?
Tôi im tịt chẳng nói được gì. Đầu óc dường như mụ lị. Đúng thật. Sao mình lại ngu thế nhỉ. Ai lại chọn lọc của cải khi mà nhà đang cháy. Mãi đến lúc thoát ra khỏi cái mê cung của Xuân Diệu rồi, đạp xe đi một quãng xa rồi, tôi mới sực tỉnh, mới nhận ra một điều quá ư là đơn giản: in thơ tập, và cháy nhà là hai việc rất khác nhau." (1)




Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư