Cali Tháng Tám 2011





Cali Tháng Tám 2011


*
Note: Thú thực Gấu không nhớ là đã từng giữ mục “Chữ và Việc” cho “Tập San Văn Chương”.
Tks. All of U.
NQT

Đọc, bồi hồi, muốn khóc.
Vì có địa chỉ của BHD, có số điện thoại của BHD nữa!
Hà, hà!
Già rồi, khóc hoài, con nít nó cười cho!
Người gì mà dai như đỉa thế!
Sorry, NQT
*

Một thảm kịch vô phương cứu chữa vẽ nên khuôn mặt nát tan tuyệt vời của tình yêu:
Đúng là nó vận vào anh cu Gấu thật!
Số nhà thì không quên, nhưng số điện thoại, làm sao mà nhớ nổi, nhưng không quên, cái lần đầu nhờ cô Nga, nữ điện thoại viên trên Đài gọi giùm, gặp ông bố hắc ám, tất nhiên. Tra vấn 1 hồi, mới kêu cô con gái. Nói chuyện cũng lâu lắm. Cô em họ, cô Vy, dân Đà Lạt, hỏi ai đấy, nghe nói Gấu, cô chạy qua nhà kế bên, có điện thoại, kêu đúng số trên, để cùng nghe. BHD cười quá. Hỏi về boyfriend, biết là có rồi, bạn cùng học, cũng dân y khoa, sau qua Cali, thôi nhau, có được 1 đấng con trai.
Qua đây, GCC có mấy cơ hội để có được số điện thoại, nhưng ngu quá, tự ái nữa, chỉ nhờ 1 anh bạn nhắn giùm, em trả lời qua anh bạn, để em kêu. Ui chao GCC chờ hoài, em quên, chắc là chờ đi rồi, sẽ gọi từ phía bên kia.
Đó cũng là lần em kể chuyện boyfriend nghe Sài Gòn rục rịch có biểu tình là khệ nệ vác mấy bao gạo tới nhà trình ông bố vợ, và phán, Gấu không làm nổi chuyện đó đâu. 
Đúng, không làm nổi.
Mà có làm nổi thì em cũng cấm không cho làm.
Bởi là vì, nếu Gấu làm nổi, thì em đâu cần có thêm 1 thằng vác gạo khác nữa?


*


Được lên lớp với bảng danh dự, Honour Roll.
Ui chao, lại nhớ đến cái học bạ lớp Đệ Lục trường Nguyễn Trãi, Hà Nội của GCC. Cũng đóng cái dấu “Được lên lớp”, nhưng khi vô Sài Gòn, đến trường, lúc đó đổi là Trần Lục, trình diện, tay tổng giám thị phán, mi vô trễ mấy tháng, học lại lớp cũ. Thế là tiếc 1 năm học, ra trường tư, trường Văn Hoá  của thầy Nguyễn Khắc Kham, ở 1 con hẻm Ngô Tùng Châu, Ngã Sáu Sài Gòn - GCC lầm tên với trường Văn Lang của thầy Ngô Duy Cầu, bạn NKL sau cho biết. Kỷ niệm sau ghi lại trong “Đi tìm 1 cái tên cho 1 cuộc chiến”. Hết năm Đệ Ngũ, thầy Chu Tử mở trường Thành Công, ở Hòa Hưng, bèn mò tới, với cái giấy giới thiệu của ông anh Hiếu Chân. Thầy không lấy tiền học. Cuối năm, thi rớt khoá đầu, đậu khóa hai, bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp, bà cô Me Tây ở bên Pháp mừng quá, bèn gửi tiền về cho đi học tiếp. Nghe NKL xúi, bỏ luôn năm Đệ Tam, học Đệ Nhị, thầy Đoàn Viết Lưu, trường Hồng Lạc, khi đó chỉ là 1 cái lớp học, ở đường Sương Nguyệt Anh, kế bên vườn Bờ Rô. Vừa đi học, vừa làm bồi bàn cho tiệm Chả Cá Thăng Long. Một bữa gặp thầy Lưu đưa bà xã đi ăn, Thầy xoa đầu tên học trò bồi bàn, và sau đó cho học free! Cuối năm đậu Tú Tài I, vô Chu Văn An học, vì trường tư không có lớp Đệ Nhất, quen bạn C., em nhà thơ TTT. Rớt Tú tài II khoá đầu, bà cụ cho đi Nha Trang nghỉ hè, nhờ đó viết được Những Con Dã Tràng…
Và nao nức cả 1 thời trẻ dại,
Hỡi những em, nào Hà Cóc Khụ, nào Bông Hồng Đen!
Thi Tú tài II, khoá 2, năm đó, Gấu đậu, trong khi mấy bạn quen đều rớt, trong có cả bạn C, bạn Hàm, anh bạn ở cùng trọ học ở bên Thủ Thiêm.
[Gấu nhớ lộn, với bạn Hàm là lần thi Tú Tài I, bạn rớt, Gấu đậu, 1 phần là nhờ trúng tủ bài toán Vật Lý, từ cuốn vài tập G. Eve của bạn ta, kỷ niệm này cũng lèm bèm rồi]
Gấu đậu, học 1 năm MG [Toán Đại Cương], Đại Học Khoa Học, cuối năm đi thi, nộp giấy trắng, không hiểu bài toán nói cái gì, hỏi cái gì, vì suốt năm chỉ có mớ cours quay ronéo của Thầy Monavon. Năm sau, Gấu chuyển qua MPC [Toán Lý Hóa], vừa học Đại Học Khoa Học, vừa học trường Quốc Gia Bưu Điện. Học, chỉ 1 năm trong khi chương trình học, 2 năm, do Thầy Trần Văn Viễn, hiệu trưởng, thương tình đại xá!
Câu chuyện được thầy Viễn thương, GCC có kể ra rồi, là do GCC giỏi Toán.
Khi Gấu đậu Bưu Điện, đếch thèm đi học, vì chê, chỉ số lương khi ra trường là 350, thua Kỹ Sư, thua giáo sư Sư Phạm, chỉ tương đương với 1 tay có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp!
Cuối năm đó, Gấu đến văn phòng Bưu Điện, tính rút hồ sơ nộp thi vô [đậu, như đã viết], để lấy cái giấy khai sinh, đặng thi vô Sư Phạm.
Tay thư ký khuyên, mi ngu quá, học Bưu Điện đi, ra trường, đi làm, có tiền, tha hồ mà học.
Nghe bùi tai, bèn gật đầu, thế là anh ta trình Thầy Viễn, cũng liền sau đó.
Ông hét, kêu nó vô đây. Thế là ông kéo Gấu tới 1 cái bảng đen, ra 1 đề tài Toán. Gấu giải như máy, sự thực là vậy. Thầy lặng yên nhìn, sau khi ra kết quả, gật đầu, mi học bên Khoa Học, thì cũng như học Bưu Điện, cho mi bỏ qua năm học thứ nhất, qua liền năm thứ hai, [được lên lớp mà chẳng phải học].
Ông nói thêm năm thứ nhì chuyên về thực tập mi không học thì làm sao biết nghề sửa máy la dô?
Ấy đấy, số của Gấu là như thế đấy!
Giả như không học Bưu Điện, làm sao quen giới báo chí Mẽo, làm sao làm part time cho UPI? 
Hà, hà! 
Nhờ giỏi Toán, con đường thi cử của GCC xem ra cũng nhẹ gánh, và những kỷ niệm học trò thì đều bồi hồi cảm động, khi nhớ lại. Thầy Đoàn Viết Lưu sở dĩ thương GCC, cho học free là cũng nhờ Gấu giỏi Toán.
Kỷ niệm cũng nhớ đời, và hình như cũng đã lèm bèm rồi.
Đi học, Gấu có tật chỉ thích ngồi cuối lớp, Xóm Nhà Lá như hồi đó thường gọi. Lần đó, tới lớp, Thầy chưa tới, đang ngồi ba hoa chích choè, Thầy tới hồi nào đâu hay, và bỗng có ai vỗ vai, quay lại thì là Thầy Lưu; Thầy biểu, lên bảng, làm bài tập ta cho về nhà làm bữa trước.
Gấu đâu có làm, nhưng biết sao giờ. Thế là bèn líu ríu đi lên đầu lớp, đứng kế bên bàn đầu, có 1 em, tên Tâm, giỏi Toán lắm.
Em biết Gấu không làm bài tập, bèn mách nước, nói nho nhỏ lời giải câu đầu. Thế là Gấu bèn lập lại. Rồi đến lượt Thầy Lưu giảng cho cả lớp. Trong khi Thầy đứng ở cuối lớp giảng, thì Gấu làm tiếp câu thứ nhì, và cứ thế hết bài toán!
Thầy Lưu biết, và chắc cũng thú lắm. Hết bài toán, Thầy từ cuối lớp đi lên, vỗ nhẹ vai thằng học trò, khen, giỏi, nhưng nói thêm, lần sau nhớ làm bài tập.
Chắc là nhờ kỷ niệm đó, khi thấy GCC lui cui cầm cái xoong nhỏ, đổ những giọt mỡ sôi lên dĩa chả cá, ông xoa đầu thằng học trò, "hừ" một phát!
Lúc đó, Gấu mới để ý đến ông khách.
Hoá ra là Thầy mình!
Ông phán tiếp:
-Kể từ tháng sau, ta không lấy học phí của mi nữa!
Hà, hà!
Còn kỷ niệm này cũng thú. Trong lớp có 1 anh, chắc là con ông chủ tờ Điện Ảnh. Anh ta cũng mê Toán lắm. Lần nào Thầy trả bài làm Toán, [bài tập về nhà làm, rồi nộp Thầy, chấm xong, Thầy trả lại] là anh xin bài của Gấu, để làm kỷ niệm, và bù lại, là tờ tuần báo Điện Ảnh!
Còn 1 anh nữa, là Nguyễn Hải Hà, cũng mê Toán, giỏi Toán lắm. Anh thân với Ngô Khánh Lãng. NHH mê đủ thứ, mê gái, mê tem, mê văn. Anh là người giới thiệu Gấu đọc tờ Sáng Tạo, như cái "duyên chờ" [đòn "phục bút", như Thánh Thán phán], sau này gặp bạn C, được bạn đưa về nhà, nhìn thấy nhà thơ TTT ngồi ở góc nhà, [góc phòng khách], đưa cả hai chân lên cái ghế, ngồi thu lu, [y hệt Tây Độc sắp ra đòn Hàm Mô Công, chắc thế], Gấu ngộ ra liền, sau ta cũng sẽ y như ông, sẽ chết vì…. văn chương!
Hà, hà!
NHH, sau này Gấu vẫn thường gặp lại, những lần qua Cali thăm bạn. Anh sống sót Trại Tù, những ngày sau Trại Tù, là nhờ thú chơi tem.


*
Cuộc Tình Bỏ Đi
Mặc Đỗ dịch Tender Is The Night
của Scott Fitzgerald 
Hemingway chê Scott Fitzgerald viết văn thua ông, nhưng theo GCC, Hemingway không làm sao viết được CTBD, ấy là vì cái triết lý người hùng của ông, Man can be destroyed but not defeated.
Hemingway không hiểu được cảm nhận “thua, thua nữa, thua cho bảnh” của Beckett, thành ra không cảm được cái gọi là "bỏ đi" của 1 cuộc tình!
Gặp đã khó, xa [bỏ đi] lại càng khó!
Hà, hà!
******
Vừa xem lại "The Road Home" của Trương Nghệ Mưu , vẫn thấy đây là phim Tầu hay nhất, dù không vĩ đại . Chỉ có tình là vĩ đại thôi.
K
Tay Beigbeder đọc Anh Môn, của Alain-Fournier, cuốn đứng hàng thứ 9 trong Bảng Phong Thần Cuối Cùng, đã nhắc tới Gatsby của Fitz, và tự hỏi, liệu Fitz đã từng đọc Le Grand Meaulnes (1913) trước khi viết Gatsby, bởi sự giống nhau của hai tác phẩm: đều là hai người kể chuyện, ở bên ngoài, kể về một mối tình bất khả của một kẻ thứ ba, và hơn thế nữa, xuyên qua những bữa tiệc đốt đuốc chơi đêm, những hội hè đình đám của thế giới ‘đại gia’.
Đọc Một Chủ Nhật Khác của TTT thì Gấu lại nhớ tới Dịu Dàng Như Đêm, tức Cuộc Tình Bỏ Đi, Tender Is The Night của Fitz. Kết cục của Một Chủ Nhật Khác thê lương hơn nhiều, và cái danh hiệu đỉnh cao chói lọi mà nhân loại ban cho Fitz, một Orpheus hiện đại, “a modern Orpheus” đúng ra là phải thuộc về Trung Uý Kiệt của Quân Lực VNCH, bởi vì Kiệt đã từng xuống địa ngục, [hay thiên đường] khi đưa Hiền tới đó.
Chúng ta thử đọc lại đoạn TTT viết về chuyến đi sau cùng của Hiền:
Những lời của Kiệt đến chết Thùy cũng không quên. Chúng tiếp tục đào bới, xục xạo, phá phách, lan rộng mãi, chui sâu mãi ở trong nàng. Hắn đã nói những gì? Em nên hiểu, em ráng hiểu một chút… Anh có tội một cách vô tội, em vô tội một cách có tội… Lần này quả thật là người tình cũ… Em là đàn bà, em hãy tưởng tượng về một người đàn bà… Nàng đã đi rồi, không bao giờ trở lại. Không bao giờ, thật như thế… Nàng đã trả anh về cho em. Nàng giữ anh cho em, nếu không anh đi mất đất rồi. Nàng đẩy anh trở về, còn nàng ở lại, nàng ở lại một mình… Anh chỉ đưa nàng đến đó, còn anh trở về với em, trở về mãi mãi với em. Anh hy vọng em hiểu….
*
Lục Mạch Thần Kiếm, Kiều Phong loạn đả quần hùng tại Tụ Hiền Trang, chỉ vì muốn cứu nàng hầu của Mộ Dung Công Tử, là A Châu, trúng đòn Thiếu Lâm khi vô chùa chôm Dịch Cân Kinh, sói cô đơn Khiết Đan bị đàn chó Trung Nguyên xúm lại làm thịt, may được vị đại hán mặc áo đen cứu thoát. Trước khi bỏ đi, vị đại hán bợp cho Kiều Phong một cái, mắng, tại sao chỉ vì một đứa con gái bá vơ mà liều cái mạng quí báu của mình?
Một độc giả mắt xanh của Kim Dung nhìn ra liền tù tì: tất cả là chỉ để sửa soạn cho cái cú sét đánh ở ngoài quan ải, khi Kiều Phong ôm một nửa linh hồn của mình tung lên trời, chờ rớt xuống ôm chặt vào tim vào lòng, giữa gió tuyết Nhạn Môn Quan, và biểu rằng, hai ta ra bên ngoài quan ngoại sống cuộc đời chăn dê chăn cừu, từ bỏ chốn giang hồ gió tanh mưa máu...
Độc giả Một Chủ Nhật Khác sẽ tự hỏi, cớ làm sao, trong lần gặp cuối cùng, trước khi đường Thầy, Thầy đi, đường Oanh, Oanh đi, khi Oanh nói với ông  thầy Kiệt, Thầy coi thường Em quá, ông thầy điên lên, vặc lại:
-Nên để cho người ta coi thường mình. Mình là cái quái gì?
[Thai đố này, xin để hậu hồi phân giải]
*
Anh còn nhớ có lần em nhờ anh mua giùm một đôi guốc. Mua được rồi, anh nhét kỹ trong người, đi qua trạm gác phân chia hai khu vực.
Bây giờ ở đây, khi gió, tuyết, và nỗi cô đơn lạnh cứng người, anh vẫn cảm thấy chút ấm áp của đôi guốc ngày nào. Và anh thèm sống lại cảm giác hoang mang, lo sợ khi đi ngang trạm gác.
Bụi
*
Không quay lại, chàng trông thấy toàn thể quang cảnh doanh trại sau lưng, lặng lẽ và thê lương. Một bóng người đứng thật xa, nhỏ xíu trong tầm mắt Nghiêm - bấy giờ chàng nhìn thấy lại - đứng giữa con đường hoang vắng, bên những toà nhà như lún thấp dần theo độ dốc, cất tiếng kêu:
-Nghiêm… Nghiêm… Happy Birthday!
Giờ Nghiêm mới thực sự nghe tiếng gọi của Kiệt, chỉ còn là tiếng vang dội sau bao giờ khắc qua trong tưởng tượng và tiếng vang ấy hiển lộng, rền rĩ, quái gở khiến chàng rùng mình. Chàng cũng thấy lại cảnh tượng trong gian phòng khách ở nhà với những khúc nhạc baroque, niềm vui sướng bất chợt thái quá đến muốn ứa lệ, buổi tối đã qua. Lúc này Nghiêm ngó thấy Duy đầy mầu mè, khôi hài. Còn Kiệt cuống rối, kỳ dị, Nghiêm không ưa.
Đọc đoạn trên, Hai Lúa bỗng dưng nhớ tới một truyện ngắn của Khái Hưng, Bóng Người Trong Sương Mù [?], câu chuyện một anh chàng lái xe lửa, thoát chết nhờ một con bướm - mà ông tin rằng linh hồn người vợ đang đau nặng nằm nhà và đã mất, rồi nhập vào - vỗ đôi cánh ra hiệu cho đoàn tầu dừng lại, vì phía trước có nguy hiểm.
Truyện này Khái Hưng "thuổng" của tay nhà văn kinh dị nổi tiếng Georges Langelan. Ông này còn truyện ngắn Con Ruồi, được coi là một trong những truyện kinh dị nhất thế kỷ, đã được quay thành phim, tờ Bách Khoa trước đây có đăng bản dịch tiếng Việt.
Cảnh trên đây, là lập lại một cảnh trước đó. Cụm từ "bấy giờ chàng nhìn thấy lại" thực sự là để đánh lừa người đọc.
Lần thứ nhất, Nghiêm không hề nghe thấy tiếng của Kiệt.
Tương tự đoạn, Duy nằm chết vì say rượu, nghe tiếng gió hú trên từng ngọn đồi Đà Lạt.
Đây là đòn "phục bút" mà Thánh Thán đã từng nói tới. (1)

 
Mỗi lần Gấu nhớ đến Một chủ nhật khác, là cùng lúc, nhớ đến Dịu dàng như đêm, Tender is the Night, của Fitzgerald.
Quả có một liên hệ tình cảm giữa hai cuốn, thật.
Đoạn sau đây, mà chẳng đúng là câu thơ ‘Ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới’ ư?
Chàng nhớ bữa đó cỏ thì ướt. Nàng chạy tới chàng, và đôi dép của nàng ướt đẫm sương. Nàng ôm lấy chàng, tựa trên đôi giầy của chàng, và khuôn mặt nàng mở ra như một trang sách.
"Hãy nghĩ anh yêu em đến là chừng nào. Em không đòi hỏi anh lúc nào cũng yêu em nhiều như lúc này, nhưng em xin anh một điều, hãy nhớ đến em. Cho dù mai sau có như thế nào, thì em vẫn đinh ninh một điều, em có ở trong em, điều em có chiều hôm nay."
F.S. Fitzgerald: La Fêlure [Vết nứt. Nguyên tác tiếng Anh: The Crack-up] (2)

Nhưng, Fitz không mê gái bằng Gấu:
“Anh không sợ chúng mình không thương nhau, mà chỉ sợ chúng mình thương nhau nhiều quá”
Tứ Tấu Khúc

Phải đợi rất lâu tôi mới thực hiện xong cuộc trò chuyện này, nhưng kết quả thì tương đối thỏa mãn. Frédéric Beigbeder là một nhà văn "vớ vẩn" trong mắt rất nhiều người, nhưng tôi tin trường hợp Beigbeder cũng sẽ giống như trường hợp Romain Gary trước đây, cũng như tin rằng giá trị của sự phù phiếm là chuyện hay ho hơn rất nhiều so với sự phù phiếm của giá trị
Blog NL
Tay này, "cũng" TV/GCC là nơi/người đầu tiên nhắc tới, khi đọc Phong Thần Bảng của ông.
Sau đây là bài viết của FB [không phải Face Book nhe], về cuốn số 1 của Phong Thần Bảng: Kẻ Xa Lạ của Camus.

N# 1: L'ÉTRANGER d'Albert Camus (1942)
Le n # 1 de ce classement des 50 livres du siècle, choisis par le vote de 6.000 Français, n'est pas moi mais je m'en fous, même pas vexé, je serai dans le «Premier Invenntaire» du XX le siècle, non? Non plus? ?
Il faut souligner que notre grand vainqueur rassurera les paresseux : un roman très court (123 pages en gros caractères). Pas besoin de se fatiguer : on peut donc écrire un chef-d'œuvre sans noircir des millliers de pages comme Proust.
Chef-d'œuvre que nous pouvons lire en une demi-heure montre en main. Autre bonne nouvelle : le n# 1 de notre liste est un premier roman. Il s'agit donc d'un premier roman premier. Enfin, mauvaise nouvelle pour les xénophobes : le roman préféré des Français s'intitule L'Etranger.
Il nous narre l'histoire de Meursault, un type décalé qui se fout de tout : sa mère meurt - il s'en fiche; il tue un Arabe sur une plage algérienne - ça lui est égal; on le condamne à mort - il ne se défend même pas. La célèbre première phrase du livre le montre bien : «Aujourd'hui maman est morte. Ou peut-être hier, je ne sais pas. » Le gars ne sait même pas quel jour sa mère est morte! On ne se rend pas toujours compte d'une chose : tous les losers magnifiques, les meurtriers paumés, les anti-héros désabusés de la littérature contemporaine sont des héritiers de Meursault. Ce sont des Sisyphe heureux, des révoltés pas dupes, des nihilistes optimistes, des naïfs blasés : bref, des paradoxes ambulants qui continuent de respirer malgré l'inutilité de tout.
C'est que, pour Albert Camus (1913-1960), la vie est absurde. Pourquoi tout ça? A quoi bon? Pourquoi cette chronique inutile? N'avez-vous rien de mieux à faire que de lire ce livre? Tout est vanité en ce bas monde (Camus, c'est l'Ecclésiaste chez les pieds-noirs). Cette lucidité taciturne n'a pas empêché Camus d'accepter le Prix Nobel de Littérature en 1957 (à 44 ans, ce qui faisait de lui le plus jeune lauréat après Kipling). Pourquoi? Parce qu'il a résumé son existentialisme en une devise simple : «La vie est d'autant mieux vécue qu'elle n'a pas de sens. » Rien ne rime à rien - et alors? Et si c'était justement cela, «le bonheur inévitable»? Contrairement au refus snob de Sartre, 7 ans plus tard, qui confère de l'importance à la récompense, Albert Camus accepte le Nobel précisément parce qu'il s'en moque. On peut se foutre de l'univers, et l'accepter tout de même, voire l'aimer. Ou bien il faut se suicider tout de suite, puisque tel est le seul « problème philosophique vraiment sérieux ».
Même la mort de Camus sera absurd.
Bien que tuberculeux, ce play-boy, sosie d'Humphrey Bogart, fut assassiné à 47 ans par un platane en bordure de la Nationale 6 entre Villleblevin et Villeneuve-la-Guyard, avec la complicité de Michel Gallimard et d'une Facel Vega décapotable. 
La seule chose qui n'est pas absurde, c'est le style que Camus a inventé : des phrases courtes  (« sujet, verbe, commplément, point », écrivit Malraux dans sa note de lecture à l’éditeur), une écriture sèche, neutre, au passé composé, qui a fortement influencé tous les auteurs de la seconde moitié du siècle, Nouveau roman inclus. Ce qui n'interdit pas les Images fortes - par exemple, pour décrire les larmes et la sueur sur le visage de Perez : «Elles s'étalaient, se rejoignaient et formaient un vernis d'eau sur ce visage détruit. » Même si on l'a un peu trop étuudié à l'école, il faut relire L'Etranger, dont le désespoir ensoleillé, reste, comme dit la publicité pour la Suze, «souvent imité, jamais égalé ». L'humanisme gentille d'Albert Camus peut parfois lasser, mais pas son écriture tranchante.
Au moment de conclure ce dernier inventaire avant liquidation, alors que la fin du monde approche tranquillement et que l'homme organise sa propre disparition en souriant, n'y a-t-il pas une légère ironie à voir Camus s'emparer de la première place (donc la dernière du compte à rebours), lui qui nous a expliqué que le secret du bonheur consistait à s'accommoder de toutes les catastrophes?
Những cuốn sách được đưa lên bảng phong thần cuối cùng, trước khi quăng vào lửa.
Dernier inventaire avant liquidation
Nhà xuất bản Grasset 2001
Năm muơi cuốn sách của thế kỷ, do bạn chọn, nhưng Frédéric Beigbeder làm Thánh Thán.
Đứng đầu bảng là Kẻ Xa Lạ của Albert Camus.
“‘Ông Hoàng Nhỏ’ của Saint-Exupéry [1900-1944] là câu chuyện thần tiên độc nhất của thế kỷ 20. Thế kỷ 17 người ta có chuyện cổ tích của Perrault; thế kỷ 19, của Andersen. Tới thế kỷ 20, người ta có ‘Ông Hoàng Nhỏ’, một cuốn sách được viết bởi một ông phi công người Pháp lưu vong tại Huê Kỳ từ năm 1941 tới 1943. Cuốn sách được in ấn tại đó, trước khi được xuất bản tại Pháp vào năm 1945, một năm sau khi tác giả mất. [Do kỹ thuật in ấn của ông Tây quá tệ, bản tiếng Tây do đó đã phải giữ y chang những bản vẽ trong bản in lần đầu bằng tiếng Mẽo]. Từ khi xuất hiện cuốn sách có hình này đã trở thành một hiện tượng trong ngành in ấn, mỗi năm phát hành chừng vài triệu cuốn trên toàn thế giới.”
“Tại sao? Bởi vì, không cố tình [làm ra vẻ ngây thơ] Saint-Exupéry đã sáng tạo ra những nhân vật ngay lập tức trở thành huyền tượng [figures mythiques].” (1)
Cho tớ 1 cái vé đi tuổi thơ!
Kít!
Một xã hội mà đàn bà phải tự lột quần áo, phơi cái số ta ra, dể giành giật miếng đất với Mafia Đỏ, vậy mà có những tên nhà văn viết về tuổi thơ trong sáng, kể cũng quái đản thật!

 *
Note: Báo "lá cải" Toronto: Thế giới, theo bà già Jane Fonda.
Kids today don’t protest the way they used to [Con nít bây giờ không phản đối, cách mà chúng trước đây vẫn phản đối]
Một điều thật thú vị là đếch có lãnh tụ nữa (thí dụ như trong phòng trào Occupy, Chiếm Phố Tường). Hồi Chiến tranh Việt Nam, ui chao, đủ thứ lãnh tụ, thường là đực rựa, tôi cũng vớ được 1 ông, làm chồng. Nhiều người có vẻ bực vì đếch còn lãnh tụ nữa, nhưng quả là tuyệt vời!




*
Văn chương và Đạo đức
Le moi est haissable, dites-vous. Pas le mien.
Cái tôi thì đáng ghét, bạn quí phán.
Cái tôi của GCC đếch đáng ghét!
Hà, hà!
*
Note: Mò… cái sẹo không thấy, sao lại lòi ra bài này!
Thần sầu! Cực tếu!
Mẹ tôi và Ionesco
Hãy để những con tê giác ở ngoài cửa
Bạn quí của GGC gọi điện thoại, và Gấu chưa biết tại làm sao thì cả hai bèn nhớ tới....Chesterton: “Nếu chúng ta không thể yêu anh thợ hớt tóc của chúng ta (mà chúng ta đã gặp) làm sao chúng ta có thể yêu đám Nhật Lùn, mà chúng ta chưa từng gặp?”
Thế là cả hai cười vỡ bụng, và rồi chào hỏi, gút bai, rồi để điện thoại vô chỗ của nó.
Cuộc trò chuyện vừa chớp nhoáng vừa phi lý, kết thúc như thế đó.
Không lẽ bạn quí gọi điện thoại để nói về những ông thợ cắt tóc, những người chuyên nắm đầu nắm cổ thiên hạ [cái này thì liên quan đến Thánh địa lý, Tả Ao, một lần lang thang tới một làng kia, và khi dân làng biết, bèn năn nỉ ông để mả cho ông tổ làng, sao cho con cháu sau này thành đạt, chuyên nắm đầu nắm cổ, thế là ông bèn cho cả làng làm nghề cắt tóc!]

*
Pleiku
Có hai nơi, ở Việt Nam, Gấu chưa được “đi”, là Hội An, và Pleiku. Nhiều nơi chưa đi, như Qui Nhơn, thí dụ, nhưng chỉ thèm, tự hỏi, và tự trách mình, tại làm sao mà chưa “đi” Pleiku và Hội An.
Huế cũng chưa, nhưng lại có 1 kỷ niệm thật thê luơng về Huế. Lần bỏ chạy quê hương, trên đường từ Sài Gòn tới Lao Bảo, có nghỉ 1 đêm ở Huế. Buổi chiều, xe chạy trên 1 con cầu, ngó xuống, thấy xa xa, 1 anh chạy xích lô, dừng cái xế, chìa cái tay ra cho 1 anh bán ken chích cho 1 phát.
Ui chao, nhớ hoài. 
Ði, ở đây, có 1 “gia nghĩa”, connotation, thật thú vị, và liên quan tới 1 nhà thơ, bạn của Gấu từ hồi còn đi học. Anh học sư phạm, ra trường, được bổ về Pleiku. Tuổi trẻ, xa nhà, làm thơ, sống rất bụi, chẳng có tí giáo sư nào trong cách sống cả.
Nghe truyền tụng, giường anh nằm, nơi nhà trọ, chăng đầy nội y của bướm. Mỗi 1 lần đi là xin bướm nội y về treo quanh giường làm kỷ niệm. Một lần có 1 anh bạn, trưởng 1 cái tầu hải quân, ghé thăm. Thì lại rủ đi thăm bướm. Trong câu chuyện anh có nói cho anh bạn biết, học trò tao có 1 em làm nghề này, 1 lần tao gặp, thầy trò đều ngượng. Anh trưởng tầu vô ý kể lại cho 1 anh bạn, dân Pleiku. Anh này lại có 1 đứa con gái học ông thầy, thi sĩ cà chớn.
Thế là ầm lên. Ông bạn nhà giáo thi sĩ sau phải đưa đi tỉnh khác.
Một trang TV cũ
Thu, cũ
 Thu 2011

*
Ðường Lippincott, Toronto. Căn nhà bên kia đường, phía trước mặt, kế bên sân chơi của 1 ngôi trường, là nơi tạm trú đầu tiên của vợ chồng Gấu.
Gặp lại cô bạn ở đó. Cô tháo bao tay, bắt tay Gấu tự nhiên như người Hà Lội, nhưng Gấu lại nhớ đến cái lần cầm tay đầu tiên, trong 1 rạp chớp bóng Xề Gòn, khi “sắp sửa” đi lính, [trình diện Trung Tâm Ba tuyển mộ nhập ngũ Quang Trung], được cô thương tình nhận lời đi ciné…
Thế là run lên như…  con thằn lằn đứt đuôi [hình ảnh này chôm của Kiệt, trong Một Chủ Nhật Khác, của TTT, khi chàng lên cơn sốt, chạy dưới mưa, vô Bưu Ðiện Ðà Lạt, đánh cái điện cầu cứu cô học trò Oanh, SOS, SOS!...].
Gấu Cái giận run lên…
Hà, hà!

Họ đợp giấc ngủ của họ
Herta Muller


Even inside the Zeppelin, love had its seasons. The wildcat weddings came to end in our second year, first because of the winter and later because of the hunger. When the hunger angel was running rampant during the skin-and-bones time, when male and female could not be distinguished from each other, coal was still unloaded at the silo. But the path in the weeds was overgrown. Purple-tufted vetch clambered among the white yarrow and the red orache, the blue burdocks bloomed and the thistles as well. The Zeppelin slept and belonged to the rust, just like the coal belonged to the camp, the grass belonged to the steppe and we belonged to hunger. _

GRANTA, Spring, 2010
Sex
Note: Tờ Granta, số mới nhất, sex, có truyện ngắn trên.
Làm Gấu nhớ một truyện ngắn của Thảo Trường, viết về cuộc tình qua hàng rào giây kẽm gai, ở trong tù, giữa một nữ và nam tù nhân. Làm nhớ Nhà Hội của Amis.
Và nhất là, làm nhớ cú "sex" ở trại tù Đỗ Hòa!
Nhưng cái xen, hàng đêm Đức Quốc Trưởng phải hì hục tiếp các cháu gái ngoan, đứng xếp hàng chờ tới lượt, mới thú!
Nó làm nhớ đến mệnh lệnh của Bắc Bộ Phủ, gởi tới đám tập kết, năm 1954, mỗi anh phải làm một em Miền Nam mang bầu, trước khi ra Hà Lội trình diện Bác!
Nhớ nhắc Bác cạo râu đấy nhé:
Send the Fuhrer a telegram that he better shave first.
Cháu có mắc tiểu không? Để Bác chỉ chỗ cho mà tiểu (1)
Cái tay Đại Gìáo Sư VC, [theo ông cậu, Cậu Toàn của GGC, thì hai người cùng promo, hình như cùng lớp], NDM, viện Dos để giải thích “cas” này.
Theo GCC, không phải.
Phải muợn Freud.
Hay muợn ca dao:
Ngày thì Bác Hát là Thần
Đêm thì Bác Hát tần mần như Ma!
“Bác” lúc nào cũng tơ tưởng chuyện đó, cho nên, bất thần, phọt ra.
Bởi vì, nếu bình thường, nếu là 1 người chăm lo đến cái phần tỉ mỉ của cá nhân con người, thì Bác sẽ phán, “Cháu có cần nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân thì để anh cận vệ của Bác hướng dẫn”.
Đại khái thế.
Cũng thế, là cas Bùi Tín, “Chúng mày còn cái đéo gì nữa mà bàn giao”!
Lúc nào anh này cũng tơ tưởng chuyện làm thịt Miền Nam.
Cũng thế, là Võ Tướng Quân.
Trường hợp Bác H, GCC cũng đã từng gặp, nhưng không đến nỗi tục tĩu như của Bác. GCC cũng đã lèm bèm đôi lần rồi, và nó liên quan tới cái sẹo ở  cổ tay “cô bạn”.  Vào những ngày đầu mới tới xứ lạnh, không biết GCC nghe qua ai kể những ngày đầu khi gia đình của cô được một cơ quan thuộc Nhà Thờ bảo lãnh qua, rồi tất tả hội nhập, tất tả kiếm việc, đi làm, công việc chân tay chắc cũng nặng nề, và cái gân ở cổ tay bị nhão, bị chùng, phải giải phẫu…
Thế là cứ mơ tưởng so sánh hoài, bàn tay ngày nào khi còn là nữ sinh viên con nhà giầu, lỡ thương đúng thằng chồng cô bạn thân, và bàn tay khi lưu vong... Mơ tưởng hoài, thế là đêm nằm, lầm tay vợ đang nằm kế bên với  tay cô bạn, thế là mò mò cái sẹo ở cổ tay, chẳng thấy đâu, thế là bèn buột miệng la, như Bác H buột miệng, cái sẹo đâu rồi!
Ui chao, cái bà bạn của cả hai bà, từ hồi còn học tiểu học, trường Đốc Binh Kiều, Cai Lậy, cái bà nghe kể "5 năm trời không dám đụng", bèn bĩu môi, làm sao biết ma ăn cỗ, nhưng khi nghe kể chuyện cái sẹo thì lại gật gù, giả như mà tui gặp được 1 người đàn ông thương tui như thế, thì cũng bõ 1 đời nhan sắc!
Hà, hà!


«Tôi chưa bao giờ quyết liệt chống thần chết như năm tháng sống ở trại tập trung. Để chống chọi với cái chết, người ta không cần nguyên vẹn một cuộc đời mà chỉ cần một cuộc đời dang dở của mình mà thôi».
Tuyệt!
A poetic encounter with inhumanity as a human condition.
Một cuộc gặp gỡ đầy chất thơ với phi nhân, như là phận người!
Thần sầu!
Đọc Hồi Ký Tù của Herta Muller bèn sống quãng đời tù VC của GCC.
Lần này, phải viết ra thôi. Cứ lần lữa mãi.
Hà, hà!
Bạn phải để ý đến cái chi tiết lạ lùng ở đây, Herta Muller chưa từng đi tù cải tạo!
Bởi thế cái tay điểm Thiên Thần Đói mới viết:
Those who did not directly suffer the Gulag or the Holocaust have grown up to be an organic part of that experience through their bond with their parents. "The second generation is the hinge generation in which received; transferred knowledge of events is transmuted into history, or into myth."
Or in the case of Herta Muller, precisely of that hinge generation, into superb imaginative fiction. +
Nhưng với GCC, chuyện này quá bình thường, so với chuyện của GCC, lần đầu tiên tới xứ lạnh, và khi nghe nhạc Yanni lần đầu, biết ngay ra 1 điều, có khi chẳng cần phải biết đến khổ đau, trại tù cái con khỉ gì, mà vẫn ”sống sót” nó, hơn cả cái lũ cà chớn, đi tù về, làm thơ cứ như là đếch có gì xẩy ra hết!
Tất nhiên Yanni chỉ đóng vai phụ ở đây. Nhạc của ông, chỉ như 1 chất xúc tác, khiến không hẳn là sống sót, mà là, sống 1 lần nữa Trại Tù, nhưng lại như là 1 superb imaginative fiction!
Hà, hà!
Cuốn tiểu thuyết tuyệt vời nhất về Gulag là của 1 nhà văn chưa từng ở đó. Nhà Hội, “House of Meetings”, của Martin Amis.
Cái cô gái mà chọn cái dĩa nhạc Yanni, cho GCC được nghe lần đầu, cũng chẳng biết 1 tí gì về Việt Nam cả. Bố mẹ cô, nhất là ông bố, đẻ ra 1 cái là đã biết Mít là quê hương… tạm của ông ta.
Nhưng để chọn được cái dĩa đó, thì cô lại như biết thật rành về GCC!
Rất nhiều nhà văn Mít đếch phải là nhà văn Mít, vì không biết viết tiếng Việt. Còn tiếng Anh tiếng U, thì biết cũng chưa đủ để viết, mà viết cũng chẳng có ai đọc.
Nên nhớ, 1 nhà văn mũi tẹt viết tiếng Anh, tiếng Tẩy, phải hơn 1 thằng mũi lõ, thì mới hy vọng “sống sót”. Thí dụ thì đầy ra, Rushdie, Kazuo Ishiguro, Linda Lê…. Họ đều viết bảnh hơn mũi lõ, và còn đem đến cho cõi văn mũi lõ, cái mà trước đó, nó đếch có!
Dear Venus,
If what they say is true, and my country is dying, then I think I may able to them why...
Venus thân thương,
Nếu những gì họ nói là thực, và xứ sở của Bố đang chết, vậy thì Bố có thể nói cho họ hiểu, tại sao....


Nhà Hội mở ra bằng lá thư của ông bố, trong khi chờ chết, a deathbed letter - gửi cô con gái, được nuôi dưỡng thật ngon lành ở Tây phương, well-fed in the West [chữ của tay điểm sách trên tờ Người Kinh Tế].
Liên quan tới dĩa nhạc Yanni, cũng có 1 cô như cô Venus.

Một trang TV cũ
Thu, cũ
 Thu 2011

*
Ðường Lippincott, Toronto. Căn nhà bên kia đường, phía trước mặt, kế bên sân chơi của 1 ngôi trường, là nơi tạm trú đầu tiên của vợ chồng Gấu.
Gặp lại cô bạn ở đó. Cô tháo bao tay, bắt tay Gấu tự nhiên như người Hà Lội, nhưng Gấu lại nhớ đến cái lần cầm tay đầu tiên, trong 1 rạp chớp bóng Xề Gòn, khi “sắp sửa” đi lính, [trình diện Trung Tâm Ba tuyển mộ nhập ngũ Quang Trung], được cô thương tình nhận lời đi ciné…
Thế là run lên như…  con thằn lằn đứt đuôi [hình ảnh này chôm của Kiệt, trong Một Chủ Nhật Khác, của TTT, khi chàng lên cơn sốt, chạy dưới mưa, vô Bưu Ðiện Ðà Lạt, đánh cái điện cầu cứu cô học trò Oanh, SOS, SOS!...].
Gấu Cái giận run lên…
Hà, hà!
*
Căn nhà thuộc 1 cơ sở từ thiện, chuyên lo tiếp nhận người tị nạn. Có lần, cũng đã lâu lắm, Gấu có ghé, đứng bên ngoài nhìn vô, thấy thấp thoáng mấy người tị nạn vùng Ðông Âu có thể, tính vô gạ chuyện tào lao, hoặc nếu có thể đi lên lầu, vô căn phòng ngày nào chứa vợ chồng Gấu, đúng vào 1 đêm cực lạnh, sờ vô cái ống sưởi rất xưa, nhưng ngại sao đó, bèn bỏ đi.
Con phố nhỏ, ăn ra, phía trước mặt người đàn bà trong hình, con phố College, một phố chính của downtown Toronto. Có tiệm sách cũ mà Gấu vẫn thường ghé, từ những ngày đầu tới thành phố, 1994.
Lần này, ghé, chủ yếu là để kiếm cuốn này. Sách mới xb, chỉ ở đây mới có, của những người cần tiền, mua xong, đọc xong, là phát mại liền, để lấy lại vốn.
Cuốn này tác giả của nó, cũng là 1 cư dân của Toronto.
*

Cuốn trước Bịnh Nhân Anh, quá hay, không biết ở trong nước có dịch?
Cuốn này cũng thật tuyệt, theo giới điểm sách.
Và chắc là tuyệt thật.
Thực sự mà nói, Gấu không khoái Murakami. Không hiểu sao trong nước, và luôn cả thế giới mê ông này quá.
Một phần không ưa, là do không khoái những màn tả sex. NTV có lần nhận xét, không hề có tí hôn hít gì trong truyện của ông. Gấu bèn "phản biện", có cái xen cô học trò đang ăn, môi bóng nhẫy, Gấu thèm quá, hỏi xin, cô láu lỉnh trả lời:
Trời đánh còn tránh bữa ăn!
Bụi
Gấu tò mò đọc ông, chỉ vì cái câu, mà sau này biết, em Minh Tran Huy cũng rất mê, và viết cuốn tiểu thuyết đầu tay để vinh danh:
Nói rộng hơn, quyển tiểu thuyết là để vinh danh Murakami, và nhất là, những gì người Nhật gọi là "mono no aware", “nỗi buồn cháy da, cháy thịt của những sự vật”; (1) đó là cảm nhận xâm chiếm tâm hồn khi nhìn lá thu rơi, hay khi người thân đi tới một chỗ quẹo rồi biến mất. Tôi muốn câu chuyện «Cô Công Chúa và chàng chèo thuyền» gợi lên một cảm nhận buồn man mác của những gì đã có và bây giờ không còn.
Tôi cho rằng, chúng ta sống trong một thế giới, cái thế giới “này” (“ce” monde), trong khi còn có những thế giới khác cận kề ngay bên cái thế giới “này” đó. Nếu bạn thực tình mong muốn, bạn có thể chui qua tường, nhập vào một vũ trụ khác. Một cách nào đó, có thể vượt cái thực, cõi thực này. Đó là điều tôi cố gắng làm, ở trong những cuốn sách của tôi. Đây là một quan niệm rất Đông phương, rất Á châu, theo như tôi hiểu được. Ở Nhật Bản, ở Trung Quốc, người ta coi như có hai thế giới song song, và có những chiếc cầu nhỏ cho phép, không khó khăn là mấy, qua lại giữa hai bên. Ở Tây Phương, làm gì có một quan niệm như vậy, thế giới-này là thế giới-này, thế giới-kia là thế giới-kia. Sự cách biệt thật là quyết liệt, thật là khắt khe, tôi muốn nói giữa “này” với “kia” đó. Bức tường quá cao, làm sao vượt, làm sao trèo qua? Nhưng trong văn hóa Á Châu, khác hẳn. Và “mono no aware” diễn tả, theo như tôi cảm nhận được, tình huống này. Trong Bài ca của sự bất khả, có sáu nhân vật. Ba sống sót, ba biến mất và qua thế giới bên kia - họ tự tử. (1)
Ba kẻ còn lại trong thế giới này, sau cùng biết, hiểu ra là, cũng nhấp nha nhấp nhổm (instable), vô thường, tạm bợ mà thôi. Đó là một hình thức của “mono no aware”. Điều lạ, là, khi tôi bắt đầu viết Bài ca của sự bất khả, tôi có ý tưởng theo đó, ba trong sáu nhân vật sẽ biến mất, nhưng không biết là ai. Trong khi viết tôi tự hỏi chính mình, ai sống, ai chết.
Murakami trả lời Le Magazine Littéraire
(1) Thanh Tâm Tuyền, chắc chắn chẳng hề biết, và, chưa từng đọc Murakami, khi viết Một Chủ Nhật Khác, nhưng đã để nhân vật Kiệt của ông, đưa tiễn người tình, Hiền, tới "chỗ đó", rồi lại trở về. Độc giả Một Chủ Nhật Khác, dù tò mò cách mấy, cũng không hiểu được, và đều như Duy, bạn của Kiệt, đều muốn hỏi Kiệt, Hìền đâu rồi.
*
Sau này Duy hiểu buổi tối ấy đang hồi nguy kịch của đôi tình nhân. Họ quyết định chia tay vĩnh viễn. Họ đã không thể bình thường từ biệt nhau. Cũng không ai đủ can đảm rời bỏ trước. Mọi quyết định đều gian nan. Duy giúp họ lìa tách làm hai. Để họ một mình với quyết định đau đớn chưa rõ những ngày cuối của cuộc tình ấy như thế nào. Họ có thể liều lĩnh nhắm mắt lao tới như kẻ ngu ngốc, nhưng họ cũng có thể tháo lui vội vã như kẻ tội lỗi. Cả hai đường đều tồi tệ, phủ nhận những ngày họ đã sống, phủ nhận điều mà họ đã tin là tình yêu của họ qua bao năm tháng. Duy nghĩ thế...
Em là đàn bà, em hãy tưởng tượng về một người đàn bà… Nàng đã đi rồi, không bao giờ trở lại. Không bao giờ, thật như thế… Nàng đã trả anh về cho em. Nàng giữ anh cho em, nếu không anh đi mất đất rồi. Nàng đẩy anh trở về, còn nàng ở lại, nàng ở lại một mình… Anh chỉ đưa nàng đến đó, còn anh trở về với em, trở về mãi mãi với em. Anh hy vọng em hiểu….
Một Chủ Nhật Khác 
Lạ, là, sau khi BHD đi rồi, thì Gấu mới biết ra được, cái nỗi buồn cháy da cháy thịt, khi mất em.
Vào lúc mất em, thì chỉ tính bợp cho em vài cái, rồi bỏ đi.
Cái lần gặp sau cùng ở cổng trường Ðại Học Khoa Học, Sài Gòn.
Gấu phát hiện Murakami, là do đọc 1 bài viết về ông, trên tờ Người Nữu Ước, nhân lần bản tiếng Anh Ký Sự Chim Vặn Cót ra mắt độc giả. Khi đó, trong nước, và thế giới chưa mê ông như bây giờ.
Oe lúc đầu cũng chê Murakami, mãi sau này, mới chịu nổi, khi Murakami viết về những vấn đề xã hội Nhựt thực sự đang phải đương đầu.

The Opium Wars
Chiến tranh nha phiến
Be careful what you wish for
Hãy cẩn thận điều anh mong ước
“Who controls the past controls the future. Who controls the present controls the past.”
Kẻ nào nắm quá kh, nắm tương lai. Kẻ nào nm hiện tại, nắm quá khứ.
George Orwell
Note: Bài điểm thú quá.
Cái hình lại càng thú!


*
Trân trọng giới thiệu


VIA DEL TRITONE
In Rome, on the street of that name,
I was walking alone in the sun
In the noonday heat, when I saw a house
With shutters closed, the sight of which
Pained me so much, I could have
Been born there and left inconsolably. 
The ochre walls, the battered old door
I was tempted to push open and didn't,
Knowing already the coolness of the entrance,
The garden with a palm tree beyond,
And the dark stairs on the left.
Shutters closed to cool shadowy rooms
With impossibly high ceilings,
And here and there a watery mirror
And my pale and contorted face
To greet me and startle me again and again.
"You found what you were looking for,"
I expected someone to whisper.
But there was no one, neither there
Nor in the street, which was deserted
In that monstrous heat that gives birth
To false memories and tritons.
Charles Simic
VIA DEL TRITONE
Ở Rome, trên con phố cũng có tên đó
Tôi đi bộ một mình trong ánh mặt trời
Nóng ban trưa, và tôi nhìn thấy một căn nhà
Những tấm màn cửa thì đều đóng,
Nhìn một phát, là tôi cảm thấy quặn đau thốn dế
Mình có thể sinh ra tại căn nhà này,
Và bị bỏ mặc, không người an ủi.
Tường màu gạch son, cửa cũ, rệu rạo
Tôi tính đẩy cửa, nhưng không làm
Biết rõ cái lạnh lẽo sau cánh cửa, lối dẫn vào căn nhà,
Căn vườn với 1 cây sồi quá nó,
Và những cầu thang u tối ở phía trái.
Rèm cửa đóng dẫn tới những căn phòng lờ mờ
Trần hơi bị thật là cao
Và đâu đó, là một cái gương long lanh nước
Và khuôn mặt của tôi nhợt nhạt, méo mó
Ðón chào tôi, và làm tôi giật mình hoài
"Mi kiếm ra cái mà mi tính kiếm?"
Tôi uớc ao có ai đó thì thào
Nhưng làm đếch gì có một ai
Ðếch có ai, cả ở trên con phố hoang vắng
Vào cái giờ nóng khùng điên
Làm đẻ ra những hồi ức dởm
Và những con quái vật nửa người nửa cá


One poem is unlike any I've ever read-if it had appeared in the lineup, I might not have recognized it as Simic's. "Via Del Tritone" juxtaposes no surreal images. It begins simply: 
In Rome, on the street of that name,
I was walking alone in the sun
In the noonday heat, when I saw a house
With shutters closed, the sight of which
Pained me so much, I could have
Been born there and left inconsolably.
Simic goes on to describe the interior, as he imagines it, a garden with a palm tree, dark stairs leading to cool rooms with high ceilings. "'You found what you were looking for,' / I expected someone to whisper." Never, in his previous work, has Simic expressed the pain of his exile in such a straightforward way. His outsider's status was always an advantage, teaching him that life was unpredictable and that anything might happen, as the antic careening of his poetry suggests. In this poem his pain and loss blossom like the most fragile of tea roses. He hasn't found what he was looking for. How can you reclaim a childhood that never was? Simic, unlike Nabokov, has no Eden to recall. His are "false memories," phantasms of heat. And as the war rages on in the place where his childhood should have been, salvage becomes less possible. The poet's cries flutter up from the page: "Help me to find what I've lost, / If it was ever, however briefly, mine."
Lisa Sack: Charles the Great: Charles Simic’s A Wedding in Hell 
Bài thơ này thật khác với những bài thơ của Simic. Không có sự trộn lẫn những hình ảnh siêu thực.
Via Del Tritone  mở ra, thật giản dị:
Ở Rome, trên con phố cũng có tên đó
Tôi đi bộ một mình trong ánh mặt trời
Nóng ban trưa, và tôi nhìn thấy một căn nhà
Những tấm màn cửa thì đều đóng,
Nhìn một phát, là tôi cảm thấy quặn đau thốn dế
Mình có thể sinh ra tại căn nhà này,
Và bị bỏ mặc, không người an ủi.
Sau đó, tác giả tiếp tục tả bên trong căn nhà, như ông tưởng tượng ra…Chưa bao giờ, trong những tác phẩm trước đó, Simic diễn tả nỗi đau lưu vong một cách thẳng thừng như ở đây. Cái vị thế kẻ ở ngoài lề luôn luôn là lợi thế, nó dạy ông rằng đời thì không thể tiên liệu trước được và chuyện gì cũng có thể xẩy ra. Ở đây, nỗi đau, sự mất mát của ông nở rộ như những cánh trà hồng mảnh mai nhất. Ông làm sao kiếm thấy cái mà ông kiếm, một tuổi thơ chẳng hề có? Simic, không như Nabokov, chẳng hề có Thiên Ðàng để mà hồi nhớ. Chỉ là hồi nhớ dởm, do cái nóng khùng điên tạo ra. Và chiến tranh tàn khốc xẩy ra ở cái nơi đáng lý ra tuổi thơ xẩy ra, làm sao có cứu rỗi? Và tiếng la thét của nhà thơ vọng lên từ trang giấy:
Hãy giúp tôi tìm cái mà tôi đã mất/Cho dù nhỏ nhoi, cho dù chốc lát, cái tí ti đã từng là của tôi.

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư