Lolita




Note: Bài đang hot!
Lạ thật! Làm sao mà độc giả mò ra nó?

To be in love is to create a religion whose god is fallible
Valéry
[Yêu có nghĩa là tạo ra một đạo giáo mà vị chúa tể của nó cũng có thể “vấp ngã”.]
André Maurois trích dẫn, trong bài Tựa cho cuốn Mê Cung của Borges

Gấu đọc Trăm Năm Cô Đơn, bản tiếng Việt, thời kỳ đứng bán sách báo tại sạp báo của gia đình, ngay trước chúng cư Bưu Điện, số 29 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn. Và đã từng đi một đường điểm cuốn sách này, trên tờ Thanh Niên, và do quá rành “sư phụ” của Gấu, nên nhìn ra liền, nó là từ Absalom, Absalom! của Faulkner, đến khi ra hải ngoại, đọc, thì mới biết, thế giới cũng nghĩ như Gấu!
Còn cuốn Tình Yêu Thời Thổ Tả, đọc bản tiếng Pháp, tại thư viện của phái đoàn Pháp, tại trại Panat Nikhom, sau khi đã qua thanh lọc, được coi là tị nạn chính trị, và đang chờ gặp một phái đoàn để xin đi tái định cư. Sách đa số của những ông Tây bà Đầm ghé thăm, quăng lại, thay vì thẩy vô sọt rác. Thành thử cũng không nhiều, và làm gì có…. sách tiểu luận, triết học!
Gấu thèm đọc thứ này quá, bèn năn nỉ mấy cô Đầm ra Bangkok mượn giùm. Kỷ niệm thú vị nhất, lần nhờ muợn đọc cuốn Pour Marx của Althusser, và cô Đầm mang sách về, kèm câu nói của cô người Thái thủ thư, cuốn sách từ khi mua tới giờ mới có một người mượn đọc!
Gấu mê Tình Yêu Thời Thổ Tả, một phần còn là do anh chàng Florentino, nhân vật chính, trong khi chờ người yêu - chết chồng, cầu hôn trở lại, và toại nguyện khi cả hai đã trên bẩy bó - đã hành nghề viết muớn, y chang Gấu, những ngày ở Sài Gòn sau 1975, sau khi được tha khỏi trại Phạm Văn Cội, Củ Chi. Mỗi lần bị bắt, được tha, là lại mò ra Bưu Điện Sài Gòn hành nghề viết mướn, nhờ vậy mà gặp lại Châu Văn Nam, khi anh ghé Bưu Điện làm hồ sơ ODB.
Tin Văn đã có một bài viết về cuốn Nhớ Bướm Buồn, của Garcia Marquez, "lồng" vào bài của Hai Lúa, nhân lần được chiêm ngưỡng Bướm Buồn Vạn Tượng.
Đi được vài kỳ, gây "phản cảm" [gây sốc] đành phải ngưng. Ngưng luôn phần dịch cuốn truyện.
Nay có hai bài điểm cuốn trên. Một của Alberto Manguel, trên The Guardian, (1) và một của John Updike, trên Người Nữu Ước. (2)
Alberto Manguel chê, nhạt, thiếu muối, ít hồ [little of substance]. Còn Updike thì truy đến tận cùng, cái thú mê con nít của nhà văn nhớn này, ở trong những tác phẩm trước, thí dụ như trong Trăm Năm Cô Đơn, đoạn tả Aureliano Buendía đi thăm một bướm còn quá trẻ, không thể làm ăn gì được trước những vẻ đẹp đã bị lạm dụng tối đa của khách làng, bèn bỏ ra ngoài phòng, bèn chỉ muốn khóc, bèn yêu liền cô bé, và hôm sau đi đến một quyết định là sẽ lấy nàng làm vợ  [Aureliano does not take advantage of her overexploited charms, and leaves the room “troubled by a desire to weep.” He has—you guessed it—fallen in love: He felt an irresistible need to love her and protect her. At dawn, worn out by insomnia and fever, he made the calm decision to marry her in order to free her from the despotism of her grandmother and to enjoy all the nights of satisfaction that she would give the seventy men.
John Updike coi, tác phẩm của Garcia Marquez, là về một thứ bệnh, trầm luân, vô phương cứu chữa, nếu lậm vào nó: bệnh yêu và chết vì nó. [The works of Gabriel García Márquez contain a great deal of love, depicted as a doom, a demonic possession, a disease that, once contracted, cannot be easily cured].
Coetzee, đọc Bướm Buồn, truy tìm nguồn của nó, ở trong Tình Yêu Thời Tổ Tả, và từ đó, truy lên ngọn nguồn của nó, từ Dostoevsky.
*
Tình Yêu Thời Thổ Tả chấm dứt khi Florentino Ariza sau cùng tái hợp người yêu mà anh chờ đợi suốt đời, cả hai xuống tầu rong ruổi dọc theo con sông Magdalena River, trên tầu cắm ngọn cờ vàng báo động dịch tả. Chàng và nàng đều hơn bẩy bó.
Và để được tái hợp với người yêu Fermia, Florentino phải cắt đứt mối tình già dê mắc dịch của mình với cô bé 14 tuổi, mà anh già dê mắc dịch này đã dẫn dụ cô bé vào con đường tội lỗi [nàng tỏ ra là một cô học trò rất thông minh, học một hiểu mười]. Cô bé sau đó tự tử, mang bí mật xuống mồ cùng với mình.
Coetzee viết, América Vicuna, cô bé bị dụ dỗ rồi bị bỏ rơi bởi một anh già, là một nhân vật bước thẳng ra từ Dostoevsky. Cái khung đạo đức của Tình Yêu Thời Thổ Tả, một tác phẩm khá mùi mẫn, tất nhiên, nhưng cũng khôi hài chẳng kém, với chút gia giảm của thời tiết mùa thu lá bay, quả là không đủ rộng, để chứa nổi, chỉ một nhân vật là cô bé này. Đây là ý định của Garcia Marquez, chỉ muốn coi cô như là một trong những tình nhân của Florentino, và ngoài vài giọt nước mắt cá sấu kín đáo dành cho cô bé, khi nghe tin cô tự tử, tác giả đã vờ đi những hậu quả của cái chết của cô bé lên anh già. Thực sự, tác giả cũng không biết phải xoay sở ra sao, nếu phải viết tiếp. Những câu văn, những đoạn tả cảnh anh già dụ khị cô bé làm chúng ta nhớ đến một nàng Lolita của Nabokov: anh già từ từ, vô tư lột dần từng mảnh vải trên người cô bé, như những trò chơi con nít, trước tiên là đôi giầy xinh xinh của con gấu nhỏ… rồi tới cái quần dài của con thỏ xinh xinh… và nụ hôn nhè nhẹ của cha già dành cho con chim nhỏ xíu...
Một cách nào đó, Bướm Buồn bắt đầu ở chỗ chấm dứt là cái chết của cô bé con trong Tình Yêu Thời Thổ Tả
Coetzee, đọc Bướm Buồn, truy tìm nguồn của nó, ở trong Tình Yêu Thời Tổ Tả, và từ đó, truy lên ngọn nguồn của nó, từ Dostoevsky.
Note: Dos, chính Dos, đã từng bị nghi là hiếp dâm 1 em bé 10 tuổi. GCC nhớ là, Freud, trong bài tựa cho cuốn Karamazov, bản tiếng Tây, có nhắc đến nghi án này - và người ta - giới phê bình - nghi, ông già rậm râu - mà cô bé Sến đã từng mê liền ngay lần đầu gặp [đọc tác phẩm] - sau khi hiếp đứa con nít, đau quá, đẻ ra hàng loạt tác phẩm, vì theo họ, thời gian Dos viết sung mãn nhất, đúng là sau khi bị tố làm thịt cô bé con!
Ui chao GCC cũng bị Gấu Cái chửi hoài, mi cũng 1 thứ bịnh hoạn, mê 1 đứa con nít 11 tuổi, và còn giả đó là mê Hà Nội của mi!
Điều nay, Gấu Cái, có thể ghen, tố bậy!
Bởi là vì GCC không hề nghĩ gì tới sex khi mê BHD.
Gặp là biến thành tượng, há hốc mồm, đến nỗi bạn bè của BHD mà còn bật buồn cười, nữa là!
Ngay cả mối tình của GCC đối với cô bạn của Gấu Cái cũng không có sex. Chán thế.
Xa, nhớ, thì cũng nghĩ đến cái chuyện, gặp thì ôm nghiến lấy mà hôn lấy hôn để, làm sao không, nhưng gặp 1 phát, thì thấy dịu nỗi đau thằng em trai tử trận, cảm thấy cô bạn như 1 thứ thuốc giảm đau, không phải là người yêu!
Về già mới tiếc!

 
Tin Văn đã có một bài viết về cuốn Nhớ Bướm Buồn, của Garcia Marquez, "lồng" vào bài của Hai Lúa, nhân lần được chiêm ngưỡng Bướm Buồn Vạn Tượng.
Đi được vài kỳ, gây "phản cảm" [gây sốc] đành phải ngưng. Ngưng luôn phần dịch cuốn truyện.
Nay có hai bài điểm cuốn trên. Một của Alberto Manguel, trên The Guardian, và một của John Updike, trên Người Nữu Ước. Alberto Manguel chê, nhạt, thiếu muối, ít hồ [little of substance]. Còn Updike thì truy đến tận cùng, cái thú mê con nít của nhà văn nhớn này, ở trong những tác phẩm trước, thí dụ như trong Trăm Năm Cô Đơn, đoạn tả Aureliano Buendía đi thăm một bướm còn quá trẻ, không thể làm ăn gì được trước những vẻ đẹp đã bị lạm dụng tối đa của khách làng, bèn bỏ ra ngoài phòng, bèn chỉ muốn khóc, bèn yêu liền cô bé, và hôm sau đi đến một quyết định là sẽ lấy nàng làm vợ  [Aureliano does not take advantage of her overexploited charms, and leaves the room “troubled by a desire to weep.” He has—you guessed it—fallen in love: He felt an irresistible need to love her and protect her. At dawn, worn out by insomnia and fever, he made the calm decision to marry her in order to free her from the despotism of her grandmother and to enjoy all the nights of satisfaction that she would give the seventy men.
John Updike coi, tác phẩm của Garcia Marquez, là về một thứ bệnh, trầm luân, vô phương cứu chữa, nếu lậm vào nó: bệnh yêu và chết vì nó. [The works of Gabriel García Márquez contain a great deal of love, depicted as a doom, a demonic possession, a disease that, once contracted, cannot be easily cured].
*
Coetzee, đọc Bướm Buồn, truy tìm nguồn của nó, ở trong Tình Yêu Thời Tổ Tả, và từ đó, truy lên ngọn nguồn của nó, từ Dostoevsky.
*
Tình Yêu Thời Thổ Tả chấm dứt khi Florentino Ariza sau cùng tái hợp người yêu mà anh chờ đợi suốt đời, cả hai xuống tầu rong ruổi dọc theo con sông Magdalena River, trên tầu cắm ngọn cờ vàng báo động dịch tả. Chàng và nàng đều hơn bẩy bó.
Và để được tái hợp với người yêu Fermia, Florentino phải cắt đứt mối tình già dê mắc dịch của mình với cô bé 14 tuổi, mà anh già dê mắc dịch này đã dẫn dụ cô bé vào con đường tội lỗi [nàng tỏ ra là một cô học trò rất thông minh, học một hiểu mười]. Cô bé sau đó tự tử, mang bí mật xuống mồ cùng với mình.
Coetzee viết, América Vicuna, cô bé bị dụ dỗ rồi bị bỏ rơi bởi một anh già, là một nhân vật bước thẳng ra từ Dostoevsky. Cái khung đạo đức của Tình Yêu Thời Thổ Tả, một tác phẩm khá mùi mẫn, tất nhiên, nhưng cũng khôi hài chẳng kém, với chút gia giảm của thời tiết mùa thu lá bay, quả là không đủ rộng, để chứa nổi, chỉ một nhân vật là cô bé này. Đây là ý định của Garcia Marquez, chỉ muốn coi cô như là một trong những tình nhân của Florentino, và ngoài vài giọt nước mắt cá sấu kín đáo dành cho cô bé, khi nghe tin cô tự tử, tác giả đã vờ đi những hậu quả của cái chết của cô bé lên anh già. Thực sự, tác giả cũng không biết phải xoay sở ra sao, nếu phải viết tiếp. Những câu văn, những đoạn tả cảnh anh già dụ khị cô bé làm chúng ta nhớ đến một nàng Lolita của Nabokov: anh già từ từ, vô tư lột dần từng mảnh vải trên người cô bé, như những trò chơi con nít, trước tiên là đôi giầy xinh xinh của con gấu nhỏ… rồi tới cái quần dài của con thỏ xinh xinh… và nụ hôn nhè nhẹ của cha già dành cho con chim nhỏ xíu...
Một cách nào đó, Bướm Buồn bắt đầu ở chỗ chấm dứt là cái chết của cô bé con trong Tình Yêu Thời Thổ Tả.
*
To be in love is to create a religion whose god is fallible
Valéry
[Yêu có nghĩa là tạo ra một đạo giáo mà vị chúa tể của nó cũng có thể sai lầm. André Maurois trích dẫn, trong bài Tựa cho cuốn Mê Cung của Borges]
Gấu đọc Trăm Năm Cô Đơn, bản tiếng Việt, thời kỳ đứng bán sách báo tại sạp báo của gia đình, ngay trước chúng cư Bưu Điện, số 29 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn. Và đã từng đi một đường điểm cuốn sách này, trên tờ Thanh Niên, và do quá rành sư phụ của Gấu, nên nhìn ra liền, nó là từ Absalom, Absalom! mà ra, đến khi ra hải ngoại, đọc, thì mới biết, thế giới cũng nghĩ như Gấu!
Còn cuốn Tình Yêu Thời Thổ Tả, đọc bản tiếng Pháp, tại thư viện của phái đoàn Pháp, tại trại Panat Nikhom, sau khi đã qua thanh lọc, được coi là tị nạn chính trị, và đang chờ gặp một phái đoàn để xin đi tái định cư. Sách ở thư viện, đa số là của những ông Tây bà Đầm ghé thăm, quăng lại, thay vì thẩy vô sọt rác. Thành thử cũng không nhiều, và làm gì có tiểu luận, triết học. Gấu thèm đọc quá, bèn năn nỉ mấy cô Đầm ra Bangkok mượn giùm. Kỷ niệm thú vị nhất, là lần nhờ muợn đọc cuốn Pour Marx của Althusser, và cô Đầm mang sách về, kèm câu nói của cô người Thái thủ thư, cuốn sách từ khi mua tới giờ mới có một người mượn đọc!
Tình Yêu Thời Thổ Tả, một phần còn là do anh chàng Florentino, trong khi chờ người yêu chết chồng, cầu hôn trở lại, và toại nguyện khi cả hai đã trên bẩy bó, trong khi chờ đợi, đã hành nghề viết muớn, y chang Gấu, những ngày ở Sài Gòn sau 1975, sau khi được tha khỏi trại Phạm Văn Cội, Củ Chi. Mỗi lần bị bắt, được tha, là lại mò ra Bưu Điện Sài Gòn hành nghề viết mướn, nhờ vậy mà gặp lại Châu Văn Nam, khi anh ghé Bưu Điện làm hồ sơ ODB.

 

Comments

Popular posts from this blog

30.4.2015

Nguyễn Ngọc Tư