Tribute to XS


*

TƯỞNG NIỆM




Đọc Xuân Sách
Đọc Xuân Sách, là phải đọc dưới ánh sáng của… Đức Phật, tai nghe tiếng tụng kinh, là tiếng chửi… mất vịt của cả nước Mít, thì mới ngộ ra được!
Có cả tiếng vỗ đồm độp của một bà ở đầu ngõ nữa!
Gấu giã từ Đất Bắc, hơn cả nửa thế kỷ, lâu lâu, ngay cả khi về già, đem nằm, vẫn có cảm giác, nghe đâu đây có tiếng vỗ đồm độp, ở đầu ngõ, của một bà Bắc Kỳ...

Bài của Likhachev, “Phẩm tính trí thức”, là bài rất có ích cho các nhà văn. Tôi đặc biệt chú ý đến đoạn nói về cách sống và phong độ của giới trí thức Nga, cũng như đoạn về nhà văn Solzhenitsyn. Không trách gì nhiều nhà văn nước ta (chứ không phải là nhà văn “ở ta”) trước đây mê văn học Nga đến thế. Mà mê là đúng, vì họ lớn quá. Sang trọng. Tôi thiết nghĩ các nhà văn gốc miền Nam và ở hải ngoại nên tìm đọc thêm về văn học và lý luận văn học Nga. Biết bao nhiêu điều để học, sao cứ đọc hoài Frost với lại Faulkner.
 
Điềm 
Không trách gì… Nên tìm đọc…. Tại sao không đọc… ?
Tuyệt, tuyệt!
Bỏi vì Zinovy Zinik, trên tờ TLS, May 30, 2008, cũng đặt ra câu hỏi trên, nhưng quyết liệt hơn:
Cái gì làm đám trí thức Tây phương mết Liên Xô đến như thế, ngay cả trong thời kỳ đen tối nhất của nó?
Có một thời kỳ tôi (Zinik) tính viết về đề tài này, và coi đám mết Nga [và mết VC, tất nhiên], như là những thằng khờ được việc, “useful idiots”, trước khi ngộ ra là: Đây là ước mong quyền lực.
Tại nước Nga của Stalin, bạn có thể bị đầy đi Siberia, hay bị hành quyết, khi có một lập trường sai, nhưng, vấn đề, thế giá của nhà thơ, như là một cao nhân [superior being], kẻ tán chuyện tào lao với Nga Hoàng, [và như thế, cũng có quyền lực chính trị thực sự], thì chưa được đặt ra.
Quyền lực của Xô Viết, như là một hiện tượng ý thức hệ, sẽ không thể nào suy nghĩ được, tư duy được, nếu thiếu những nhà văn nhà thơ, là những người giải thích nó cho đám đông. Đám trí thức Tây Phương, khi mết Liên Xô, là do cái sự thèm thuồng con nít này, một cách ý thức, hay vô thức. Sự thèm muốn này thường bị lẫn lộn với sự say mê xứ sở rộng lớn, tâm linh sâu thẳm.
Ui chao, bi giờ Gấu mới ngã ngửa ra, là tại sao lại được ông thi sĩ trẻ không có thơ "khuyên" [chữ của ông], tại sao cứ lải nhải hoài về Faulkner.
Ui chao, bây giờ Gấu mới hiểu ra được, tiếng gõ của cây gậy của Nguyễn Tuân khủng khiếp là dường nào: Real political power! Quyền lực chính trị, thứ thực, thứ dữ!
Điêu tàn ư, đâu chỉ điêu tàn?
Câu thơ của Xuân Sách, phải được đọc theo tinh thần sau-Lò Cải Tạo, như một thách thức câu của Adorno:
Sau Auschwitz mà còn làm thơ thì thật dã man.
Chính là ngửi ra tinh thần đó, mà mấy anh ở trong ban biên tập của nhà xb Văn Học đã cho in, dám chịu đi tù. (1)
Thử hỏi, nếu me-xừ "chủ cũ" của Gấu, Hoàng Lại Giang (2), đọc Chân Dung Nhà Văn của Xuân Sách, mà lại có ý nghĩ, thằng cha này tâm địa khốn nạn, chọc quê lãnh tụ, chọc quê mấy ông trùm văn học, thì... in và chịu đi tù làm quái gì!
Lâu lâu cũng phải vinh danh BVVC của Gấu một phát!
(1) Buổi tối trước ngày họp, ông Giang nói với ông Nguyên rằng việc xuất bản cuốn sách là trách nhiệm của ông, thì để ông “chịu tội”. Ông Nguyên không chịu: “Tôi không thể làm như thế.” BBC
*
Tôi không còn nhớ rõ, ai trong số họ, đề nghị tôi viết mục đọc sách cho Tuổi Trẻ. Bài đầu tiên, là về cuốn Thám Tử Buồn, một truyện dịch của một tác giả Nga. Thảm cảnh của nước Nga sau đổi mới. Băng hoại tinh thần và đạo đức đưa đến tội ác. Trong đó có những cảnh như là con cháu đưa bố mẹ tới mộ, chưa kịp hạ huyệt, xác bố mẹ còn bỏ trơ đó, đã vội vàng về nhà tranh đoạt "gia tài của mẹ". Bố mẹ trẻ bỏ nhà đi du hí, đứa con bị chết đói, khi khám phá thấy miệng đứa bé còn cả một con dán chưa kịp nuốt thay cho sữa! Cuốn tiếp theo, là Ngôi Nhà Của Những Hồn Ma, của Isabel Allende.
Bài điểm cuốn này cho tôi những kỷ niệm thật thú vị.
Đó là lần đầu tiên tôi đọc Isabel Allende, nhưng "sư phụ" của bà, tôi quá rành. Có thể nói, cả hai chúng tôi đều học chung một thầy, là William Faulkner. Do đó, được điểm cuốn Ngôi Nhà là một hạnh phúc đối với tôi.
Nó là từ "Asalom, Asalom!" của Faulkner mà ra. Có tất cả mấy tầng địa ngục của Faulkner ở trong đó, cộng thêm địa ngục "giai cấp đấu tranh": ông con trai, con hoang, vô sản, "mần thịt" đứa chị/em gái dòng chính thống, con địa chủ. Địa chủ, ông bố cô gái, chính là ông bố của tên cách mạng vô sản!
Có những câu điểm sách mà tôi còn nhớ đến tận bi giờ:
Những trang sách nóng bỏng trên tay, run lên bần bật, vì tình yêu và hận thù!
Sau khi bài điểm sách được đăng, tôi được một anh bạn làm chủ một sạp báo cho biết, mấy người khách quen của anh đổ xô đi tìm tờ báo có đăng bài của Nguyễn Quốc Trụ !
Lúc này, nhờ "cởi trói" nên được xài lại cái tên phản động đồi trụy này rồi!
Chưa hết. Sáng bữa đó, tới văn phòng phía Nam của nhà xb Văn Học, trình diện ông nhà văn cách mạng Nhật Tuấn.  Ông chủ của ông chủ, tức Hoàng Lại Giang, chủ nhà xb, vừa thấy mặt, bèn kêu cô kế toán lên trình diện, ra lệnh, phát cho tên Ngụy này liền một tí tiền, coi như tiền nhuận bút bài viết cho cuốn sách Ngôi Nhà Của Hồn Ma.
Ông biểu thằng Ngụy, bài hay thiệt. Chính vì vậy mà có bài điểm cuốn thứ ba. Cuốn này là Gấu được ông chủ "order"!
Cuốn này đụng!
Trong bài viết,  khi đọc lại trên báo, Gấu thấy có từ "Ngụy".
*
Xuân Sách kể lại, nếu Gấu nhớ không lầm, lần ông đọc cho Nguyễn Khải nghe, vài nét Chân Dung Nhà Văn VC, Nguyễn Khải tái cả mặt.
Khải, đâu phải thứ thường!
Cực kỳ thông minh.
Cái gì làm cho Khải tái cả mặt?
Chàng bị đâm trúng tim đen, Trái Tim Đen Của Đất Bắc, Trái Tim Hà Lội, mà chàng là tinh hoa số 1, đại diện xuất sắc nhất của nó!
Ui chao, giả như Gấu còn ở lại, thì chưa biết.... mèo nào cắn mỉu nào!
[Phách lối vừa thôi cha nội, Gấu lại nghe độc giả Tin Văn phì cười, trách... yêu!]
*
Nói với BBC hôm nay 03/06/2008 sau khi nghe tin Xuân Sách qua đời, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nói ông là người rất “hóm hỉnh và giàu tính tự trào”.
“Tính tự trào của thơ Xuân Sách đặc biệt bộc lộ qua tập Chân dung Nhà văn. Ông đã nắm bắt tính cách các nhà văn rất sắc sảo và tinh tế.”
Nguyễn Trọng Tạo
Theo ông Nguyễn Trọng Tạo, Xuân Sách có công lớn khi ông “tạo được một dòng mạch khiến người ta phải chú ý” trong lối thơ tự vịnh, tự trào.
“Sau này một số nhà thơ cũng làm kiểu như thế, nhưng không ai vượt qua được Xuân Sách."
Đặc biệt, phần thơ mô tả các quan chức trong giới văn nghệ Việt Nam từ ông Tố Hữu đến Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi đã làm dư luận chú ý.
Bài về Lưu Quang Vũ đặt cả câu hỏi cái chết bất ngờ khi còn trẻ của đạo diễn sân khấu: "Ông không phải là bố tôi, Con chim sâm cầm ai giết?"
[BBC]
*
Cái câu "Ông không phải là bố tôi, Con chim sâm cầm ai giết?" có nghĩa là… tự trào ư? NQT
Có ông, như nhà thơ trẻ Lê Thiếu Nhơn "gì gì đó", lại so sánh Xuân Sách với ông Vương Trí Nhàn, khi ông này khui cái xấu của Mít [và bị đánh tơi bời!]
Cái Ác của Mít.
Nhất là của Yankee mũi tẹt, mới đúng!
*
Ui chao, hóm hỉnh và giầu tính tự trào!
Giá mà Gấu cũng được ông nhà thơ này khen như vậy, nhỉ! (1)
(1) Thỉnh thoảng, em vẫn nghĩ tới anh, và nhớ là anh rất hóm và gần gũi!
Ui chao, giá mà được "gần gũi", vào những ngày gần đất xa trời này, nhỉ! NQT
*
Văn chương Đức, sau Lò Thiêu, thường được coi là văn chương của những mảnh vụn. Văn chương của điêu tàn.
Xuân Sách, sau [hay trước khi xẩy ra?] Lò Cải Tạo, còn đi xa hơn, vặc lại mấy anh Đức, đã từng đoạt Nobel, như Boll, như Grass:
Điêu tàn ư, đâu chỉ có điêu tàn? 
Bảnh như thế đấy.
Vậy mà chỉ được đám ngu cắt nghĩa là sắc sảo, hóm hỉnh và có tính tự trào!
Có ông rụt rè viết thêm, can đảm, vì dám đụng vô những thần tượng văn học, như Tố Hữu, như Lưu Trọng Lư...! 
Bởi thế, có ông còn coi chuyện Sài Gòn đòi lại cái tên cúng cơm của nó, là chuyện vặt!
Vậy mà cũng làm toáng lên, chính trị hoá mãi ra!
Bệnh thật!
Quả là bệnh thật: Bệnh mù!
Mù ở đây là phải hiểu theo nghĩa của ông nhà văn, gốc Cộng Sản, Jose Saramago, nhà văn Bồ Đào Nha, Nobel văn chương 1998.
Rằng mù lòa ở đây là một bệnh lý học về lương tâm, hơn là một khuyết tật của mắt, hoặc của kính đeo mắt. Không phải chúng ta trở nên mù, mà là chúng ta mù, những người mù có thể nhìn nhưng không nhìn (I don't think we did go blind, I think we are blind, I think we are blind, blind but seeing, blind people who can see but do not see).
Linh Hồn Của Biển
*
Trong một bài phỏng vấn đăng trên tạp chí The Paris Review, khi được hỏi những ảnh hưởng mạnh mẽ nhất vào công việc, tầm nhìn (vision), chuyện viết lách của ông, G. Steiner đã trả lời: "Đó là cái lò Frankfurt (school). Walter Benjamin, nếu còn sống, chắc chắn là người viết cuốn "Sau Hỗn Mang" (After Babel, tác phẩm của G. Steiner) thực sự vĩ đại. Tôi luôn luôn bị ám ảnh rằng cuốn sách đúng ra phải là của ông, và nó sẽ tuyệt vời biết bao."
  Đọc Biển, tôi cũng bị ám ảnh bởi một cuốn Sau Hỗn Mang như thế. Như thể bao nhiêu giọt nước mắt của người đàn bà ngoại tình nhỏ xuống, là để khóc than cho một tác phẩm vĩ đại:
  Giả sử, những người đã chết vẫn còn sống, cuộc phiêu lưu trên biển cả chỉ là những chuyến ngao du, chẳng hề có hải tặc, hãm hiếp, nhục nhã, cay đắng...
  Rằng sau đó, tất cả mọi người Việt Nam lưu vong lại được trở về nhà, trong vinh quang, trong hạnh phúc...
*
Sự thực, gọi đám ngu kia, là ngu, là “không đúng.”
Họ đều nhận thấy như Gấu nhận thấy, khi đọc Chân Dung Nhà Văn của Xuân Sách. Nhưng bố bảo, họ cũng không nói như Gấu nói. Phải gọi họ là quỉ ma, như Cioran gọi:
Chỉ có quỉ mới cho phép nó hưởng sự xa xỉ, nhìn sự vật như là chúng là. Trời mỗi ngày một sáng, có sao đâu?
[Seul un monstre peut se permettre le luxe de voir les choses telle qu’elles sont. Cioran: Histoire et Utopie.]
*
Về Huy Cận:
Các vị La hán chùa Tây phương
Các vị gầy quá, còn tôi béo
Năm xưa tôi hát vũ trụ ca
Bây giờ tôi hát đất nở hoa
Tôi hát chiến tranh như trẩy hội
Không nên xấu hổ khi nói dối
Việc gì mặt ủ với mày chau
Trời mỗi ngày một sáng có sao đâu!
 
Không lẽ những dòng trên, là có tính ...  tự trào?
Bến Quê
Tôi về với bến sông xưa,
Hút tàn điếu thuốc mà chưa gọi đò.
Nhìn theo ngọn khói vu vơ,
Nhớ thương thì có, đợi chờ thì không.

Xuân Sách
Đọc bất cứ bài tưởng niệm, thật dễ ngửi ra, mùi hạnh phúc của thằng đang sống, “ngậm ngùi nhớ thương" thằng đã chết! (1)
(1) As a theme, death is a good litmus test for a poet's ethics. The "in memoriam" genre is frequently used to exercise self-pity or for metaphysical trips that denote the subconscious superiority of survivor over victim, of majority (of the alive) over minority (of the dead).
Brodsky giới thiệu thơ Akhmatova
*
Ui chao. Gấu lại nhớ ra cái vẻ sung sướng của mấy đấng bạn quí, khi Gấu trầm luân trong “lò cừ”, đúng là cái sung sướng của kẻ còn sống, ra cái điều sót thương thằng bạn đã chết.
Thế rồi đến khi Gấu "thoát chết", hoặc "nhất định không chịu chết", và "sống lại", thế là các đấng bạn quí lần này thực sự buồn.
Buồn lắm.

*
Oh Lord! You see how tired one grows
Of resurrection, and dying, and living,
Take it all except this crimson rose-
Let me feel the freshness of the gift it's giving.
Ui choa, chua choa, Chúa ơi, thảm cho Gấu này chưa,
Lóp ngó bò lên từ tái sinh, và chết, và sống,
Lấy hết mẹ nó đi, trừ bông Crimson Rose -
Hãy cho Gấu ngửi mùi tươi mát của món quà tặng này.
*
Gấu đọc, những bài tưởng niệm Xuân Sách, đều ngửi ra "mùi hạnh phúc", trừ bài này,
 
Với Xuân Sách viết khi ông còn sống, mà đã thực sự ngậm ngùi.
Được, đuợc! [Lại nhớ Mai Thảo. NQT]

Dinner Party Test
Thử nghiệm tại bàn ăn

Đúng ra, có lẽ phải gọi là cuộc Hoa Sơn luận kiếm giữa Đông và Tây.
Một thứ "Hội Nuận", Summit, ở thượng đỉnh!
Zinovy Zinik là một nhà văn Nga. Ông là tác giả một tập chuyện hài, comic stories và những phác họa về cuộc sống ở bên ngoài nước Nga, At Home Abroad, xuất đầu năm nay, 2008, bởi Tri Kvadrata, Moscow.
Bài viết, nhan đề như trên, đăng trên TLS, số đề ngày 30 Tháng Năm 2008, chủ yếu là về cuộc họp thượng đỉnh, cách đây hai chục năm, do cơ quan Wheatland Foundation tổ chức, tại Lisbon. Và đó là lần đầu tiên những nhà văn Xô Viết chính thức được Nhà nước cho phép gặp những nhà văn Tây Phương.
Zinik viết về cuộc đụng độ giữa ông và Salman Rushdie, nhân một bài viết của ông, bùng ra tại bàn hội nuận.
Cuộc hội nuận gồm đủ các danh tài, nào Rushdie, Brodsky, Tolstaya, Derek Walcott [thi sĩ Nobel văn chương]...
Ui chao, vậy mà giờ Gấu mới biết đến…  Hội Nuận này!
*
Cái gì làm đám trí thức Tây phương mết Liên Xô đến như thế, ngay cả trong thời kỳ đen tối nhất của nó?
Có một thời kỳ tôi (Zinik) tính viết về đề tài này, và coi đám mết Nga [và mết VC, tất nhiên], như là những thằng khờ được việc, “useful idiots”, trước khi ngộ ra là: Đây là ước mong quyền lực.
Tại nước Nga của Stalin, bạn có thể bị đầy đi Siberia, hay bị hành quyết, khi có một lập trường sai, nhưng, vấn đề, thế giá của nhà thơ, như là một cao nhân [superior being], kẻ tán chuyện tào lao với Nga Hoàng, [và như thế, cũng có quyền lực chính trị thực sự], thì chưa được đặt ra.
Quyền lực của Xô Viết, như là một hiện tượng ý thức hệ, sẽ không thể nào suy nghĩ được, tư duy được, nếu thiếu những nhà văn nhà thơ, là những người giải thích nó cho đám đông. Đám trí thức Tây Phương, khi mết Liên Xô, là do cái sự thèm thuồng con nít này, một cách ý thức, hay vô thức. Sự thèm muốn này thường bị lẫn lộn với sự say mê xứ sở rộng lớn, tâm linh sâu thẳm.
Cái tính đồ con nít, và cùng lúc, cái tính xì níc, khốn kiếp, mết quyền lực nhà nước, cái chủ nghĩa man rợ làm tà lọt cho nhà nước, tuy nhiên, không có nghĩa, nhà văn phải chạy trốn quyền lực. Zinik viết tiếp.
"Văn chương không phản ảnh đời sống, và đời sống không theo những câu phán của thằng cha Gấu - của văn chương, Gấu xin lỗi, viết lộn - [life does not follow the dictates of literature]. Văn chương là một phần của đời sống, nó một đời quá, đời dư, đời ngoại, an extra life, trong đó, tác giả trị vì như một vị hoàng đế có đầy đủ quyền uy, [chữ của TTT, ngay đầu tập thơ Tôi không còn cô độc], the author rules as an autocrat.
Với tiểu thuyết gia, những tư tưởng của những nhân vật của ông thì cũng thực như là cây, là tiền bạc, hay nhà cầm quyền. Nhưng, không như những thứ này, ở điều này: những từ ngữ của tiểu thuyết gia, là liên quan tới ước muốn riêng, chủ đích riêng của người đó: Chúng hiện hữu, chúng có một phần đời riêng, tách ra khỏi tác giả, chỉ khi nào chúng được nghe, được đọc, bị tố cáo, phản ứng. Càng nhiều người nghe, chúng càng trở nên sống động. Nhà văn chiến đấu để giành cái đó - giành giật công chúng - không phải để có được một sự kính nể riêng cho mình, có tính vị kỷ, (seft-interest), nhưng mà cho nghĩa cả, cho cái tốt hơn, lớn lao hơn, for the greater good, của những từ ngữ của người đó.
*
Tôi về với bến sông xưa,
Hút tàn điếu thuốc mà chưa gọi đò.
Nhìn theo ngọn khói vu vơ,
Nhớ thương thì có, đợi chờ thì không.
Mà chưa gọi đò?

Liệu, tiếng gọi đò chưa gọi này có liên can đến “giật mình lại tưởng tiếng ai gọi đò”, của một thi sĩ khác [Ai nhỉ? Trần Tế Xương? NQT] (1)

Và liệu, đây là thứ thanh âm, sound, mà Brodsky nhắc tới, khi vinh danh Akhmatova:
Akhmatova was a very concrete poet, but the more concrete the image the more temporary it would become because of the accompanying meter. No poem is ever written for its story-line sake only, like no life is lived for the sake of an obituary. What is called the music of a poem is essentially restructured in such a way that it brings this poem's content into a linguistically inevitable, memorable focus.
Sound, in other words, is the seat of Time in the poem, a background against which its content acquires a stereoscopic quality.
*
No poem is ever written for its story-line sake only, like no life is lived for the sake of an obituary. (2)
Tuyệt!

(1) Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
Ðêm nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò..”
Trần Tế Xương

Nguồn

  (2) Đâu có bài thơ nào viết ra chỉ để góp thêm vào dòng thơ, dòng chuyện, cũng như đâu có cuộc đời nào được sống chỉ để làm đầy một trang cáo phó. Tạm dịch.

Tks K. NQT
*
Jakobson biến văn chương thành một món quà tuyệt vời: ông cho nó môn ngôn ngữ học. Lẽ dĩ nhiên, Văn chương chẳng chờ đợi, để biết, nó đã là Ngôn Ngữ; tất cả Tu Từ Học cổ điển, tới Valéry, khẳng định sự kiện này; nhưng một khi, một khoa học ngôn ngữ được truy tìm, (thoạt kỳ thủy dưới dạng ngôn ngữ học - mang tính so sánh, dọc theo lịch sử - về các ngôn ngữ), thật lạ lùng khi những "hiệu quả" của cái nghĩa đã bị bỏ qua. Sự lơ là này, ở thế kỷ của chủ nghĩa tích cực (thế kỷ muời chín), là do rơi vào chuyện coi như là cấm vật (taboo), những lĩnh vực chuyên biệt: một bên là Khoa Học, Lý Lẽ, Sự Kiện; một bên, là Nghệ Thuật, Cảm Tính, Ấn Tượng.
Ngay từ khi còn trẻ, Jakobson đã lưu tâm tới chuyện sửa đổi tình trạng này: bởi vì nhà ngôn ngữ học đã một lòng một dạ với mối tình lớn của ông, dành cho thi ca, hội họa, nghệ thuật thứ bẩy; bởi vì, ở trái tim của sự tìm tòi khoa học của mình, ông không bao giờ kiểm duyệt niềm vui như một người có văn hóa; và ông nhận ra, hiện tượng khoa học chân thực của hiện đại tính không phải "sự kiện", mà là "sự liên hệ".
"Nhà ngôn ngữ học - điếc trước nhiệm vụ thi ca - như chuyên viên văn chương - dửng dưng trước những vấn đề, ngu dốt trước những phương pháp, của ngôn ngữ học - trong trường hợp nào thì cũng là một lỗi thời trắng trợn."

Món quà tuyệt vời
*
The Return of the Poetician
When he sits down in front of the literary work, the poetician does not ask himself: What does this mean? Where does this come from? What does it connect to? But, more simply and more arduously: How is this made? This question has already been asked three times in our history: Poetics has three patrons: Aristotle (whose Poetics provides the first structural analysis of the levels and parts of the tragic oeuvre), Valery (who insisted that literature be established as an object of language), Jakobson (who calls poetic any message which emphasizes its own verbal signifier). Poetics is therefore at once very old (linked to the whole rhetorical culture of our civilization) and very new, insofar as it can today benefit from the important renewal of the sciences of language.
Khi ngồi xuống, đằng trước là một tác phẩm văn học, người làm thơ không tự hỏi: Cái này nghĩa là gì? Cái này đến từ đâu? Nó móc nối tới cái gì? Nhưng, đơn giản hơn, và cũng thật hung hăng con bọ xít hơn: Cái này được làm ra như thế nào?
Câu hỏi trên đã được đưa ra ba lần rồi, trong lịch sử của chúng ta: Cõi Thơ có ba ông Trùm: Aristotle [tác phẩm Thi Học của ông Trùm này cung cấp bản nghiên cứu thứ nhất,  về cấu trúc một bi kịch, với đủ mọi lớp lang, phần đoạn của nó], Valery, [ông này cứ phán đi phán lại, rằng, văn chương được thành lập như là một đối vật của ngôn ngữ], Jakobson, [người ngửi và phán, "có mùi thơ đấy", bất cứ một thông điệp nhấn mạnh lên phần tạo nghĩa, của riêng nó]. Cõi Thơ, như thế, cùng một lúc, thật là xưa, [do mắc mớ tới trọn cả nền văn hóa tu từ của văn minh của chúng ta], và thật là mới, do việc đổi mới quan trọng của những môn khoa học về ngôn ngữ, và từ đó, là những lợi lộc mà nó đem lại cho Cõi Thơ.
Roland Barthes

Chắc lại phải lèm bèm về thơ, vì thấy mấy ông mù tịt về thơ, bàn láo quá về thơ!
NQT

Hải ngoại biết Xuân Sách qua Chân Dung Nhà Văn, không biết ông còn là nhà thơ “thứ thiệt”. Khi ông quên cái đám khốn kiếp, và qua chúng, là Cái Ác, Cái Độc Bắc Kít, ông làm thơ. Thơ của ông làm "liên tưởng" đến những thoáng hạnh phúc, thoáng mặt trời trong Lò Thiêu, của Kertesz. 
Một anh bạn của Gấu, trải qua 13 năm ở Lò Cải Tạo, biểu Gấu, có sự khác biệt giữa hai cái ác đó, theo tao. Tao ở trong Lò Cải Tạo, lâu như thế, về, không tuyệt vọng về con người đến phải tự tử như Primo Levi, thí dụ vậy. Tâm hồn tao, sau khi ra tù, sợ còn thoải mái hơn trước. Trước, cứ nghĩ mình bậy. Mình là thằng Nguỵ, thằng Việt Gian, thằng Bán Nước. Vô tù, mới ngộ, không phải vậy. Chính cái thằng bắt mình vô tù mới là Đại Việt Gian!
Anh bạn làm Gấu nhớ đến một 'thèse", đề tài, của Cioran: Nhân loại biến mất vào cái ngày người ta kiếm ra được tất cả những thứ thuốc chữa mọi thứ bịnh, thứ ác, thứ độc của con người.
Cioran phán như trên, trong một cuộc phỏng vấn. Và tay phỏng vấn vặc lại: Huxley nói, ở đâu đó rằng, chuyện đó phi lý, bởi vì kinh nghiệm chứng tỏ, thiên nhiên hoạt động theo kiểu, cứ con người kiếm ra được một thứ thuốc trị bịnh, thì một thứ bệnh khác lại nẩy sinh ra, thế vào chỗ vừa rồi.
Cioran: Hay, hay thiệt. Đúng như thế. Tuy nhiên, nói theo lý thuyết, người ta có thể tưởng tượng con người làm ra được một sản phẩm chữa lành tất cả mọi thứ bịnh. Và nếu như thế, thì khủng khiếp quá, bởi vì con người phải chết, dù muốn dù không. Cho dù có sống tới năm trăm năm. Do tiến bộ y học mà con người bây giờ chết một cái chết không tự nhiên. Cuộc sống của chúng ta kéo dài một cách giả tạo, artificellement, cuộc chiến đấu chống thần chết kéo dài mãi ra, và như thế là phi nhân.
...
Trong Faust của Goethe, Quỉ là tên hầu của Thượng Đế. Tôi [Cioran] sợ ngược lại. Có vẻ như vào lúc này, Thượng Đế đang hì hục phục vụ Quỉ đến mệt nhoài!
Nếu Thượng Đế là chủ thế gian, thì sẽ đếch có lịch sử!
Nhưng, giả như Thượng Đế là chủ thế gian, thì những lúc xẩy ra Lò Thiêu, Lò Cải Tạo, Người vắng mặt, nhường chỗ cho Quỉ!
Đâu có sao!


Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư