BÀI NHỚ THI SĨ

Nguyễn Quốc Trụ
BÀI NHỚ THI SĨ
The poet in a trench, on the Italian-Austro-Ungarian war front, ca. 1916, source
http://www.lagrandeguerra.info
http://www.lagrandeguerra.info/links.php
~~oOo~~
GIUSEPPE UNGARETTI

Tớ chẳng hề
kìm chặt
cuộc đời

Trong nhiều năm tôi bị ám ảnh bởi một bài thơ tưởng niệm của nhà thơ Ý Đại Lợi, Già Ung, dành cho bạn của ông, là Mohammed Sceab.
Hai đấng ngoại quốc, trẻ măng, đứa nào đứa nấy cố khám phá ra, chính mình, và đóng dấu ấn lên cái gọi là thiên hướng của mình, đứa nào cũng phấn kích, và, bực mình đến trở thành hoang dại, bởi cái gọi là sự phiêu lưu của chủ nghĩa hiện đại. Cả hai cùng sống ở 1 cái khách sạn u tối ở kinh đô ánh sáng là Paris, vào năm 1912 và 1913.
Tôi nghĩ về họ, cùng lang thang trong Kinh Đô Ánh Sáng, cùng tuổi đôi mươi, đều là hai kẻ bán xới –displaced - theo nghĩa bị đánh bật ra khỏi quê hương - một gã Ý Đại Lợi, từ thành phố Alexandria, và gã kia, dòng dõi 1 giống dân du mục Ả Rập. Họ tuyên bố những nguyên lý của họ, cho nhau nghe, và nói hoài hoài không dứt, về Baudelaire và Nietzsche, người mà Sceab đặc biệt yêu, và Leopardi và Mallarmé, người mà Già Ung cảm thấy tới đỉnh, tuyệt cú mèo. Họ là hai đứa con nít từ tỉnh lỵ, mơ sự lớn lao trong thủ đô hiện đại.
Sceab là 1 “đứa bé với những ý nghĩ trong sáng”, Già Ung sau đó nói, nhưng anh còn là 1 đứa bé bị thất lạc và bị dằn vặt, bởi lòng thù hận chính mình, và tự tử vào năm 1923, bởi là vì “anh không làm sao cảm thấy nhà của mình, ở bất cứ một xứ sở.” Chúng ta, bây giờ, ngày nào mà không nhận ra, những hậu quả khốc liệt của thứ văn hóa bị bật gốc, bán xới, không trụ vào được bất cứ một nơi chốn, và chúng ta nhận ra rằng, chuyện gì có thể xẩy ra, khi con người không thể giải phóng bài ca của nỗi tan hoang vô gia cư, bị tróc gốc, của riêng họ.
Và đây là bài thơ Tưởng niệm, “In memoria ”, Già Ung viết năm 1916, từ 1 giao thông hào trong Cuộc Đệ Nhất Thế Chiến. Kể từ đó, Già Ung sợ rằng, chẳng còn ai nhớ đến bạn của mình, chẳng ai biết bạn mình là ai, và số phận của anh ra sao, anh đã trở thành cái chi chi. Và đúng như thế, Sceab đã trở thành bất tử nhờ bi khúc dịu dàng, tha thiết, mở ra tập thơ đầu tiên của Già Ung.

IN MEMORY OF
Locvizza, September 30, 1916

His name was
Mohammed Sceab.

Descendent
of emirs of nomads
a suicide
because he had no homeland
left

He loved France
and changed his name

He was Marcel
but wasn't French
and no longer knew
how to live
in his people's tent
where you hear the Koran
being chanted
while you savor your coffee

And he didn't know how
to set free
the song
of his desolation

I went with him.
and the proprietess of the hotel
where we lived in Paris
from number 5 Rue des Carmes
an old faded alley sloping downhill

He rests
in the graveyard at Ivry
a suburb that always
seems
like the day
a fair breaks down

And perhaps only I
still know
he lived

Hirsch: Poet's Choice

(1) Già Ung
~~oOo~~
GIUSEPPE UNGARETTI (1)

I have never held
so hard
to life

I'VE BEEN HAUNTED for years by the Italian poet Giuseppe memorial poem to his friend Mohammed Sceab. The two young foreigners, each trying to discover himself and seal his vocation, wildly excited and disturbed by the adventure of modernism, lived the same obscure Parisian hotel in 1912 and 1913.
I think of them roaming around the City of Light together, both in their early twenties, both displaced-one an Italian from Alexandria, the other a descendent of Arab nomads. They declared their principles to each other, like young poets everywhere, and talked endlessly about Baudelaire and Nietzsche, whom Sceab especially loved, and Leopardi and Mallarmé, whom Ungaretti felt were sublime. They were two literary kids from the provinces dreaming of greatness in the modern capital.
Sceab was "a boy with clear ideas," as Ungaretti later said, but he was also lost and tormented, filled with self-hatred, and he committed suicide in 1913 "because he had been unable to feel at home in any country." We see every day now the dire consequences of absolute cultural dislocation, and we recognize what can happen when people feel unable to liberate the song of their own homeless desolation.
Here is the poem "In memoria" that Ungaretti wrote in 1916 from a trench in the midst of World War I. By then, Ungaretti feared, no one remembered his friend anymore, no one knew who he was or what he might have become. And it's true that Sceab's name is known to posterity only because of the tender, dedicatory elegy that opened Ungaretti's first volume of poetry. The poem appears in Andrew Frisardi’s splendidly fresh and definitive translation of Ungaretti's Selectes Poems which I am eager to recommend.
.....
Hirsch: Poet's Choice
______________________

Note: Bài thơ tuyệt vời nhất của Thơ Ở Đâu Xa, TTT đề tặng 1 thi sĩ, bạn quí của ông, Ông Trùm Sáng Tạo, "cũng" thi sĩ, để nhớ 1 thi sĩ khác, là Già Ung.
Vậy mà nỡ lòng nào lầm bạn mình với 1 tên thợ sắp chữ, và thằng khốn lại còn hỗn đến mức hỏi xin ông Trùm 1 điếu thuốc lá!  NQT

BÀI NHỚ THI SĨ
Nhớ Già Ung *
Gửi MT


Sáng nay thức giấc trong nhà giam
Anh nhớ những câu thơ viết thời trẻ
Bừng cháy trong lòng anh bấy lâu
u ám quạnh quẽ
Ánh lửa mênh mang buổi tình đầu

Mưa bụi rì rào
Gió náo nức mù tối
Trễ muộn mùa xuân trên miền cao
Đang lay thức rừng núi biên giới

Đã qua đã qua chuỗi ngày lạnh lẽo anh tự nhủ
Cũng qua cơn khô hạn khác thường
Tắt theo ngọn nắng chon von mê hoặc
đầu óc quái gở
Từng thiêu đốt anh trên đồi theo vào đêm
hành hạ anh đớn đau

Từ bao giờ anh đứng trân trối cô đơn
Hôn ám trời sơ khai nhìn qua song tù ngục
Hoang vu lời thơ ai reo hát cùng cỏ lá heo hút

Dẫn đưa anh về tận nẻo nguồn
chốn bình minh lẩn lút

(Bình minh bình minh anh kêu khẽ cảm động muốn khóc
Mai Mai xa Mai như hoa Mai về
tình thơ hôm nay)

Em, em có hay kẻ tội đồ biệt xứ
sớm nay về ngang cố quận
Xao xuyến ngây ngô hắn dọ hỏi bóng tối sâu thẳm

Đêm vây hãm lụn dần
Thủ thỉ mưa ru ngày khốn đốn

Em, soi bóng em hồn nhiên trên lối thời gian
Lặng lẽ anh gầy nhóm lửa tinh mơ đầm ấm.


Lào Kay 4/78
Vĩnh Phú 1/79

Thanh Tâm Tuyền
Thơ Ở Đâu Xa
Ghi chú của tác giả:
* Già Ung: Giuseppe Ungaretti (1898-1970). Thi sĩ Ý.

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư