Pamuk



Pamuk: Những Sắc Màu Khác:

Có những người viết - mặc dù họ dậy chúng ta nhiều điều về cuộc sống, về viết, về văn chương, và, mặc dù chúng ta đọc họ và sướng điên lên được - ở trong quá khứ của chúng ta. Nếu những năm sau đó, chúng ta trở lại với họ, thì không phải họ vẫn nói với chúng ta, nhưng mà là do hoài nhớ, [“thơ tình đem đọc lại, ôi ngày xưa ngày xưa, phút ban đầu cuồng dại, đâu biết gì gió mưa.” Thơ Quách Thoại], là nỗi vui trở về lại cái thời chúng ta đọc họ lần đầu. Hemingway, Sartre, Camus, và ngay cả Faulkner, thuộc vào bảng phong thần này. Bây giờ, giả như tôi cầm họ lên, tôi chẳng mong lại thấy mình sướng điên vì những đốn ngộ mới, mà tất cả những gì tôi mong muốn, là nhớ lại, như thế nào, họ đã từng có lần ảnh hưởng lên tôi, bằng cách nào họ đã tạo vóc dáng linh hồn tôi. Họ là những nhà văn tôi có thể vẫn lâu lâu ghé thăm, nhưng không phải những nhà văn tôi vẫn cần.
Pamuk
TV sẽ tuần tự chuyển ngữ ba bài trên
*
Nhận định của Pamuk, về 'phong thần bảng', với những tên tuổi lẫy lừng, trong có cả sư phụ ông là Faulkner, theo GNV, không hẳn đã đúng!
Bởi vì, cả ba ông được Pamuk nhắc tới, thì mỗi ông là 1 cá biệt. Hemingway, là của thời lost generation, với đám ‘Mẽo hoang’, chúng tớ chọn Paris, để chết. Camus, là của Mặt Trời Địa Trung Hải, và cái cú bắn 4 phát vào cái thây tên Ả Rập, đúng là cú ‘tiên tri’ của cú 11/9.
Thủng thẳng, trong khi vừa dịch bài viết của P, GNV vừa phán lai rai, về những tác giả P cần, trong có Proust [đọc thêm Kundera, ngay dưới đây, nói về hậu-Proust, cũng có thể hiểu được lý do tại sao]
Trường hợp Faulkner, phải để riêng ra, lèm bèm riêng!
*
Pamuk cũng là 1 trong những đệ tử, thành đạt, của Faulkner. Ông kể cái thời bắt đầu viết, khi trả lời The Paris Review.

Interview : Dòng mở ra The New Life của ông, « Tôi đọc mỗi ngày 1 cuốn mà trọn đời tôi thay đổi. » Ông hãy thử kể ra 1 cuốn gây khốc hại như thế ? 
Pamuk: Âm thanh và Cuồng nộ rất quan trọng đối với tôi, khi tôi 21 hay 22 tuổi. Tôi mua 1 bản của nhà Penguin. Nó thật khó nhá, nhất là với thứ tiếng Anh ăn đong của tôi. Nhưng may quá, có 1 bản dịch tiếng Thổ nhĩ kỳ thật là kỳ tuyệt, thế là tôi bày ra, 1 bên là nguyên tác, 1 bên là bản dịch. Và đọc nửa câu nên này là ngó qua nửa câu ở bên kia. Cuốn sách để 1 dấu ấn lên tôi. Cái còn lại là 1 cái giọng điệu và tôi cứ thế phát triển ra mãi. Tôi bắt đầu viết bằng ngôi thứ nhất, số ít. Hầu hết, tôi cảm thấy dễ thở khi viết bằng ngôi số ít thứ nhất, nghĩa là nhập thân vào 1 người nào đó, thay vì viết bằng ngôi thứ ba. 
Đúng là kinh nghiệm của GNV, khi đọc Bóng Đêm Giữa Ban Ngày, của Koestler, với bản dịch của Phòng Thông Tin Huê Kỳ, những ngày học Trung Học, ít tuổi hơn Pamuk, vì khi vô Đại Học, GNV 18 tuổi, và cũng là lúc khám phá ra Camus. Faulkner, phải đến lúc đi làm, có tiền, và vớ được cuốn Absalom, Absalom !, bản tiếng Tây, nrf, loại bìa trắng, tại nhà sách Xuân Thu. Hai truyện ngắn ảnh hưởng nặng nề Faulkner, là Mộ Tuyết, Cõi Khác, nhưng khi viết Những Ngày Ở Sài Gòn, truyện ngắn « có thể nói » là đầu tay, trước hai truyện ngắn trên, thì GNV đã biết, mình, một cách nào đó, đã kiếm ra giọng của mình rồi, nhờ Faulkner.
Cho đến bây giờ GNV vẫn đọc Faulkner, khác hẳn Pamuk, vì ông không thuộc những đệ tử, bị ngay chính cái gọi là số mệnh bám chặt lấy, 1 số mệnh mà đọc Faulkner, là dính trấu ! Cái số mệnh bị trù, bị yếm, bị nguyền rủa, có thể nói như vậy !
Cái số phận nó nói với bạn như thế này này :
It’s because she wants it told : Bởi vì ta muốn mi phải viết ra, nói ra, là nó như thế! (1)
(1) Absalom, Absalom!
*

Khi trả lời The Paris Review, Garcia Marquez cho biết, ảnh hưởng văn học đầu đời ở nơi ông, là đám Mẽo thuộc thế hệ bỏ đi.
“Tôi nhận ra rằng văn chương của họ có một liên hệ với cuộc sống, trong khi những truyện ngắn đầu tay của tôi đã không có…. Và rồi một sự kiện xẩy ra, nó rất quan trọng nếu nhìn dưới nhãn quan trên. Vào ngày 9 tháng Tư năm 1948, tại Bogotazo, một nhà lãnh đạo chính trị, Gaitan, bị bắn chết, và dân chúng Bogota gần như phát khùng đổ xô ra ngoài đường phố. Tôi đang ở nơi trọ học, và sắp sửa dùng cơm trưa thì nghe tin. Tôi chạy ra nơi xẩy ra vụ việc, nhưng Gaitan đã được đưa lên xe tắc xi chở đi nhà thương. Trên đường trở về nơi trọ học, dân chúng lúc này đã chiếm giữ đường phố, biểu tình, đập phá cửa tiệm, cướp đồ, đốt buildings. Tôi nhập vô họ. Chiều về, đêm xuống, tôi nhận ra cái xứ sở mà tôi đang sống, và những truyện ngắn đầu tay của tôi thật chưa đáng là rác rến, trước một xứ sở như vậy. Khi tôi bị buộc trở lại Barranquillla vùng Caribê, nơi tôi trải qua thời thơ ấu, tôi nhận ra, đây là thứ cuộc đời tôi đã sống, hiểu, và muốn viết về nó.
Một biến cố khác cũng đã ảnh hưởng nhiều đến cách viết của tôi. Đó là vào khoảng năm 1950 hoặc 51, mẹ tôi kêu tôi đi cùng với bả tới Aracataca, nơi tôi chào đời; bả tính bán căn nhà nơi tôi trải qua những năm còn con nít. Vừa nhìn thấy căn nhà, tôi bị cú sốc, bởi vì lúc đó tôi đã hai mươi hai tuổi, và tôi rời căn nhà khi tám tuổi. Chẳng có gì thực sự thay đổi, nhưng tôi cảm thấy, rõ ràng là, không phải tôi đang nhìn căn nhà, cái làng, nhưng mà là, tôi đang kinh nghiệm (experiencing), đang đọc nó. Như thể tất cả những gì tôi đã nhìn thấy, đều đã được viết ra, và tất cả những gì tôi phải làm, là ngồi xuống và viết lại (copy) tất cả những gì tôi đang đọc. Tất cả bầy ra đó: những gì liên quan tới công việc viết lách, theo mục tiêu mang tính thực hành của từ này: những căn nhà, những con người, những hồi ức. Tôi không chắc, vào thời gian đó, tôi đã đọc Faulkner hay là chưa, nhưng bây giờ, tôi hiểu rõ điều này: kỹ thuật độc nhất để mà sử dụng vào nơi chốn, con người, hồi ức như vậy, chính là kỹ thuật của Faulkner, chỉ có nó mới có thể giúp tôi viết ra những gì đang nhìn thấy. Không khí, vẻ tàn tạ, cái nóng tại ngôi làng thật chẳng khác gì mấy, so với những gì tôi cảm nhận ở Faulkner. Đó là một đồn điền trồng chuối, và cũng là nơi cư ngụ của cả lố người Mỹ thuộc công ty trái cây: đâu có khác gì khung cảnh một Miền Nam Sâu Thẳm của Faulkner. Những nhà phê bình đã chỉ ra ảnh hưởng của Faulkner ở nơi tôi, nhưng đây là một sự trùng hợp thì đúng hơn: Tôi tìm ra chất liệu văn chương để mà đánh vật với nó, cũng cùng một cách mà Faulkner đã tìm ra và xử sự, với chất liệu tương tự (1)
GNV này, tin rằng, không hề có sự trùng hợp, giữa Faulkner, và Garcia Marquez. Và có thể, chính vì cậy, mà bà xã của Naipaul có lần chê Garcia Marquez, thằng cha bất luơng!
Rõ ràng Trăm Năm Cô Đơn, từ Absalom, Absalom! mà ra!
Tuy nhiên, câu trả lời của GM làm nhớ tới bài viết của Vargas Llosa, vinh danh Faulkner, coi Faulkner là ‘thuộc về chúng tôi’, tuy ông viết bằng tiếng Mẽo.

Faulkner thuộc rất nhiều ‘lũ chúng tôi’, dù ông viết bằng tiếng Mẽo. Ai đã từng đọc Faulkner, và sau đó, đọc Nguyễn Ngọc Tư, thí dụ, là cảm thấy sự gần gụi giữa hai tác giả, mặc dù NNT chắc hẳn, chưa từng đọc Faulkner!
Nói rõ ra, bạn phải có ‘cái gọi là Faulkner,’ rồi sau đó, vớ được ông, thì nó cùng bật ra!
Đây là ý nghĩa của câu mà NTV đã từng nói với GNV:
Cái chuyện mày mê Faulkner và nhận ông ta là sư phụ, thì phải một đấng như Freud mới giải ra được.
Trong mi có 1 tên Bắc Kít, chỉ muốn hăm he ăn cướp Miền Nam!
(1)

Ông nói, " Đạo đức là cấu trúc. Tôi chỉ có một sự tò mò lớn lao là hiểu biết những con người, một ao ước lớn lao là khai phá". Ông tính đem đến cho cái từ "đạo đức" này một ý nghĩa chi?

Naipaul: Một nhà văn mất mẹ nó ý thức đạo đức ở trong tác phẩm chẳng là gì dưới mắt tôi, tôi chẳng thèm quan tâm tới thứ nhà văn này. Evelyn Waugh? Tay này có một tham vọng đạo đức? Làm gì có. Nếu có, thì đó là cơ hội. Proust? Bạn đặt trọng tâm đạo đức tác phẩm của ông ta vào chỗ nào? Một thứ kịch xã hội?
Ông thực quá khắt khe với Proust.

Bà vợ, Nadira Naipaul, [tố thêm]: Còn Gabriel Garcia Marquez? Một thằng cha bất lương, bạn của lũ bạo chúa. Salman Rushdie hả? Một gã thủ dâm trí thức.
Vào năm 1967, trong cuốn Lần Viếng Thăm Thứ Nhì, một thứ phóng sự về Ấn Độ, ông đã từng nói: "Tất cả những tự thuật Ấn Độ đều được viết bởi, vẫn chỉ có một người: dở dang". Phải chăng, đây là định nghĩa Willie? [nhân vật chính trong Nửa Đời Nửa Đoạn, La Moitié d'une vie, tác phẩm của Naipaul].
Vâng, đúng như vậy. Cám ơn đã để ý tới điều này.
[Tạp Chí Văn Học Pháp, số Tháng Chín 2005. Naipaul trả lời phỏng vấn]
Cái câu “Đạo đức là cấu trúc”, quá tuyệt, quá đúng về Faulkner!

Comments

Popular posts from this blog

Nguyễn Ngọc Tư

30.4.2015

Raymond Chandler by Oates