Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu







Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu



* &

Bài Tạp Ghi đầu tiên viết cho Văn Học NMG. Tháng 9/1996. Cái hình Saigon Kids, của Dirck Halstead, Sếp UPI ngày nào của Gấu, lấy trên net

* *

 





*

Nhà hàng Givral, ngay chỗ em áo hường. Tới tí nữa, nhà sách Xuân Thu. Rồi tới Quán Chùa, La Pagode.

*

Tự Do & Ngô Đức Kế. Văn phòng UPI, 19 NDK, qua ngã tư, bên phải. Phía trước là bùng binh Mê Linh. Hình manhhai

Những buổi sáng ghé 19 Ngô Đức Kế, nếu không có Radiophoto cần chuyển, thay vì như người ta trở về nhà chở vợ đi ăn sáng rồi đưa tới sở làm, mi chạy xe dọc đường Tự Do, ngó con phố bắt đầu một ngày rồi ghé quán Cái Chùa làm người khách thứ nhất, chẳng cần ra dấu, người bồi bàn tự động mang tới ly cà phê sữa, chiếc bánh croissant, và mi ngồi trầm ngâm tưởng tượng cô bạn chắc giờ nầy đang ngó xuống trang sách, cuốn tập tại giảng đường Văn Khoa khi đó đã chuyển về đường Cường Để, cũng gần nơi làm việc, tự nhủ thầm buổi trưa có nên giả đò ghé qua, tuy vẫn ghi danh chứng chỉ Triết Học Tây Phương nhưng gặp ông thầy quá hắc ám đành chẳng bao giờ tới Đại Học, nếu có chăng thì cũng chỉ lảng vảng ở khu chứng chỉ Việt Hán. Rồi lũ bạn rảnh rỗi cũng dần dần tới đủ... Lại vẫn những lời châm chọc, khích bác lẫn nhau, đó cũng là một cách che giấu nỗi sợ, nếu đủ tay thì lại kéo tới nhà Nguyễn Đình Toàn làm canh xì.



 8

Hàm Nghi, Chợ Cũ, 1965
Hình manhhai
Thiên đường ngày nào của GCC

Hồi còn nhỏ, có lần, Gấu suýt chết đuối.
Thấy người ta nhảy xuống sông, bơi ào ào, thì bèn cũng nhảy xuống sông, và…   cứ thế chìm xuống đáy.
Một đấng đàn anh đứng kế bên, bèn vội nhảy xuống, lôi lên.
Lạ, là về già, nghĩ lại cú suýt chết, thì lại hiểu ra, cái anh lớn tuổi, không phải vô tư đứng kế bên!
Anh ta có cái nhiệm vụ, theo cái kiểu…  thiên sứ của Sến!

Khủng khiếp nhất, là cái cú chết hụt, ngày còn nhỏ, lại lập lại, lần ở PLT, Tiểu Sài Gòn.
Giả như không có vợ chồng ông bạn Bạn, thì chắc chắn ngỏm.

Bà vợ, ngồi trong xe, chỉ ông chồng, anh coi kìa, ông bạn của anh hình như đang tính lên chuyến tàu suốt, kìa!
Ông chồng phóng vội xe tới.
Kịp!

Sau này, nghĩ lại, Gấu hiểu ra là, vào mỗi cuộc đời của Gấu, đều có 1 vì tiên nữ/thiên sứ/.... tới, an ủi Gấu Cà Chớn!
Không có Cô Bạn, là không làm sao qua nổi cuộc chiến.
Không có nữ thi sĩ, là không làm sao qua được…  dư âm cơn địa chấn đó.

Ta bận chồng, bận con, làm sao mà lo được gì cho mi?
Mi làm phiền ta quá, kiếp trước mi đúng là con đỉa!


*
Reflections là những bài viết ngắn, về đủ thứ, những chuyến đi, những bài điểm sách, điểm phim, giới thiệu sách. Trong có hai bài thật thú. Một, về những tiệm bán sách cũ, và một, tưởng niệm Borges, cũng là kỷ niệm lần Greene gặp Borges. TV sẽ chuyển ngữ cả hai.
Bài về những tiệm sách cũ làm Gấu nhớ tới những tiệm sách cũ ở khu Chợ Đũi, cũng một thiên đường tuổi mới lớn của Gấu cùng với Sài Gòn. Thời gian quen HPA. Gấu đã kể về chúng trong một bài viết cũ. Đọc bài viết của Greene còn làm Gấu nhớ tới cái tiệm sách cũ nằm giữa một con hẻm giữa hai bức tường, của hai căn nhà trên con phố Catinat, cũng gần Quán Chùa. Gấu thường ghé đó, cùng với ông Hưng, AP man. Cũng một trong những đền thiêng của VNCH, và cũng bị VC ủi sập, cùng với Givral, Passage Eden, Quán Chùa.
Tôi không biết Freud giải thích thế nào về chúng, nhưng trong hơn ba chục năm, những giấc mơ hạnh phúc nhất của tôi, là về những tiệm bán sách cũ: những tiệm trước đó tôi chẳng hề biết, hoàn toàn vô danh đối với tôi, hay những tiệm quen thuộc, cũ xưa mà tôi đang ghé.
Đó là những tiệm sách quen chẳng hề hiện hữu; tôi thật ngại ngần và đành phải đi đến kết luận như vậy.
Đâu đó, không xa Gare du Nord ở Paris tôi vẫn còn nguyên những kỷ niệm tươi rói về một tiệm sách ở cuối một con phố dài chạy mãi lên một đỉnh đồi, một tiệm sách sâu hun hút, với những quầy, giá sách cao thật cao, và cao như tôi mà cũng phải dùng tới một cái thang, để lục lọi những giá sách gần đụng trần nhà. Trong ít ra là hai lần, tôi đã lục lọi như vậy, và tôi tin rằng, đã vớ được bản dịch một cuốn của Apollinaire, nhà xb Fanny Hill, trong một lần đó.
Nhưng khi chiến tranh chấm dứt tôi cố tìm tiệm sách cũ trên, vô ích, vô phương.
Lẽ dĩ nhiên, tiệm có thể biến mất, nhưng con phố, chính nó, cũng đếch còn. Thế mới quái!
Rồi còn một tiệm sách cũ của London, nó cứ trăn trở, đi đi lại lại hoài, trong những giấc mộng của tôi; tôi có thể nhớ ra thật là rõ ràng mặt tiền của nó, nhưng chịu thua, phía bên trong tiệm. Nó đứng đâu đó trong khu đằng sau Charlotte Street trước khi bạn tới Euston Road. Tôi chưa từng đi vô bên trong tiệm, và bây giờ thì tôi tin chắc là làm đếch gì có cái tiệm quỉ quái đó, và tôi luôn luôn tỉnh giấc mơ với cảm giác, ôi chao, sướng ơi là sướng nếu mình kiếm thấy nó.
Graham Greene
*

Ui chao, không lẽ Sài Gòn, Khu Chợ Đũi, BHD, Quán Chùa..... của Gấu, thì cũng chỉ như một trong những tiệm sách cũ, như trên, của Greene?
Nhưng, giả như thế, thì lại càng tuyệt, tuyệt!
Bởi vì rõ ràng là, khi dịch "Istanbul", Gấu cũng có cảm giác như vậy, không phải về những con phố của Istanbul của Pamuk, nhưng mà là của Sài Gòn. Những đoạn phóng bút, là về Sài Gòn, về BHD của Gấu, không phải về Istanbul, về BHD của Pamuk!
[Bản thảo dịch "Istanbul", dài hơn nhiều, so với bản được in. Và có những đoạn tuyệt vời về Sài Gòn, BHD. Bữa nào rảnh GCC soạn lại, và post lên TV, để bạn đọc so sánh với bản in, và thêm nhớ… cùng với GCC!]
Một vị thân hữu nhận ra điều này, khi viết:
Những mối tình e ấp , sót lại những sợi tơ vương vướng đâu đó trong tâm hồn phần đông trong chúng ta, không giống như vết dao vẫn còn tươm máu mãi trong “Lan Hương” của tác giả Nguyễn Quốc Trụ . Anh có thể lồng bóng mình và người yêu một thời (và một đời) của mình gần như vào bất cứ một mối tình văn chương nào mà anh đọc đến, chỉ cần mối tình ấy là một mối tình lý tưởng, trong trắng và mù quáng đến rũ rượi . Đọc truyện tình của anh, K có cảm tưởng như nếu giả thử cần bắt đầu lại, thì anh cũng sẽ lao vào cuộc tình như thế, không ngần ngại chút nào, chỉ lại để được đau đớn một cách hạnh phúc.
Ui chao Gấu Cái đọc đoạn trên, lắc đầu!
nếu giả thử cần bắt đầu lại, thì anh cũng sẽ lao vào cuộc tình như thế, không ngần ngại chút nào, chỉ lại để được đau đớn một cách hạnh phúc.
Đúng là tình trạng GCC, và mối tình, thê lương tiều tụy, thuần tưởng tượng, với xứ…  Bắc Kít, qua 1 em Bắc Kít, chưa từng gặp mặt! (1) 
Ta đâu còn chút thì giờ nào dành cho mi? Ta bận chồng, bận con, bận đủ thứ, bận “viết” nữa….
Hà, hà! 
.... và tôi luôn luôn tỉnh giấc mơ với cảm giác, ôi chao, sướng ơi là sướng nếu mình kiếm thấy "em"! 
Tuy nhiên, đọc kỹ, thấy mùi vị hiện sinh, Camus, trong Người đàn bà ngoại tình. Truyện ngắn này, hay đúng hơn, toàn cõi văn của Camus là đều chỉ để nói về Lưu đầy và Quê nhà: Quê nhà là cõi đã mất kia. 
Coetzee đọc The Pickkup của Gordimer, coi như được mặc khải từ Người đàn bà ngoại tình của Camus: Câu chuyện một người đàn bà Algeria gốc Pháp, steals away from her husband in the night in order to expose herself to the desert and experience the mystical ecstasy, physical as much as spiritual, that it induces. [Coetzee: Nadine Gordimer]
Cái câu tiếng Hồng Mao, trên đây, của Coetzee, thì thật là quá tuyệt vời, để diễn cái ý, ta đâu có thì giờ dành cho mi, ta bận chồng, bận con…
Ui chao, nhảm, nhảm thực!

*

SAIGON 1965 - Street Scene - Ngã tư giao lộ Cách Mạng 1-11 với Nguyễn Huỳnh Đức, nay là ngã tư NKKN-Huỳnh Văn Bánh
manhhai
GCC ở khu này, trong 1 con hẻm trên đường NHD, phía sau cây xăng.

*

Gấu, căn nhà ở hẻm Nguyễn Huỳnh Đức Phú Nhuận, chiếc solex ngày nào, và...

"Làm sao có thể quên được một người đã nói yêu mình, lần đầu tiên trong đời. Cái lần anh đón H. trên đường tới trường Gia Long, ngay lối vào vườn Tao Đàn, buổi sáng sớm sau bao năm trời xa cách, H. đã tự nhiên ngồi lên xe. Vậy là anh đã hiểu."
Thứ tình yêu đầy những passion mà anh có đó, em không có, hay thứ tình yêu gồm một phần ba là confiance, một phần ba là respect, một phần ba là "je ne sais quoi" , có lẽ, hình như em đã yêu anh như vậy..
Chàng nhớ lời nàng nói, khi phải trả lời tại sao nàng yêu chàng: "Tại vì anh yêu em nhiều quá." Tình yêu của nàng giống như một sự đáp ứng, một sự dội lại tình yêu của chàng. Một lần khác, nàng trả lời: "Tại vì anh hơn em mười một tuổi." Nàng tỏ vẻ tin cậy chàng, tin tưởng mối tình của chàng đối với nàng, tình yêu đồng nghĩa với sự tin cậy, tin tưởng, và kính trọng. Nàng là một cô gái thông minh, học giỏi, mới lớn lên, đứng ngập ngừng ở ngưỡng cửa đời sống, tò mò ngắm nghía đời sống, những người khác, thế giới, tò mò ngắm nghía xen lẫn chút e dè sợ sệt, và nàng hy vọng ở chàng, mong có chàng ở bên cạnh trong đoạn đường đầu tiên khó khăn, nguy hiểm, và đầy bất trắc đó, như vậy nàng sẽ yên tâm hơn.



We never grow up - only older, then old-
Chúng ta chẳng bao giờ trưởng thành, nhưng cứ thêm tuổi mãi ra, già mãi ra, rồi già.

In one of Nabokov's works - this is another of my lost trouvailles - a character tells of someone losing something, a ring, I think it was, in a rock pool somewhere on the Riviera and returning a year later to the day and finding it again in exactly the spot where it was lost, but that kind of thing only happens in the Russian enchanter's magical version of our sullenly acquisitive world.

Trong 1 trong những tác phẩm của Nabokov - thì cũng lại là 1 trong những mất đi tìm lại được của tớ - một nhân vật kể về 1 tay nào đó, đánh mất một cái gì đó - một cái nhẫn. Hình như tại một cái ao, bên dưới 1 hòn đá, ở một nơi nào đó, ở Riviera, và một năm sau trở lại, vào ngày đó, và kiếm lại được cái nhẫn đúng tại nơi đã mất, nhưng cái thứ này chỉ xẩy ra trong 1 ấn bản thần tiên của một tay phù thuỷ Nga....

Ui chao, đúng là cái tình cảnh của GCC:
Như người xưa đánh rớt cây gươm xuống lòng sông, bèn ghi dấu nơi mạn thuyền, chàng trở lại chốn xưa, tìm vết giầy trên lớp bụi thời gian, và tiếng cười của nàng vẫn còn văng vẳng đâu đây!
Ôi chao, giờ đọc lại vưỡn còn bùi ngùi!
Nhưng tại làm sao mà em ngộ ra rằng thì là, GCC chẳng bao giờ trưởng thành, cứ yêu mãi 1 đứa con nít... là nàng, từ đời thuở nào?
Hà, hà!


Note: Phần dưới đây, cũ.


Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, từ đầu thế kỷ 20 đến nay, có lẽ không có giai đoạn nào chịu nhiều bất hạnh như giai đoạn từ 1954 đến 1975 ở miền Nam. Theo nhà văn Võ Phiến, đó là nền văn học được đánh dấu bằng hai cuộc di cư: một, cuộc di cư của gần một triệu người từ Bắc vào Nam; và hai, cuộc vượt biên ồ ạt của cả triệu người hoặc trên đường bộ, băng qua Campuchia hoặc trên biển cả với cả mấy trăm ngàn người bị chết hoặc do hải tặc hoặc do bị đắm thuyền.
Chưa hết.
FB Thầy Cuốc
Một nền văn học sống sót hai cuộc lưu vong, di cư 1954 & vượt biển 1975, cùng với biết bao tai ương của chúng, sống sót một cuộc phần thư, sống sót hội nhập nơi quê người…. liệu có thể gọi là 1 nền văn học… bất hạnh?
Một nền văn học của cả một miền đất đất, bị huỷ diệt, cho đến bây giờ, vẫn thường xuyên được khai quật [những bài viết của Gấu, nhờ vậy mà lại có lại được], liệu có thể gọi là 1 nền văn học...  đô thị?
Với GCC, cả hai nhận xét, đánh giá như trên thì đều…. cứt đái như nhau!
Lại nhớ, hồi mới ra ngoài này, thấy ông sĩ quan nhà văn Ngụy hăm he “save” tên lính Ngụy giữa những vòng dây kẽm gai của lịch sử, bèn ngứa miệng lèm bèm, bị ông ta thù cho đến tận giờ!
Brodsky rất tởm cái trò vạch lưng cho người ta coi vết thương, phán, làm đếch gì có thứ thi sĩ...  nạn nhân.
GCC bèn làm tới, làm đéo gì có thứ văn chương...  bất hạnh?

NQT
Những độc giả say mê Võ Phiến, những tác phẩm đầu tay của ông như Người Tù, Mưa Đêm Cuối Năm, Thác Đổ Sau Nhà... chắc chắn là nhận ra khí hậu Zweig ở trong đó. Nhân vật của Võ Phiến, đều như bị con quỉ của sự tò mò hớp hồn, dẫn dụ, và khi đã hoàn hồn, có vẻ như nhờm tởm thế nhân: cô gái trong Thác Đổ Sau Nhà, sau gặp lại người tình của một đêm, đã ngạc nhiên không thể tưởng tượng được tại sao mình lại đã có lần ngã vào một con người thô kệch, cù lần đến như thế! (Vì không có văn bản trong tay, tôi viết lại theo trí nhớ, ở đây là những cảm giác còn giữ được, khi đọc Võ Phiến hồi học trung học. Không hiểu đọc lại, những chi tiết có đúng, và cảm nghĩ có thay đổi hay không).
Những nhân vật tiểu thuyết hiện đại đều bước ra từ cái bóng của Don Quixote; ta có thể lập lại, với những nhân vật của Võ Phiến: họ đều bước ra từ Người Chơi Cờ. Tôi không hiểu, ông đã đọc nhà văn Đức, trước khi viết, nhưng khí hậu 1945, Bình Định, và một Võ Phiến bị cầm tù giữa lớp cán bộ cuồng tín, đâu có khác gì ông B. (không hiểu khi bị bắt trong vụ chống đối, Võ Phiến có ở trong tình huống đốt vội đốt vàng những giấy tờ quan trọng...). Nhân vật "cù lần" trong Thác Đổ Sau Nhà, đã có một lần được tới Thiên Thai, cùng một cô gái trong một căn lều, giữa rừng, cách biệt với thế giới loài người, có một cái gì thật quen thuộc với đối thủ của ông B., tay vô địch cờ tướng nhà quê vô học, nhưng cứ ngồi xuống bàn cờ là kẻ thù nào cũng đánh thắng, đả biến thiên hạ vô địch thủ?
"Nhưng đây là con lừa Balaam", vị linh mục nhớ tới Thánh Kinh, về một câu chuyện trước đó hai ngàn năm, một phép lạ tương tự đã xẩy ra, một sinh vật câm đột nhiên thốt ra những điều đầy khôn ngoan.Bởi vì nhà vô địch là một người không thể viết một câu cho đúng chính tả, dù là tiếng mẹ đẻ, "vô văn hoá về đủ mọi mặt", bộ não của anh không thể nào kết hợp những ý niệm đơn giản nhất. Năm 14 tuổi vẫn phải dùng tay để đếm.
Cuộc đụng độ giữa nhà vô địch với ông B. đúng là khí hậu của cả thế kỷ được dồn nén vào trong một ván cờ!
Hãy so sánh với sự thất bại của hầu hết những nhân vật của Võ Phiến, trước cuộc đời: những ông Ba Đồng Thời, Bốn Thôi...
"Vết thương không thể lành", Levi viết trong Những Kẻ Chết Đuối và Những Người Được Cứu Thoát. Lò Thiêu địa ngục thứ nhất, hậu Lò Thiêu, địa ngục thứ nhì. Tadeusz Borowski, tác giả Quí Bà Và Quí Ông, Đường Này Tới Lò Thiêu, thoát cả hai lò thiêu Auschwitz và Dachau, năm 1951, ông chưa tới 30 tuổi, ba ngày sau khi cô con gái chào đời, ông đã trở lại nơi lò thiêu ngày xưa: tự tử. Nhà thơ Paul Celan: tự tử. Còn nhiều nữa...
Người ta nói tới không khí hiu hắt, cô đơn trong văn phong của Võ Phiến. Phải chăng đây cũng là một tình trạng "không thể lành", sau kinh nghiệm 1945? Tính cách bất toàn, luôn bám lấy một tư tưởng cố định, idée fixe, coi thường chính mình, của những nhân vật Võ Phiến? Nếu sau này, Võ Phiến có giọng viết như nói, như trò chuyện thoải mái, tôi nghĩ đó là do ảnh hưởng Miền Nam. Võ Phiến thời đầu không có giọng văn này.
Có thể có người cho rằng người viết quá đáng, từ một văn phong hiu hắt, cô đơn suy ra hậu quả một thời gian vào bưng? Nhưng hãy coi trường hợp Tam Ích, một Mác-xít, cuối cùng tự tử. Hãy coi trường hợp Văn Cao, sau "Mùa Thu", đành làm một người câm, người què gánh tội. George Steiner còn đi xa hơn, khi khẳng định: so với phi nhân, văn chương nghệ thuật là vứt đi, kịch Racine là cái thá gì, so với [ngục] Bastille, thơ Mandelstam chịu nổi một giờ của Stalin? (The flowering of the humanities is not worth the circumstance of the inhuman. No play by Racine is worth a Bastille, no Mandelstam poem an hour of Stalin) (5). Nhìn như thế mới thấy vinh quang và bất hạnh của Võ Phiến, nhà văn Bình Định. Nên nhớ, ông đã có một người em theo Cộng Sản và đã tử trận. Bạn văn cùng một thời Bách Khoa với ông: Vũ Hạnh. Theo như người viết được biết, "phía bên kia" đã từng móc nối, kéo ông về với "Cách Mạng".
Vết thương không thể lành, nhưng con người vẫn cố chữa trị, làm sao không? Giọng văn bỡn cợt ảnh hưởng Maurois, nói trạng ảnh hưởng miền Nam. Nhưng Maurois không phải là người học trò duy nhất, hiểu thầy nhất của Alain. "Học trò cưng"của ông, phải là Simone Weil. Như Zweig, bà tự huỷ bằng cách tuyệt thực vào năm 1943. Trong bài viết "Thánh Simone - Simone Weil" (trong No Passion Spent, nhà xb Yale University, 1996), G. Steiner cho rằng khí hậu thế kỷ của chúng ta sẽ không thể hiểu được nếu bỏ qua phần đóng góp của Simone de Beauvoir, Hannah Arendt, nhưng trên hết vẫn là Weil. Trong cuộc thoại với những người chết (những nghiên cứu về những người như Weil), chúng ta cần đi sâu vào một Dostoevsky, và lòng từ bi bác ái của một vị thánh, mới có thể hiểu được một người như Weil. Bà đã từng đưa ra nhận xét, ngay phút đầu tiên những binh đoàn Đức Quốc Xã tiến vào Paris: đây là một ngày trọng đại, cho Đông Dương (cho tất cả những dân tộc bị Pháp đô hộ), thấy hết sự thuần khiết lạnh lùng, của một câu châm ngôn khắc kỷ. Trong lúc dân tộc của bà đi vào lò thiêu, Weil đã từ chối rửa tội, vì "Ca-tô-giáo La-mã vẫn quá Do-thái" (Roman Catholicism was still too Jewish).
Khi đọc Alain, Võ Phiến không nhìn ra một Weil ở phía sau. Do đó, ông không đọc được Đỗ Long Vân, một người cũng say mê Alain. Cuộc sống ẩn dật, từ chối mọi đặc quyền của Đỗ Long Vân (suốt đời sống ẩn dật, khi bị bắt đi trình diện nhập ngũ đã không trưng bằng cấp, giấy tờ chứng minh giáo sư đại học, bằng lòng làm binh nhì...) có thể bị coi là không bình thường, nhưng chưa trầm trọng như Weil: ngay cả người thân của bà, André Weil, cũng kết luận, tính khí của bà vượt quá mức bình thường. Còn tướng de Gaulle nói thẳng thừng: người đàn bà này khùng.
Đỗ Long Vân, theo tôi, không chọn con đường tự huỷ, có lẽ vì đã đọc, rất mê, và đã từng viết về Kim Dung, và đã nhận ra, chỉ ở trong thế rỗng ruột (hư trúc), mới giải được ván cờ ma quái. Hư Trúc (nhân vật trong chuyện chưởng của Kim Dung) khi đi nước cờ, không hề nghĩ chuyện thua thắng: đấy mới là vấn đề. Võ Phiến khi đọc Zweig, không thấy Dostoevsky, không nhận ra sự thiếu sót của phân tâm học, muốn đơn giản con người như một sinh vật bị bịnh. Theo như tôi được biết Võ Phiến không chịu được những trào lưu "thái quá", không phải chỉ về tư tưởng, mà cả ở trong ngôn ngữ. Có vẻ như ông không chịu nổi thơ dịch. Không chịu nổi Thanh Tâm Tuyền.
Võ Phiến rời Việt Nam ngay 1975, ông không có "cơ hội" ở lại chịu chung với cả miền Nam những cay đắng khổ nhục sau đó. Ở lại là chết, nhưng do bỏ đi "sớm", ông không cảm nhận được nỗi vinh quang và nhục nhằn của kẻ ở lại: một cách nào đó, ông không cảm nhận sự thực, về "thất bại trong chiến thắng", đối với những người Cộng Sản, và do đó ông không "trực giác" cơ hội thống nhất đất nước, không phải theo kiểu chiếm đoạt Miền Nam: chỉ ở trong nhục nhã cay đắng của Miền Nam thất trận, chúng ta mới có thể hiểu những năm tháng ghê rợn cả một miền đất sống dưới tai trời ách nước là chủ nghĩa Cộng Sản; và ôm lấy những đồng bào ruột thịt Miền Bắc (6).
Đây là một tất yếu lịch sử. Những chuyện Bắc Tiến, giải phóng Miền Bắc, những ngày 1954 chỉ để nói cho vui, để lên tinh thần... tại sao vậy? Bởi vì nếu coi ngôn ngữ mới là căn phần của con người, văn chương Miền Nam không hề mang chất đế quốc, không hề nhắm tới quyền lực. Từ một văn chương như thế làm sao có thể đi xâm chiếm Miền Bắc, cho dù là để giải phóng?
Văn Học Tổng Quan của Võ Phiến, đoạn nói về nhà văn Miền Bắc thoắt chốc vào Nam ra Bắc, dưới những bút hiệu khác nhau, rồi giả dụ Miền Nam cũng làm như vậy, là quá tếu và không hiểu cả hai miền, còn hạ giá (hay quá đề cao?)nhà văn Miền Nam. Bởi vì, văn chương Miền Nam, bản chất của nó, không mắc mớ gì đến tinh thần chiếm đoạt, tranh ăn thua, còn Miền Bắc, vẫn nằm trong dạng khai hoá, vẫn tự coi như là quyền năng chính thống, theo kiểu, cần dậy cho mày một bài học, và phải trả bằng xương máu, bằng đất đai: Đấy là ý nghĩa của nhiệm vụ khai hoá! Một cách nào đó, nếu chúng ta nhìn ra tương quan dây mơ dễ má, giữa Cách Mạng Pháp, và chủ nghĩa Cộng Sản, cùng lúc chúng ta nhận ra tính thực dân của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa: đây vẫn là một thứ văn chương quyền lực. Nhìn theo cách thế đó, chúng ta còn nhận ra tính giai đoạn của dòng văn chương phản kháng ở trong nước. Nó phải qua đi, để lộ ra con người với ngôn ngữ, những lời nói lành lặn của nó...
"Tại sao ta không thể yêu, những gì chúng yêu, nếu chúng chiếm được cuộc đời, ta đành chọn hư vô", mê cung dành cho nhân vật trong Cát Lầy của Thanh Tâm Tuyền là vậy. Đừng nhìn thơ tự do, dòng văn chương Sáng Tạo, Văn Chương Kinh Nghiệm Hư Vô (Huỳnh Phan Anh), như là một "cái đuôi" của dòng văn chương hiện sinh Pháp. Chúng là những con chim báo bão, cho một hư vô huỷ diệt, của những trại tù sắp tới... Khi bị những nhà phê bình Miền Bắc "tra hỏi" (Trong khi họ xây dựng miền bắc xã hội chủ nghĩa, những nhân vật tôi mọi nô lệ này đi đâu?) tác giả Bếp Lửa đã "nhẹ nhàng" yêu cầu, hãy đặt những câu hỏi đó ra cho chính các ông. Nên nhớ, những nhà văn Miền Nam, những tác phẩm "chống Cộng" của họ chỉ có, khi "bị đòn": Giải khăn sô cho Huế, Địa Ngục Có Thực, Mùa Hè Đỏ Lửa, Vòng Đai Xanh... Ngay cả Võ Phiến cũng vậy; sợ Cộng Sản, sợ mất Miền Nam quá ông mới la làng, còn nhẩn nha được là ông lại nghiên cứu chiều sâu con người, dò tìm cội rễ của một bài chòi!
Chúng ta đã lầm một cách thê thảm, Mac Namara nói vậy, không đúng mà cũng không sai: người lính Việt Nam Cộng Hòa không thua trên chiến trường, mà thua vì tính người: họ chưa bao giờ coi người lính Miền Bắc là kẻ thù tuyệt đối.Họ không hề được trang bị bằng một thứ văn chương quyền lực.
Nhìn theo cách đó, chúng ta mới thấm được những dòng thơ "thiền", giọng điệu cảm khái, tráng sĩ "biên đình" của những Nguyễn Bắc Sơn, Tô Thùy Yên... hay những lời ca "đồn anh đóng bên rừng mai, nếu mai nở làm sao biết mùa xuân đã về". Đánh giặc, súng nổ ầm ầm, thần chết hỏi thăm từng giây, từng phút, bất cứ lúc nào, nhưng cứ hở ra được một chút là lại "thiền"! Vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hòa là đúng, chẳng có gì chuế cả, nhưng cố vực họ dậy, giữa vòng dây oan nghiệt của lịch sử là bi thảm hoá một huyền thoại, là tự hài lòng với nỗi bi thảm: nạn nhân của phi nhân. Thua trận, nhục nhã thật, nhưng thà rằng thua, mà vẫn giữ được "con người"! Làm người lính thiền, chắc chắn là hơn làm đao phủ thiền! Thi sĩ không bao giờ là nạn nhân (J. Brodsky). Mỗi người lính, như Nguyễn Bắc Sơn, Tô Thùy Yên, Khoa Hữu, Cao Thoại Châu, Luân Hoán... là một nhà thơ, người lính bảo vệ ngôn ngữ, và trong khi bảo vệ ngôn ngữ, chống lại những điều dối trá, phi nhân, họ bảo vệ con người. Nhà văn một kẻ sống sót, là vậy.
Blood Brothers. Một chiến thắng bị trù eỏ, nguyền rủa [Cursed Victory: A History of Israel and the Occupied Territories].
Bài điểm sách trên The Economist làm Gấu liên tưởng tới chiến thắng của Bắc Kít:
Chúng ra sinh ra đời để thực hiện nó, như là 1 lý tưởng kéo dài suốt lịch sử dựng nước của giống Mít, đến đúng ngày 30 Tháng Tư, 1975, chiến thắng hoàn toàn, thống nhất đất nước, tới lúc đó, lời nguyền mới biến thành hiện thực.
Một đứa con nít như Thầy Cuốc, đậu cái bằng tú tài đúng vào những ngày 30 Tháng Tư 1975, tức là cái bằng của VC, làm thầy dậy học cho chế độ đó, biết cái gì về văn học Miền Nam trước 1975?
Đó là sự thực.
Chỉ nội cái tên “bất hạnh” gán cho nền văn học đó, đã là 1 sỉ nhục nặng nề rồi. NQT


*
Note: Bài điểm sách, TV sẽ post liền, vì phải scan từ báo giấy, do hết credit đọc free!
“Nền tân nhạc Việt Nam có nhiều tác phẩm nghệ thuật nhất, và đáng nhớ nhất vì còn được hát ngày nay, là ở miền Nam, trong giai đoạn 1954-1975. Trước đấy thì chưa có và sau đó thì không còn...”
Quỳnh Giao (1)
Theo GCC, câu viết của QG có thể áp dụng ở đây:
Bất hạnh đúng ra là phải dành cho đám nhà văn VC, "bất hạnh", vì không được viết theo con tim, dưới ngọn đèn lương tâm, thay vì vậy, dưới ánh sáng của Đảng, với lương tâm mù, hay đám VC nằm vùng [đám này thì đại bất hạnh].
Gấu bỗng nhớ đến "giai thoại' về cà cuống và bọ hung, một, mang túi tinh dầu thơm, một, thúi.
Bỏ cái túi thơm/thúi đi, thì chúng như nhau. Rang/chiên lên, nhậu, như nhau.
Thầy Kuốc, chắc là không biết giai thoại này, nên....  lộn.



Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu
*

Lần gặp ở nhà NDT, NVL đang đóng vai bodyguard cho DN. Gấu ghé tai em nói nhỏ, có vẻ tìm đúng người, em mỉm cười, gật đầu, em cũng có cái “feeling” như vậy.
Nhưng cuộc tình đúng là ở giữa 2 lần mở và đóng [and live the space of a door that opens and shuts] bởi vì chỉ được ít lâu, Gấu nghe nói bodyguard ôm đầu máu chạy về lại xứ lạnh, hà, hà!
Gấu bất giác nhớ đến lần Gấu Cái [Gấu Cái nhe] gặp DN lần đầu tiên, trong đám cưới, của con của 1 cô bạn cùng học với Gấu Cái từ những ngày tiểu học, trường tiểu học Ðốc Binh Kiều, Cai Lậy.
Ðám cưới ở tiểu bang Atlanta. Có Tara của Cuốn Theo Chiều Gió. Cả đám bạn gái của Gấu Cái thì đều rành cuộc tình của GCC với cô phù dâu, vì họ đều cùng học Ðốc Binh Kiều. Ai cũng trách cô bạn lẫn ông chồng khốn nạn hết.
Hà, hà!
Mày đã thu xếp qua chơi bên Mĩ này lần nữa vào dịp Tết cuối năm nay chưa? Chúc sức khỏe.
À, Văn sẽ về VN Thứ Tư tuần sau thăm ông già nó đang rất yếu, ăn uống không được.
NKL

Rất nhiều kẻ như thằng cha GCC trong số chúng ta. Nó tưởng tượng ra hình bóng này, hình bóng nọ, rồi si mê, không phải 1 con người thực, mà là một ý tưởng mà nó dâng lên thánh nữ.
Lạ là không bao giờ nó tỉnh mộng, vỡ mộng cả, thế mới cà chớn!
Sắp đi xa mà vẫn như đứa con nít ngày nào dừng cái mobylette ở bên lề đường, nơi cổng trường Gia Long, đợi BHD  tan học về, đến nỗi bị Ban Giám Hiệu ra thông báo, cấm cái trò đưa đón như vậy.
Ðầy giọng cà chớn, thật dễ ghét!
Tks again. NQT
Hồi này Thầy Cuốc hết còn múa may trường phái văn học này, cách đọc gần, đọc xa kia, và chỉ “đành làm” [chôm chữ của TTT], 1 anh ký giả hạng bét, lèm bèm chửi VC, nhạt đến nỗi mấy đấng đệ tử cũng chán, hết còn hót rầm trời như hồi mới mở Blog. Bữa trước qua Cali, có 1 đấng hỏi GCC, Thầy Cuốc đâu có xứng để cho anh để mắt tới, Gấu bèn trả lời, đâu có phải như vậy. Gấu bị Thầy Cuốc đánh, qua diễn đàn Chợ Cá của Sến Cô Nương, từ những ngày nảo ngày nào, Gấu đâu có trả lời, đến nỗi Sến mà còn bực giùm, tại sao anh không trả lời, hay là già quá rồi, hết xí oát rồi. Phải đến mãi sau này, khi Gấu làm xong mấy chuyện kể như đại sự, thấy còn dư tí thời giờ, mới trở lại chuyện cũ, bởi nghĩ, một phần như Brodsky, khi trích dẫn 1 châm ngôn của anh Tẫu, cứ ngồi hoài bên bờ sông là sẽ có ngày nhìn thấy xác kẻ thù trôi qua, và một phần, như…  Ðường Tăng, khi vượt qua dòng sông sau cùng, tới Ðất Phật, nhìn thấy xác ‘kẻ thù’ trôi qua, bèn hỏi Phật, xác ai đó, Phật “xoa đầu” đệ tử GCC, phán, xác mi đó!
Hà, hà!
*
Trong những thánh ngôn của thánh nữ BHD có câu này, thật là tuyệt.
Vào những ngày Sài Gòn đảo chính lên đảo chính xuống, nhớ hồi em còn học Gia Long, lúc biểu tình xuống, biểu tình lên, có lần, nhờ Gia Long biểu tình bãi khoá mà Gấu có được hạnh phúc chở em lên nghĩa trang Bắc Việt, hôn em giữa những ngôi mộ, đám cỏ may, và thấy những hồn ma gật đầu, được, được, bèn nhờ Cô Nga điện thoại viên gọi điện thoại cho em. Ðúng như tiên đoán, ông bố khốn kiếp trả lời.
Không hỏi, có boyfriend chưa, hẳn có rồi, nhưng mà là, anh ta ra làm sao.
-Vừa ý ông bố em lắm. Vừa nghe rục rịch đảo chính là đã vác mấy bao gạo tới nhà H rồi.
Một lát cũng khá lâu, nói tiếp:
-Gấu không làm được chuyện đó đâu.
Ui chao, Gấu nghe mà sướng hết cả cõi lòng.
Về già, Gấu nghĩ ra, quả như thế, mà cũng không như thế.
Gấu làm được chuyện đó, dư sức làm chuyện đó, nhưng không làm sao nghĩ ra chuyện đó.
[Không trình ra cuộc đời như nó là, mà như nó ở trong mộng].



Đọc, thì lại nhớ GCC đã từng bị mấy ông nhà văn lính VNCH chửi, nhà văn gì mày, tối ngày ngồi Quán Chùa, biết cái đéo gì về chiến tranh!
Cũng chỉ là tình cờ, và có thể còn do liên tưởng “khùng”, tên VC nằm vùng TDBC, trong chuyến Du Mỹ vừa rồi, “tình cờ” gặp toàn thứ Trùm Nguỵ hải ngoại, nào LT, nào NGK...
Cũng “ngưu tầm ngưu”, hay nằm trong chủ trương lớn của Đảng?
Gấu Cà Chớn có 1 nhận xét: Đám VC nằm vùng, tên nào cũng “dziếc dzăng” cả.
Nào Lữ Phương, nào Đào Hiếu, nào Tiêu Dao Bảo Cự....
Tất nhiên chẳng tên nào viết ra hồn cả.
Bảnh nhất, chắc là đao phủ thủ HPNT, nhưng có thể vì bảnh nhất nên bị THNM nằm một chỗ.
Mấy tên còn lại, chắc là bây giờ mừng lắm, may quá, tụi mình viết như kít, nên Ông Giời tha!
Sao Gấu tởm lũ khốn này quá!
Như thế, nếu không có "cái gọi là giải phóng miền Nam" thì quân đội Mỹ cũng chẳng có lý do tiến vào VN để mà "xâm lược".
Cả hai cuộc chiến đều có thế tránh được hết.
Gấu đọc mấy cuốn sách mới ra lò của tụi Tẩy, cho thấy Việt Minh mới là kẻ cố tình gây chiến, để có lý do làm cỏ các đảng phái khác, biến họ thành Việt Gian.

Cũng thế là cuộc chiến thứ hai, biến 1 nửa nước thành Ngụy.


Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu

Đọc, thì lại nhớ GCC đã từng bị mấy ông nhà văn lính VNCH chửi, nhà văn gì mày, tối ngày ngồi Quán Chùa, biết cái đéo gì về chiến tranh!
Cũng chỉ là tình cờ, và có thể còn do liên tưởng “khùng”, tên VC nằm vùng TDBC, trong chuyến Du Mỹ vừa rồi, “tình cờ” gặp toàn thứ Trùm Nguỵ hải ngoại, nào LT, nào NGK...
Cũng “ngưu tầm ngưu”, hay nằm trong chủ trương lớn của Đảng?
Gấu Cà Chớn có 1 nhận xét: Đám VC nằm vùng, tên nào cũng “dziếc dzăng” cả.
Nào Lữ Phương, nào Đào Hiếu, nào Tiêu Dao Bảo Cự....
Tất nhiên chẳng tên nào viết ra hồn cả.
Bảnh nhất, chắc là đao phủ thủ HPNT, nhưng có thể vì bảnh nhất nên bị THNM nằm một chỗ.
Mấy tên còn lại, chắc là bây giờ mừng lắm, may quá, tụi mình viết như kít, nên Ông Giời tha!
Sao Gấu tởm lũ khốn này quá!
Như thế, nếu không có "cái gọi là giải phóng miền Nam" thì quân đội Mỹ cũng chẳng có lý do tiến vào VN để mà "xâm lược".
Cả hai cuộc chiến đều có thế tránh được hết. Gấu đọc mấy cuốn sách mới ra lò của tụi Tẩy, cho thấy Việt Minh mới cố tình gây chiến, để có lý do làm cỏ các đảng phái khác, biến họ thành Việt Gian.
Cũng thế là cuộc chiến thứ hai, biến 1 nửa nước thành Ngụy.


LOVE / YÊU / THƯƠNG
Trong tiếng Việt, có hai từ tương đương với động từ “to love” trong tiếng Anh: yêu và thương. Hai từ này khác nhau ra sao? Theo tôi, khác ở một điểm: Khác với “thương”, “yêu” gắn liền với ý muốn chiếm hữu. Bà mẹ thương con; ai thương con bà, bà cũng mừng; nhưng người vợ yêu chồng hoặc một tình nhân yêu một tình nhân thì chỉ muốn một mình mình yêu và một mình mình được yêu mà thôi. Tình yêu đối với tổ quốc cũng vậy: cũng từ chối chia sẻ đất nước với ngoại bang.

FB Thầy Kuốc.
Đám đệ tử của Thầy hít hà, phát hiện thần sầu!
GCC thấy, buồn cười!
Sống ở Miền Nam, Thầy thừa biết, người ở đó không dùng, không biết đến từ “yêu”, và cái từ dùng thay cho nó, là “thương”.
Miền Bắc, có cả hai từ.
Giả như đúng như Thầy phát hiện, thì người Miền không muốn…  “chiếm hữu” chồng?
“Tay này” sắp khùng rồi! NQT
Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu
Note: GCC tính viết, giới thiệu tên “VC quốc tế”, Victor Serge, tác giả cuốn Trường hợp đồng chí Tulayev, nhân đọc bài về ông, trên báo nhà, tờ Queen’s Quarterly. Thế rồi vớ phải bài của tên VC nằm vùng TDBC, bèn bực quá, xổ nho dài dài!
Sorry bạn đọc TV. NQT

Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu



Quan điểm khác nhau không ngăn cản người ta ngồi bên nhau trò chuyện thân ái (từ trái qua Nguyễn Hữu Liêm, Trương Vũ, Nguyễn Xuân Hoàng, TDBC). (2)
Note: Tên VC nằm vùng này cực ngu. Có thể nói, tên VC nằm vùng nào cũng cực ngu như hắn.
Viết như thế, thì mi đúng hết, chẳng chừa chỗ cho ai đúng nữa.
Cả 1 lũ ngồi cùng đó, ngoài NXH ra, thì cùng 1 ruộc.
Cũng bình thường thôi, ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.
Cũng vẫn bình thường thôi: Sở dĩ 1 tên như Gấu Cà Chớn, chẳng hạn, không chịu nổi lũ VC nằm vùng, là do chúng không nhận ra cái tội tày trời của chúng, làm mất Miền Nam, và đẩy nước Mít lâm vào đường cùng, mấp mé bờ hủy diệt như bây giờ. Nếu là dân Nhật, thì họ tự sát tất tật, để tạ tội rồi.
Không có lũ VC nằm vùng là thật khó mất Miền Nam. NQT

Đâu phải vấn đề bất đồng chính kiến, Quốc Cộng, Nam Kít, Bắc Kít, hải ngoại, trong nước, thù hận lẫn nhau….
Vấn đề của Mít, đúng là vấn đề được Ông Thánh Lò Thiêu khui ra:
"La catastrophe nazie est désormais la référence absolue et radicale de toute existence juive."
Tai ương Nazi từ nay là điểm qui chiếu tuyệt đối, triệt để, tất cả hiện hữu Do Thái.
Tai ương 30 Tháng Tư 1975, và cùng với nó, Lò Cải Tạo...  từ nay là điểm qui chiếu, tuyệt đối, triệt để, mọi hiện hữu Mít. (3)
Mấy tên ngu đần này, làm mất Miền Nam, thong dong du hí xứ Mẽo, không còn 1 chút lương tâm đạo đức, vậy mà vẫn ra rả chửi người khác:
Tự do tư tưởng, tôn trọng những ý kiến khác biệt là điều mà nhiều người Việt Nam đã học được khi ở Mỹ nhưng cũng không ít người vẫn muốn độc tài tư tưởng chẳng khác gì cộng sản, chỉ muốn áp đặt chính kiến của mình lên mọi người và đả kích, bôi nhọ, chụp mũ người khác quan điểm.
Sự thực hải ngoại tởm tụi VC nằm vùng, chứ không hề áp đặt chính kiến cái con mẹ gì hết. Họ quá đau vì mất 1 quê hương, và quá tởm lũ nằm vùng. Nếu không có chúng, tình hình có thể đổi khác.
Có thể, PXA cũng quá đau vì cái phần đóng góp lớn lao của ông cho địa ngục Đỏ, nên đến giờ chết, không làm sao đi được, và giờ này hẳn là đang ở Lò Luyện Ngục ăn năn sám hối tội ác của ông.
Lò Thiêu, là Đỉnh Cao Chói Lọi của cái gọi là Thời Kỳ, Kỷ Nguyên Ánh Sáng của Âu Châu, và được thực hiện bởi 1 giống dân cực kỳ thông minh của mọi giống dân của nó. Cũng thế, là trường hợp dân Mít. Chúng được ông Trời cho ra đời, từ thuở Hùng Vương dựng nước, để làm cuộc thống nhất 1 dải đất, tạo thành 1 bức trường thành ngăn cản, chống giữ, kiếm chế họa Hoàng Quỉ, là dân Tẫu. Những Đỉnh Cao, Bước Ngoặt cái con mẹ gì, thật cũng chưa xứng với nó, Tin Văn đã từng lèm bèm nhiều về chuyện này rồi. Sở dĩ đến ngày 30 Tháng Tư, mọi chuyện trở nên khốn kiếp, là do Cái Ác Bắc Kít mà ra: Chúng đâu muốn ôm lấy Miền Nam, mà muốn làm tên ăn cướp, cướp sạch một miền đất, người chúng đẩy đi tù mút mùa. Người chúng gọi họ là Ngụy, tức đếch phải người, y chang Đức gọi Do Thái. Những tội ác như thế liên quan gì tới…  chính kiến? Chính kiến nào dung thứ tội ác đó? Có tên Bắc Kít nào nhỏ 1 giọt lệ cho những tên tù cải tạo, có tên VC nằm vùng nào tỏ ra đau lòng vì  1 nhà văn Miền Nam, như Thảo Trường chẳng hạn, đi tù cải tạo 17 năm?
Lúc đó tên TDBC ở đâu? Bây giờ ở đâu? Ai cho mi đi Mẽo, trong khi những người khác, không được đi, mà đi tù?
Một tên nhơ bẩn như thế, mà cũng bày đặt viết lách!
Note: GCC tính viết, giới thiệu 1 tên “VC quốc tế”, Victor Serge, tác giả cuốn Trường hợp đồng chí Tulayev, nhân đọc 1 bài về ông, trên báo nhà, tờ Queen’s Quarterly. Thế rồi vớ phải bài của tên VC nằm vùng này, bèn bực quá, xổ nho dài dài!

Báo nhà, số mới nhất, có bài về Victor Serge thật tuyệt. Đọc “Hồi Ký” của tay này, thì lại càng tởm mấy đấng VC nằm vùng ngày nào, những Tiêu Diêu Bảo Dạ, Đào Héo... thí dụ, khi chúng viết “Hồi Ký Nhảy Lên Rừng, theo Cách Mạng”!
Trên TV đã từng viết về cuốn hồi  ký của ông, The Case of Comrade Tulayev, Victor Serge, introduction by Susan Sontag, translated from the French by Willard R. Trask (1)
Có một sự lạ, nhưng cũng dễ hiểu, hồi ký của VC nằm vùng như của Đào Hiếu, rất giống hồi ký của mấy ông tướng VNCH. Chúng đều có cái air chạy tội. Tội thua trận. Tội... thắng trận.
Đây là hai mặt của cùng một cuộc chiến. Một, buồn và một, tiếu lâm. Y chang kịch Chekhov, nếu chúng ta chấp nhận cách nhìn của Nabokov.
Trong "Những bài giảng về Văn Học Nga", Nabokov đưa ra nhận xét, Chekhov viết 'những cuốn sách buồn cho những người tiếu lâm' [that Chekhov wrote 'sad books for humourous people'], và ông phán tiếp, "Những sự vật đối với ông thì tiếu lâm và buồn cùng một lúc, nhưng bạn không thấy cái buồn, nếu bạn không thấy cái vui của chúng, bởi vì buồn và vui dính vô với nhau."
Sau bao hồi ký của tướng tá VNCH, chúng ta chờ mãi, bây giờ mới được đọc cái phần tiếu lâm của cuộc chiến.
Thắng mà cũng phải chạy tội. Thắng mà biến thành bọ, thành ruồi. Tiếu lâm thật!
Điều Nabokov nói, một tay chuyên về kịch của Tây, mà Gấu quên tên, hình như Vialar [1], gì gì đó, cũng nhận ra. Trước ông này, kịch của Chekhov chơi theo "tông", "gam" buồn, bi kịch. Ông đổi qua vui, hài kịch. Ông giải thích, kịch của Chekhov được viết vào lúc lịch sử Nga sang trang, và vào những lúc sang trang như thế, nhân loại thường nhìn ngoái lại, với tiếng cười!
Gấu có lần đã từng áp dụng thông minh thiên tài nhận xét trên vào lịch sử Miền Nam giữa hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà. Đệ Nhất Cộng Hòa chấm dứt bằng cái chết đau thương của anh em ông Diệm, và có thể, đó là nguồn cơn đưa đến mất Miền Nam. Nhưng dân Mít chúng ta muốn nhìn lại nó bằng tiếng cười, khi nghĩ đến trò mạt cưa mướp đắng giữa hai ông Diệm Nhu và mấy tướng đảo chánh. Hai ông này kêu lớp tướng tá làm cú đảo chánh dởm nhân đó bắt gọn đám nổi loạn. Đám tướng tá thân tín của ông, lãnh tiền Xịa, bèn đổi dởm thành thực, và làm thịt hai ông.
Xế chiều, chúng tôi đến Trung tâm Nhập ngũ.
Thực chất đó là một trại tập trung.
Đào Hiếu: Lạc Đường
Viết như vậy là sượng. NQT
Tởm, đúng hơn. Hai miền Nam Bắc lâm cuộc nội chiến, thanh niên phải nhập ngũ, chuyện quá bình thường, làm sao lại có trại tập trung ở đây.



Báo nhà, số mới nhất, có bài về Victor Serge thật tuyệt. Đọc “Hồi Ký” của tay này, thì lại càng tởm mấy đấng VC nằm vùng ngày nào, những Tiêu Diêu Bảo Dạ, Đào Héo... thí dụ, khi chúng viết “Hồi Ký Nhảy Lên Rừng, theo Cách Mạng”!
Trên TV đã từng viết về cuốn hồi  ký của ông, The Case of Comrade Tulayev, Victor Serge, introduction by Susan Sontag, translated from the French by Willard R. Trask (1)
Có một sự lạ, nhưng cũng dễ hiểu, hồi ký của VC nằm vùng như của Đào Hiếu, rất giống hồi ký của mấy ông tướng VNCH. Chúng đều có cái air chạy tội. Tội thua trận. Tội... thắng trận.
Đây là hai mặt của cùng một cuộc chiến. Một, buồn và một, tiếu lâm. Y chang kịch Chekhov, nếu chúng ta chấp nhận cách nhìn của Nabokov.
Trong "Những bài giảng về Văn Học Nga", Nabokov đưa ra nhận xét, Chekhov viết 'những cuốn sách buồn cho những người tiếu lâm' [that Chekhov wrote 'sad books for humourous people'], và ông phán tiếp, "Những sự vật đối với ông thì tiếu lâm và buồn cùng một lúc, nhưng bạn không thấy cái buồn, nếu bạn không thấy cái vui của chúng, bởi vì buồn và vui dính vô với nhau."
Sau bao hồi ký của tướng tá VNCH, chúng ta chờ mãi, bây giờ mới được đọc cái phần tiếu lâm của cuộc chiến.
Thắng mà cũng phải chạy tội. Thắng mà biến thành bọ, thành ruồi. Tiếu lâm thật!
Điều Nabokov nói, một tay chuyên về kịch của Tây, mà Gấu quên tên, hình như Vialar [1], gì gì đó, cũng nhận ra. Trước ông này, kịch của Chekhov chơi theo "tông", "gam" buồn, bi kịch. Ông đổi qua vui, hài kịch. Ông giải thích, kịch của Chekhov được viết vào lúc lịch sử Nga sang trang, và vào những lúc sang trang như thế, nhân loại thường nhìn ngoái lại, với tiếng cười!
Gấu có lần đã từng áp dụng thông minh thiên tài nhận xét trên vào lịch sử Miền Nam giữa hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà. Đệ Nhất Cộng Hòa chấm dứt bằng cái chết đau thương của anh em ông Diệm, và có thể, đó là nguồn cơn đưa đến mất Miền Nam. Nhưng dân Mít chúng ta muốn nhìn lại nó bằng tiếng cười, khi nghĩ đến trò mạt cưa mướp đắng giữa hai ông Diệm Nhu và mấy tướng đảo chánh. Hai ông này kêu lớp tướng tá làm cú đảo chánh dởm nhân đó bắt gọn đám nổi loạn. Đám tướng tá thân tín của ông, lãnh tiền Xịa, bèn đổi dởm thành thực, và làm thịt hai ông.
Xế chiều, chúng tôi đến Trung tâm Nhập ngũ.
Thực chất đó là một trại tập trung.
Đào Hiếu: Lạc Đường
Viết như vậy là sượng. NQT
Tởm, đúng hơn. Hai miền Nam Bắc lâm cuộc nội chiến, thanh niên phải nhập ngũ, chuyện quá bình thường, làm sao lại có trại tập trung ở đây.



(1)
GGC kiếm ra rồi. Ông này, là Jean Vilar. Số báo Le Magazine Littéraire, đặc biệt về văn chương Nhựt bổn, Mars, 2012, có đăng mấy bức thư của ông, gửi cho bạn bè.
Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu





Cái tít làm Gấu nhớ bài viết về 1 bạn quí, những ngày mới vô làng.
“Khí hậu ẩm ướt trong thế giới tiểu thuyết NDT.”
Bài đăng trên Nghệ Thuật. VL đọc bản thảo, nghiêm giọng phán, mày viết sao là nó mang cái tên của mày, ký ở dưới bài viết đấy.
Ý anh muốn nói, mày thổi bạn quí vừa thôi.
TTT cũng đi 1 đường, tương tự.
Cái khí hậu của TV, thì cũng là cái khí hậu tâm thần của Sebald, theo GCC
Sau cuộc chiến [Mít], nếu bạn vẫn là con người, thì không thể lành lặn được.
Phải có 1 cái gì ở trong bạn bị hư, hỏng, hoặc trục trặc, lâu lâu dở chứng.
NQT






Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu

Bài viết này, cũng “Top 10”, đúng ra phải để vô “Hà Nội ngày nào của Gấu"

/gochanoi/hn_pho_hang_lo.html
Phố Hàng Lờ  
Nhà văn Nam Phi J. M. Coetzer, trong bài điểm cuốn tiẻu sử nhà văn Ba Lan, Bruno Schulz (Regions of Great Heresy: Bruno Schulz, A Biographical Portrait, nguyên tác tiếng Balan của Jerzy Ficowski; Theodosia Robertson dịch qua tiếng Anh, nhà xb Norton, 255 trang, $25.95), đã kể ra, một trong những đam mê từ những ngày còn con nít của Bruno Schulz, là ngồi lê la trên sàn nhà, mải mê vẽ, hết bức họa này tới bức họa khác, trên những tờ báo cũ. Sau này, trong những chuyến di chuyển vào thế giới sáng tạo, chỉ là một đứa trẻ vẫn sống cái "tuổi thiên tài" (the age of genius), vẫn cố – một cách vô thức - tìm cách tiếp cận cõi huyền đó (the realm of myth). Và hình như, đây là người đàn ông mà đứa trẻ ngày xưa đã trở thành. Và tất cả những gì mà người đàn ông này hăm hở đòi cho được, chỉ là tái sở hữu những quyền năng đầu đời của mình, hay nói một cách khác, là để "trưởng thành ở trong tuổi thơ" ("mature into childhood").
Khi trở về Hà Nội, thằng bé ngày xưa và là tui ngày nay, một ông già, cũng cố đòi cho được, không phải tuổi thiên tài như me-xừ Schulz, nhưng mà là... tuổi thiên đường, sau bao phen dọ dẫm về nó.
Trong một lần dọ dẫm, tôi đã kể qua, về lòng biết ơn của một đứa bé nhà quê may mắn được ra Hà Nội học, nhờ có một bà cô làm me Tây, ông Tây này là kỹ sư sở hoả xa Đông Dương.
Tôi viết, làm me Tây, vì thực sự như vậy. Hai người sống với nhau đã lâu. Khi Nhật chiếm Đông Dương, họ phải chạy qua bên Trung Quốc. Tôi nhớ có lần nghe bà cô tôi nói, cái ông Tây trẻ ở cùng chung villa ngay bên hồ Hallais rất thương bà, nhưng tình nghĩa những ngày hoạn nạn khiến bà không thể bỏ ông Tây già, lớn hơn bà tệ lắm cũng hơn chục tuổi. Chỉ tới khi hiệp định Genève ký kết, họ mới làm giá thú, để hoàn tất thủ tục nhập nước Pháp.
Cái villa mà hai ông Tây ở đó, nằm trên đường Nguyễn Du, Hà Nội. Ông cậu tôi lắc đầu khi nghe tôi hỏi thăm về con phố ngày xưa, nói, bây giờ nó có một cái tên khác, và rồi ông ghé sát tận tai tôi nói nhỏ, đường Hàng Lờ.
Ngày xưa, đứng trên đường Hàng Lờ nhìn vào, bên cạnh villa về phía bên phải, là một viện bảo sanh, bên trái, một tòa nhà chỉ có bốn bức tường cao, nghe nói bị ma ám, cứ ngày xây, đêm đổ, và là nơi cư ngụ của một hai gia đình nghèo. Cả hai bên, tôi đều gây chuyện, và đều làm cho bà cô của tôi bực mình. Với những gia đình nghèo, là một chuyện giữa tôi và đám con nít nhỏ tuổi hơn. Chúng gây sự trước, và khi xẩy chuyện, tôi bị buộc tội bắt nạt con nít.
Còn bên trái, là vào những ngày Hà Nội nhốn nháo, kẻ ở, người đi vào nam, cả một khu phố quanh hồ Hallais, ban ngày biến thành Chợ Trời, và ban đêm, Chợ Trộm. Đêm nào cũng nghe tiếng người la, Cướp, Cướp. Đêm, thay vì ngủ trong nhà, tôi kiếm một góc khuất khuất ở sân trước, để săn trộm. Luôn thủ sẵn một cây gậy.
Đi đêm mãi có ngày gặp ma. Một bữa trộm vào nhà thiệt. Chúng lựa đúng chỗ tường thấp, nơi tôi thường leo vô, mỗi lần trốn nhà đi xem xi nê về muộn. Nhưng hóa ra là chúng chỉ mượn đường, để viếng nhà bảo sanh kế bên. Nửa đêm, nghe tiếng mấy bà đẻ la, tôi giật mình chồm dậy, thấy mấy tên trộm đang leo tường ra ngoài đường. Đuổi theo, chúng làm rớt một chiếc bàn ủi, như để chia phần cho tôi.
Đúng là để gieo họa, bởi vì sáng hôm sau, mấy bà đẻ xúm nhau đứng trên ban công nhìn sang thằng bé bằng những cặp mắt nghi kỵ. Thế là bà cô tôi tế cho một trận. Bà chửi cháu thì ít, nhưng hàng xóm thì nhiều. Sau thằng con ông chủ viện bảo sanh, hình như cũng học trường Nguyễn Trãi với tôi, nói cho ông bố biết, và ông sang tận nhà xin lỗi.
Bài học đầu tiên trong đời, do bà cô dậy, chớ ôm lấy chuyện thiên hạ mà có khi mang họa, tôi đã không học được, bởi vì, mãi sau này, khi vào Sài Gòn, tôi lập lại y chang sự ngu ngốc kể trên. Chuyện này, tôi đã kể trong truyện ngắn Lần Cuối, Sài Gòn. Nay xin trích đăng ở đây, để độc giả cười thêm một trận.
****
"Ôi, ôm Em trong tay mà đã nhớ Em ngày sắp tới" (Thơ Thanh Tâm Tuyền). Hãy cho tôi thăm lại con phố Bonnard, nơi có bót Hàng Ken [bót Lê Văn Ken mới đúng, như Thảo Trường, hồi sinh tiền, có lần mail cho biết], chú bé di cư ngày nào ngơ ngác rụt rè làm quen, tự mình khám phá Sài Gòn. Gần gốc cây kia, chỉ còn trong cậu bé ngày xưa, một người đàn ông đánh đập dã man một người đàn bà. Không quên bài học Công Dân, chú bé chạy vào bót Hàng Ken, méc mấy ông cảnh sát. Chú bị ăn bạt tai, cùng những lời sỉ vả, người ta đánh "dzợ" người ta, mắc mớ gì tới mày, hả thằng con nít? Đồ Bắc Kỳ di cư vô đây làm tàng! Ôi bài học đầu tiên khi tìm cách làm quen thành phố, được thời gian gọt rũa trở thành một nốt ruồi son đáng yêu biết là chừng nào, trên khuôn mặt "cô bé". Trên khuôn mặt Sài Gòn.
NQT

Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu



Gặp lại Thảo Trường lần đầu, ở hải ngoại, 1990, đúng thời gian xẩy ra vụ Trần Trường, tại Car Wash của ông con trai của anh.
Gấu khi đó còn không biết sử dụng máy chụp hình!
Nguyễn Đình Toàn kể, trong một buổi họp đầu thập niên (19 60) ở nhà xuất bản Cơ Sở Xuất Bản Tự Do, đường Võ Tánh, Saigon, cũ, cùng với nhà văn Thảo Trưởng, ông được mời tham dự, cùng nhiều nhân vật thuộc hàng “lão làng” thời đó.
Một trong những nhân vật “lão làng” này là nhà văn Hiếu Chân (tức Nguyễn Hoạt). Ông hỏi một nhân vật “lão làng” ngồi cạnh:
“Hai thằng nhóc nào vậy?”
Ông này đáp:
“Đó là tác giả “Chị em Hải” và “Thử lửa.” (1)
Tác giả “Tỵ Bái” thản nhiên bảo:
“Mang cho chúng nó hai ly sữa!”

DTL

(1) Hai tác phẩm trên, do Tự Do xb. NQT
Cái kỷ niệm này, phải để vào đúng cái thời của nó, thì mới hiểu được.
Gấu cũng đã bị, chính ông thầy của mình, là nhà văn Doãn Quốc Sĩ phán như trên, có thể nói như thế.
Bởi vì cái món giải khát thịnh hành nhất vào những năm đó, là 1 ly sữa, sữa tươi, chứ không phải 1 ly cà phê.
Lần đó, Gấu nhớ là Gấu vô quán giải khát trên đường Lê Lợi vì có hẹn với BHD. Quán Kim Sơn, nằm phía bên trái tiệm sách Khai Trí. Thấy Mai Thảo đang ngồi với Doãn Quốc Sĩ, Gấu đành kéo ghế ké né ngồi, và khi bồi tới, Gấu nói, cho ly sữa tươi. Ông thầy cũ ngạc nhiên quá, vẫn uống thứ đó hả, là nhà văn rồi mà!
Gấu ngồi với BHD, chuyên môn kêu hai ly sữa, suốt cả 1 cuộc tình!
Buổi sáng, thì khác. Hai ly cà phê sữa, thứ cà phê túi, ở 1 tiệm hủ tíu Tầu, trên đường tới trường Gia Long, Gấu đã kể trong Tứ tấu khúc

GNV & HPA @ Paris, 1999

Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu


Nhờ mấy bạn ở trong nước, Gấu có lại bản văn đầu tiên của Kiếp Khác, đăng trên 1 số Văn. So với bản sau cùng, của trước 1975, trong “Những Ngày Ở Sài Gòn”, rồi so với bản sau cùng, được viết thêm, trên Tin Văn, chúng quá khác nhau, và cái văn bản thứ nhất, trên tờ Văn, thì đầy dấu vết của Faulkner, nhất là trong cách sử dụng ngoặc đơn, để lập lại, 1 ý trước đó, hoặc thay đổi nó đi, hoặc nhấn mạnh thêm. Roland Barthes, trong S/Z có nói tới đòn này: Bởi là vì bạn không thể xoá, nên chỉ có cách lập lại, hoặc thêm vô, từ đó, ra cái từ “connotation”. Lũ ngu thì cứ phản biện, phản bác, những từ này đâu phải của văn chương, mà là của chợ búa, của hàng tôm, hàng cá, của đám VC ở trong “Hội Nhà Thổ” của chúng – chúng chẳng đã choảng nhau thực sự, bằng vỏ chai bia, chứ không phải bằng những con chữ.
Tất nhiên, của Thầy Kuốc nữa chứ!
Michel Foucault rất tởm cái trò “phản biện” này.
Trong 1 lần “đụng độ” với lũ Hạ Tiện, Gấu đã trích dẫn ông, để cảnh cáo chúng:
Michel Foucault, trong một cuộc trả lời phỏng vấn, khi được hỏi, tại sao không dính vô (engage) mấy vụ bút chiến (polemics), ông trả lời: Tôi thích bàn luận (discussion), và khi được hỏi, tôi cố gắng trả lời. Nhưng đúng là tôi không khoái dính tới mấy vụ bút chiến. Nếu tôi mở một cuốn sách mà thấy tác giả của nó buộc tội địch thủ, một kẻ tả phái ấu trĩ, tôi đóng liền nó lại. Đó không phải là cách làm việc của tôi. Tôi không thuộc về thế giới những người làm việc kiểu đó. Đây là điều thiết yếu đối với tôi. Toàn thể vấn đề đạo đức được đặt ra. Đạo đức liên can đến việc truy tìm sự thực, và liên hệ với tha nhân. Những câu hỏi và trả lời tùy thuộc cuộc chơi - vừa thích thú vừa khó khăn - trong đó mỗi bên chỉ được dùng quyền của mình do đối phương ban cho, dưới hình thức đã được chấp nhận của cuộc đối thoại. Người bút chiến, ngược lại, tự cho mình quyền ưu tiên. Anh ta chẳng bao giờ bằng lòng hỏi. Đối phương không phải là bạn, partner, trong cuộc truy tìm sự thực, mà là một kẻ thù, một kẻ sai, gây hại, một mối đe dọa. Và anh ta có bổn phận phải tiêu diệt, không cho phép đối phương được quyền thảo luận. Mục đích tối hậu của anh ta không là tiếp cận sự thực khó khăn, được chừng nào tốt chừng đó, mà là chiến thắng sau cùng, của công lý (just cause) anh ta đeo đuổi từ đầu. Kẻ bút chiến tự cho mình cái quyền hợp tình hợp pháp, điều mà đối phương của anh bị từ chối ngay từ đầu cuộc chơi. Theo M. Foucault, bút chiến là hình nhiễu (parasite figure) của bàn luận.


Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu
LUYỆN VĂN

Tôi thích ý này của Susan Sontag, nhà văn Mỹ: “Nhà văn, giống như lực sĩ, phải ‘tập luyện’ mỗi ngày.” Viết facebook, với tôi, cũng là một cách tập luyện. Chủ yếu để câu văn thêm gân guốc. Như, có lần nào đó, tôi đã ví: Như những cú đấm. Chan chát.
FB Thầy Kuốc

Câu của Sontag, tếu quá - có thể đếch đúng như Thầy Kuốc viết - bởi vì đâu chỉ lực sĩ phải tập luyện mỗi ngày!
GCC ngày nào cũng dziết, nhưng không hề nghĩ đang…. tập luyện!
Có, là hồi mới vô nghề, qua đọc, và viết, bằng cách bắt chước Thầy Faulkner!

Lướt net, vớ được bài viết của Sontag, về Camus, có câu liên quan tới đấm sĩ.

A writer who acts as public conscience needs extraordinary nerve and fine instincts, like a boxer. (1)
Nhà văn, kẻ hành động như lương tâm công cộng, cần cân não khác thường và linh tính, phản xạ, trực giác...  cực bảnh, giống như một “bốc sĩ”.

Bài này thú, TV rảnh rảnh sẽ lèm bèm tiếp, vì cũng thuộc Sài Gòn ngày nào của GCC: Camus, hiện sinh, tiểu thuyết mới!

and if the City falls and one man survives
he will carry the City inside him on the paths of exile
he will be the City
we look into hunger's face the face of fire face of death
the worst of all-the face of betrayal
and only our dreams have not been humiliated
Zbigniew Herbert: The Collected Poems 1956-1998
Và nếu Xề Gòn thất thủ, và chỉ Gấu sống sót
Thì Gấu sẽ bèn ôm Xề gòn vào trong hồn của Gấu, và tha nó đi khắp con đường lưu vong [đếch giẫy chết]!
Gấu sẽ là Xề Gòn
Một thành phố mà Gấu sống lại
Chỉ để kể về nó
1968: Thời gian viết Cõi Khác.
Số báo này, GCC có tí  kỷ niệm.
Bữa đó, đến nhà cô bạn, thấy số báo trên, trên mặt bàn, mở ra đúng bài viết, "Đi tìm một tác phẩm sẽ có", trong có câu, chắc là thuổng từ 1 nhà văn mũi lõ nào đó, nhà văn là kẻ kết hôn với xứ sở của mình.
Trong khi chờ cô sửa soạn chở đi coi ciné, đọc bài báo của mình, đoạn viết về Nhất Linh kết hôn với Mùa Thu xứ Bắc Kít!
Có thể Cõi Khác đã manh nha từ kỷ niệm này:
Hay những lần gặp sau đó, những buổi tối ngồi trò chuyện ở phòng khách trong khi mấy đứa em, mấy cô bạn ở chung nhà đã lui vào phía trong. Kể cô nghe những chuyện lặt vặt ở sở, cuốn phim vừa coi, cuốn sách vừa đọc, xứ Bắc Kỳ xa xôi, và Hà-nội. Nghe cô kể những năm học trường quận lỵ, trung học Mỹ Tho, đại học Đà Lạt. Nghe cô giảng giải về một miền đất không hoàn toàn giản dị. Phải nhạy cảm lắm mới nhận ra chút dấu hiệu thật mơ hồ, mong manh của sự chuyển mùa: Mối tình lúc đầu giống như chớm thay đổi thời tiết. Tự nhủ thầm cô bạn chắc không nhận ra, và sẽ chẳng bao giờ dám thú nhận. Sau này nhớ lại, đã thực sự yêu thương, không phải lần vì quá cô đơn, lén viết lên trang tiểu thuyết Tô Hoài cô đang đọc, trong lúc cô lui vào trong, Je vous aime, nhưng khi tới báo tin đứa em trai tử trận, không gặp, đành nhờ một cô bạn ở chung nhà nói giùm, tin chắc cô sẽ hiểu.




 
Cõi khác

Kiếp Khác

Không phải tiếc cuộc đời đã sống
Mà một đời bỏ lỡ
Nhớ hoài.

NQT: Hát ở đâu đâu
Henri Michaux
French
1899-1984
MY LIFE
You go off without me, my life,
You roll,
And me, I'm still waiting to take the first step.
You take the battle somewhere else,
Deserting me.
I've never followed you.
I can't really make out anything in your offers.
The little I want, you never bring it.
I miss it; that's why I lay claim to so much.
To so many things, to infinity almost…
Because of that little bit that’s missing, that you never bring.
1962
W.S. Merwin: Selected Translations
Đời của Gấu
Mi đi hoang, bỏ ta
Mi lăn vòng vòng
Còn ta, vưỡn đợi bước thứ nhất
Mi lâm trận ở đâu đó,
Bỏ chạy ta
Ta không bao giờ theo mi
Ta không làm sao xoay sở
Với những mời chào, dâng hiến của mi
Cái ta muốn, chỉ tí xíu, mi chẳng bao giờ đem tới
Ta nhớ nó; chính là vì thế mà ta cứ cằn nhằn hoài
Về đủ thứ, về thiên niên, vĩnh cửu….
Chính là cái cuộc bỏ lỡ đó, mi chẳng hề màng tới
*
"Đời của mi hôm nay đâu rồi, sao không đi đón mi?"



“Vẫn là nó. Nhưng không phải là nó!”
Câu trên là của ông Tổng Giám Đốc Bưu Điện - và còn là một trong những ông Thầy dạy Gấu, khi học trường Quốc Gia Bưu Điện - phán về sếp trực tiếp của GCC, sau khi ông ra khỏi bịnh viện và trở về Bưu Điện làm việc lại.
Ông bị mất khẩu súng, trong vụ mìn Mỹ Cảnh, GCC đã lèm bèm nhiều lần rồi.

Sở dĩ nhắc lại, là vì trong cái “memoir” viết về cuộc vây hãm Sarajevo, có 1 anh chàng phóng viên, trở về lại Berlin, trở về lại căn phòng của mình, và, xỏ vô quần, và, cái quần tuột ra khỏi anh ta.
Thoạt đầu, anh ta nghĩ, đếch phải quần của mình, nhưng nhìn lại thì đúng là quần của mình. Và anh ngộ ra, mình thì vẫn là mình, đếch mất cái chó gì cả - tất nhiên, súng vưỡn còn – nhưng, một cách nào đó, về thể chất lẫn tinh thần, anh ta đếch còn như xưa!
Đúng là tình cảnh của Gấu. Sau cú Mỹ Cảnh, tuy súng ống còn nguyên, nhưng có 1 cái gì đã mất đi, theo nó.

I wanted from Chicago what I had got from Sarajevo: a geography of the soul

Learning a new city, remembering the old.


Note: Bài viết thú vị.
Có 1 số chi tiết bổ sung.
Nguyễn Hoạt tham gia báo từ những ngày đầu, nhưng ông còn ở lại Đất Bắc, [Hải Phòng], để lo chuyển người di cư. Đa số những người viết quen nhau từ hồi còn ở Hà Nội, và có thể, ý định làm tờ báo cũng từ Hà Nội, như tờ Lửa Việt [?] của nhóm sinh viên di cư, tiền thân của Sáng Tạo. Tờ Tự Do có thể nói, là của nhóm nhân viên Bộ Thông Tin, trong đó là Mặc Thu, Nguyễn Hoạt. GCC biết Mặc Thu, từ Hà Nội, khi ông ghé nhà ông anh rể NH, bà vợ là chị họ của Gấu, khi ở Bạch Mai.
Những chi tiết về Như Phong, cũng thiếu 1 số thật thú vị. Ông là người của VNQĐ, như NH, và là đàn em của Hoàng Đạo. Tên Lê Văn Tiến là tên giả. Ông còn ký tên là Cô Thần, khi viết Tin Miền Bắc, hồi đầu di cư. Tình cờ, GCC, khi đi qua Mẽo, khi đi xe đò cùng ông bạn DTL qua Mexico chơi, trên xe gặp 1 tay là em ruột của Như Phong, và là Cameraman cho CBS của Mẽo, thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
GCC có viết về ông trong bài viết
Ẩn hả, nhớ chứ

"Ẩn hả nhớ chứ", câu trả lời của An, CBS' Cameraman, Hai Lúa tình cờ gặp trong chuyến đi Mexico, không ngờ mở ra đủ thứ chuyện. An là em ruột của Cô Thần, tức Như Phong, tức Lê Văn Tiến, bạn và đồng chí của ông anh rể HC. An cho biết, ngay cái tên Lê Văn Tiến cũng là tên giả. Ông họ Nguyễn, như Nguyễn An, là tôi, là em ông ấy. Như thế có thể An đã được xe buýt bốc đi tại đường Gia Long, phía trước nhà thương Grall, như nhiếp ảnh viên Hubert Van Es, người chụp bức hình trên, đã nói tới. An cho biết, trong chuyến đó,  anh còn mang giùm một đứa nhỏ thuộc dòng dõi Nguyễn Tường, do ông anh gởi gấm. Như Phong là em kết nghĩa của Hoàng Đạo.
Hai Lúa cũng chẳng hỏi, tên thật của Như Phong là gì.
Có thể nói, Hai Lúa biết Như Phong, là từ Hà Nội, cùng đám bạn của HC, như Lưu Đức Sinh, tức Mặc Thu, lâu lâu ghé Bạch Mai, khi Hai Lúa trọ học nhà chị Giậu, tức vợ ông HC. Cô Thần chuyên đưa tin miền bắc trên tờ Tự Do ngày nào, như thế, chắc chắn cũng là điệp viên của VNQDĐ. Hai Lúa còn nhớ, còn hai ông nữa, có tên là Thái Đen, Thái Trắng, một trong hai ông được lệnh ở lại Hà Nội. Có thể chính ông này mới là Cô Thần.
Một cách nào đó, Hai Lúa còn nhanh chân hơn cả Bass. Bởi vì, tuy bài viết của Bass đã được trù tính từ trước, nhưng dù sao, cũng xuất hiện sau khi Tin Văn viết về Cao Bồi, nhân đọc ông trả lời phỏng vấn trong nước, tự nhận, ông là người đã đánh bức mật mã bật đèn xanh cho đại quân Miền Bắc vô tư vô nhận hàng, là cả Miền Nam.
Trên tờ Khởi Hành, Mặc Đỗ, khi trả lời phỏng vấn, cũng cho thêm nhiều chi tiết về việc thành lập tờ Tự Do, và về nhóm Quan Điểm. HC, khi vụ di cư xẩy ra, nhẩy qua sĩ quan đồng hoá, lo việc đưa đồng bào vô Nam. Đám bạn phòng thông tin, như Mặc Thu, vô trước, làm tờ Tự Do, Khi HC vô Sài Gòn, ông trả lại lon cho quân đội, viết cho tờ Tự Do, khai sinh mục Nói Hay Đừng, rồi dính vào vụ lật đổ ông Diệm, đi tù, khi Diệm đổ, mới ra tù.
Bài Bass nhắc tới Greene, coi PXA như từ tác phẩm của Greene bước thẳng ra. Greene mới là người đưa ra cụm từ lực lượng thứ ba, mà ông cựu thủ tướng VC Víp Ka Ka nói tới, trong bài phỏng vấn gây chấn động, và do đó, bị thiến lên thiến xuống. Víp Ka Ka coi DVM thuộc lực lượng thứ ba, nhưng với Greene, từ này là để chỉ Trình Minh Thế.


CBS's Cameraman & UPI's Radiophoto Operator
Đồng Nghiệp Thời Chiến


Gấu đang gửi vô tuyến viễn ảnh cho hãng UPI.
Bên cạnh là ông Hưng, AP man.
[Hình chụp trước 1975 tại Sài Gòn]


Gấu và Châu Văn Nam,
UPI's photographer. Hình chụp tại Vientiane Lào, cc 1997.
Gấu: Nhớ xừ luỷ không?
Nguyễn Ngọc An [CBS's Cameraman]: Ẩn hả? Nhớ chứ. Bữa nào mà chẳng gặp ở Press Center.
Cái Press Center này, ra đời, sau cú GCC ăn mìn VC ở nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, ở bờ sông Sài Gòn.
Trước đó, tụi báo chí Mẽo lên Đài Liên Lạc VTD/thoại Quốc Tế, tầng lầu trên cùng, building số 5 Phan Đình Phùng, Sài Gòn, là nơi Gấu làm việc, để liên lạc và chuyển tin tức. AP và UPI đặt máy chuyển hình vô tuyễn viễn ảnh ở đó. AP trước, sau tới UPI, và Gấu là người làm cho họ, cùng lúc làm cho Bưu Điện.
Làm ở đó, chuyển hình ảnh chiến tranh đi toàn thế giới từ đó, quen biết đám ký giả cũng nhờ đó, viết, cũng từ đó, nhớ BHD, nhớ cô bạn đúng hơn, cũng từ đó, bởi thế Gấu mơ tưởng viết cuốn tiểu thuyết đầu tay Mắt Bão, yên tịnh như mắt bão, chung quanh là giông tố.
Sau thờ Cô Ba, bỏ hết, bây giờ đọc thư gửi đảo xa của ông anh, thấy ông tính viết Mắt Bão, mới nhớ ra cái tít này.
GCC có lần ngồi Quán Chùa, và nói với ông anh về MB. Ông còn gật gù, cần tít đặt tên cứ đọc sách thiên văn, địa lý….
Sau khi ăn mìn VC, mất cây súng nhỏ, nhưng thoát chết, ông trưởng đài sợ quá, đề nghị Bưu Điện chuyển tụi Mẽo đi chỗ khác, vì không phải chỉ báo chí mà còn cả lính Mẽo cũng lên Đài nói chuyện với thân nhân.
Ông Trưởng Đài, sở dĩ thoát chết, là cũng nhờ 1 tay Quân Cảnh Mẽo thường hay lên Đài nói chuyện với gia đình. Tay này nhìn thấy ông nằm 1 đống, bèn cho chuyển ngay về bệnh viện dã chiến của Mẽo, sau gia đình chuyển về nhà thương Grall. Gấu được đám cảnh sát Ngụy đưa vô nhà thương Đô Thành, ở chỗ đường Lê Lợi, gần chợ Bến Thành. Vừa khiêng Gấu, chúng vừa chửi, tụi mày ham ăn nhậu làm khổ tụi tao. Gấu nhìn lên bầu trời Sài Gòn toàn sao, đến nhà thương thì ngất đi, trước khi ngất còn đọc được cái tên GCC cho 1 anh phóng viên, hình như báo Chính Luận. Sau được ông Tổng Giám Đốc Bưu Điện cho chuyển qua Grall.
BHD biết tin Gấu bị thương là do đọc báo, và, vì nhà báo để Gấu vô danh sách bị thương nặng, em khóc quá, nhưng toàn khóc lén, cũng không dám dụi mắt, sợ mắt đỏ, ông bố sẽ biết!
GCC đã từng viết cái cảnh một anh GI, từ phòng ghi âm bước ra, khóc ròng, vì nửa đêm gọi về, vợ không có nhà.
Cõi khác
Lại nói về vụ khóc quá.
Ông Trưởng Đài có một cô bồ, nữ điện thoại viên ở Đài, Cô Phụng, dì của cô Mai, trong Những Ngày Ở Sài Gòn. Chẳng ai biết hết. Chỉ tới khi ông bị thương, còn nặng hơn Gấu nhiều, cô thương quá, bật khóc, thế là đến tai bà vợ. Lần GCC về lại Sài Gòn, tính đi gặp nhưng vội quá, định lần sau, nhưng chẳng có lần sau, cứ tiếc mãi.
GGC cũng thương bà này. Bả không đẹp, nhưng có tiếng cười chết người. Gấu mê quá, có lần trực chung, tính làm tới, Bả không “thươn”, nhưng mà là “thươn” hại Gấu, buồn cười quá, nói, Cậu “Gấu”ơi, bề ngoài trông còn ngon dzậy, nhưng trong nát bấy rồi, hàng họ hư hết rồi!
Cái vụ Gấu mê bà Phụng này cũng ly kỳ lắm. Sau cú bị ăn mìn, đám nữ điện thoại viên được chuyển xuống Trung Tâm Bưu Điện, chỉ để lại hai cô già, là Cô Nga, và 1 bà nữa, Chị Linh, chuyên mạch tiếng Tây. Một lần, nhớ bà Phụng quá, Gấu phôn, nghe bà than, cái headphone ở đó ẹ quá, thế là Gấu bèn mang 1 cái ở trên Đài xuống, ngồi tỉ tê nói chuyện cũng thật là lâu, cả Trung Tâm ầm lên, đến tai bà vợ ông Trưởng Đài. Một bữa, nửa đêm, ông phôn cho Gấu, đang ca trực, mày làm ơn nói với vợ tao, mày tự ý mang cái headphone xuống cho bà Phụng, không phải tao ra lệnh cho mày!
Lần qua Mẽo gặp lại vợ chồng ông Trưởng Đài, bà vợ hỏi Gấu, về Sài Gòn có gặp cô Phụng của "cả hai anh em chú" không?
Món quà, con bọ hung màu nâu, có hai cái cánh, bấm vô hai cái tai, hay mắt, của nó, thì nó mở ra, để coi giờ, bà Phụng mua giùm Gấu, lần cùng đi Passage Eden, khi Thương Xá vừa khai trương, cho BHD.
Sau em gửi hết cho cô chị họ, cô tên Vy, ở Đà Lạt mà Gấu cũng có nhắc tới. Lần đầu tiên, có được số điện thoại của BHD, Gấu nhờ Cô Nga ở Đài gọi giùm. Gặp ông bố, đoán trước như vậy, ông căn vặn hoài, sau mới đưa cho con gái. Em mừng quá, kể đủ thứ chuyện, có cô Vy đứng bên, khi biết là phôn của Gấu, cô bèn chạy qua nhà kế bên cũng có điện thoại, và gọi cũng số điện thoại đó, để cùng nghe!
Gấu đi chơi với bà Phụng nhiều lần, sau đến tai cô cháu, khi đó không làm Bưu Điện nữa [Bạn có nhớ lần từ giã Gấu, cô viết cái note… (1)], làm nữ tiếp viên hàng không. Lần Gấu vô tận Gò Vấp, để thăm cô, cô nói, anh đừng có lẽo đẽo theo Cô Tám nữa, không phải là Mai ghen, nhưng mà để cô lấy chồng chứ. Anh muốn cô tôi thành gái già ư?
Sau 1975, GCC có lần gặp lại Cô Mai, ở nông trường cải tạo Phạm Văn Cội, Củ Chi. Cô đi thăm thằng em, cũng ở trong Trại như GCC.
(1)

Mai thôi làm việc. Những dòng chữ cuối cùng nàng viết cho tôi trước khi từ biệt, là trên mẩu giấy ghi điện đàm mạch Sài Gòn – Hoa Kỳ: một người lính Mỹ đang nói chuyện với người yêu: "I love you" – "Don’t say anything. Let’s me think good about you before leaving" (Đừng nói gì hết. Để Mai nghĩ tốt về anh trước khi từ biệt). Tiếng nói người lính đầy những lệ, người yêu của anh đang nói những lời vĩnh biệt…
Mai thôi làm việc. Khi chúng tôi chia tay nhau tại cầu thang, trong khi chờ thang máy, đột nhiên nàng nói: "Tôi sợ, tôi sợ lắm", nàng nói câu đó bằng tiếng Pháp. Tôi mở cửa thang máy cho nàng và bỗng chợt nhớ câu tôi hỏi vị bác sĩ người Pháp chữa trị cho tôi, khi còn nằm trong nhà thương Grall: Như vậy là chiến tranh đã chấm dứt đối với tôi? (Est-ce que la guerre est finie pour moi?).
Tôi chờ đợi khi ra khỏi nhà thương, khi đứng ở trước cổng nhà thương Grall nhìn ra ngoài đời và  khi đó chiến tranh đã hết.
Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu
Je t'aime parce que tu veux l'impossible.
Ta thương mi bởi vì mi muốn điều không thể.
BHD
Bất giác, lại nhớ đến bạn C., một trong Thất Hiền. C. nhận xét, mỗi lời nói của BHD với bạn Gấu ta, đúng là một sấm ngôn!
Quả có thế!
Chỉ một sấm ngôn, của BHD, mà Tzvetan Todorov viết cả một cuốn sách về nó:
Những kẻ phiêu lưu đi tìm Tuyệt Đối, Les Aventuriers de l’absolu.


Trong hàng bao thiên niên kỷ, nhân loại gọi tuyệt đối bằng cái tên BHD!
Tzvetan Todorov
Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu

Bài viết có vài chi tiết, không đúng. Phải nói ra, vì không, có thể có người sẽ hiểu sai đi, tình hình văn học thời điểm đó.
V/v nhà xb Đêm Trắng. Sự thực, chỉ có 1 mình HPA là người chủ trương, và để in những tác phẩm bị “Văn” của NDV, hoặc “Thời Mới”, của VP, lắc đầu. Cuốn của Gấu, “Những ngày ở Sài Gòn”, là cuốn mở ra nhà xb DT. Vì TPG lắc đầu, không chịu in, nên HPA mới xúi Gấu, “thì bỏ tiền túi ra in”. Gấu viết về chuyện này rồi.
NXH thì đã có “Thời Mới” in, cần gì tới “Đêm Trắng”.
Tác phẩm đầu tay của VP, là do nhà xb "Tự Do" in, “Kể Trong Đêm Khuya”. Cuốn đầu tay của NDT, “Chị Em Hải”, và của Thảo Trường, Gấu không nhớ tên, cũng do nhà xb "Tự Do" in. Khi Phạm Việt Tuyền mất, ở Pháp, Thảo Trưởng mail, biểu Gấu đi giùm phân ưu cho anh và NDT.
Đám Trung Kít không hề in sách của đám Bắc Kít. Vết thương hình chữ S mà!
Trong số bạn bè của NXH được anh đưa vô tiểu thuyết, đếch có Gấu.
Hà, hà!
 Để bù lại, Gấu bèn viết về bạn!

HPA tại nhà, ở 1 con hẻm đường Trần Quí Cáp, 2001 or 2002

HPA & Phạm Năng Cẩn tại 1 tiệm thịt chó ở khu cầu Thị Nghè, Sài Gòn, cc 2001
GCC & HPA @ Nhà Thờ Thánh Tâm Paris, 1999

Hồi mới tới Sài-gòn, nơi chốn đầu tiên mà tôi làm quen, là khu chợ Vườn Chuối.
Chuyến đó ở trên tầu Rắn Biển, Marine Serpent hơi lâu, vì phải đợi ngài Hồng Y Spellman ghé thăm và ban phước lành cho đồng bào di cư.
Trong khi chờ đợi, chẳng biết làm gì, họ kéo nhau lên boong, ăn hột vịt lộn từ mấy chiếc ghe nhỏ chuyền lên, ngắm thành phố, làm con tầu khổng lồ nghiêng hẳn sang một bên.
Xưa quá rồi Diễm ơi, nhưng sao thỉnh thoảng vẫn mơ thấy những con sóng đuổi theo con tầu như cố níu kéo, mấy bà Bắc-kỳ hè nhau mở cánh cửa khoang tầu thay vì nhẹ nhàng vặn vô lăng, mấy đấng đàn ông đứng ngay trên boong "mở cửa sổ ngó xuống biển", gió tạt vào mấy anh lính thuỷ hạm đội 7 ở phía dưới.
(A, thì ra đó là lý do tại sao nước biển mặn. Cả triệu con người chứ ít ỏi gì! Nhân vật Nguyễn của nhà văn thèm giang hồ, nhân một chuyến đi xa, đành soi gương, vuốt tóc, bằng bãi nước anh ta vừa thải, đám di cư còn "cơ may" tới được Miền Nam, đâu có suốt đời phải "phóng uế" nơi đất người; phải có "căn phần" mới được như Tôn Ngộ Không đi khắp ta bà, tận cùng thế giới, tè một "phát" mà vẫn chưa ra khỏi bàn tay của quê nhà, ôi cái thú ăn, ngủ, đụ, ị, ở nơi quê hương, dân lưu vong dễ gì có được!)
Dải đất hình chữ S xa xa, dọc theo con tầu, lúc ẩn lúc hiện...
Chuyến đó đi một mình. Bà cụ cố vớt vát được đồng nào hay đồng đó, ở những phiên chợ Trời mọc lềnh khênh suốt thành phố Cảng. Chúng mới được di cư từ Hà-nội xuống. Thủ đô lúc này đã được tiếp quản, nhưng Hải-phòng còn chút ân huệ 300 ngày.
Chả là, ông anh rể lấy bà chị họ, làm nhân viên Nha Thông Tin, sở làm ngay kế bên Bờ Hồ; khi xẩy ra vụ di cư, ông nhẩy qua quân đội, lãnh chức sĩ quan đồng hóa, và lo việc tiếp rước đồng bào tại đầu cầu Hải-phòng. Bà mẹ và đứa em ở lại đi chuyến chót, cùng ông anh. Cho thằng em vào trước lo việc học.
Rời con tầu, mỗi người được phát 300 đồng. Những chuyến trước, tiền di cư "tính liền", nhưng chuyến đó, chỉ nhận được một mẩu biên nhận, mấy ngày sau tới Tổng Uỷ Di Cư, ở đường Trần Hưng Đạo đổi lấy tiền mặt.
Nếu không đến nhà bà chị ở khu Vườn Chuối, biết đâu lại có dịp tái ngộ người bạn Hà-nội, Đỗ Tiến Đức ở Nhà Hát Lớn thành phố, hoặc quen Viên Linh ở khu lều di cư Phú Thọ, ngay khúc trường đua.
Xưa quá rồi Diễm ơi. 
Trường Nguyễn Trãi khi đó bị xóa sổ. Đây là nói về trường Nguyễn Trãi di cư, như Chu Văn An di cư, không phải trường Nguyễn Trãi sau này, ở miệt Khánh Hội.
Mò đến Hồ Ngọc Cẩn; thầy giám thị phán, "mê Hà-nội vào trễ, học lại lớp cũ."
Tiếc một năm đèn sách, đành nhẩy ra trường tư. Ngày ngày lãnh trách nhiệm xách một thùng nước cho bà chị có sạp bún chả tại chợ Vườn Chuối, rồi băng con hẻm cắt ngang Phan Đình Phùng, Trần Cao Vân, Hồng Thập Tự. Trường Văn Lang [Văn Hoá, NKL cho biết, không phải Văn Lang, của Thầy Ngô Duy Cầu] của thầy Nguyễn Khắc Kham nằm trong một con hẻm ở đường Ngô Tùng Châu, kế nhà thờ Huyện Sĩ.
Nhà của Huỳnh Phan Anh nằm ngay đầu con hẻm ăn ra đường Hồng Thập Tự, Khu Chợ Đũi. Nhà "cô bé" [BHD], cũng kế đó. Gần ngã tư Lê Văn Duyệt-Phan Đình Phùng.
Trường học của cô bé, trường Kiến Thiết cũng kế đó, cách con hẻm "Huỳnh Phan Anh" vài chục bước chân.
Khu này vốn nổi tiếng vì mấy tiệm sách cũ, Huỳnh Phan Anh và tôi đã từng lục lọi những số báo nrf, những cuốn tiểu thuyết đen, série noire.
Ít người Sài-gòn quên được món cơm xá xíu ngay đầu con hẻm Kiến Thiết.
Mấy đứa em của Huỳnh Phan Anh có đứa học chung với cô bé.
Đó là những chuyện sau này. 
Tôi ở khu chợ Vườn Chuối tới năm học Đệ Nhị, rồi qua Thủ Thiêm trọ học, nhờ bà cô mỗi tháng từ Pháp gửi tiền về, cộng thêm tiền làm nghề "trợ giáo". Mãi sau này, khi quen cô bé, tôi mới lại lảng vảng ở khu đầu đường Lê Văn Duyệt - Phan Đình Phùng.
Rồi khi quen Huỳnh Phan Anh, mới trở lại con hẻm cũ.
Tôi "biết" Sài-gòn, phần lớn là qua "ông thầy" Huỳnh Phan Anh. "Thằng chả" dậy tôi chơi banh bàn, bi da. Quán bi da nổi tiếng mà lâu ngày tôi quên mất tên, [Huỳnh Kỳ?], ở khu Ngô Tùng Châu, gần trường Nguyễn Bá Tòng, là nơi hai đứa nhiều ngày đứng suốt buổi, khi ra khỏi quán hai chân rã rời, kéo nhau băng qua đường, leo lên gác xép ngủ.
Nhà Huỳnh Phan Anh là nơi lần đầu tiên tôi nhìn thấy cái bàn ăn "dã chiến", khi ăn mở ra, ăn xong xếp lại. Đứa em trai nói ngọng. Mấy chị em là nguồn kinh tế của hai đứa chúng tôi. Rồi thằng chả dậy tôi "xóm" nghĩa là gì.
Sau này học trò vượt ông thầy. Tôi sa xuống mãi đáy Sài-gòn, những nơi chốn mà bạn tôi đã từng căn dặn chớ mò tới.
Cái trò đọc sách trong một quán chệt, chỉ cần một ly cà phê túi, hoặc ly hồng xà (hồng trà), rồi cứ thế ngồi suốt buổi, là cũng do anh truyền cho tôi.
Và hai đứa chia nhau kinh nghiệm đọc, nhờ nó. Có lần anh kể cho tôi nghe, bữa trước đọc Buồn Nôn, La Nausée, tới đoạn Roquentin đi trong thành phố Bouville, "một mình mà như cả một đoàn quân đang xuống phố"; "đọc tới đây, thú quá tao cũng bỏ ra ngoài đường lang thang một hồi...", và có lần cũng cảm thấy, như Roquentin, "tương lai đang chờ đợi ở một ngã tư đầu đường".
Tôi cũng có những kinh nghiệm y hệt như vậy.
Qua anh tôi có được quá nhiều bạn: Dương Văn Ba, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Đồng, Hoàng Ngọc Biên, Đặng Phùng Quân, Nguyễn Nhật Duật... Có thời gian tôi "cộng tác" với báo Điện Tín, là do anh.
Thân nhất, có lẽ là lúc anh đang học Sư Phạm Đà Lạt. Tuần nào tôi cũng nhận được thư. Anh vốn là một con người rất cứng rắn, "dur", ít khi bộc lộ tình cảm. Những lá thư là một Huỳnh Phan Anh "đích thực", đối với tôi.
Lần đầu tiên tôi biết Đà Lạt là lần lên thăm anh. Đúng vào dịp Giáng Sinh, với một người bạn. Cả ba đi lang thang ngoài đường đến gần sáng, say, hát, la, rống dọc theo những con dốc.
Lần đó, tôi có cảm tưởng sống lại Hà-nội, và mơ hồ hiểu được tâm trạng của những người lính lê dương nhớ nhà, say sưa giữa thành phố, giữa cuộc chiến "không phải của họ".
Với Huỳnh Phan Anh, tôi chỉ ân hận một điều, anh dậy tôi nhiều quá, còn tôi, chỉ có một bài học, đúng ra là một kinh nghiệm, mà không làm sao nói lại cho anh hiểu: tại sao bỏ vào Nam. 
Nhưng câu hỏi đó, cho đến nay tôi cũng vẫn chưa trả lời được, cho chính tôi. 
Cuốn truyện đầu tay của tôi là cuốn mở đầu nhà xuất bản Đêm Trắng do anh chủ trương. Thoạt tiên "gạ" ông Nguyễn Đình Vượng, nhưng gặp Trần Phong Giao cản đường.
Của đáng tội, thư ký tòa soạn báo Văn không tin cuốn sách sẽ bán được. Tác giả cuốn sách cũng nghĩ vậy. Huỳnh Phan Anh "xúi", thì bỏ tiền ra in, tao làm nhà xuất bản. Anh nhờ Nguyễn Đồng làm bìa. In 2000, đến nhà phát hành Sống Mới, gặp ngay Nguyên Vũ, hình như đang là tác giả có sách bán chạy nhất lúc đó. Anh nói vô, ông chủ mua cho 300 cuốn. Còn lại bán lai rai, cũng thu đủ vốn.
Khi đọc tên tác giả, tác phẩm: đứng hàng thứ bẩy, trong danh sách 12 nhà văn phản động đồi truỵ, trên báo Tin Sáng, ngay sau khi Việt Cộng vào Sài-gòn, (đây là danh sách đầu tiên, sau được bổ sung thêm, thành 19, rồi cả Miền Nam, trừ mấy anh nằm vùng, tất nhiên), tôi sợ, (có), hãnh diện, (có), nhưng thật sự ngạc nhiên. Bởi vì tôi không thể tin, cuốn sách được mấy ổng chiếu cố kỹ đến như vậy.
Tôi không tin cuốn sách còn, nếu có chăng, may ra ở trong thư viện.
Đã bao lần tôi cầu mong nó quên tôi, như tôi quên đã quên nó. 
NQT

Hồi mới qua đây, mừng quá gọi điện thoại, bà vợ NTV hỏi tên, bèn cúp phôn, Gấu tưởng phôn hư, gọi lại, không bắt phôn. Sau NTV có nói chuyện này với NTV, anh cho biết, đó là do vợ anh muốn cho anh yên tĩnh, để viết!
Cũng đếch thèm sorry cái con mẹ gì hết.

Như để bù lại, Ông Giời bèn ban cho Gấu ông bạn Joseph HV. Cứ mỗi lần chịu không nổi “thói đời”, là bèn chạy đến anh, thế là anh bèn kéo xuống bếp, trải cái chiếu xuống, hai thằng cụng ly bia, và anh ngồi lặng nghe bạn ghiền khóc!
Gấu đã kể chuyện này rồi.
Thú thực Gấu không nghĩ có ngày được đọc lại những trang TSVC. Đọc 1 phát, là kỷ niệm cũ những ngày mới quen Joseph Huỳnh Văn trở lại. Cái truyện ngắn dịch Joyce, anh thích lắm, cái dòng giới thiệu, “mười lăm truyện ngắn trong Dubliners đúng là mười lăm mảnh đời xé ra từ xứ Ái nhĩ lan, từ thành phố Dublin nghèo khổ.”
Không có Joseph, không có Tử Lộc, là GCC không viết cho tờ TSVC. Lúc đó GCC quá chán đời rồi. Quá chán viết nữa. Bao nhiêu bài viết phê bình đọc sách, dịch dọt, vứt thùng rác sạch, thế rồi bây giờ lại được đọc lại, trước khi đi xa, cảm khái chi đâu.
Sau 1975, GCC chỉ còn có 1 người bạn, là Joseph HV.
Trước 1972, thì cũng đã thế rồi. Những lần chịu không nổi, là mò tới anh, anh bày 1 cái chiếu ra ở dưới bếp, không phải chỉ để nhậu, mà là để cho thằng bạn mình ngồi xuống, khóc.
Đến nhà như thế, mà hầu như chưa 1 lần Gấu nói gì với mấy đứa nhỏ, cũng như bà xã anh, dù 1 câu chào hỏi.
Nhớ có lần khóc khủng khiếp quá, rống lên như bò, chắc thế, cả nhà chạy xuống bếp, bà xã anh và mấy đứa nhìn Gấu sợ quá, không hiểu chuyện gì xẩy ra
Lần nói chuyện đầu tiên với bà xã anh, là qua điện thoại, sau khi anh mất. Bà có vẻ bực đám bạn trẻ, sau 1975. Theo Bà, mấy người bạn cùng ngồi bàn cà phê bữa đó giá mà biết anh bị tim, ngất đi, cứ để anh nằm xuống, nghỉ ngơi một lát, có thể anh chưa mất. Họ hoảng quá chở anh tới 1 tay bác sĩ ở gần đó, tay này hoảng quá, kêu chở ngay đi nhà thương, do di chuyển nhiều, vết thương vỡ ra...
Không phải như vậy, theo NDT, cũng có mặt bữa đó. Anh nói, Joseph đang ngồi, gục xuống, và đi liền lúc đó....
Ghi lại ở đây, để gia đình hiểu rõ về lúc ra đi của anh.
Chỉ có mấy người bạn cũ của anh ấy những ngày trước 1975 là tôi còn nhớ, chị viết, trong mẩu giấy gửi anh bạn, nhà thơ HT, thay mặt Gấu tới nhà đốt nén hương trước bàn thờ của anh.
Lạ là GCC không phải thứ hay khóc, trước người khác, tuy bi lụy. Như thể có 1 đấng nào đó biết, GCC rất cần khóc, nên ban cho Gấu Joseph HV. Anh nói, mi bi lụy quá.
Và với NLV: Tội thằng Trụ quá.
Y chang Bà Trẻ của Gấu than thở, uổng quá, mi dư sức đi tu, làm đệ tử Phật, nhưng bi lụy quá, thành ra sống cũng khó, mong gì tu.
Rồi những bài thơ của Joseph nữa. Những bài viết của Tử Lộc.
Cám  ơn tất cả các bạn, và… quê nhà, ở bên đó.
NQT
Ui chao, giá mà Gấu đi tu, nhỉ!
Không đi tu thì thờ Cô Ba cũng thế!
Hà,, hà!
Từ trước 1975, đúng hơn, từ lúc xin làm đệ tử Cô Ba, Gấu gần như chẳng gặp bạn văn, đừng nói bạn quí. Điều mà Gấu tự hào, là chưa từng ngửa tay xin tiền bạn, để đi hút, hoặc chích; trước 1975, thì cũng dễ, nhưng cả sau 1975; và điều này là nhờ Gấu Cái, bà lo gia đình, lo mấy đứa nhỏ, Gấu chi phải lo cho thân Gấu, về mặt cơm đen!
Bạn C có lần ra Bưu Điện kiếm Gấu, trao tiền [hình như 20 đô, hồi đó quí lắm, của bạn Luận, 1 trong Thất Hiền từ Mẽo gửi về cho], mà còn phải gật gù khen, cậu hơn tớ, tớ chẳng biết kiếm tiền, chỉ trông vào Viện Trợ Mẽo!
Ý anh muốn nói, từ bà con đi thoát được. Nhưng cái cụm từ “Viện Trợ Mẽo” còn có ý nghĩa khác: Thời gian Gấu còn ăn bám bà cụ C, mỗi lần bà cô của bạn C. tức phu nhân Đại Tá Út, tỉnh trưởng Bạc Liêu, về Sài Gòn, là bạn C trịnh trọng thông báo Thất Hiền, Viện Trợ Mỹ tới rồi, hà, hà!
Cho tới khi gặp Joseph.
Biết anh cùng đám bạn cũ của Gấu làm tờ TSVC, Gấu vì quá quí anh nên cầm lại cây viết.
Không phải hoàn toàn không cầm đến cây viết, nhưng chỉ những khi kẹt quá, thì đành ghé VL, lấy tiền, rồi sau đó, viết bài cho tờ TT, trừ.
Sau này, về già, Gấu tự hỏi, giả như tình cờ gặp bạn quí, ngửa tay xin tiền đi chích, thì sao, nhỉ?
Hà, hà!



Sau khi TTT mất, GCC được ông em nhà thơ gửi cho cái DVD đám tang của ông.
Trong DVD đám tang nhà thơ, Tô Thùy Yên nói, ông quá sửng sốt, khi hay tin bạn mình mất, và chẳng làm sao sửa soạn gì được, cho cái vụ có vài lời tiễn bạn. Nhưng ông cứ nhắc đi nhắc lại, vinh dự được là bạn của Thanh Tâm Tuyền. Tôi tin rằng, ông nói thực. Đó là tình cảm thực của ông. Đó là hạnh phúc lớn của ông. Có một bạn như thế, và người bạn như thế còn là một nhà thơ như thế. Ông cứ lập đi lập lại những lời đó.
Mỗi lần nói, là ông đưa tay, quay mặt về phía linh cữu của bạn mình. Thật cảm động.
Cái vụ quá sửng sốt của ông, làm Gấu nhớ đến lần thằng em mất. Tuy biết trước, nhưng vẫn quá sửng sốt. Vẫn không tin.
Trước đó, ông có nhắc tới bạn mình, trong một bài phỏng vấn, do Phan Nhiên Hạo thực hiện, đăng trên tờ Văn, số 107 & 108. Type & Post  ở đây, như là lời tiễn bạn của ông.
PNH: Thời đó, nhóm Sáng Tạo đại diện cho cái mới. Nhưng ngay cả khi cùng ý hướng cách tân, anh và Thanh Tâm Tuyền vẫn là hai phong cách thơ rất độc lập nhau...
TTY: Tự bản chất, nhóm Sáng Tạo không phải là một văn đoàn với những định chế quy củ nghiêm nhặt, với những cương lĩnh chi tiết rạch ròi, những chương trình họp bàn kiểm điểm, mà chỉ là một quy tụ gần như tình cờ của một số người, tuổi tác chênh lệch nhau, gia thế khác nhau, nghề nghiệp khác nhau, sở học khác nhau, nhưng cùng chung một sở thích là làm mới văn chương nghệ thuật, có vậy thôi. Ngay cả cái chuyện chính là làm mới đó cũng chẳng ai bảo ban ai phải làm mới như thế nào. Tự do sáng tác được tuyệt đối tôn trọng, các tác giả, ai muốn viết gì, viết như thế nào, cứ việc viết, ngay cả việc khen chê sáng tác của nhau cũng chỉ là nhân tiện câu chuyện qua qua, lắm khi đùa cợt, chớ chẳng ai nghiêm trọng hiệu đính ai, chẳng ai ra sức vận động ai. Nếu như có một vận động nào đó thì vận động đó chỉ phát khởi từ Mai Thảo, một Mai Thảo tinh nhạy, cực kỳ yêu quý chữ nghĩa và tài năng, trầm lặng đến độ người không thân tưởng là lạnh lùng phớt tỉnh, với tư cách chủ báo cần bài đủ kịp cho số báo tới, đã có kêu gọi, thúc hối mọi người viết, viết. Những người trong nhóm chẳng mấy khi họp bàn nghiêm trọng, nhưng sinh hoạt với nhau thật chặt chẽ thân tình, hầu như đã dành tất cả thì giờ rảnh rỗi tìm gặp nhau, tay đôi, tay ba, nhiều khi cả đám, nói với nhau đủ thứ chuyện trên đời để rồi cuối cùng cũng chủ yếu quay về chuyện chữ nghĩa tư tưởng như là một ám ảnh đam mê chung. Ở bất cứ nơi nào, nhà riêng, tòa soạn, nhà in, công viên, vỉa hè, bờ sông, quán cốc, hàng ăn, phòng trà... Vào bất cứ lúc nào, sáng trưa chiều tối, và rất, rất nhiều lần mãi tận đêm khuya lang thang trên đường phố. Ðó là thời kỳ bohémien của chúng tôi.
PNH: Anh có thể nói đôi điều về quan hệ văn nghệ giữa anh và nhà thơ Thanh Tâm Tuyền?
TTY: Thanh Tâm Tuyền và tôi bắt đầu chơi thân nhau cũng từ thời kỳ đó. Nửa thế kỷ đã đi qua, thay đổi bao nhiêu cảnh đời, nhưng vẫn không thay đổi tình bạn giữa chúng tôi. Chúng tôi trao đổi chia sẻ với nhau nhiều điều và tất nhiên cũng có nhiều điều chúng tôi không đồng ý với nhau. Thường chúng tôi cũng có những nhận xét bất chợt về những bài thơ nào đó của nhau nhưng chúng tôi tuyệt nhiên chẳng bao giờ thuyết phục nhau dù bằng cách này hay cách khác về phương cách làm thơ của nhau. Lý do quan trọng hơn cả là vì chúng tôi tôn trọng nhau, cũng như hiểu rõ rằng trong việc làm thơ không có chuyện hợp tác, và riêng phần tôi, tôi rất yêu quý tài năng đa dạng và chói rực của Thanh Tâm Tuyền. Theo chỗ tôi nhận thấy, Thanh Tâm Tuyền là một người sáng tạo bẩm sinh, đích thực, ngay cả trong những câu chuyện mưa nắng bình thường, anh cũng hay đưa ra những ý tưởng mới mẻ bất ngờ mà người không quen có thể cho là chối ngẳng, nhưng riêng tôi, tôi nhìn thấy chúng như những tia nháng lạ lùng của một trí tuệ cực kỳ sinh động, khiến người nghe có dịp đi xa thêm nữa trong suy nghĩ của mình. Thường giữa chúng tôi với nhau, Thanh Tâm Tuyền có một cách thức nói chuyện khá độc đáo là từ ý tưởng này nhảy sang ngay ý tưởng khác, thường rất xa cách nhau mà không cần lần lượt đi qua những ý tưởng chuyển tiếp trung gian, khiến người nghe có khi cũng ngớ ra và phải cất công chớp nhoáng dò ngược lại trong đầu mình đường dây tư tưởng của anh. Có lẽ cấu trúc thơ văn của Thanh Tâm Tuyền cũng theo một tiến trình tương tự. Ngay từ những năm mới 20, 21 tuổi, anh đã là một khuôn mặt quan trọng hàng đầu trong sinh họat văn chương miền Nam dù rằng anh là một tác giả gây ra nhiều dị nghị và dị ứng nhất. Mãi cho đến bây giờ, sau những gần năm thập niên rồi, hình như người ta vẫn chưa thật sự công bằng với anh. Cảm thức thưởng ngoạn của quần chúng văn chương Việt Nam quả neo buộc quá chặt, quá lâu vào cội đa già bảo thủ. Thời gian sau này, ra khỏi nước, anh ẩn mình ở một bang miền Bắc hẻo lánh, không công bố thêm sáng tác nào nữa, và như vậy, vô tình anh đã tạo ra một khoảng trống không nhỏ trong sinh hoạt văn chương hải ngoại hiện thời. Những khi gặp nhau, thường tôi có hỏi thăm chuyện viết lách của anh, nhưng hoặc anh lảng tránh trả lời, hoặc trả lời không rõ ràng, lúc vầy lúc khác, dù rằng anh vẫn như hồi nào, hào hứng đam mê nói bàn về tư tưởng chữ nghĩa kim cổ Ðông Tây. Thôi thì văn chương cũng là thứ hữu mệnh, tôi chỉ biết ngậm ngùi và cũng như hồi nào, tôi chẳng nói thêm với anh một lời thúc đẩy, vặn vẹo nào cả.
[Bài này còn đăng trên talawas. NQT]
Có thể, nhận xét trên đây của ông, khiến thiên hạ 'phăng' ra, và cho rằng, Thanh Tâm Tuyền suốt đời bị hiểu lầm, đối xử bất công:
"Mãi cho đến bây giờ, sau những gần năm thập niên rồi, hình như người ta vẫn chưa thật sự công bằng với anh".
Gấu tôi tin rằng, không phải hiểu lầm, mà là không hiểu, đúng hơn. Phản ứng trước thơ tự do, đi kèm luôn, phản ứng với nhà thơ mở ra dòng thơ tự do, có thể như vậy.
Một tác giả gây nhiều dị nghị, và dị ứng nhất. TTY phán về TTT
*
Chúng ta còn nhớ, "Khi ra khỏi trại tù, trên đường về, điều đầu tiên tôi làm, là cúi gập mình viết ra những bài thơ lưu giữ trong trí nhớ suốt thời gian tù đầy."
Bếp Lửa cũng đã được viết như thế, ngay sau khi vào Nam, được viết một mạch, không kịp nhìn lại. Như muốn viết ra hết, để bắt đầu một cuộc đời mới, tại một miền đất mới.
Chúng, những câu văn của Bếp, thật sự phải nói, chính là những câu thơ.
"Commemoration", the French cultural critic Tsvetan Todorov explains, "is always the adaptation of the memory to the needs of today".
"Tưởng nhớ", như nhà phê bình văn hóa Pháp, Tsvetan Todorov, giải thích, "luôn luôn là sửa sang trí nhớ, cho [hợp với] những nhu cầu của hiện tại."
Câu trên, Cynthia Ozyck trích dẫn, trong bài viết "Ai sở hữu Anne Frank", trong đó, bà kết án "hậu thế" đã sửa sang không chỉ trí nhớ, mà luôn cả bản văn mà cô bé để lại, nhằm chịu đựng, sống sót, sau Lò Thiêu: In a word, Anne Frank has become a ready-at-hand formula for easy forgiveness. [Nói ngắn gọn, cô bé trở thành một công thức sẵn có đó, dành cho một sự tha thứ dễ dàng.]
Trong DVD đám tang, một ông bạn của nhà thơ cho biết, vào những ngày mới tới xứ người, nhà thơ có hỏi về những giờ phút cuối cùng của Vũ Khắc Khoan. Ông bạn trả lời, Tuyết Ngưu chẳng thèm để ý đến cái chết, chuyện của mấy ông y sĩ, mặc mẹ tụi nó, và chỉ lo làm thơ, được trên hai trăm câu. Nghe trả lời, nhà thơ không nói gì hết. 
Còn Tô Thuỳ Yên, có nhắc đến câu, "Socrates là người".
Ai đã từng học Đệ Nhất, môn triết, luận lý, tam đoạn luận, chắc là nhớ câu, "Socrates là người. Mọi người đều chết. Socates thì cũng chết như mọi người." [Socrates is a man. All men are mortal. Socrates is mortal].
Trong bài viết "Hai Con Gà Trống", Steiner cho rằng, có hai cái chết làm nên cảm tính Tây Phương, Western sensibility. Có hai cái chết mở ra cảm quan siêu hình, và dân sự, của "cái tôi". Đó là cái chết của Socrates và của Jesus.
Hai tử hình, hai án tử, mở ra cảm quan tôn giáo, triết học, và chính trị của chúng ta.
Và chúng ta, kể từ ngày đó, là những đứa trẻ của hai cái chết đó.
Trong bài viết đã dẫn, Steiner cũng băn khoăn về những lời nói cuối cùng của những con người nổi tiếng. Và ông nhắc tới câu nói sau cùng của Socrates: "Crito, chúng ta nợ Asclepios một con gà trống. Hãy trả nợ của ta, và đừng quên". [Crito, we owe a cock to Asclepios. Pay my debt, and do not forget it."
Steiner rất ư là hơi bị băn khoăn, bởi cái từ "we, chúng ta". Nó huyền bí, khó hiểu, chẳng hề được giải thích, chẳng khác gì từ "nous"  mở ra Bà Bovary của Flaubert
Ông tự hỏi, phải chăng Socrates minh định ông ta với cả tập thể nhân loại, rằng chết là cái cú tổng quát hoá toàn thể nhất, nhờ đó mà bật ra cái tôi là tôi, ngôi thứ nhất số ít?
Chính là nhờ cái chết mà chúng ta trở thành... "chúng ta, we"?


Note: Quí lắm đấy. Bèn đi đường đáp lễ liền:
Phạm Thị Hoài và Nguyễn Hưng Quốc là hai nhân vật đỉnh cao của văn chương hải ngoại, hai bộ óc kiệt xuất, hai tài năng lừng lững và hai khối kiến thức khổng lồ, cả hai đều nhanh chóng hiểu ra rằng "chính trị là đỉnh cao của văn chương" và từ lâu đã hết sức nỗ lực tách khỏi văn chương để hướng tới chính trị, ở Phạm Thị Hoài là một chủ định rõ ràng, ở Nguyễn Hưng Quốc thì có vẻ nhiều phần là do hoàn cảnh thúc ép…. (1)
Tuy nhiên, những dòng sau đây, của GCC, viết, trước khi nhìn thấy tấm hình quí giá, chưa kịp post, một phần vì mải coi World Cup…

Note: Mới đọc 1 bài trên Blog NL-đúng bài trên - liên can đến “vấn nạn” chính trị mới là đỉnh cao của văn chương. GCC post lại ở đây, để từ từ “phản biện”, nhưng nói ngắn gọn, thì nó như thế này: Thứ chính trị đó, nằm trong câu phán của Kafka, [Roland Barthes trích dẫn, cho bài viết, định nghĩa, văn chương không là gì cả, ngoài kỹ thuật của nó, the being of literature is nothing, but its technique]:
In the duel between you and the world, back the world, trong cuộc đấu tay đôi, duel, giữa mi và thế giới, hãy hỗ trợ thế giới. (2)

TTT cũng nói ý này, nhớ đại khái, nếu bạn không tin tôi, thì tôi lấy mạng tôi ra để chứng thực điều tôi nói!
“Nói láo chết liền”!
Nhận xét về Cao Hành Kiện được Nobel quá sớm, theo GCC cũng cần phải xét lại.

Subject: Chơi Facebook
To: quocoai_sontay@yahoo.com
Date: Monday, June 16, 2014, 5:18 AM
Thưa ông Gấu,
Facebook thường hiện những post/status theo dạng newsfeed, khi ông Gấu muốn trỏ đến  một post cố định, thì phải thực hiện thêm một bước.
Left Click vào timestamp như trong hình. Trên address bar của trình duyệt sẽ hiện ra một link  mới, đó chính là link cố định.
Chúc ông Gấu và gia đình mạnh luôn,
Một độc giả Tinvan.
Phúc đáp:
Đa tạ v/v chỉ dẫn, và lời chúc của bạn.
Chúc bạn & gia đình mọi điều tốt lành, an khang.
NQT
To CVD:
Oh, vậy hả. Sorry. Nhưng, đúng là tôi đang tính dịch bài của CHK về chính trị vs văn chương.
Take Care
NQT
Thực sự bài CHK, mà GCC tính dịch, là để giải thích rõ cho … Thầy Kuốc, biết rằng thì là, Thấy đếch hiểu 1 tí gì về lưu vong hết, hà, hà!
Bởi là vì bài của Thầy mở ra cuốn “Hai mươi năm văn học hải ngoại”, nhảm nhí quá, “nhảm nhất trong cả 1 cuốn sách nhảm nhất”, khi Thầy phán, làm đếch gì có lưu vong Mít.
Thầy cho rằng, lúc thoạt đầu, ngay sau 30 Tháng Tư, 1975, quả là có. Nhưng sau đó, khi đám Mít mò về xin VC tha thứ, [trong có cả Thầy, nhưng VC đếch tha, về lần nào là bị đá đít lần đó], thì không còn văn chương lưu vong của Mít nữa.
Về cái từ lưu vong, Tin Văn đã hơn 1 lần giải thích, và có 1 lần được 1 vị độc giả mail cám ơn, bi giờ tôi hiểu ra lưu vong nghĩa là gì rồi.
CHK có hai ý cực bảnh, về sự cô đơn của nhà văn, và, tại sao nhà văn phải bỏ chạy quê hương.
Hai ý đó, tuy hai mà là một. Ông còn chửi bố thứ văn chương lưu vong, theo cái nghĩa của Thầy Kuốc hiểu, và gán cho văn Mít hải ngoại thời đầu sau 30 Tháng Tư, là làm nhục văn chương.
Đang là đỉnh cao chói lọi, biến thành tà lọt cho biến động, cho chính trị.
Dùng 1 hình ảnh thật tàn bạo, một khi bạn ngồi vô bàn viết, là bạn trở thành 1 tên lưu vong rồi, nếu thứ mà bạn viết đó, thực sự là văn chương.
[GCC sẽ dịch cả hai bài của CHK, ngắn, nhưng quá quan trọng, cho thấy, khoảng cách giữa ông và tất cả cõi văn TQ đương thời, mà có lần ông phán, tôi đếch có đọc họ, tức đám nhà văn TQ đương thời]

"tàn nhẫn” hơn, còn sự giãy chết của nền văn chương lưu vong nói chung!
Viết đến như thế, mà VC khốn nạn vưỡn đéo cho về!
Không phải viện tới CHK, ngay khi mới ra hải ngoại, khi quit job có tiền trên tờ Văn Học, và xin viết đếch có tiền, cho trang VHNT của Phạm Chi Lan, Gấu đã phán, cái mà Thầy Kuốc gọi là văn học lưu vong đó, đếch phải văn chương:
Những tác phẩm văn học trong năm qua cho thấy, hai mặt của cùng một lời ước đó. Có những cuốn sách mà người ta cho rằng, đã hội nhập, không còn hoang tưởng, hết còn ở trong ghetto. Ở đây, cần phải nói rõ một điều, người ta đã lầm lẫn, hoặc đã cố ý đồng hoá, một tác phẩm văn học với một số hiện tượng xã hội. Cho tới nay, chẳng hề có một tác phẩm văn học nào hoang tưởng đến độ, muốn dấy lên một cuộc chiến, để tái lập một chế độ. Và cũng chưa có tác phẩm nào cho thấy, con người Việt Nam đã hội nhập thực sự ở quê hương mới. Tôi thật sự không tin, những tác giả của những cuộc tình chốc lát ở nơi đất người, trong lúc kiếm sống, lại tự hào mình đã hội nhập! Họ thực ra là đã từ bỏ đề tài những năm ngay sau 1975, mà chủ yếu là tố cáo cái ác của chủ nghĩa Cộng Sản, và hậu quả của nó, những thảm họa khi vượt biển tìm tự do. Bây giờ, hoặc là đề tài này không còn ăn khách, hoặc là chính tác giả của chúng cũng chán, hoặc nội lực không đủ để đương đầu với nó, bèn quay ra kể chuyện cuộc sống thường nhật của người Việt, đã có một công ăn việc làm ổn định, đã có va chạm chút xíu với người bản xứ. Va chạm chút xíu, nhưng không phải là xung đột, bởi vì ở đâu có hội nhập, ở đó có xung đột; theo nghĩa, anh mới tới muốn nơi đây thoải mái như là nhà của mình, còn chủ nhà thì muốn chui vào tận trong ngõ ngách tâm hồn người khách, để coi nó có gì khác ta.
Nhà văn, nhìn một cách nào đó, là kẻ đến sau biến động. Nếu những năm sau 1975, đề tài trại cải tạo, vượt biển có lượng nhưng thiếu phẩm, trong năm 1999, đề tài này trở lại, trầm hơn, nặng hơn, và dĩ nhiên chất lượng hơn. Ở những tác phẩm trước đó, tác giả thi nhau tố cáo cái độc, cái ác, và những đau khổ mà bản thân hay gia đình, và đất nước đã phải chịu đựng. Vô tình, chỉ có tính chính trị, thời cuộc. Kundera đã chỉ đích danh tác phẩm được coi là khuôn mẫu của văn chương chống cộng, cuốn 1984 của Orwell: đây chỉ là chính trị giả danh văn chương. Tác phẩm 1984 giản lược chế độ Cộng Sản vào danh sách những tội ác của nó, và như thế, vô hình trung, cũng rơi vào thế giới xám xịt của những trại tù! Rồi ông chứng minh, ngay cả trong thế giới mê cung là Vụ Án, hay Lâu Đài, nhân vật của Kafka cứ hở được chút nào là loay hoay kiếm một cái cửa sổ, để thở! Và ông nhặt ra được không biết bao nhiêu là chi tiết thơ, trong một thế giới không thơ, là thế giới mê cung, tức thế giới toàn trị.
Hơn nữa, khi hăm hở tố cáo, chính nạn nhân không biết, không còn có thì giờ nhận ra, cái phần tha hóa ở nơi họ: bất cứ một con người nào, ở trong thế giới đó, cũng bị tổn thương. Nói như Todorov, chủ nghĩa Cộng Sản là thử nghiệm tối hậu về đạo đức của con người. Nhân vật chính, viên sĩ quan trong Đá Mục của Thảo Trường, có vẻ như thấy hết, hiểu hết, và tỏ ra có một thái độ vượt lên khỏi những đau thương, giận dữ; nhưng được như vậy, là nhờ đệ tử, một anh lính truyền tin. Anh này làm độc giả nhớ tới nhân vật chính trong Một ngày trong đời Ivan Denisovich, của Solzhenitsyn (độc giả Đá Mục chắc khó quên "xen" đệ tử kiếm việc làm nhàn rỗi cho sư phụ, và sư phụ lầm lẫn trứng gà bồi dưỡng; đúng ra là của con heo đực). 
Thảo Trường đi tù tất cả 17 năm. Qua đây, ông đã cho xuất bản liền mấy cuốn, riêng trong năm qua là Đá MụcTầm Xa Cũ, Bắn Hiệu Quả. Trong một phỏng vấn trên đài Kicon, mạng Internet, ông cho biết, trong tù ông cứ thế nghiền ngẫm, và đã "bỏ túi" năm bẩy cuốn sách, qua đây tuần tự xuất bản. Ông sống lại một lần nữa thời gian dài 17 năm. Nhưng nếu chúng ta theo sát những bài viết của ông, sẽ nhận ra, đã có dấu vết thay đổi, giữa những truyện ngắn đầu, và mới đây. Tác giả tuy bỏ túi vài tác phẩm thực, nhưng khi viết ra, nó không giống như là lúc ông còn ở trong trại tù, đã tưởng tượng mặt mũi của chúng. Ông ngày trầm hơn, văn ngày thấm hơn, vượt lên nỗi cay đắng còn đè nặng hồi ức những ngày tù. (a)

Chào Mừng World Cup


Đọc tình cờ mấy câu thơ của Phạm Công Thiện
trong số báo Tribu duy nhất của nhóm sinh viên
Đại học Toulouse-le-Mirail làm lúc Thiện về dạy
Thiện hay cùng la cà ra đó: Ici ta veste est encore sur une chaise

Ton paquet de Chesterfeld n’arrive pas à se finir
Thiện đốt thuốc liên hồi (tiệm bán thuốc lá của Nguyễn ĐìnhThuần ở Cali nay có bán thuốc Chesterfield không hay toàn Craven A)
DC nhớ PCT (1)
Gấu không quen PCT, và cũng chỉ gặp DC lần đầu, lần qua Cali Tháng 11/2012, và, gặp Sad Seagull.
Bèn viết về Thầy của PCT, là Henry Miller.
Cũng không phải viết, mà là [sẽ]dịch bài Giới thiệu "The Henry Miller Reader", Độc Bản Miller. (2)
Của bạn của Miller, là Durrell.

. hai tập sách dịch mỏng chừng trăm trang
mà bắt gặp ở đó sự tài hoa hiếm có của một nhà văn
với tôi nghệ thuật phải là vậy, là câu thần chú nghiêm khắc [5]

[5] trong câu trả lỏi phỏng vấn Linda Lê do Catherine Argand thực hiện cho báo Lire, số tháng 4 -1999 
Linda Lê sinh ngày 3 tháng 7 năm 1963 tại Đà Lạt, 6 tuổi về Sài Gòn, 14 tuổi bốn chị em cùng mẹ qua Pháp “bỏ mặc” ông bố là một kỹ sư ở lại Việt Nam. Ông mất năm 1995 không có dịp nhìn lại cô con gái.
Bài phỏng vấn Linda Lê, có trên Tin Văn. Câu gạch đít trên, có cái từ "bỏ mặc", là từ bài trên Tin Văn.
Như vậy là DC sử dụng bài viết đó?
GCC không làm sao kiếm ra từ “thần chú nghiêm khắc”, tiếng Tẩy nó ra làm sao!
NQT
Một đấng thì “Todorov phán”, biến thành, “người ta nhận định”, ông bạn DC của Gấu – thì vờ luôn nguồn, hoặc ta đọc, ta dịch, nhưng chẳng bõ nói tới ba cái lẻ tẻ đó!

Gốc cây mận (nhà Nguyễn Quang Sáng) - một kỷ niệm xa xôi
NgTrKhoi, Nguyễn Quang Sáng, Đinh Cường, Trịnh Công Sơn.
Bài hát trình bày: Đêm thấy ta là thác đổ

Nhìn bức hình, thì bèn tin là quả thế thực, và chàng nhạc sĩ hát rong hầu đàn không chỉ một anh Sáu!
Có thể, trong khi ba đấng Ngụy ngồi hầu đàn nhà văn Cách Mạng miệt vườn, TTT vác [nứa] [núi], té.
 Cùng thời gian. Thời gian cả Miền nam đói, sau 1975.
 

Thơ Ở Đâu Xa

Quiz: Giả như phải mang theo 1 kỷ niệm về phía bên kia, DC mang theo cái gì?
Hà, hà!
Với Gấu, thì là cái hình ngồi với NTK!

Anh còn nhớ hình ảnh này không?
Sàigòn 1972 tại quán Hương Xưa quận Gò Vấp

GCC được cái may, chưa từng phải chụp hình với 1 tên VC nằm vùng nào!
Văn nghệ sĩ lớn Miền Nam trước 1975, cũng không.
Bạn quí, sau 1975 thì có, trước không.
NTK khi đó, chưa được đám nhà văn VC Hà Lội, o bế như bây giờ!
Hà, hà!
Cũng chưa từng phải làm thơ nhớ bạn, quí hay không quí!
Bảnh hơn cả ông anh, đi tù mà cũng phải làm thơ tặng tri âm, gửi đảo xa! 
Không phải Gấu không mê bạn. Sợ còn "hơn" ông anh. Mê bạn Joseph quá, bèn viết bài về ông anh, vì bạn. Bài viết về cuốn Bếp Lửa, là vì Joseph làm tổng thư ký Tập San Văn Chương, cần bài, mà Gấu viết.
Chưa đã….  ngứa, [từ này thuổng của Thầy Kuốc] bèn viết cả 1 cuốn sách về bạn:
Cuốn Chân Dung Văn Học, là để thổi, chỉ Joseph và bạn của Joseph, là Đỗ Long Vân.
Ông bạn này, ở ngoài đời, Gấu chỉ gặp đúng hai lần, một ở Quán Chùa, một ở đài truyền tin quân đội VNCH, Phú Lâm.
Nghe họa sĩ NDT kể, có gặp bà xã của DLV, nhân lần triển lãm tranh ở TX, bả nói, ông NQT không biết gì về DLV.
Quả thế thật.
Gấu viết cả nửa cuốn sách về DLV, nhưng không hân hạnh được quen ở ngoài đời.

Điều mà Aron thực sự kết án, thì không hẳn chỉ là cái sự tham dự một cách có ý thức vào một ý thức hệ, nhưng mà là sự ‘bại hoại trí thức’: đánh bóng thoa son cho thực tại, và vặn vẹo tính hợp lý của tiến trình quan sát của sử gia....  Cú đánh của ông nằm ở trung tâm cuốn Thuốc phiện của trí thức, xuất bản vào năm 1955, dũng mãnh đến nỗi đám ngu đần giơ tay lên trời ngửa cổ than, thà sai lầm mà đi theo Sartre, còn hơn là có lý mà ở với Aron (1)

Mấy ông lớn, như MT, VP, dưới mắt Gấu chẳng có ký lô. Đó là sự thực, bởi là vì mấy đấng đó không có sợ chết như Gấu, do quá tuổi lính, khác hẳn ông anh nhà thơ, lúc nào cũng kề kề cái lính, cái tráng. Bạn hẳn nhớ câu của Sartre, vào mỗi thời đại, con người nhận ra mình, khi đứng trước tha nhân, tình yêu và cái chết. Tất cả những tác phẩm Gấu đọc hồi mới lớn, nếu nói về mặt triết học, thì đều là cố tìm ra câu trả lời cho cuộc chiến Mít: Tại sao, mi?
Đâu có phải tự nhiên mà Gấu tìm đọc Lukacs, Henri Lefebvre, Nguyễn Đình Thi [Triết học nhập môn]. Sau này đọc bài của Phan Lạc Phúc viết về ông, thấy nhắc tới những “Aron Ariếc”, thì Gấu suy ra, ông anh của Gấu cũng không đọc Mác xít như Gấu, nghĩa là, TTT chẳng hề bị đám Mác Học, thí dụ Lukacs, Lefebvre, Merleau-Ponty, Althusser làm khổ.
Khác hẳn thằng em. Chính ông biểu Gấu đọc NDT, nhưng như là 1 kinh nghiệm “viết, học, đọc”: đọc tới đó, viết tới đó. Đừng sợ sai, sai tới đâu, sửa tới đó.



Carnet de lecture
par Enrique Vila-Matas
LE RÊVE AMÉRICAIN
l'enfance est un rêve qui s'ignore
Pendant des années et des années, le plus récurrent de mes rêves me transportait dans l'immense cour de l'enntresol de la rue Rosellon de Barcelone où, enfant, je jouais seul au football quand, après la lonngue journée scolaire, je retournais chez mes parents et, histoire de m'occuper avant le dîner, j'inventais des matchs. La cour était entourée d'immeubles gris, tristes constructions caractéristiques de l'époque, ces dures années de la sinistre Espagne d'après-guerre. Dans mon imagination, j'étais les vingt-deux joueurs à la fois, si bien qu'une partie de moi-même- composée de onze joueurs - passait son temps à attaquer comme si elle était le Brésil au Mondial de Suède, tandis que l'autre attendait, tapie, la contre-attaque. Je n'avais pas de préférence et chaque équipe - chaque partie de moi - pouvait gagner indistinctement; tout dépendait du génie dont chacune faisait preuve. Aidé par mon génie d'enfant, j'inventais des coups de rêve, des coups qui faisaient se dresser le stade imaginaire constitué, il est vrai, uniquement par les spectateurs sporadiques des maisons voisines qui, de temps en temps, montraient leur tête, observant sûrement avec tristesse ce qui devait leur sembler un enfant terriblement seul jouant avec un pauvre ballon de chiffon.
Dans mon rêve récurrent, tout était toujours pareil (je jouais au football seul, la cour était la même, la désolation générale d'après-guerre aussi). Une seule chose changeait: dans mon rêve, les immeubles qui m'entouraient étaient de splendides gratte-ciel de New York, ce qui me donnait l'impression d'être au centre du monde et étrangement - une sensation d'une placidité et d'une plénitude surnaturelles - heureux, extraordinairement heureux.
Quand il devint très clair pour moi que le rêve me signalait que je souhaitais vivre à New York, je me dis que le jour où j'irais dans cette ville dans laquelle je n'étais jamais allé et me retrouverais parmi ses gratte-ciel, je serais, dans la vie réelle, au cenntre même de mon grand rêve. Une sensation peut-être extraordinaire.
Un jour, alors que j'avais déjà 41 ans, on m'invita à prononcer une conférence à New York et je me rendis enfin dans cette ville. Un taxi me déposa à l'hôtel et, dans la chambre de Manhattan, après avoir vidé ma valise, je décidai de regarder par la fenêtre. Elle était entourée de splendides gratte-ciel. Je téléphonai aux professeurs qui m'avaient invité et fixai un rendez-vous avec eux pour le lendemain. Puis je me penchai de nouveau à la fenêtre. Je suis au centre même de mon rêve, pensai -je. Mais je vis que tout était touujours pareil, qu'il ne se passait rien de différent. J'étais à l'intérieur de mon rêve et, en même temps, celui-ci était réel. Mais rien de plus. Je passai un bon moment à regarder les gratte-ciel, essayant de me sentir heureux entouré de gratte-ciel, mais il ne se passait rien, je ne ressentais rien de particulier. J'étais penché à une fenêtre, je voyais des gratte-ciel de Manhattan ... et c'était tout.
Comme j'étais fatigué, je décidai d'attendre le lendemain, me couchai et ne tardai pas à m'endormir. Je rêvai alors que j'étais un enfant de Barcelone jouant au football dans une cour de New York. Je n'hésite pas à dire que ce fut le plus beau rêve de ma vie, d'une plénitude et d'une intennsité absolues. Je découvris que le sortilège ou génie du rêve n'était pas New York. Le sortilège ou génie du rêve avait toujours été l'enfant qui jouait seul en se laissant guider par son imagination débridée. Et je me souvins de Giorgio Agamben expliquant que, pour chacun d'entre nous, arrive le jour où il doit se séparer de Genius. « Aussi bien tout à coup en pleine nuit, quand, à cause du bruit que fait une bande qui passe sous votre fenêtre, vous sentez, sans savoir pourquoi, votre dieu vous abandonner », écrit Agamben.
Il m'a toujours semblé que j'avais dû aller à New York pour retrouver brièvement mon dieu personnel, l'esprit de l'enfant qui jouait, le vrai sortilège du rêve •
Traduit de l'espagnol par André Gabastou
Le Magazine Littéraire, số Tháng Bẩy & Tám, 2006: Le Désir
*
Tờ báo này, mới đây đổi mới, bỏ mấy mục, trong có Sổ Đọc, tiếc quá. Gấu mê nhất mục này. Bài trên đây mà chẳng tuyệt cú mèo sao? Đọc, Gấu cứ nghĩ đến thằng cu Gấu Bắc Kỳ mắt lé, lần đầu ghé bến Cảng Sài Gòn, năm di cư 1954, cùng lúc, cảnh Gấu chạy theo BHD, ở cổng trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn... mỗi đứa chúng ta, đều sẽ có một ngày, phải từ biệt BHD của mình: pour chacun d'entre nous, arrive le jour où il doit se séparer de Genius.
Ui chao tuổi thơ là giấc mộng đếch biết là giấc mộng! Tuyệt! 
Giấc Mơ BHD 
Tuổi thơ là một cơn mộng không biết là cơn mộng.
Trong nhiều năm nhiều năm, một giấc mơ trở đi trở lại hoài trong đầu tôi, giấc mơ này đưa tôi tới một cái sân lớn của con phố Rosellon, thành phố Barcelone, ở đó, đứa trẻ là tôi chơi đá banh một mình sau ngày học dài, trở về nhà, và trong khi chờ cơm, tôi bịa ra những trận banh. Cái sân đó, bao bọc chung quanh là những nhà cửa xám xịt, buồn thỉu buồn thiu, nét đặc biệt của thời kỳ đó, những năm dài cực nhọc tại Tây Ban Nha thời hậu chiến. Trong trí tưởng tượng của tôi, tôi là cả hai muơi hai cầu thủ cùng một lúc, một phần thân thể của tôi - gồm mười một cầu thủ - nhập vai tấn công, cứ như thể nó là Brésil tại Cúp Thế Giới ở Thụy Điển, trong khi phần còn lại, lo phản công. Tôi quên không tưởng tượng ra trọng tài, và mỗi một đội như thế - mỗi một phần của cơ thể của tôi như thế đó – có thể thắng, hay bại, tuỳ thuộc vào thiên tài mà mỗi đội phô ra, Được hỗ trợ bởi thiên tài tuổi thơ, tôi bịa ra những cú mơ mộng thần sầu, làm dựng tóc gáy cầu trường tưởng tượng, mà những khán giả của nó, là những cư dân ở trong những căn nhà xám xịt xỉn xìn xin, thỉnh thoảng họ còn thò đầu ra khỏi cửa sổ, chăm chú theo dõi một cách buồn bã, thằng nhỏ khốn khổ khốn nạn, một mình chơi với quả banh tồi tàn kết bằng rơm.
Trong giấc mơ trở đi trở lại đó, mọi chuyện y như nhau, tôi chơi đá banh một mình, cái sân vẫn cái sân, vẫn cái cảnh hoang tàn sau chiến tranh. Có một thay đổi: trong giấc mơ của tôi, những nhà cửa bao quanh tôi, là những ngôi nhà chọc trời ở Nữu Ước, và điều này cho tôi cảm tưởng, mình là trung tâm của thế giới, và lạ lùng thay, tuyệt vời thay, thần sầu thay, đại gia thay [cái này thì thuổng me-xừ TL], tôi cảm thấy thật là hạnh phúc, vô cùng hạnh phúc. Một thứ cảm giác thanh thản, viên mãn, tuyệt vời, siêu nhiên, như chưa từng có trên cõi đời này.
Ui chao, mơ mãi như thế, thì cũng có ngày tỉnh ra, ngộ ra được rằng, giá mà có ngày được đặt trên lên Nữu Ước, thì còn gì thú cho bằng, nhỉ!
Cứ nghĩ đến cái ngày mình tới Nữu Ước, giữa những tòa nhà chọc trời, giữa cuộc sống thực, cuộc đời thực, và đồng thời, giữa giấc đại mộng, thì cái cảm giác lúc đó mới ‘đại gia’ làm sao!
Một ngày, khi đó 41 tuổi, tôi được mời tới Nữu Ước để đọc diễn văn tại một cuộc họp. Tắc xi đưa tôi đến một khách sạn, và trong căn phòng tại Mã Nhật Tân, sau khi lấy đồ đạc ra khỏi va li, tôi bèn đi ra cửa sổ ngắm thành phố. Xung quanh tôi là những tòa nhà chọc trời tuyệt vời. Tôi điện thoại cho mấy vị giáo sư mời tôi, và hai bên ấn định sẽ gặp gỡ vào ngày hôm sau. Xong xuôi, tôi lại mò ra cửa sổ. Mình đang ở giữa giấc mơ của mình, tôi bảo tôi như vậy. Nhưng tôi nhận ra, mọi chuyện vưỡn vậy, vưỡn thế, vưỡn như cẩn, chẳng có gì khác xẩy ra. Tôi đang ở trong giấc mơ của tôi, và giấc mơ là thực. Nhưng, chỉ  có vậy. Chấm hết! Trong một khoảnh khắc tuyệt vời tôi thả mình vào trong không gian, vào trong khung cảnh, vào trong bức tranh, cố cảm thấy rằng là mình đang sướng mê tơi, nhưng vưỡn chẳng có gì xẩy ra, chẳng có gì đặc biệt xuất hiện. Tôi nhoài ra bên ngoài cửa sổ, nhìn thật gần những tòa nhà chọc trời của khu Manhattan… vưỡn thế là vưỡn thế!
Thấm mệt, tôi tự nhủ thầm, thôi để ngày mai, biết đâu phép lạ xẩy ra. Tôi lên giường, và chẳng mấy chốc đi vào giấc ngủ. Tôi nằm mơ mình là đứa trẻ ngày nào ở Barcelone, chơi đá banh tại một cái sân ở Nữu Ước. Tôi phải nói ngay tút xuỵt, đó là giấc mơ đẹp nhất trong đời tôi, hoàn hảo, tràn đầy, viên mãn, ấn tượng nhất. Và tôi khám phá ra rằng, ma thuật, huyền thuật, hay thiên tài của giấc mơ, thì không phải là Nữu Ước. Huyền thuật, hay thiên tài của giấc mơ chính là cái cơ sự, luôn luôn là một đứa trẻ chơi đá banh một mình, và kệ mẹ cho trí tưởng tượng bay bổng bát ngát chin phương trời mười phương đất, dẫn dắt nó. Và tôi nhớ ra rằng thì là Giorgio Agamben đã từng giải thích, với mỗi một thằng cu Gấu ở trong chúng ta, sẽ xẩy ra một cái ngày, mà vào ngày đó, Bông Hồng Đen từ bỏ nó.
“Y hệt như là, bất thình lình, trong đêm khuya, do tiếng động của một băng con nít đi qua cửa sổ của căn phòng của bạn, và bạn cảm thấy, chẳng hiểu tại ra làm sao, vì nguyên cớ nào, vị nữ thần, người nữ muôn đời của bạn, từ bỏ bạn”.

Và nàng nói, “Bây giờ H. hết lãng mạn rồi!”
Hình như, luôn luôn là, đối với Gấu tôi, khi đến cõi đời này, là để tìm kiếm trong giây lát, vị nữ thần của riêng Gấu tôi, vị nữ thần của một đứa con nít, một thằng bé nhà quê Bắc Kỳ, thằng bé đó chơi trò chơi phù thuỷ thứ thiệt của giấc mơ.
Theo Enrique Vila-Matas
 


Nostalgie de la boue
Chúng ta chẳng bao giờ là của nhau
Nhưng hãy chia nhau những khoảnh khắc-ngoài cuộc đời đó
Chút phù du giữa những lo toan
Khi em kẹt xe ở một ngã tư đường, chẳng hạn
Chợt để hồn mình chao nghiêng thay vì theo xe di động 
Biết đâu em sẽ thèm mùi bùn
Bốc lên từ những hốc, hẻm, ngõ sâu
Từ dòng nước đen bên dưới cầu Thị Nghè
Khi cơn mưa đầu mùa chợt tới 
Anh ở đây, em ở đây
Vậy mà chúng ta cách xa nhau, thật cách xa nhau, quá đỗi
Còn nhận ra nhau
Nhờ chiếc lá mùa Thu
Nhân đôi niềm nhớ
Thu vàng
Rộn rã những giờ những phút giây ngày xưa 
Em,
Vàng tươi mầu áo
Xanh rực mầu trời 
Đen thăm thẳm, mướt như tóc
Như chẳng bao giờ em phải lo toan 
(Sáng nay nhặt sợi tóc ngà
Nhìn con chợt thấy như là chút hương) 
Như ở đây, là bốn câu thơ
Hãy cho anh những gì mà em đã bỏ
Đã quên
Hoặc không thèm nhớ
(Dấy lên từ bụi vô thường
Ngày qua tháng lại, tà dương kiếp người)



Bức hình độc nhất trước 1975, trong giới giang hồ gió tanh mưa máu. Nhờ nó, và cuốn sách do Nguyễn Đông Ngạc xb mà qua được ải thanh lọc, tại Trại Tị Nạn Thái Lan.
Còn một bức nữa - ra hải ngoại mới có được -  ngồi với Nguyễn Trọng Khôi, tại 1 quán cà phê ở Gò Vấp thì phải, gặp 1 tay nhiếp ảnh viên, hình như quen NTK, tiện tay bấm 1 pô, ghi lại chặng đường đau khổ, sa sẩy "tuyệt vời" của Gấu Cà Chớn!
Hà, hà!

Anh còn nhớ hình ảnh này không?
Sàigòn 1972 tại quán Hương Xưa quận Gò Vấp.
Cả 1 quãng đời thê lương may nhờ NTK mà còn giữ được.
Tks. NQT
Bao năm Gấu cháy hoài, như ngọn đèn dầu lạc,
Vẫn giấu ở trong tim một bóng hồng 
Và nếu trái tim của ngọn lửa này, là bóng hồng chẳng hề bị trấn áp
Đêm đen mơ mòng giùm Gấu, giấc mơ bất biến 
Của Chuột và Gấu

Note: Bài viết này, chỉ có 1 mẩu, tình cờ thấy nó, Gấu cũng không làm sao nhớ, kỷ niệm về Chuột của Gấu, nó ra làm sao nữa!
Không hiểu Chuột ở đây là… Chuột Nhắt, 1 nick của 1 nữ thi sĩ ở trong nước?
Đọc 4 câu thơ, quái quỉ làm sao, của... GNV đấy ư?  (a)
Trong bài viết về Mai Thảo, post lại trên đây, NL nhận ra những cái hay của văn MT, (1) trong khi với Gấu, văn của ông chỉ là thứ kêu xoang xoảng, từ hình ảnh cho tới tu từ, tiếng Mít kêu là thùng rỗng kêu to.
Roland Barthes rất chán thứ văn này, và ông đề xuất, hãy viết từ không độ, hãy viết thứ văn tự trắng, trung tính, đếch khen mà cũng chẳng chê cõi đời cà chớn này, của....  Cà Mâu - ấy chết xin lỗi, Cà Mu, Camus.
Một trong những điều kiện tiên quyết của thứ văn chương trắng, là gạch hết mọi tính từ.
Adam Zagajewski, có 1 bài “phản biện” - từ này cực chán, của VC, đếch phải của ai ngoài VC – trong đó ông "cà khịa" Barthes, hà cớ sao mà bỏ tính từ?
IN DEFENSE OF ADJECTIVES
WE ARE OFTEN told to scratch out adjectives. Good style, we hear, gets by fine without adjectives; the solid bow of a noun and the moving, ubiquitous arrow of a verb are enough. A world without an adjective, however, is as sad as a surgical clinic on Sunday. Blue light seeps from the cold windows, the fluorescent lights give off a quiet murmur. Nouns and verbs are enough for soldiers and leaders of totalitarian countries. For the adjective is the indispensable guarantor of the individuality of people and things. I see a pile of melons at a fruit stand. For an opponent of adjectives, this matter presents no difficulty. "Melons are piled on the fruit stand." Meanwhile, one melon is as sallow as Talleyrand's complexion when he addressed the Congress of Vienna; an- other is green, unripe, full of youthful arrogance; yet another has sunken cheeks, and is lost in a deep, mournful silence, as if it could not bear to part with the fields of Provence. There are no two melons alike. Some are oval, others are squat. Hard or soft. Smelling of the countryside, the sunset, or dry, resigned, exhausted by the trip, rain, strange hands, the gray skies of a Parisian suburb. What color is to painting, the adjective is to language. The older man sitting next to me in the Metro train: an entire list of adjectives. He is pretending to be dozing, but through his half-closed lids he is observing fellow passengers. There is an arch little smile on his lips, which sometimes becomes an ironic twist. I do not know if calm despair resides in him, or fatigue, or, a patient sense of humor undaunted by the passage of time. The army limits the amount of adjectives. Only the adjective "same" finds grace in its colorless eyes. The same uniforms,  the same rifles. Any person who has ever returned from army exercises, changed into civilian clothes, and set off on the first walk in a civilian city remembers the incredible explosion of adjectives, colors, shades, shapes, and differences with which a cosmos full of distinct individualities greets him. Long live the adjective! Small or big, forgotten or current. We need you, malleable, slim adjective that lies on objects and people so lightly and always sees to it that the vivifying taste of individuality not be lost. Shady cities and streets drown in a cruel, pale sun. Clouds the color of pigeon wings, and great black clouds full of fury: what would you be if not for volatile adjectives drifting behind you? Ethics is another area that wouldn't survive a day without adjectives. Good, evil, cunning, generous, vengeful, passionate, noble-these are words gleaming like razor-sharp guillotines. And there would be no memories if not for the adjective. Memory is made of adjectives. A long street, a scorching August day, a creaky gate leading to a garden, and there, amid currants coated with summer dust, your resourceful fingers (all right, so "your" is a possessive pronoun).
AZ: Two Cities
Theo Gấu, trong cõi văn, chưa chắc đã có cái gọi là phản biện, theo nghĩa, chống lại. Barthes đề nghị những từ, như connotations, denotations, gia nghĩa, phụ thêm nghĩa, bớt đi, bỏ đi một số nghĩa, chi tiết... Đám ngu, đám ưa giết người, cứ đem đời vô văn, mi không theo tao là chống tao! Là thịt!
Ba giòng thác cách mạng!
Phản biện!
Kít!
(1)
đoạn này tôi viết về Mai Thảo và "Đêm giã từ Hà Nội":

Tôi từng viết về văn chương (ngôn ngữ) Mai Thảo như thế này: "Ở Mai Thảo, cái đặc trưng lồ lộ là những rút gọn từ ngữ: sẽ không là "một niềm cay đắng" mà "một cay đắng", sẽ không là "một nỗi kinh ngạc" mà "một kinh ngạc", sẽ không là "một sự rã rời" mà "một rã rời"."

Kể từ đó, không nhận ra gì thêm.

Cho đến lúc tận tay cầm vào "Đêm giã từ Hà Nội", tác phẩm đầu tay của Mai Thảo (ảnh ở đây là trang đầu).

Ấn tượng mà Mai Thảo cảm nhận về Hà Nội là ba điều: "vực thẳm", "tảng bóng tối" và "Hà Nội đổi màu". Những gì Mai Thảo, hay nói rộng hơn là lứa nhà văn hồi ấy, giã từ, bỏ lại sau lưng là như vậy.

Sách giấy có phần thiêng của nó là bởi thế, giống như những vị quý tộc khinh bỉ thói chập cheng của ebook; sờ vào quyển sách giấy, một tiếp xúc trực tiếp cũng khiến ta nhận ra những gì không thể hình dung nếu chỉ đọc ebook.

Tôi hiểu, những rút gọn từ ngữ của Mai Thảo là vì: Mai Thảo đã bỏ lại rất nhiều thứ sau lưng, đã giã từ, đã coi quá khứ là vực thẳm. Câu văn của Mai Thảo cứ rút ngắn lại, vì một phần đã thả xuống vực thẳm, cho trôi về Hà Nội. Ở những thiên tuyệt bút của Mai Thảo, văn chương giống như là vực thẳm (Đêm giã từ Hà Nội, Căn nhà vùng nước mặn, Tùy bút, Ta thấy hình ta những miếu đền).

Mai Thảo viết "Đêm giã từ Hà Nội" chừng 100 ngày sau khi Hiệp định Genève được ký kết. Năm 1956, Mai Thảo coi như vượt qua được một vực thẳm để viết "Sài Gòn thủ đô văn hóa Việt Nam", mở ra một trang sử mới cho văn chương Việt Nam, cũng là mở ra lịch sử tạp chí Sáng Tạo.

- Thế Uyên & Nguyễn Tường Giang [par DC, Maryland, 1997]
Nguyễn Đông Ngạc bỏ nhiều thì giờ in sách, lập nhà xuất bản Sóng, thành công khi xuất bản Chuyện Tình (dịch Love Story của Erich Segal), Hồi Ký Gia Đình Nguyễn Tường của Nguyễn Thị Thế (em gái của Nhất Linh, Hoàng Đạo, chị của Thạch Lam và cũng là mẹ của Duy Lam , Thế Uyên) và cuốn Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta (đầy đủ tiểu sử và quan niệm viết văn của 45 tác giả miền Nam). Nguyễn Tường Thiết về trông coi nhà xuất bản Phượng Giang của nhà văn Nhất Linh. Thái Lãng vẽ tranh và trông coi nhà in. Trần Kỳ đi dậy học tư thục. Tôi cùng một số bạn bè xuất bản Tập San Văn Chương, một tạp chí thuần túy văn chương và nghệ thuật, đồng thời thành lập nhà xuất bản Thạch Ngữ.
NTG
Note:
Người dịch Chuyện Tình là Phan Lệ Thanh. Cuốn sách bán chạy, Ngạc nhờ món tiền này làm nhà xuất bản Sóng, in Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam, tức Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta. Gấu quen NTG qua Tập San Văn Chương, nhưng không thân lắm, so với Nguyễn Tử Lộc và Joseph Huỳnh Văn, cũng quen qua tờ báo này.
Không có Joseph là không có Gấu trong tờ báo.
Theo như Gấu được biết, NTG cũng rất thân và quí JHV.
Không có Joseph thì không có tờ TSVC, như Gấu đã từng viết về tờ này.
Tôi biết Lộc, và J. Huỳnh Văn, là qua Tập san Văn chương. Không biết ai là người đầu tiên đưa ra việc làm báo. Khi có tôi, mọi chuyện đã được quyết định. Tôi nhận lời,  phần lớn là vì hai người bạn mới. Nhất là J. Huỳnh Văn. Như một hậu quả tất nhiên của những buổi bỏ sở ra ngồi quán cà phê gốc me đường Nguyễn Du, hoặc bên đường Hai Bà Trưng, quãng gần ngã tư Gia Long, khi bên kia quá ồn.  Số là lúc này, Bưu Điện đã phân đôi, thành Bưu Vụ, và Viễn Thông; tôi chuyển về Trung Ương, chuyên lo việc lên đồ biểu điện đàm/ điện tín, dưới quyền của ông T. nghe nói người của Mỹ. Vào những ngày cuối cùng, trong lúc Đà Nẵng đang trong cơn hỗn loạn, tôi còn cố liên lạc với Phòng Điện Toán, xin con số điện đàm/ điện tín ... "Anh có biết Đà Nẵng sắp sửa đi đoong không..."  tôi nghe tiếng người bạn bên kia đường dây hốt hoảng. Quay qua phòng sếp, một đống hồ sơ vẫn y nguyên. Đã hơn tuần, ông chưa vô sở: người Mỹ đã đưa ông và gia đình đi từ mấy ngày trước.
Huỳnh Văn là linh hồn của cả bọn, là tinh thần, và Tổng thư ký, của tờ báo. Không có anh, chắc tờ báo không ra quá số hai. Sài-gòn nhỏ xíu: chiến tranh, nỗi sợ hãi, đời sống riêng tư của mỗi con người... làm người ta co cụm lại. Đám bạn bè tuy biết nhau, nhưng chỉ chịu ngồi bên nhau, khi có anh. Anh nói, anh biết tôi từ hồi Nghệ Thuật, từ những ngày, thỉnh thoảng ghé quán Cái Chùa, thấy một gã lúc nào cũng đeo kính đen, ngồi trơ một mình tại một chiếc bàn ở góc quán. Nếu không có Tập san Văn chương, chúng tôi chẳng bao giờ có dịp quen nhau. Và có thể chẳng bao giờ người đọc biết anh là một thi sĩ. Cũng chẳng mấy người biết anh dậy học, cho một trường tư ở Biên hòa. Có thể những dòng Cầm Dương Xanh đã rong ruổi cùng với anh, suốt quãng đường Sài-gòn - Biên-hòa, và ngược lại. Chúng xuất hiện lần đầu tiên, và cũng là cuối cùng trên Tập san Văn chương.
Huy Tưởng, thay mặt tôi tới gia đình đốt những nén hương tưởng niệm, sau đó gửi ra vài dòng. Về câu hỏi, chị còn nhớ...?: Thời gian sau này, bạn bè nhiều nhưng thật tình là tôi không được quen biết hết, chỉ có các anh là bạn cũ trước 75 thì tôi mới nhớ thôi.
Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu


June 9 & 16, 2014
Summer Fiction: Love Stories

Yesterday
is two days before tomorrow
The day after two days ago


Có lẽ cuốn tiểu thuyết Tẩy đầu tiên Gấu đọc, là “Kẻ Xa Lạ”, nếu nói về mặt văn chương, nghĩa là, không kể những cuốn của Graham Greene, của Simenon, mà khi đọc, chỉ để học tiếng Tẩy, và sau, là những đấng sư phụ, nhất là Greene.
Simenon, khỏi nói, vì ông này cũng thờ Faulkner như Gấu Cà Chớn.
Bản dịch mới, với cái tít, là từ "The Ousider", cũng đã được sử dụng rồi.
Dịch giả giải thích, trong lời giới thiệu, trong tiếng Tẩy, “étranger”, có thể dịch là “outsider”, “stranger”, hay “foreigner”. Meursault có cả ba: một "stranger" với chính anh ta, một "outsider" với xã hội, và, "foreigner", vì là 1 anh Tẩy thuộc địa.
Với câu mở ra cuốn sách, “Aujourd’hui, maman est morte.”, đơn giản một cách chết người, vì khiến người đọc lầm lẫn.
Bản dịch cũ của Gilbert, “Mother died today”, khiến người đọc ngửi cái mùi “vô tim” của Meursault, khiến dễ chấp nhận cái cú giết tên Ả Rập, bằng bốn năm phát, rồi đổ tội mặt trời làm chói mắt.
Matthew Ward, giải thích, "maman", nói cho cùng, là 1 từ rất đỗi riêng tư, thân mật giữa hai mẹ con của tiếng Tẩy, của 1 đứa con gọi mẹ của mình, một từ không thể dịch được, cho nên ông giữ nguyên, “Maman died today.”
Bản dịch mới, dịch là “My mother died today.” Nhưng trong suốt bản dịch, dùng từ “mama” cho gần với từ “maman”.
Nhưng cú khám phá này, mới đáng kể, liên quan tới dòng cuối:
Sandra Smith has, in her admirable translation, plucked carefully upon this thread in the novel, so that Anglophone readers might better grasp Camus’s allusions. Here is but one key example: the novel’s last line, in French, begins “Pour que tout soit consommé,...” which Ward translates, literally, as “For everything to be consummated.” But as Smith points out, the French carries “an echo of the last words of Jesus on the Cross: ‘Tout est consommé.’” Her chosen rendition, then, is “So that it might be finished,” a formulation that echoes Christ’s last words in the King James translation of the Bible.
Tuyệt!
Camus famously said that “Meursault is the only Christ that we deserve”—a complicated statement for an avowed atheist. But Camus, of course, was more complex in his atheism than we might commonly expect: he was an atheist in reaction to, and in the shadow of, a Catholicism cosmetically imbued in the culture (of the French certainly, but of the “pieds noirs” in particular). The inescapable result is that his atheism is in constant dialogue with religion; in L’Étranger no less than in, say, La Peste.
Camus, hiển hách phán, M. là đấng Ky Tô độc nhất chúng ta xứng đáng. Ông vô thần, tất nhiên, và chẳng giấu. Tuy nhiên vô thần của ông dây dưa tới 1 Ky Tô Giáo, như 1 mỹ phẩm tẩm đẫm vào văn hóa [văn hóa Tẩy, tất nhiên, và đặc biệt là với đám "chân đen", tức Tẩy thuộc địa Algérie. Mít cũng bị “hội chứng” ghét Ky Tô này, với VC, và nhất là với đám trí thức Miền Nam bợ đít VC, nhất là đám thầy tu nằm vùng].
Tuy nhiên, người viết bài này [trên tờ NYRB] không nhận ra, có 1 liên hệ “Ky Tô” giữa ba người, gọi là bạn cũng được, mà gọi là thầy trò, đúng hơn, là Simone Weil, Czeslaw Milosz và Camus. Ky tô của họ, ở cả ba, đều khác nhau. Weil bị “captured" - chữ của Weil - bởi Christ, nhưng không chịu rửa tội. Milosz, 1 tên CS bỏ chạy, nhờ Ky Tô mà được cứu rỗi, giống trường hợp Brodsky.
Còn Camus, thì chọn Meursault thay vì Christ…
Trên TV, đã từng giới thiệu bản dịch mới này rồi, qua bài trên Intel: Một con cá “hiện sinh” ấm áp hơn tí tí, Camus.

A SLIGHTLY WARMER FISH


Found in Translation: Simon Willis applauds a new version of Albert Camus's most confrontational novel... 
From INTELLIGENT LIFE magazine,
September/October 2012
Author ALBERT CAMUS
English title THE OUTSIDER
Original title L'ETRANGER (1942)
Original language FRENCH
Translator SANDRA SMITH 
Existentialism had its great theorist in Sartre and its great novelist in Camus, and this is still the book students turn to when they need a fix of me-against-them. That's partly because Camus looked worth emulating—a rakish romantic to Sartre's goggle-eyed nymphomaniac—and partly because as a novel "The Outsider" is an attractive mix of pith and mystery. It has had several translators since Stuart Gilbert, who gave us the first English version in 1946. His opening line was "Mother died today", and as other translators followed suit it began to look indelible. But this new translation, by Sandra Smith, differs from the first word. The question it asks is how to talk when we talk about mothers.
She opens with "My mother died today", a small change which signals that Meursault, Camus's narrator and one of fiction's coldest fish, might not be quite as cold as usual. Throughout the rest of the novel, he refers to "mama" instead of "mother". This isn't just a question of what the French word maman means. After he shoots an Arab on the beach, Meursault's fate in court rests largely on the question of whether or not he loved his mum. He won't give anything away, which is where both his problem and his heroism lie. In 1955 Camus described Meursault as a man who refuses to play the game—a refusal which, as the terms get more affectionate, feels more potent. 
This version doesn't have quite the terse elegance of earlier translations, but with a few deft choices, Sandra Smith has made the battle lines between Meursault and the world starker. She's given a subtle twist to an old story.
Simon Willis is apps editor of Intelligent Life
The Outsider Penguin, out now
"Bữa nay mẹ tôi mất"
(Aujourd’hui maman est morte). 
          
Maman tiếng Tẩy, trong câu mở ra Kẻ Xa Lạ, "Bữa nay mẹ tôi mất" dịch sang tiếng Hồng Mao, sao?
Tiếng Mít, thì xừ Tẩy mũi tẹt TTD phán, phải dịch “Mẹ”, không được dịch “Mẹ tôi”. Bi giờ bản dịch mới nhất tiếng Anh, phán, phải dịch “My mother”, thay vì “Mother”!




Comments

Popular posts from this blog

Nguyễn Ngọc Tư

30.4.2015

Raymond Chandler by Oates