Trong lúc đọc Lukács
- Get link
- Other Apps
Oct 9, 2018
Trong lúc đọc Lukács (1)
Đã tiếp tục "Mặc Đỗ: nhiều" và "Một con mèo: Etan" (về Bohumil Hrabal).
Trong lúc tiếp tục đọc Paul Valéry, bắt đầu "trong lúc đọc Lukács" luôn; tôi nghĩ (tuy không chắc chắn, như mọi khi) nhân vật "trong lúc đọc" tiếp theo sẽ là Sainte-Beuve.
Câu hỏi quá mức nhàm nhán lại đặt ra: ở Việt Nam có chuyên gia về Lukács hay không?
Chúng ta tạm thời, lúc này, tập trung vào ba cuốn sách dưới đây của Lukács:
Câu hỏi trên đây (ở Việt Nam có chuyên gia về Lukács hay không), tôi sẽ không trả lời (thóc đâu mà đãi gà rừng lắm thế) nhưng tôi sẽ nêu một nhận xét: trong hoàn cảnh Việt Nam, việc không có chuyên gia về Lukács thực sự là vấn đề trầm trọng. Nó sẽ liên quan thẳng đến một điều: sự sụp đổ của nghiên cứu văn học Việt Nam ở nhánh lý thuyết (cho phép mở rộng sang cả địa hạt lý luận).
Nhưng, nghiên cứu lý thuyết văn học tại Việt Nam đã sụp đổ, cũng như nghiên cứu văn học nước ngoài tại Việt Nam. Trong toàn bộ giới nghiên cứu được gọi là phương Tây (tính chung luôn cả giới giảng dạy), không có đến một độc giả Flaubert. Chẳng hạn vậy.
Nhưng nhất định, sự không có chuyên gia về Lukács nằm ở mức trầm trọng vô cùng sâu sắc. Trong hoàn cảnh Việt Nam.
Hồ sơ Lukács rất dày (vì liên quan tới một câu chuyện rất dài: xét lại), đây là một ví dụ:
Phân tích Lukács hiện diện ở Việt Nam như thế nào sẽ cho thấy cả loạt vấn đề thuộc vào cấu trúc nền tảng nhất của giới nghiên cứu văn học Việt Nam suốt hơn nửa thế kỷ vừa qua, ở rất nhiều bình diện.
Nói nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu phương Tây (nước ngoài nói chung) đã sụp đổ trong tổng thể nghiên cứu văn học tại Việt Nam không đồng nghĩa với chuyện nghiên cứu văn học Việt Nam không sụp đổ - thậm chí đây mới là sự sụp đổ khổng lồ hơn cả. Và sự sụp đổ ấy (của nghiên cứu văn học Việt Nam - trong hệ thống ba thành tố, với hai thành tố còn lại là lý thuyết và nước ngoài) mới lại thực sự liên quan đến Lukács: vấn đề của Lukács ở Việt Nam không nằm ở chỗ Lukács không hề có tại Việt Nam (bởi vì Lukács có ở Việt Nam, và có rất nhiều) mà ở chỗ Lukács đã trở nên lảo đảo trong cái nhìn của các nhà nghiên cứu Việt Nam. Thế nhưng, tinh thần Lukács đặc biệt quan yếu ở một số khía cạnh, ở dưới tôi sẽ nói rõ.
Tạm từ bỏ cái nhìn viễn vọng, ta chuyển qua một cái nhìn hiển vi: câu chuyện Lukács tại Việt Nam đương nhiên liên quan đến các trí thức Việt Nam từng du học Hungary (in extenso: phân công lao động trong hoạt động gọi là trí tuệ của một thời). Cụm trí thức Việt Nam du học Đức tôi từng vài lần nói tới (nhóm đó đặc biệt thích chơi trò hard-core nhưng dường như không sở hữu gì khác ngoài sự giả vờ đọc: tất nhiên, đã bước vào địa hạt của những cái tên như Lukács, một số từ bỗng có sức nặng và sắc thái rất riêng, chẳng hạn sở hữu sẽ chính là ăn cắp - Joseph Proudhon), còn trí thức Việt Nam du học Hungary? Nguyễn Quang A là một đầu óc đặc biệt tầm thường và không làm gì khác ngoài chạy theo lợi ích cá nhân, cả đời.
Và văn chương Hungary hiện diện tại Việt Nam như thế nào? Tôi chính là một trong rất ít người ở vào vị trí tốt nhất để nói điều này, vì trong vòng trên dưới mười năm vừa rồi tôi mới là người điều chỉnh cái đó trên một số phương diện. Mười năm ấy, có một số điều đã làm, nhưng đến gần đây dường như tôi thấy rằng đã lại tuột mất, dấu hiệu là cuốn tiểu thuyết rẻ tiền của Gárdos Péter (mà tôi không hề có liên quan): Sátántangó của Krasznahorkai sắp tới đây, tôi cũng sẽ không có chút liên quan nào. Ngay vừa xong là một miêu tả về văn chương Hungary ở Việt Nam theo đúng tinh thần Lukács, ở một phương diện: tha hóa.
Để nhìn nhận Lukács trong mắt trí thức Việt Nam có thể là như thế nào, có thể bắt đầu bằng tương quan Lukács-Martin Heidegger. Quyển sách ở giữa trong bức ảnh đầu tiên là khi Lukács phê phán triết học của Heidegger và Sartre (ít nhất, cần thấy đó là một sự lặp lại trong biện chứng của Marx phê phán Proudhon, chẳng hạn, hay Anti-Gìđó của Engels). Là một trong vài (rất ít) triết gia lớn nhất của thế kỷ 20, Lukács phê phán Heidegger bằng irony (những gì Thomas Bernhard từng nói về Heidegger, mà tôi từng nói nhiều lần, có thể coi là hệ quả logic của những phê phán ấy).
Thế nhưng, nhân vật Việt Nam tưởng như là chuyên gia về Lukács lại thản nhiên cũng tự coi mình là chuyên gia về Heidegger luôn. "Bonne foi" có thể hết sức tồi tệ; nói cho đúng, "bonne foi" luôn luôn tồi tệ. Cứ như thể chưa bao giờ có, trong câu chuyện này, vắc xin Lukács. Bởi vì tinh thần của Lukács là một dạng vắc xin; đó là tính chất kí ninh trong cái nhìn của Lukács.
Trong lúc tiếp tục đọc Paul Valéry, bắt đầu "trong lúc đọc Lukács" luôn; tôi nghĩ (tuy không chắc chắn, như mọi khi) nhân vật "trong lúc đọc" tiếp theo sẽ là Sainte-Beuve.
Câu hỏi quá mức nhàm nhán lại đặt ra: ở Việt Nam có chuyên gia về Lukács hay không?
Chúng ta tạm thời, lúc này, tập trung vào ba cuốn sách dưới đây của Lukács:
Câu hỏi trên đây (ở Việt Nam có chuyên gia về Lukács hay không), tôi sẽ không trả lời (thóc đâu mà đãi gà rừng lắm thế) nhưng tôi sẽ nêu một nhận xét: trong hoàn cảnh Việt Nam, việc không có chuyên gia về Lukács thực sự là vấn đề trầm trọng. Nó sẽ liên quan thẳng đến một điều: sự sụp đổ của nghiên cứu văn học Việt Nam ở nhánh lý thuyết (cho phép mở rộng sang cả địa hạt lý luận).
Nhưng, nghiên cứu lý thuyết văn học tại Việt Nam đã sụp đổ, cũng như nghiên cứu văn học nước ngoài tại Việt Nam. Trong toàn bộ giới nghiên cứu được gọi là phương Tây (tính chung luôn cả giới giảng dạy), không có đến một độc giả Flaubert. Chẳng hạn vậy.
Nhưng nhất định, sự không có chuyên gia về Lukács nằm ở mức trầm trọng vô cùng sâu sắc. Trong hoàn cảnh Việt Nam.
Hồ sơ Lukács rất dày (vì liên quan tới một câu chuyện rất dài: xét lại), đây là một ví dụ:
Phân tích Lukács hiện diện ở Việt Nam như thế nào sẽ cho thấy cả loạt vấn đề thuộc vào cấu trúc nền tảng nhất của giới nghiên cứu văn học Việt Nam suốt hơn nửa thế kỷ vừa qua, ở rất nhiều bình diện.
Nói nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu phương Tây (nước ngoài nói chung) đã sụp đổ trong tổng thể nghiên cứu văn học tại Việt Nam không đồng nghĩa với chuyện nghiên cứu văn học Việt Nam không sụp đổ - thậm chí đây mới là sự sụp đổ khổng lồ hơn cả. Và sự sụp đổ ấy (của nghiên cứu văn học Việt Nam - trong hệ thống ba thành tố, với hai thành tố còn lại là lý thuyết và nước ngoài) mới lại thực sự liên quan đến Lukács: vấn đề của Lukács ở Việt Nam không nằm ở chỗ Lukács không hề có tại Việt Nam (bởi vì Lukács có ở Việt Nam, và có rất nhiều) mà ở chỗ Lukács đã trở nên lảo đảo trong cái nhìn của các nhà nghiên cứu Việt Nam. Thế nhưng, tinh thần Lukács đặc biệt quan yếu ở một số khía cạnh, ở dưới tôi sẽ nói rõ.
Tạm từ bỏ cái nhìn viễn vọng, ta chuyển qua một cái nhìn hiển vi: câu chuyện Lukács tại Việt Nam đương nhiên liên quan đến các trí thức Việt Nam từng du học Hungary (in extenso: phân công lao động trong hoạt động gọi là trí tuệ của một thời). Cụm trí thức Việt Nam du học Đức tôi từng vài lần nói tới (nhóm đó đặc biệt thích chơi trò hard-core nhưng dường như không sở hữu gì khác ngoài sự giả vờ đọc: tất nhiên, đã bước vào địa hạt của những cái tên như Lukács, một số từ bỗng có sức nặng và sắc thái rất riêng, chẳng hạn sở hữu sẽ chính là ăn cắp - Joseph Proudhon), còn trí thức Việt Nam du học Hungary? Nguyễn Quang A là một đầu óc đặc biệt tầm thường và không làm gì khác ngoài chạy theo lợi ích cá nhân, cả đời.
Và văn chương Hungary hiện diện tại Việt Nam như thế nào? Tôi chính là một trong rất ít người ở vào vị trí tốt nhất để nói điều này, vì trong vòng trên dưới mười năm vừa rồi tôi mới là người điều chỉnh cái đó trên một số phương diện. Mười năm ấy, có một số điều đã làm, nhưng đến gần đây dường như tôi thấy rằng đã lại tuột mất, dấu hiệu là cuốn tiểu thuyết rẻ tiền của Gárdos Péter (mà tôi không hề có liên quan): Sátántangó của Krasznahorkai sắp tới đây, tôi cũng sẽ không có chút liên quan nào. Ngay vừa xong là một miêu tả về văn chương Hungary ở Việt Nam theo đúng tinh thần Lukács, ở một phương diện: tha hóa.
Để nhìn nhận Lukács trong mắt trí thức Việt Nam có thể là như thế nào, có thể bắt đầu bằng tương quan Lukács-Martin Heidegger. Quyển sách ở giữa trong bức ảnh đầu tiên là khi Lukács phê phán triết học của Heidegger và Sartre (ít nhất, cần thấy đó là một sự lặp lại trong biện chứng của Marx phê phán Proudhon, chẳng hạn, hay Anti-Gìđó của Engels). Là một trong vài (rất ít) triết gia lớn nhất của thế kỷ 20, Lukács phê phán Heidegger bằng irony (những gì Thomas Bernhard từng nói về Heidegger, mà tôi từng nói nhiều lần, có thể coi là hệ quả logic của những phê phán ấy).
Thế nhưng, nhân vật Việt Nam tưởng như là chuyên gia về Lukács lại thản nhiên cũng tự coi mình là chuyên gia về Heidegger luôn. "Bonne foi" có thể hết sức tồi tệ; nói cho đúng, "bonne foi" luôn luôn tồi tệ. Cứ như thể chưa bao giờ có, trong câu chuyện này, vắc xin Lukács. Bởi vì tinh thần của Lukács là một dạng vắc xin; đó là tính chất kí ninh trong cái nhìn của Lukács.
Nov 14, 2018
Trong lúc đọc Lukács (2) về Nietzsche (cùng Fink và Martin H)
Tiếp tục câu chuyện "Trong lúc đọc Lukács" và nhân tiện cũng tiếp tục Triết học là gì (Ortega y Gasset đã bắt đầu bàn đến một dạng người: người bourgeois).
Tôi đề nghị đọc Nietzsche theo ba tầng: Lukács về Nietzsche, nhưng cùng lúc cả hai nhân vật khác nữa, Eugen Fink và Martin H..
Cuốn sách của Fink như dưới đây, quyển ngoài cùng bên trái hàng trên:
Nietzsche đối với Martin H.. là cả một đề tài bất tận:
Còn Lukács về Nietzsche, tất nhiên, là dưới đây:
Friedrich
Nietzsche là một trong những khuôn mặt lớn nhất của số phận trong lịch
sử tinh thần của phương Tây, một con người định mệnh [“con người định
mệnh”: ý đặc biệt quan trọng trong cái nhìn Nietzsche của Fink] buộc
chúng ta phải có các quyết định chung quyết, một dấu chấm hỏi khủng
khiếp trên con đường - cái con đường được định ra bởi di sản Cổ đại và
hai nghìn năm Ki-tô giáo - trên đó con người châu Âu đã dấn bước vào,
cho tới lúc này. Nietzsche nảy ra nghi ngờ rằng con đường ấy là một con
đường của nhầm lẫn, rằng vì suy nghĩ đã đi lạc, cho nên nhất thiết phải
quay trở ngược lại sau, sự quay lại ấy hẳn đồng nghĩa với vứt bỏ mọi thứ
gì cho đến lúc này vẫn được coi là “thánh”, là “tốt” và “đúng”. Cái
tên Nietzsche gắn liền vào với một phê phán triệt để hướng tới tôn
giáo, triết học, khoa học và đạo đức. Hegel đã có một thử nghiệm khổng
lồ, là thâu tóm [hiểu] toàn bộ lịch sử của tinh thần như một tiến
hóa trong đó mọi bước đều bị suy nghĩ lại và phải được nhìn nhận theo
luật riêng của nó. Ông đã tưởng mình có thể, theo một nghĩa tích cực,
đáp ứng lịch sử nhân loại thuộc châu Âu. Ngược lại, Nietzsche, chẳng
chút ngập ngừng, đặt một lời cự tuyệt thẳng băng trước quá khứ; ông vứt
bỏ toàn bộ truyền thống và kêu gọi một đảo lộn triệt để. Với Nietzsche,
con người châu Âu đi tới một ngã ba đường. Cùng nhau, Hegel và Nietzsche
là ý thức lịch sử lộn ngược lại và suy tư về toàn bộ quá khứ phương Tây
nhằm ước lượng giá trị của nó [đặt Hegel cạnh Nietzsche - một cú đặt
rất khó - ngoài những điều khác, đồng nghĩa với miêu tả hai đảo lộn
ngược nhau: đảo lộn của bất động và đảo lộn của chuyển động]. Cả hai,
đầy chủ đích, tự định vị mình trong tầng cầu của các nhà tư tưởng Hy Lạp
đầu tiên, cả hai quay ngược về nguồn, cả hai đều là những người có tính
cách Héraclite. Tương quan giữa Hegel và Nietzsche, đó là tương quan
giữa một “ừ” chấp nhận mọi thứ và một “không” phản đối mọi thứ. Hegel
thực hiện được một công việc khái niệm mênh mông bằng cách suy nghĩ lại
và gộp vào tất tật avatar của sự hiểu con người về *là*, bằng cách tụ
họp mọi chủ đề mâu thuẫn nhau của lịch sử siêu hình học vào trong nhất
thể vượt lên trên trong hệ thống của ông, và bằng cách, như vậy, dẫn
lịch sử đó tới một kết luận. Đối với Nietzsche, cùng lịch sử ấy chỉ là
lịch sử quá dài của một nhầm lẫn, và ông chiến đấu lại nó với một dục
vọng vô chừng mực trong một cuộc tranh cãi hùng hồn, đầy tính chất nghi
ngờ và buộc tội trong sự căm ghét dữ tợn của ông và trong nỗi chua cay
nhạo báng của ông. Ông tự bày ra trước chúng ta với rất đầy trí tuệ,
nhưng cũng được trang bị vũ khí bằng tất tật mọi sự ma mãnh che giấu đi
của một nhân vật chuyên viết đả kích. Cho cuộc chiến của mình, ông dùng
đến mọi thứ vũ khí mà ông có được: tâm lý học tinh vi của ông [ta hãy
nhớ rằng Nietzsche là độc giả của Paul Bourget và “tâm lý học” của
Nietzsche lấy không ít thứ từ “tâm lý học” Bourget], sự cay độc trong
khiếu hài hước của ông, nhiệt hứng của ông và nhất là phong cách của
ông. Ông lao mình vào, nhưng không phải theo đường lối khái niệm mà ông
nhất quyết tàn phá siêu hình học [Nietzsche là khoảnh khắc của triết học
phương Tây khi nó dường như nhận ra siêu hình học đã trở nên bất
khả]. Ông không phá hủy bằng cách sử dụng các phương tiện của suy nghĩ
trừu tượng về *là*; ông vứt bỏ khái niệm, đấu tranh chống lại thuyết lý
tính, chống lại sự xâm phạm thực tại bởi suy nghĩ. Nietzsche nói chuyện
phải quấy với quá khứ trên một mặt trận rộng. Ông không chỉ chiến đấu
chống lại truyền thống triết học, mà còn chống lại tôn giáo và đạo đức
truyền thống. Cuộc chiến của ông mang hình thức một phê phán rộng lớn
nhằm vào văn hóa [văn hóa, văn hóa: siêu hình học sụt đi đâu mất và hiện
ra một thứ, gọi là “văn hóa”], và khía cạnh ấy có một tầm quan trọng
lớn lao.
Chuyện phê phán của Nietzsche được áp dụng vào văn hóa che mờ một cách quá dễ dàng một chuyện khác, sâu sắc hơn nhiều, là chuyện ở ông về cốt yếu vấn đề chỉ là một cuộc nói chuyện phải quấy có tính cách triết học với siêu hình học phương Tây. Chắc chắn, Nietzsche đặt toàn bộ văn hóa của quá khứ vào sự phê phán nhiều tính cách tàn phá của ông. Bằng cách lội thật xa vào trong quá khứ, theo đường lối nền tảng đặt vấn đề về truyền thống phương Tây, Nietzsche ngay thoạt tiên đã tự tách rời khỏi các nhà phê phán nhiều tính giáo huấn từng trở thành thời thượng vào thế kỷ 19. Ông đã không chỉ, trong một thái độ phê phán, quay về quá khứ, mà ông còn có một quyết định, ông tiến hành một cuộc tái đánh giá các giá trị phương Tây. Ông muốn cho tương lai, ông có một chương trình, một lý tưởng. Tuy nhiên, ông không phải một người theo thuyết phi lai [“phi lai” và “không tưởng”], một nhà cải cách hay một nhà từ thiện của vũ trụ. Nietzsche không tin vào “tiến bộ” [điểm hết sức then chốt; vả lại “quy hồi vĩnh cửu” chính là một biểu hiện lớn]. Tiên tri về tương lai của ông u tối, ông là điềm triệu cho thuyết hư vô châu Âu. Dường như kể từ đó thuyết hư vô đã xâm nhập châu Âu. Ai cũng biết nó và bàn luận về nó - thậm chí người ta còn tìm cách “vượt qua” nó. Nietzsche thông báo sự đăng quang của thuyết hư vô “cho những thế kỷ sắp tới”. Cũng hướng đến tương lai, ý thức lịch sử của Nietzsche nhắm rất xa. Như vậy, sẽ là tỏ lộ một tinh thần nghèo nàn và ti tiện nếu cứ muốn nhốt thật chặt vào trong các giới hạn chật chội của lịch sử hiện thời nhằm từ đó mà đánh giá, một tác giả xét về lịch sử bao gồm toàn bộ quá khứ châu Âu và là người phác thảo một dự đồ cho tồn tại trong những thế kỷ sắp tới. Cần phải, với năng lượng lớn nhất, từ chối trộn Nietzsche vào với thời sự chính trị, bày ông ra như con người vinh danh kiểu cổ điển cho bạo lực, cho chủ nghĩa đế quốc Đức, như con quỷ Giéc-manh lồng lộn chống lại tất tật giá trị của văn hóa Địa Trung Hải, v.v… Chắc hẳn triết học của Nietzsche sẽ không thể thoát khỏi số phận của mọi triết học lớn, đó là bị dung tục hóa và bị biến trở nên gần như tầm thường. Tuy nhiên người ta không thể rút ra một lập luận chống lại Nietzsche từ sự thể trong chính trị người ta đã lạm dụng ông, ngay cả khi người ta muốn chứng minh rằng một praxis chính trị tai tiếng tồi tệ đã thoát thai từ một cách hiểu ngây thơ triết học đích thực của ông. Những con người vĩ đại dựng ra hệ thống như Aristote, Leibniz, Kant hay Hegel, do độ khó trong phong cách của họ, có lẽ ít nguy cơ bị hiểu sai hơn so với Nietzsche, bề ngoài thì có vẻ dễ hơn [đây là một nghịch lý lớn của Nietzsche], người mê hoặc nhờ sự rực rỡ trong phong cách của ông, cùng hình thức châm ngôn [trong truyền thống châm ngôn, Nietzsche có vị trí hạng nhất] trong những gì ông viết, người quyến rũ và thu hút nhờ sự bướng bỉnh những cách diễn đạt của ông, người bỏ bùa nhờ vẻ đẹp những văn bản của ông và gây ngây ngất nhờ ma thuật những vị thế cực điểm của ông. Nhìn nhận ảnh hưởng mỗi lúc một tăng tiến mà suy nghĩ của Nietzsche tạo ra, cần phải đặt ra câu hỏi nghiêm trọng sau đây: ảnh hưởng của ông có được là do triết học của ông, hay do các chủ đề thứ yếu trong tác phẩm của ông, những khi nào không phải là do quyền năng quyến rũ từ các phương tiện thuộc phong cách đầy sức gợi ý mà trí năng thật căng của ông dùng tới?
Câu trả lời của chúng tôi hẳn sẽ gây thất vọng. Triết học của Nietzsche là thứ ở ông hành động ít hơn cả; chắc hẳn vẫn còn bị hiểu quá kém, nó vẫn đợi một diễn giải đi tới được gần hơn với cái cốt yếu. Triết gia Nietzsche trốn đi bên dưới sự giả trang của nhà phê bình văn hóa, của điềm triệu bí hiểm, của nhà tiên tri với lời lẽ hùng hồn. Những mặt nạ che đi cái cốt yếu. Thế kỷ cho các mặt nạ của Nietzsche đi diễu hành, nhưng nó hẵng còn ở xa triết học của ông. Tuy nhiên trong vòng vài thập kỷ vừa qua, hình ảnh Nietzsche đã chịu một chuyển hóa điển hình. Hồi đầu thế kỷ, từ mọi phía người ta chủ yếu “hình dung” Nietzsche như người chẩn đoán thiên tài cho suy đồi văn hóa, như người sáng tạo ra một tâm lý học chiều sâu làm hiển lộ các nghĩa bị giấu kín, một nghệ thuật vĩ đại về thần linh và diễn giải. Người ta vinh danh nơi ông tinh thần sắc bén đã làm rõ “nỗi khó ở” cùng “suy đồi”, người nhăn mặt trước mọi thứ gì liên quan đến chết chóc và hôi thối. Ông đáng giá với tư cách nghệ sĩ, với tư cách nhà thơ với ngôn từ mạnh mẽ, với tư cách nhà tiên tri. Như Scheler [Max Scheler: chúng ta đang ở trong tập hợp các môn đệ của Husserl] từng nói, Nietzsche đã mang đến cho từ sốngvang vọng của vàng; ông đã lập ra Lebensphilosophie (triết học về sống). Càng kém hiểu triết học của Nietzsche một cách thực sự, người ta lại càng nồng nhiệt trong thờ phụng tác giả ấy. Thay cho khuôn mặt thực của ông, người ta đặt một hình tượng truyền thuyết; cứ tìm cách phong cách hóa ông mãi, người ta biến ông trở thành một biểu tượng. Bằng cách lục lọi trong tiểu sử và tác phẩm của ông, người ta sản xuất ra một kiệt tác về “truyền thuyết”.
Tôi đề nghị đọc Nietzsche theo ba tầng: Lukács về Nietzsche, nhưng cùng lúc cả hai nhân vật khác nữa, Eugen Fink và Martin H..
Cuốn sách của Fink như dưới đây, quyển ngoài cùng bên trái hàng trên:
Nietzsche đối với Martin H.. là cả một đề tài bất tận:
Còn Lukács về Nietzsche, tất nhiên, là dưới đây:
-----------
Eugen Fink
Triết học Nietzsche
Chương 1
“Siêu hình học của nghệ sĩ”
1. Nietzsche, triết gia đeo mặt nạ
Chuyện phê phán của Nietzsche được áp dụng vào văn hóa che mờ một cách quá dễ dàng một chuyện khác, sâu sắc hơn nhiều, là chuyện ở ông về cốt yếu vấn đề chỉ là một cuộc nói chuyện phải quấy có tính cách triết học với siêu hình học phương Tây. Chắc chắn, Nietzsche đặt toàn bộ văn hóa của quá khứ vào sự phê phán nhiều tính cách tàn phá của ông. Bằng cách lội thật xa vào trong quá khứ, theo đường lối nền tảng đặt vấn đề về truyền thống phương Tây, Nietzsche ngay thoạt tiên đã tự tách rời khỏi các nhà phê phán nhiều tính giáo huấn từng trở thành thời thượng vào thế kỷ 19. Ông đã không chỉ, trong một thái độ phê phán, quay về quá khứ, mà ông còn có một quyết định, ông tiến hành một cuộc tái đánh giá các giá trị phương Tây. Ông muốn cho tương lai, ông có một chương trình, một lý tưởng. Tuy nhiên, ông không phải một người theo thuyết phi lai [“phi lai” và “không tưởng”], một nhà cải cách hay một nhà từ thiện của vũ trụ. Nietzsche không tin vào “tiến bộ” [điểm hết sức then chốt; vả lại “quy hồi vĩnh cửu” chính là một biểu hiện lớn]. Tiên tri về tương lai của ông u tối, ông là điềm triệu cho thuyết hư vô châu Âu. Dường như kể từ đó thuyết hư vô đã xâm nhập châu Âu. Ai cũng biết nó và bàn luận về nó - thậm chí người ta còn tìm cách “vượt qua” nó. Nietzsche thông báo sự đăng quang của thuyết hư vô “cho những thế kỷ sắp tới”. Cũng hướng đến tương lai, ý thức lịch sử của Nietzsche nhắm rất xa. Như vậy, sẽ là tỏ lộ một tinh thần nghèo nàn và ti tiện nếu cứ muốn nhốt thật chặt vào trong các giới hạn chật chội của lịch sử hiện thời nhằm từ đó mà đánh giá, một tác giả xét về lịch sử bao gồm toàn bộ quá khứ châu Âu và là người phác thảo một dự đồ cho tồn tại trong những thế kỷ sắp tới. Cần phải, với năng lượng lớn nhất, từ chối trộn Nietzsche vào với thời sự chính trị, bày ông ra như con người vinh danh kiểu cổ điển cho bạo lực, cho chủ nghĩa đế quốc Đức, như con quỷ Giéc-manh lồng lộn chống lại tất tật giá trị của văn hóa Địa Trung Hải, v.v… Chắc hẳn triết học của Nietzsche sẽ không thể thoát khỏi số phận của mọi triết học lớn, đó là bị dung tục hóa và bị biến trở nên gần như tầm thường. Tuy nhiên người ta không thể rút ra một lập luận chống lại Nietzsche từ sự thể trong chính trị người ta đã lạm dụng ông, ngay cả khi người ta muốn chứng minh rằng một praxis chính trị tai tiếng tồi tệ đã thoát thai từ một cách hiểu ngây thơ triết học đích thực của ông. Những con người vĩ đại dựng ra hệ thống như Aristote, Leibniz, Kant hay Hegel, do độ khó trong phong cách của họ, có lẽ ít nguy cơ bị hiểu sai hơn so với Nietzsche, bề ngoài thì có vẻ dễ hơn [đây là một nghịch lý lớn của Nietzsche], người mê hoặc nhờ sự rực rỡ trong phong cách của ông, cùng hình thức châm ngôn [trong truyền thống châm ngôn, Nietzsche có vị trí hạng nhất] trong những gì ông viết, người quyến rũ và thu hút nhờ sự bướng bỉnh những cách diễn đạt của ông, người bỏ bùa nhờ vẻ đẹp những văn bản của ông và gây ngây ngất nhờ ma thuật những vị thế cực điểm của ông. Nhìn nhận ảnh hưởng mỗi lúc một tăng tiến mà suy nghĩ của Nietzsche tạo ra, cần phải đặt ra câu hỏi nghiêm trọng sau đây: ảnh hưởng của ông có được là do triết học của ông, hay do các chủ đề thứ yếu trong tác phẩm của ông, những khi nào không phải là do quyền năng quyến rũ từ các phương tiện thuộc phong cách đầy sức gợi ý mà trí năng thật căng của ông dùng tới?
Câu trả lời của chúng tôi hẳn sẽ gây thất vọng. Triết học của Nietzsche là thứ ở ông hành động ít hơn cả; chắc hẳn vẫn còn bị hiểu quá kém, nó vẫn đợi một diễn giải đi tới được gần hơn với cái cốt yếu. Triết gia Nietzsche trốn đi bên dưới sự giả trang của nhà phê bình văn hóa, của điềm triệu bí hiểm, của nhà tiên tri với lời lẽ hùng hồn. Những mặt nạ che đi cái cốt yếu. Thế kỷ cho các mặt nạ của Nietzsche đi diễu hành, nhưng nó hẵng còn ở xa triết học của ông. Tuy nhiên trong vòng vài thập kỷ vừa qua, hình ảnh Nietzsche đã chịu một chuyển hóa điển hình. Hồi đầu thế kỷ, từ mọi phía người ta chủ yếu “hình dung” Nietzsche như người chẩn đoán thiên tài cho suy đồi văn hóa, như người sáng tạo ra một tâm lý học chiều sâu làm hiển lộ các nghĩa bị giấu kín, một nghệ thuật vĩ đại về thần linh và diễn giải. Người ta vinh danh nơi ông tinh thần sắc bén đã làm rõ “nỗi khó ở” cùng “suy đồi”, người nhăn mặt trước mọi thứ gì liên quan đến chết chóc và hôi thối. Ông đáng giá với tư cách nghệ sĩ, với tư cách nhà thơ với ngôn từ mạnh mẽ, với tư cách nhà tiên tri. Như Scheler [Max Scheler: chúng ta đang ở trong tập hợp các môn đệ của Husserl] từng nói, Nietzsche đã mang đến cho từ sốngvang vọng của vàng; ông đã lập ra Lebensphilosophie (triết học về sống). Càng kém hiểu triết học của Nietzsche một cách thực sự, người ta lại càng nồng nhiệt trong thờ phụng tác giả ấy. Thay cho khuôn mặt thực của ông, người ta đặt một hình tượng truyền thuyết; cứ tìm cách phong cách hóa ông mãi, người ta biến ông trở thành một biểu tượng. Bằng cách lục lọi trong tiểu sử và tác phẩm của ông, người ta sản xuất ra một kiệt tác về “truyền thuyết”.
Các diễn giải mà người ta có về Nietzsche thời gian gần đây cho thấy một cảm quan nghiêm khắc hơn về các thực tại; ta
có thể nhận thấy ở chúng một khuynh hướng trái ngược với khuynh hướng
đã miêu tả phía trên. Thường người ta cũng xuất phát từ tiểu sử rồi tìm
cách rút ra lời giải thích cho tác phẩm, về cuộc đời đã tạo ra nó. Nhưng
người ta nhìn nhận tác giả với bớt ảo tưởng đi; người ta không còn coi
ông là siêu nhân, như ông từng tuyên bố trong Zarathustra. Ngược
hẳn lại. Thứ tâm lý học tinh vi về hé lộ mà Nietzsche rốt cuộc đã vận
hành được với một tài khéo thượng thừa, kể từ nay người ta áp dụng nó
vào chính ông luôn. Thế là ông liền hiện ra như một con người chịu đau
đớn sâu sắc, giống một nhân vật bị bẻ gãy, bị cuộc đời chơi cho những vố
lớn. Nỗi căm ghét man dã, đầy tính chất quỷ quái của ông đối với mọi
thứ gì là Ki-tô, hẳn chỉ có thể được giải thích bắt nguồn từ việc ông
không đủ khả năng rũ bỏ Ki-tô giáo; phê phán đạo đức của ông, sự vô luân
của ông, bắt nguồn từ sự tinh tế về mặt đạo đức của ông, từ sự ngay
thẳng tuyệt đối nơi ông; cuối cùng, bài ca dành cho cuộc sống man dã
mạnh mẽ, cho con người hùng tráng, cho sức khỏe lớn hẳn của ông chỉ có
thể hiểu bắt nguồn từ nỗi khốn cùng và những nỗi ấm ức của một người bị
bệnh. Hình ảnh Nietzsche, người ta xác định nó dựa trên các khía cạnh
bên ngoài tác phẩm của ông chứ không phải trên hạt nhân triết học của
ông. Khỏi phải bàn cãi rằng “những cuộc chinh phục tâm lý học của
Nietzsche” rất đáng kể: ông đã mở mắt cho chúng ta về chuyện nghĩa bề
ngoài của các biểu đạt tâm hồn che đi một nghĩa khác, ngầm ẩn, và về vô
số hiện tượng đa trị. Nghệ thuật phân tích tâm lý của ông thuộc vào hạng
nhất. Cũng khỏi phải bàn cãi rằng Nietzsche được phú cho một mức độ
thính gây lo ngại về phía các sự kiện lịch sử: ông biết giải mã những
tín hiệu của tương lai và tiên liệu cái sẽ tới; khỏi phải bàn cãi rằng
nghệ sĩ có sự nhạy cảm của một bông hoa, một quyền năng sáng tạo bất
tận, một phăng te di sum suê, cái nhìn của một nhà thấu thị. Khỏi phải
bàn cãi rằng Nietzsche là một nhà thơ vĩ đại.
“Trong số tất tật những ai đi trốn, tôi là người trốn kỹ nhất”, Nietzsche từng nói vậy về chính ông. Triết gia, đó là cái chúng ta khó nắm bắt nhất, chính bởi vì đó là Nietzsche đích thực. Giấu đi bản tính cốt yếu đã trở nên, nơi Nietzsche, một dục vọng. Ông yêu quý, theo một cách thức đáng lo lắng, mặt nạ, hội hóa trang, trò diễn hề. Tất tật “bóng hình” dưới đó ông tự tỏ lộ đều cũng che giấu: có lẽ không triết gia nào từng ngụy trang những suy nghĩ của mình ở dưới ngần ấy trá ngụy [từ này sẽ trở lại nhiều lần: Fink muốn nói đến “sophism”]. Hẳn có thể nói rằng bản tính nhiều óng ánh, bất định của ông đã không sao tự thể hiện theo đường lối rõ ràng và xác định, rằng ông đóng nhiều vai.
“Tinh thần tự do” của thời kỳ Menschliches, Allzumenschliches, ông hoàng ngoài vòng pháp luật, Zarathustra và sự tự đồng hóa cuối cùng của ông với Dionysos là những hình tượng như thế.
Triết học của Nietzsche vẫn còn nằm trong bóng tối; tác phẩm của ông che giấu nó nhiều hơn là phơi bày nó.
“Trong số tất tật những ai đi trốn, tôi là người trốn kỹ nhất”, Nietzsche từng nói vậy về chính ông. Triết gia, đó là cái chúng ta khó nắm bắt nhất, chính bởi vì đó là Nietzsche đích thực. Giấu đi bản tính cốt yếu đã trở nên, nơi Nietzsche, một dục vọng. Ông yêu quý, theo một cách thức đáng lo lắng, mặt nạ, hội hóa trang, trò diễn hề. Tất tật “bóng hình” dưới đó ông tự tỏ lộ đều cũng che giấu: có lẽ không triết gia nào từng ngụy trang những suy nghĩ của mình ở dưới ngần ấy trá ngụy [từ này sẽ trở lại nhiều lần: Fink muốn nói đến “sophism”]. Hẳn có thể nói rằng bản tính nhiều óng ánh, bất định của ông đã không sao tự thể hiện theo đường lối rõ ràng và xác định, rằng ông đóng nhiều vai.
“Tinh thần tự do” của thời kỳ Menschliches, Allzumenschliches, ông hoàng ngoài vòng pháp luật, Zarathustra và sự tự đồng hóa cuối cùng của ông với Dionysos là những hình tượng như thế.
Vậy, sở thích mặt nạ ấy là gì? Có
phải nó chỉ là thủ pháp văn chương, ham muốn lừa gạt công chúng, hay đó
là một phương pháp, vẫn còn đáng giá, nhằm bảo vệ một luận đề dẫu chẳng
hề gắn chặt vào với nó? Đường nét đó của Nietzsche có thể được giải
thích dứt khoát, bởi điều sau đây: treo mình lơ lửng trên các vực thẳm,
ông đã không bắt rễ xuống ở bất kỳ đâu và thế nhưng lại muốn tự tạo và
tạo cho người khác ảo tưởng rằng ông ở trên một mảnh đất, hay chăng? Một
cuộc khám phá về tâm lý sẽ chẳng bao giờ giải mã được câu đố về tồn tại
ấy của Nietzsche. Con người đó, trong một hình ảnh có tính cách biểu
tượng mạnh mẽ, nói đến “mê cung”: đối với ông con người là một mê cung,
từ đó chẳng ai đi ra và đó là nơi mọi người anh hùng chết rục. Bản thân
Nietzsche là một người-mê cung hoàn hảo. Chúng ta không thể giật lấy từ
ông bí mật về tồn tại của ông; ông đã tự đặt mình vào nơi an toàn sau vô
tận chuỗi mê cung, dưới rất nhiều vai diễn và mặt nạ. Nhưng có cần quan
tâm đến điều đó hay chăng? Thông thường, các diễn giải tác phẩm của
Nietzsche chịu tác động xấu từ việc người ta cứ chăm chăm tìm cách xâm
nhập nó thông qua con người, từ việc người ta cứ muốn biến tiểu sử của
ông thành một chìa khóa. Thế nhưng cuộc đời Nietzsche còn bí mật hơn so
với tác phẩm của ông. Tuy nhiên khía cạnh ngoạn mục trong số phận của
ông, dục vọng của ông và mặt khác chuyện ông đòi làm một đấng cứu thế,
pathos trong thái độ của ông, nó gây sợ hãi, tức tối, băn khoăn và bỏ
bùa, tất tật cái đó luôn luôn thôi thúc lại nhìn về phía con người thay
vì chỉ chăm chăm quan tâm đến tác phẩm. Vốn dĩ là người quyến rũ,
Nietzsche lôi kéo chúng ta về phía con người chính ông. Những cuốn sách
của ông thảy đều được viết bằng phong cách thú tội; đó không phải là một
tác giả chịu ở lại nơi hậu cảnh. Ngược hẳn lại. Theo một cách thức gần
như khó dung thứ, ông nói với chúng ta về chính ông, về những kinh
nghiệm tinh thần của ông, về bệnh tật của ông, về các sở thích của ông.
Bằng cách ấy Nietzsche bày tỏ một sự cao ngạo vô song trong việc gây
phiền hà cho độc giả với chính con người ông, trong lúc nói rằng xét cho
cùng những cuốn sách của ông chỉ là các độc thoại nơi ông nói chuyện
với chính ông. Nietzsche dùng tới đòi hỏi hỗn hào ấy về phía độc giả như
dùng một thủ pháp nghệ thuật, một chiêu văn chương. Ông có được nhiều
ngưỡng mộ chính bằng cách đẩy bật họ đi. Pathos có tính cách quý tộc đó
muốn gây phấn hứng và tỏ ra thú vị. Nietzsche là một tác giả tinh vi,
ông sở hữu bản năng về hiệu ứng, làm chủ mọi cung bậc ngôn ngữ kể từ
những ghi chép tinh tế, trác tuyệt cho đến những hồi kèn đồng chói tai;
ông có một thiên bẩm mạnh mẽ đối với âm giai tự nhiên của ngôn ngữ. Ông
dựng ra các câu rộng lớn, bác học và đầy nghệ thuật, tôn trọng tempo của
tăng tiến, trong một đà có tác dụng đặt mỗi từ vào đúng chỗ của nó.
Nhưng ông cũng làm chủ rất giỏi nhịp staccato của những câu ngắn, đặc,
hung dữ. Phong cách gây kích thích của ông đậm đặc điện của trí tuệ, và
cùng lúc ông biết, với một sự khéo léo của nhạc công diễn tấu bậc thầy,
huy động các lực phi lý tính nơi tâm hồn con người. Phong cách của
Nietzsche tìm kiếm hiệu ứng. Những gì Nietzsche từng nói về âm nhạc
Wagner cũng đúng với ông. Có nhiều thói rởm và đạo đức giả trong phong
cách ấy, thứ muốn quyến rũ, bỏ bùa. Nhưng cũng thật nhiều sự lộng lẫy
xiết bao, khi suy nghĩ của ông tới được một cận kề cốt yếu với bài thơ.
Sự rực rỡ của phong cách Nietzsche, tính cách chủ quan cực điểm của nó,
cứ không ngừng xui khiến chúng ta đưa cái nhìn đi khỏi tác phẩm để hướng
nó vào tác giả, vốn dĩ tự phản chiếu theo cả nghìn cách trong nó.
Thái độ thông thường của những người
diễn giải Nietzsche còn có thể được giải thích bằng một lý do khác nữa.
Ngoại trừ vài văn bản, những cuốn sách của ông không có tính cách các
tác phẩm nơi các ý nối lại với nhau để tạo ra một toàn thể, và chúng
mang tới một suy nghĩ càng lúc càng phát triển thêm. Đó là những tập
châm ngôn. Mắt yếu và do đó không thể làm việc lâu liên tục, Nietzsche
đã biến châm ngôn thành một tác phẩm nghệ thuật. Nhưng hẳn sẽ là giải
quyết vấn đề quá nhanh nếu muốn giải thích phong cách châm ngôn của
Nietzsche chỉ bằng sự đau mắt ở ông, và tin rằng ông đã biến tất yếu
thành phẩm hạnh. Đúng hơn, châm ngôn hợp với dạng tinh thần nơi ông; nó
cho phép cách đặt câu ngắn và táo bạo, thứ chối từ sản xuất ra các lý
lẽ. Nietzsche như thể nghĩ bằng các tia chớp của suy nghĩ thì đúng hơn
là theo hình tỉ mẩn của những trình bày trừu tượng [điểm này đặc biệt
quan trọng], được tạo nên từ các chuỗi khái niệm dài. Suy nghĩ của ông
là một suy nghĩ có tính cách trực giác diễn tiến theo các hình ảnh, một
suy nghĩ được phú cho năng lực khủng khiếp về sáng tạo ra những biểu
tượng. Các châm ngôn của Nietzsche, có tính biểu cảm rất mạnh, giống
những hòn đá được mài nhẵn. Tuy nhiên chúng không biệt lập hẳn với nhau,
mà trong chuỗi tiếp nối của mình chúng tạo nên, trong đơn vị một cuốn
sách, một chỉnh thể đặc biệt. Nietzsche đã trở thành bậc thầy trong nghệ
thuật bố cục. Mỗi cuốn sách của ông lại có bầu khí hậu đặc thù mà hiện
diện ngầm ẩn có thể cảm thấy trong mọi châm ngôn, cái nào cũng có nhịp
riêng, một tông riêng không trùng vào với bất kỳ cái nào khác. Không
cuốn sách nào của Nietzsche giống với một cuốn khác. Mắt và tai chúng ta
càng đủ khả năng nhận ra điều đó, chúng ta sẽ càng kinh ngạc trước
thành công về mặt nghệ thuật ấy. Nhưng, cùng lúc, chúng ta lại càng kinh
ngạc hơn nữa bởi vì Nietzsche, vốn dĩ trao nhiều thứ đến vậy cho những
cuốn sách của ông, lại luôn luôn lùi bước trước công việc của một sự dàn
dựng có tính cách hệ thống, khái niệm. Mãi trong các di cảo chúng ta
mới thấy các phác thảo về hệ thống [một điểm lớn trong phân tích của
Fink: đối chiếu sách mà Nietzsche in khi còn sống và di cảo để chỉ ra
khía cạnh “hệ thống” trong tổng thể triết học của Nietzsche], những dự
đồ nhằm đưa các ý của ông đến những triển khai cuối cùng của chúng. Giá
trị văn chương lớn lao trong những cuốn sách của ông, hình thức châm
ngôn của chúng, chính những cái đó đã gây hại cho sự trình bày triết học
của ông. Trong những kiệt tác của ông, chúng cũng luôn luôn hướng tới
hiệu ứng, sự thuyết phục, sức quyến rũ - dẫu đó là sức quyến rũ của sự
khiêu khích có ý thức hay của sự phóng đại trong tranh biện vô chừng mực
- Nietzsche đã che giấu thì đúng hơn là công bố triết học của ông.
Nếu tác phẩm của ông chỉ diễn tả
kinh nghiệm về tồn tại đặc biệt của một người bị đe dọa, hẳn chúng ta sẽ
chẳng cần lưu tâm. Hẳn khi ấy Nietzsche đối với chúng ta sẽ không phải
là một hình tượng của số phận. Hẳn ông sẽ là một nhân cách đáng quan
tâm, một vĩ nhân được toàn quyền bắt chúng ta phải dành cho lòng kính
trọng đầy e sợ. Nhưng nếu ông là một triết gia, tức là một người
có nhiệm vụ suy nghĩ về cái *là* của con người chúng ta, gánh nặng của
sự thật tồn tại chúng ta, thì trong trường hợp đó ông quan hệ tới chúng
ta, dẫu cho chúng ta có muốn hay không. Có phải trách nhiệm ấy rơi vào
Nietzsche, cho nhân loại hiện đại, tức là chúng ta? Ông ở chỗ nào trong
tư cách nhà tư tưởng? Trước những câu hỏi đó, chúng ta sẽ chẳng bao giờ
có nổi một câu trả lời thỏa mãn bằng cách đưa ánh mắt của chúng ta chìm
vào, cho dù xuống sâu tới mức nào, nhân cách của Nietzsche, bằng cách
tập hợp mọi lời chứng về ông mà chúng ta tìm được, nhằm dùng đến thứ tâm
lý học sắc sảo nhất. Chỉ nhờ vào một suy tư nghiêm ngặt về các suy nghĩ
triết học của ông, chúng ta mới có thể biết vị trí của Nietzsche trong
lịch sử các nhà tư tưởng phương Tây; chỉ bằng cách ấy chúng ta mới có
thể tiên cảm điều gì đó nghiêm túc trong vấn đề của ông. Và tuy nhiên
khi thử làm việc đó một cách nghiêm túc và trung thực, chúng ta vấp vào
một nguy cơ. Nietzsche chất chứa đầy rẫy nguy cơ đối với bất kỳ ai khởi
sự làm quen với ông, và là như vậy không chỉ đối với các thanh niên lao
mình vào thuyết hoài nghi của ông mà thiếu sự bảo vệ, vào sự ngờ vực
không giới hạn của ông, vào nghệ thuật quyến rũ của ông. Nguy cơ nơi
Nietzsche không chỉ nằm ở chuyện trong bản tính của ông đã sẵn có thiên
hướng chăng bẫy, rồi thì nhạc tính trong ngôn ngữ rất giàu sức thuyết
phục của ông, mà còn hơn nhiều, ở cái hỗn hợp sẵn có nơi ông, của triết
học và trá ngụy, của suy nghĩ khởi nguyên và mối nghi kỵ sâu sắc của suy
nghĩ dành cho bản thân nó. Nietzsche là triết gia đặt thành vấn đề toàn
bộ lịch sử phương Tây, và là người thấy trong triết học “một chuyển
động có tính cách âm [âm tính] một cách sâu sắc”. Suy nghĩ của Nietzsche
đã không dấn thân vào con đường mà suy nghĩ về *là* đã vạch ra trong
vòng nhiều thế kỷ. Nietzsche nghi ngờ con đường ấy và khai chiến chống
lại siêu hình học. Nhưng ông không ngờ vực nó theo đường lối mà siêu
hình học, khoa học hay tinh thần thực chứng ngờ vực cuộc sống thường
nhật.
Đòn tấn công của ông vào siêu hình
học không phát xuất từ tầng cầu tiền triết học của tồn tại, nó không
“ngây thơ”. Ở Nietzsche, bản thân suy nghĩ cũng quay ra chống lại siêu
hình học. Sau hăm lăm thế kỷ diễn giải *là* nhờ siêu hình học, Nietzsche
tìm một khởi đầu mới. Trong cuộc tranh đấu chống lại siêu hình học
phương Tây của ông, Nietzsche vẫn còn gắn liền với nó, ông “chỉ xoay nó
sang mặt khác”. Tuy nhiên, trong cuốn sách này, chúng tôi đặt ra chính
vấn đề tìm hiểu xem Nietzsche chỉ là một nhà siêu hình học lộn ngược hay
ở ông một kinh nghiệm khởi nguyên về *là* hoàn toàn mới được thông báo.
Ta không thể giải quyết vấn đề này một cách chóng vánh. Nhất thiết phải
suy tư rất lâu dài và theo cách thức chuyên sâu; cần phải thực hiện lại
tiến trình của suy nghĩ nơi Nietzsche, phải đắm chìm vào trong tác phẩm
của ông và dứt khoát nói chuyện phải quấy với ông. Trước hết chúng tôi
sẽ tìm cách có một diễn giải tạm thời, ngay thoạt tiên, thông qua một
xem xét chăm chút các văn bản, tìm cách bóc ra những chủ đề nền tảng của
suy tư Nietzsche. Sau đó chúng tôi sẽ đặt câu hỏi về tương quan giữa
các chủ đề ấy và những vấn đề nền tảng của triết học truyền thống, câu
hỏi để xem ta có nhận ra ở chúng các yếu tố của cuộc tra vấn siêu hình
học hay không. Dứt khoát, chúng tôi sẽ tự hỏi kinh nghiệm mới mà
Nietzsche có về *là* là gì.
Chúng tôi tìm triết học của
Nietzsche, mà những gì ông viết ngụy trang đi mất. Nó như thể bị giấu đi
bởi sự tráng lệ trong ngôn ngữ của ông, bởi quyền năng quyến rũ trong
phong cách của ông, bởi sự biệt lập nơi các châm ngôn của ông; nó bị
giấu đi bởi nhân cách rất thu hút của ông, nó luôn luôn kéo những ánh
mắt về phía mình. Nhưng để tìm triết học đó, lẽ dĩ nhiên chúng tôi cần
một tiền-khái niệm, thứ nói cho chúng tôi triết học là gì. Chúng tôi
không tìm theo lối mù quáng, không người dẫn dắt, và đối với chúng tôi
cũng là không đủ, việc yên tâm với cái mà tác giả của chúng ta gọi là
“triết học”. Tuy vậy tiền-khái niệm dẫn dắt tất cả chúng ta, đó là siêu
hình học, đúng như lịch sử nền văn minh của chúng ta đã truyền cho chúng
ta. Thế nhưng chính cái siêu hình học này là thứ mà Nietzsche đã tuyên
chiến. Như vậy chúng tôi rơi vào situation đặc biệt, đối với cuộc tìm
kiếm của mình, chúng tôi thiếu mất sợi chỉ dẫn đường, sợi chỉ của
Ariane, thứ có thể dẫn chúng tôi đi trong mê cung suy nghĩ của
Nietzsche. Mà thậm chí với quyền nào đây để còn nói đến triết học khi đề
cập bản thân ông, bởi vì ông có ý định đoạn tuyệt với toàn bộ truyền
thống? Chẳng phải sẽ cần tìm ra, gò ra một từ mới cho cái tương đương
với triết học của Nietzsche, đấy ư? Tuy nhiên suy nghĩ của tác giả ấy,
trong dục vọng của ông, xóa biến đi một khoảng thời gian rất đáng kể,
không xóa đi khởi đầu của triết học phương Tây. Nietzsche quay trở lại
với Héraclite. Các đối thủ ban đầu của ông, đó là các Eléate [đại khái
là “dòng” Parménide và Zénon”] và Platon; trước hết ông chiến đấu chống
lại truyền thống triết học bắt nguồn từ họ. Nguyên ủy triết học của
Nietzsche, đó là Héraclite. Sau hai nghìn năm trăm năm, Héraclite quay
trở lại với ý định khủng khiếp là xóa bỏ công việc trí năng dài lâu đã
được thành tựu trong khoảng thời gian đó, và chỉ cho loài người một con
đường mới, tuy nhiên lại rất cổ xưa, nó mâu thuẫn với toàn bộ truyền
thống. Trong thái độ ấy của Nietzsche đối với lịch sử lộ ra ý thức rất
sắc của ông là mình có một sứ mệnh, một con người định mệnh, như ông nói
trong Ecce Homo như sau: “Tôi biết số phần tôi. Rồi sẽ tới một
ngày kỷ niệm về một sự kiện tuyệt mỹ sẽ gắn chặt vào với tên tôi, kỷ
niệm về một khủng hoảng duy nhất trong lịch sử trái đất, về cú va chạm
thẳm sâu nhất của các ý thức, về một nghị định được ban bố chống lại mọi
thứ gì từng được tin, được đòi hỏi và được phê chuẩn cho đến thời chúng
ta. Tôi đâu phải một con người, tôi là một thuốc nổ.”
2. Phương trình nền tảng *là* = giá trị. Khởi đầu: Sự ra đời của bi kịch
Mar 3, 2019
Trong lúc đọc Lukács (3): văn chương Đức
(nhân tiện - cùng chủ đề - tiếp tục và cũng kết thúc luôn "Xã hội học về đao phủ" của Roger Caillois)
Sau hai "kỳ" thuộc chuỗi "Trong lúc đọc Lukács" - kỳ 1, kỳ 2, tôi thấy cần - nếu muốn nhìn nhận Lukács thực sự một cách toàn diện (nhìn nhận toàn diện một nhân vật như Lukács rất không dễ) cần phải kéo sang một số phía nữa. Một trong số những phía ấy là văn chương Đức. Văn chương Đức có một điểm đặc biệt là được hưởng một số nhân vật diễn giải siêu hạng nhưng không phải là người Đức (chính trong cuốn sách trong ảnh, Lukács cũng nói đến một đặc điểm lớn của văn chương Đức nói riêng và tinh thần Đức nói chung: luôn luôn có tác động từ bên ngoài); tức là, Lukács thuộc vào một bộ ba nhân vật đặc biệt quan trọng, tuy không phải là người Đức nhưng là những người bình luận tuyệt vời văn chương (bằng tiếng) Đức; hai người còn lại là Claudio Magris và George Steiner. Nhưng tại sao lại thế (yếu tố bên ngoài)? Tôi sẽ tìm cách lý giải điều này ở phần dưới.
Ấn bản tiếng Pháp của Lịch sử ngắn về văn chương Đức do nhà xuất bản Nagel ấn hành năm 1949, dịch nó sang tiếng Pháp là Michel Butor và nhất là Lucien Goldmann (trong chuỗi "trong lúc đọc Lukács" tôi sẽ sớm dành riêng một kỳ cho Goldmann).
Chưa cần đọc cuốn sách (ngày nay không thực sự được biết đến nhiều), độc giả của Lukács đã biết Lukács là một độc giả siêu hạng của văn chương Đức, trong tổng thể của nó cũng như một số nhân vật riêng, chẳng hạn Thomas Mann hay nhất là Gottfried Keller. Lukács cũng dễ dàng nhận ra, để nhìn nhận văn chương Đức ở mức độ kỹ càng nhất và trong một thời độ lớn, nhân vật nhất thiết cần đặt ở vị trí xương sống là Heinrich Heine: Heine là một sự kỳ diệu đúng nghĩa. Nhân vật Đức nào sẽ lặp lại yếu tố kỳ diệu ấy, về sau? Tôi nghĩ là tôi đã thấy rõ: đó chính là Walter Benjamin.
Trước khi đi tiếp, tôi muốn ngoặt vào câu chuyện ở Việt Nam. Với Heine, yếu tố một nửa trong cấu trúc ý thức ở đây thêm một lần nữa hiện lên chói lòa. Heinrich Heine ở Việt Nam đồng nghĩa với một nhà thơ chuyên rên rỉ hoa lá cành, một thứ nếu không phải mềm nhũn thì ít nhất cũng như thể không có gân cốt gì. Tức là một hình ảnh còn hơn cả mức méo mó.
Tiếp tục - tất nhiên ở một mức độ và bình diện khác hẳn - một nhân vật văn chương Đức khác: Eichendorff. Chính ở đây có thể thấy rất rõ sự không biết đọc của giới nghiên cứu Việt Nam, cả ở trường hợp Eichendorff lẫn chính ở trường hợp Lukács. Lukács không hề nhầm lẫn về Eichendorff, như có thể thấy rất rõ dưới đây:
Thế nhưng, ở Việt Nam, đâu phải không có chuyên gia về Lukács. Thêm một lần nữa: các chuyên gia văn học ở Việt Nam (trong mọi lĩnh vực) lại giả vờ là chuyên gia. Lại giả vờ đọc. Nhưng riêng trong địa hạt Lukács, sự giả vờ này đặc biệt gây ra nhiều hệ lụy lớn.
Trên đây, Lukács miêu tả Eichendorff hết sức ngắn gọn nhưng hiệu quả, rất chuẩn xác: có hai xu hướng trong văn chương Đức giai đoạn ấy, kể những câu chuyện rất "nghệ thuật" và đồng thời lại có xu hướng của một "nghệ thuật kể chuyện thực sự bình dân"; hai xu hướng đó hội tụ một cách rõ nét nhất vào Eichendorff. Lukács nói thêm, những tác phẩm "tốt nhất" của Eichendorff (độc giả của Eichendorff biết ngay ở đây đang ám chỉ đến câu chuyện về kẻ ăn không ngồi rồi) ngày nay vẫn còn rất "sống"; đối với một con người của biện chứng như Lukács, đây là cả một lời khen ngợi lớn.
Nhưng điều đó rất đúng: khi nói đến Eichendorff và nhất là câu chuyện về kẻ ăn không ngồi rồi, ngay lập tức tôi muốn so sánh nó với Eine kleine Nachtmusik của Mozart; vả lại, những miêu tả văn chương của Eichendorff của Lukács hoàn toàn cũng có thể áp dụng (không thừa không thiếu) để miêu tả âm nhạc của Mozart.
Nhưng - các nhà lý luận văn học Việt Nam rất hiểu tôi đang nói gì - vậy có nghĩa là ở đây người ta chẳng hề thực sự đọc Lukács.
Nhưng, điều đó hết sức phi lý: bộ khung của "chủ nghĩa hiện thực" của các vị được xây dựng bằng cách nào đây, nếu không dựa trên một số tư tưởng, trong đó tư tưởng của Lukács nổi bật hơn cả? Rồi "nguyên lý phản ánh hiện thực" suốt mấy chục năm các vị dạy dỗ học trò, nó ở đâu ra?
Tuy nhiên, câu chuyện Lukács ở Việt Nam lại - chính trong sự phi lý của nó (sự phi lý bắt nguồn từ giả vờ đọc) - lại phản ánh một điều hết sức quan yếu trong cái hoạt động gọi là "lý luận văn học". Tôi sẽ nói hết sức đích xác về nó ngay dưới đây.
Đó là, các nhà lý luận văn học Việt Nam đã trở thành nhà lý luận chỉ vì, họ không đọc được văn chương. Lukács hết sức dễ dàng nhìn nhận giá trị của từng nhân vật văn chương, còn các nhà lý luận văn học Việt Nam thì không.
Tức là, ở đây có một điều: sự trông như là Lukács. Nói đúng hơn, trông như là lý luận. Đó là một thứ lý luận nghịch lý hai lần: lý luận ấy khẳng định ròng rã rằng chính nó dựa trên "hiện thực" (thực tại mới đúng), với các "hình thái tồn tại" (hình thức mới đúng), tránh xa trừu tượng, siêu hình etc., và nhất là tránh xa "duy tâm" (lý tưởng luận mới đúng) nhưng lý luận văn học ở Việt Nam lại chính là một thứ trừu tượng, "vague terms". Và đó là một thứ trừu tượng hạng bét. Một simulacre.
Hết thế hệ này sang thế hệ kia, trong vòng hơn nửa thế kỷ vừa rồi, người ta tiến hành (vả cả - nhất là - dạy dỗ) một thứ lý luận chẳng hề hướng vào đâu hết: không có đối tượng (rất hay bị gọi một cách nhảm nhí là khách thể). Nó không giải thích được gì hết, bởi vì chính bản thân nó cần được giải thích. Ông Trần Đình Sử, ông La Khắc Hòa, ông Trương Đăng Dung, ông Trịnh Bá Đĩnh, ông Lê Ngọc Trà, ông Huỳnh Như Phương đều như vậy hết.
Trên đây tôi chủ ý lựa chọn hai nhân vật có tính chất rất khác nhau: Heine và Eichendorff. Điểm độc đáo của Eichendorff nằm ở chỗ nhân vật ấy không hề có mặt trên bình diện thật (effectif) tại Việt Nam. Chính vì thế mọi sự càng rõ ràng hơn, bởi vì được nhìn từ một perspective hoàn toàn khác. Tôi sẵn sàng gọi (với rất nhiều nguy cơ, tôi biết) đó là cái nhìn chân không. Vả lại, vậy thì sao? bởi vì chính quyển giáo trình đại học trong đường link liên quan đến Eichendorff trên đây vẫn thoải mái bình luận chân không đấy chứ. Lấy chân không để bình luận (tức là áp lên) chân không.
Một ví dụ nói lên sự chân không nơi các nhà lý luận văn học Việt Nam: mệnh đề "văn chương có đau thì mới hay" của Trần Đình Sử. Chưa nói đến chuyện tinh thần của mệnh đề đó toát lên mùi vị của sự maso, tức là một tinh thần khổ dâm (theo tôi yếu tố này hết sức quan trọng, nhưng tôi sẽ không đi sâu), ấy còn là một mệnh đề cho thấy sự không hướng vào đâu. Tức là, lộn ngược (tôi đang dùng cái nhìn rất đặc trưng Karl Marx, không có gì bí hiểm hết): không phải văn chương có đau thì mới hay, không phải có một sơ đồ, một a priori, một định kiến, một dạy dỗ để rồi mọi chuyện diễn ra như vậy, mà vấn đề nằm ở chỗ "văn chương có hay thì mới etc." (chẳng hạn thế). Chính vì yếu tố chân không (chẳng biết xoay về đâu, giống các phi hành gia trong môi trường không gian phi trọng lực) cho nên mọi thứ chỉ lung tung hết cả. Điều này không khó hiểu: Trần Đình Sử không hề có khả năng đọc văn chương. Quay trở lại chính xác với Kiều, một thứ đá thử vàng của phê bình văn học Việt Nam: Trần Đình Sử đích xác nằm trong nhóm những người bình luận Kiều kém cỏi nhất. Rốt cuộc, Trần Đình Sử là một người nịnh bợ Tố Hữu.
Trong địa hạt của các nhà lý luận cũng có chi phối ở diện rất rộng của cơ chế biện minh, giống ở các nhà phê bình văn học. Họ biện minh cho sự không biết đọc của mình bằng các nguyên lý và phạm trù. Huỳnh Như Phương sẽ tán dương nhân vật nào của văn chương Sài Gòn? Chính là một nhân vật có văn chương rất trung bình, Thế Nguyên của Hồi chuông tắt lửa. Một cuốn sách có nhan đề gồm "cấu trúc" của Trịnh Bá Đĩnh thì không có chút cấu trúc nào. Một cuốn sách có nhan đề gồm "ký hiệu học" của La Khắc Hòa thì không có chút ký hiệu nào. Tôi sẽ còn quay trở lại với những trường hợp cụ thể ấy. Nhưng, điều quan trọng nằm ở chính một điểm: đọc.
Thêm nữa, điều vừa miêu tả trên đây tìm được hồi ứng (tôi quay trở lại với các tương đương, thậm chí các đối xứng qua gương ưa thích của tôi) ở đích xác cái phía rất bất ngờ: hải ngoại. Một cuốn sách của Đặng Tiến trong nhan đề có "thi pháp" thì có nghĩa hoàn toàn chẳng có thi pháp gì hết. Nhưng vấn đề còn rộng hơn nhiều: khi Nguyễn Hưng Quốc viết sách về lý thuyết văn học, thì đó chỉ là để nói lên rằng Nguyễn Hưng Quốc chưa bao giờ đọc bất kỳ cái gì thuộc về lý thuyết.
Tiếp tục sự biện minh: ông Trịnh Bá Đĩnh có một hình thức biện minh rất độc đáo, ấy là hềnh hệch làm trò hề; cuộc đời nhà lý luận văn học của ông Trịnh Bá Đĩnh là một sự làm hề kéo dài không điểm kết. Ông Huỳnh Như Phương: viết tản văn (rất kém) và ông Trương Đăng Dung (nhân vật rất quan yếu trong địa hạt Lukács): làm thơ (thơ của ông Trương Đăng Dung đặc biệt dở).
Và một phần lớn của câu chuyện diễn ra trong một sự nhập nhằng giữa lý luận và lý thuyết. Nhưng hai cái đó đâu phải là một: cái này là hình ảnh biếm họa của cái kia. Yên tâm, tôi đã ở rất gần một miêu tả hết sức tường minh về tương quan lý thuyết-lý luận trong nghiên cứu văn học.
Quay trở lại với Lukács: tiếp tục cần phải "kéo" rộng thêm nữa (để trả Lukács về với kích cỡ thực):
Ngoài Đức, đối với câu chuyện Lukács, còn phải nói đến Matxcơva - tức là Liên Xô. Ta biết rằng Lukács lần đầu tiên đến Matxcơva (sau khi ở Viên) đầu năm 1930. Lần này, Lukács không ở đó lâu, nhưng đây là quãng lưu trú nhiều ý nghĩa, với sự cộng tác của Lukács cùng Viện Marx-Engels (ở đoạn này, Riazanov đứng đầu), thời gian khoảng hơn một năm. Chính tại đây Lukács sẽ tìm được một người đồng chí bất ngờ: Lifschitz trẻ tuổi - cụm từ "xã hội học dung tục" mà chúng ta rất quen thuộc là sản phẩm của Lifschitz (với một lưu ý: ở đây không muốn nói đến "sociology" mà một lân cận của nó, "sociologism" - có thể gọi là "xã hội luận").
Thời gian ở Liên Xô (hai giai đoạn: sau quãng hơn một năm tại Viện Marx-Engels Matxcơva, mùa hè năm 1931 Lukács được Quốc tế cử sang Đức - đây cũng là một đoạn quan trọng, tôi sẽ còn trở lại, nhất là trong cuộc đối đầu với Bertolt Brecht - rồi quay lại Matxcơva lúc Hitler nên nắm quyền, rồi ở lại đây cho đến tận lúc Hungary được giải phóng) là lúc để Lukács coin một khái niệm sẽ có vận hạn rất lớn: "thực tại luận lớn"; thời gian ấy, Lukács (cũng như mọi khi, trong cả đời) chiến đấu trên cùng một lúc nhiều mặt trận: với tác giả bộ tiểu thuyết được biết đến rất nhiều ở Việt Nam, Đội cận vệ thanh niên, cũng như nhiều nhân vật Nga, nhưng đồng thời cũng với những người Đức sống lưu vong ở Liên Xô, nhất là Ernst Bloch, mà Lukács đã quen biết từ trước đó rất lâu (hồi còn trẻ, Lukács theo học Georg Simmel). Tôi sẽ còn đặc biệt quay trở lại với Ernst Bloch, triết gia lớn đã bị lãng quên quá nhiều, một người bạn của Walter Benjamin.
Lukács là duy nhất trong câu chuyện thuộc địa hạt được gọi là "lý luận" ở toàn bộ một khu vực rộng lớn (Liên Xô, Đông Âu, nhưng cả Việt Nam). Bởi vì Lukács - đây là nghịch lý lớn - không phải một nhà lý luận, theo cách hiểu thông thường trên toàn khu vực vừa nói.
Quay trở lại với Lukács bình luận văn chương Đức, đặc biệt chuyện nó luôn luôn cần yếu tố từ bên ngoài; George Steiner sẽ tiếp tục cái nhìn ấy, khi nói rằng văn chương Đức có một đặc điểm lớn, phần trung tâm thì tăm tối nhưng sáng dần ra khi đi ra phía bên ngoài, rực rỡ nhất ở chính những chỗ nào tiếp xúc nhỏ nhất (nói đúng hơn, lỏng nhất): điều đó giải thích các nhân vật văn chương tiếng Đức lớn nhất là người Áo, người Thụy Sĩ, người Séc, etc. hay người Đức nhưng lại không thực sự Đức (Sebald chẳng hạn) và cũng nói lên toàn bộ ý nghĩa của thức thứ như Deleuze bình luận văn chương Kafka. Lukács, khi ta đã kéo rộng sự nhìn nhận ra nhiều phía, bắt đầu biểu lộ ý nghĩa chính ở đây: ta có phía Nga, phía Đức (và không chỉ vậy), nhưng đó là bởi Lukács là một người Hungary. Là một người Hungary nghĩa là phải như vậy. Một người Pháp sẽ nhìn mọi thứ tỏa ra, nhưng đó là một vị thế quá mức đặc quyền. Để là một người Hungary (hay những khu vực khác), cần phải đi ngược lại chiều của những tỏa ra, và đó là con đường của Lukács, và không chỉ Lukács, nhưng rất hiếm.
Roger Caillois: "Xã hội học về đao phủ"
Gilles Deleuze: "Văn chương và cuộc đời"
Tại sao École de Genève (1)
Georges Bataille: Kinh nghiệm trong
Trong lúc đọc Lukács (2)
Trong lúc đọc Lukács (1)
Claude Lévi-Strauss: Sống và Chín
Thibaudet-Gourmont-Du Bos: những chuỗi
Walter Benjamin: "Eduard Fuchs, nhà sưu tầm và sử gia"
Buổi thuyết trình thứ ba (và cuối cùng)
Gérard Genette
Albert Thibaudet: Sinh lý học phê bình
École de Genève (buổi thuyết trình thứ hai)
Jean Starobinski: "Quan hệ phê bình" (tài liệu cho buổi thuyết trình thứ hai)
École de Genève (buổi thuyết trình thứ nhất)
Jean Rousset: Văn chương thời kỳ baroque ở Pháp
Georges Poulet: La Poésie éclatée. Baudelaire/Rimbaud
Về Barthes
Barthes, Flaubert, Proust
Một người lãng mạn (Heinrich Heine)
Gaston Bachelard: Nước và các giấc mơ
Hugo Friedrich: Cấu trúc thơ hiện đại
Gaston Bachelard: Không khí và mộng
Roger Caillois về Montesquieu
Roland Barthes: "Sociologie và socio-logique"
Leo Spitzer: Phong cách của Marcel Proust
Jean-Pierre Richard: Hiểu biết và dịu dàng ở Stendhal
Thơ Mới: cấu trúc
Sur Barthes (1)
Roland Barthes: "Michelet, Lịch Sử và Chết"
Roland Barthes: "Văn hóa và bi kịch"
Octavio Paz về André Breton
Jean Paulhan: Les Fleurs de Tarbes
George Steiner: Râu Xanh
Maurice Merleau-Ponty: Văn xuôi thế giới
Lý thuyết văn học và triết học
Michel Foucault: "Thư viện huyền hoặc" (về Flaubert)
Albert Béguin: Tâm hồn lãng mạn và giấc mơ
Nghiên cứu văn học: con đường lý thuyết
Nhìn lại lý thuyết
Sau hai "kỳ" thuộc chuỗi "Trong lúc đọc Lukács" - kỳ 1, kỳ 2, tôi thấy cần - nếu muốn nhìn nhận Lukács thực sự một cách toàn diện (nhìn nhận toàn diện một nhân vật như Lukács rất không dễ) cần phải kéo sang một số phía nữa. Một trong số những phía ấy là văn chương Đức. Văn chương Đức có một điểm đặc biệt là được hưởng một số nhân vật diễn giải siêu hạng nhưng không phải là người Đức (chính trong cuốn sách trong ảnh, Lukács cũng nói đến một đặc điểm lớn của văn chương Đức nói riêng và tinh thần Đức nói chung: luôn luôn có tác động từ bên ngoài); tức là, Lukács thuộc vào một bộ ba nhân vật đặc biệt quan trọng, tuy không phải là người Đức nhưng là những người bình luận tuyệt vời văn chương (bằng tiếng) Đức; hai người còn lại là Claudio Magris và George Steiner. Nhưng tại sao lại thế (yếu tố bên ngoài)? Tôi sẽ tìm cách lý giải điều này ở phần dưới.
Ấn bản tiếng Pháp của Lịch sử ngắn về văn chương Đức do nhà xuất bản Nagel ấn hành năm 1949, dịch nó sang tiếng Pháp là Michel Butor và nhất là Lucien Goldmann (trong chuỗi "trong lúc đọc Lukács" tôi sẽ sớm dành riêng một kỳ cho Goldmann).
Chưa cần đọc cuốn sách (ngày nay không thực sự được biết đến nhiều), độc giả của Lukács đã biết Lukács là một độc giả siêu hạng của văn chương Đức, trong tổng thể của nó cũng như một số nhân vật riêng, chẳng hạn Thomas Mann hay nhất là Gottfried Keller. Lukács cũng dễ dàng nhận ra, để nhìn nhận văn chương Đức ở mức độ kỹ càng nhất và trong một thời độ lớn, nhân vật nhất thiết cần đặt ở vị trí xương sống là Heinrich Heine: Heine là một sự kỳ diệu đúng nghĩa. Nhân vật Đức nào sẽ lặp lại yếu tố kỳ diệu ấy, về sau? Tôi nghĩ là tôi đã thấy rõ: đó chính là Walter Benjamin.
Trước khi đi tiếp, tôi muốn ngoặt vào câu chuyện ở Việt Nam. Với Heine, yếu tố một nửa trong cấu trúc ý thức ở đây thêm một lần nữa hiện lên chói lòa. Heinrich Heine ở Việt Nam đồng nghĩa với một nhà thơ chuyên rên rỉ hoa lá cành, một thứ nếu không phải mềm nhũn thì ít nhất cũng như thể không có gân cốt gì. Tức là một hình ảnh còn hơn cả mức méo mó.
Tiếp tục - tất nhiên ở một mức độ và bình diện khác hẳn - một nhân vật văn chương Đức khác: Eichendorff. Chính ở đây có thể thấy rất rõ sự không biết đọc của giới nghiên cứu Việt Nam, cả ở trường hợp Eichendorff lẫn chính ở trường hợp Lukács. Lukács không hề nhầm lẫn về Eichendorff, như có thể thấy rất rõ dưới đây:
Thế nhưng, ở Việt Nam, đâu phải không có chuyên gia về Lukács. Thêm một lần nữa: các chuyên gia văn học ở Việt Nam (trong mọi lĩnh vực) lại giả vờ là chuyên gia. Lại giả vờ đọc. Nhưng riêng trong địa hạt Lukács, sự giả vờ này đặc biệt gây ra nhiều hệ lụy lớn.
Trên đây, Lukács miêu tả Eichendorff hết sức ngắn gọn nhưng hiệu quả, rất chuẩn xác: có hai xu hướng trong văn chương Đức giai đoạn ấy, kể những câu chuyện rất "nghệ thuật" và đồng thời lại có xu hướng của một "nghệ thuật kể chuyện thực sự bình dân"; hai xu hướng đó hội tụ một cách rõ nét nhất vào Eichendorff. Lukács nói thêm, những tác phẩm "tốt nhất" của Eichendorff (độc giả của Eichendorff biết ngay ở đây đang ám chỉ đến câu chuyện về kẻ ăn không ngồi rồi) ngày nay vẫn còn rất "sống"; đối với một con người của biện chứng như Lukács, đây là cả một lời khen ngợi lớn.
Nhưng điều đó rất đúng: khi nói đến Eichendorff và nhất là câu chuyện về kẻ ăn không ngồi rồi, ngay lập tức tôi muốn so sánh nó với Eine kleine Nachtmusik của Mozart; vả lại, những miêu tả văn chương của Eichendorff của Lukács hoàn toàn cũng có thể áp dụng (không thừa không thiếu) để miêu tả âm nhạc của Mozart.
Nhưng - các nhà lý luận văn học Việt Nam rất hiểu tôi đang nói gì - vậy có nghĩa là ở đây người ta chẳng hề thực sự đọc Lukács.
Nhưng, điều đó hết sức phi lý: bộ khung của "chủ nghĩa hiện thực" của các vị được xây dựng bằng cách nào đây, nếu không dựa trên một số tư tưởng, trong đó tư tưởng của Lukács nổi bật hơn cả? Rồi "nguyên lý phản ánh hiện thực" suốt mấy chục năm các vị dạy dỗ học trò, nó ở đâu ra?
Tuy nhiên, câu chuyện Lukács ở Việt Nam lại - chính trong sự phi lý của nó (sự phi lý bắt nguồn từ giả vờ đọc) - lại phản ánh một điều hết sức quan yếu trong cái hoạt động gọi là "lý luận văn học". Tôi sẽ nói hết sức đích xác về nó ngay dưới đây.
Đó là, các nhà lý luận văn học Việt Nam đã trở thành nhà lý luận chỉ vì, họ không đọc được văn chương. Lukács hết sức dễ dàng nhìn nhận giá trị của từng nhân vật văn chương, còn các nhà lý luận văn học Việt Nam thì không.
Tức là, ở đây có một điều: sự trông như là Lukács. Nói đúng hơn, trông như là lý luận. Đó là một thứ lý luận nghịch lý hai lần: lý luận ấy khẳng định ròng rã rằng chính nó dựa trên "hiện thực" (thực tại mới đúng), với các "hình thái tồn tại" (hình thức mới đúng), tránh xa trừu tượng, siêu hình etc., và nhất là tránh xa "duy tâm" (lý tưởng luận mới đúng) nhưng lý luận văn học ở Việt Nam lại chính là một thứ trừu tượng, "vague terms". Và đó là một thứ trừu tượng hạng bét. Một simulacre.
Hết thế hệ này sang thế hệ kia, trong vòng hơn nửa thế kỷ vừa rồi, người ta tiến hành (vả cả - nhất là - dạy dỗ) một thứ lý luận chẳng hề hướng vào đâu hết: không có đối tượng (rất hay bị gọi một cách nhảm nhí là khách thể). Nó không giải thích được gì hết, bởi vì chính bản thân nó cần được giải thích. Ông Trần Đình Sử, ông La Khắc Hòa, ông Trương Đăng Dung, ông Trịnh Bá Đĩnh, ông Lê Ngọc Trà, ông Huỳnh Như Phương đều như vậy hết.
Trên đây tôi chủ ý lựa chọn hai nhân vật có tính chất rất khác nhau: Heine và Eichendorff. Điểm độc đáo của Eichendorff nằm ở chỗ nhân vật ấy không hề có mặt trên bình diện thật (effectif) tại Việt Nam. Chính vì thế mọi sự càng rõ ràng hơn, bởi vì được nhìn từ một perspective hoàn toàn khác. Tôi sẵn sàng gọi (với rất nhiều nguy cơ, tôi biết) đó là cái nhìn chân không. Vả lại, vậy thì sao? bởi vì chính quyển giáo trình đại học trong đường link liên quan đến Eichendorff trên đây vẫn thoải mái bình luận chân không đấy chứ. Lấy chân không để bình luận (tức là áp lên) chân không.
Một ví dụ nói lên sự chân không nơi các nhà lý luận văn học Việt Nam: mệnh đề "văn chương có đau thì mới hay" của Trần Đình Sử. Chưa nói đến chuyện tinh thần của mệnh đề đó toát lên mùi vị của sự maso, tức là một tinh thần khổ dâm (theo tôi yếu tố này hết sức quan trọng, nhưng tôi sẽ không đi sâu), ấy còn là một mệnh đề cho thấy sự không hướng vào đâu. Tức là, lộn ngược (tôi đang dùng cái nhìn rất đặc trưng Karl Marx, không có gì bí hiểm hết): không phải văn chương có đau thì mới hay, không phải có một sơ đồ, một a priori, một định kiến, một dạy dỗ để rồi mọi chuyện diễn ra như vậy, mà vấn đề nằm ở chỗ "văn chương có hay thì mới etc." (chẳng hạn thế). Chính vì yếu tố chân không (chẳng biết xoay về đâu, giống các phi hành gia trong môi trường không gian phi trọng lực) cho nên mọi thứ chỉ lung tung hết cả. Điều này không khó hiểu: Trần Đình Sử không hề có khả năng đọc văn chương. Quay trở lại chính xác với Kiều, một thứ đá thử vàng của phê bình văn học Việt Nam: Trần Đình Sử đích xác nằm trong nhóm những người bình luận Kiều kém cỏi nhất. Rốt cuộc, Trần Đình Sử là một người nịnh bợ Tố Hữu.
Trong địa hạt của các nhà lý luận cũng có chi phối ở diện rất rộng của cơ chế biện minh, giống ở các nhà phê bình văn học. Họ biện minh cho sự không biết đọc của mình bằng các nguyên lý và phạm trù. Huỳnh Như Phương sẽ tán dương nhân vật nào của văn chương Sài Gòn? Chính là một nhân vật có văn chương rất trung bình, Thế Nguyên của Hồi chuông tắt lửa. Một cuốn sách có nhan đề gồm "cấu trúc" của Trịnh Bá Đĩnh thì không có chút cấu trúc nào. Một cuốn sách có nhan đề gồm "ký hiệu học" của La Khắc Hòa thì không có chút ký hiệu nào. Tôi sẽ còn quay trở lại với những trường hợp cụ thể ấy. Nhưng, điều quan trọng nằm ở chính một điểm: đọc.
Thêm nữa, điều vừa miêu tả trên đây tìm được hồi ứng (tôi quay trở lại với các tương đương, thậm chí các đối xứng qua gương ưa thích của tôi) ở đích xác cái phía rất bất ngờ: hải ngoại. Một cuốn sách của Đặng Tiến trong nhan đề có "thi pháp" thì có nghĩa hoàn toàn chẳng có thi pháp gì hết. Nhưng vấn đề còn rộng hơn nhiều: khi Nguyễn Hưng Quốc viết sách về lý thuyết văn học, thì đó chỉ là để nói lên rằng Nguyễn Hưng Quốc chưa bao giờ đọc bất kỳ cái gì thuộc về lý thuyết.
Tiếp tục sự biện minh: ông Trịnh Bá Đĩnh có một hình thức biện minh rất độc đáo, ấy là hềnh hệch làm trò hề; cuộc đời nhà lý luận văn học của ông Trịnh Bá Đĩnh là một sự làm hề kéo dài không điểm kết. Ông Huỳnh Như Phương: viết tản văn (rất kém) và ông Trương Đăng Dung (nhân vật rất quan yếu trong địa hạt Lukács): làm thơ (thơ của ông Trương Đăng Dung đặc biệt dở).
Và một phần lớn của câu chuyện diễn ra trong một sự nhập nhằng giữa lý luận và lý thuyết. Nhưng hai cái đó đâu phải là một: cái này là hình ảnh biếm họa của cái kia. Yên tâm, tôi đã ở rất gần một miêu tả hết sức tường minh về tương quan lý thuyết-lý luận trong nghiên cứu văn học.
Quay trở lại với Lukács: tiếp tục cần phải "kéo" rộng thêm nữa (để trả Lukács về với kích cỡ thực):
Ngoài Đức, đối với câu chuyện Lukács, còn phải nói đến Matxcơva - tức là Liên Xô. Ta biết rằng Lukács lần đầu tiên đến Matxcơva (sau khi ở Viên) đầu năm 1930. Lần này, Lukács không ở đó lâu, nhưng đây là quãng lưu trú nhiều ý nghĩa, với sự cộng tác của Lukács cùng Viện Marx-Engels (ở đoạn này, Riazanov đứng đầu), thời gian khoảng hơn một năm. Chính tại đây Lukács sẽ tìm được một người đồng chí bất ngờ: Lifschitz trẻ tuổi - cụm từ "xã hội học dung tục" mà chúng ta rất quen thuộc là sản phẩm của Lifschitz (với một lưu ý: ở đây không muốn nói đến "sociology" mà một lân cận của nó, "sociologism" - có thể gọi là "xã hội luận").
Thời gian ở Liên Xô (hai giai đoạn: sau quãng hơn một năm tại Viện Marx-Engels Matxcơva, mùa hè năm 1931 Lukács được Quốc tế cử sang Đức - đây cũng là một đoạn quan trọng, tôi sẽ còn trở lại, nhất là trong cuộc đối đầu với Bertolt Brecht - rồi quay lại Matxcơva lúc Hitler nên nắm quyền, rồi ở lại đây cho đến tận lúc Hungary được giải phóng) là lúc để Lukács coin một khái niệm sẽ có vận hạn rất lớn: "thực tại luận lớn"; thời gian ấy, Lukács (cũng như mọi khi, trong cả đời) chiến đấu trên cùng một lúc nhiều mặt trận: với tác giả bộ tiểu thuyết được biết đến rất nhiều ở Việt Nam, Đội cận vệ thanh niên, cũng như nhiều nhân vật Nga, nhưng đồng thời cũng với những người Đức sống lưu vong ở Liên Xô, nhất là Ernst Bloch, mà Lukács đã quen biết từ trước đó rất lâu (hồi còn trẻ, Lukács theo học Georg Simmel). Tôi sẽ còn đặc biệt quay trở lại với Ernst Bloch, triết gia lớn đã bị lãng quên quá nhiều, một người bạn của Walter Benjamin.
Lukács là duy nhất trong câu chuyện thuộc địa hạt được gọi là "lý luận" ở toàn bộ một khu vực rộng lớn (Liên Xô, Đông Âu, nhưng cả Việt Nam). Bởi vì Lukács - đây là nghịch lý lớn - không phải một nhà lý luận, theo cách hiểu thông thường trên toàn khu vực vừa nói.
Quay trở lại với Lukács bình luận văn chương Đức, đặc biệt chuyện nó luôn luôn cần yếu tố từ bên ngoài; George Steiner sẽ tiếp tục cái nhìn ấy, khi nói rằng văn chương Đức có một đặc điểm lớn, phần trung tâm thì tăm tối nhưng sáng dần ra khi đi ra phía bên ngoài, rực rỡ nhất ở chính những chỗ nào tiếp xúc nhỏ nhất (nói đúng hơn, lỏng nhất): điều đó giải thích các nhân vật văn chương tiếng Đức lớn nhất là người Áo, người Thụy Sĩ, người Séc, etc. hay người Đức nhưng lại không thực sự Đức (Sebald chẳng hạn) và cũng nói lên toàn bộ ý nghĩa của thức thứ như Deleuze bình luận văn chương Kafka. Lukács, khi ta đã kéo rộng sự nhìn nhận ra nhiều phía, bắt đầu biểu lộ ý nghĩa chính ở đây: ta có phía Nga, phía Đức (và không chỉ vậy), nhưng đó là bởi Lukács là một người Hungary. Là một người Hungary nghĩa là phải như vậy. Một người Pháp sẽ nhìn mọi thứ tỏa ra, nhưng đó là một vị thế quá mức đặc quyền. Để là một người Hungary (hay những khu vực khác), cần phải đi ngược lại chiều của những tỏa ra, và đó là con đường của Lukács, và không chỉ Lukács, nhưng rất hiếm.
Roger Caillois: "Xã hội học về đao phủ"
Gilles Deleuze: "Văn chương và cuộc đời"
Tại sao École de Genève (1)
Georges Bataille: Kinh nghiệm trong
Trong lúc đọc Lukács (2)
Trong lúc đọc Lukács (1)
Claude Lévi-Strauss: Sống và Chín
Thibaudet-Gourmont-Du Bos: những chuỗi
Walter Benjamin: "Eduard Fuchs, nhà sưu tầm và sử gia"
Buổi thuyết trình thứ ba (và cuối cùng)
Gérard Genette
Albert Thibaudet: Sinh lý học phê bình
École de Genève (buổi thuyết trình thứ hai)
Jean Starobinski: "Quan hệ phê bình" (tài liệu cho buổi thuyết trình thứ hai)
École de Genève (buổi thuyết trình thứ nhất)
Jean Rousset: Văn chương thời kỳ baroque ở Pháp
Georges Poulet: La Poésie éclatée. Baudelaire/Rimbaud
Về Barthes
Barthes, Flaubert, Proust
Một người lãng mạn (Heinrich Heine)
Gaston Bachelard: Nước và các giấc mơ
Hugo Friedrich: Cấu trúc thơ hiện đại
Gaston Bachelard: Không khí và mộng
Roger Caillois về Montesquieu
Roland Barthes: "Sociologie và socio-logique"
Leo Spitzer: Phong cách của Marcel Proust
Jean-Pierre Richard: Hiểu biết và dịu dàng ở Stendhal
Thơ Mới: cấu trúc
Sur Barthes (1)
Roland Barthes: "Michelet, Lịch Sử và Chết"
Roland Barthes: "Văn hóa và bi kịch"
Octavio Paz về André Breton
Jean Paulhan: Les Fleurs de Tarbes
George Steiner: Râu Xanh
Maurice Merleau-Ponty: Văn xuôi thế giới
Lý thuyết văn học và triết học
Michel Foucault: "Thư viện huyền hoặc" (về Flaubert)
Albert Béguin: Tâm hồn lãng mạn và giấc mơ
Nghiên cứu văn học: con đường lý thuyết
Nhìn lại lý thuyết
- Get link
- Other Apps
quality articles or blog posts in this kind of area . Exploring in Yahoo I at last stumbled upon this website.
Reading this information So i'm glad to exhibit that I've a very just right
uncanny feeling I discovered exactly what I needed. I so much certainly will make sure to don?t omit
this web site and provides it a look regularly.