TTT 2006-2015




TTT 2006-2015


A Burnt-out Case
Ầm ầm sóng vỗ chung quanh ghế ngồi
Câu thơ trên, của Nguyễn Du, trong truyện Kiều, tả cảnh Kiều ở trung tâm một trận bão, lụt, làm Gấu nhớ tới cái truyện ngắn chỉ có được mỗi cái tên truyện của Gấu: Mắt Bão.
Nhớ, cả cái bữa ngồi Quán Chùa, khoe cái tít với ông anh, ông biểu, còn nhiều từ như thế lắm, ở trong môn học địa lý.
Nhưng, "ầm ầm sóng vỗ chung quanh ghế ngồi", còn là cái dáng ngồi như ông Bụt của Marlow, khi anh kể lại câu chuyện của Kurtz, trong Trái Tim Của Bóng Đen.
Và đúng là cái tâm trạng của NHT, kẻ "chẳng bao giờ đi xa và cứ ở mãi đây", ở cái xứ Bắc Kít. Ở trung tâm của Bóng Đen.
Ở Mắt Bão.
Bien qu'il n'ait jamais disparu, le courant brun qui coulait rapidement du cœur des ténèbres vers la mer en nous emportant sur le fleuve Congo est de retour. Et avec lui revient le personnage de Kurtz qui, lui non plus, n'a jamais disparu, ou s'il l'a fait, il était « parti très loin, comme dirait Kafka, pour rester ici ».

Thì, tất nhiên, nó chẳng bao giờ biến mất, cái dòng nước đục ngầu, đỏ như máu, của sông Hồng, chảy từ trái tim của bóng đen, là thành phố Hà Nội, ra biển, đưa chúng ta dạt dào lưu vong, sau khi thoát hải tặc Thái lan, mãi tít tới miệt Công Gô, và, ăn Tết Công Gô xong, lại trở về.
Và cùng về với nó, là nhân vật Kurtz; anh này, tất nhiên, cũng chẳng hề biến mất, hay là, nếu anh ta làm như thế, “anh ta đi rất xa, nói như Kafka, để ở lại đây”.
Kurtz, như thế, họ hàng với Colonel Sutpen, trong Absalom, Absalom!
Cũng dòng Yankee mũi tẹt, gốc gác Hải Dương [cùng quê PXA], hay Sơn Tây [cùng quê Tướng Râu Kẽm]?
Gấu bảnh hơn cả PXA & Râu Kẽm: Sinh Hải Dương, nhưng gốc dân Sơn Tây!
Gấu về Bắc lần đầu, năm 2000, là để tìm hỏi coi ông bố mình mất ngày nào, và đến chỗ ông mất, trên, ngày xưa chỉ là một bãi sông, thắp nén hương cho bố, rồi đi.
Mấy ông bạn văn VC nói, đi làm cái quái gì nữa, anh mua cái nhà, khu Thanh Xuân chẳng hạn, vừa gần Tướng Về Hưu vừa gần tụi này!
Đi rất xa, chỉ để ở lại đây!
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm!
*
NHT cũng một thứ Kurtz, nhưng chẳng bao giờ rời xứ Bắc Kít!
Bảnh nhất trong những Trái Tim của Bóng Đen!
Ông Trùm.
Chẳng cần đi rất xa, và cứ ở mãi đây!
Giles Foden, đọc và giới thiệu A Burnt-out Case của Greene, cũng nhận ra, Trái Tim Của Bóng Đen của Conrad phủ lên nó.
"Burnt-out", cháy mất tiêu, cháy đến tàn lụi, ở đây, là để chỉ tình trạng bệnh cùi ăn chân tay của người bệnh, biến chúng thành một thứ bóng ma, có đó, nhưng không có đó.
Cái chuyện Gấu mê Faulkner, có thể đã có trong tiềm thức, bởi vì vừa gặp Colonel Sutpen là đã nhận ra họ hàng [Miền Nam nhận họ, Miền Bắc nhận hàng] rồi, nhưng chuyện làm quen Greene chỉ để học tiếng Tây khi học trung học, vậy mà về già chỉ còn tâm sự được với những nhân vật của ông, thì đúng là.. có Trời!
Đành phải cám ơn ông ta một phát!
Có thể nói, cuốn nào của Greene cũng tuyệt. Cái tay Giles Foden giới thiệu "một trường hợp cánh tay cháy tàn đến thành tay ma" [A Burnt-out Case] này, cũng đúng là tri kỷ của Greene!
*
V/v "Cánh tay ma" này, bữa trước Gấu có đọc một truyện ngắn của một anh bộ đội MB, viết, cũng đề tài này. Truyện cũng được lắm. Hình như có giới thiệu lại trên Tin Văn, để coi lại.
Đọc, Gấu nhớ tới lần, xém một tí là mất cánh  tay, và khẩu súng, của chính Gấu, tại nhà hàng Mỹ Cảnh!
Và nhớ luôn, cái cảm giác, vừa té xuống, là nghĩ ngay đến BHD, và câu trách của Em, em đã nói rồi, anh đừng có ham ăn ham uống, mà khổ!
Quái đản thật, mất cánh tay, có thể mất mạng, không sợ, mà chỉ sợ em giận, em dỗi, nghỉ chơi với Gấu!
*
In some ways the novel can be read as an investigation of post-Christian faith, an attempt to see what can be raised from the ashes of a century notable for its cruelty. Yet it is dangerous to see A Burnt-out Case in such totalizing terms. Its appeal to or against ending feels closer to Matthew Arnold's poem about ebbing Christian faith, 'Dover Beach', than to works written in response to the Holocaust. Some further remarks in Greene's Ways of Escape appear to recognize the way in which Arnold's poem acts as a 'nineteenth-century forestructure' for the novel:
This account may seem cynical and unfeeling, but in the years between The Heart of the Matter and The End of the Affair  I felt myself used and exhausted by the victims of religion. The vision of faith as untroubled sea was lost for ever; faith was more like a tempest in which the lucky were engulfed and lost, and the unfortunate survived to be flung battered and bleeding on the shore. A better man could have found a life's work on the margin of that cruel sea, but my own course of life gave me no confidence in any aid 1 might proffer. 1 had no apostolic mission, and the cries for spiritual assistance maddened me because of my impotence. What was the Church for but to aid these sufferers? What was the priesthood for? 1 was like a man without medical knowledge in a village struck with plague. It was in those years, I think, that Querry was born and Father Thomas too.
Greene
Trong một vài đường hướng, cuốn tiểu thuyết có thể được đọc như một cuộc điều tra, về niềm tin hậu-Ky tô, một toan tính để nhìn coi xem, cái gì dấy lên từ tro than của thế kỷ trứ danh về cái sự độc ác của nó…
Ui chao, bạn đọc có thể mô phỏng đoạn trên, và đi một đường “bốc thúi” trang Tin Văn:
Trong một vài đường hướng, trang Tin Văn có thể được đọc như là "… niềm tin hậu chiến Mít, một cái gì dấy lên từ tro than của cuộc chiến trứ danh vì Cái Ác Bắc Kít của nó."!
Nhưng, biết đâu đấy, Ky Tô giáo đang lâm đại nạn tại nước Mít, là cũng ứng vào cuộc "điều tra" này, của trang Tin Văn? (1)
(1) Nên nhớ, bộ sách khổng lồ Gulag của Solz. còn có một cái tiểu tít là 'một cuộc điều tra có tính văn học...'.[ The Gulag Archipelago: An Experiment in Literay Investigation, Một thử nghiệm trong điều tra văn học…]
. Biết đâu đấy, sau khi Gấu đi rồi, một bạn đọc Tin Văn download những trang sách hổ lốn, chẳng biết đâu mà lần này, gỡ nó ra, sắp xếp lại, thành một bộ sách khổng lồ có tên là Gulag Mít hay cái gì đó tương tự?
Cái viễn ảnh của niềm tin như là biển cả bình yên không sóng gió thế là mất vĩnh viễn ... Tôi cảm thấy mệt nhoài, nát bấy bởi những nạn nhân của tôn giáo....
Greene
Dzui thôi mà!

    Trong một vài đường hướng, đây là một cuốn sách tuyệt hảo đối với tôi - mặc dù đề tài và sự quan tâm của nó, thì rõ ràng thuộc về một cõi không tuyệt hảo. Tôi đọc nó, lần đầu khi còn trẻ, dân Ky tô, lớn lên ở Phi Châu, vào lúc mà trại cùi còn phổ thông. Tôi còn nhớ, lần viếng thăm cùng với mẹ tôi, một trại cùi như thế, được mấy bà sơ chăm sóc, tại Ntakataka, nơi hồ Lake Malawi. Và tôi sợ đến mất vía bởi cái sự cử động dịu dàng đến trở thành như không có, của những người cùi bị bịnh ăn mất hết cánh tay, y hệt như được miêu tả ở trong cuốn tiểu thuyết: “Deo Gratias gõ cửa. Querry nghe tiếng cào cào cánh cửa của cái phần còn lại của cánh tay. Một xô nước treo lủng lẳng ở cổ tay giống như một cái áo khoác, treo ở cái núm trong tủ áo”.
Vào cái lúc tôi đọc nó, thì tôi đang phải chiến đấu, như những người trẻ, hay già, phải chiến đấu, và cũng không phải chỉ ở Phi Châu, với những đòi hỏi về một niềm tin, khi mà niềm tin này thì thực là "vô ích, vô hại, vô dụng, vô can…", tại một nơi chốn, bất cứ một nơi chốn, bị tai ương, bệnh tật, và cái chết nhòm nhỏ, đánh hơi, quấy rầy, không phút nào nhả ra.
Thành thử câu chuyện của Greene về một gã Querry, một tay kiến trúc sư bảnh tỏng, tới xứ Công Gô, chỉ để chạy trốn, và tìm ra một thế giới, và có thể, Chúa bắt kịp anh ta đúng ở đó, một câu chuyện như thế, làm tôi quan tâm.
*
Ui chao, đọc một phát, là Gấu bỗng nhớ đến Bếp Lửa, đoạn Tâm, ở Hà Nội, không khứng ra bưng theo VC, cũng quá chán Hà Nội, bèn qua Bắc Ninh dậy học tại một trường của mấy ông cha; dậy học dậy hiệc ra sao chẳng rõ, nhưng rõ ràng là mất niềm tin, bị mấy ông thầy tu chê, đành trở về lại Hà Nội.
Bạn, đọc lại khúc đối đáp nẩy lửa liên quan, mà chẳng... thú sao!
*
Về Bắc Ninh tôi bị cảm khản tiếng mất một tuần phải nghỉ làm việc. Nhưng buổi sáng mùa đông buồn rầu thêm. Tôi nằm lỳ trên giường không buồn trở dậy. Những tiếng ồn ào từ trong lớp giờ làm việc, ngoài sân giờ ra chơi, bay lên qua một khoảng xa cách lắm, tôi đợi từng bước chân người ngoài hành lang.
Mỗi buổi trưa ông già gác mang lại phòng cho tôi một bát cháo nóng - buổi trưa kèm theo một tờ báo hàng ngày. Tôi lười, thoái thác không xuống phòng ăn. Tôi đọc báo, nhìn cuộc đời bình thản qua như những cuộn mây xám thường ngoài cửa sổ buổi chiều. Và tôi ngủ những giấc ngủ đầy hơi thở nóng và mồ hôi cùng trống ngực.
Linh mục Tân đến thăm tôi hàng ngày khoảng 4 giờ chiều và ở lại phòng tôi chừng mười lăm phút. Nhiên săn sóc tôi vào buổi tối khi những tiê!ng chuông khóa lễ chiều đã im. Nhiên thuờng ngồi nói chuyện. Anh kể về gia đình, về thời thơ ấu, và ơn trên đã kêu gọi anh để được dâng mình cho Chúa, bằng giọng bình thản như đọc một đoạn sách thánh kinh. Bà nội anh muốn có một người con dâng cho Chúa nhưng cha anh là con một. Tiếp theo Nhiên là đứa cháu độc nhất. Đứa cháu độc nhất ấy nghe ở linh hồn mình từ nhỏ âm vang lời kêu gọi của Thiên Chúa và Nhiên mong rằng sẽ làm thỏa mãn khát vọng của những người sinh thành. Trong những lúc ấy tôi ngó lên ngọn điện yếu mỏng chập chờn như muốn tắt.
Đại không sang, những thư từ của tôi được cho vào phong bì lớn dán kín gởi sang trường. Tôi nhận được thư của Francoise trách tôi lười viết, nàng hỏi tôi có nhận được thư của nàng không. Nàng cho biết hiện đang công tác vận động những gia đình có con em chiến đấu ở Đông Dương để làm kiến nghị yêu cầu chấm dứt chiến tranh ở đây. Đồng thời cùng với một nhóm bạn hữu thanh niên, nàng đã được gặp Sartre, chất vấn về vấn đề cộng sản và cách mạng. Nàng bảo nàng hơi đen và gầy hơn nhưng cũng cao hơn. Nàng vừa kỷ niệm sinh nhật thứ muời chín của nàng.
“Pauvre Francoise!”
Hòa tả những trận mưa ở đồn điền dài ba trang giấy mỏng. Và Ngọc:
“Mày ơi!
Mày còn thì giờ để ý đến tao ư? Tao tưởng mày nghĩ đến thân phận mày cũng đã đủ lắm rồi. Thằng Bảo cho tao lãng mạn và chắc rằng chúng mày cũng đồng ý với nhau. Nhưng hỡi ôi! Lãng mạn phải là chúng mày mới đúng. Đau khổ cho nhiều vào, đọc sách cho nhiều vào, xót thương mình chưa đủ rồi xót thương người… để mơ mộng: cách mạng. Ôi chao cách mạng! Cách mạng để làm gì? Những con ngựa bị hành hạ đau quá thì lồng lên hất thằng dô kề ngã mà chạy. Chạy đi đâu? Thằng dô kề nó sẽ túm được, nó đánh đập tàn nhẫn hơn và lại sỏ cương trèo lên.
“Thế nào tao cũng bỏ đất này đi, tao can đảm thú thực như thế, chết ở chỗ khác yên thân hơn. Còn hơn chúng mày lòng tin đã mất mà không dám thú thực, mà vẫn còn cố gắng giả tin.
“Bằng chứng là mày có tự do đâu, thằng Bảo vợ con và cái be nước mắm, mày bỏ trường này rồi cũng đến trường khác. A-men, mày đang tìm về với Chúa đấy.
Cầu Chúa che chở cho cái thằng sâu kiến lúc nào cũng tưởng mình lớn ngang Đức Chúa. Làm dấu Thánh Giá và quì xuống.”
Ngọc
Tôi quên lá thư của Ngọc mở ở bàn đêm đầu giường. Buổi chiều tôi ngủ chập chờn, khi mở mắt Nhiên ngồi cạnh và đã bật đèn. Nhiên hỏi:
“Anh không ăn cháo? Để tôi bổ cam cho anh xơi.”
Tôi ngồi dạy nói:
“Cám ơn anh, tôi có thể làm lấy được.”
Tôi bổ cam ở bàn, nhìn ra cửa sổ, gió khoan khoái một chút.
Nhiên hỏi:
“Anh cho là có Thượng Đế hay không?”
Tôi suy nghĩ rồi trả lời:
“Câu hỏi ấy chưa bao giờ làm tôi thắc mắc cả.”
Tôi không nghĩ đến nó.
Nhiên lại hỏi:
“Anh có nhận rằng ở đời có một cái gọi là Thiện, một cái gọi là Ác, có công bằng, có tự do, bác ái…"
Tôi trông thẳng vào mặt Nhiên đáp:
“Có chứ tại sao không?”
“Vậy mà anh lại không tin Thượng Đế thì lạ thật.”
“Tôi tưởng những ý niệm ấy họp nhau thành một ý niệm hoàn hảo hơn tất cả là Thượng Đế. Thường thường người ta nghĩ một vài ý niệm khó thỏa hiệp vớ nhau như bình đẳng và tự do, nhưng đạt đến sự hòa hiệp chính là tìm về Thượng Đế rồi còn gì.”
Tôi bước vài bước đắn đo:
“Tôi nhắc lại với anh tôi không suy nghĩ về vấn đề ấy. Theo tôi có những lúc người ta cần giải quyết giữa người với người và Thượng Đế không nên có mặt ở lúc ấy. Có mặt khi không cần thiết, Thượng Đế sẽ bị nhơ nhuốc lây và có thể bị mất ngôi. Mà ngôi Thượng Đế có lẽ cần thiết lúc khác.”
“Thượng Đế sẽ giải quyết được những vấn đề của loài người nếu loài người biết tìm về Người.”
“Không, tôi không tin như thế, Thượng Đế không sống cái sống xác thịt của nhân loại. Khi Thượng Đế nhập thể thành người như Chúa Jésus hay Phật Tổ thì chính ở những người ấy Thượng Đế đã bị lôi kéo vào tấn thảm kịch riêng tư của loài người, và chỉ có thể thoát ra với sự thất bại…”
Những buổi tối tiếp theo, Nhiên thưa sang thăm tôi - Tôi nằm nghe tiếng động ngoài hành lang và lòng mình.
Tôi trả lời Ngọc:
“Ngọc,
Con sâu ở giữa tim giữa hồn, giữa não, mày nhớ không? Đi đâu cũng chỉ là mày – đau khổ và nhục nhã. Mà nào riêng có đất nước này hổ nhục thôi đâu, mọi nơi mắt mày cũng chỉ nhìn thấy như đây. Không trốn được đâu trừ khi mày trốn được lòng này.
Nhưng thôi tao vẫn cầu chúc cho mày đi cho thỏa dồn nén, để ngó thấy ở bất cứ một góc địa cầu nào những điều ghê tởm không muốn ngó, rồi mày sẽ trở lại, tao tin như vậy, nhất định sẽ trở lại. Tất nhiên chán chường hơn nữa, nhưng từ chỗ chán chường cuối cùng ấy tao còn mày hay mất mày vĩnh viễn.
Ngọc ơi! Mày có nhẩy xuống biển ngủ ở dưới ấy không? Con sâu ở giữa tim, giữa hồn, giữa não.
Trước khi đi hãy thư cho bạn mày.
Tâm.”
Lễ Chúa Giáng Sinh đến gần với những ngày rét cóng hơn. Nhà trường vắng ngắt, những giáo sư ngoài như tôi đã về Hà Nội cả. Mặt sân cứng ướt hiu quạnh không cây cối, tôi bước trên sạn vụn theo một cửa ngách sang nhà thờ. Màu đá xám cao và lạnh lẽo thêm.
Những chiếc đen mầu hình ngôi sao, những dây hoa giấy sặc sỡ buồn cười.
Vòm nhà thờ sâu, ánh sáng mờ ảo.
Tôi đi bên những hàng ghế mộc, đến máng cỏ Chúa Hài Đồng. Tôi đứng cách xa ngắm những hình tượng được xếp đặt khéo léo. Vài người đàn bà nhà quê hình như ở chợ rẽ vào, quỳ gối kính cẩn.
Rồi tôi xuống Đáp Cầu cho đến hết buổi sáng.
Tôi vẫn chưa biết nên về Hà Nội hay nên giam mình một tuần lễ trong chuỗi ngày rét mướt ở tỉnh lỵ. Con đường dốc, những sườn núi trơ đất và đá đỏ, gió và hơi nước quyến lấy nhau ở không trung làm khói đặc nặng nề, không một tiếng động ngoài tiếng nổ của động cơ. Chiếc xe hàng đã đổ hết khách ở Bắc Ninh chỉ còn lại vài người. Thị xã tiêu điều những mặt nhà méo lệch. Quán chợ lụp xụp nhớp nháp; chợ còn lại dẫy tường trắng loang lỗ vết tích cũ.
Bữa ăn với vợ chồng Long trong một gian buồng hẹp ấm, mâm bằng gỗ.
Tôi trở về Bắc Ninh gần ba giờ chiều.
Tôi ngồi trong quán nước ở bến xe trong sự náo nhiệt ấm áp của những người xuôi ngược và những người làm xe. Ở đây có những bát nước chè tươi nóng, điếu thuốc lào. Trời mưa bay. Bỗng tôi trông thấy Hạnh, nàng mặc tấm áo dài thâm đi ở ngoài. Nàng chào tôi và ghé vào quán.
Tôi hỏi:
“Cô đi Hà Nội?”
“Vâng.” Hạnh đáp.
Tôi mời nàng uống nước và chúng tôi uống những bát nước chè tươi xanh nóng rộp lưỡi. Hạnh hỏi tôi:
“Anh cũng về Hà Nội?”
Tôi chưa biết trả lời thế nào Hạnh đã tiếp:
“Nếu tiện anh đi xe của em cùng về.”
Nàng nói tự nhiên còn tôi lúng túng. Hạnh lại nói:
“Chỉ sợ anh chê đi xe chở hàng thôi.”
Hạnh đưa tôi ra xe, chiếc xe cam nhông chuyên chở hàng hóa. Sau xe trống, ngoài một thùng đựng ét xăng của nhà binh bỏ không và mấy tấm bao vải.
Tôi và Hạnh ngồi phía trên cùng người tài xế và người phụ xe ở đằng sau. Xe ra khỏi thị xã cùng với hạt mưa dầy hơn. Người tài xế đứng tuổi hai bàn tay khô khan gân guốc chụp trên đầu chiếc mũ cát két dạ. Anh phụ xe trẻ tuổi nói qua lỗ hổng lên với bác tài một câu gì. Hạnh ngồi sát vào tôi và tôi nhận hơi ấm của nàng.
Nhìn thấy ở ngực Hạnh đeo hình thánh giá, tôi hỏi:
“Em theo đạo?”
Hạnh gật đầu trả lời:
“Khi còn ở hậu phương, bây giờ thì thôi rồi.”
Một lát sau, xe chạy đều tốc lực, màu trắng phủ những cánh đồng hai bên đường. Tôi hỏi Hạnh:
“Em còn nhớ về anh xưa hay không?”
Hạnh ngước mắt nhìn tôi rồi trả lời:
“Em nhớ những ngày nghỉ học anh thường đi theo em. Hồi ấy nhà em ở hai nơi, Thị Cầu và Đáp Cầu, nhà anh ở khoảng giữa con đường ấy. Đi về em phải qua nhà anh. Em mặc áo trắng và cặp tóc và em đã được nghe anh nói là em đẹp nhất Thị Cầu.”
Tôi nắm bàn tay nhỏ bé của Hạnh và để vào lòng bàn tay tôi từ lúc nào, rất cảm động.
Hạnh nói tiếp:
“Một lần anh Long và một người bạn nữa đã thách anh đến vuốt tóc em và anh đã làm thật. Ở con đường ra đồng trước cửa nhà một người Pháp có nuôi một đàn ngỗng dữ và em đã về mách nhà anh cái tội trêu trọc em và tội đứng đó ăn cắp trứng ngỗng.”
Tôi nắm chặt hơn tay Hạnh, có cảm giác hổ thẹn về những hành động ngây thơ táo bạo và tôi đáp:
“Nhưng em cũng biết là bà ngoại anh chẳng bao giờ trị tội anh cả.”
Hạnh gật đầu và cái búi tóc nghiêng xuống vai về phiá tôi. Hạnh hỏi lại tôi:
“Học hết lớp nhất anh đi Sài Gòn? Anh làm gì?”
Tôi nói điềm nhiên và thành thật, ngoài ý muốn:
“Anh đã bán báo, làm thợ, và học nghể chữa ô tô.”
Đến Hà Nội, mưa lớn hơn. Chúng tôi cùng đi ăn cơm với nhau.
Và đêm ấy tôi ngủ với Hạnh ở khách sạn

[To All Of U, THERE, and Tks. NQT]

Thật khó mà nói, TTT coi ông như là nạn nhân của Trại Tù, bởi là vì rõ ràng là, nhờ nó, ông làm lại được thơ, và bẽn lẽn như hồi mới lớn, không dám khoe với bạn tù!
Brodsky rất bực khi bị hỏi, thí dụ, tại làm sao chúng đưa ông đi tù. Ông từ chối chơi, he refuses to play, và cho biết, hai năm tù là quãng đời hạnh phúc nhất của ông. Lạ 1 điều, chính cái chuyện ông từ chối làm anh hùng, chính nó, có cái chất anh hùng, như tác giả "From Russia With Love" nhận xét, paradoxically enough, his rejection of the part of hero was itself heroic.
Bếp Lửa,Tựa Lần In Thứ Tư (1973) 
Malraux có viết: "Người ta không thể nào viết lại một quyển tiểu thuyết."
Tôi không tin như thế. Trong nhiều năm sau khi quyển sách này được xuất bản, dường như tôi đã hì hục viết một BẾP LỬA khác. Mỗi lần sửa lỗi ấn loát để cho tái bản, tôi đều muốn viết lại nó. Kể cả bây giờ, sau mười bẩy năm.
Đây không phải là quyển tiểu thuyết đầu tay của tôi.
Quyển đầu tay tuy được một nhà xuất bản nhận in năm 1955, vào phút chót tôi đổi ý, rút lại sách, quyết định không xuất bản.
Quyển Bếp Lửa rất có thể đã chịu chung số phận của quyển đầu tay, nếu không may mắn gặp ông Nguyễn Đình Vượng [chủ báo Văn, chủ nhà in, nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng].
Được viết một hơi – khoảng đâu hai ba tháng – được in ngay sau khi viết – không có một quãng cách nào để kịp lùi, nhìn lại – quyển Bếp Lửa là quyển duy nhất của tôi chỉ có một lần bản thảo.
Trên trang đầu bản thảo có đề câu của Rimbaud: Je est un autre [Tôi là kẻ khác], nhưng khi đưa in tôi đã xóa bỏ.
Sách in lần đầu ba ngàn cuốn, chẳng rõ bán được bao nhiêu, chỉ biết ít lâu sau sách được mang bán "son". Có hai bài viết về quyển sách: một trên nhật báo Tự Do tại Sài Gòn, một trên tuần báo Văn Nghệ của Hội Nhà Văn miền Bắc ở Hà Nội.
Tiếc là tôi không có thói quen lưu giữ tài liệu để có thể in kèm vào sách khi tái bản.
Đại cương hai bài viết đều là lời chê trách giống nhau: quyển sách bi quan tiêu cực. Bài trên tờ Văn Nghệ ở Hà Nội chỉ là một cột điểm sách ngắn vài mươi giòng nhưng bấy giờ đã mang đến cho tôi hãnh diện và sung sướng. Hãnh diện là thứ có ngày nghĩ lại khiến thẹn thùng. Nhưng sung sướng lúc nào cũng vẫn là sung sướng, dù cùng với thời gian có thể lẫn vẻ bùi ngùi.
Tôi sung sướng nghĩ các bạn tôi ở Hà Nội đọc cột báo ấy, biết được tôi vẫn nhớ họ, đã viết về họ, về những ngày tháng ấy của chúng tôi. Họ có thể tức tối căm giận, nhưng chắc họ cũng cảm động bồi hồi.
Mười bẩy năm đã qua.
Kinh nghiệm dạy cho tôi là lời của Malraux đúng. Tôi đã loay hoay quá lâu với một quyển sách. Lần này tôi quyết định đề là ấn bản chung quyết.
Tôi hiểu đã đến lúc nên viết những quyển sách khác.
Tháng 3 – 73
THANH TÂM TUYỀN
Trên tờ Ba Xu, số Mùa Xuân, The Threepenny Review, Spring 2015, trong mục “Lèm bèm bên ly cà phe & bạn hiền", Table Talk, Alberto Manguel có đi 1 đường về từ “chung quyết” này.
Bài cực thú. Với 1 đại gia đọc, như AM này, bạn yên tâm, khi đọc, vì thế nào có vớ được 1 chi tiết bạn không ngờ, gây cực khoái, hà, hà!
Ben scan, và nhân riện, post thêm 1 bài thơ trong số báo, Tên Kép Của Tớ, The Double.
Kép ở đây không có nghĩa là Thằng Bồ, mà là tên thế thân, theo cái kiểu mà TTT tính chôm câu của Rimbaud; Tớ là 1 kẻ khác.
The Double
My double is nothing like me.
They say he smells of lavender,
that he dances elegantly.
But he looks like a cadaver
when he sleeps. Animals can't tell
he's there. At the park a bird flew
straight into his chest, and fell
as if it hit a closed window.
Men like him are unnatural.
Mothers hold their children closer
when we pass by: original
or copy, we're both a danger.
My double wants to leave this town.
He tells me he doesn't believe
we're twinned. And he's right; we're not bound
by much. But we don't get to leave.
-Ryan Teitman
Kẻ Kép
Kẻ kép của tớ chẳng giống gì tớ
Chúng nói, hửi có mùi oải hương
Rằng hắn nhảy đầm rất lịch
Nhưng trông hắn chẳng khác gì cái xác chết
Khi hắn ngủ.
Lũ thú vật không thể nói, có hắn đó.
Một con chim ở nơi công viên
Bay đánh bộp một phát trúng ngực hắn ta
Và rớt đánh bịch cũng 1 phát
Như thể đụng vô kính cửa sổ
Người như hắn chẳng giống người.
Mấy bà mẹ ôm chặt con khi hắn - và tớ - đi tới gần
Bản chính hay bản sao, cả hai đều hiểm nguy
Kẻ kép của tớ muốn rời thành phố
Hắn biểu tớ, hắn đếch tin hai đứa sinh đôi
Hắn phán đúng
Hai chúng tôi không mắc mớ với nhau nhiều
Nhưng biết làm sao, thì cũng đành, cứ thế, cứ thế.

From Russia With Love

Last But Not Least
Saturday / Sunday, 17 and 18 May, 1997
THERE IS A CURIOUS interview with Joseph by Michael Scammell in Index on Censorship," which had been established shortly before this, on the initiative of Stephen Spender among others, as the organ of the Writers & Scholars International, the aims of which were "to promote the study of the suppression of freedom of expression". Again, it is surprising to find Joseph so insistent, this early in his life in the West, on his right to be judged solely as a writer, a poet, and not categorized as a dissident or a victim of oppression. He sensed the direction of the interview almost from the start, answering some factual questions briefly, but as soon as Scammell, innocuously enough, begins to lead: "When did it become clear to you that your poems were not going to be published generally in the Soviet Union and what was the effect of this realization upon you?" Joseph shoots back: "I must say that it was never really clear to me. I always thought that they would be published one day and so this idea has had no effect on me at all [ ... ]"
And more of the like follows. Joseph answers non-commit ally whenever he can, but as soon as the questioner begins to probe, he reacts. "Why do you think they sent you to prison?" "I don't really know. In any case that seems to me, if you don't mind my saying so, a typically western approach to the problem; every event has to have a cause and every phenomenon has to have something standing behind it. It is very complex. Sometimes there is a cause, perhaps. But as to why they put me in prison, all I can do is repeat to you the items in the indictment. My own answer perhaps won't satisfy you, but it is very simple. A man who sets out to create his own independent world within himself is bound sooner or later to become a foreign body in society and then he becomes subject to all the physical laws of pressure, compression and extrusion." Joseph refuses, time after time, to don the mantle of the tragic exile, the martyr, the victim. "How did trial and prison affect your work?" "You know, 1 think it was even good for me, because the two years 1 spent in the country were from my point of view one of the best times of my life. I did more work then than at any other time. During the day 1 had to do physical work, but since it was agricultural labour, it wasn't like in a factory and there were lots of period of rest when we had nothing to do."
Scammell, perhaps growing a little exasperated with all this, finally says: "What is your attitude to people who take a stand and why have you personally never done so yourself?" Joseph, rejecting both mantle of freedom-fighter and that of feeble aesthete (despite the remarks about boredom), responds rather defiantly, provocatively, and perhaps equally exasperatedly: "It is all very simple, really. The point is that the person who seriously devotes himself to some sort of work - and in my case belles lettres - has in any case plenty of problems and difficulties that arise from the work itself, for instance doubts, fears and worries, and this in itself taxes the brain pretty powerfully. And then again 1 must say that any kind of civic activity simply bores me to death. While the brain is thinking in political terms and thinks of itself as getting somewhere, it is all very interesting, attractive and exciting, and everything seems fine. But when these thoughts reach their logical conclusion, that is when they result in some sort of action, then they give rise to a terrible sense of disillusionment, and then the whole thing is boring."
He develops this: "I think that for the writer who first of all concerns himself with his own work, the deeper he plunges into it, the greater will be the consequences - literary, aesthetic and of course political as well." Joseph is unconvinced of the effectiveness of efforts in the West to help "unorthodox" Russian writers, casting doubt even on the publication of such writers in the West: "[ ... ] All you can do is to help people get published. But I am not sure how helpful this is. 1 suppose it gives one a pleasant sensation, a sense of not being without hope: up or down, you still exist and you still haven't perished. It gives a certain psychological relief to a man living in rather uncomfortable circumstances. But here again you get all sorts of problems arising, because all forms of comfort are in a way a sort of escapism." This is interestingly reminiscent of remarks made by concentration-camp prisoners about the possibly deadly effect of hope. It also sheds a little light on Brodsky's natural stoicism, the need to live with reality and not with pipe dreams. Scammell pointedly suggests that the publication of Brodsky's poetry might have helped him maintain his position of independence, influenced his writing. He denies all this: "Maybe it did help in some way, but I must confess that I doubt it very much. You see, I am not representative in any way, I cannot stand for anything or anybody except myself."
So, Joseph establishes the parameters, right from the start. He refuses to play. He was an individual in the Soviet Union and he's damned if he's going to give up being one now that he is in the West. It seems that he knew exactly what he wanted. This was, to say the least, a different kind of exile. An exile rather ahead of his time, almost post-Soviet. He frequently puzzled those awaiting him with friendly intentions. In some cases, Joseph seems too dismissive of liberal opinion. But he is self- consistent. Paradoxically enough, his rejection of the part of hero was itself heroic. He covered all the bases. The media which was not to be deterred by his ironical comments continued to describe him as a victim of the totalitarian state, while those who knew him better began to develop a more nuanced understanding of the East-West dichotomy. His belief in art, his elevation of it (and language) over politics, was distinctly sinewy and non-escapist.

TTT 2006-2015
30 Tháng Tư mà đọc bài này thì hết xẩy con cào cào. Cô blogger này, dân Hà Nội, kiếm Camus trên net, ra trang Tin Văn.
Bạn của "Chị So"
Tks. NQT
Cái tít bài này, là của Joseph Huỳnh Văn:
*

Đầu tháng lòi ra bài này:
/TV_Journal_new/61.html

Bài này nữa, nhưng chắc là do sắp tới 30 Tháng Tư:

/Presentation/t%E2m_su_xuan_sach.html

Trùng hợp lạ lùng: Mít, cùng lúc, tưởng niệm TTT, TCS, 30 Tháng Tư...
Hàng năm cứ vào Tháng Tư, lá ngoài đường đỏ như máu, thế là tụi Mít thi nhau khóc....

“Từ thuở tóc xanh đi vỡ đất. Đến bạc đầu sỏi đá chửa thành cơm”.
Giá mà có 1 bài như "Người Leo Núi", của Osip Mandelstam thỉ thật là tuyệt!

 Tưởng nhớ nhà thơ Thanh Tâm Tuyền
Thứ Hai, 22 tháng 3 2010
Nhân dịp tưởng nhớ nhà thơ năm nay, chúng ta tìm hỏi ý nghĩa của sự chọn lựa, “Tôi là kẻ sống sót, nhưng tôi chẳng muốn làm nhà văn nữa, như đã từng mong muốn”, của ông, sau khi ra khỏi trại tù.
Liệu đây có nghĩa là, từ chối viết? (1)
Như rất nhiều tác giả khác, cũng như ông, thí dụ như một Melville, nhà văn nổi tiếng Mỹ, qua nhân vật nổi tiếng của ông, Bartleby, với câu nói nổi tiếng: I would prefer not to: Tôi chọn đừng.
Báo Văn học Pháp, Le Magazine Littéraire, số đặc biệt về Văn chương và những trại tù [La littérature et les camps], trong bài viết mở đầu, Thư gửi độc giả, Lettre aux lecteurs, dưới nhan đề Hội chứng Bartleby, Jean-Louis Hue viết:
Nghĩ đến chuyện từ bỏ viết, Melville tưởng tượng ra nhân vật Bartleby, thách đố câm lặng và hư vô, đã chọn lựa một giải pháp là tự nhốt mình trong văn phòng, vắng mặt trước những kẻ khác, và trước chính mình. “Tôi chọn lựa đừng” [I would prefer not to, khi được dịch sang tiếng Pháp, là, “Je préférais ne pas le faire”, và mới nhất, “Je préférais pas”].
Trong số những nhà văn “Tôi chọn lựa đừng” này, có, kể sơ sơ, Rimbaud, Robert Walser, J.D. Salinger… và nhà thơ Celan, sống sót Lò Thiêu, sau tự sát.
Liệu thái độ “Tôi chọn lựa đừng” này, là cũng của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, sau trại tù cải tạo?
(1)
Après ma libération, sur le chemin du retour, la première chose que j'ai faite, a été de me replier et écrire mes poèmes mémorisés tout au long de ma détention.
Je suis un survivant, mais je ne veux plus être écrivain, comme je l'ai pourtant souhaité depuis toujours.
J'ai écrit dans ma mémoire au camp: «II faut que j'arrive à écrire comme si rien ne s'était passe, comme si rien n'était modifié.»
Et maintenant je me dis: «Quand serai-je capable d'une telle chose?» Pour re-écrire.
THANH TAM TUYEN
La poésie entre la guerre et le camp
Thơ giữa chiến tranh và trại tù
Propos recueillis et traduits par Le Huu Khoa
Khi ra khỏi trại tù, trên đường về, điều đầu tiên tôi làm, là cúi gập mình viết ra những bài thơ lưu giữ trong trí nhớ suốt thời gian tù đầy.
Tôi là kẻ sống sót, nhưng tôi chẳng muốn làm nhà văn nữa, như đã từng mong muốn.
Tôi đã từng lưu vào trí nhớ, khi ở trong trại tù, điều này: "Phải làm sao viết như chẳng có gì xẩy ra, chẳng có gì thay đổi."
Và bây giờ tôi tự hỏi: "Khi nào thì tôi có thể làm được như vậy? Để lại viết?”
Thanh Tâm Tuyền



BOOK 49:
THE OLD MAN AND THE SEA
BY ERNEST HEMINGWAY
Thời gian của điêu tàn làm mạnh thơ ca.
Le temps des ruines renforce la poésie.
Cõi thơ êm đềm ngự trị ở bên trên sự bình thản của vũ trụ.
Cet état poétique paisible règne sur le calme de l'univers.

Sự lớn lao của Hemingway không hệ tại nhiều ở điều ông nói mà ông nói điều đó như thế nào. Ông nắm tiếng Anh và viết nó một cách mà trước đó chưa từng có ai viết. So sánh hai ông, Hemingway, sinh năm 1899 và Henry James, mất năm 1916, khoảng cách 17 năm giữa họ đó mới ngỡ ngàng, tương phản làm sao, ở trong văn phong của họ. Với James, sự thực, cái rất giống, chủ nghĩa hiện thực, hay bất cứ cái từ gì mà bạn muốn gọi, thì được hoàn thành bằng một thứ tiếng Anh ê hề, đầy ra đó, tha hồ mà xài. Hemingway, ngược hẳn lại, tước bỏ trong văn phong của ông mọi trò ‘bầy biện cho nó sang, đồ hàng mã, đồ dởm, thùng rỗng kêu to, hoành tráng, sự lạm dụng tu từ… ‘, và sử dụng những tính từ và trạng từ cho thơ xuôi của ông, theo cái kiểu mà một tay 'đốc tưa' ghi đơn thuốc cho một người nghi là bịnh. Hiệu quả là một thứ thơ xuôi cực kiệm từ, với một nhịp điệu, sự cường tráng, và sự cực giản khiến chúng ta nhớ tới một bản văn cực kỳ già, cực kỳ cổ xưa: Thánh Kinh.
Từ những bản văn của Hemingway móc nối tới… Thánh Kinh, đừng nghĩ là tôi ‘cường điệu’. Hemingway quả là đã thấm nhuần ngôn ngữ và hình ảnh Thánh Kinh, và Ngư Ông Và Biển Cả có thể được đọc như là một ám dụ Ky tô, tuy nhiên, tôi chẳng dám coi nó là một tác phẩm tôn giáo, hẳn nhiên không phải theo cái kiểu của cuốn sách mà tôi vừa mới gửi thủ trưởng hai tuần trước đây, Gilead. Hemingway sử dụng những ngày Chúa ghé trọ trần gian  theo cách muôn thuở của riêng ông, để khai triển, khám phá, thám hiểm ý nghĩa của những khổ đau của con người.

‘Ân sủng dưới sức ép’ là chữ của Hemingway, khi bị tra hỏi về sự gan góc, lì lợm của những nhân vật của ông. Một cách rất riêng Hemingway để lèm bèm về ‘hoàn tất chiến thắng qua thất bại’. Gấu này đã ‘bàng bạc’ nhận ra điều này – và, có thể là do đọc Hemingway mà có được – khi phán, Miền Nam có công với lịch sử ‘thông qua sự thất trận’ của họ! Tuy nhiên, khi viết như vậy, là Gấu vẫn còn ‘hoang tưởng’ về cuộc thống nhất đất nước, cả giống Mít xúm vào xây dựng một cái nhà Mít to đùng, bây giờ thì ‘ô hô ai tai’ rồi!

Vinh quang, chiến thắng thông qua thất bại, nhờ thất bại mà có được, ‘con người có thể bị huỷ diệt nhưng không thể bị đánh gục’, cuộc đi câu ‘mang về không phải con cá mà là bộ xương khổng lồ của nó’, thấm đẫm tinh thần Ky Tô giáo của Ông Già Santiago [Gấu Già đó ư?] lạ làm sao, cũng là cuộc phiêu lưu mà điểm tận cùng là nhà tù VC của cả một miền đất: Gấu đã chẳng viết về nhà thơ NXT và tập thơ nhờ đi tù VC mà có được, về TTT mà những vần thơ ẩn mật của ông, nhờ té núi khi vác nứa mà ngộ ra?



Em có biết anh đọc Le Petit Chose năm nào không? Năm học lớp ba và từ xửa xưa đó anh đã thấy nhân vật đó là anh rồi.
Thư gửi đảo xa.
TTT trải qua thời thơ ấu ở Sài Gòn. Thành ra không hiểu lớp ba là lớp mấy, so với thời của GCC.
Ấy là vì, phải đến năm học Đệ Tam trường Hồng Lạc, khoảng đó, thì Gấu mới được học cuốn "Le Petit Chose", cuốn sách tủ của Thầy Roch Cường.
Mỗi ông Thầy của Gấu thì đều có 1 cuốn sách. Với Thầy Kỳ, dạy Anh văn lớp Đệ Ngũ, Nguyễn Trãi, thì là cuốn "She stoops to conquer".
Tuy nhiên, cái nhân vật con nít mà Gấu bị ấn tượng, thì là "Poil de Carrote", cũng 1 tuổi trẻ bất hạnh của Jules Renard.
Nhớ hoài cái xen, thằng bé, được cả nhà o bế, chỉ có mày là nhất, can đảm nhất, cái gì cũng nhất, chỉ có mày mới ra khỏi nhà vào lúc đêm tối như thế này, để đóng cửa chuồng gà vịt.
Thằng bé bèn xung phong, xung phong.
Khi xong việc, trở về căn nhà, mái ấm gia đình, thì cả nhà thản nhiên phán, nếu vậy, đêm nào mày cũng nhớ đóng cửa chuồng vịt nhe!

Quả đúng là công việc/số phần của Gấu thiệt.
Lũ bạn quí của GCC gọi Gấu là “anh hùng rơm”, khi cương qu
yết không chịu bỏ… Gấu Cái!
Mới đây thôi, họp Tết, nhắc tới Gấu, chúng vẫn đều lắc đầu, không thằng nào trong số chúng ta làm đuợc cái cú “đóng cửa chuồng vịt” đó được!
Hà, hà!


Borges Conversations

Nhưng chúng ta được biết là chúng ta không thể có được cú diễn giải trung thực về thời của chúng ta nếu không có sự giúp đỡ của Kafka.
Đúng, nhưng K quan trọng hơn thời của chúng ta. Thật thê lương, K phải sống sót thời kỳ này, và những giản lược của nó. Lẽ dĩ nhiên, chúng ta chịu đựng cái thế kỷ này mà chẳng có lấy 1 tí tự hào, Với tí hoài nhớ thế kỷ 19, mà nó thì lại có tí hoài nhớ thế kỷ 18. Có lẽ Oswald Spengler có lý về cái sự thoái trào mà chúng ta hoài nhớ - hiển nhiên là chúng ta có thể nói về cái thời cũ kỹ [trước 1975] của chúng ta, và chúng ta có lý, hơn lũ VC, tất nhiên. Bất cứ cái chó gì dính dáng tới trước 1975, thì đều bảnh tỏng cả!
Có em Carmen Gándara đi 1 đường tiểu luận thú vị về Kafka, tôi mới đọc gần đây. Em phán 1 phát cực lạ về Kafka: Xuyên suốt đời mình, Kafka tìm kiếm một Thượng Đế “vắng mặt” của thời của chúng ta.
Borges: Tôi bị hỏi hoài về vụ này, mà thực sự không hiểu.
Ý của tôi là, mặc dù mọi chuyện, Kafka có thể là 1 tín hữu, hay có 1 tinh thần tôn giáo.
Borges: Đúng như thế, nhưng tinh thần tôn giáo thì không cần phải tin vào một ông trời cá nhân. Thí dụ tín hữu Phật Giáo đâu có tin vào một ông Phật có hình hài giống… chúng ta, đúng không, và chuyện đó đâu cần. Cái ý tưởng tin vào 1 ông trời cá nhân thì không phải là 1 yếu tố cần thiết trong tinh thần tôn giáo. Những kẻ phiếm thần, hay Spinoza – ông này thì thực là bí ẩn và ông phán, “Deus sive natura”, Trời hay Thiên nhiên. Hai thứ đó là một đối với ông ta.
Cái ý tưởng “Kafka, phần hồi ức con người”, của Borges, đúng là cái ý mà cô học trò của TTT, Quỳnh Giao, viết về ông, khi ông mất, tức là, khoanh vùng TTT vào biến cố 1954:
Thơ Thanh Tâm Tuyền phải được đặt trong vị trí “di cư” và “chiến tranh” của một thành phố mở ra thế giới bên ngoài là Sài Gòn. Không có hoàn cảnh hay khung cảnh ấy, người ta khó cảm hay yêu thơ của ông.
Lần tưởng niệm 5 năm ông ra đi, GCC lập lại ý trên, và đề nghị, đã đến lúc cởi bỏ cái nhận định đóng cứng TTT vào thời điểm 1954.
Borges cũng phán y chang, thế mới thú:
In Kafka's case, I think that he can be read beyond his historical circumstances. And there are two very important ones. Kafka writes a good part of his work during the 1914-18 war. One of the worst wars ever. He must have suffered it greatly. Also, he was a Jew at a time when anti-Semitism was growing. He lived in Austria, well, Bohemia which was then part of Austria. He died in Berlin, I think. All these circumstances-living in a besieged city, in a country that was winning but was then defeated-reverberates in his work. Yet if a reader did not know about this, he wouldn't notice it. Kafka transmuted all this.
Suy diễn từ những ý nghĩ, tư tưởng trên, áp dụng vô cas TTT, chúng ta có thể rút ra được cái tâm thái của ông, khi hỳ hục, loay hoay với vấn nạn, làm sao viết như thể không có gì xẩy ra, khi, đứng từ phía độc giả, thay vì tác giả:

Chúng ta có thể đọc TTT quá những hoàn cảnh lịch sử của ông.
Có hai hoàn cảnh lịch sử quan trọng: 1954 và 1975.
Với 1954, là Bếp Lửa, và thái độ, ông tự coi mình là đứa con tư sinh của một miển đất.
Với 1975, là "Thơ ở đâu xa", và Trại Tù mà ông viết được nhờ nó.

*
Milosz, khi nhắc tới câu nói khủng khiếp của Adorno, Sau Lò Thiêu mà còn làm thơ thì thật là dã man, đã thú nhận, chính là ở Lò Thiêu, khủng hơn, ở "hậu môn" của thế giới, mà ông làm được thơ.
"Thơ ở đâu xa" cũng được TTT làm ở Trại Tù. Hơn thế nữa, chính nhờ nhà tù mà ông làm lại được thơ.
Nhưng khi ra khỏi nhà tù, ông đụng vấn nạn, làm sao viết, như thể đếch có gì xẩy ra?
Còn 1 sự kiện lạ nữa, là, khi còn ở xứ Mít, khi còn Miền Nam, ông đã làm được cú “giao lưu hòa giải”, khi tưởng tượng ra 1 anh Mít lưu vong, 1 tên Miền Nam, bỏ chạy cuộc chiến, vội vàng trở về, để chết, như là 1 tên Ngụy, bị lầm là VC?
Quái đản thật!
TTT 2006-2015
Những đứa trẻ của Dickens
17.2.1973
Em và anh thuộc loại máu lạnh ở xứ nóng không hợp thật. Mấy ngày em ở Sài Gòn, tuy nói với em là vẫn làm việc nhưng anh chẳng làm gì cả. Làm mấy bài thơ thì có. Lúc nào anh cũng ngóng, biết em không đến, nhất là hai bữa cuối trước ngày em đi. Em đi lần này không có anh đưa. Giả thử anh có đưa chỉ làm em nặng thêm, máy bay nặng thêm. Bữa ấy - chắc là có cô H.A đưa ra đến Phạm Ngũ Lão - có thấy nhẹ không?
Ngồi trước mặt em, anh thật chẳng hiểu mình ra sao, mình muốn gì. Bởi anh toàn nói bậy không. Lúc nào anh cũng cứ nghĩ chẳng nên làm em buồn, hãy cùng vui lúc bấy giờ. Nhưng cái vui anh gây ra cũng tệ. Anh tự hỏi : tại sao đối với em, anh không làm như với những người khác, hay bình thường là hai kẻ yêu nhau, như mọi người. Bữa em hỏi anh có sợ em không, bây giờ anh thấy có lẽ anh sợ em. "Sợ" như cái mặc cảm anh biết bắt rễ tự nơi anh ngày nhỏ:  không bao giờ anh có được cái mà tất cả mọi người đều có. Đứa trẻ bất hạnh mồ côi ra đời quá sớm mà. Nó chỉ nhìn đồ chơi bày trong tủ kính, nhìn đồ chơi những đứa khác chơi, nó chẳng có, chẳng ai nghĩ đến cho nó. Em có biết anh đọc Le Petit Chose năm nào không? Năm học lớp ba và từ xửa xưa đó anh đã thấy nhân vật đó là anh rồi. Những đứa trẻ của Dickens đều vậy, lớn lên khá hơn nhưng rốt cuộc vẫn khốn đốn vì yêu người.
Những nhân vật của Dickens cũng là những nhân vật của Kim Dung.
Nhưng phải là Graham Greene, trong bài Gánh Nặng Tuổi Thơ, viết về những đứa trẻ bất hạnh của Dickens, mới thần sầu, quá thần sầu.

Giả như phải tìm một lời giải thích cho sự hiện hữu của một cái xuồng chứa toàn những cay đắng ngày nào, thì có lẽ những lời phán của Greene xem ra cũng đặng.
Hai tuổi thơ bất hạnh của Gấu, đực và cái, đã tìm cách nương tựa vào nhau, đâu lưng tự vệ, trước nanh vuốt của cuộc đời, "sống sót hai chế độ, trốn thoát một cuộc chiến, trốn thoát hai quê hương, một Nam, một Bắc, tìm ra được quê hương đích thực cho dòng Gấu, và sau cùng, trốn thoát cả một lô những ông bạn quí hoá."
Tuổi thơ bất hạnh của Dickens khủng khiếp đến độ ông không dám xì ra, ngay với cả với vợ con. Vào năm 1824, vừa ăn mừng sinh nhật lần thứ 12 được hai ngày, chú được ông bố bà mẹ, trường kỳ bất lực không làm sao nuôi nổi con cái, gửi tới một nhà máy chuyên làm công chuyện đánh bóng giầy bốt, một dẫy nhà đầy chuột bọ nhìn xuống sông Thames, mỗi ngày cầy 10 tiếng. Cùng thời gian, ông bố bị chủ nợ tống vô tù. Người ta thường vẫn nghĩ, thời gian chú trải qua tại nhà máy chỉ chừng vài tuần, nhưng Slater người viết cuốn tiểu sử mới nhất của Dickens cho biết, chú ở đó từ 13 tới 14 tháng, một vĩnh cửu, a eternity, đối với một đứa bé. Trước đó, một đứa bé thông minh, sáng sủa, lanh lợi, “cháu ngoan Bác Hồ”, thầy cô ai cũng mến. Từ đó, [tim tôi bừng nắng hạ], chú bị bỏ quên bởi tất cả mọi người với số phận của chú, là kéo dài chuỗi ngày của mình, như là một “thằng cu thợ”.
Cơn ác mộng nhà máy đánh giầy chỉ ra không phải thứ giả tưởng nào ông sẽ viết, mà lý do ông viết.
Ông muốn được yêu mến bởi những độc giả của mình, muốn làm cho họ cười, khóc, và đi vô trái tim của họ, ấy là vì, ông cảm thấy, những người nào yêu ông như là một đứa trẻ, thì họ sẽ làm bật nó ra, sẽ khu trục nó. Nỗi đau không được yêu càng buốt nhói ở thuở mới lớn, bởi một em nhà giầu, bố làm chủ nhà băng, lương anh cu thợ với sao tới. Cô gái vờ vĩnh với cậu trai, rồi đá cho một cú, nhưng cậu trai không một chút tủi hờn, bởi vì ‘mọi điều gì gọi là yêu đương, đam mê, mong ước, quyết tâm… tất cả đều thuộc về anh”, chàng sau đó nói với nàng, “Anh sẽ chẳng bao giờ bị tách rời, hoặc [tự mình] tách rời ra khỏi người đàn bà nho nhỏ có trái tim cứng rắn, là em”. Ông lấy vợ, “thế là xong” [Nếu biết rằng em đã có chồng anh đành lấy vợ, thế là xong], và những lá thư của ông cho thấy, ông không hề thực sự yêu vợ.
*

Câu vinh danh Dickens, tuyệt vời nhất, theo Gấu, là câu này, của phê bình gia tổ sư Mác Xít:
Nhà phê bình Mác-xít G. Lukacs cho rằng, trong những phát kiến (inventions) của Kafka, có những dấu vết đặc thù, của phê bình xã hội. Viễn ảnh của ông về một hy vọng triệt để, thật u tối: đằng sau bước quân hành của cuộc cách mạng vô sản, ông nhìn thấy lợi lộc của nó là thuộc về bạo chúa, hay kẻ mị dân. Cuốn tiểu thuyết "Vụ Án" là một huyền thoại quỉ ma, về tệ nạn hành chánh mà "Căn Nhà U Tối" của Dickens đã tiên đoán. Kafka là người thừa kế nhà văn người Anh Dickens, không chỉ tài bóp méo các biểu tượng định chế (bộ máy kỹ nghệ như là sức mạnh của cái ác, mang tính huỷ diệt), ông còn thừa hưởng luôn cơn giận dữ của Dickens, trước cảnh tượng người bóc lột người.
Tuyệt!
Chính Kafka cũng thừa nhận, ông là đệ tử của Dickens, theo như Kundera viết:
America, m¶t cuÓn ti‹u thuy‰t kÿ kÿ (curious): Tåi sao Kafka, khi Çó m§i 29 tu°i, låi "Ç¥t Ç‹" cuÓn ti‹u thuy‰t ÇÀu tiên cûa ông tåi m¶t Çåi løc ông chÜa tØng Ç¥t chân t§i?  M¶t ch†n l¿a có chû Çích rõ rŒt: Không làm hiŒn th¿c chû nghïa. Ông cÛng ch£ng thèm tra cÙu, tìm tòi, Ç‹ che giÃu s¿ "ngu dÓt". Ông bÎa Ç¥t š nghï cûa ông, vŠ America, tØ nh»ng thÙ phÄm, ba ÇÒ ph° thông. Hình änh America ª trong truyŒn là tØ nh»ng clichés. HÙng khªi chính cho nhân vÆt và tình ti‰t câu chuyŒn: mÜ®n Ç« Dickens, nhÃt là tØ David Copperfield (ông thØa nhÆn ÇiŠu này, trong nhÆt kš), V§i ông, theo Kundera, nghŒ thuÆt hiŒn Çåi: M¶t s¿ phän kháng, chÓng låi s¿ b¡t chܧc th¿c tåi. ñây có lë là lš do tåi sao Ƕc giä "chÎu không n°i" nh»ng tác phÄm cÓ vë låi nh»ng nhà giam, nh»ng ngày tù ÇÀy, cäi tåo. Kundera coi Çây là s¿ khác biŒt gi»a "thi ca Kafka", trong Vø Án, v§i 1984, cûa Orwell, cÛng nói vŠ b¡t b§, tù ÇÀy, và vÓn ÇÜ®c coi nhÜ m¶t tác phÄm chÓng c¶ng cûa m¶t bÆc thÀy. 1984 là tÜ tܪng chính trÎ nguœ trang dܧi hình thÙc ti‹u thuy‰t, trong Çó thi‰u nh»ng cºa s° mª sang khu vÜ©n Thuš, thi‰u windows.
"Không ai có th‹ Çi xa hÖn Kafka, trong Vø Án. Ông tåo m¶t hình änh "c¿c kÿ thÖ", vŠ m¶t "th‰ gi§i c¿c kÿ không thÖ". B¢ng th‰ gi§i c¿c kÿ không thÖ, tôi muÓn nói, m¶t th‰ gi§i trong Çó không có ch‡ cho t¿ do cá nhân, không có s¿ Ƕc nhÃt vô nhÎ: là m¶t cá nhân. NÖi con ngÜ©i chÌ là døng cø cûa nh»ng sÙc månh phi nhân: ThÜ låi, KÏ thuÆt, LÎch sº. B¢ng hình änh c¿c kÿ thÖ, tôi muÓn nói, không thay Ç°i y‰u tính, cÛng nhÜ bŠ ngoài không thÖ, Kafka Çã "n¡n låi" th‰ gi§i Çó, b¢ng sÙc tܪng tÜ®ng bao la, ÇÀy thi tính cûa ông."(Kundera, sÇd).
Mùa Thu, những di dân



GNV không biết TTT có về lại Đất Bắc lần nào không, khi đã ra hải ngoại. (1) Nhưng có lần ngồi lèm bèm với Thảo Trường, hình như Gấu có than, giá mà về được 1 lần dối già, nữa, nhỉ, ông bèn ‘mắng cho’:
Ông về, một lần thắp hương cho ông cụ, ở đúng cái chỗ ông cụ ra đi, bên mé sông Hồng, Việt Trì; một lần chụp hình cái lô cốt, vậy là quả đủ rồi!
Ui chao, sao mà bạn Gấu hiểu Gấu, quá cả Gấu hiểu Gấu!
Cái lô cốt trên đê làng Thanh Trì quả là khủng khiếp thật.
Cứ như Cột Đồng Mã Viện ấy, nhỉ!
Chắc là không. Ông trở lại Sài Gòn, lần bà cụ đau nặng, rồi qua, ông em về thay ông anh, rồi qua, sau đó, ông mất, trước bà cụ. Bài tưởng niệm TTT của đấng bạn quí NTV, trừ mấy cái thư riêng mang ra khoe, là bài trả lời phỏng vấn LHK, và bài này, thì GCC đã cho đăng trên Văn Học NMG, từ khi ông còn sống.
Nội dung mấy lá thư riêng, cho thấy TTT vưỡn mong viết lại, khi ông kể trường hợp mấy đấng mũi lõ, đến khi sắp xuống lỗ, vưỡn có tác phẩm lớn, hay khi kể về 1 thứ cây gì gì đó, tưởng chết theo mùa đông, nhưng mùa xuân bèn sống lại. Hiện tượng này, ở Canada rất là rõ nét. Thiên nhiên chẳng những sống lại, mà sống nhanh sống vội sống ào ào.
Tuy nhiên, có hai ý tưởng mà NTV gán cho TTT, một, khi coi ông là nhà văn lưu vong, cái gì gì “writer in exile”, và "tâm thái" thì lúc nào cũng ở nơi quê nhà, làm GCC có tí thắc mắc.
GCC sự thực, không tin, TTT coi ông là nhà văn lưu vong. Ông đi Mẽo là do tự nguyện, theo chương trình của Mẽo dành cho sĩ quan Ngụy. Và ông đi, là nghĩ đến thế hệ tương lai của đám con cái của ông, khi ra hải ngoại, gần như ông không viết nữa.
Có vẻ như ông không làm sao “viết như đếch có chó gì xẩy ra”, và đây mới là tâm thái của ông, chứ đếch phải xứ Mít mà ông, có thể, cũng đếch thèm nhớ.
Ông đâu trở về lại đất Bắc, trừ lần đi tù?
Còn Miền Nam ư? Tất nhiên, nhớ, thì ai mà chẳng nhớ, nhưng nó mất mẹ mất rồi, và mỗi người tự chọn cho mình 1 cách nhớ, thương nhớ đồng quê, thương nhớ....  biển, thí dụ vậy.

Mar 24, 2015
Thơ ở đâu xa không phải là một tác phẩm văn chương đơn thuần, mà đó là lời bia mộ cho cả một thời.
Blog NL


Khi ra khỏi trại tù, trên đường về, điều đầu tiên tôi làm, là cúi gập mình viết ra những bài thơ lưu giữ trong trí nhớ suốt thời gian tù đầy.
Tôi là kẻ sống sót, nhưng tôi chẳng muốn làm nhà văn nữa, như đã từng mong muốn.
Tôi đã từng lưu vào trí nhớ, khi ở trong trại tù, điều này: "Phải làm sao viết như chẳng có gì xẩy ra, chẳng có gì thay đổi."
Và bây giờ tôi tự hỏi: "Khi nào thì tôi có thể làm được như vậy? Để lại viết?
Propos recueillis et traduits par Le Huu Khoa 
“Người” phán như thế, thì làm gì có chuyện "rũ sạch ký ức", như 1 cas bịnh lý, mà ông bạn quí này viết, để “phục sinh”, để "lại viết lại"?
Cái chuyện "không thể viết" lại nữa, của TTT, theo tôi, có gì mắc mớ đến “không thể viết”, của Kafka, thí dụ, hay của những người sống sót Lò Thiêu, qua câu phán nổi tiếng của Adorno, sau Lò Thiêu mà còn làm thơ thì thật là dã man, và trên thực tế, thì đúng như ông nói với thằng em, trong 1 lần điện thoại, trời cho chỉ có thế!
Mấy tên này, nói là bạn của TTT, nhưng đâu có đọc điệc gì, thành ra làm sao mà hiểu ra được những cas như của TTT.
Nhân kỷ niệm ngày ông mất, thì bèn lôi mấy cái thư riêng ra khoe, thế thôi.
Tay bác sĩ này, ngay khi Gấu mới ra hải ngoại, gửi cho bài phỏng vấn TTT, nhờ đó, Gấu dịch và cho đăng trên Văn Học. Sau qua Tẩy chơi, ở nhà Kiệt Tấn, anh đưa bản in, cả cuốn sách, và Gấu làm 1 bản copy. Đi lai rai trên TV, những bài về Võ Phiến, về Trịnh Công Sơn. LHK có cái sự rất nhanh lẹ, khi nhận xét về 1 tác giả. Thí dụ, về TCS, ông chỉ lôi 1 câu là đủ hết về cuộc đời của xừ lủy: Chim thiêng hót lời mệnh bạc.
Đâu có như mấy tay cà chớn này.
Thanh Tâm Tuyền
Thơ giữa chiến tranh và trại tù. 
Nhà thơ chủ yếu của văn học Việt Nam hiện đại, Thanh Tâm Tuyền đã hai lần đóng góp, và đóng góp nào cũng mang tính uyên nguyên, cho cuộc sống văn học sau 1945.
Về thơ, ông cắt đứt truyền thống cổ điển về nhạc tính trong thơ, và trong mảnh đất mới mẻ này, ông là người đại diện của nó: người sáng lập ra trường phái thơ tự do. Hai tập thơ đầu 'Tôi Không Còn Cô Độc' và 'Liên Đêm Mặt Trời Tìm Thấy' khai sinh ra một thế hệ "làm thơ", "không làm những câu thơ". 
Về văn xuôi, truyện kể đầu tay, Bếp Lửa, cũng đánh dấu sự không thể trở lại với cách kể chuyện cũ nữa.
Tính ngắn gọn của thông điệp làm tăng nhịp văn và làm chủ cảm quan thẩm mỹ. 
Được nhìn nhận, nhưng không được nghiên cứu sâu, bởi giới phê bình trong thời kỳ chiến tranh 1954-1975, tuy nhiên, vào lúc này, ông quả là một tác giả đáng gờm của giới phê bình văn học Việt Nam, bởi tính đa dạng trong đường hướng sáng tạo, và bởi lý thuyết văn học mang tính tổng hợp. Tất cả điều này sở dĩ có được, là nhờ dựa trên một phát kiến mới mẻ của ông về nhạc tính của thơ.
Thanh Tâm Tuyền thuộc trong số những nhà văn sớm cảm nhận sự huỷ hoại của đất nước Việt Nam chiến tranh triền miên nhưng ông cũng là một trong số những người hiểu thế nào là sống trong một chế độ toàn trị kìm kẹp như chế độ hiện thời, trải qua tù đầy, trại cải tạo, trong nhiều năm ròng rã, dưới sự áp bức của chế độ mới, từ năm 1975 tới 1990. Ông kể lại sau đây, kinh nghiệm viết của ông, dưới áp bức, kìm kẹp. 
LHK
Ông nói với thằng em, trước khi đi cải tạo: Miền Bắc sẽ bị chấn thương nặng nề vì chiến thắng này.
TTT hình như cũng không có bạn.
Nghe qua bà cụ, thì người thân nhất với ông trong nhóm Sáng Tạo, là Ngọc Dũng.
Mai Thảo, đi thoát được, thấy bạn bị VC cho đi tù, thế là bèn coi như chết rồi, phịa ra 1 cái kỷ niệm đã từng quen, khi gặp ở tòa soạn báo Dân Chủ, và lầm “bạn mình” với 1 tên thợ sắp chữ, và tên này còn hỗn đến mức dám hỏi xin ông, một điếu thuốc lá!
Nhà thơ nhớn sống sót Lò Cải Tạo, bệ những dòng viết cho đảo xa về blog văn học ngồi bên ly cà phê nhớ bạn hiền của mình, cùng với 1 tiếng “xì”, tưởng đạo mạo, hoá ra cũng có tình nhỏ, bồ nhí!
Giờ đến đấng NTV này, một cas bịnh lý!
Cứt cả 1 lũ!
Đâu phải TTT không biết về lũ này. Khi ông sắp sửa đi xa, thấy gia đình có ý thông báo thông biếc này nọ, ông bèn gạt phắt, khi sống ta đã chẳng làm ai vui, cớ gì khi chết, ta “bắt” chúng buồn! 
Một bài tưởng niệm như thế, mà post hết trên chỗ này tới chỗ khác, còn đem về trong nước, cho đăng trên Văn Vịt nữa chớ! 
Gấu cũng chẳng có bạn. Tên NTV này GCC cũng đã từng quen, từ hồi còn sinh viên. Và cũng như những tên bạn quí khác, thì đều coi Gấu như chết rồi.
Hồi mới ra hải ngoại, Gấu có lần gọi điện thoại, gặp bà vợ, nghe đến tên GCC, bèn cúp điện thoại. Gấu ngay tình, tưởng trục trặc đường dây, bèn gọi lại, chuông reo, đếch có ai bắt điện thoại.
GCC có kể vụ này cho NTV nghe, khi anh còn ở hải ngoại, và có lần, nhân chuyện gì đó, anh điện thoại, và nhắc đến vụ này, hắn nói, đây là do bà vợ của hắn, thấy hắn bận toàn những chuyện lớn lao, đại sự, nên không muốn ai làm phiền, để Nguời lo việc lớn!
Cái gì gì Kỉu Long cạn dòng....
Cuốn này, đem dự thi giải y sĩ gì đó, bị vứt thùng rác!
Mà cũng nên vứt thùng rác.
Thua 1 bài báo, trên tờ NYRB, GCC từng đọc. Tác giả bài viết rành rẽ hơn NTV rất nhiều, khi viết về những con đập của TQ, và cái dã tâm của tụi Tẫu, với cả 1 vùng  Đông Nam Á.
Tên y sĩ này, do mê danh hão, ngay từ hồi còn là sinh viên y khoa, viết bất cứ cái gì, thì đều không ra hồn, vì không có thực tài. Một câu văn viết không nên thân, do không thực tình mê nó.
Đây là 1 sự thực, ở rất nhiều tên nhà văn, nhà thơ Mít, mê danh, không mê văn chương.
Lần qua Cali, ở nhà NDT, tên này có ghé, để thăm KT, khi tên này bị vợ đuổi khỏi nhà, thấy có Gấu ở đó, bèn hỏi, anh đã gặp mấy đấng bạn cũ… chưa, GCC bực quá, xổ nho, gặp làm đéo gì!
Thì vẫn bộp chộp, bad Gấu, as toujours, always, như độc giả TV mắng mỏ, tội nghiệp!
Tội nghiệp thực!
Đến ông Trời mà còn tội nghiệp GCC.
Ông ban cho 1 thằng bạn. Một thằng là đủ rồi, ông biểu GCC.
Joseph Huỳnh Văn!
Hà, hà!



Tưởng Niệm TTT
2006-2015
9 năm sau khi ông mất


TTT 2006-2015
Đặng Tiến phán, TTT không có truyền nhân, về thơ. Gấu đã từng chú giải nhận xét của ông, ấy là do tính trí tuệ của thơ TTT.
Và dẫn trường hợp Milosz, qua bài viết tưởng niệm ông, của Adam Zagajewski, Trí tuệ và những bông hồng.
Bài viết này, GCC đọc, khi mới xuất hiện trên báo, sau được in trong A Defence of Ardor.
Bữa nay, cách nhớ ông anh nhà thơ tốt nhất, với riêng GCC, là đi thêm 1 bài nữa, trong tập này. Hoặc “Thơ và Hồ Nghi, Poetry and Doubt”, hay “Chống Thơ, Against Poetry”. Hai bài tương đối ngắn. Bài “Nietzsche ở Krakow” thật là tuyệt, nhưng khá dài!
Có thể nói, bài nào trong tập này thì đều quá cần thiết cho xứ Mít. Chúng ta không được ai dậy cho những kinh nghiệm thơ, và đều làm thơ theo kiểu tự phát, hay nói theo kiểu của ông anh của GCC, nhà văn nhà thơ Mít cứ viết xong thời thanh xuân là ngỏm.
Về già, Gấu còn nhận ra ở những bậc đàn anh có tí tên tuổi, thường bịp, hơn là biết tới nơi tới chốn. “A Defence” của Adam Zagajewski còn là những kinh nghiệm đọc của ông, thời của ông, thầy của ông, bạn của ông. Chúng ta đâu có những kinh nghiệm như thế.
Thí dụ, qua bài viết Nietzsche ở Krakow, ông cho biết kinh nghiệm của ông khi đọc Nietzsche, và đọc, là chúng ta nhận ra liền, cái hiểu biết của PCT về “Nietzsche ở Xề Gòn”, chỉ là bịp, theo nghĩa, hiểu biết quá nông cạn về Nietzsche!
&

A Defense of Ardor

Tưởng Niệm Czeslaw Milosz [1911-2004]

Trí Tuệ và Những Bông Hồng
Adam Zagajewski



* *

Note: Truyện ngắn Mắt Bão, trong truyện ngắn Cõi Khác, của GCC, đăng trên Văn Học, NMG số 126, 1996. Khúc này, viết thêm, khi ra hải ngoại, gặp lại Cô Bạn. Khúc trước, đã đăng trên Văn, trước 1975.

Kiếp Khác

Flamme seule, je suis seul
Bruler seule, rêver seul
Grand symbole, double symbole incompris
Le premier pour la femme,
toute brulante, doit rester seule, sans rien dire;
Le second pour l'homme taciturne qui n'a qu'une solitude à offrir.
[GCC tạm dịch:
Ngọn lửa cô đơn, tớ cô đơn
Cháy mình ên, mơ mình ên
Biểu tượng nhớn, biểu tượng kép không hiểu thấu
Biểu tượng đầu là cho người đàn bà,
Toàn thân bốc cháy, phải một mình, không nói năng;
Biểu tượng thứ nhìn dành cho người đàn ông lầm lì, chỉ có nỗi cô đơn dâng hiến
"đảo xa" hình như rành tiếng Tẩy, thành ra TTT để nguyên]

Trong một đêm anh đọc đoạn trên trong một quyển sách mỏng của Bachelard, chép lại cho em đọc đỡ buồn. Câu đầu là thơ của Tzara. Đoạn sau quãng [“quảng” NQT] diễn của Bachelard - philosophe già, tóc trắng xóa, tâm trí thơ mộng vô cùng. Anh có ý lấy đoạn này để cho Mắt Bão. Em thích không ?

Mắt Bão
Sài gòn, 8.3.1973
Thư trước báo cho em biết đi dậy học từ ngày 15.2, thư này báo đã bỏ dậy học 28.2. Bất định quá. Vào lớp chán quá, mặc dầu được học trò thương. Chắc anh khó có thể trở lại nghề cũ. Xem bộ anh thấy mình khá hơn xưa : chẳng còn cần đến những ánh mắt, nụ cười ngưỡng mộ tôn kính nữa. Khỏi khoác một bộ vó chẳng ra gì. Chẳng hiểu đúng không? Hết là thứ "ông giáo làng" phải không em?
Còn gì nữa ? Anh nghĩ đến Mắt Bão. Hồi đầu anh tưởng tượng người đàn ông chết, người đàn bà mất tích. Hôm qua anh tưởng tượng câu chuyện sẽ được kể lại sau khi người đàn ông chết bằng chính người đàn ông. Trước mặt mọi người, người đàn ông chết hẳn hòi, có đám táng linh đình, đông đủ bà con thân hữu. Nhưng đó là trò lừa của hai người. Sau khi người đàn ông đã chết, do người đàn bà giết, hai người trở lại ngôi nhà cũ bên hồ trong những ngày cuối cùng của cuộc đời nhìn lại quãng đã qua. Chương mở đầu gọi là Hẹn nhau sau khi chết. Anh còn đang phân vân nên để cho người đàn bà đến nơi hẹn chăng. Hay từ đầu chí cuối quyển tiểu thuyết là sự chờ đợi. Bởi khu nhà của người đàn bà ở trong cái khu như cù lao phía bên kia hồ.
Hồi anh viết Cát Lầy, anh đã có ý ấy nhưng sau bỏ vì nghĩ nó tàn nhẫn, trêu cợt người ta quá. Trong Cát Lầy, Người đàn bà tên Thuận tự tử nằm bên trong ngôi nhà khóa trái cửa một đêm giông mà Trí kêu gào bên ngoài trước khi ra bến xe đi với Diệp sáng hôm sau, thực sự không chết. Anh định kết Cát Lầy bằng đoạn Trí tìm thấy Hiệp và Thuận ở nơi khác, lại đến thăm ngồi với hai người này một buổi tối, xong mới đi hẹn với Diệp, nhưng rồi sau anh bỏ ý ấy, "kỳ" quá phải không em ? Vì Trí còn trẻ, Diệp còn trẻ

Trích Thư viết cho đảo xa

&
Văn Học, NMG số 121, 1996

Nhưng tôn vinh cho Thơ cũng là tôn vinh qua các thi sĩ - kẻ làm thơ, suốt đời chỉ làm thơ, không biết và cũng không thể làm gì khác. Giữa chúng ta có một vài người, như Vũ Hoàng Chương, Bùi Giáng.
Làm thơ. Làm thơ hành động tối thậm phi lý, mở mọi ngõ ngách phi lý, đẩy đưa đời người vào cõi phi lý. Ngõ ngách phi lý ấy là chính chúng ta, cõi phi lý ấy chính là đời chúng ta. Như đêm nay không giống mọi đêm đã qua và sẽ chẳng bao giờ giống một đêm nào ở mai kia. Làm thơ như rong chơi, quên lãng, hay làm thơ như tận tụy với một mối duyên tình hay làm thơ như đốn ngộ hốt hoảng thì vẫn là cái “không thể làm” được ở đời người, ở kiếp sống. Tri kỷ khả nhi vi chi, biết không làm được mà lại cứ làm. Tại sao? Tại sao vậy?
Trầm trọng phải không? Tự nhiên cái sự thể nó như thế. Trầm trọng cũng là tự nhiên của thơ và của việc làm thơ.
Thi sĩ đêm nay của chúng ta Vũ Hoàng Chương - làm thơ suốt một đời. Một đời để ra làm thơ. Thơ Vũ Hoàng Chương đi từ “Đêm Hoa Đăng đèn xanh bóng trăng” từ “Phách ngọt đàn say đêm khói êm” từ “Áo vải mộng phong hầu” đến “Ngồi quán” đến Isabel Baes đến nhị thập bát tú và không gian “bốn bề vẫn chỉ một phương,” đến Ngày lớn. Chúng ta không thể nào hiểu Vũ Hoàng Chương còn đi đến đâu - hỏi thực cũng như chúng ta đây chúng ta trong giây phút này có biết chúng ta đi đến đâu - nhưng hiện thời chúng ta cũng đang biết - biết gì? - biết Vũ Hoàng Chương đang ăn nằm với Thơ như đang ăn nằm với cái chết. Chết cũng là một cách nói thôi. Như Trang [chắc là thiếu chữ Chu, Trang Chu, mơ hoá bướm? NQT] nói chết là tỉnh giấc chiêm bao. Và có “tỉnh lớn” thì mới biết được “chiêm bao lớn.” Ta có một đời để sống, để chết hay có vô vàn đời? Ai biết? Mà nói chi những điều ấy. Nhưng người làm thơ cứ nói. Nói miết. Thay nhau nói. Tranh nhau nói. Để làm gì?
Thôi nói chi những chuyện ấy. Thơ là lời và hơn lời. Đã đến lúc chúng ta cần nghe thơ. Thơ đọc trong đêm nay dành cho Vũ Hoàng Chương.
TTT
Thơ là lời và hơn lời
Tuyệt!

********

Goethe, who is not one of my heroes, thought that all poetry is occasional poetry (Gelegenheitsdichtung). I have forgotten the context, but I suppose his statement is open to at least two interpretations: he may have been apologizing for the all-too-plentiful verses he contributed to albums, or he may have implied that true poetry springs from what a particular man feels at a particular time. In my case, I can fairly claim that every piece in this book had its origin in a particular mood, in a necessity of its own, and was not meant to illustrate a theory or to fill out a volume. I have never thought of my poems, in fact, in terms of publication.
Borges: Introduction [Selected Poems, edited by Norman Thomas di Giovanni]
Goethe, không phải là 1 trong những người hùng của tôi, phán, mọi thơ ca thì đều mang tính ngẫu hứng, tôi không nhớ trọn câu, nhưng tôi nghĩ, câu phán của ông mở ra hai dẫn giải, có thể ông tính "xin lỗi" cho những câu thơ quá lèm bèm, quá dông dài của mình, và cũng có thể, ông nghĩ, thơ thì thường phọt ra, khi ngồi bên ly cà phê, nhớ bạn hiền, hoặc nhớ bướm, nghĩa là, từ một hoàn cảnh đặc biệt của 1 con người, trong 1 hoàn cảnh đặc biệt nào đó, của hắn ta.
Thảo nào thơ Mít chỉ thịnh về hai hoàn cảnh đặc biệt nêu trên.
Tuy nhiên, áp dụng vào thơ TTT, thì lại bật ra cái hoàn cảnh đặc biệt của ông, và thơ của ông, như Quỳnh Giao nhận ra:
Phải đóng đinh thập tự thơ TTT, và con người của ông, vào thời điểm 1954!
Norman di Giovanni là 1 dịch giả thơ Borges, những bài thơ Borges cùng tham gia vào việc dịch thuật. Ông còn là tác giả 1 cuốn sách về Borges, và cuộc tình với bà vợ già, một goá phụ, tái giá với ông, gây sóng gió trên chốn giang hồ, có thể nói như vậy. Trên TLS số Sept 12, 2014, có bài điểm, "Fur Poets", Normal Thomas di Giovanni, "Georgie & Elsa, Jorges Luis and his wife: The untold story". Trong những untold này, có chi tiết, bà góa phụ tái giá với Borges khi quá ngũ tuần, vưỡn thèm sex, và Borges, thì bất lực, súng hư, hết còn sử dụng được.
Thú vị, tìm số báo, kiếm tấm hình, thì lại lòi ra bài thơ, tặng & tưởng niệm TTT, thì thật tuyệt.

*


Thinking of Jonah
If I could say it took the metaphor
Out of my sails, I might make headway.
The scales fall from the waves.
The lucky man lives
To tell his tale
Thinking of Jonah in the whale.
That much I can pin down, as an oar
Rotates on its thole-pin between water and air.
I hear the creak and rattle of it, the knock
And racket of putting my back into it.
My mind to it. I cannot hear the high Atlantic
Being under it, being above it.
I know one day it will swallow me whole
And I'll swim in the belly of the whale.
And the helter-skeltering stars
Will count the years on the tips of their fingers.
ANDREW McNEILLIE
Bạn có thể tưởng tượng TTT, một Jonah, nhân vật Thánh Kinh, bị cá nuốt vô bụng, và bèn sống ở trong đó...
Hãy nghĩ tới Jonah, trong bụng con cá voi....
TTT hẳn là đã từng nghĩ về mình, như thế, khi nhớ đến đứa con trai bị mất tích khi vượt biển
*
vượt biên 
Cúi trông cố lý mây vô xứ
Ngầu trắng u mông táp mạn thuyền
Ngút ngọn triều dâng vách sụt lở
Bọt xóa thiên thanh dấp sóng quên
Chương Hai
Không giải văn học con mẹ gì cho Kafka
No Literary Prize for Kafka
Mọi hy sinh thì nên dành cho nghệ thuật - để riêng ra 1 bên, apart, cái phần hy sinh của chính nó, nghệ thuật.
Any sacrifice should be made for art - apart from the sacrifice of art itself.
Chương Bảy
Kẻ Luyện Đan
The Alchemist
I bent my head over my sheet of paper and looked at the shadow of my pen
S.J. Agnon, The letter
Tớ cúi đầu xuống trang viết và nhìn cái bóng của cây viết
Kafka, the Years of Insight
Mi làm phiền ta quá. Kiếp trước, mi đúng là con đỉa. Ta bận chồng, bận con, bận công việc nhà thờ, bận “viết” nữa, đâu có thì giờ thí cho mi....
[mail của 1 nữ thi sĩ]
Mi làm phiền ta quá. Kafka cũng bị 1 đấng độc giả - có thiệt, trong như cuốn tiểu sử Gấu mới mua, về ông, Kafka, The Years of Insight:
“Kafka: Những năm đốn ngộ” là tập nhì, của cuốn tiểu sử hách xì xằng, masterful, về Kafka của Reiner Stach. Tập đầu là về những năm từ 1910 tới 1915, khi Kafka còn trẻ, viết như khùng, như điên, writing furiously, vào ban đêm, into the night, trong khi cày 50 giờ/tuần. Tập nhì ghi lại thời kỳ danh vọng trồi lên, cho tới khi ông mất, ở một viện an dưỡng ở Áo vào tuổi bốn mươi, sau những năm tháng đau khổ vì bịnh lao phổi. (Tập thứ ba, ghi lại những năm đầu đời, đang tiến hành).
Trong những năm sau cùng, từ 1916 tới 1924, Kafka nhận được thư, từ giám đốc, quản lý nhà băng, chọc quê ông, khi yêu cầu giải thích những truyện ngắn do ông viết ra (“Thưa Ngài, Ngài làm tôi đếch làm sao vui được. Tôi mua cuốn “Hóa Thân” của Ngài làm quà tặng cho 1 người bà con, nhưng người đó đếch biết làm sao xoay sở, hay là làm gì, với cuốn truyện”).
TTT thì cũng rứa!
Khi mới xuất hiện, ông bị đập tơi bời hoa lá cành, thơ hũ nút, thơ tự mình vái mình.
GCC nhớ là, cái tay Duy Lam, trong 1 bài viết cho số Xuân, của tờ báo của Nhất Linh thì phải, tả cảnh thăm viếng tòa soạn các báo, tới Sáng Tạo, thấy mỗi ông một cái bàn thờ, đang lạy lục chính mình!
Steiner viết, Kafka sống cái kinh nghiệm tội tổ tông, Kafka vécut l’expérience du péché originel… Chỉ 1 dúm người kinh nghiệm trong cuộc đời họ, niềm tin và những hậu quả, của tình trạng, bị phế thải, bị hoang hóa, đếch làm sao… thành công! [Seule une petite poignée d’être humains ont expérimenté dans leur vie la conviction et les conséquences de l’état d’être déchus]
Thì cũng như….  GCC, sống kinh nghiệm Cái Ác Bắc Kít! Đây là Tội Tổ Tông của nòi giống Mít, theo GCC!


**

Bộ này khủng lắm, thật sự là vậy

Flamme seule, je suis seul
Bruler seule, rêver seul
Grand symbole, double symbole incompris
Le premier pour la femme,
toute brulante, doit rester seule, sans rien dire;
Le second pour l'homme taciturne qui n'a qu'une solitude à offrir.

Trong một đêm anh đọc đoạn trên trong một quyển sách mỏng của Bachelard, chép lại cho em đọc đỡ buồn. Câu đầu là thơ của Tzara. Đoạn sau quãng [“quảng” NQT] diễn của Bachelard - philosophe già, tóc trắng xóa, tâm trí thơ mộng vô cùng. Anh có ý lấy đoạn này để cho Mắt Bão. Em thích không ?

Mắt Bão
Sài gòn, 8.3.1973
Thư trước báo cho em biết đi dậy học từ ngày 15.2, thư này báo đã bỏ dậy học 28.2. Bất định quá. Vào lớp chán quá, mặc dầu được học trò thương. Chắc anh khó có thể trở lại nghề cũ. Xem bộ anh thấy mình khá hơn xưa : chẳng còn cần đến những ánh mắt, nụ cười ngưỡng mộ tôn kính nữa. Khỏi khoác một bộ vó chẳng ra gì. Chẳng hiểu đúng không? Hết là thứ "ông giáo làng" phải không em?
Còn gì nữa ? Anh nghĩ đến Mắt Bão. Hồi đầu anh tưởng tượng người đàn ông chết, người đàn bà mất tích. Hôm qua anh tưởng tượng câu chuyện sẽ được kể lại sau khi người đàn ông chết bằng chính người đàn ông. Trước mặt mọi người, người đàn ông chết hẳn hòi, có đám táng linh đình, đông đủ bà con thân hữu. Nhưng đó là trò lừa của hai người. Sau khi người đàn ông đã chết, do người đàn bà giết, hai người trở lại ngôi nhà cũ bên hồ trong những ngày cuối cùng của cuộc đời nhìn lại quãng đã qua. Chương mở đầu gọi là Hẹn nhau sau khi chết. Anh còn đang phân vân nên để cho người đàn bà đến nơi hẹn chăng. Hay từ đầu chí cuối quyển tiểu thuyết là sự chờ đợi. Bởi khu nhà của người đàn bà ở trong cái khu như cù lao phía bên kia hồ.
Hồi anh viết Cát Lầy, anh đã có ý ấy nhưng sau bỏ vì nghĩ nó tàn nhẫn, trêu cợt người ta quá. Trong Cát Lầy, Người đàn bà tên Thuận tự tử nằm bên trong ngôi nhà khóa trái cửa một đêm giông mà Trí kêu gào bên ngoài trước khi ra bến xe đi với Diệp sáng hôm sau, thực sự không chết. Anh định kết Cát Lầy bằng đoạn Trí tìm thấy Hiệp và Thuận ở nơi khác, lại đến thăm ngồi với hai người này một buổi tối, xong mới đi hẹn với Diệp, nhưng rồi sau anh bỏ ý ấy, "kỳ" quá phải không em ? Vì Trí còn trẻ, Diệp còn trẻ 
Note: Trên số báo Văn Học, NMG, số 126 (?), 1996, bạn đọc Tin Văn có thể đọc, qua ấn bản pdf, truyện ngắn của GCC, gồm hai phần, phần thứ nhì có cái tít “Mắt Bão 1969”.
Cái tít này, Gấu, trong 1 lần ngồi với ông anh ở Quán Chùa, có nói với ông.
Như vậy, có thể là thấy thằng em lậm Cô Ba nặng quá, viết lách gì nữa, ông bèn viết 1 Mắt Bão của ông.
Mắt Bão của Gấu, lấy ý từ cái cảnh Gấu 1 mình ngồi trên Đỉnh Cồn, là Đài Liên Lạc VTD/ thoại quốc tế, trên lầu chót, building số 5 Phan Đình Phùng, gửi hình ảnh cuộc chiến Mít đi khắp thế giới, khi làm chuyên viên VTD, Radiophoto operator cho UPI.
Hình ảnh này, sau, Gấu gặp ở Wat, khi ông coi nhà thơ, như con thuyền, ở trung tâm con bão chính trị, là thời của mình:
"Chính trị", ông than thở, "là số mệnh của chúng ta. Trong cơn bão tố chính trị, chúng ta trú ẩn ở mắt bão, trên chiếc thuyền mỏng manh là thi ca...".
A. Wat: "Thế kỷ của tôi: Cuộc phiêu lưu của một trí thức Ba-lan".
Người đẻ ra ý nghĩ, ghi âm hồi tưởng của một thi sĩ Ba-lan, bệnh hoạn và quá đau đớn không thể viết, cư dân Berkeley từ năm 1964, là Gregory Grossman, thuộc Trung tâm nghiên cứu Slavic và Đông Âu, tại Berkeley. Ông giao trách nhiệm cho Czeslaw Milosz, (thi sĩ, Nobel văn chương). Wat nhận ra ở Milosz, một người nghe lý tưởng, và có cảm tưởng, những lần họ ngồi chung, Milosz đang làm một nghi lễ trừ tà ở nơi ông.
"Thế kỷ của tôi" - Milozs gọi là những "buổi gọi hồn", trong đó, ông vinh dự được phục vụ như là một "phương tiện" - không chỉ là một công trình lớn lao của riêng người nghe, cũng không hẳn là di chúc của người kể. Cùng từ một nền, Milosz hiểu ngay lập tức, điều nhà thơ đang nói, và những gì bạn mình cảm thấy khó khăn, để nói ra. "Tôi nhận ra liền, một điều chi độc nhất vô nhị, đang diễn ra giữa chúng tôi. Không hẳn chỉ là vấn đề, tôi, một cá nhân riêng lẻ, khác, trên mặt đất, một kẻ cũng đã từng kinh qua thế kỷ và có cùng ý nghĩ về nó, như Wat. Ở đây, chẳng có chi mắc mớ đến sự độc ác tàn nhẫn, của số mệnh, hay của lịch sử. Hàng triệu triệu con người đã đau thương, cay đắng vì nó, còn hơn Wat. Không, vấn đề ở đây là "một tính khí", (a cast of mind), một văn hóa... đặc biệt văn hóa của tầng lớp trí thức Ba-lan.

Sáng nay, trong email Cường lại gởi cho những tài liệu về Thanh Tâm Tuyền (TTT) trong đó chứa những điều mình chưa từng biết, những điều lần đầu tiên được công bố. Về một mối tình và những bài thơ cho đảo xa.
GCC thắc mắc: Ai cho phép mà lần đầu tiên được công bố?
Thư riêng, mail riêng, làm sao dám đăng lên, rồi tự cho phép lần đầu tiên được công bố?
NQT
TV đã từng viết về những kỷ niệm thật riêng tư về TTT, tính, qua đó, lần ra những liên hệ với những bài thơ, bài viết, truyện ngắn, truyện dài của ông, nhưng sau đó, nhận được mail của bạn C ra lệnh ngưng.
*
Một bạn văn vừa cho biết nguồn của những bài thơ của TTT.
Tks. NQT


Thư Tín
From:
Sent: Tuesday, February 14, 2012 5:43 PM
Subject:
tinvan.net
<
GCC thắc mắc: Ai cho phép mà lần đầu tiên được công bố?
Thư riêng, mail riêng, làm sao dám đăng lên, rồi tự cho phép lần đầu tiên được công bố?
Ong GCC nay qua la bop chop (as always)
Trong cai link chinh inh o post cua ong GCC : "Giờ đây, sau khi nha tho nằm xuống sáu năm, tất cả được công bố. Mà do người tình trăng hồng hạ kia."   (http://phovanblog.blogspot.com/)
Thi "nguoi tinh hong ha" cong bo "thu rieng" .  The ong GCC phan doi a ?  Ai noi ong "thu rieng khong dam (sic) dang len" ?  Nha tho...cung la mot "public figure" trong pham tru VN . Dang len cung ...OK lam chu nhi !
Ong la ai cua nha tho ...qua't la'o the ?
Ong bat duoc "nguon" roi , co phan ung gi chang nhi ?
Phuc Đap:
Ban hieu lam roi
....
Phu nhan của nha tho la nguoi khong lien quan den “giang ho, gio tanh mua mau” (1)
NXT la ban cua TTT
Anh phai biet chuyen do
O dau post cung duoc
Nhung Pho Van dung nen post
Regards
NQT
xin loi ong GCC .
Bay gio la "mode" tung ...thu* rieng len mang, nguoi doc "net" binh thuong nhu toi cung nga'n , nhu kieu Dao Anh-TCS ...bay gio "Cu*?a Kho'a Trai' " - "Trang Hong" - va Nha Tho Tu Do vi dai cua Mien Nam !
Do la thu* / tho* trong tinh tha^`n van nghe , mot kieu lang mang ngoai doi song ...gia dinh (von khong lang mang cua TTT).
Toi dong y ve post cua ong ve NXT .
Tran trong va xin loi lam phien
Bye
Take Care
NQT
(1)

Đọc những dòng tưởng niệm TTT của mấy đấng bạn quí của ông, thì thấy nhảm cả.
Thành ra Gấu lại phải viết về ông anh vậy.
Trong 1 lần điện thoại, Gấu hỏi ông, anh còn viết chứ, ông nói, Ông Trời cho chỉ có thế.
Và có lẽ thế thật.
Như vậy, thằng em đành viết, 1 thứ Mắt Bão cho cả hai anh em, gợi ý từ Wat, như 1 nghi lễ trừ tà của xứ Mít!
Hà, hà!
 

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư

Raymond Chandler by Oates